Hoạt động tự học của sinh viên năm nhất khoa Điện tử & Viễn thông trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Ở bậc đại học, sinh viên (SV) phải chủ động tiến hành hoạt động tự học (HĐTH) để thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ học tập. Học chỉ có hiệu quả khi có sự tự học, tự học là
kết quả cuối cùng của học. HĐTH có ý nghĩa góp phần nâng cao kết quả học tập của mỗi SV. Bài
viết trình bày khái quát cơ sở lí luận về HĐTH, thực trạng HĐTH của SV năm nhất Khoa Điện tử -
Viễn thông (ĐT-VT) Trường Đại học Sài Gòn (ĐHSG) gồm nhận thức của SV về tầm quan trọng
của HĐTH, động cơ học tập của SV, thời gian, địa điểm thực hiện HĐTH, hình thức và phương
pháp tự học, mức độ tích cực tham gia HĐTH của SV và phương pháp dạy của giảng viên (GV).
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động tự học của sinh viên năm nhất khoa Điện tử & Viễn thông trường Đại học Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động tự học của sinh viên năm nhất khoa Điện tử & Viễn thông trường Đại học Sài Gòn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE ISSN: 1859-3100 KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 15, Số 4 (2018): 108-118 EDUCATION SCIENCE Vol. 15, No. 4 (2018): 108-118 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: 108 HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Võ Thị Ngọc Lan1*, Lê Thị Phượng Hoàng2 1 Viện Sư phạm Kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP Hồ Chí Minh 2Trung tâm Học liệu - Trường Đại học Sài Gòn Ngày nhận bài: 18-9-2017; ngày nhận bài sửa: 28-9-2017; ngày duyệt đăng: 20-4-2018 TÓM TẮT Ở bậc đại học, sinh viên (SV) phải chủ động tiến hành hoạt động tự học (HĐTH) để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ học tập. Học chỉ có hiệu quả khi có sự tự học, tự học là kết quả cuối cùng của học. HĐTH có ý nghĩa góp phần nâng cao kết quả học tập của mỗi SV. Bài viết trình bày khái quát cơ sở lí luận về HĐTH, thực trạng HĐTH của SV năm nhất Khoa Điện tử - Viễn thông (ĐT-VT) Trường Đại học Sài Gòn (ĐHSG) gồm nhận thức của SV về tầm quan trọng của HĐTH, động cơ học tập của SV, thời gian, địa điểm thực hiện HĐTH, hình thức và phương pháp tự học, mức độ tích cực tham gia HĐTH của SV và phương pháp dạy của giảng viên (GV). Từ khóa: hoạt động tự học, Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Sài Gòn. ABSTRACT Self-learning activities of first-year students, faculty of Electronics – Telecommunication Saigon University At university level, students need to be equipped with core knowledge, basic science knowledge, basic science knowledge and specialized scientific knowledge. In order to gain such knowledge, students must be active and self-conscious in carrying out the tasks of the activities (awareness, comparison, synthesis, analysis, generalization...) to effectively implement the goals and learning objectives. Learning is only effective when self-study, self-learning is the end result of learning. Self-learning has the potential to enhance the student’s academic performance. This report will presents general theories of self-learning and some research results in the thesis: "Proposed solutions to promote self-learning activities of the first-year student Faculty of Electronics – Telecommunication Saigon University". Keywords: self-learning activities, Faculty of Electronics-Telecommunication, Saigon University. 1. Đặt vấn đề Kết quả của quá trình dạy học ở đại học phản ánh kết quả vận động và phát triển tổng hợp của các nhân tố, đặc biệt là nhân tố người học với HĐTH. Đây là hoạt động không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong của quá trình dạy học, trong đó, người học với tư cách vừa là khách thể của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học phải phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của giáo viên (GV). Nhằm chuyển từ “quá trình đào tạo sang quá trình tự đào tạo”, từ năm học 2007- 2008, Trường ĐHSG (ĐHSG) bắt đầu triển khai chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. * Email: vothingoclan@yahoo.