Lựa chọn siêu nút tối ưu cho mạng P2P quy mô lớn

Tóm tắt: Với sự phát triển nhanh chóng của mạng ngang

hàng P2P, một số ứng dụng mới như P2PSIP đã nổi lên như

một xu hướng mới trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện

qua mạng internet. P2PSIP có khả năng khắc phục những

nhược điểm của hệ thống SIP thông thường. Trong hệ thống

P2PSIP cần một số các nút hoạt động như proxies và gateways

gọi là siêu nút (SN) và khi mạng có kích thước lớn thì chi phí

của việc lựa chọn SN tăng rất nhanh với độ phức tạp bản tin

trao đổi là (N 2 ) .

Bài báo đề xuất giải thuật bầu chọn siêu nút SNS (Super

Node Selection) có tính tới các yếu tố trễ, độ ổn định và chi

phí để duy trì độ ổn định mạng. Qua phân tích và kết quả mô

phỏng giải thuật bầu chọn siêu nút SNS khi triển khai trên

mạng ngang hàng Chord phân cấp mở rộng (Chord_SL) cải

thiện hiệu năng so với các nghiên cứu trước đây.

pdf 5 trang yennguyen 2140
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn siêu nút tối ưu cho mạng P2P quy mô lớn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn siêu nút tối ưu cho mạng P2P quy mô lớn

