Một số trao đổi về tiêu chuẩn TCVN 9362- 2012 khi tính toán nền công trình

TCVN 9362:2012 được chuyển đổi từ

TCXD 45:1978 theo quy định tại khoản 1

Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ

thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số

127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính

phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9362:2012 là văn bản có bố cục trình

bày rất chặt chẽ về mặt pháp lý đã góp phần

nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động

xây dựng ở Việt Nam. Nhưng trong quá trình

áp dụng TCVN 9362:2012 vào thực tế hiện

nay, nhận thấy có một số điểm của tiêu chuẩn

cần tường minh để tiêu chuẩn thật sự đi vào

thực tế công việc của người thiết kế, khuyến

khích phát huy tính sáng tạo. Tuy nhiên, trong

khuôn khổ của bài báo, ở đây chỉ thảo luận

một số vấn đề có tính khả thi trong việc điều

chỉnh, gồm: bố cục trình bày; một số giới hạn;

phân loại nền. Trong đó, bố cục một số mục

gây khó với người sử dụng; một số giới hạn

quy định chưa chú ý tới đặc điểm sai số trong

kết quả tính; phân loại nền chưa chưa chú ý

đến mục đích xây dựng. Đặc biệt hiện nay,

trong bối cảnh phát triển của công nghệ tin

học, điện tử tự động hóa, cho phép thực hiện

các phép tính của tính toán nền móng nhanh

chóng, nên có điều kiện so sánh kết quả giữa

các phương pháp tính khác nhau, giữa kết quả

tính sử dụng các số liệu đất nền thu được từ

các phương pháp thí nghiệm khác nhau, trong

đó có các phương pháp ngày càng hiện đại của

thế giới. Do đó, trong bối cảnh mới TCVN

9362 cần được diễn giải lại để nâng cao hiệu

quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng

đồng thời thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của

nhiều đối tượng.

pdf 5 trang yennguyen 5620
Bạn đang xem tài liệu "Một số trao đổi về tiêu chuẩn TCVN 9362- 2012 khi tính toán nền công trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số trao đổi về tiêu chuẩn TCVN 9362- 2012 khi tính toán nền công trình

