Khảo sát ảnh hưởng của các nhóm thế đến khả năng phản ứng, độ chọn lọc lập thể của phản ứng diels-Alder giữa Isopren với CH2 = CH-Y (Y= -H, -C2H3, -C6H5, -CN, -COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) bằng phương pháp hóa học tính toán

Ngoài các nghiên cứu về mặt thực nghiệm, phản ứng Diels–Alder cũng đã thu hút được sự quan

tâm nghiên cứu của các nhà hóa học lý thuyết như nghiên cứu cấu trúc chuyển tiếp của phản ứng

Diels–Alder giữa buta-1,3-Diels với acrolein [3], ảnh hưởng của nhóm thế và cấu trúc chuyển tiếp đối

với phản ứng Diels-Alder của butadiels và cyclopenta-1,3-Diels với acriylonitrin [4], phản ứng giữa 1,4-

Diaza-buta-1,3-Diels với acrolein [5], vai trò của nhóm thế đối với độ chọn lọc vị trí trong phản ứng

Diels-Alder [6]. Tuy nhiên, một nghiên cứu tương đối có tính chất hệ thống về ảnh hưởng của nhóm

thế đến khả năng phản ứng và đô chon loc lập thể của phản ứng Diels–Alder vẫn chưa thực hiện

nhiều, đặc biệt ở Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi tập trung giải quyêt những vân đê này thông

qua phản ứng công đóng vòng Diels–Alder giữa isopren với CH2=CH-Y (Y= -H, -C2H3, -C6H5, -CN, -

COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) bằng phương pháp hóa học tính toán.

pdf 8 trang yennguyen 6060
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát ảnh hưởng của các nhóm thế đến khả năng phản ứng, độ chọn lọc lập thể của phản ứng diels-Alder giữa Isopren với CH2 = CH-Y (Y= -H, -C2H3, -C6H5, -CN, -COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) bằng phương pháp hóa học tính toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát ảnh hưởng của các nhóm thế đến khả năng phản ứng, độ chọn lọc lập thể của phản ứng diels-Alder giữa Isopren với CH2 = CH-Y (Y= -H, -C2H3, -C6H5, -CN, -COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) bằng phương pháp hóa học tính toán

Khảo sát ảnh hưởng của các nhóm thế đến khả năng phản ứng, độ chọn lọc lập thể của phản ứng diels-Alder giữa Isopren với CH2 = CH-Y (Y= -H, -C2H3, -C6H5, -CN, -COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) bằng phương pháp hóa học tính toán
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT18
T
Ạ
P
 C
H
Í 
K
H
O
A
 H
Ọ
C
 C
Ô
N
G
 N
G
H
Ệ
 V
À
 M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
Khảo sát ảnh hưởng của các nhóm thế đến khả năng phản ứng, độ chọn lọc 
lập thể của phản ứng diels-alder giữa Isopren với CH2 = CH-Y (Y= -H, -C2H3, 
-C6H5, -CN, -COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) bằng phương pháp hóa học tính toán
ThS. VÕ THÀNH PHONG 
Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÓM THẾ ĐẾN KHẢ NĂNG 
PHẢN ỨNG, ĐÔ CHON LOC LẬP THỂ CỦA P ẢN ỨNG DIELS–
ALDER GIỮA ISOPREN VỚI CH2=CH-Y (Y= -H, -C2H3, -C6H5, -CN, -
COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC 
TÍNH TOÁN 
 ThS. VÕ THÀNH PHONG 
 Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai 
I. GIỚI THIỆU 
 Phản ứng xảy ra giữa một Diels liên hợp, gọi chung là Diels (có 4 electron ) và một hợp chất 
chưa no, gọi chung đienophin (có ít nhất có 2 electron ) được gọi là phản ứng Diels–Alder [1, 2]. 