Lựa chọn siêu nút tối ưu cho mạng P2P quy mô lớn
Vũ Thị Thúy Hà, Vũ Văn San, Nguyễn Hồng Đức 
Tác giả liên hệ: Vũ Thị Thúy Hà , 
email: havt@ptit.edu.vn 
Đến tòa soạn:08//2017,chỉnh sửa:08/2017,chấp nhận đăng: 09/2017 
LỰA CHỌN SIÊU NÚT TỐI ƯU 
CHO MẠNG P2P QUY MÔ LỚN 
 Vũ Thị Thúy Hà* , Vũ Văn San*, Nguyễn Hồng Đức* 
*Học Viện Công Nghệ Bưu chính Viễn thông 
Tóm tắt: Với sự phát triển nhanh chóng của mạng ngang 
hàng P2P, một số ứng dụng mới như P2PSIP đã nổi lên như 
một xu hướng mới trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện 
qua mạng internet. P2PSIP có khả năng khắc phục những 
nhược điểm của hệ thống SIP thông thường. Trong hệ thống 
P2PSIP cần một số các nút hoạt động như proxies và gateways 
gọi là siêu nút (SN) và khi mạng có kích thước lớn thì chi phí 
của việc lựa chọn SN tăng rất nhanh với độ phức tạp bản tin 
trao đổi là )
2
(N . 
Bài báo đề xuất giải thuật bầu chọn siêu nút SNS (Super 
Node Selection) có tính tới các yếu tố trễ, độ ổn định và chi 
phí để duy trì độ ổn định mạng. Qua phân tích và kết quả mô 
phỏng giải thuật bầu chọn siêu nút SNS khi triển khai trên 
mạng ngang hàng Chord phân cấp mở rộng (Chord_SL) cải 
thiện hiệu năng so với các nghiên cứu trước đây. 
Từ khóa: Mạng ngang hàng, siêu nút, nút thông thường, 
bảng băm phân tán, giao thức khởi tạo phiên, siêu-siêu nút, 
mạng Chord phân cấp mở rộng, lựa chọn siêu nút 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Khoảng vài năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự 
bùng nổ của Internet băng thông rộng, cùng với nó là sự phát 
triển mạnh mẽ của các ứng dụng ngang hàng. Với nhiều ưu 
điểm hứa hẹn như tính hiệu quả, linh hoạt và khả năng mở rộng 
cao. Đặc biệt các mạng ngang hàng P2P dựa trên bảng băm 
phân tán DHT đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm từ 
cộng đồng nghiên cứu. Tuy nhiên, mạng ngang hàng dựa trên 
DHT truyền thống chỉ cung cấp cấu trúc một chiều và không sử 
dụng đặc tính phân nhóm vốn có của một số ứng dụng (ví dụ: 
dịch vụ truyền hình hội nghị, thoại hội nghị qua mạng P2P, 
P2PSIP). Mô hình truyền thống không thể giải quyết được 
các vấn đề liên quan tới tỷ lệ ra nhập và rời mạng cao và tính 
không đồng nhất của các nút trong mạng P2P. 
Để cải thiện hiệu năng định tuyến và thích ứng với mạng 
không ổn định và tính không đồng nhất của các nút, việc phát 
triển một mô hình phân cấp P2P là cần 
thiết. Nghiên cứu [1] đề xuất mô hình Chord_SL phân cấp mở 
rộng, việc cấu trúc và xây dựng mạng phân cấp dựa trên vị trí 
của các nút tham gia đã giải quyết được vấn đề không đồng 
nhất hiệu năng giữa mạng chồng phủ và mạng nền tảng. Cấu 
trúc mạng được chia làm hai lớp: Lớp liên miền (superlayer) 
quản lý K cụm nội miền và các lớp nội miền (local layer) có n 
nút KNn / . 
 Mô hình phân cấp Chord_SL đã cải thiện hơn so với các 
nghiên cứu phân cấp của các nghiên cứu trước. Tuy nhiên 
trong nghiên cứu [1] vẫn chưa đưa ra giải thuật lựa chọn SN 
mà SN được gán cố định. Vì vậy hiệu năng mạng giảm khi SN 
bị lỗi hoặc SN rời mạng. 
 Do các nút tham gia vào mạng ngang hàng là không đồng 
nhất vì vậy để để xây dựng mạng phân cấp ổn định và hiệu 
quả, giải thuật bầu chọn các nút có năng lực làm siêu nút có 
ảnh hưởng rất lớn tới hiệu năng của hệ thống. Qua nghiên cứu 
