Một số hợp chất phân lập từ lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)

Tóm tắt: Từ phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.) thu

hái ở tỉnh Nam Định và bằng phương pháp sắc ký cột đã phân lập được 3 hợp chất. Cấu trúc hóa

học của các hợp chất này được xác định bằng phương pháp phổ như: phổ khối, phổ cộng hưởng từ

hạt nhân. Các chất được xác định là: 9-methoxycanthin-6-on (1), 9-hydroxyheterogorgiolid (2),

O-methyl furodysinin lacton (3). Các hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây Khôi đốm.

pdf 6 trang yennguyen 3200
Bạn đang xem tài liệu "Một số hợp chất phân lập từ lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số hợp chất phân lập từ lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)

Một số hợp chất phân lập từ lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.)
 Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 42-47 
 42
Một số hợp chất phân lập từ lá cây Khôi đốm 
(Sanchezia nobilis Hook.f.) 
Bùi Thị Xuân1,*, Vũ Đức Lợi1, Vũ Thị Mây1, Trần Thị Bích Thúy2, 
 Hoàng Việt Dũng2, Đỗ Thị Mai Hương3 
1Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
2Học viện Quân y, 160 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam 
3Trường Đại học Dược Hà Nội, 13-15 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 11 tháng 4 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 28 tháng 4 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 6 năm 2018 
Tóm tắt: Từ phân đoạn dịch chiết ethylacetat của lá cây Khôi đốm (Sanchezia nobilis Hook.f.) thu 
hái ở tỉnh Nam Định và bằng phương pháp sắc ký cột đã phân lập được 3 hợp chất. Cấu trúc hóa 
học của các hợp chất này được xác định bằng phương pháp phổ như: phổ khối, phổ cộng hưởng từ 
hạt nhân. Các chất được xác định là: 9-methoxycanthin-6-on (1), 9-hydroxyheterogorgiolid (2), 
O-methyl furodysinin lacton (3). Các hợp chất này lần đầu tiên được phân lập từ cây Khôi đốm. 
Từ khóa: 9-methoxycanthin-6-on, 9-hydroxyheterogorgiolid, O-methyl furodysinin lacton. 
1. Đặt vấn đề 
Trên thế giới, chi Sanchezia (họ 
Acanthaceae) bao gồm hơn 60 loài vùng nhiệt 
đới và cận nhiệt đới. Chi này phân bố ở khu vực 
Địa Trung Hải, Ấn Độ, châu Phi, châu Úc, Mỹ 
và một số nước Đông Nam Á. Hầu hết các loài 
đã có từ lâu năm ở rừng mưa nhiệt đới miền 
Trung và Nam Mỹ (Ecuador) [1]. Ở Việt Nam, 
chi Sanchezia có ở nhiều địa phương như: 
huyện miền núi Chiêm Hóa, Na Hang tỉnh 
Tuyên Quang, huyện miền núi tỉnh Quảng 
Nam, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng và 
_______ 
 Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-904269982. 
 Email: sealotus@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4110 
một số tỉnh khác (Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú 
Thọ, Thái Nguyên) [2-4]. 