 Ngoài các nghiên cứu về mặt thực nghiệm, phản ứng Diels–Alder cũng đã thu hút được sự quan 
tâm nghiên cứu của các nhà hóa học lý thuyết như nghiên cứu cấu trúc chuyển tiếp của phản ứng 
Diels–Alder giữa buta-1,3-Diels với acrolein [3], ảnh hưởng của nhóm thế và cấu trúc chuyển tiếp đối 
với phản ứng Diels-Alder của butadiels và cyclopenta-1,3-Diels với acriylonitrin [4], phản ứng giữa 1,4-
Diaza-buta-1,3-Diels với acrolein [5], vai trò của nhóm thế đối với độ chọn lọc vị trí trong phản ứng 
Diels-Alder [6]. Tuy nhiên, một nghiên cứu tương đối có tính chất hệ thống về ảnh hưởng của nhóm 
thế đến khả năng phản ứng và đô chon loc lập thể của phản ứng Diels–Alder vẫn chưa thực hiện 
nhiều, đặc biệt ở Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi tập trung giải quyêt những vân đê này thông 
qua phản ứng công đóng vòng Diels–Alder giữa isopren với CH2=CH-Y (Y= -H, -C2H3, -C6H5, -CN, -
COOH, -CHO, -NO2, -CH3, -OCH3) bằng phương pháp hóa học tính toán. 
II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH 
 Tất cả các tính toán được thực hiện bằng phần mềm Gaussian 03 [7]. Chúng tôi lựa chọn phương 
pháp DFT.B3LYP/6-311++G** để thực hiện tính toán tối ưu hình học và năng lượng bởi các kết quả của 
các nghiên cứu trước đây thu được theo phương pháp này trong việc tối ưu hóa hình học và xác định 
tần số dao động các đồng phân và các trạng thái chuyển tiếp là rất tốt [8, 9]. Sự xác định đúng một TS 
dựa vào việc phân tích tần số dao động. Từ các kết quả nhận được ở trên sẽ tính năng lượng hoạt hóa 
(Ea) đối với mỗi phản ứng ở 298K, 1 atm. Trên cơ sở cấu trúc đã tối ưu, chúng tôi tính năng lượng của 
HOMO, LUMO và hệ số obitan biên tại HF/3-21. 
 Dựa vào việc phân tích phân bố tự nhiên (natural population analysis-NPA) cho phép đánh giá 
được mức độ chuyển và hướng chuyển của điện tích [10]. Điện tích chuyển (QCT) trong trạng thái 
chuyển tiếp được tính tại B3LYP/6-311++G**. 
Cấu trúc chuyển tiếp
(TS)
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 19
S
Ố
 0
6
 N
Ă
M
 2
0
18
Hình 1: Sơ đồ hình thành các cấu trúc chuyển tiếp. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
1. Ảnh hưởng của các nhóm thế đến năng lượng HOMO, LUMO 
 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ba loại nhóm thế phổ biến, mỗi loại có cách ảnh hưởng khác 
nhau đến năng lượng HOMO, LUMO và hệ số obitan biên. Kết quả tính năng lượng HOMO, LUMO của 
hợp phần đienophin được trình bày ở Bảng 1 cho thấy: 
 - Các nhóm thế tạo với liên kết của etylen thành một hệ hiđrocacbon liên hợp như: -CH=CH2 
(vinyl), -C6H5 (phenyl) làm tăng năng lượng HOMO (từ -10,25 eV trong etylen đên -8,71 eV trong buta-
1,3-Diels và -8,30 eV trong vinyl benzen) và làm giảm năng lượng LUMO (từ 4,98 eV trong etylen 
xuông 3,41 eV trong buta-1,3-Diels và 2,9 eV trong vinyl benzen). 
 - Các nhóm thế có tính hút electron từ hệ của etilen như: -CN, -COOH, -CHO, -NO2 làm giảm 
năng lượng của cả HOMO và LUMO. Chẳng hạn, etylen có năng lương HOMO (-10,25 eV), LUMO (4,98 
eV), trong acrylonitrin các giá trị năng lương tương ứng này đêu giảm so với etylen: HOMO (-10,69 eV), 
LUMO (2,71 eV), hay trong axit acrylic: HOMO (-11,07 eV), LUMO (2,61 eV), 
 - Các nhóm thế có tính đẩy electron vào hệ của etilen như: -CH3, -OCH3 thì làm tăng năng 
lượng của cả HOMO và LUMO. Chăng han, etylen có năng lương HOMO (-10,25 eV), LUMO (4,98 eV), 
trong propen các giá trị năng lương tương ứng này đêu tăng so với etylen: HOMO (-9,73 eV), LUMO 
(5,18 eV), hay trong metyl vinyl ete: HOMO (-9,24 eV), LUMO (5,62 eV). 
 Qui luật biến đổi năng lượng HOMO, LUMO có thể giải thích một cách định tính dựa trên mô 
hình Hückel [11, 12] như sau: 
Hình 2: Sự biến đối năng lượng obitan biên của các dẫn xuất etylen so với etylen. 
