Hoạt dộng ngoại khóa trong học tập kỹ năng nói tiếng Anh ở trường đại học: Thực trạng và ý kiến phản hồi của sinh viên

Tóm tắt: Nâng cao chất lượng giáo dục là trách nhiệm của toàn ngành giáo dục, từ

hệ thống quản lý cho đến thầy cô đứng lớp. Phương pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan

trọng nhằm tạo động lực học cho sinh viên. Một trong những hoạt động dạy được thay đổi

gần đây là sử dụng các hoạt động ngoại khóa (HĐNK) như là xúc tác mới tạo động lực dạy

và học cho cả giáo viên và sinh viên. HĐNK là một trong những giải pháp được cho là tăng

tính thực tế và tạo môi trường tốt cho sinh viên cải thiện khả năng "bật" tiếng Anh. Bài viết

đề cập các khái niệm và ý nghĩa của HĐNK cũng như quan niệm mới của HĐNK trong việc

tổ chức dạy kỹ năng Nói Tiếng Anh cho sinh viên, đồng thời miêu tả thực trạng việc sinh viên

được tham gia hoạt động ngoại khóa (HĐNK) khi học kỹ năng Nói Tiếng Anh. Ngoài ra, bài

viết còn tổng hợp ý kiến phản hồi của sinh viên học ở một số chương trình đào tạo bằng Tiếng

Anh ở một trường Đại học ở Việt Nam về việc học kỹ năng Nói Tiếng Anh cũng như việc áp

dụng các HĐNK khi học kỹ năng Nói Tiếng Anh. Một số nhận định, giải pháp và khuyến nghị

nhằm tổ chức các HĐNK hiệu quả cho sinh viên ở bậc Đại học cũng được bàn đến và thảo

luận trong bài viết này.

pdf 8 trang yennguyen 5680
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt dộng ngoại khóa trong học tập kỹ năng nói tiếng Anh ở trường đại học: Thực trạng và ý kiến phản hồi của sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt dộng ngoại khóa trong học tập kỹ năng nói tiếng Anh ở trường đại học: Thực trạng và ý kiến phản hồi của sinh viên

