Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D

Singapore là một trong số ít các quốc gia thu hút được dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, đặc biệt là FDI vào

lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong bối cảnh hội nhập

sâu rộng hiện nay, sự xuất hiện của các dự án đầu tư FDI trong lĩnh

vực R&D được kỳ vọng nhằm đưa Việt Nam không chỉ trở thành một

trung tâm gia công lớn trên thế giới, mà còn là nơi cho ra đời những

phát minh khoa học mới. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm thu hút

FDI trong lĩnh vực này của Singapore sẽ là bài học quý báu đối với

Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh về “chất” trong thu hút FDI. Bài

viết sẽ tìm hiểu kinh nghiệm cải thiện môi trương đầu tư thu hút FDI

vào R&D của Singapore, trong đó tập trung vào sử dụng chính sách

tài chính và chính sách sở hữu trí tuệ trong thu hút FDI vào R&D.

pdf 7 trang yennguyen 6160
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D

Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D
85
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019
Kinh nghiệm của Singapore về cải thiện 
môi trường đầu tư thu hút FDI vào R&D
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
Đoàn Vân Hà
Ngày nhận: 26/09/2018 Ngày nhận bản sửa: 27/12/2018 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019
Singapore là một trong số ít các quốc gia thu hút được dòng vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao, đặc biệt là FDI vào 
lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong bối cảnh hội nhập 
sâu rộng hiện nay, sự xuất hiện của các dự án đầu tư FDI trong lĩnh 
vực R&D được kỳ vọng nhằm đưa Việt Nam không chỉ trở thành một 
trung tâm gia công lớn trên thế giới, mà còn là nơi cho ra đời những 
phát minh khoa học mới. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm thu hút 
FDI trong lĩnh vực này của Singapore sẽ là bài học quý báu đối với 
Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh về “chất” trong thu hút FDI. Bài 
viết sẽ tìm hiểu kinh nghiệm cải thiện môi trương đầu tư thu hút FDI 
vào R&D của Singapore, trong đó tập trung vào sử dụng chính sách 
tài chính và chính sách sở hữu trí tuệ trong thu hút FDI vào R&D. 
Từ khoá: FDI, R&D, đổi mới sáng tạo, chính sách, Châu Á.
1. Giới thiệu
iệc quốc tế 
hoá hoạt động 
nghiên cứu 
và phát triển 
(R&D) của các 
công ty đa quốc gia (MNCs) 
đã được đề cập đến trong một 
thập kỷ gần đây. Hoạt động 
R&D đã được dịch chuyển 
sang chi nhánh ở các nước 
khác chứ không chỉ tập trung 
ở tại trụ sở chính. Điều này 
là do sự phát triển và trỗi dậy 
nhanh chóng của các quốc gia 
mới nổi, đặc biệt là Ấn Độ và 
Trung Quốc trong hệ thống đổi 
mới sáng tạo toàn cầu (Bruche, 
2009; Kroll and Schiller, 
2010); và kiến thức mới để 
thích ứng với sản phẩm và quy 
trình sản xuất tại các quốc gia 
khác nhau (Carlsson, 2006). 
Chính sách để có thể thu hút 
và phát huy hiệu quả của FDI 
vào R&D của các quốc gia 
bao gồm các nhóm chính sách 
về: (1) Cải thiện môi trường 
đầu tư R&D; (2) thúc đẩy 
dòng vốn FDI vào R&D; (3) 
các chính sách để hấp thụ FDI 
vào R&D; (4) chính sách hấp 
thụ lợi ích của đầu tư FDI vào 
R&D ra bên ngoài (Guimon, 
2011). Trong khi nhóm chính 
sách về hấp thụ FDI vào R&D 
trong nước và hấp thụ lợi ích 
của FDI vào R&D từ trong 
nước ra nước ngoài sẽ tập 