 Trong Hinh 2.a, LUMO cua hê hiđrocacbon liên hơp (buta-1,3-đien) đươc hình thành từ sự tô 
hơp 2 obitan của 2 phân tử etylen, còn HOMO đươc hình thành từ 2 obitan . Theo nguyên tăc 
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT20
T
Ạ
P
 C
H
Í 
K
H
O
A
 H
Ọ
C
 C
Ô
N
G
 N
G
H
Ệ
 V
À
 M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
tô hơp đó, khi mach hiđrocacbon liên hơp càng dài thì năng lương LUMO càng giảm, còn năng lượng 
HOMO tăng. Trong Hình 2.b, LUMO và HOMO của các dân xuât chứa các nhóm hút electron đươc hình 
thành do sư tổ hợp giữa với và . LUMO và HOMO của các dân xuât chứa các nhóm hút 
electron đêu có năng lương thâp hơn LUMO và HOMO trong etylen. Trong đó năng lương LUMO giảm 
nhiêu hơn so với HOMO vì LUMO có năng lương gần với năng lương . Còn trong Hình 2.c, LUMO và 
HOMO của các dân xuât chứa các nhóm đây electron được hình thành do sự tô hơp giữa obitan chứa 
căp electron của các nhóm này với và . LUMO và HOMO của các dân xuât chứa các nhóm đây 
electron đều có năng lương cao hơn LUMO và HOMO trong etylen. Trong đó năng lương năng lương 
HOMO tăng nhiêu hơn so với LUMO vì HOMO có năng lương gân với năng lương obitan chứa căp 
electron. 
2. Ảnh hưởng của nhóm thế đến khả năng phản ứng 
 Thuyết obitan phân tử biên dự đoán khả năng phản ứng dựa vào khoảng cách năng lượng 
HOMO-LUMO ( (HOMO-LUMO)) của các chất phản ứng [11]. 
Bảng 1: Giá trị năng lượng HOMO, LUMO và (LUMO–HOMO) được tính ở mức HF/3-21G. 
 MO 
E (eV) (eV) 
Tính 
Tham khảo 
[13] 
LUMOđienophin–
HOMOđien 
LUMOđien–
HOMOđienophin 
 s-cis LUMO 3,75 
HOMO -8,81 
 LUMO 4,98 5,08 13,79 14,00 
HOMO -10,25 -10,33 
, s-trans LUMO 3,41 3,59 12,22 12,46 
HOMO -8,71 -8,85 
 LUMO 2,9 3,14 11,71 12,04 
HOMO -8,30 -8,45 
 LUMO 2,71 11,52 14,43 
HOMO -10,69 
, s-cis LUMO 2,61 2,89 11,42 14,81 
HOMO -11,07 -10,91 
, s-trans LUMO 2,53 11,34 14,49 
HOMO -10,74 
 LUMO 1,47 10,28 15,39 
HOMO -11,64 
 LUMO 5,18 5,3 13,99 13,47 
HOMO -9,73 -9,83 
, s-cis LUMO 5,62 14,43 12,99 
HOMO -9,24 
 Căn cứ vào (LUMO-HOMO) cho thấy trong phản ứng giữa isopren với CH2 = CH – Y (Y= -H, -
C2H3, -C6H5, -CN, -COOH, -CHO, -NO2) xảy ra sự tương tác giữa HOMO của isopren (đien) và LUMO của 
đienophin, khi đó electron từ HOMO của isopren (đien) chuyển sang LUMO của đienophin. Ngược lại, 
trong phản ứng giữa isopren với CH2 = CH – Y (Y= -CH3, -OCH3) electron được chuyển từ HOMO của 
đienophin sang LUMO của isopren (đien). Dự đoán này hoàn toàn phù hợp với kết quả tính điện tích 
chuyển (QCT) được trình bày ở Bảng 2 (QCT có giá trị âm tương ứng với sư chuyên electron từ HOMO 
của Diels sang LUMO của đienophin, còn QCT có giá trị dương tương ứng với sư chuyên electron từ 
HOMO của đienophin sang LUMO của đien). 