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Ngọc Lan và tgk 109 Yêu cầu của phương thức đào tạo này là giảng dạy theo phương pháp tích cực và SV phải lấy việc tự học làm nòng cốt. Chính vì thế sẽ có sự phân tầng trong trình độ của SV, SV nào không có ý thức tự học ngay khi còn đang học tại trường thì sẽ không thể có thành tích học tập tốt. Thực tế cho thấy, những SV có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc tự giáo dục, tìm tòi những thành tựu khoa học mới trong nhận thức và có kế hoạch trong hoạt động trí tuệ. Đặc biệt, đối với SV Khoa ĐT-VT, việc tự học càng có ý nghĩa quan trọng, thiết thực bởi lẽ SV phải tự học, tự nghiên cứu nhằm xây dựng cho bản thân kiến thức nền về chuyên ngành trong điều kiện đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải tự tìm tòi các công nghệ mới, các chuẩn mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế đồng thời phải có năng lực làm việc, nghiên cứu độc lập và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Tuy nhiên cho đến nay, sức ỳ và tính thụ động của SV còn rất lớn; chưa biết tự tổ chức các hình thức học tập, HĐTH vẫn còn mang tính hình thức đối phó, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc đẩy HĐTH cho SV Khoa ĐT-VT Trường ĐHSG là cần thiết. 2. Phương pháp và khách thể nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khi thu thập và xử lí thông tin, dữ liệu là phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê toán học. Khách thể điều tra gồm 201 SV đại học chính quy năm thứ nhất thuộc cả bốn chuyên ngành của 8 lớp và 14 GV, cố vấn học tập Khoa ĐT-VT Trường ĐHSG. Thời gian tiến hành điều tra vào cuối học kì 2 năm học 2016-2017 tại ba cơ sở của Trường ĐHSG. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Cơ sở lí luận về hoạt động tự học của SV 3.1.1. Khái niệm hoạt động tự học Khái niệm HĐTH được nhiều nhà lí luận dạy học và nhà nghiên cứu quan tâm và xác định dựa trên nhiều quan điểm riêng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng khái niệm của Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức. Theo đó, HĐTH được hiểu là “hoạt động tự tổ chức, tự điều khiển của SV. Người SV, với vai trò tổ chức, điều khiển của GV cần phải tiến hành các hoạt động độc lập, nhất là hoạt động tìm kiếm tri thức mới, với tư cách là những hoạt động nhằm giải quyết những tình huống có vấn đề trong học tập và nghiên cứu khoa học theo nghề nghiệp tương lai, tất nhiên cần phải tổ chức những hoạt động này một cách có hệ thống và kế hoạch” (Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức, 2013, tr.84). HĐTH của SV được xem xét dưới hai góc độ: - Một dạng hoạt động dạy học (nằm trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học được quy định bởi cơ sở đào tạo đại học) đảm bảo sự cân đối, hợp lí giữa tải trọng kiến thức và thời gian tiếp xúc giữa GV và SV thông qua việc tổ chức các HĐTH trên lớp. - Hệ thống các hoạt động, thao tác và điều kiện để thực thi quá trình lãnh đạo sư phạm cho các hoạt động mà do chính người học thực hiện thông qua việc làm bài tập ngoài giờ lên lớp, tự học mở rộng, nâng cao hay thực hiện các nghiên cứu độc lập hoặc theo nhóm Như vậy, HĐTH sẽ có hai quá trình được triển khai đồng thời, có tác động tương hỗ lẫn nhau, đảm bảo cho việc thực hiện thành công mục tiêu dạy học. Đó là việc tổ chức của TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 4 (2018): 108-118 110 người dạy để người học tự học và tự tổ chức của người học để tự học. (Tôn Quang Cường, 2013, tr.16-19) 3.1.2. Đặc điểm hoạt động tự học HĐTH là hoạt động mang tính tự giác, độc lập, diễn ra với nhịp độ căng thẳng đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ cao thể hiện ở nhu cầu khao