Khảo sát vai trò của kỹ năng nói trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên năm thứ 2 tại Học viện Quân y
TÓM TẮT
Kỹ năng nói thường được nhận định là một kỹ năng quan trọng, thiết yếu của quá trình học ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, không phải người học nào cũng nhận thức được
tầm quan trọng của kỹ năng nói và chủ động thực hành kỹ năng này. Nghiên cứu 220 sinh viên
năm thứ 2 tại Học viện Quân y thông qua bộ câu hỏi thăm dò, chúng tôi thấy rằng kỹ năng nói
giữ một vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội tiếng Anh của hầu hết SV tham gia nghiên cứu.
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát vai trò của kỹ năng nói trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên năm thứ 2 tại Học viện Quân y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát vai trò của kỹ năng nói trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên năm thứ 2 tại Học viện Quân y
104 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỹ năng nói là khả năng biểu đạt bằng lời nói. Kỹ năng nói khác với các kỹ năng khác như đọc, viết, nghe ở chỗ đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố để phát ra lời nói. Kỹ năng nói là một dạng kỹ năng đặc biệt của con người; nó không phải là cái được di truyền và cũng không phải bẩm sinh. Kỹ năng nói được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp, người học nắm vững và thực hiện các hành vi giao tiếp khác nhau. Kỹ năng nói được coi là mặt biểu hiện bên ngoài của năng lực, trí tuệ (Platonov, 1963, tr.37). Kỹ năng nói rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách để thể hiện ngôn ngữ cần diễn đạt. Với những người bình thường, người nói sử dụng lời NGUYỄN THỊ THU HIỀN * *Học viện Quân y, ✉ hiennguyenvmmu@gmail.com Ngày nhận bài: 27/02/2018; ngày sửa chữa: 05/5/2018; ngày duyệt đăng: 20/5/2018 (Đề tài được thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển nghiên cứu cơ sở của Học viện Quân y năm 2016) KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG NÓI TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ 2 TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y nói để diễn đạt ý tưởng và nguyện vọng của mình (speaking skill); với những người khiếm khuyết về ngôn ngữ, họ sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể (body language) như: chân tay, ánh mắt... để diễn đạt ý. Do đó, việc giảng dạy kỹ năng nói ngoại ngữ là dạy cho người học các cách thức, phương thức biểu đạt ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ tương ứng. Quá trình này diễn ra bằng việc rèn luyện khả năng tư duy và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ ở người học. Trong bài viết của mình, Shumin (2002, tr.205) cho rằng: “nói là kỹ năng đáng được chú ý đến nhiều như các kỹ năng văn chương (literary skills) cả trong quá trình học tiếng mẹ đẻ và học ngoại ngữ”. Mục đích của việc học một ngoại ngữ là có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. Theo Nunan TÓM TẮT Kỹ năng nói thường được nhận định là một kỹ năng quan trọng, thiết yếu của quá trình học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, không phải người học nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nói và chủ động thực hành kỹ năng này. Nghiên cứu 220 sinh viên năm thứ 2 tại Học viện Quân y thông qua bộ câu hỏi thăm dò, chúng tôi thấy rằng kỹ năng nói giữ một vai trò quan trọng trong quá trình lĩnh hội tiếng Anh của hầu hết SV tham gia nghiên cứu. Từ khóa: khảo sát, kỹ năng nói, sinh viên năm thứ 2, vai trò của kỹ năng nói 105KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v (1991, tr.39), “Đối với hầu hết người học thì việc làm chủ kỹ năng nói là yếu tố quan trọng nhất của quá trình học một ngoại ngữ và sự thành công trong kỹ năng nói được đánh giá bởi khả năng triển khai một cuộc hội thoại bằng ngôn ngữ đó.” Bởi vậy, người học ngoại ngữ cần phải rèn luyện để đạt được sự tự tin về khả năng nói của mình. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu gần đây, kỹ năng nói còn có vai trò hỗ trợ sự phát triển của các kỹ năng khác như kỹ năng đọc (Hilferty, 2005), kỹ năng viết (Trachsel & Severino, 2004) và kỹ năng nghe (Regina, 1997). Tuy nhiên, không phải sinh viên (SV) nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nói và thực hành kỹ năng này ở mức cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của kỹ năng nói trong quá trình học tiếng Anh của SV năm thứ 2 tại Học viện Quân y (HVQY). 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 220 SV năm thứ 2 của HVQY ở độ tuổi từ 19 đến 21. Các SV này được chọn ngẫu nhiên, không phân biệt giới tính, vùng miền (miền núi hay đồng bằng) cũng như mức phát triển kinh tế (thành thị hay nông thôn). Tất cả các đối tượng này đều sẵn sàng tham gia nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính đồng nhất của các đối tượng, chúng tôi chỉ đưa vào nghiên cứu các SV có trình độ ngoại ngữ A2. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài báo sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Phương pháp này được tiến hành nhằm khảo sát nhận thức của SV về vai trò của kỹ năng nói trong quá trình lĩnh hội một ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. 2.2.1. Công cụ thu thập số liệu: khảo sát, điều tra theo bộ câu hỏi (questionnaire) Bộ câu hỏi thăm dò gồm 15 câu hỏi về các nội dung sau: thông tin cá nhân của SV (tuổi, giới tính), trình độ tiếng Anh hiện tại, nhận định của SV về vai trò của kỹ năng nói trong quá trình học tiếng Anh, ảnh hưởng của kỹ năng nói đến các yếu tố ngôn ngữ cũng như các kỹ năng khác và tần suất SV nói tiếng Anh ngoài lớp học. Tất cả các câu hỏi được trình bày dưới dạng có/không hoặc chọn đáp án phù hợp nhất. Các câu hỏi được thiết kế đơn giản, ngắn gọn, đọc nhanh, hiểu dễ, không phức tạp, chủ yếu đưa ra nhận định của SV. Các câu hỏi chỉ mang tính đơn nghĩa, không có nội dung mập mờ, khó hiểu. Các câu hỏi được đánh giá ngang bằng nhau về vai trò, không câu nào quan trọng hơn câu nào. Chúng tôi sử dụng phần mềm Microsoft Word 2013 soạn bộ câu hỏi thăm dò nhận thức của SV về vai trò của kỹ năng nói trong quá trình lĩnh hội một ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Sau đây là ví dụ minh họa về một số câu hỏi thăm dò được sử dụng trong nghiên cứu: Câu hỏi 1: Để học và lĩnh hội một ngoại ngữ, theo Anh (Chị) kỹ năng nào được coi là quan trọng nhất? Anh (Chị) hãy xếp theo thứ tự : 1 = ít quan trọng, 2 = tương đối quan trọng, 3 = quan trọng, 4 = rất quan trọng. Khoanh tròn vào bảng dưới đây: Nghe hiểu Đọc hiểu Nói Viết Câu hỏi 2: Theo Anh (Chị), kiến thức nào dưới đây bị ảnh hưởng lớn nhất bởi khả năng nói của người học? Anh (Chị) hãy xếp theo thứ tự : 1 = ít ảnh hưởng, 2 = tương đối ảnh hưởng, 3 = ảnh hưởng, 4 = rất ảnh hưởng. Khoanh tròn vào bảng dưới đây: Kiến thức từ vựng Kiến thức ngữ pháp Khả năng nghe hiểu 106 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Câu hỏi 3: Tần suất Anh (Chị) sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ngoài lớp học theo các mức độ nào sau đây, chỉ chọn 1 ô trống phù hợp nhất: Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được trình bày dưới dạng số lượng, tỷ lệ phần trăm (%), so sánh sự khác biệt giữa các tỷ lệ sử dụng thuật toán Chi - Square Test, xử lý trên phần mềm Xử lý số liệu thống kê SPSS v15.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhận định của SV về vai trò của kỹ năng nói được trình bày trong các bảng từ 3.1 đến bảng 3.5 và biểu đồ 3.1. Bảng 3.1. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nói so với các kỹ năng khác trong học tiếng Anh Kỹ năng Mức độ Nói Nghe Đọc Viết n (%) (1) n (%) (2) n (%) (3) n (%) (4) Rất quan trọng 95 43 53 24 24 11 35 16 Quan trọng 70 32 62 28 26 12 59 27 Khá quan trọng 42 19 90 41 86 39 75 34 Ít quan trọng 13 6 15 7 84 38 51 23 p P 1-2 <0,01; p 1-3 <0,01 ; p 1-4 <0,01 Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, số SV được điều tra đều đánh giá kỹ năng nói có tầm quan trọng và rất quan trọng với tỷ lệ lần lượt là 43% và 32%. Số SV đánh giá cao vai trò của kỹ năng nói đạt 75% trong đó tỷ lệ SV không đánh giá cao vai trò của kỹ năng nói là 25%. Đối với kỹ năng nghe, đọc, viết, tỷ lệ SV đánh giá cao vai trò của các kỹ năng này lần lượt là 52%, 23% và 43%. Các mức tỷ lệ này đều thấp hơn so với vai trò của kỹ năng nói (75%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Điều đó cho thấy, theo đánh giá của SV tại HVQY, kỹ năng nói có vai trò quan trọng hơn so với các kỹ năng khác của quá trình học ngôn ngữ Anh. Bảng 3.2. Đánh giá của SV về mức độ khó của kỹ năng nói so với các kỹ năng khác trong học tiếng Anh Kỹ năng Mức độ Nói Nghe Đọc Viết n (%) (1) n (%) (2) n (%) (3) n (%) (4) Rất khó 84 38 70 32 24 11 46 21 Khó 95 43 64 29 55 25 99 45 Khá khó 39 18 68 31 81 37 68 31 Ít khó 2 1 18 8 60 27 7 3 p p 1-2 <0,001; p 1-3 <0,001; p 1-4 <0,001 107KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy, số SV cho rằng kỹ năng nói có mức độ rất khó và khá khó chiếm tỷ lệ tương đối cao với tỷ lệ lần lượt là 38% và 43%. Tổng số nhóm SV đánh giá mức độ khó của kỹ năng nói đạt 81%. Trong khi đó, tỷ lệ SV đánh giá mức độ khó của các kỹ năng nghe, đọc, viết chiếm tỷ lệ lần lượt Bảng 3.3. Đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của kỹ năng nói đến khả năng nắm bắt từ vựng, ngữ pháp và nghe hiểu Các yếu tố Mức độ Từ vựng Ngữ pháp Nghe hiểu n (%) n (%) n (%) Rất ảnh hưởng 93 42 22 10 140 64 Ảnh hưởng 79 36 68 31 64 29 Khá ảnh hưởng 37 17 77 35 16 7 Ít ảnh hưởng 11 5 53 24 0 0 là 61%, 36% và 66%. Mức tỷ lệ này đều thấp hơn so với mức tỷ lệ của kỹ năng nói. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều đó cho thấy, hầu hết các SV đều cho rằng kỹ năng nói là một kỹ năng khó học nhất trong 4 kỹ năng của quá trình học tiếng Anh tại HVQY (xem bảng 3.3) Số liệu trình bày trong bảng 3.3 cho thấy, kỹ năng nói có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng nắm bắt từ vựng, ngữ pháp và khả năng nghe hiểu của SV trong quá trình học tiếng Anh. Cụ thể, tỷ lệ SV đánh giá sự ảnh hưởng cao của kỹ năng nói đến khả năng nghe hiểu với với mức độ rất ảnh hưởng và ảnh hưởng lần lượt là 64% và 29%, tổng số đạt 93%. Trong khi đó, sự ảnh hưởng cao của kỹ năng nói đến khả năng nắm bắt từ vựng và ngữ pháp lần lượt là 78% và 41%. Mức độ ảnh hưởng của kỹ năng nói đến các yếu tố này đều thấp hơn so với khả năng nghe hiểu. Điều đó chứng tỏ, khả năng nghe hiểu của SV là yếu tố chịu mức độ ảnh hưởng cao nhất của kỹ năng nói trong quá trình các em học tiếng Anh tại HVQY. (bảng 3.4) Bảng 3.4. Nhận định của sinh viên về mục tiêu giao tiếp khi học tiếng Anh Nhận định của sinh viên Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Hoàn toàn đồng ý 119 54 Đồng ý 95 43 Không đồng ý 6 3 Hoàn toàn không đồng ý 0 0 Tổng số 220 100 Nhằm tìm hiểu nhận định của SV về mục tiêu chủ yếu nhất khi học tiếng Anh là gì, chúng tôi có thiết kế bảng câu hỏi về mục tiêu này. Trong bảng câu hỏi, nội dung cần xác định được đưa ra 108 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI là: “Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc học tiếng Anh là để giao tiếp, anh (chị) có đồng ý với quan điểm này không?”