Hoạt dộng ngoại khóa trong học tập kỹ năng nói tiếng Anh ở trường đại học: Thực trạng và ý kiến phản hồi của sinh viên
29Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
HOẠT DỘNG NGOẠI KHÓA TRONG HỌC TẬP KỸ NĂNG 
NÓI TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG 
VÀ Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN
EXTRA-CURRICULUM ACTIVITIES IN LEARNING ENGLISH 
SPEAKING SKILLS AT THE UNIVERSITY: THE SITUATION AND 
FEEDBACK OF STUDENTS
Nguyễn Thị Hằng, Lê Ngọc Diệp, Phạm Thị Quỳnh Hoa*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/03/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/9/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/9/2019
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng giáo dục là trách nhiệm của toàn ngành giáo dục, từ 
hệ thống quản lý cho đến thầy cô đứng lớp. Phương pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan 
trọng nhằm tạo động lực học cho sinh viên. Một trong những hoạt động dạy được thay đổi 
gần đây là sử dụng các hoạt động ngoại khóa (HĐNK) như là xúc tác mới tạo động lực dạy 
và học cho cả giáo viên và sinh viên. HĐNK là một trong những giải pháp được cho là tăng 
tính thực tế và tạo môi trường tốt cho sinh viên cải thiện khả năng "bật" tiếng Anh. Bài viết 
đề cập các khái niệm và ý nghĩa của HĐNK cũng như quan niệm mới của HĐNK trong việc 
tổ chức dạy kỹ năng Nói Tiếng Anh cho sinh viên, đồng thời miêu tả thực trạng việc sinh viên 
được tham gia hoạt động ngoại khóa (HĐNK) khi học kỹ năng Nói Tiếng Anh. Ngoài ra, bài 
viết còn tổng hợp ý kiến phản hồi của sinh viên học ở một số chương trình đào tạo bằng Tiếng 
Anh ở một trường Đại học ở Việt Nam về việc học kỹ năng Nói Tiếng Anh cũng như việc áp 
dụng các HĐNK khi học kỹ năng Nói Tiếng Anh. Một số nhận định, giải pháp và khuyến nghị 
nhằm tổ chức các HĐNK hiệu quả cho sinh viên ở bậc Đại học cũng được bàn đến và thảo 
luận trong bài viết này.
Từ khóa: Kỹ năng nói, hoạt động ngoại khóa, giáo dục đại học, sinh viên, phản hồi.
Abstract: Improving the quality of education is the responsibility of the entire education 
industry, from management systems to individual teachers. Teaching methods play a vital role 
to motivate students. One of the recently changed teaching activities is to use extracurricular 
activities as a new catalyst to motivate teaching and learning for both teachers and 
students. Extracurricular activities (EA) are one of the solutions that is supposed to increase 
practicality and create a good environment for students to practice speaking English. The 
* Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 59 (09/2019) 29-35
30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề 
Giờ đây, hầu như không ai trong chúng 
ta còn nghi ngờ về tầm quan trọng của ngoại 
ngữ và ý nghĩa của việc dạy và học ngoại ngữ 
trong xa hội hiện đại. Ngoại ngữ, với tư cách 
là chìa khóa, là điều kiện để tiếp nhận tri thức 
và hội nhập văn hóa, các trường đại học rất 
chú trọng tới việc đào tạo ngoại ngữ cho sinh 
viên. Đối với trường khối Đại học, nhằm nắm 
bắt xu thế toàn cầu hóa và xu hướng đi đầu 
về đào tạo, trường đã và đang mở ra nhiều 
chương trình học mới đào tạo bằng Tiếng 
Anh. Một số những chương trình đã tạo nên 
thương hiệu riêng của trường như Tiên tiến 
(AEP), Chất lượng cao (EEP), đào tạo theo 
định hướng ứng dụng (POHE), cử nhân Quốc 
tế (IBD). Một đặc điểm nổi bật chung của các 
chương trình là ngoại ngữ - phát triển toàn 
diện các kỹ năng cho sinh viên.
Giáo dục là quá trình lâu dài và có tác 
động qua lại lẫn nhau nên giáo dục ở bậc đại 
học cũng vướng phải những khó khăn do 
các cấp học dưới chưa giải quyết được. Môn 
ngoại ngữ cũng không là ngoại lệ, theo tác giả 
Lê Văn Canh trong bài «Những vướng mắc 
trong việc nâng cao chất lượng dạy Tiếng 
Anh ở trường phổ thông và các giải pháp» thì 
có rất nhiều yếu tố chi phối chất lượng, hiệu 