 Theo Bảng 1, các dẫn xuất chứa nhóm thế hút electron như: -CN, -COOH, -CHO, -NO2 làm giảm 
đáng kể năng lượng của LUMO so với etylen. Kết quả là (LUMOđienophin–HOMOisopren) nhỏ hơn rất 
nhiều so với (LUMOisopren–HOMOđienophin), cụ thể (LUMOisopren-HOMOacrilonitrin) = 11,52 eV còn 
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 21
S
Ố
 0
6
 N
Ă
M
 2
0
18
(LUMOacrilonitrin-HOMOisopren) = 14,43 eV hay (LUMOisopren-HOMOacrolein) = 11,34 eV còn 
(LUMOacrolein-HOMOisopren) = 14,49 eV,... Nhìn chung, trong các phản ứng giữa isopren với các dẫn 
xuất etylen có chứa nhóm thế loại này thì giữa năng lượng hoạt hóa (Ea) và (LUMOđienophin–
HOMOisopren) có mối quan hệ với nhau. Có nghĩa là, trong phản ứng Diels-Alder giữa isopren với các 
dẫn xuất chứa các nhóm hút electron như: -CN, -COOH, -CHO, -NO2, khi (LUMOđienophin–HOMOisopren) 
càng nhỏ thì phản ứng xảy ra nhanh hơn. Điêu này hoàn toàn phù hơp với nghiên cứu thưc nghiêm vê 
đông hoc của phản ứng công đóng vòng giữa isopren với etylen (k = 3,51.10-24 cm3/phân tử.s) và 
acrolein (k = 2,61.10-22 cm3/phân tử.s) ở 600K và 2,53 Pa [14, 15]. Tuy nhiên, đối với các dẫn xuất chứa 
nhóm làm tăng năng lượng HOMO như: -C2H3, -C6H5, -CH3, -OCH3 thì giữa Ea và (LUMO-HOMO) hầu 
như không có quan hệ với nhau. Cu thê, trong phản ứng giữa isopren với CH2=CH-CH3, 
(LUMOpropen-HOMOisopren) = 13,47 eV nhỏ hơn (LUMOisopren-HOMOetylen) = 13,79 eV nhưng Ea của 
phản ứng giữa isopren nhìn chung đêu cao hơn Ea của phản ứng giữa isopren với etylen (Bảng 2). 
 Như vây, thuyêt obitan phân tử biên (FMO) đôi khi không thể đưa ra một dự đoán tốt về khả 
năng phản ứng của phản ứng Diels–Alder. Sở dĩ có sư bât hơp lí này là do sai sót của thuyết obitan 
phân tử biên. Theo thuyết obitan phân tử biên, trong hai khoảng cách (LUMOđienophin-HOMOđien) và 
(LUMOđien-HOMOđienophin) thì chỉ có (LUMO-HOMO) nào nhỏ hơn thì sẽ được xem xét để đánh 
giá khả năng phản ứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng, tương tác giữa Diels và đienophin là tổ 
hợp của hai tương tác–tương tác giữa LUMO của đienophin với HOMO của Diels và tương tác giữa 
HOMO của đienophin với LUMO của đien. Sự đánh giá đầy đủ nhất sẽ bao gồm cả hai loại tương tác 
này. Nếu bỏ qua một trong hai có thể dẫn đến sai sót, đặc biệt đối với những trường hợp mà hai tương 
tác này có (LUMO-HOMO) tương đương nhau. Khi nghiên cứu phản ứng Diels–Alder giữa buta-1,3-
Diels với etylen, Spindo [16] đã chỉ ra rằng, hai tương tác này không xảy cùng một lúc. Tương tác giữa 
LUMO của etylen và HOMO của buta-1,3-Diels xảy ra trước còn tương tác giữa HOMO của etylen và 
LUMO của buta-1,3-Diels xảy ra sau. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể bỏ qua tương tác nào. 
3. Ảnh hưởng của nhóm thế đến đô chon loc lập thể 
 Đô chon loc lập thể tương đối của các nhóm thế ở các tâm lập thể mới được tạo thành trong sản 
phẩm cộng bởi hai sư đinh hướng endo và exo (Hình 1). 
Bảng 2: Năng lượng hoạt hóa (Ea), độ dài liên kết (Å), tần số dao động ảo và điện tích chuyển (QCT). 