. Kết quả được trình bày trong bảng 3.4. Theo đó, số SV hoàn toàn đồng ý và đồng ý có số lượng khá lớn, lần lượt là 47 và 38 sinh viên trong tổng số 88 SV. Tỷ lệ của nhóm SV hoàn toàn đồng ý và đồng ý lần lượt chiếm tỷ lệ 54% và 43%, tổng số đạt 97%. Đây là một tỷ lệ rất lớn. Điều đó cho thấy, phần lớn SV đã đặt ra mục tiêu học tiếng Anh để rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp nói chung và kỹ năng nói nói riêng. Vì thế, các biện pháp dạy học nhằm nâng cao kỹ năng nói cho SV học tiếng Anh sẽ góp phần làm tăng khả năng giao tiếp tiếng Anh của SV, đồng thời sẽ giúp quá trình đào tạo sát với nhu cầu người học. Một số nhỏ khác có ý kiến cho rằng, học tiếng Anh phục vụ mục đích khác ngoài giao tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn. Tổng số tỷ lệ SV không đồng ý với quan điểm trên chiếm 3%. Chúng tôi cho rằng, đây là nhóm SV chưa thực sự hiểu rõ vai trò của khả năng giao tiếp đối với việc học tiếng Anh trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Bảng 3.5. Tần suất sinh viên giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học Tần suất Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thường xuyên 20 9 Thỉnh thoảng 121 55 Hiếm khi 53 24 Không bao giờ 26 12 Nhằm tìm hiểu xem SV đã áp dụng tiếng Anh trong cuộc sống thực tế như nào, chúng tôi có tiến hành điều tra tần suất sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ngoài giờ học trên lớp ra sao. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5. Số liệu trong bảng 3.5 cho thấy, tần suất SV giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học rất thấp. Tỷ lệ SV thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (9%). Trong khi đó, nhóm SV thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc thậm chí là không bao giờ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp lại chiếm một tỷ lệ quá lớn, đạt 91%. So với số liệu trong bảng 3.5 dường như có một sự tương phản. Chúng tôi kỳ vọng số SV sẽ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp chiếm số lượng cao bởi mục tiêu của họ là học tiếng Anh để trò chuyện và kết nối với cộng đồng. Như thế có nghĩa là họ sẽ tích cực áp dụng những gì đã được học trên lớp để thực hành ngoài thực tế. Bởi có tới 97% số sinh viên muốn học tiếng Anh để giao tiếp. Số liệu kỳ vọng của chúng tôi mong muốn đó là có một tỷ lệ tương đương số sinh viên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này lại trái ngược lại, chỉ có 9% số SV tích cực áp dụng so với mục tiêu của mình đề ra, trong đó phần lớn SV (91%) đã không sử dụng tiếng Anh theo mục tiêu đã định. Sự nghịch đảo này được trình bày rõ hơn ở trong biểu đồ 3.1. Nếu chúng ta quy đổi mức độ đồng ý về quan điểm mục tiêu học tiếng Anh là để giao tiếp theo thang bảng mức độ đồng ý cao nhất, cao, trung bình và thấp nhất; và nếu chúng ta quy đổi mức độ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ngoài giờ học theo thang bảng tần suất sử dụng cao nhất, cao, trung bình và thấp nhất thì sự tương quan giữa chúng có sự khác biệt. Trong biểu đồ này, chúng tôi nhóm các SV thỉnh thoảng giao tiếp và hiếm khi giao tiếp bằng tiếng Anh vào chung một nhóm là nhóm giao tiếp tiếng Anh trung bình. Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy rõ, càng có nhiều SV muốn học tiếng Anh để giao tiếp thì càng có ít SV sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Trong khi đó số lượng SV không giao tiếp bằng tiếng Anh trên thực tế lại tăng dần lên. Có sự tương phản này, theo chúng tôi, có thể là do sự kém tự tin trong kỹ năng nói của SV. Hầu 109KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v như SV nào cũng muốn học để giao tiếp song do trình độ giao tiếp còn hạn chế, kỹ năng nói còn kém nên số lượng SV sử dụng ngôn ngữ này giao tiếp trong cuộc sống không cao. Theo Baker (2000, tr.2) kỹ năng nói chiếm một tỷ lệ quan trọng trong việc thực hành giao tiếp ngôn ngữ với vai trò là ngôn ngữ thứ 2. Điều này cần được nghiên cứu thêm. Giả sử nhận định trên là đúng, muốn cải thiện tình trạng này, theo chúng tôi, việc cải thiện kỹ năng nói là rất cần thiết. 