khát tìm tòi, khám phá sự vật hiện tượng, kiến thức và kĩ năng nghề. Hoạt động này vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của chuyên gia. HĐTH diễn ra trong điều kiện có kế hoạch, vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo nhưng không quá khép kín mà có tính chất mở rộng khả năng theo năng lực, sở trường để người học có thể phát huy tối đa năng lực nhận thức của mình trong nhiều lĩnh vực. HĐTH diễn ra trong quá trình dạy học, liên quan chặt chẽ với quá trình dạy học. SV tiến hành các HĐTH thông qua các hoạt động thực tế, thực tập, kiểm tra, đánh giá dưới sự hướng dẫn, điều khiển và điều chỉnh của GV. Vai trò của GV được thể hiện như một nhà tổ chức, định hướng, dẫn dắt SV tiếp cận tri thức khoa học nhằm giúp người học tự nhận thức, tự giác tiến hành các hành động học tập (phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa) với sự nỗ lực, huy động các chức năng tâm lí nhằm đạt được mục đích đã định. (Trần Thị Minh Hằng, 2011, tr.38-39) 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học: Từ kết quả của các công trình nghiên cứu về tự học cho thấy các tác giả trong và ngoài nước đã nhìn nhận vấn đề tự học ở khía cạnh khác nhau từ lí luận đến thực tiễn cho thấy HĐTH phụ thuộc vào 5 yếu tố cơ bản: (i) Động cơ học tập: HĐTH chỉ được hình thành khi người học tự ý thức được động cơ học tập và đây cũng chính là nhu cầu được bản thân người học nhận thức, trở thành động lực thôi thúc họ học tập. Nói cách khác, động cơ học tập là cái mà vì nó SV tự thực hiện hoạt động học để đem lại kết quả học tập mong muốn, định hướng, điều chỉnh HĐTH của SV, được biểu hiện thông qua nhận thức của SV về HĐTH, thái độ và cảm xúc của SV đối với hoạt động này, tích cực hay không tích cực trong việc thực hiện các hành động học tập. (Dương Thị kim Oanh, 2013, tr.131) (ii) Phương pháp tự học: Cách thức hoạt động tích cực, chủ động, tự lực và sáng tạo nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích, nhiệm vụ học tập, nghiên cứu nhất định. Phương pháp này gồm ba nhóm kĩ năng cơ bản sau: - Nhóm kĩ năng định hướng HĐTH: Tiếp nhận và phát hiện vấn đề, xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học hợp lí. - Nhóm kĩ năng thực hiện HĐTH: Đọc sách, nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị seminar, giải bài tập trong quá trình tự học. Đây là kĩ năng quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ tự học của SV vì SV phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa để giải quyết “tình huống có vấn đề” mà GV đặt ra. - Nhóm kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá HĐTH. (Trần Thị Minh Hằng, 2011, tr.56-67) (iii) Thời gian tự học: Theo Quy định số 43/2007/BGD&ĐT, SV chỉ có 1/3 thời gian trên lớp được GV hướng dẫn, còn lại 2/3 thời gian SV phải tự học, tự nghiên cứu. Để tham TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Ngọc Lan và tgk 111 gia một giờ học tập trên lớp có sự hướng dẫn của GV, SV cần có 2 – 3 giờ tự học. Đó là yêu cầu bắt buộc trong cơ cấu giờ học của SV. Thêm vào đó, kiến thức của bất kì một môn học nào cũng được phát triển thông qua những tìm tòi của người học và sự định hướng, hỗ trợ của GV. Nếu không tự học thì SV chỉ mới lĩnh hội được 1/3 kiến thức của môn học, đồng nghĩa với việc họ không đạt yêu cầu môn học đó. (iv) Phương pháp dạy học: GV đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định hướng và kích thích ý thức tự học cho SV, kịp thời tư vấn cho SV bằng phương pháp dạy học theo hướng trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, tổ chức hoạt động của SV theo hướng gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề. Tác động vào nhận thức của SV về tầm quan trọng của HĐTH, tự nghiên cứu để từ đó SV sẽ xác định được động cơ, ý thức, thái độ học tập đúng đắn và chủ động xây dựng kế hoạch tự học khoa học, phù hợp và quyết tâm thực hiện kế hoạch đó trên thực tế. (Đỗ Thị Phương Hoa, 2014, tr.58-60) (v) Cơ sở vật chất và phương tiện học tập: HĐTH của SV không thể thực hiện tốt nếu không đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, bao gồm: hệ thống nguồn tài nguyên thông tin như giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và chuẩn mực về chất lượng; hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm - thực hành - thực tập, thư viện, khu tự học, các ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông Thông qua tìm hiểu tổng quan các nghiên cứu về HĐTH cùng một số thuật ngữ, khái niệm, chúng tôi nhận thấy những vấn đề sau trong hệ thống dạy học ở đại học: - Học chỉ có hiệu quả khi có sự tự học, tự học là kết quả cuối cùng của học; - HĐTH của SV và hoạt động dạy của GV có mối liên hệ biện chứng. Người học phải tiến hành các HĐTH một cách tích cực, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức thành vốn tài sản riêng của mình dưới sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của GV. Dù hiểu dưới góc độ nào thì HĐTH của SV bị chi phối bởi những yếu tố minh họa như Hình 1 sau đây: Hình 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến HĐTH của SV Các yếu tố chủ quan Các yếu tố khách quan - Nhận thức của SV về HĐTH - Động cơ học tập - Thời gian và phương pháp tự học - Hoạt động định hướng của GV giúp SV tự học - Phương tiện học tập Hoạt động tự học TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 4 (2018): 108-118 112 3.2. Thực trạng HĐTH của SV Khoa ĐT-VT Trường ĐHSG 3.2.1. Nhận thức của SV về tầm quan trọng của HĐTH (xem Biểu đồ 1) Kết quả khảo sát về nhận thức của SV đối với HĐTH thể hiện ở Biểu đồ 1 cho thấy 93,5% SV Khoa ĐT-VT đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐTH, không có sự chênh lệch nhiều giữa 2 mức độ từ quan trọng (41,3%) cho đến rất quan trọng (52,2%). Biểu đồ 1. Biểu diễn nhận thức của SV về tầm quan trọng của HĐTH Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận SV (6,5%) chưa nhận thức đầy đủ vai trò của tự học trong quá trình học tập, cho rằng HĐTH không đóng vai trò quan trọng, điều này đồng nghĩa với việc họ chưa định hướng việc tự học và tự rèn luyện cũng như chưa xác định được rằng chỉ bằng con đường tự học, tự chiếm lĩnh tri thức mới có thể hoàn thành mục tiêu đào tạo. 3.2.2. Động cơ học tập của SV Ý kiến của SV về thực hiện HĐTH được tổng hợp ở Bảng 1 sau đây: Bảng 1. Động cơ thực hiện HĐTH của SV STT Nội dung ĐTB ĐLC TH 1 Củng cố và nắm vững kiến thức 4,28 0,674 1 2 Tăng thêm hứng thú trong học tập 3,78 0,928 8 3 Giúp đạt kết quả học tập tốt hơn 4,18 0,788 4 4 Hình thành khả năng nghiên cứu khoa học 3,87 0,956 7 5 Hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề, thuyết trình 3,98 0,848 6 6 Rèn luyện khả năng làm việc độc lập 4,23 0,766 2 7 Thành công trong công việc, nghề nghiệp sau này 3,98 0,866 5 8 Tự khẳng định bản thân 4,20 0,845 3 1.5% 5% 41.3%52.2% Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Ngọc Lan và tgk 113 Bảng 1 cho thấy điểm trung bình (ĐTB) của từng câu trả lời là khá cao và tương đối đồng đều. ĐTB chung về động cơ tự học của SV là 3,53 (tương đương mức “Khá”), được thể hiện rõ qua số lượt trả lời đồng ý và hoàn toàn đồng ý với 8 nội dung. Trong đó, mục đích, động cơ lớn nhất để SV tiến hành HĐTH trước hết là để nắm vững và hiểu sâu kiến thức đã học (ĐTB: 4,28, TH: 1) trong chương trình đào tạo của nhà trường, sau đó là rèn luyện khả năng làm việc độc lập (ĐTB: 4,23, TH: 2) giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập, giúp SV khẳng định bản thân (ĐTB: 4,20, TH: 3) và là con đường duy nhất để đạt kết quả học tập tốt hơn (ĐTB: 4,18, TH: 4). Điều này chứng tỏ, 93,5% SV đã hiểu và nhận thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc tự học. Ban cố vấn học tập của Khoa cũng khẳng định SV năm thứ nhất đã có ý thức tự học, đã hiểu được tầm quan trọng ở đại học khác với phổ thông bởi học ở đại