Cây Khôi đốm thuộc chi Sanchezia (họ Ô 
Rô Acanthaceae). Trên thế giới cây này đã 
được nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và 
chống tăng sinh tế bào in vitro, tác dụng kháng 
khuẩn [5-6]. Về thành phần hóa học của loài 
cây này mới có một số công bố cho thấy, cây có 
chứa một số nhóm chất như: flavonoid, 
glycosid, carbohydrat, alcaloid, steroid, 
phenolic, saponin và tannin [7]. Ở Việt Nam, 
dân gian ta đã truyền nhau sử dụng cây Khôi 
đốm như một ‘‘vị cứu tinh” chữa bệnh viêm dạ 
dày. Tuy nhiên, những nghiên cứu thành phần 
hóa học và tác dụng sinh học về loài cây này ở 
cả Việt Nam và thế giới còn khá ít. Vì vậy, để 
cung cấp thêm các dữ liệu về thành phần hóa 
học, tác dụng sinh học của cây Khôi đốm, cũng 
B.T. Xuân và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 42-47 43
như giúp định hướng sử dụng dược liệu này 
hiệu quả hơn, nghiên cứu này cung cấp thông 
tin về một số hợp chất flavonoid và tác dụng 
chống viêm của cây Khôi đốm. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Lá cây Khôi đốm được thu hái vào tháng 
1/2018 tại Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, 
tỉnh Nam Định, phơi sấy, bảo quản trong túi 
nilon kín. Mẫu cây này được ThS.Nguyễn 
Quỳnh Nga, Viện Dược liệu giám định tên khoa 
học là: Sanchezia nobilis Hook.f. họ 
Acanthaceae (họ Ô rô). Mẫu cây được lưu tại: 
Phòng tiêu bản, Khoa Tài Nguyên Cây Thuốc, 
Viện Dược liệu (số hiệu tiêu bản: DL-150118), 
2.2. Dung môi, hóa chất 
- Dung môi hóa chất dùng để chiết xuất và 
phân lập (EtOH 70%, n-hexan (Hx), ethyl 
acetat (EtOAc), methanol (MeOH), 
dichloromethan (DCM), aceton (Ac)... đạt tiêu 
chuẩn tinh khiết. 
- Pha tĩnh dùng trong sắc ký cột là silica gel 
pha thường cỡ hạt 0,063-0,200 mm (Merck), 
(0,040 - 0,063 mm, Merck). Bản mỏng tráng 
sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck) (silica gel, 
0,25 mm) và bản mỏng pha đảo RP-18 F254 
(Merck, 0,25 mm)... 
- Hóa chất dùng trong đánh giá tác dụng 
chống viêm cấp: indomethacin, NaCl 0,9%, 
dung dịch carrageenin. 
2.3. Thiết bị, dụng cụ 
- Sắc ký cột: sắc ký cột sử dụng silicagel cỡ 
hạt 0,063-0,200 mm (Merck) và cỡ hạt 0,040- 
0,063 mm (Merck) với các loại cột sắc ký có 
kích cỡ khác nhau. 
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân: NMR được 
ghi trên máy Bruker Avance 500MHz tại Viện 
Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam. 
- Phổ khối ESI-MS: đo trên máy AGILENT 
1260 Series LC-MS ion Trap (Agilent 
Technologies, Hoa Kỳ) 
- Nhiệt độ nóng chảy: đo trên máy SMP10 
BioCote, Khoa Y Dược, ĐHQGHN. 
- Góc quay cực riêng: đo trên máy PLR-4, 
MRC scientific instruments, Khoa Y Dược, 
ĐHQGHN. 
2.4. Chiết tách và phân lập chất 
Mẫu lá cây Khôi đốm (2,5kg) sau khi đã rửa 
sạch, phơi khô, thái nhỏ được ngâm chiết bằng 
dung môi ethanol 80% (3 lần, mỗi lần 8L), sử 
dụng thiết bị chiết siêu âm ở 40oC trong vòng 3 
giờ. Lọc các dịch chiết ethanol thu được qua 
giấy lọc, gộp dịch lọc và cất loại dung môi dưới 
áp suất giảm, thu được 150g cao chiết tổng 
ethanol. Lấy 100g cao chiết phân tán trong 
nước cất và chiết phân bố bằng n-hexan và 
ethyl acetat (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 500 
ml trong 30 phút). Các phân đoạn n-hexan, 
ethyl acetat được cất loại dung môi dưới áp suất 
giảm để thu được phân đoạn tương ứng n- hexan 
ký hiệu là H (9,2 g) và ethyl acetat ký hiệu là E 
(28,8g). Phần dịch chiết nước còn lại cô cạn thu 
được phân đoạn ký hiệu N (26,6g). 