Y TS Ea (kcal/mol) (Å) (Å) Tần số dao động (cm-1) QCT 
H 28,112 2,239 2,256 547,82i -0,0094 
C2H3 
m-endo-s-cis 28,9467 3,116 1,943 440,28i -0,0058 
m-endo-s-
trans 
30,4093 2,474 2,062 524,95i -0,0354 
m-exo-s-cis 29,7592 2,695 1,965 480,50i -0,0323 
m-exo-s-trans 29,4574 2,541 2,007 514,80i -0,0299 
p-endo-s-cis 29,9174 1,999 2,737 460,51i -0,0389 
p-endo-s-
trans 
30,2082 2,058 2,510 511,21i -0,0528 
p-exo-s-cis 29,1511 1,970 2,737 473,00i -0,0562 
p-exo-s-trans 28,9205 2,003 2,594 489,08i -0,0457 
C6H5 
m-endo 28,6797 2,524 2,038 526,88i -0,1964 
m-exo 28,1629 2,588 1,992 509,30i -0,1942 
p-endo 28,6889 2,057 2,531 499,86i -0,1958 
p-exo 27,6609 1,994 2,642 492,34i -0,1977 
CN 
m-endo 24,9714 2,470 2,079 511,80i -0,1384 
m-exo 24,5655 2,521 2,032 506,61i -0,1295 
p-endo 24,5336 2,048 2,523 498,42i -0,1251 
p-exo 23,6844 2,019 2,584 490,15i -0,1485 
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT22
T
Ạ
P
 C
H
Í 
K
H
O
A
 H
Ọ
C
 C
Ô
N
G
 N
G
H
Ệ
 V
À
 M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
COOH 
m-endo-s-cis 23,1294 2,525 2,033 483,95i -0,1395 
m-endo-s-
trans 
24,6408 2,474 2,061 495,24i -0,1303 
m-exo-s-cis 23,2865 2,550 2,045 487,63i -0,1313 
m-exo-s-trans 24,4166 2,480 2,056 497,23i -0,1265 
p-endo-s-cis 22,3865 2,030 2,577 466,79i -0,1578 
p-endo-s-
trans 
23,8895 2,048 2,523 481,39i -0,1504 
p-exo-s-cis 22,4770 2,021 2,586 473,27i -0,1511 
p-exo-s-trans 23,6704 2,038 2,549 479,18i -0,1455 
CHO 
m-endo-s-cis 22,6158 2,684 1,989 444,55i -0,1614 
m-endo-s-
trans 
24,4544 2,502 2,049 489,08i -0,1324 
m-exo-s-cis 23,5239 2,643 1,999 455,52i -0,1496 
m-exo-s-trans 24,9963 2,474 2,062 496,92i -0,1297 
p-endo-s-cis 21,8563 2,006 2,736 425,73i -0,1817 
p-endo-s-
trans 
23,6815 2,040 2,555 475,45i -0,1515 
p-exo-s-cis 22,5435 1,991 2,710 440,20i -0,1737 
p-exo-s-trans 24,2348 2,042 2,553 478,60i -0,1508 
NO2 
m-endo 20,772 2,536 2,034 473,26i -0,1925 
m-exo 21,068 2,548 2,030 475,52i -0,1819 
p-endo 19,770 2,020 2,632 447,00i -0,2185 
p-exo 19,957 2,004 2,633 450,89i -0,2104 
CH3 
m-endo 31,0345 2,284 2,210 550,39i 0,0089 
m-exo 30,8465 2,314 2,181 549,54i 0,0059 
p-endo 31,0698 2,227 2,281 541,41i 0,0049 
p-exo 30,7540 2,165 2,325 550,16i 0,0005 
OCH3 
m-endo-s-cis 34,8094 2,307 2,136 587,15i 0,0556 
m-endo-s-
trans 
30,9738 2,532 2,017 531,51i 0,1060 
m-exo-s-cis 34,1687 2,403 2,054 581,11i 0,0702 
m-exo-s-trans 31,0585 2,575 1,994 543,29i 0,0980 
p-endo-s-cis 34,8622 2,133 2,318 582,02i 0,0493 
p-endo-s-
trans 
31,1689 2,046 2,541 522,35i 0,0864 
p-exo-s-cis 34,1856 2,057 2,414 575,01i 0,0590 
p-exo-s-trans 31,0149 2,013 2,574 530,23i 0,0783 
 Trong hai sư đinh hướng endo và exo thì đinh hướng exo thuận lợi hơn đinh hướng endo do 
tránh được các tương tác lập thể bất lợi [17]. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với phản ứng giữa 
isopren với CH2=CH-Y (Y= -CH3, -OCH3). Trong các phản ứng này, đinh hướng exo thuận lợi về mặt 
động học, tức đinh hướng exo có Ea thấp hơn đinh hướng endo. Cu thê theo Bảng 2, trong phản ứng 
giữa isopren với CH2=CH-CH3 có Ea (m-endo) = 31,0345 kcal/mol, Ea (m-exo) = 30,8465 kcal/mol, Ea (p-
endo) = 31,0698 kcal/mol, Ea (p-exo) = 30,7540 kcal/mol. Cũng theo Bảng 2, trong các cấu trúc chuyển 
tiếp của phản ứng giữa isopren với CH2=CH-OCH3, cấu hình s-trans của CH2=CH-OCH3 chiếm ưu thế 
hơn cấu hình s-cis, nghĩa là Ea trong các cấu hình s-trans của metyl vinyl ete đểu thấp hơn cấu hình s-
cis. Măc dù theo tính toán của chúng tôi cũng như tài liệu tham khảo [18], ở trạng thái cơ bản CH2=CH-
OCH3 có cấu hình s-trans bền hơn cấu hình s-cis. Điều này được giải thích trên cơ sở tương tác tĩnh 
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 23
S
Ố
 0
6
 N
Ă
M
 2
0
18
điện giữa các cặp electron độc thân của oxy với phần điện tích dương của anken trong trạng thái 
chuyển tiếp [18] (Hình 3). 