học chủ yếu là tự học, tự nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên còn cho thấy trong các hệ thống động cơ với các thứ bậc khác trên, động cơ tự học để “Thành công trong công việc, nghề nghiệp sau này” lại xếp ở vị trí thứ 5 trong thang điểm chuẩn (ĐTB: 3,98). Điều này cho thấy SV chưa nhận thức được sâu xa rằng chính động cơ này sẽ là cơ sở thúc đẩy họ tích cực, tự giác học tập, chủ động trong suốt quá tr ... V năm thứ nhất nhận thức tương đối tốt về tầm quan trọng của HĐTH mặc dù mới nhập học, chưa thích ứng kịp với môi trường học tập mới ở đại học. SV đã hình thành được động cơ tự học ban đầu và chỉ dừng ở mức độ muốn đạt được kết quả tốt trong học tập, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường, còn động cơ thúc đẩy HĐTH ở cấp độ cao hơn là có nghề nghiệp ổn định, thành công trong xã hội chưa được SV nhận thức rõ. 3.2.3. Thời gian, địa điểm thực hiện HĐTH Số giờ tự học Kết quả khảo sát về số giờ mà SV dành cho HĐTH cho thấy thời gian trung bình mà SV dành cho HĐTH là 2 giờ (Mean = 2,02, Median: 2, Mode: 2), chiếm tỉ lệ cao nhất nhưng cũng chỉ đạt 38,8%. Nếu tính cả các ý kiến cho rằng cần thời gian tự học từ 2 giờ trở lên thì tỉ lệ đạt 66,7%. Như vậy, chỉ hơn 60% ý kiến SV phù hợp với quy định tương ứng với 1 giờ học trên lớp thì SV phải có ít nhất 2 giờ chuẩn bị cá nhân, hay trung bình cho mỗi tín chỉ, SV phải dành khoảng 30 giờ tự học, tự nghiên cứu đã nêu trên. Căn cứ vào thời khóa biểu học kì 2 năm học 2016 – 2017 của SV đại học chính quy năm thứ nhất Khoa ĐT-VT hiện nay, trung bình mỗi ngày SV chỉ có 2-3 tiết lên lớp, như vậy nếu theo quy định của học chế tín chỉ thì SV phải tự học 4-6 giờ/ngày. Phỏng vấn sâu SV về thời gian mỗi ngày một SV nên tự học thì đa số SV cho rằng phải tự học từ 4 tiếng trở lên mới đảm bảo cân bằng giữa thời gian tự học trên lớp và ngoài giờ lên lớp. Nhưng theo kết quả khảo sát, chỉ có 5,76% SV sử dụng từ 4 giờ trở lên để tự học, và có 30,94% SV học dưới 1 giờ/ngày, nghĩa là thời gian dành cho việc tự học của SV còn khá khiêm tốn, hay nói cách khác là SV không dành đủ thời gian cho HĐTH so với yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 4 (2018): 108-118 114 Việc duy trì số giờ tự học Sau khi tổng hợp ý kiến của SV về thời gian tự học, kết quả được biểu thị ở biểu đồ 2 sau đây: Biểu đồ 2. Ý kiến của SV về duy trì số giờ tự học Biểu đồ 2 cho thấy chỉ có 1/3 SV (chiếm tỉ lệ 35,9%) sắp xếp tự học vào những buổi không lên lớp hay học ngay từ lúc bắt đầu môn học cho đến khi kết thúc, rõ ràng những SV này đã có ý thức tự giác tích cực trong học tập hay đã biết lập kế hoạch thực hiện HĐTH từ trước. Ngược lại, có 2/3 SV không thường xuyên duy trì HĐTH, tỉ lệ SV học theo kiểu ngẫu hứng, lúc nào thích thì học là 38,3% chứng tỏ họ chưa chú trọng đến việc tích lũy dần kiến thức, chưa có kế hoạch học tập theo thời gian biểu, thậm chí còn học dồn dập vào giai đoạn thi cử (25,9%). SV không tiến hành HĐTH thường xuyên, chỉ tập trung học khi nào đến giai đoạn gần thi cử, kiểm tra, điều này đồng nghĩa với việc SV chưa biết sử dụng quỹ thời gian tự học một cách hợp lí và khoa học, dẫn đến chất lượng học tập của SV bị giảm sút. Đây cũng chính là biểu hiện của tư tưởng tự do trong tự học. Nơi tự học của SV SV học ở nhà riêng, phòng trọ (36,8%) và học ở nơi khác như ở nhà sách, quán cà phê, trà sữa hay công viên, tiệm Intetnet (34,3%) thay vì phải ngồi ngay ngắn trong thư viện trường, giảng đường hay khu tự học vì phần đông SV rất ít đến những nơi như khu tự học (18,9%), thư viện (4%) để học tập. 3.2.4. Hình thức tự học (xem Bảng 2) Bảng 2 cho thấy trong các hình thức tự học thì SV cho rằng hình thức tự học tốt nhất được ưu tiên hàng đầu đó là hình thức tự học tự nghiên cứu cá nhân (42,3%). Hình thức học theo nhóm do cá nhân tự tổ chức (18,4%) xếp sau hình thức học theo nhóm do GV phân công (21,4%) cho thấy GV đã định hướng