trung vào việc làm thế nào để 
quốc gia có thể hấp thụ hết lợi 
ích mà FDI vào R&D mang 
đến chuyển hoá thành lợi thế 
cạnh tranh của mình, thì nhóm 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
86 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
chính sách về cải thiện môi 
trường đầu tư R&D và thúc 
đẩy dòng vốn FDI vào R&D 
là bài toán làm thế nào để thu 
hút FDI chất lượng cao. 
Môi trường đầu tư cho R&D 
thuận lợi là điều kiện đầu tiên 
để có thể có thể thúc đẩy dòng 
vốn FDI vào R&D. Trong một 
thời gian dài, Việt Nam tập 
trung thu hút FDI, tuy nhiên 
môi trường đầu tư mới chỉ đáp 
ứng cho những ngành công 
nghệ thấp và dệt may gia công 
là chủ yếu và tỷ lệ FDI vào 
R&D của Việt Nam là rất nhỏ 
so với các ngành khác. Hiện 
nay, Việt Nam đang phải cạnh 
tranh với nhiều quốc gia như 
Thái Lan, Indonessia... để 
thu hút dòng FDI vào R&D. 
Vì vậy, bài viết tập trung vào 
nhóm chính sách cải thiện môi 
trường đầu tư để thu hút FDI 
vào R&D qua việc tìm hiểu 
kinh nghiệm của Singapore, từ 
đó rút ra những bài học có thể 
áp dụng cho Việt Nam. 
2. Các nhân tố tác động tới 
thu hút FDI vào R&D 
FDI mang lại nhiều lợi ích 
cho nước chủ nhà. Lợi ích của 
FDI đối với nền kinh tế chủ 
nhà vượt qua cả khả năng sản 
xuất và tăng cường xuất khẩu 
vì nó hiện thực hoá sự lan toả 
kiến thức thông qua tương tác 
giữa công ty đa quốc gia với 
toàn bộ hệ thống sản xuất của 
một quốc gia. MNCs thông 
qua FDI đã đẩy nhanh và tạo 
thuận lợi cho việc chuyển 
giao công nghệ và tiếp cận các 
chiến lược quản lý và tiếp thị 
từ các nước phát triển tới quốc 
gia sở tại. Đặc biệt, dòng vốn 
FDI vào R&D có thể mang lại 
lợi ích đáng kể cho nước chủ 
nhà bằng cách nâng cao năng 
lực công nghệ và cho phép 
tiếp cận thị trường nước ngoài 
và tích hợp hơn vào các mạng 
đổi mới toàn cầu (Cantwell 
và Piscitello, 2001; Carlsson, 
2006). Theo nhiều tác giả, 
FDI mang đổi mới sáng tạo tới 
các quốc gia thông qua các cơ 
chế như liên kết ngược, liên 
kết chuyển tiếp, hiệu ứng cạnh 
tranh và ảnh hưởng đến hình 
thành vốn nhân lực (Berger và 
Diez, 2008; Popescu, 2014; 
Jinji Naoto và Xingyuan 
Zhang, 2013).
MNCs toàn cầu hoá địa điểm 
hoạt động R&D của mình là 
bởi vì hiện nay họ chỉ được 
thị phần thông qua cạnh tranh 
và khả năng cạnh tranh của 
mình. Khả năng cạnh tranh 
của doanh nghiệp giờ được 
định nghĩa là "khả năng sản 
xuất các sản phẩm công nghệ 
cao và khác nhau", ảnh hưởng 
đến năng suất dài hạn và 
được chấp nhận là một nhân 
tố quan trọng cho hiệu quả 
tăng trưởng kinh tế của quốc 
gia. Nói một cách khác, khả 
năng cạnh tranh không còn 
chỉ được xác định bởi nguồn 
tài nguyên thiên nhiên phong 
phú hay nguồn cung cấp các 
yếu tố sản xuất mà là R&D 
và đổi mới sáng tạo. Do cấu 
Bảng 1. Các công cụ chính sách cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy FDI vào R&D
Cải thiện môi trường đầu tư vào R&D Thúc đẩy FDI vào R&D
Sự sẵn có lao động có tay nghề cao Tập trung vào R&D trong các 
hoạt động xúc tiến đầu tư FDI
Chất lượng của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu, công viên 
công nghệ và cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ khác
Xúc tiến quốc tế về khả năng 
công nghệ quốc gia
Tài chính và các ưu đãi tài chính cho công ty R&D: tăng cường ưu đãi 
so với các nước khác và tạo thuận lợi cho việc thực hiện trong các giai 