và khảo sát nhiều nghiên cứu đã đưa ra giải thuật bầu chọn 
siêu nút trong mạng ngang hàng phân cấp [2-10]. Việc bầu 
chọn siêu nút dựa vào khoảng cách để giảm trễ được các 
nghiên cứu [2], [6], [7] đề xuất. Những nghiên cứu này tập 
trung giảm trễ truyền thông giữa các nút bằng cách khám phá 
sự lân cận của mạng hơn là khám phá năng lực của nút để xây 
dựng mạng phân cấp siêu nút hiệu quả. 
 SG-1 là một giao thức lựa chọn siêu nút nổi tiếng xem xét 
năng lực của nút, nhưng thiếu cơ chế ra quyết định phù hợp 
làm cho giải thuật hội tụ chậm và tiêu tốn mào đầu điều khiển 
trong quá trình lựa chọn siêu nút [10]. 
 Nghiên cứu [3], [5] đã đề xuất một kỹ thuật học máy tự 
động để cải thiện giải thuật SG1. Tuy nhiên việc lựa chọn siêu 
nút phải dung hòa giữa giảm trễ truyền thông, hiệu quả tìm 
kiếm và lựa chọn những siêu nút có năng lực đủ mạnh dựa vào 
một số các đặc tính ví dụ như: Thời gian sống của nút, khả 
năng xử lý, băng thông.... 
Phần nội dung tiếp bài báo đề xuất giải thuật bầu chọn siêu 
nút được gọi là SNS (Super Node Selection) có tính tới các yếu 
tố tối ưu như: trễ, độ ổn định của mạng phân cấp và chi phí để 
duy trì độ ổn định mạng. Qua phân tích và kết quả mô phỏng 
giải thuật SNS khi triển khai trong mạng ngang hàng phân cấp 
cải thiện hiệu năng so với các nghiên cứu trước đây [4], [10]. 
II. ĐỀ XUẤT GIẢI THUẬT SNS 
A. Xây dựng hàm mục tiêu 
Trong mạng phân cấp, các nút trong vòng nội miền sau một 
chu k sẽ được chạy thuật toán để đánh giá khả năng của nút. 
Một nút với hiệu năng vượt trội sẽ được chọn để trở thành một 
SN, trong khi nút với hiệu năng thấp sẽ hoạt động như một nút 
thông thường ON. Các tham số đánh giá khả năng của nút bao 
gồm: Băng thông, khả năng xử lý, thời gian trực tuyến. Trong 
Số 01 (CS.01) 2017 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 40
LỰA CHỌN SIÊU NÚT TỐI ƯU CHO MẠNG P2P QUY MÔ LỚN 
nghiên cứu đề xuất hàm giá đa biến để đánh giá năng lực của 
nút : 
n
i
x
n
i
i
f
n
xxxu )(
1
),....,
2
,
1
( 
 (1) 
Trong đó: 
 nxxx ,....,, 21 tương ứng là băng thông, khả năng xử lý, 
thời gian trực truyến, 
if xi) là hàm chi phí tương ứng với các biến nxxx ,....,, 21 . 
Trong phương trình nêu trên tất cả các tham số có ảnh hưởng 
tới hiệu năng hoạt động của các nút ở mức độ khác nhau. Bằng 
cách kết hợp tất cả các yếu tố nêu trên, hàm mục tiêu G của 
giải thuật đề xuất được xác định như sau: 
)2(3
)(
)(
.
)(
)(
.
on(SN)
t
on(p)
t
SN
B
p
B
SN
P
p
P
G 
Trong đó: 
 )( pont , )( pP , )( pB lần lượt là thời gian hoạt động trung 
bình của nút, khả năng xử lý CPU MIPS Million 
Instruction Per Second), băng thông của nút p ; 
 )(SNont , )(SNP , )(SNB lần lượt là các giá trị yêu cầu tối 
thiểu của các tham số đối với một nút SN, giá trị tham số được 
chọn t y theo mục tiêu của từng dịch vụ triển khai. 
B. Thuật toán bầu chọn SNS 
Thuật toán bầu chọn SN sẽ được cập nhật c ng với quá 
trình chạy ổn định stabilization ) của giải thuật Chord trong lớp 
nội miền. Mỗi nút quảng bá các tham số hiệu năng tới các nút 
hàng xóm trong nội miền. Từng nút sẽ đưa ra bình chọn nút tốt 
nhất theo kết quả tính toán từ thông tin nó nhận được. Mỗi nút 
chịu trách nhiệm cho các tính toán bầu chọn của chính mình. 