cho SV thói quen học nhóm, phân chia công việc ngay trên lớp học. Trái lại, có đến 60,2% SV không bao giờ hoặc ít khi tự học bằng việc tham gia lạc bộ học thuật, hay diễn đàn học tập. Điều này cho phép nhận định rằng việc tổ chức các dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ học tập tại trường cho SV cần được xem xét. Bảng 2. Ý kiến của SV về hình thức tự học Gần thi Lúc nào thích thì học Những buổi không lên lớp Từ khi bắt đầu môn học cho đến khi kết thúc 25.9% 38.3% 28.4% 7.5% TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Ngọc Lan và tgk 115 TT Mức độ - Tỉ lệ (%) Hình thức Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ 1 Tự học, tự nghiên cứu cá nhân 6 36,3 44,3 12,9 0,5 2 Học theo nhóm do GV phân công 4,5 16,9 51,7 21,4 5,5 3 Học theo nhóm do cá nhân tự tổ chức 2,5 16,4 38,3 30,8 11,9 4 Tham gia câu lạc bộ, diễn đàn 2,5 6,0 31,3 32,3 27,9 3.2.5. Phương pháp tự học (xem Bảng 3) Bảng 3 cho thấy ĐTB chung về phương pháp tự học của SV là 3,08 (tương đương mức “Trung bình”). Mỗi SV có một phương pháp tự học riêng nên các phương án trả lời của SV về phương pháp tự học cũng không đồng nhất. Có khoảng 2/3 SV chưa có phương pháp tự học hay phương pháp tự học chưa đạt được hiệu quả. Cụ thể là SV thường xuyên ghi chép ý chính khi nghe giảng (61,6%) nhưng việc bắt đầu học từ đầu không được SV thường xuyên chú trọng, do đó SV chỉ thỉnh thoảng ôn bài và việc ghi nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy ít được sử dụng. Bảng 3. Ý kiến của SV về phương pháp tự học TT Nội dung ĐTB ĐLC TH 1 Lập mục tiêu và kế hoạch cho việc tự học của mình 2,95 0,882 10 2 Bắt đầu học ngay từ đầu, chia đều thời gian cho các môn học, thực hiện theo kế hoạch học tập 2,96 0,894 8 3 Ghi chép ý chính khi nghe giảng 3,63 0,846 1 4 Ôn bài cũ 3,48 0,866 2 5 Chuẩn bị bài mới 2,82 0,835 12 6 Ghi nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy 2,74 0,967 13 7 Đọc sách, báo, tài liệu có liên quan đến chủ đề buổi học sắp tới 2,87 0,898 11 8 Liên hệ kiến thức cũ và kinh nghiệm đã có để tìm hiểu kiến thức mới 3,39 0,899 3 9 Vận dụng và liên hệ thực tế những kiến thức đã học 3,17 0,956 4 10 Hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận với bạn bè để thực hiện các nhiêm vụ học tập được giao về nhà 3,14 0,919 5 11 Hoạt động nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp theo sự định hướng, tổ chức của GV 3,01 0,99 6 12 Tự đặt câu hỏi và ghi chú những thắc mắc trong quá trình học để hỏi GV 2,96 0,948 9 13 Tự kiểm tra và điều chỉnh hoạt động học của bản thân qua việc kiểm tra, đánh giá 2,98 0,992 7 TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 4 (2018): 108-118 116 3.2.6. Mức độ tích cực tham gia HĐTH của SV Khi tìm hiểu về mức độ tích cực tham gia HĐTH của SV, chúng tôi dựa trên các biểu hiện: Lắng nghe nhưng không ghi chép; nghe và ghi chép ý chính; nhát biểu ý kiến cá nhân với GV trên lớp; đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận nhóm; thực hiện theo sự phân công của nhóm mà không trình bày quan điểm cá nhân; thuyết trình, báo cáo trước lớp; tìm đọc tài liệu và xử lí thông tin; làm việc riêng trong giờ học; ôn bài cũ; chuẩn bị bài mới; đọc sách, báo, tài liệu có liên quan đến chủ đề buổi học sắp tới; ghi chú những thắc mắc để trao đổi với GV môn học; tự lập nhóm để học, thảo luận bài; học những gì mình thích mà không có liên quan đến môn học. Kết quả sau khi xử lí số liệu chỉ ra rằng: ĐTB chung về thái độ tự học của SV là 3,83 (tương đương mức “Khá”). Ở SV có 2 dạng biểu hiện: - Biểu hiện tích cực: SV hiểu rõ kiến thức của bài học trước là cơ sở cho bài học sau nên thường xuyên học song song với việc tham gia học tập trên lớp, SV thường xuyên ôn bài cũ (ĐTB: 4,25, TH: 1); và tập trung nghe giảng, chăm chú ghi chép (ĐTB: 4,20, TH: 3); ở nhà, để bổ sung vào vốn trí thức của bản thân SV cũng tìm đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến chủ đề buổi học sắp tới (ĐTB: 4,23, TH: 2); - Biểu hiện chưa tích cực: Dường như SV mới chỉ thường xuyên tích cực với những biểu hiện bên ngoài về tự học, những biểu hiện đó phản ảnh việc thực hiện nền nếp và nội quy học tập trong nhà trường phổ thông, SV vẫn mang nặng cách học thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, ở chỗ hình thức học tập nào gần giống với cách học phổ thông thì các em có thái độ học tập tích cực và các em làm quen tốt; ngược lại, những biểu hiện phản ánh những thành phần bên trong thì SV bộc lộ chưa tích cực, chưa thường xuyên tham gia phát biểu xây dựng bài (ĐTB: 3,63, TH: 10); các em ngại nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của mình trong các cuộc thảo luận trên lớp (ĐTB: 3,58, TH: 11); hoặc ghi chú những thắc mắc để trao đổi với GV môn học (ĐTB: 3,54, TH: 12). Điều này chứng tỏ SV chưa thật sự say mê, hứng thú trong học tập. 3.2.7. Phương pháp dạy của GV Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng GV đều vận dụng và kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau: thuyết trình, đàm thoại vấn đáp, thảo luận làm việc nhóm, giảng dạy theo hướng nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, nghiên cứu các tình huống thực tiễn nhằm tạo sự động não cho SV. Mặc dù các ý kiến của SV chưa tập trung ở một mức độ, song ý kiến tập trung cao ở hai mức độ “thường xuyên” và “thỉnh thoảng”. Theo ý kiến đánh giá của SV thì phương pháp dạy học của GV chủ yếu tập trung vào phương pháp thuyết trình, tập trung cao ở hai mức độ “thường xuyên” và “rất thường xuyên”, chiếm 80,1%. Theo lí thuyết, GV không chỉ là chủ thể trực tiếp đổi mới phương pháp dạy mà còn là người hướng dẫn cho SV biết cách tự học tương ứng với nội dung và phương pháp giảng dạy của người thầy trong từng tiết học, buổi học. Nhưng GV vẫn đang áp dụng lối truyền thụ kiến thức một chiều “thầy giảng, trò nghe”. Đồng thời, phương pháp giảng dạy bằng hình thức thảo luận làm việc nhóm (49,4%) và dạy học nêu vấn đề (48,1%) chưa được GV vận dụng tối đa để tạo ra sự tương tác, đối thoại giữa GV và SV, giữa SV với nhau. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Võ Thị Ngọc Lan và tgk 117 3.3. Nguyên nhân Qua phân tích hiện trạng trên, chúng tôi đã xác định những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế HĐTH của SV năm thứ nhất Khoa ĐT-VT, là: - Thiếu động cơ học tập: Kết quả điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ tự học của SV cho thấy 58,2% SV cho rằng yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến HĐTH đó là động cơ học tập. SV đã hình thành được động cơ tự học ban đầu và chỉ dừng ở mức độ muốn đạt được kết quả tốt trong học tập, còn động cơ học tập ở cấp độ cao hơn là có nghề nghiệp ổn định, thành công trong xã hội chưa được SV nhận thức rõ. 50% SV chưa thật sự hứng thú với môn học, chưa thường xuyên học những gì không liên quan đến môn học mà GV giảng dạy trên lớp. Trao đổi với GV và cố vấn học tập về nguyên nhân HĐTH của SV còn trì trệ, các thầy cô cho biết SV chưa tích cực tự học là do ý thức học tập kém, chưa xác định động cơ học tập nên rất khó để định hướng và hỗ trợ SV. Họ “miễn cưỡng” học tập và kết quả học tập bị ảnh hưởng. Chưa có phương pháp tự học phù hợp: Một trong những khó khăn chính mà SV gặp phải trong quá trình tự học đó là thiếu những chiến lược tự quản lí mà SV sử dụng để quan sát và quản lí việc tự học của mình. Có đến 2/3 SV chưa biết cách tự học, cụ thể là SV chưa thật sự tương tác phối hối hợp với GV trên lớp học, không tự đặt câu hỏi và ghi chú những thắc mắc trong quá trình học, SV thường xuyên ghi chép khi nghe giảng nhưng việc ghi nhớ bài học bằng sơ đồ tư duy ít được sử dụng, đặc biệt là chưa xác định rõ mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu; thực hiện và tự kiểm tra đánh giá kết quả để quyết định mình sẽ làm gì tiếp theo. Tổng hợp ý kiến của 14 