Một số trao đổi về tiêu chuẩn TCVN 9362- 2012 khi tính toán nền công trình
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 80 
MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ TIÊU CHUẨN TCVN 9362- 2012 
KHI TÍNH TOÁN NỀN CÔNG TRÌNH 
VÕ THỊ THƯ HƯỜNG* 
Some exchange to standard TCVN 9362- 2012 for foundtion 
calculation 
Abstract: The paper presents some shortcomings when applying the TCVN 
9362-2012 standard to foundations design within the conditions of many 
advances in information technology. 
TCVN 9362-2012 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
TCVN 9362:2012 được chuyển đổi từ 
TCXD 45:1978 theo quy định tại khoản 1 
Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ 
thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 
127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính 
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của 
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. 
TCVN 9362:2012 là văn bản có bố cục trình 
bày rất chặt chẽ về mặt pháp lý đã góp phần 
nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động 
xây dựng ở Việt Nam. Nhưng trong quá trình 
áp dụng TCVN 9362:2012 vào thực tế hiện 
nay, nhận thấy có một số điểm của tiêu chuẩn 
cần tường minh để tiêu chuẩn thật sự đi vào 
thực tế công việc của người thiết kế, khuyến 
khích phát huy tính sáng tạo. Tuy nhiên, trong 
khuôn khổ của bài báo, ở đây chỉ thảo luận 
một số vấn đề có tính khả thi trong việc điều 
chỉnh, gồm: bố cục trình bày; một số giới hạn; 
phân loại nền. Trong đó, bố cục một số mục 
gây khó với người sử dụng; một số giới hạn 
quy định chưa chú ý tới đặc điểm sai số trong 
kết quả tính; phân loại nền chưa chưa chú ý 
* Đại học Kiến trúc Hà Nội 
DĐ: 0912774874 
Email: vothaohuong@gmail.com 
đến mục đích xây dựng. Đặc biệt hiện nay, 
trong bối cảnh phát triển của công nghệ tin 
học, điện tử tự động hóa, cho phép thực hiện 
các phép tính của tính toán nền móng nhanh 
chóng, nên có điều kiện so sánh kết quả giữa 
các phương pháp tính khác nhau, giữa kết quả 
tính sử dụng các số liệu đất nền thu được từ 
các phương pháp thí nghiệm khác nhau, trong 
đó có các phương pháp ngày càng hiện đại của 
thế giới. Do đó, trong bối cảnh mới TCVN 
9362 cần được diễn giải lại để nâng cao hiệu 
quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng 
đồng thời thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của 
nhiều đối tượng. 
2. KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ 
BẢN CỦA TIÊU CHUẨN TCXD 9362-2012 
TCVN 9362:2012 là tiêu chuẩn được 
chuyển đổi từ TCXD 45:1978, trong đó TCXD 
45:1978 thực chất là văn bản được dịch từ 
снuп II-15-74 của Liên xô, trong đó lược bỏ 
các vấn đề nền không có ở Việt Nam. 
TCVN 9362:2012, ngoài phần phụ lục, có 
15 mục, trong đó từ mục 1 đến mục 4 là các 
vần đề chung của tính toán nền, từ mục 5 đến 
mục 15 là đặc điểm thiết kế của các nền đặc 
biệt và nền của các công trình đặc biệt. Sau đây 
để tường minh, tạm gọi 15 mục là 15 điều để 
phân biệt với các mục trong các điều và phần 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 81 
trong ngoặc kép dưới đây là trích nguyên văn 
các câu trong tiêu chuẩn TCVN 9362:2012. 
Nhìn sâu vào các nội dung của tiêu chuẩn, 
nhận thấy lời giải bài toán Boussinesq trong lý 
thuyết đàn hồi, sau đó là các áp dụng của lời 
giải bài toán phân bố ứng suất dưới các diện 
chịu tải, trong bán không gian vô hạn đối xứng 
trục, đồng nhất và đàn hồi tuyến tính  gọi 
chung là các bài toán lý thuyết đàn hồi cho đối 
tương đất, chính là cở sở lý thuyết của tiêu 
chuẩn. Tuy nhiên, các tính chất của đất nền 
khác xa với các mô hình lý tưởng của bài toán 
nên còn thấy, trong tiêu chuẩn còn có các cơ sở 
lý thuyết khác như: lý thuyết hệ thống, lý 
thuyết bền, lý thuyết về trạng thái giới hạn, 
nguyên lý tiền định của thiết kế công trình để 
giải quyết vấn đề sai khác. 
Từ các cơ sở lý thuyết của tiêu chuẩn, thông 
qua nội dung của các điều các mục trong tiêu 
chuẩn đã đưa ra cách giải quyết các vấn đề sai 
khác giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa tính hữu 
hạn của các lời giải bài toán với tính phong phú 
đa dạng của đất nền trên vỏ trái đất. Cách giải 
quyết chia ra làm 3 dạng: 
Dạng các vấn đề chưa thống đã được thống 
nhất thành quy định bắt buộc mặc dù còn rất 