quả việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ 
thông hiện nay. Các yếu tố chính được học 
sinh và giáo viên nêu ra gồm trình độ tiếng 
Anh của học sinh rất thấp không theo kịp yêu 
cầu của sách giáo khoa, mục đích học tiếng 
Anh của học sinh chủ yếu là học ngữ pháp 
để đi thi, kỹ năng giảng dạy của giáo viên 
chưa hợp lý, điều kiện hỗ trợ giáo viên còn 
hạn chế. Qua đó ta thấy ở bậc phổ thông học 
sinh thường chỉ chú trọng đến học ngữ pháp 
và giáo viên thường chỉ bám theo sách giáo 
khoa. Đó có lẽ cũng là một trong những lý 
do tại sao một trong những kỹ năng mà sinh 
viên kém hơn cả là kỹ năng Nói. Sinh viên 
đăng ký thi vào trường đa phần theo các khối 
A nên môn ngoại ngữ thường ít được chú 
trọng. Với mục tiêu là trường đại học hàng 
đầu trong cả nước, trường đã mạnh dạn đưa 
áp chuẩn ngoại ngữ đầu ra của sinh viên phải 
có chứng chỉ Tiếng anh quốc tế tương đương 
5.5 IELTS với sinh viên hệ chính quy thông 
thường và mức cao hơn ở những chương 
trình đào tạo bằng Tiếng Anh. Những hướng 
đi mới này đã thu hút được đông đảo học viên 
tham gia trong những năm gần đây.
2. Khái niệm về hoạt động ngoại 
khóa (HĐNK)
Nâng cao chất lượng giáo dục là 
trách nhiệm của toàn nghành giáo dục, từ 
hệ thống quản lý cho đến thầy cô đứng lớp. 
Phương pháp dạy học đóng vao trò hết sức 
quan trọng nhằm tạo động lực học cho sinh 
article mentions the diff erent defi nitions and meanings of extracurricular activities as well 
as the new concept of EA in organizing teaching English speaking skills to students, the 
real situation of students participating in extracurricular activities when learning English 
Speaking skills is also reported. In addition, the article summarizes the feedback of students 
studying in some English training programs at a Vietnamese university about learning 
English speaking skills as well as the application of EA in classes. A number of comments, 
solutions and recommendations to organize eff ective EA for students at the University level 
are also discussed in this article.
Keywords: Speaking skills, extra -curriculum activities, tertiary education, students, feedback.
31Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
viên. Một trong những hoạt động dạy được 
thay đổi gần đây là sử dụng các hoạt động 
ngoại khóa (HĐNK) như là xúc tác mới tạo 
động lực dạy và học cho cả giáo viên và sinh 
viên. Hoạt động ngoại khoá các môn học là 
một trong những hình thức hoạt động ngoài 
giờ lên lớp hoặc môi trường ngoài lớp học, 
có thể theo chương trình hoặc ngoài chương 
trình, có tác dụng góp phần nâng cao chất 
lượng học tập và giáo dục cho sinh viên. 
Hoạt động ngoại khoá bao gồm một số các 
hình thức tổ chức như câu lạc Tiếng Anh, 
dạ hội khoa học hay nghệ thuật, tổ chức học 
ngoại khoá, tổ chức học ngoài lớp học và 
những hình thức khác. Đây là những hình 
thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng 
thú và tự nguyện của sinh viên, như những 
trò chơi mà trong đó các em được trổ tài, 
được giao lưu và được bộc lộ mình. Hoạt 
động ngoại khóa không chỉ giúp cho sinh 
viên phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo 
cho sinh viên khả năng ứng xử tốt, vận dụng 
kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng 
cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho 
sinh viên hứng thú, yêu thích hơn môn học. 
Mặt khác, hoạt động ngoại khóa còn huy 
động được hầu hết sinh viên cùng tham gia, 
là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành 
kỹ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp 
- rất cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc 
sống và công việc ngày nay. Hơn thế nữa, 
hoạt động ngoại khoá cũng góp phần đắc 
lực vào việc cung cấp sự hiểu biết và hình 
thành hứng thú nghề nghiệp cho sinh viên. 
Thông qua các hoạt động ngoại khoá, sinh 