đoạn khác nhau của chu kỳ R&D
Các dịch vụ trước đầu tư 
Khuyến khích hợp tác cả trong Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia và 
xuyên biên giới 
Các dịch vụ sau đầu tư
Phát triển thị trường dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ then chốt: Chính 
phủ có thể khuyến khích các công ty nước ngoài tham gia vào R&D địa 
phương thông qua việc mua sắm công
Chế độ quyền sở hữu trí tuệ rõ ràng và có thể thực thi
Nguồn: J. Guimon, 2011
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
87Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
trúc năng động của cạnh tranh 
quốc tế, việc các quốc gia 
hoặc doanh nghiệp phát triển 
công nghệ và sản phẩm mới 
là điều tất yếu. Trong việc lựa 
chọn địa điểm đầu tư FDI, bên 
cạnh chiến lược của công ty 
thì quyết định chọn địa điểm 
của các công ty đa quốc gia bị 
tác động bởi sự sẵn có của hạ 
tầng cơ sở nghiên cứu và lao 
động có tay nghề cao (EIU, 
2004; Cantwel và Iammarino, 
2001; Dunning and Lundan, 
2009), tính năng động của hệ 
thống đổi mới sáng tạo (NIS) 
của một quốc gia. Các nghiên 
cứu hiện tại cho thấy, để có 
thể thu hút FDI vào R&D, các 
quốc gia cần có chính sách 
cải thiện môi trường đầu tư 
vào R&D bên cạnh chính sách 
thu hút FDI vào R&D với các 
công cụ khác nhau (Bảng 1). 
Như vậy, để có thể thu hút 
thành công FDI vào R&D, thì 
quốc gia cần làm song song 
việc để tạo lợi thế của mình so 
với các quốc gia khác: Một là 
có môi trường FDI vào R&D 
hấp dẫn, được thể hiện ở cơ 
sở hạ tầng nghiên cứu, ưu đãi 
tài chính cho FDI vào R&D, 
chính sách bảo hộ quyền sở 
hữu; hai là các chính sách 
thúc đẩy làm marketing để 
quốc gia mình trở nên hấp dẫn 
trong mắt các nhà đầu tư. 
3. Kinh nghiệm của 
Singapore về cải thiện môi 
trường đầu tư vào R&D 
3.1. Quá trình phát triển của 
Singapore 
Quá trình phát triển kinh tế 
của Singapore có thể phân 
tích qua bốn giai đoạn các 
thập kỷ. Singapre phát triển 
từ thâm dụng lao động (labor 
intensive) trong thập kỷ 60 
sang thâm dụng kỹ năng (skill 
intensive) trong thập kỷ 70, 
phát triển thành thâm dụng tư 
bản (capital intensive) trong 
thập kỷ 80 và thâm dụng công 
nghệ (technology intensive) 
trong thập kỷ 90. Hiện nay 
Singapore đang bước vào 
giai đoạn 5 (từ năm 2000 đến 
nay) với đặc trưng là “nền 
kinh tế tri thức/đổi mới sáng 
tạo” (Knowledge/Innovation 
economy), nền kinh tế lấy tri 
thức và đổi mới sáng tạo làm 
nền tảng. Trong nền kinh tế 
tri thức này thì nguồn vốn 
quan trọng nhất là nguồn vốn 
trí tuệ và công nghệ thông tin 
trở thành ngành kinh tế quan 
trọng (Nguyễn Trần Quế, 
2000).
Các chính sách xuyên suốt 
của Singapore ngay từ khi 
thành lập nước đến tận giờ 
là tận dụng vị trí địa lý chiến 
lược để tạo dựng một trung 
tâm tự do thương mại và đầu 
tư. Với đặc điểm là một nước 
nhỏ với ít ưu thế về tài nguyên 
ngoại trừ thuận lợi về địa lý, 
Singapore nhận thức được rất 
rõ ràng để phát triển kinh tế 
và nâng cao cuộc sống người 
dân thì phải dựa vào nguồn 
lực bên ngoài và nhân lực chất 
lượng cao. Hội đồng phát triển 
kinh tế (EDB) được thành lập 
vào năm 1961 là cơ quan đầu 
tiên được giao nhiệm vụ xúc 
tiến hoạt động đầu tư (nước 
ngoài cũng như trong nước) 
tại Singapore; và quản lý 
một số chương trình khuyến 
khích, bao gồm các ưu đãi tài 
chính. Các ưu đãi thuế bao 
gồm: Ưu đãi cho những công 
ty tiên phong, ưu đãi và hoạt 