nhiều tranh luận chưa ngã ngũ, cụ thể có một 
số vấn đề như: 
 Tính toán sức chịu tải vẫn còn nhiều quan 
điểm liên quan đến chiều sâu vùng biến dạng 
dẻo hoặc sự hình thành nhân nén chặt 
 Tính toán biến dạng là bài toán mà các 
thông số tải trọng và đất nền giá trị của nó 
không phải là hằng số thì tiêu chuẩn cũng đã 
đưa ra các quy định bắt buộc về cách xác định 
tải trọng và cách xác định các thông số nền, 
mặc dù nhìn vào sẽ thấy không đúng trong 
nhiều trường hợp. 
Dạng đưa vào tiêu chuẩn các quy định để 
giải quyết các vấn đề chưa thống nhất giữa 
lý thuyết với thực tiễn nhưng rất thuyết 
phục, như: 
 Quy định về tính toán nền theo trạng thái là 
cách giải quyết hiệu quả nhất các vấn đề còn 
sai, bằng sự kết hợp tính logic của bài toán lý 
thuyết với tính thực dụng của mục đich tính 
toán. Đây là tiền đề cho thiết kế nền móng theo 
nguyên tắc tiền định hay thiết kế theo quy 
trình: trước hết là luận chứng lựa chọn phương 
án, sau đó tính toán kiểm tra chọn phương án 
hợp lý nhất theo các điều kiện yêu cầu 
Quy định riêng về các tính toán cho các 
trường hợp đặc biệt, cụ thể như: đối với các 
dạng nền đặc biệt và các công trình đặc biệt. 
Đây là cách bao quát mọi vấn đề tính toán, để 
luôn đảm bảo rằng mọi vấn đề tính toán đều 
được kiểm soát. 
Dạng các quy định mang tính quy ước 
không có tranh luận đó là các quy định về điều 
kiện áp dụng. 
Ngoài ra, còn nhiều thể hiện khác về bắt 
buộc và thuyết phục nằm rải rác ở các điều các 
mục trong tiêu chuẩn. 
Đánh giá chung có thể khẳng định: TCVN 
9362:2012 đã bao quát mọi nội dung trong 
tính toán nền. Đây là một văn bản pháp quy 
dưới luật nên TCVN 9362:2012 có bố cục 
chung và bố cục ở các điều, các mục cũng như 
nội dụng của các mục, các điều trong tiêu 
chuẩn, rất thuận lợi cho lĩnh vực quản lý nhà 
nước về hoạt động xây dựng, cho các chủ đầu 
tư để kiểm soát hiệu quả đầu tư. 
 3. MỘT SỐ TRAO ĐỔI 
Tiêu chuẩn TCVN 9362 mà trước đây là 
TCXD 45-78 một văn bản được áp dụng sớm 
nhất vào trong lĩnh vực hoạt động xây dựng ở 
Việt Nam đã góp phần quan trọng vào quản lý 
hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, để áp dụng tốt 
TCVN 9362-2012 vào trong công việc thiết kế 
đòi hỏi kỹ sư phải mất nhiều năm học hỏi kinh 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 82 
nghiệm, mặt khác với công nghệ tin học phát 
triển như hiện nay cho phép tinh toán nhanh, có 
thể thực hiện khối lượng tính toán lớn nên tiêu 
chuẩn bộc lộ một số bất cập. Nhằm hoàn thiện 
TCVN 9362-2012 có một số trao đổi xung 
quanh chủ đề của bài báo như sau: 
3.1. Một số trao đổi của điều 3 
- Tại mục 3.2.1 nêu “đá gồm có phún xuất, 
biến chất, trầm tich có liên kết cứng giữa các 
hạt ”đó là câu thừa và còn gây hiểu lầm 
rằng, ngoài 3 loại đá trên còn có loại đá khác 
-Tại mục 3.3.2 khi đưa ra tiêu chuẩn phân 
loại đã nêu đất cát có chỉ số dẻo Ip<0.01 và đất 
sét có chỉ số dẻo Ip> 0,17. Tại sao không dùng 
đơn vị % cho độ ẩm mà dùng thập phân để gây 
hiểu lầm và tại sao không đưa ra tiêu chuẩn 
phân loại cho sét pha và cát pha mà để đên 
mục 3.8 mới đưa ra bảng phân loại 
- Tại mục 3.3 Phân loại đá theo cả 3 tiêu chí 
cường độ kháng nén, hệ số hóa mềm hệ số 
phong hóa, vậy tiêu chí được ưu tiên theo thứ 
tự như thế nào? Bởi vì, không có sự ưu tiến 
phân loại sẽ không có mục đich. 
- Tại muc 3.4 Định nghĩa đất hòn lớn bằng 
tỷ số không đều hạt d60/d10 là không phản ánh 
tính chất hòn lớn. Bởi vì, đất cát pha không 
phải là đất hòn lớn nhưng vẫn sử dụng tỷ số 
không đều hạt d60/d10 để đánh giá. Đáng chú 
ý nhất mục 3.5 lại đưa ra bảng phân loại đất 
hòn lớn mà tiêu chí phân loại không đề cập đến 
d60/d10 mà d60/d10 chỉ là thông tin bổ sung 
thêm cho bảng phân loại. Như thế việc đưa 
khái niệm d60/d10 không đúng chỗ đã gây hiểu 
lầm, làm phức tạp hóa vấn đề. 
- Tại mục 3.12 Khi đưa ra khái niệm bùn đã 
viết: ((Bùn là đất sét ở giai đoạn đầu thành 
hình, được tạo bởi trầm tích cấu trúc trong 
nước có các quá trình vi sinh vật)). Với khái 
niệm như trình bày thì đất sét pha, cát pha 
không có bùn, trong khi bảng 9 của mục này 
lại đưa ra hệ số rỗng của bùn sét pha và bùn 
cát pha. 
-Tại mục 3.18 Khái niệm về đất than bùn 
được trình bày chưa nêu đủ các nội hàm của 
đất than bùn mà chỉ là các tiêu chuẩn phân loại 