Nút nào được bình chọn nhiều nhất sẽ được lựa chọn SN. Khi 
SN được lựa chọn, nó cần quảng bá thông tin của nó bao gồm 
cả địa chỉ IP và định danh  đến tất cả các nút có liên quan 
trong c ng lớp nội miền. 
Mô hình hóa một phiên trực tuyến trên một mạng ngang 
hàng như một đồ thị có hướng G={V, E}, trong đó V là tập các 
đỉnh đại diện cho các nút và E là tập các cạnh đại diện cho các 
liên kết lớp chồng phủ. Quá trình lựa chọn SN được thể hiện 
trong hình 1. Giả sử có 6 nút trong lớp nội miền và các tham số 
hiệu năng của tất cả các nút được liệt kê trong hình. 
Các tham số )(SNont , )(SNP , )(SNB lần lượt là : 30 phút, 
1.0MIPS và 512Kbps tương ứng. 
Hình 1. Hiệu năng của c c nú ha gia n i i n 
Chord_SL 
Năng lực của tất cả các nút được tính toán theo hàm mục 
tiêu G. Nếu tính toán kết quả của nút j lớn hơn so với i thì Gij = 
1, ngược lại, Gij = 0, nếu kết quả tính toán của hai nút j và i là 
như nhau Gij = Gji = 1. 
Kết quả được sắp xếp trong một ma trận, các nút đưa ra 
bình chọn được liệt kê như là hàng của ma trận, các nút đã 
nhận được bình chọn được liệt kê như là các cột. Vì vậy, tổng 
của mỗi cột là tổng số phiếu bình chọn của tất cả các nút đã 
nhận được. Ví dụ trong hình 2 nút B nhận được nhiều bình 
chọn nhất sẽ được chọn là SN của nhóm. 
1 1 1 1 1 0
0 1 0 0 0 0
0 1 1 1 0 0
0 1 0 1 1 0
0 1 0 1 1 0
1 1 1 1 1 1
2 6 3 5 4 1
A B C D E F
A
B
C
D
E
F
G
S
H nh 2 Ma n u chọn SN 
 hu n gi hu n u chọn 
 ng n h i 
n.create() 
predecessor = nil; 
successor = n; 
 j in a h ing c n aining n e n’ 
n j in(n’) 
predecessor = nil; 
Số 01 (CS.01) 2017 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 41
Vũ Thị Thúy Hà, Vũ Văn San, Nguyễn Hồng Đức 
success = n’ fin _success (n); 
VOTE(n,k){ 
 a = n; i = k; j = k; 
 while (i < N){ 
 a = a.successor; t=j+1; 
 G1 = n.t_on * n.P * n.B; 
 G2 = a.t_on * a.P * a.B; 
 if(G1==G2){ G[j][t]=1; G[t][j]=1;} 
 else{ 
 if(G1>G2){G[j][t]=1;G[t][j]=0;} 
 else{G[j][t]=0;G[t][j]=1;} 
 } 
 i++; j++; 
 } 
} 
FIND_SN(n){ 
 for i=1 to m G[i][i]=1; 
 k=1; t=n; 
 while (k<N){ 
 VOTE(t,k); 
 t=t.successor; k++; 
 } 
 for i=1 to N S[i]=0; 
 for i=1 to N { 
 for j=1 to N S[i]=S[i] + G[j][i]; 
 } 
 SN = n; Smax = S[1]; j=1; 
 for i=2 to N { 
 if (S[i]>Smax){ 
 Smax = S[i]; 
 while(j<i){SN=SN.successor; j++;} 
 j=i; 
 } 
 } 
 return SN; 
} 
III. PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG 
Để phân tích hiệu năng của thuật toán lựa chọn siêu nút đề 
xuất, nghiên cứu dựa vào chi phí bản tin dùng lựa chọn siêu nút 
và duy trì độ ổn định của mạng chồng phủ siêu nút. Chi phí cho 
các bản tin trao đổi trong quá trình bầu chọn SN được tính: 
a) Mỗi nút phát quảng bá các tham số của nó tới các nút 
hàng xóm; 
b) Các nút có năng lực thấp hơn băng thông, khả năng xử 
lý,) sẽ bầu chọn cho các nút có năng lực cao hơn, trong quá 
trình này các nút có năng lực yếu sẽ gửi bản tin bầu chọn cho 
các nút có năng lực cao hơn; 
c) Sau khi SN được lựa chọn sẽ phát quảng bá các bản tin 
thông báo các tham số của nút đến các nút trong miền mà nó 
quản lý. Chi phí bản tin để lựa chọn SN, nếu triển khai thuật 
toán bầu chọn trên mạng Chord không phân cấp với số nút 
trong mạng N, chi phí để lựa chọn SN sẽ được tính: 
)
2
(
2
)1)(23(
)1(
2
)1(
)1(1
22
N
NN
N
NN
NNNNCNA
 