4. KẾT LUẬN Sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, phần lớn sinh viên (chiếm tỷ lệ 75%) đều đánh giá kỹ năng nói có vai trò quan trọng hơn các kỹ năng khác trong quá trình học ngôn ngữ Anh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra hầu hết các sinh viên được hỏi đều nhận định kỹ năng nói là một kỹ năng khó học nhất trong 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Bên cạnh đó, kỹ năng nói cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến khả năng nắm bắt từ vựng, ngữ pháp và khả năng nghe hiểu của đối tượng nghiên cứu. Từ các kết quả trên, chúng tôi đi đến kết luận mỗi giảng viên tiếng Anh nên định hướng nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nói trên con đường chinh phục tiếng Anh giao tiếp cũng như tiếng Anh chuyên ngành tại HVQY. Sự định hướng này được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó khá hữu hiệu là hoàn chỉnh các bài giảng được biên soạn theo đường hướng giao tiếp. Bên cạnh đó, giảng viên cũng nên kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, các hoạt động ngoại khóa cũng như các câu lạc bộ nói tiếng Anh để định hướng nhận thức của sinh viên được tốt hơn. Tài liệu tham khảo: 1. Platonov K.K. (1963), Tổng quan về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. (bản dịch tiếng Nga – dịch giả Bùi Thị Thúy Nga), Tạp chí Khoa học Xô Viết, số11, tr.37 Biểu đồ 3.1. Sự so sánh giữa mục tiêu học tiếng Anh và tần suất giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài lớp học 110 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018 v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 2. Baker, A. (2000), Improve your Communication Skill. London: Kogan Page. 3. Nunan D. (1991), Language Teaching Methodology. London: Prentice Hall International. 4. Hilferty, A. (2005), The relationship between reading and speaking skills. Focus on Basics. Accessed on 21st March, 2016. <http:// www.ncsall.net/?id=328>. 5. Krashen, S. D. (1982), Principles and Practice in Second Language Acquisition. New York: Pergamon Press. 6. Regina, S. (1997), English Language Arts: A Curriculum Guide for the Middle Level (Grades 6-9). Canada: Saskatchewan Education. 7. Shumin, K. (2002), Factors to Consider: Developing Adult EFL Students Speaking Abilities. In J. C. Richards, & W. A. Renandya (Eds.), Methodology in Language Teaching (pp. 204- 211). Cambridge: Cambridge University Press. 8. Trachsel, M. & Severino. C. (2004), The Challenges of Integrating and Balancing Speaking and Writing in First-Year Rhetoric Classes. Accessed on 15th March, 2016, < com/socscience/english/tc/trachselANDseverino/ trachselANDseverino_module.html>, AN INVESTIGATION INTO THE ROLE OF ENGLISH SPEAKING SKILLS IN ENGLISH LEARNING PROCESS OF THE SECOND-YEAR STUDENTS AT VIETNAM MILITARY MEDICAL UNIVERSITY NGUYEN THI THU HIEN Abstract: Speaking is one of the four important skills in studying a foreign language in general and English in particular. However, not all learners realize the crucial role of speaking or put great effort on improving their English speaking skills. Our study of 220 second-year students at Vietnam Military Medical University using survey questionnaires shows that English speaking skills play a fundamental role in their English acquisition process. Keywords: role of English speaking skills, speaking skill, second-year students Received: 27/02/2018; Revised: 05/5/2018; Accepted for publication: 20/5/2018
File đính kèm:
- khao_sat_vai_tro_cua_ky_nang_noi_trong_qua_trinh_hoc_tieng_a.pdf