Tiến hành phân tích cắn EtOAc (25,0 g) 
trên cột sắc ký silicagel với hệ dung môi có độ 
phân cực tăng dần bao gồm n-hexan- EtOAc 
(5:1→1:1, v/v, mỗi phân đoạn 600 mL) và tiếp 
sau là CHCl3- MeOH (10:1→ 1:1, v/v, mỗi 
phân đoạn 500mL) thu được 6 phân đoạn ký 
hiệu là E1~E6. Từ phân đoạn E1 (8,1g), chạy 
sắc ký cột silicagel (Φ45 mm × 350 mm) với hệ 
pha động EtOAc - MeOH (5:1, v/v, 2,5L) thu được 
6 phân đoạn nhỏ hơn là E1.1~ E1.6. Phân đoạn 
E1.1 (0,9 g) tiếp tục tiến hành sắc ký cột silicagel 
pha thường với hệ dung môi rửa n-hexan:etylacetat 
4/1, thu được chất 1 (21 mg). Từ phân đoạn E1.2 
(1,1 g) tiến hành sắc ký trên cột silica gel với 
hệ dung môi n-hexan/ethyl acetat (8/1, v/v) 
thu được hợp chất 2 (15mg). Phân đoạn E1.3 
(1,2 g) được chạy sắc ký trên cột silica gel 
với hệ dung môi n-hexan:CH2Cl2 (2:1, v/v) 
thu được hợp chất 3 (16 mg). 
B.T. Xuân và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 42-47 
44
3. Kết quả nghiên cứu 
Hợp chất 1: 
tnc = 238-239 
oC; [α]D
25 = - 187,0 (c=0,15; 
CHCl3). 
Rf = 0,51 (TLC silica gel, n-hexan/EtOAc, 
7/3, v/v); 
ESI-MS: m/z 277 [M+H]+
(C16H21O4); 
- Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) δ(ppm): 
22,8(C-1); 15,7(C-2); 23,6(C-3); 152,2(C-4); 
51,8(C-5); 22,5(C-6); 156,3(C-7); 105,8(C-8); 
79,6(C-9); 43,8(C-10); 128,0(C-11); 171,0(C-
12); 8,4(C-13); 20,1(C-14); 106,0(C-15); 
50,3(16-OMe) 
- Phổ 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) δ(ppm): 
2,11 (1H, br, dt, J=3,9; 8,7Hz, H-1); 0,67 (2H, 
dt, J=3,9; 5,3Hz, H-2); 1,96 (1H, m, H-3); 3,32 
(1H, m, H-5); 2,29 (2H, m, H-6); 1,87 (3H, t, 
J=1,5Hz, H-13); 0,51 (2H, s, H-14); 4,70 (3H, 
br, t, H-15); 3,22 (1H, s, 16-OMe); 3,41 (1H, d, 
J=7,4Hz, 9-OH) 
Hợp chất 2: 
Tinh thể màu vàng, tan trong cloroform, tnc 
= 178-180oC. 
HR-ESI-MS (+) m/z: 252,08 [M+H]+, ứng 
với CTPT C15H11N2O2, M= 252 
Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) δ(ppm): 
115,5(C-1); 146,0(C-2); 139,9(C-4); 128,5(C-
5); 159,7(C-6); 101,3(C-8); 162,5(C-9); 
114,2(C-10); 123,3(C-11); 117,2(C-12); 
142,0(C-13); 129,2(C-14); 131,2(C-15); 
136,0(C-16); 56,0(C-17) 
- Phổ 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) δ(ppm): 
7,80 (1H, d, J = 5,0 Hz, H-1); 8,74 (1H, d, J = 
5,0 Hz, H-2); 7,98 (1H, d, J = 9,5 Hz, H-4); 6,93 
(1H, d, J = 10,0 Hz, H-5); 8,16 (1H, d, J = 2,0 
Hz, H-8); 7,04 (1H, dd, J = 8,5; 2,0 Hz, H-
10); 7,90 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-11); 3,97 
(3H, s, H-17). 
Hợp chất 3: 
Chất bột màu trắng, vô định hình, [α]D
25 = -
80,5(c=0,1, MeOH); Phổ ESI-MS: m/z 263,2 
[M+H]+ 
Công thức phân tử: C16H22O3. M= 262 
Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) δ(ppm): 
169,7(C-2); 117,2(C-3); 173,0(C-3a); 38,7(C-
4); 47,7(C-4a); 18,4(C-5); 30,9(C-6); 134,2(C-
7); 123,5(C-8); 30,1(C-8a); 40,2(C-9); 107,5(C-
9a); 25,7(C-10); 25,2(C-11); 23,1(C-12); 
50,3(9a-OMe). 