(3) 
Trong đó: 
2
N
A bản tin để phát quảng bá các tham số của nút tới các nút 
hàng xóm. 
2
N
C bản tin được d ng để các nút có năng lực yếu bầu cho 
các nút có năng lực cao hơn. 
(N -1) bản tin được truyền từ nút được chọn làm SN để 
thông báo các tham số của nó tới các nút trong mạng. Nếu 
triển khai trên mô hình phân cấp Chord_SL [1], với số nút là N 
và mạng được chia làm K cụm. Chi phí để lựa chọn SN của 
thuật toán đề xuất là : 
)
K
2N
Ο(
2K
K)2K)(N(3N
K1)
K
N2
N/KC
2
N/K(A 
 (4) 
Trong đó: 
2
/ KN
A bản tin để phát quảng bá các tham số của nút tới các 
nút hàng xóm. 
2
/ KN
C bản tin được d ng để các nút có năng lực yếu bầu cho 
các nút có năng lực cao hơn. 
)1( 
K
N
bản tin được truyền từ nút được chọn làm SN để 
thông báo các tham số của nó tới các nút trong mạng. 
Từ công thức 3) và 4) rõ ràng thuật toán bầu chọn siêu nút 
SNS khi triển khai qua mô hình phân cấp có chi phí giảm so 
với mô hình không phân cấp truyền thống. 
Nghiên cứu sử dụng phần mềm PeerSim [11] để thực hiện 
mô phỏng so sánh hiệu năng giải thuật đề xuất và giải thuật 
SPS [4] và SG1[10]. Phân tích mô phỏng tập trung đánh giá 
khả năng mở rộng của SNS với các nghiên cứu trước đây. Hay 
nói cách khác chúng tôi kiểm tra sự thay đổi thời gian hội tụ 
Số 01 (CS.01) 2017 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 42
LỰA CHỌN SIÊU NÚT TỐI ƯU CHO MẠNG P2P QUY MÔ LỚN 
của các giải thuật khi kích thước mạng tăng từ 1000 đến 
20000 nút. 
Kết quả mô phỏng hình 3 cho thấy với kích thước mạng 
tăng thì số vòng mô phỏng của giải thuật SPS và SG1 tăng 
hơn so với SNS. Lý do là các nút trong mô hình nghiên cứu 
của tác giả được cấu trúc phân cấp dựa trên vị trí của các nút 
tham gia, vì vậy siêu 
nút SN là các nút không những gần về định danh mà còn lân 
cận với các nút trong nhóm. Ngoài ra mỗi nhóm còn duy trì 
một ma trận chứa dữ liệu được bầu chọn siêu nút từ các nút 
trong nhóm. 
Hình 3. Khả năng ở r ng của thu t toán 
IV. KẾT LUẬN 
Mạng ngang hàng phân cấp có hiệu năng cải thiện hơn so 
với các mạng ngang hàng truyền thống [1]. Tuy nhiên do đặc 
tính của mạng ngang hàng là mạng không ổn định và các nút 
tham gia vào mạng không đồng nhất băng thông, khả năng 
xử lý, thời gian trực tuyến ). Vì vậy việc lựa chọn SN trong 
các mạng phân cấp là rất khó khăn. Bài báo đề xuất giải thuật 
bầu chọn siêu nút SNS trong mạng ngang hàng phân cấp. SN 
được bầu chọn là nút có năng lực đảm bảo các yêu cầu về 
băng thông, khả năng xử lý, nút có độ ổn định cao. 
Giải thuật bầu chọn khi triển khai trên mạng Chord_SL 
phân cấp cải thiện hiệu năng hơn khi triển khai trên mạng 
ngang hàng truyền thống. Qua phân 
tích mô phỏng giải thuật bầu chọn siêu nút thích ứng với các 
mạng có quy mô lớn, khi tăng kích thước mạng thời gian hội 
tụ của giải thuật giảm nhiều so với các nghiên cứu [4], [10]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Thị Thúy Hà, Lê Hữu Lập, Lê Nhật Thăng ây dựng mô 
hình Chord-DHT phân cấp tối ưu hỗ trợ dịch vụ trên nền P2P , 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và 
Công nghệ Việt Nam, tập 52, số 6C, trang 94-105, 2014. 
[2] Chung, W.H., 2016. A Super-Peer Selection Strategy for Peer-
to-Peer Systems. 
[3] Amirazodi, N., Saghiri, A.M. and Meybodi, M., 2016. An 
adaptive algorithm for super-peer selection considering peer’s 
capacity in mobile peer-to-peer networks based on learning 
automata. Peer-to-Peer Networking and Applications, pp.1-16. 
[4] Liu, M., Harjula, E., Ylianttila, M.: An Efficient Selection 
Algorithm for Building a SuperPeer Overlay, Journal of Internet 
Services and Applications, 4(4), (2013) 
[5] Gholami, S., Meybodi, M.R. and Saghiri, A.M., 2014. A 
learning automata-based version of SG-1 protocol for super-peer 
selection in peer-to-peer networks. In Recent Advances in 
Information and Communication Technology (pp. 189-201). 
Springer International Publishing. 
[6] Jesi GP, Montresor A, Babaoglu O (2007) Proximity-aware 
superpeer overlay topologies. IEEE Trans Network Serv Manag 
4(2):74–83. 
[7] Yu J, Li M (2008) CBT: a proximity-aware peer clustering 
system in large scale BitTorrent-like Peer-to-Peer networks. 