viên củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, 
tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng 
thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, 
kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn 
và rộng hơn.
Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) được 
định nghĩa theo nhiều cách khác nhau do 
đặc thù của các nghành và các nghiên cứu. 
Theo nguồn phổ biến nhất (Wikipedia) 
thì HĐNK là những hoạt động được thể 
hiện bởi sinh viên, diễn ra ngoài chương 
trình học ở trường, những hoạt động này 
thường mang tính tự giác thay vì bắt buộc, 
mang tính chất xã hội hơn là mang tính 
chất học thuật. 
Kenneth R & Blake & Mark & Phil 
(2012) trong nghiên cứu về các khái niệm 
HĐNK có chỉ ra rằng HĐNK là những hoạt 
động giáo dục không bắt buôc, không phải 
trả phí hoặc mang tính chất giải trí bổ trợ cho 
chương trình giáo dục ở trường. Một số hoạt 
động như thể thao, nghệ thuật, những chương 
trình đặc biệt, dã ngoại, câu lạc bộ. Trong 
khi đó với Chico Unifi ed School District 
thì HĐNK là hoạt động không nằm trong 
chương trình học thường xuyên, không tính 
điểm, không tính vào tín chỉ học và không 
diễn ra trong thời gian học ở trường. Theo 
Mary Elizabeth (2019) cho rằng HĐNK là cơ 
hội để tham gia vào những hoạt động mang 
tính học thuật hoặc không dưới sự giúp đỡ 
của trường học. 
Theo thông tin trên trang Web của 
trường Michigan State University, HĐNK là 
những gì bạn làm bên ngoài lớp học.
HĐNK các môn học là một trong những 
hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác 
dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập 
và giáo dục cho sinh viên. HĐNK bao gồm 
một số các hình thức tổ chức như câu lạc bộ 
khoa học, dạ hội khoa học hay nghệ thuật, 
hoạt động ngoài lớp học... Đây là những hình 
thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú 
và tự nguyện của sinh viên, như những trò 
32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chơi mà trong đó các em được trổ tài, được 
giao lưu và được bộc lộ mình. HĐNK không 
chỉ giúp cho sinh viên phát triển nhanh về 
tư duy mà còn tạo cho sinh viên khả năng 
ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh 
hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao 
kiến thức, làm cho sinh viên hứng thú, yêu 
thích hơn môn học. Mặt khác, HĐNK còn 
huy động được mọi sinh viên cùng tham gia, 
là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ 
năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp - rất 
cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống 
và công việc ngày nay. Hơn thế nữa, HĐNK 
cũng góp phần đắc lực vào việc cung cấp sự 
hiểu biết và hình thành hứng thú môn học 
cho sinh viên. Thông qua các HĐNK, sinh 
viên củng cố, mở rộng các kiến thức đã học, 
tìm kiếm các kiến thức mới, phát triển hứng 
thú nhận thức các môn học, do đó kiến thức, 
kĩ năng của các em vững chắc hơn, sâu hơn 
và rộng hơn. 
Như vậy nhìn chung HĐNK được 
định nghĩa là những hoạt động học thuật 
hoặc không mang tính học thuật được tổ 
chức dưới sự hỗ trợ của nhà trường hoặc của 
giáo viên nhưng xảy ra ngoài giờ học, ngoài 
lớp học. HĐNK có thể theo hay không theo 
trong chương trình giảng dạy. Thêm vào đó, 
HĐNK không được tính điểm và tham gia 
hay không là do sự tự nguyện của người 
học. Tuy nhiên do ngữ cảnh khác nhau nên 
với kỹ năng Nói thì HĐNK đôi khi được 
hiểu theo nghĩa hẹp hơn là những hoạt động 
ngoài môi trường lớp học hoặc những hoạt 
động không mang tính truyền thống. Những 
hoạt động mà sinh viên là người đóng vai 
trò cốt lõi, giáo viên chỉ mang tính hướng 
dẫn, sinh viên sáng tạo và thực hiện các hoạt 
động có thể trong khuôn viên trường học 
hoặc bên ngoài trường học.
3. Thực trạng và ý kiến phản hồi của 
sinh viên với HĐNK
3.1. Thực trạng việc tham gia HĐNK 
của sinh viên để nâng cao kỹ năng Nói 
tiếng Anh
Để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng 