Hình 3: Mô tả cấu hình của metyl vinyl ete ở trạng thái cơ bản và ở trong cấu trúc chuyển tiếp. 
 Trong phản ứng giữa isopren với CH2 = CH–Y (Y= -COOH, -CHO, -NO2) thì đinh hướng endo lại 
thuận lợi hơn đinh hướng exo - năng lượng hoạt hóa theo đinh hướng endo nhỏ hơn so với đinh 
hướng exo (Bảng 2). Chẳng han, trong phản ứng giữa isopren vơi CH2=CH-NO2 có Ea(m-endo) = 20,772 
kcal/mol, Ea(m-exo) = 21,068 kcal/mol, Ea(p-endo) = 19,770 kcal/mol, Ea(p-exo) = 19,957 kcal/mol. Hiện 
tượng trên được giải thích theo quy tắc Alder hay quy tắc tích lũy tính không no [19], trong trạng thái 
chuyển tiếp endo, sự xen phủ obitan thứ cấp được hình thành giữa obitan trong nhóm thế không 
no của đienophin với obitan mới được tạo thành trong isopren, điều này giúp làm giảm đáng kể 
năng lượng hoạt hóa. Tương tự như trường hợp của metyl vinyl ete, mặc dù ở trạng thái cơ bản, 
CH2=CH-CHO có cấu hình s-trans bền hơn cấu hình s-cis [12] nhưng trong các cấu trúc chuyển tiếp, 
cấu hình s-cis của CH2=CH-CHO chiếm ưu thế hơn cấu hình s-trans. Điều này là do ở cấu hình s-cis, 
ngoài thuận lợi cho sự xuất hiện xen phủ obitan thứ cấp thì LUMO ứng với cấu hình này có năng lượng 
(2,49 eV) thấp hơn năng lượng (2,53 eV) cấu hình s-trans (Hình 4). Do vậy, sự xen phủ giữa HOMO của 
isopren-s-cis với LUMO của CH2=CH-CHO-s-cis sẽ trở nên thuận lợi. Hiện tượng thay đổi cấu hình của 
đienophin cũng xuất hiện đối với CH2=CH-CH=CH2. Trong các cấu trúc chuyển tiếp endo, cấu hình s-cis 
của CH2=CH-CH=CH2 chiếm ưu thế hơn cấu hình s-trans: Ea(m-endo-s-cis) = 28,9467 kcal/mol, Ea(m-
endo-s-trans) = 30,4093 kcal/mol, Ea(p-endo-s-cis) = 29,9174 kcal/mol, Ea(p-endo-s-trans) = 30,2082 
kcal/mol. Điều này cũng không ngoài dự đoán sự xuất hiện xen phủ obitan thứ cấp trong các cấu trúc 
endo-s-cis. Dự đoán này dựa trên cơ sở về độ dài liên kết giữa C2(isopren) – C3(đienophin) (Hình 5). Ở cấu hình 
s-cis, khoảng cách này (3,168 Å) ngắn hơn ở cấu hình s-trans (3,361 Å). Do vậy sẽ thuận lợi cho sự xen 
phủ obitan giữa C2(isopren) với C3(đienophin). 