- Phổ 1H-NMR (CDCl3, 500 MHz) δ(ppm): 
5,81(1H, s, H-3); 1,68(1H, m, H-4a); 1,16 (1H, 
m, H-5α)/1,68 (1H, m, H=5β); 1,97(1H, m, H-
6); 5,36(1H, d, J=5.0Hz, H-8); 2,77(1H, m, H-
8a); 1,52 (1H, dd, J=13.5, 13.5Hz, H-9α)/2,34 
(1H, dd, J=3.5, 13.5Hz, H-9β); 1,37(1H, s, H-
10); 1,24(1H, s, H-11); 1,62(1H, s, H-12); 
3,17(1H, s, OMe) 
Hợp chất 1: 9-hydroxyheterogorgiolid 
Chất 1 kết tinh hình phiến, không màu, nhiệt 
độ nóng chảy: 238-239 oC, Rf =0,5 (n-
hexan/ethyl acetat: 7/3, v/v); Phổ ESI-MS cho 
pic ion phân tử proton hóa ở m/z = 277 
[M+H]+ Các dữ liệu phổ khối và phổ 13C-
NMR cho biết chất 1 có công thức phân tử là 
C16H20O4 (DBE=7). Phân tích các dữ liệu phổ 
1H-NMR, 13C-NMR và DEPT của 1 cho thấy chất 
1 có khung tƣơng đồng với chất Chloranthalacton 
B bao gồm một nhóm α, β-ethylen-γ-lacton ở ở δC 
156,3; 128,0 và 171,0 ppm. Một vòng 
cyclopropan gồm 1 nhóm methylen cho tín hiệu ở 
δH 0,67 (1H, dt, J = 3,9; 5,3 Hz), 0,82 (1H, dt, J 
= 5,3, 8,7 Hz); δC 15,7 (C-2) và 2 nhóm methin 
ở δH 2,11 (1H, br, dt, J = 3,9; 8,7 Hz ); δC 22,8 
(C-1) và δH 1,96 (1H, m); δC 23,6 (C-3). Tín 
hiệu của nhóm >C=CH2 cũng được quan sát 
thấy trên phổ 1H-NMR, 13C-NMR ở δC152,2; 
106,0 và δH 4,70 (1H, br, t); 5,01 (1H, m, 
OH). 
Tuy nhiên có 2 điểm khác biệt đó là thay vì 
nhóm oxiran trong Chloranthalacton B thì trong 
1 xuất hiện một nhóm -CH-OH và 1 nhóm 
methoxy thể hiện trên phổ 13C-NMR và 1H- 
NMR ở δC 79,6 (C-9), δH 3,83 (1H, d, J =7,4 
Hz, H-9), 3,41 (1H, d, J = 7,4 Hz, OH). δC 
50,3 (OCH3) và δH 3,22 (3H, s, OCH3). Phân 
tích các dữ liệu trên phổ 1H- NMR, 13C-NMR 
và các phổ 2D-NMR của chất 1 kết hợp so sánh 
các dữ liệu phổ trong tài liệu [8], khẳng định 
chất 1 chính là 9-hydroxyheterogorgiolid. 
Hợp chất 2: 9-methoxycanthin-6-on 
Hợp chất 2 dạng tinh thể màu vàng, tan 
trong cloroform, nhiệt độ nóng chảy 178-180 
0C và cho phản ứng với thuốc thử Dragendorff. 
B.T. Xuân và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 42-47 45
Trên phổ HR-ESI- MS của 2 xuất hiện peak 
ion giả phân tử tại m/z 252,08 [M+H]+ ứng 
với CTPT C15H11N2O2 và kết hợp với phổ 
1 3C-NMR cho phép khẳng định công thức 
phân tử của 2 là C15H11N2O2. Phổ 
1 H-NMR 
của 2 cho tín hiệu doublet đặc trưng của 
proton H-4 tại δ 7,98 và H-5 tại δ 6,93 với 
hằng số tương tác J = 9,5 Hz; một cặp proton 
vicinal H-1 tại δ 7,80 và H-2 tại δ 8,74 với J = 
5,0 Hz. Ngoài ra, còn xuất hiện tín hiệu của 
một nhân thơm ABX với ba proton tại δ 8,16 
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,04 (1H, dd, J = 
8,5; 2,0 Hz, H-10), 7,90 (1H, d, J = 8,5 Hz, H-
11). Sự hiện diện của nhóm methoxy được chỉ 
ra tại δ 56,0 (C-17) và δ 3,98 (3H, s, H-17). 