HĐNK chúng tôi đã nghiên cứu các HĐNK 
được tổ chức cho sinh viên các chương trình 
Tiên tiến (AEP), Chất lượng cao (EEP), đào 
tạo theo định hướng ứng dụng (POHE), cử 
nhân Quốc tế (IBD) thuộc trường Đại học. 
Tác giả chọn các chương trình vì 2 lý do: Thứ 
nhất là các sinh viên học các chương trình 
trên có trình độ tương đối đồng đều và ở mức 
trung cấp trở lên, do các chương trình được 
đầu tư với nhiều hoạt động nên sinh viên 
tham gia học khá năng động và tích cực tham 
gia các hoạt động. Lý do thứ 2 là môn tiếng 
Anh được chia theo các kỹ năng Nghe - Nói 
- Đọc - Viết do đó giáo viên dễ triển khai các 
HĐNK. Khoảng 20 sv của mỗi chương trình 
sẽ được chọn ngẫu nhiên tham gia trả lời 
phiếu hỏi và phỏng vấn sâu (nếu cần). 
HĐNK được đưa vào khảo sát ở đây 
là những hoạt động nằm ngoài lớp học, 
những hoạt động ngoài phạm vi trường học, 
những hoạt động bổ xung ngoài giờ học trên 
lớp nhằm giúp các em sinh viên có hứng 
thú luyện tập, đông thời giáo viên cũng vẫn 
kiểm soát được việc luyện tập và tiến bộ của 
các em. Những hoạt động mà các sinh viên 
thường được tham gia luân phiên như sau: 
Sinh viên dùng thiết bị Smartphone thu hoặc 
quay video về bài nói cá nhân của mình hoặc 
theo nhóm, theo cặp. Giảng viên yêu cầu sinh 
viên tạo nhóm thảo luận qua Zalo, Instagram 
hoặc Facebook. Thầy/ Cô tổ chức hoạt động 
nói ngoài khuôn viên lớp học có kế hoạch 
trước - Sinh viên có chuẩn bị trước và có giáo 
33Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
viên đi cùng. Thầy / Cô tổ chức hoạt động nói 
ngoài khuôn viên lớp học không có kế hoạch 
trước - Sinh viên không có thời gian chuân bị 
ở nhà. Thầy/ Cô giáo cho sinh viên thực hành 
nói với người nước ngoài (Tự sinh viên chủ 
động và quay lại video nộp giáo viên) hoặc 
Thầy/ Cô tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh cho 
lớp mình dạy.
Việc đánh giá được tương đối chính 
xác về việc các giáo viên có tổ chức các hoạt 
động hay không, mức độ tổ chức ra sao và 
thực sự các HĐNK có đem lại lợi ích cho 
môn Nói trong tiếng Anh hay không. Ngoài 
việc phát phiếu hỏi cho sinh viên, giáo viên 
thì trong qua trình nghiên cứu tác giả cũng 
đã phỏng vấn sâu, quan sát để ý các HĐNK 
ngay ở trong lớp mình dạy và các lớp khác. 
Khi được hỏi về việc các sinh viên đã từng 
tham gia những HĐNK, một điều rất mừng 
đó là các bạn hầu hết đã được tham gia tại lớp 
học của mình. Gần như 100% sinh viên được 
hỏi cho rằng giáo viên của họ đã tổ chức các 
hoạt động như dùng điện thoại thông minh để 
giúp việc học ngoại ngữ dễ dàng hơn. Sinh 
viên quay hoặc ghi âm lại bài nói của mình 
giúp các em luyện tập được nhiều hơn. Đặc 
biệt khi các em làm theo nhóm thì thường 
tâm lý không muốn mất mặt với bạn nên ai 
cũng cố gắng để có bài nói tốt hơn. Sử dụng 
các ứng dụng như Zalo, Instagram, Facebook 
cũng rất hiệu quả trong quá trình rèn luyện 
thêm kỹ năng Nói ngoại ngữ cho sinh viên. 
Hơn 90% sinh viên thừa nhận đã từng tham 
gia. Ngoài ra, những hoạt động được tổ chức 
trong trường nhưng ngoài lớp học hay tổ 
chức ngoài trường như ở quán café, công 
viên khoảng hơn 80% sinh viên cũng đã được 
tham gia. Trong tất cả các hoạt động thì hoạt 
động tham gia câu lạc bộ tiếng Anh là thấp 
nhất (khoảng 10% sinh viên đã từng tham 
gia) các bạn cũng cho biết thêm nếu muốn 
sinh hoạt theo câu lạc bộ thì sẽ tham gia vào 
các câu lạc bộ tiếng Anh của Đoàn trường 
hay Hội sinh viên tổ chức.
Biểu đồ 3.1: Những HĐNK sinh viên đã từng tham gia trong lớp học
Về mức độ các hoạt động được tổ 
chức ở lớp học với tần suất khá cao. Với 15 
tuần học thì có một tuần kiểm tra như vậy số 
buổi học còn lại là 14 buổi. Theo khảo sát 
sinh viên cho biết, một số hoạt động được 
tổ chức từ 8 đến 12 lần trong một kỳ học 
ví dụ như những hoạt động dùng với thiết 
bị thông minh để luyện nói cá nhân, nhóm 
nhỏ hoặc lớn. Những hoạt động còn lại được 