Comput Comm 31(3):591–602. 
[8] Jelasity M, Montresor A, Babaoglu O (2009) T-Man: gossip-
based fast overlay topology construction. Comput Netw Elsevier 
53(13):2321–2339. 
[9] Min S, Holliday J, Cho DS (2006) Optimal Super-peer Selection 
for Largescale P2P System. Proc Hybrid Inform Tech:588–593 
[10] Montresor, Alberto. "A robust protocol for building superpeer 
overlay topologies." Peer-to-Peer Computing, 2004. 
Proceedings. Proceedings. Fourth International Conference on. 
IEEE, 2004. 
[11] Jelasity, Márk, et al. "PeerSim P2P simulator." 2011-05-08]. 
 sourceforge. net (2009). 
[12] Lei Shi, Jing Zhou, Qi Huang, "A Chord-based super-node 
selection algorithm for load balancing in hybrid P2P networks", 
Mechatronic Sciences, Electric Engineering and Computer 
(MEC), Proceedings 2013 International Conference on, 20-22 
Dec. 2013 
[13] Merz, Peter; Priebe, Matthias; Wolf, Steffen," Super-peer 
selection in peer-to-peer network using network coordinates," 
Proc.-Int. Conf. Internet Web Appl. Serv., ICIW, Jun. 2008, pp. 
385-390. 
[14] I. Stoica, R. Morris, D. Karger, F. Kaashoek and H. 
Balakrishnan, "Chord: a scalable peer-to-peer lookup service for 
internet applications," in Proceedings of ACM SIGCOMM'01, 
San Diego, CA, Aug. 2001. 
[15] Vũ Thị Thúy Hà, Lê Hữu Lập, Lê Nhật Thăng Cải thiện hiệu 
năng giao thức định tuyến Chord trong mạng ngang hàng , Tạp 
chí nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quân sự, Viện khoa học 
Công nghệ và Quân sự, số 23, trang 40-46, 2013. 
[16] Imtiaz, Waqas Ahmed, Shimul Shil, and A. K. Rahamn. "Three 
layer hierarchical model for chord." arXiv preprint 
arXiv:1303.1751 (2013). 
OPTIMAL SUPERNODE SELECTION FOR LARGE 
- SCALE P2P NETWORKS 
Abstract: With the rapid development of P2P, a number of 
new applications such as P2PSIP has emerged as a new trend 
in the field of multimedia communications over the Internet. 
P2PSIP capable of overcoming the disadvantages of 
conventional SIP system. In those scenarios, there need some 
nodes acting as proxies and gateways are called Supernodes 
(SNs) and when the network is large, the cost of selecting SN 
increases very rapidly with message complexity of traditional 
selection algorithms was )
2
(N . 
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
22
24
26
1000 10000 20000
S
ố
 v
ò
n
g
 m
ô
 p
h
ỏ
n
g
 c
ầ
n
 đ
ể
 g
iả
i 
th
u
ậ
t 
h
ộ
i 
tụ
Tổng số nút trong mạng ngang hàng 
SPS SG1 SNS
Số 01 (CS.01) 2017 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 43
Vũ Thị Thúy Hà, Vũ Văn San, Nguyễn Hồng Đức 
This paper proposes a new SNS selection algorithm, which 
takes into account the optimization factors of delay, the 
stability of the network, and the cost of maintaining the 
network stability. 
Through analysis and simulation results, the SNS super-
node selection algorithm deployed in the Chord_SL network 
improved performance compared to previous studies. 
Keywords: Peer to peer, session initiation protocol, super node, 
ordinary node, distributed hash table, ultrasuper-peer, chord super –
large, super node selection. 
Vũ Thị Thúy Hà, nhận bằng 
Thạc sỹ CNTT năm 2001 tại Đại 
học Quốc gia Hà Nội, NCS Học 
viện Công nghệ BCV. Hiện là 
Giảng viên khoa Viễn thông 1. 
Lĩnh vực quan tâm: Phân tích 
đánh giá hiệu năng mạng, mô 
hình hóa và mô phỏng, mạng 
chồng phủ ngang hàng, nén và 
xử lý dữ liệu truyền thông đa 
phương tiện . 
Vũ Văn San tốt nghiệp tiến sĩ 
chuyên ngành điện tử - viễn 
thông năm 2000 tại Học viện 
Công nghệ Bưu chính Viễn 
thông. Hiện đang làm việc tại 
Học viện Công nghệ Bưu 
chính Viễn thông. Lĩnh vực 
nghiên cứu chính: Hệ thống 
thông tin quang, Truyền dẫn và 
xử lý tín hiệu số, Hệ thống 
thông tin và truyền thông. 
Nguyễn Hồng Đức: Sinh viên 
năm 4 Khoa Viễn thông 1 Học 
viện Công nghệ Bưu chính 
Viễn thông. Lĩnh vực quan 
tâm: Phân tích đánh giá hiệu 
năng mạng, mô hình hóa và mô 
phỏng mạng truyền thông. 
Số 01 (CS.01) 2017 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 44

File đính kèm:

  • pdflua_chon_sieu_nut_toi_uu_cho_mang_p2p_quy_mo_lon.pdf