Nhóm này gắn với C-9 dựa vào tương tác H-
17/C-9 trong phổ HMBC. Kết hợp các dữ liệu 
phổ của 2 và đồng thời so sánh với tư liệu [9-
10], khẳng định 2 là 9-methoxycanthin-6-on.
Hợp chất 2: 9-methoxycanthin-6-on Hợp chất 1: 9-hydroxyheterogorgiolid 
Hợp chất 3: O-methyl furodysinin lacton 
Hình 1. Cấu trúc của các hợp chất 1-3. 
Hợp chất 3: O-methyl furodysinin lacton 
Hợp chất 3 thu được dưới dạng bột vô định 
hình màu trắng. Phổ khối lượng ESI-MS của 3 
xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 263,2 
[M+H]+, phù hợp với công thức phân tử 
C16H22O3, (M = 262). Phổ 1H-NMR thấy xuất 
hiện tín hiệu của 2 proton olefin tại δH 5,36 (d, 
J=5,0 Hz) và 5,81 (s); 1 methoxy tại δH 3,17 
(s); và 3 methyl tại δH 1,24 (s), 1,37 (s) và 1,62 
(s). 1 nhóm carbonyl tại δC 169,5; 4 carbon bậc 
4 tại δC 38,7, 107,5, 134,2 và 173,0; 4 methin tại 
δC 30,1, 47,7, 117,2 và 123,5; 3 methylen tại δC 
18,4, 30,9 và 40,2; và 4 methyl tại δC 23,1; 
25,2; 25,7 và 50,3. Từ dữ liệu phổ 1D-NMR của 
3 dẫn đến gợi ý về cấu trúc của 3 tương tự hợp 
chất O-methyl furodysinin lacton [4]. Phân tích 
các tương tác trên phổ HSQC cho phép ta gán 
tín hiệu của proton liên kết trực tiếp với 
B.T. Xuân và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 42-47 
46
carbon. Phổ HMBC, thấy xuất hiện tương tác 
giữa H-10 (δH 1,37)/H-11 (δH 1,24) với C-3a 
(δC 173,0)/C-4 (δC 38,7)/C-4a (δC 47,7), H-3 
(δH 5,81) và C-2 (δC 169,5)/C-3a (δC 173,0)/C-
9a (δC 107,5) đã xác định vị trí 2 nhóm methyl 
gắn trực tiếp vào C-4, vị trí nối đôi tại C-3/C-
3a. Tương tác HMBC của nhóm methoxy δH 
3,17 và C-9a (δC 107,5) xác định vị trí 
methoxy tại C-9a. Tương tác HMBC của H-12 
(δH 1,62) với C-6 (δC 30,9)/C-7(δC134,2)/C-8 
(δC 123,5), H-8 (δH 5,36) với C-4a (δC 
47,7)/C-8a (δC 30,1) xác định vị trí nối đôi tại 
C-7/C-8. Dựa vào dữ liệu phổ 1D, 2D-NMR của 
3 và so sánh với số liệu của hợp chất O-methyl 
furodysinin lacton [11] thấy trùng khớp. Từ các 
dữ liệu phổ, cấu trúc của 3 được xác định là 
O-methyl furodysinin lacton. 
4. Kết luận 
Đã sử dụng phương pháp ngâm chiết với 
dung môi EtOH 80% và bằng phương pháp sắc 
ký cột phân lập được 3 hợp chất từ phần lá của 
cây lá Khôi đốm thu hái tại tỉnh Nam Định. Cấu 
trúc các hợp chất này được xác định thông qua 
kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, góc quay cực 
riêng, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so 
sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất 
liên quan. Ba hợp chất được xác định là 9-
methoxycanthin-6-on (1), 9-
hydroxyheterogorgiolid (2), O-methyl 
furodysinin lacton (3). Đây là lần đầu tiên 3 
hợp chất này được phân lập từ cây Khôi đốm. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học 
Quốc Gia Hà Nội, đề tài KHCN mã số: QG.18.20. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ellah A. E. A., Mohamed K. M., Backheet E. Y., 
et al. (2013), "Matsutake alcohol glycosides from 
Sanchezia nobilis", Chemistry of Natural 
Compounds, 48(6), pp. 930-933. 