tổ chức ít hơn. Có những hoạt động như tổ 
chức ngoài trường thì có lớp được 1 lần 1 kỳ 
hoặc không có.
Tóm lại theo Skinner - nhà tâm lý học 
người Mỹ thì giảng dạy ngôn ngữ là một 
34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
quá trình cung cấp cho sinh viên những kinh 
nghiệm, với những cách hiểu và sử dụng 
sáng tạo. Định nghĩa này có nghĩa là, giảng 
dạy không chỉ giúp sinh viên hiểu những 
vấn đề, mà điều quan trọng nhất là tạo cho 
họ những cơ hội để sử dụng trong những 
tình huống thực tế và trong những văn cảnh 
có ý nghĩa. Chính vì vậy, giáo viên tiếng 
Anh không chỉ giải thích những quy luật, 
mà còn cung cấp cho sinh viên nhiều chủ 
đề đa dạng để luyện tập, tạo cho sinh viên 
những môi trường thực để luyện tập và phát 
huy sáng tạo trên nền tảng kiến thức về ngôn 
ngữ. Như vậy các HĐNK là rất cần thiết để 
tạo cho sinh viên môi trường luyện tập theo 
tình huống và có thể diễn đạt được các cấu 
trúc khác nhau, cải thiện được phản xạ bật 
thành câu khi cần thiết.
3.2. Sinh viên với những rào cản để tổ 
chức hoạt động 
Theo ý kiến của sinh viên thì 100% cho 
rằng người giáo viên đứng ra tổ chức là quan 
trọng nhất. Yếu tố quan trọng thứ 2 là môi 
trường tổ chức. Yếu tố cuối cùng là chương 
trình học. Với sinh viên thì tuyệt nhiên người 
học và lãnh đạo không hề đóng vai trò ảnh 
hưởng đến hoạt động. Có lẽ điều này cũng dễ 
hiểu vì với sinh viên rất nhiều bạn cho rằng 
để có bài học hay hoặc có HĐNK thành công 
là do giáo viên.
Biểu đồ 3.2: Ý kiến sinh viên về yếu tố ảnh 
hưởng đến HĐNK
Khi tham gia HĐNK sinh viên quan 
ngại nhất là thời gian, thứ 2 là kinh phí. Qua 
trao đổi với sinh viên và quan sát từ chính lớp 
dạy của mình thì các tác giả thấy rằng sinh 
viên khá ngại khi phải di chuyển ra khỏi lớp 
học hoặc tham gia những hoạt động ngoài giờ 
học với những lý do đơn giản như là thời tiết 
hoặc mệt. Một đặc điểm nữa mà có thể thấy 
ở đây là sinh viên có thể bỏ ra một khoản phí 
để ngồi uống nước cùng bạn bè nhưng khi 
phải đóng cho một khoản nào đó để tổ chức 
học thì các em lại rất ngại đóng. Tuy nhiên 
qua khảo sát này cũng có thể nhận thấy là khả 
năng về ngoại ngữ của các em khá tốt. Hầu 
hết các em hoàn toàn tự tin khi tham gia vào 
các hoạt động tiếng Anh. Ngoài những yếu tố 
trên thì cũng có một số bạn cho rằng những 
yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới HĐNK như 
cách thức tổ chức, địa điểm, thời tiết.
Biểu đồ 3.3: Ý kiến về yếu tố ngăn cản sinh 
viên tham gia HĐNK
4. Một số giải pháp
4.1. Đưa HĐNK thành hoạt động 
bắt buộc
Nhằm tổ chức tốt và quản lý được hiệu 
quả của HĐNK thì hoạt động cần được đưa 
vào chương trình và thống nhất giữa các lớp 
cùng 1 chương trình. Mục đích nhằm tạo 
trách nhiệm cho cả giáo viên và sinh viên. 
Tuy nhiên khi đã cho vào môn học thì Bộ 
môn - là nơi quản lý trực tiếp về chuyên 
môn cần nâng cao tinh thần của giáo viên 
và sinh viên qua việc tuyên truyền về tác 
dụng của hoạt động ngoại khoá, vai trò của 
sinh viên, giáo viên trong các HĐNK. Liệt 
kê các hoạt động ngoại khoá sẽ tiến hành để 
35Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cùng trao đổi và có thể chọn hoạt động thích 
hợp nhất.
4.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch 
cho lãnh đạo, giáo viên. 
Khi đã coi HĐNK là một công cụ có 
tác dụng tích cực tới hoạt động nói thì cần 
bồi dưỡng kĩ năng lập kế hoạch nói chung, kĩ 
năng lập kế hoạch HĐNK nói riêng cho lãnh 
đạo cũng như giáo viên dạy kỹ năng nói.
4.3. Rèn luyện kỹ năng cho giáo viên 
về tổ chức HĐNK
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu 
giữ vai trò quan trọng nhất trong việc thực 
hiện hoạt động ngoại khoá, là nhân tố ảnh 
hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động này. 
Trình độ và năng lực tổ chức của giáo viên 
là yếu tố mang tính chất quyết định đến sự 
thành công của hoạt động ngoại khoá nói 