động hỗ trợ đầu tư, và ưu đãi 
khi đặt trụ sở tại Singapore 
lần đầu tiên được sử dụng 
vào những năm 1960 để thu 
hút FDI thông qua đạo luật 
Khuyến khích mở rộng kinh 
tế. Năm 2010, đạo luật này 
lại một lần được chỉnh sửa 
để tạo điều kiện cho các dịch 
vụ kỹ thuật và chuyên nghiệp 
khác nhau nhằm khuyến khích 
những ngành bị hạn chế trước 
đây như ngân hàng, báo chí in 
ấn, điện tử viễn thông. Cuối 
những năm 1970- 1980, để có 
thể cạnh tranh với những quốc 
gia lân cận có chi phí thấp, 
Singapore nhận thấy cần phải 
dịch chuyển lên các hoạt động 
sản xuất giá trị cao và nâng 
cấp kỹ năng của lực lượng lao 
động. Sự tập trung tiếp tục 
dịch chuyển vào cuối những 
năm 1980 và 1990 để thúc đẩy 
các hoạt động sản xuất giá 
trị cao. Từ năm 2000- 2010, 
Singapore tập trung thúc đẩy 
đầu tư và tăng trưởng dựa 
trên đổi mới sáng tạo và tri 
thức. Một trong những lĩnh 
vực quan tâm gần đây là dược 
phẩm và công nghệ y sinh.
Trải qua các giai đoạn phát 
triển, Singapore đã xây dựng 
một kết cấu hạ tầng chất 
lượng cao, môi trường đầu tư 
ổn định, nền chính trị ổn định 
và đội ngũ lao động cần cù, 
có kỷ luật. Singapore đã thu 
hút được nhiều công ty nước 
ngoài đầu tư và hoạt động 
tại Singapore. Theo báo cáo 
toàn cầu năm 2012, Singapore 
nằm trong Top 3 về đầu tư 
và ngoại thương, địa điểm 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
88 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
thuận lợi nhất thế giới cho 
hoạt động kinh doanh, đứng 
thứ 2 thế giới và 1 châu Á về 
quyền sở hữu trí tuệ tốt nhất. 
Singapore đã sử dụng thành 
công chính sách tài chính và 
chính sách sở hữu trí tuệ để 
tạo môi trường đầu tư hấp dẫn 
với những hỗ trợ tài chính, 
và quan trọng hơn, không có 
đánh cắp bản quyền, trí tuệ để 
các nhà đầu tư yên tâm. 
3.2. Chính sách tài chính cho 
R&D
Trong giai đoạn đón đầu 
công nghiệp ở những năm 
cuối thập kỷ 60, Singapore đã 
đặt nền móng cho phát triển 
NIS thông qua khuyến khích 
FDI khi các công ty này coi 
Singapore là cơ sở sản xuất 
nước ngoài sử dụng nhiều lao 
động và phát triển năng lực 
nhân sự bằng việc cung cấp 
các ưu đãi cho MNCs khi gửi 
các kỹ sư Singapore đến trụ sở 
để học các kỹ thuật mới. Với 
mục đích tăng số lượng các 
công ty nghiên cứu và phát 
triển tại Singapore, đặc biệt 
là MNCs, Singapore đã sử 
dụng ưu đãi thuế về chi tiêu 
bao gồm các hoạt động tiên 
phong, hoạt động R&D, trung 
tâm R&D (bao gồm cả bên 
Singapore), thiết kế, mua lại 
quyền sở hữu trí tuệ (IP) và 
thiết bị tự động hóa
Ở giai đoạn 2, tăng cường 
công nghệ địa phương (giữa 
những năm 1970 đến cuối 
những năm 1980), mối liên 
kết giữa các nhà cung cấp 
trong nước và người mua là 
MNCs được khuyến khích bởi 
Chương trình Nâng cấp Ngành 
Địa phương (LIUP) với mục 
tiêu là khuyến khích MNCs 
chuyển giao bí quyết công 
nghệ và chuyên môn về nhân 
sự cho các doanh nghiệp địa 
phương. Trợ cấp được sử dụng 
nhiều trong thời gian này như 
EDB sẽ trợ cấp một tỷ lệ phần 
trăm của mức lương của một 
người quản lý của MNC khi 
làm việc trong doanh nghiệp 
địa phương trong vòng 2 năm 
và mức trợ cấp được xác định 
theo từng trường hợp cụ thể.
Giai đoạn 3, mở rộng R&D 
ứng dụng (cuối những năm 
1980 đến cuối những năm 
1990), Singapore đưa ra các 
kế hoạch nghiên cứu (RISC) 
cho các công ty đăng ký tại 
Singapore. Việc sử dụng kế 