Hình 4: HOMO của isopren-s-cis và các LUMO của CH2=CH-CHO cùng với hệ số obitan tại HF/3-21G. 
s-cis ở trạng thái cơ bản s-tras ở trạng thái chuyển tiếp
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT24
T
Ạ
P
 C
H
Í 
K
H
O
A
 H
Ọ
C
 C
Ô
N
G
 N
G
H
Ệ
 V
À
 M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
 Tuy nhiên, mặc dù chứa các nhóm thế không no nhưng trong phản ứng giữa isopren với 
CH2=CH-Y (Y= -C6H5, -CN) lại cho thấy đinh hướng exo lại thuận lợi về mặt động học hơn endo - năng 
lượng hoạt hóa theo đinh hướng exo nhỏ hơn so với đinh hướng endo (Bảng 2). Kết quả này hoàn 
toàn giống với kết quả của nhóm tác giả Houk, Jorgensen khi nghiên cứu về phản ứng giữa 
xiclopenta-1,3-Diels với acrylonitrin ở HF/3-21G [20]. Ở đây nhóm tác giả đã tính được = 26 
kcal/mol, còn = 25,7 kcal/mol. Điều này hoàn toàn mẫu thuẫn với quy tắc Alder [19] cũng như 
kết luận mà chúng tôi tham khảo ở [21]. Và để giải thích hiện tượng bất thường này có lẽ xuất phát từ 
sự không thuận lợi về mặt hình học để xuất hiện xen phủ obitan thứ cấp trong cấu trúc chuyển tiếp. 
Cu thê chúng tôi khảo sát độ dài liên kêt giữa hai nguyên tử cacbon có khả năng xuất hiện xen phủ 
obitan thứ cấp, đó là khoảng cách C2 của Diels với C3 của nhóm thế không no. Trong các cấu trúc TS-
endo của phản ứng giữa isopren với CH2=CH-Y (Y= -C6H5, -CN) (Hình 5e; 5g; 5h và 5i) thì đô dài liên 
kêt này lần lươt là 3,289 Å; 3,320 Å; 3,205 Å và 3,248 Å. Đô dài liên kêt này lớn hơn so với những trường 
hợp có xen phủ obitan thứ cấp, ví dụ như trong phản ứng giữa isopren với CH2=CH-COOH-s-cis (Hình 
5a) là 3,170 Å, còn với CH2=CH-C2H3-s-cis (Hình 5c) là 3,168 Å. Điều này dẫn đến sự xen phủ obitan 
giữa hai nguyên tử cacbon này kém hiệu quả. Như vây, trong phản ứng giữa isopren với CH2=CH-Y (Y= 
-C6H5, -CN) thì đinh hướng endo không thuận lợi xuất hiện xen phủ obitan thứ cấp, do đó đối với các 
phản ứng này đinh hướng exo sẽ chiếm ưu thế. 
Hình 5: Cấu trúc các trạng thái chuyển tiếp trong phản ứng giữa isopren với CH2=CH-COOH (a, b); 
CH2=CH-C2H3 (c, d); CH2=CH-C6H5 (e, g) và CH2=CH-CN (h, i) ở mức B3LYP/6-311++G**. Độ dài liên kết 
tính theo đơn vị angstron (Å). 
KHOA HOÏC KYÕ THUAÄT 25
S
Ố
 0
6
 N
Ă
M
 2
0
18
IV. KẾT LUẬN 
 Việc khảo sát lý thuyêt vê ảnh hưởng của các nhóm thê đên khả năng phản ứng và đô chon lọc 
lập thể của phản ứng cộng đóng vòng Diels-Alder giữa isopren với 9 hợp phần đienophin CH2=CH-Y 
đã đươc thưc hiên. Chúng tôi rút ra môt sô kêt luân chính sau đây: 
1. Khả năng phản ứng 
 Các nhóm thê hút electron: -CN, -COOH, -CHO, -NO2 sẽ làm giảm đáng kể năng lượng LUMO trên 
đienophin, do đó làm giảm khoảng cách năng lượng của HOMO(isopren) và LUMO(đienophin) nên phản ứng 
xảy ra nhanh hơn so với phản ứng giữa isopren với etylen. Kêt quả này hoàn toàn phù hợp với dự 
đoán theo thuyêt obitan phân tử biên (FMO). Tuy nhiên, thuyêt này không dự đoán tốt về khả năng 
phản ứng đối với phản ứng Diels-Alder giữa isopren với CH2=CH-Y (Y = -C2H3, -C6H5, -CH3, -OCH3). Mặc 
dù (HOMO-LUMO) trong các phản ứng này đều thuận lợi cho phản ứng xảy ra hơn là trường hợp 
giữa isopren với etylen. Tuy nhiên, năng lượng hoạt hóa (Ea) của các phản ứng này đều cao hơn phản 
ứng giữa isopren với etylen. 