chung và những hoạt động của môn ngoại 
ngữ nói riêng. 
Với các dạy học hiện đại thì giáo viên 
dạy ngoại ngữ không chỉ phải giỏi về chuyên 
môn mà còn phải biết tổ chức các hoạt động 
dạy học sao cho hợp lý, hấp dẫn sinh viên. 
Người học còn phải học chủ động và được 
thực hành trong môi trường tiếng Anh thực 
nhất có thể.
5. Kết luận và khuyến nghị
Theo nhà giáo dục người Nga 
Makarenco: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề 
giáo dục, phương pháp giáo dục không thể 
hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng 
không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực 
hiện trên lớp học mà đúng ra phải là trên mọi 
mét vuông của đất nước ta... Nghĩa là trong 
bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan 
niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến 
hành trong lớp.” Như vậy việc tổ chức dạy và 
học không còn là phạm vi hạn hẹp trong lớp 
học. Ngoài ra tác giả Brown (2001:17) cũng 
cho rằng việc sinh viên cần tự học, rèn luyện 
là rất quan trọng. Một trong những giải pháp 
giúp giáo viên tận dụng tối đa thời gian học 
của sinh viên là cung cấp nhiều cơ hội học tập, 
rèn luyện thêm bên ngoài lớp học cho SV và 
thành lập câu lạc bộ và có những hoạt động 
thường xuyên, bổ ích. Khuyến khích SV có 
những chiến lược học tập, rèn luyện bên ngoài 
lớp học. 
Sau khi đã tìm hiểu về lý thuyết và thực 
tiễn thì các tác giả có một số khuyến nghị sau:
- HĐNK nên được đưa vào là một 
trong những hoạt động chính trong quá trình 
giảng dạy ngoại ngữ nói chung và kỹ năng 
Nói nói riêng. 
- Các hoạt động dạy và học ngoài lớp 
học và ngoài sách giáo khoa nên được thống 
nhất giữa các giáo viên và các lớp tránh tình 
trạng lớp này có lớp khác không gây ra sự so 
sánh trong sinh viên.
- Các nhà lãnh đạo cấp phòng và khoa, 
bộ môn nên cùng ngồi lại và đưa ra được 
quyết định nên tính giờ như thế nào cho 
những giáo viên có tổ chức HĐNK ngoài 
trường học cho sinh viên.
- Các buổi sinh hoạt, chia sẻ kinh 
nghiệm và đánh giá những thành công và 
hạn chế của việc tổ chức HĐNK phải thường 
xuyên và bắt buộc.
- Những giáo viên tổ chức được các 
hoạt động dạy và học mà tạo được sự hứng 
thú cho sinh viên cần được tuyên dương và 
khuyến khích.
- Nên có những hội thảo và mời các 
chuyên gia có kinh nghiệm về tổ chức và 
quản lý sinh viên khi tổ chức HĐNK để chia 
sẻ thực tế và giải quyết các vấn đề làm thông 
tư tưởng cho các giảng viên.
36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tài liệu tham khảo
1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2004), Nhiệm vụ năm 
học 2004-2005, Nxb Giáo dục 
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ nhà 
trường phổ thông, Nxb Giáo dục 
3. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 
1400/QĐ-TTG ngày 30/9/2008 của Thủ tướng 
Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Dạy và học 
ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai 
đoạn 2008-2020”.
4. Brown - Douglas (2001), Teaching by 
Principles: An Interactive Approach to Language 
Pedagogy, New York: Longman.
5. Chico Unifi ed School District 
cusd.chico.k12.ca.us/~jzertuch/Co unseling/
hbext.html 
6. Elizabeth. M (2019) What are Extracurricular 
Activities? 
areextracurricular-activities.htm
7. Kenneth R & Blake & Mark & Phil (2012) 
Clarifying The Meaning Of Extracurricular 
Activity: A Literature Review Of Defi nitions, 
American Journal Of Business Education.
8. Makarenco (1993), Educational theory, 
Century University.
9. Michigan State University Web Site https://
www.msu.edu/~almardan/Webques t /ex t 
racurricular_activities.htm 
10. Skinner - Ch (1958). Essential of Education 
Psychology. Prentice Hall Inc, Engelwood Cliff s, 
New York.
Địa chỉ: Trường Đại học kinh tế quốc dân. 
Email: hangnnktqd@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_ngoai_khoa_trong_hoc_tap_ky_nang_noi_tieng_anh_o_t.pdf