hoạch này là khuyến khích các 
doanh nghiệp thành lập trung 
tâm R&D ở Singapore và phát 
triển các năng lực R&D trong 
khu vực chiến lược về công 
nghệ. Những dự án nhận được 
hỗ trợ thường là một cam kết 
tương đối dài hạn của công ty, 
mang lại những lợi ích đáng 
kể cho nền kinh tế Singapore 
và tăng chi tiêu R&D đáng kể. 
Các công ty khi tham gia vào 
kế hoạch này sẽ được hỗ trợ 
30- 50% chi phí và các khoản 
vay sẽ được giải ngân theo 
phương thức hoàn trả. 
Giai đoạn 4 là chuyển đổi 
sang doanh nghiệp công nghệ 
cao và nghiên cứu phát triển 
cơ bản (cuối những năm 1990 
trở đi), mục tiêu hỗ trợ của 
Singapore là các khía cạnh 
khác nhau cần thiết để hỗ trợ 
các công ty thực hiện đổi mới. 
Singapore đã có các chương 
trình tiêu biểu như chương 
trình Đổi mới Công nghệ 
(TIP) với các dự án trong 
chương trình được hỗ trợ 50-
100% chi phí cho các dự án 
đổi mới sáng tạo của các công 
ty và liên doanh. Cũng trong 
chương trình này, đề án cung 
cấp chuyên gia và vốn cho 
đổi mới sáng tạo (Innovation 
Voucher Scheme- IVS) mà 
gần đây (2012) được thay 
thế bằng đề án cung cấp vốn 
cho đổi mới sáng tạo và năng 
lực (Innovation &Capability 
Voucher- ICV), giúp tăng 
cường tiếp cận của các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ đến các 
chuyên gia trong trường đại 
học và các viện nghiên cứu 
công. Theo đó, chính phủ sẽ 
cung cấp một khoản tiền là 
$50.000 cho các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ để chi trả cho các 
dịch vụ hỗ trợ liên quan đến 
đối mới sáng tạo, tăng năng 
suất, nhân lực và quản lý tài 
chính. Ngoài ra, đề án Thương 
mại hóa Doanh nghiệp Công 
nghệ (TECS) hỗ trợ tới 100% 
chi phí hợp lệ cho giai đoạn 
chứng minh ý tưởng- POC 
(Proof of Concept) với giá trị 
hỗ trợ tối đa là 250.000 đô la 
Singapore, và lên đến 85% chi 
phí cho giai đoạn chứng minh 
giá trị khả thi- POV (Proof-
of Value) với số tiền tối đa là 
500.000 đô la Singapore. 
Để thúc đẩy đổi mới, Chính 
phủ đưa ra một khung khuyến 
khích bao gồm các ưu đãi 
thuế. Ví dụ như các công ty 
mới thành lập ở Singapore 
đã được miễn thuế lên đến 
200.000 đô la Singapore kể 
từ năm 2005, trong khi các 
nhà đầu tư thiên thần (angle 
investors) đủ điều kiện được 
khấu trừ thuế từ năm 2010 lên 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
89Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
tới 250.000 đô la Singapore 
đối với đầu tư của họ vào các 
công ty khởi nghiệp (IRAS, 
2016). Năm 2016, tổng thuế 
suất của Singapore bằng 
18,4% lợi nhuận, thấp hơn 
nhiều so với mức trung bình 
của các nước OECD thu nhập 
cao ở mức là ở mức 41,2% 
(WB).
3.3. Chính sách bảo hộ sở 
hữu trí tuệ
Trong nỗ lực nâng cao hơn 
môi trường đầu tư, Singapore 
đã tạo dựng được một khuôn 
khổ tin cậy và hiệu quả về 
sở hữu trí tuệ (IP) nhằm bảo 
hộ các tri thức sáng tạo được 
và đem lại cơ sở công bằng, 
trong đó tri thức có thể được 
thúc đẩy để thương mại hoá. 
Khuôn khổ này hợp thành 
một kết cấu hạ tầng then chốt, 
tạo cơ sở cho đổi mới và tăng 
trưởng kinh doanh trong nền 
kinh tế đổi mới sáng tạo/kinh 
tế tri thức. Với tư cách là một 
bộ phận trong kế hoạch của 
Singapore để trở thành trung 
tâm IP, Singapore đã hỗ trợ 
tăng cường bộ máy pháp lý 
về IP và các cơ chế thi hành, 
thúc đẩy nhận thức và phát 
triển năng lực IP, tăng cường 
uy tín quốc tế. Văn phòng IP 
của Singapore (IPOS) đã được 