2. Độ chọn lọc lập thể 
 - Trong phản ứng giữa isopren với CH2=CH-Y (Y= -CH3, -OCH3), do tránh được các tương tác lập 
thể bất lợi nên đinh hướng exo thuận lợi về mặt động học hơn đinh hướng endo. 
 - Quy tắc Alder (hay quy tắc tích lũy tính không no) là quy tắc quan trọng để xác định độ chọn 
loc lập thể của phản ứng Diels- Alder. Trong phản ứng giữa isopren với CH2=CH-Y (Y= -C2H3, -COOH, -
CHO, -NO2), do xuât hiên sư xen phủ obitan thứ câp được hình thành giữa obitan trong nhóm thế 
không no của đienophin với obitan mới được tạo thành trong isopren nên đinh hướng endo đã làm 
giảm đáng kể năng lượng hoạt hóa nên đinh hướng endo thuận lợi về mặt động học hơn đinh hướng 
exo. Tuy nhiên, phản ứng giữa isopren với CH2=CH-Y (Y= -C6H5, -CN), mặc dù các nhóm: -C6H5, -CN 
cũng là các nhóm không no nhưng định hướng endo không thuận lợi vê mặt động học hơn định 
hướng exo. Đây là những trường hợp ngoại lệ của quy tắc Alder./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2003), Hóa học hữu cơ, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục. 
 2. Thái Doãn Tĩnh (2001), Cơ sở Hóa học hữu cơ, Tập 1, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 
 3. Richard J. Loncharich, Frank K.Brown, and K.N.Houk, J. Org. Chem. 54, 1129-1134, 1989. 
 4. Houk, Jorgensen, J. Am. Chem. Soc., 111, 9172, 1989. 
 5. Gab-Young Lee, Ha-Young Kim and In-Sook Han, Bull. Korean Chem. Soc., Vol. 20, No.5, 621-623, 1999. 
 6. A. Mohajeri and M. Shahamirian, J. Iran. Chem. Soc., Vol. 7, No.3, 554-563, 2010. 
 7. M. J. Frisch, G. W. Trucks, H. B. Schlegel,, J. A. Pople - Gaussian, Gaussian, Inc., Pittsburgh PA, 2003. 
 8. Baboul A. G., Curtiss L. A., Redfern P. C., Raghavachari K. (1999), “Gaussian-3 theory using density functional geometries and zero-point 
energies”, J. Chem. Phys., 110, pp. 7650-7657. 
 9. Mebel A. M., Morokuma K., Lin M. C. (1995), “Modification of the Gaussian-2 Theoretical Model: The Use of Coupled Cluster Energies, Density 
Functional Geometries and Frequencies”. J. Chem. Phys., 103, pp. 7414-7421. 
 10. A.E. Reed, L.A. Curtiss, F. Weinhold, Chem. Rev. 88, 899, 1988. 
 11. Ian Fleming, Molecular Orbitals and Organic Chemical Reactions, Wiley, London, 2009. 
 12. Nguyen Trong Anh, Frontier Orbital, Wiley, London, 2007. 
 13.  
 14. Simmie, J.M., Int. J. Chem. Kinet.; 10; 1978. 
 15. Kistiakowsky, G.B.; Lacher, J.R.; J. Am. Chem. Soc.; 58; 123 – 133; 1936. 
 16. Spindo, C.; Pesant, M.; Dory, Y. Angew. Chem. Int. Ed. 1998, 37, 3262 – 3265. 
 17. Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thanh Tuấn, Tổng hợp hữu cơ, Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2012. 
 18. Jian Liu, Satomi Niwayama, Ying You, and K.N. Houk, J. Org. Chem., Vol. 63, No.4, 1067, 1998. 
 19. Woodward, R.B.; Hoopmann, R. J. Am. Chem. Soc., 87, 4388, 1965. 
 20. Houk, Jorgensen, J. Am. Chem. Soc., 111, 9172, 1989. 
 21. Thái Doãn Tĩnh, Cơ chế và phản ứng Hóa học hữu cơ, Tập 3, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2008. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_anh_huong_cua_cac_nhom_the_den_kha_nang_phan_ung_do.pdf