GV về phương pháp tự học hiện nay của SV vẫn chưa hiệu quả là do SV chưa chủ động trong việc học, vẫn theo thói quen học thuộc bài, trả bài ở bậc phổ thông và thường bắt buộc học thì SV mới học. Rất ít SV tìm tòi, đào sâu những điều mình đã học trên trường. Nhiều SV học theo kiểu đối phó mà không tự nguyện thực hiện mặc dù GV đã hướng dẫn. Thiếu sự định hướng cụ thể về cách học từ phía GV: GV chủ yếu áp dụng các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, thảo luận nhóm tại lớp, giao bài tập và hướng dẫn SV làm bài tập. GV chia sẻ: “Khi giao bài tập về nhà cho SV, GV cũng đã tìm kiếm phương án tương tự theo kiểu mô phỏng tình huống đã có để SV giải quyết, không thụ động chờ đợi GV hướng dẫn”. Tuy nhiên theo SV thì GV chưa nêu rõ yêu cầu mục tiêu môn học, đề cương chi tiết cũng như chưa hướng dẫn chi tiết, cụ thể phương pháp học cho từng học phần và cách thức tìm kiếm giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho các học phần ngay từ khi bắt đầu. Khi giao bài tập lớn, tiểu luận, báo cáo cho SV tự tìm hiểu, nghiên cứu, nhưng GV chưa theo dõi và kiểm tra quá trình tự học này một cách sát sao, chưa kích thích SV chủ động tự giác thực hiện. Thiếu các điều kiện, phương tiện hỗ trợ SV thực hiện nhiệm vụ tự học: Thực tế cho thấy hệ thống thư viện và Trung tâm hỗ trợ học tập dù đã cố gắng phục vụ tài liệu cho SV nhưng do kinh phí nhà trường còn hạn chế nên số lượng và chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo của thư viện trường chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của SV ở mức tương đối. Hơn TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 4 (2018): 108-118 118 thế nữa, hình thức phục vụ của thư viện là chỉ dành cho những SV đăng kí thành viên. Điều này cũng ảnh hưởng cao đến HĐTH của SV. Về trang thiết bị thực hành, phòng máy của trường bị thiếu trầm trọng nên việc dạy học gặp rất nhiều khó khăn. 4. Kết luận Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích. Trong HĐTH, yếu tố động cơ học tập là yếu tố đầu tiên đóng vai trò định hướng cho HĐTH của SV vì nếu có động cơ đúng đắn thì SV sẽ biểu hiện thái độ tích cực, tự giác trong tự học; hay nói cách khác, người học tổ chức HĐTH xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú của mình, không vì một sự “thúc ép” từ bên ngoài. Để HĐTH đạt kết quả, người học cần kiên trì thực hiện tự học và có phương pháp với kĩ năng thực hiện hoạt động – yếu tố quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động. Các yếu tố này được hình thành và hoàn thiện dần dưới sự hướng dẫn của GV trong quá trình dạy học. Yếu tố mấu chốt quyết định tính hiệu quả, thành công của HĐTH này là việc kiểm soát, tự ý thức về động cơ, nhiệm vụ học tập và kết quả các hoạt động của chính họ. Và để tiến hành các HĐTH, SV không chỉ có năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Nhằm thúc đẩy HĐTH ở SV năm nhất Khoa ĐT-VT Trường ĐHSG, chúng tôi cho rằng trước hết cần quan tâm giải quyết các nguyên nhân xuất phát từ SV. Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2007). Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc Ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôn Quang Cường. (2013). Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên trong dạy học ở đại học. Tạp chí Giáo dục, (304), tr.16-19. Đỗ Thị Phương Hoa. (2014). Vai trò của GV trong việc nâng cao năng lực tự học của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí Dạy và Học sáng tạo, (6), 58-60. Trần Minh Hằng. (2011). Tự học và những yếu tố tâm lí cơ bản trong tự học của sinh viên sư phạm. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức. (2013). Lí luận dạy học đại học. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. Dương Thị Kim Oanh. (2013). Giáo trình tâm lí học nghề nghiệp. TPHCM: NXB Đại học Quốc gia.
File đính kèm:
- hoat_dong_tu_hoc_cua_sinh_vien_nam_nhat_khoa_dien_tu_vien_th.pdf