thành lập tháng 4/2001, đóng 
vai trò là cơ quan chính phủ 
đầu ngành. Học viện IP đã 
được thành lập tháng 01/2003 
để phát triển tri thức và năng 
lực của Singapore trong công 
tác bảo hộ, khai thác và quản 
lý IP. 
Chế độ IP xuất sắc của 
Singapore đã giúp Singapore 
thu hút được thêm các khoản 
đầu tư mới quan trọng cho 
ngành Y- sinh, đặc biệt là 
ngành Dược phẩm. Ngành Y- 
sinh ở Singapore là một trong 
những ngành tăng trưởng 
nhanh nhất, góp phần đáng kể 
vào tốc độ tăng trưởng xuất 
khẩu của quốc gia. Chế độ 
IP nghiêm minh cũng giúp 
cho các nỗ lực đưa Singapore 
thành trung tâm nghiên cứu 
phát triển. Chiến lược đưa 
Singapore trở thành trung tâm 
IP cũng bao hàm việc tăng 
cường mối liên kết giữa sáng 
tạo và khai thác IP. 
Hoạt động nghiên cứu ở khu 
vực công của Singapore là 
một nguồn quan trọng đem lại 
các phát minh, ý tưởng và đổi 
mới. Chúng có thể được đưa 
ra thị trường để tạo ra việc 
làm, giá trị và của cải cho nền 
kinh tế Singapore. Đối với các 
viện nghiên cứu của A*STAR 
và các trường đại học, công 
tác thương mại hoá kết quả 
nghiên cứu đã được coi là 
hoạt động cốt lõi được tiến 
hành song song với hoạt động 
nghiên cứu. Các mô hình tài 
trợ của Singapore thừa nhận 
những rủi ro và khoảng thời 
gian cần thiết để có thể đạt 
được những thành công quan 
trọng trong công tác thương 
mại hoá. 
Để tối ưu hoá tác động kinh 
tế của IP do hoạt động nghiên 
cứu được Chính phủ tài trợ 
mang lại, Singapore đã hoạch 
định các chính sách và cơ cấu 
rõ ràng để quản lý IP một cách 
hữu hiệu. Các chính sách liên 
quan đến IP bao gồm:
- Cộng tác: Hoạt động R&D 
hiếm khi được tiến hành một 
cách tách biệt. Đặc biệt, các 
quan hệ đối tác nghiên cứu 
phát triển giữa các tổ chức 
nghiên cứu của khu vực Chính 
phủ với khu vực công nghiệp 
là đặc điểm then chốt của hệ 
thống đổi mới. Vì vậy, cần 
phải hoạch định được các 
hướng dẫn và chính sách rõ 
ràng và hiệu quả về quyền 
chiếm hữu, sử dụng và khai 
thác các IP do hoạt động cộng 
tác R&D tạo ra để tạo thuận 
lợi cho những quan hệ đối tác. 
- Chính sách khuyến khích: 
Singapore đã đưa ra các biện 
pháp để kích thích các nhà 
nghiên cứu thương mại hoá 
thành quả của họ bằng cách 
cho phép họ chia sẻ lợi ích 
về tài chính. Điều này thừa 
nhận rằng các nhà nghiên 
cứu đóng vai trò quan trọng 
trong việc quyết định đường 
hướng thương mại hoá và có 
thể không phải luôn quan tâm 
đến việc thành lập các công 
ty mới. Một trong những mô 
hình quan trọng của Mỹ đã 
được A*STAR áp dụng là 
phân bổ 1/3 lợi nhuận cho nhà 
nghiên cứu, 1/3 cho khoa và 
1/3 cho nhà trường hoặc bộ 
phận thương mại hoá.
- Các thể chế hỗ trợ: Để quản 
lý và thương mại hoá IP một 
cách hiệu quả, cần phải có sự 
hỗ trợ của các tổ chức chuyển 
giao công nghệ có kinh 
nghiệm và được đào tạo tốt, 
có được thông tin từ các tổ 
chức Tình báo Cạnh tranh và 
Công nghệ mạnh. Năm 2002, 
A*STAR đã thành lập bộ 
phận thương mại hoá, Exploit 
Technologies (ET) để kết hợp 
các nỗ lực quản lý và thương 
mại hoá IP. ET cung cấp cơ 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
90 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
sở tri thức chuyển giao công 
nghệ, tích cực tiếp thị IP cho 
khu vực công nghiệp, đàm 
phán về cấp phép sử dụng 
công nghệ, giúp hoạt động 
chuyển giao công nghệ diễn ra 
trôi chảy.
R&D là một quá trình cần thời 