[2] Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực 
vật Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 
trang 272-273. 
[3] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 3, 
Nhà xuất bản Trẻ, tr.39. 
[4] Đỗ Tất Lợi (2001). Những cây thuốc và vị thuốc 
Việt Nam. NXB Y học, tr. 518-520. 
[5] Paydar M., Wong Y. L., Moharam B. A., et al. 
(2013), "In vitro anti-oxidant and anti-cancer 
activity of methanolic extract from Sanchezia 
speciosa leaves", Pakistan Journal of Biological 
Sciences, 16(20), p. 1212. 
[6] Rafshanjani M., Parvin S., Kader M., et al. (2014), 
"In vitro antibacterial, antifungal and insecticidal 
activities of ethanolic extract and its fractionates 
of ia speciosa Hook. f", Int Res J Pharm, 5(9), pp. 
717-720. 
[7] Parvin S., Rafshanjani M. A. S., Kader M. A., et 
al. (2015), "Preliminary phytochemical screening 
and cytotoxic potentials from leaves of 
Sanchezia speciosa Hook. f", International 
Journal of Advances in Scientific Research, 
1(3), pp. 145-150. 
[8] Kevin Hung, Xirui Hu and Thomas J. Maimone 
(2005), Total synthesis of complex terpenoids 
employing radical cascade processes, Nat. Prod. 
Rep., 22, 465. 
[9] Kensuke Ohishi, Kazufumi Toume, Midori A. 
Arai, Takashi Koyano, Thaworn 
Kowithayakorn, Takamasa Mizoguchi, Motoyuki 
Itoh, and Masami Ishibashi (2015), 9-
Hydroxycanthin-6-one, a β-Carboline Alkaloid 
from Eurycoma longifolia, Is the First Wnt Signal 
Inhibitor through Activation of Glycogen 
Synthase Kinase 3β without Depending on Casein 
Kinase 1α. J. Nat. Prod., 78 (5), pp 1139–1146. 
[10] Sofa Fajriah, Muhammad Hanafl, Atiek Sumiati , 
and Ngadiman (2010), isolation and identification 
of 9-methoxycanthin-6-on from Eurycoma 
longifolia roots, Fitoterapia 81, (7), pp. 669-679. 
[11] Andrew M. Piggott and Peter Karuso (2005), 9-
Hydroxyfurodysinin-O-ethyl Lactone: A New 
SesquiterpeneIsolated from the Tropical Marine 
Sponge Dysidea arenaria,Molecules, 10, 
pp.1295-1297.
B.T. Xuân và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 42-47 47
Compounds Isolated from the Leaf of 
Sanchezia nobilis Hook.f. 
Bui Thi Xuan1, Vu Duc Loi1, Vu Thi May1, Tran Thi Bich Thuy2, 
Hoang Viet Dung2, Do Thi Mai Huong3 
1VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
2Vietnam Military Medical University, 160 Phung Hung, Ha Dong, Hanoi, Vietnam 
3Hanoi University of Pharmacy, 13-15 Le Thanh Tong, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam 
Abstract: The ethyl acetate fraction of the leaf of Sanchezia nobilis Hook.f. (collected in Nam 
Dinh province) isolated three compounds (1-3) by chromatographic methods. Their structures were 
elucidated by spectroscopic methods, including MS and NMR. These compounds were identified as: 
9-methoxycanthin-6-one (1); 9-hydroxyheterogorgiolid (2); and O-methyl furodysinin lactone (3). 
These compounds were, for the first time, isolated from the leaf of Sanchezia nobilis Hook.f. 
Keywords: 9-methoxycanthin-6-one, 9-hydroxyheterogorgiolide, O-methyl furodysinin lactone. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_hop_chat_phan_lap_tu_la_cay_khoi_dom_sanchezia_nobili.pdf