gian và tài chính. Các chính 
sách R&D của Singapore thực 
hiện ban đầu để các công ty 
MNC chuyển giao công nghệ 
người Singapore, để những 
kiến thức đó trở thành tài sản 
của Singapore. Giai đoạn sau, 
để khuyến khích các doanh 
nghiệp trong và ngoài nước 
nghiên cứu về R&D, chính 
phủ Singapore đã có những hỗ 
trợ về tài chính cho các giai 
đoạn thử nghiệm trước khi ra 
thị trường và để đảm bảo tính 
duy nhất của mỗi nghiên cứu 
cũng như lợi nhuận có thể 
mang lại cho doanh nghiệp 
sau khi thương mại hoá sản 
phẩm, Singapre đã đồng thời 
triển khai hệ thống bảo hộ 
sở hữu trí tuệ xuất sắc và 
chính những bảo đảm về sở 
hữu trí tuệ lại thúc đẩy các 
công ty trong nước và nước 
ngoài yên tâm nghiên cứu để 
đưa ra những kết quả mới tại 
Singapore.
4. Kết luận 
Để có thể thu hút FDI vào 
R&D, thì việc đầu tiên là tạo 
ra một môi trường đủ hấp 
dẫn với các hoạt động R&D. 
Singpore đã khéo léo sử dụng 
thành công các chính sách hỗ 
trợ tài chính và thuế với các 
hoạt động R&D của doanh 
nghiệp bên cạnh việc sử dụng 
chính sách bảo hộ về sở hữu 
trí tuệ hợp lý để có thể thương 
mại hoá các kết quả nghiên 
cứu và các công ty, nhà 
nghiên cứu hưởng thành quả 
trên trí tuệ của họ. 
Những kinh nghiệm này của 
Singpaore co thể áp dụng vào 
Việt Nam trong hiện trạng 
ngày càng có nhiều các dự án 
FDI trong lĩnh vực R&D đầu 
tư vào Việt Nam. Thực tế thì 
từ năm 2012, các tập đoàn 
nước ngoài đã bắt đầu chú 
trọng đến việc dịch chuyển 
vốn FDI trong lĩnh vực R&D 
vào Việt Nam. Hãng sản xuất 
máy tính Hewlett-Packard 
(HP) năm 2012 đã quyết định 
đầu tư một trung tâm R&D tại 
Công viên Phần mềm Quang 
Trung tại TP. Hồ Chí Minh. 
Đây là trung tâm R&D đầu 
tiên mà HP lập ở Việt Nam 
trong khu vực Đông Nam Á. 
Hay như hãng sản xuất xe 
máy nổi tiếng Piaggio của 
Italy cũng đã xây dựng một 
trung tâm R&D tại tỉnh Vĩnh 
Phúc. Piaggio cho biết, trung 
tâm này cùng với nhà máy, sẽ 
đóng một vai trò quan trọng 
như là một trung tâm của 
Piaggio tại châu Á và phục vụ 
cho cả khu vực châu Á chứ 
không chỉ riêng thị trường 
Việt Nam. Các tập đoàn đa 
quốc gia khác, như Panasonic, 
Yamaha và General Electric 
cũng đã có những trung tâm 
R&D của riêng mình tại Việt 
Nam (Thanh Hằng, 2016). 
Toàn cầu hóa R&D của MNCs 
vẫn đang diễn ra sôi động. 
Thông qua FDI vào R&D, 
các quốc gia sẽ có cơ hội tiếp 
cận với những kiến thức mới 
cũng như có thể nâng cao khả 
năng nghiên cứu khoa học 
của quốc gia mình. Tập trung 
nghiên cứu kinh nghiệm của 
Singapore, bài báo cho thấy 
cần một cách tiếp cận linh 
hoạt và có hệ thống để can 
thiệp chính sách, tập trung 
vào việc phát triển chi nhánh 
MNC và tạo điều kiện thuận 
lợi cho các sự liên kết như 
giữa nhà cung cấp và công 
ty, trung tâm nghiên cứu với 
các công ty... Dựa trên kinh 
nghiệm của Singapore, để thu 
hút FDI vào R&D, Việt Nam 
cần lưu ý một số vấn đề như 
sau: 
Thứ nhất, tiếp tục đầu tư cho 
các trường đại học và nâng 
cấp tay nghề lao động, đồng 
thời có những chính sách về 
thu hút và hỗ trợ nhà nghiên 
cứu tài năng, chính sách phát 
triển nguồn nhân lực, đặc biệt 
là nhân lực về khoa học, công 
nghệ.
Thứ hai, ưu đãi về thuế và tài 
chính để thu hút FDI lĩnh vực 
R&D cần được thiết kế rất 
thận trọng, sau khi cân nhắc 
cẩn thận những tiềm năng lan 
truyền tiềm ẩn và mối liên hệ 
sẽ như thế nào và làm thế nào 
để có thể chuyển đổi thành 
những lợi ích thực tế cho hệ 
thống đổi mới quốc gia.
Thứ ba, tăng cường các biện 
pháp quyền sở hữu trí tuệ và 
các biện pháp thực thi bảo 
hộ trí tuệ và các hoạt động 
sở hữu trí tuệ được tập trung 
triển khai theo hướng phục 
vụ hoạt động đổi mới sáng 
tạo, tạo dựng và phát triển tài 
sản trí tuệ của tổ chức, doanh 
nghiệp và cá nhân trong nước, 
hướng đến hình thành một nền 
kinh tế thâm dụng trí tuệ ở 
Việt Nam. ■
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
91Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
Tài liệu tham khảo
1. Berger, M., & Diez, J. R. (2008). Can host innovation systems in late industrializing countries benefit from the presence of 
transnational corporations? Insights from Thailand’s manufacturing industry. European Planning Studies, 16(8), 1047-1074.
2. Bruche, G., (2009). A new geography of innovation- China and India rising. Columbia FDI Perspectives 4, 29. 
3. Cantwell, J., & Iammarino, S. (2001). EU regions and multinational corporations: change, stability and strengthening of 
technological comparative advantages. Industrial and Corporate Change, 10(4), 1007-1037. 
4. Carlsson, B. (2006). Internationalization of innovation systems: A survey of the literature. Research policy, 35(1), 56-67.
5. Dunning, J. H., & Lundan, S. M. (2009). The internationalization of corporate R&D: a review of the evidence and some 
policy implications for home countries 1. Review of Policy Research, 26(1‐2), 13-33.
6. 6. EIU,E . (2004). Country Profile, 2004. The Economist, 13.
7. Guimón, J. (2011). Policies to benefit from the globalization of corporate R&D: An exploratory study for EU 
countries. Technovation, 31(2-3), 77-86.
8. Kroll, H., Schiller, D., (2010). Establishing an interface between public sector applied research and the Chinese enterprise 
sector: preparing for 2020. Technovation 30 (2).
9. Naoto, J. I. N. J. I., & ZHANG, X. (2013). Innovation in the Host Country and the Structure of Foreign Direct Investment: 
Evidence from Japanese multinationals (No. 13060).
10. Popescu, G. H. (2014). FDI and economic growth in Central and Eastern Europe. Sustainability, 6(11), 8149-8163.
11. Singapore: Local Economic Development: The Case of the Economic Development Board (EDB) 
worldbank.org/INTLED/Resources/339650-1194284482831/4356163-1211318886634/SingaporeProfile.pdf
12. Thanh Hằng (2016). R&D- xu hướng mới của dòng vốn FDI, truy cập từ 
von-fdi-149328.html
Thông tin tác giả
Đoàn Vân Hà, Thạc sĩ
Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng 
Email: hadv@hvnh.edu.vn
Summary
Singparore’s exeprience to attract FDI in R&D
Singapore is among few countries to successfully attract the FDI in R&D. As Vietnam moves closer to full global 
integration, the emergence of FDI in R&D project is expected to transform Vietnam not only a major outsourcing 
magnet but to create new scientific inventions. Consequently, it is necessary to study Singapore’s practice in 
attracting FDI in R&D, which are valuable lessons for Vietnam. The paper will focus on how Singapore used policy 
and intellectual property policy in attracting FDI into R&D.
Key words: FDI, R&D, innovation, policy, intellectual property, Asia. 
Ha Van Doan, M.Ec.
Banking Academy of Vietnam

File đính kèm:

  • pdfkinh_nghiem_cua_singapore_ve_cai_thien_moi_truong_dau_tu_thu.pdf