Tóm lại, ở điều 3 phân loại đất nền, các 
tồn tại là trình bày phức tạp không cần thiết, 
thiếu tường minh và có mục sai với lý thuyết, 
hậu quả gây hiểu lầm cho người thiết kế và 
khó áp dụng. 
Về những bất cập này có đề xuất như sau: 
đối với các sai sót ở các khái niệm được trích 
dẫn nên chỉnh sửa như sau: tại mục 3.2.1 được 
sửa là ‘Đá là các thành tạo địa chất có liên kết 
giũa các hạt là liên kết cứng’; tại mục 3.3 đât 
dính được gọi tên theo chỉ số dẻo là sét khi 
Ip>17%; sét pha khi 17%>Ip >7%, cát pha<7%; 
tại mục 3.4 chỉ đựa ra bảng phân loại trong đó 
có chú giải sử dụng hệ số không đều hạt để 
đánh giá và sau đó giải thích khái niệm về hệ 
số không đều hạt; tại mục 3.12 vì không có ý 
định xác định quy luật phân bố, vì thế nên định 
nghĩa bùn ngắn gọn như sau: bùn là đất yếu 
được đánh giá bằng tiêu chuẩn phân loại theo 
bảng; tại mục 3.18 đất than bùn cũng chỉ nêu 
ngắn gọn là đất được hình thành trong điều 
kiện đặc biệt và có những tính chất đặc biệt và 
được đánh giá phân loại theo bảng 
3.2. Một số trao đổi của điều 4 
- Tại mục 4.1.3 quy định: ((nền phải 
tính theo: 
a. trạng thái giới hạn thứ nhất dựa vào sức 
chịu tải. 
b. trạng thái giới hạn thứ hai dựa vào 
biến dạng)) 
Theo trình bày sẽ có 2 cách hiểu. Cách thứ 
nhất là :trạng thái thứ nhất và trạng thái thứ 
hai. Cách thứ 2 là: trạng thái thứ nhất hoặc 
trạng thái thứ hai. Đó là 2 cách hiểu trái ngược 
nhau, theo đó sẽ có áp dụng trái ngược nhau. 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 83 
- Tại mục 4.1.4 Nêu: ((Nền tính theo sức 
chịu trong trường hợp tải trọng ngang đáng 
kể)) mà không có sự phân biệt đất đá’, rồi tại 
khoản d của mục này lại quy định tiếp: ((tính 
theo sức chịu tải trong trường hợp nền là đất 
sét no nước và than bùn)). Trong khi đó, mục 
4.1.3 quy định: ((nền tính theo biến dạng khi 
nền không phải là đá)) tức là nền đất. Vậy, hiểu 
các quy định này như thế nào 
- Tại điểm d của 4.1.4 có quy định: ((cho 
phép không tính nền theo sức chịu tải trong các 
trường hợp nêu ở 4.1.4a và 4.1.4b nếu dùng 
giải pháp kết cấu đảm bảo rằng chuyển vị 
không vượt quá giới hạn cho phép)) câu này 
không sai nhưng quá dài dòng và gây hiểu lầm, 
bởi cho phép không tính nền theo sức chịu tải 
tức là cho phép tính nền theo biến dạng, mà 
tính nền theo biến dạng thì đương nhiên phải 
kiểm tra các điều kiện biến dạng cho phép tức 
là điều kiện chuyển vị không vượt quá giới hạn 
cho phép. 
- Tại mục 4.2.2 có 2 quy định như sau: 
((tính nền theo biến dạng cần tiến hành trên cơ 
sở của tổ hợp cơ bản của tải trọng- tính nền 
theo sức chịu tải phải dựa trên cơ sở của tổ 
hợp cơ bản của tải trọng)) Vậy sự khác nhau 
của chúng là ở đâu? Phải chăng giữa một bên 
cần và một bên phải, tức là một bên tùy ý và 
một bên bắt buôc, nếu thế chỉ cần quy đinh 
bên bắt buộc. 
Tóm lại, chưa xét tới việc xắp xếp thứ tự các 
quy định đã nhận thấy rất rõ các bất cập, gây 
khó cho việc vận dụng các quy định vào trong 
tính toán. 
Về những bất cập này có những đề xuất như 
sau: phải đưa ra quy định tiêu chuẩn xác định 
trạng thái giới hạn trươc, sau đó mới có quy 
định về tính nền theo trạng thái. Bởi vì, chỉ khi 
có định nghĩa về trạng thái mới có cơ sở lựa 
chọn tính toán nền theo trạng thái nào. Thay vì 
đưa ra quy định về các trường hợp tính nền 
theo sức chịu tải hoặc biến dạng thì nên là các 
quy định cho tính nền theo trạng thái. Bởi vì, 
sử dụng điều kiện để phải tính toán theo sức 
chịu tải hoặc biến dạng đã làm mất đi sự tường 
minh khi phải tính toán áp lực tiêu chuẩn dưới 
đáy móng trong tình toán biến dạng mà thực 
chất áp lực tiêu chuẩn dưới đáy móng cũng là 
một giá trị của tải trọng. Riêng với 4.1.4 d nên 
viết gọn là: ((cho phép tính nền theo biến dạng 
khi nền là đất sét no nước, đất than bùn trong 
trường hợp quy định ở 4.1.4 a và 4.1.4 b)) 
3.3 Một số trao đổi về bảng tra và bố cục 
Trong phụ lục và trong nội dung tiêu chuẩn 
có nhiều bảng tra, chia làm nhiều loại: các 
bảng phân loại; các bản là các hệ số của công 
thức thực nghiệm và các bảng vốn là hàm đại 
số. Trong đó, bảng kết quả tính sẵn từ các hàm 
đại số như bảng tra A,B,D cho áp lực tiêu 
chuẩn R. Sử dụng bảng tra kết qua tính sẵn, 
thường phải nội suy, và nội suy thường có giá 
trị sai lệch với kết quả tính từ công thức. Do 
đó, vấn đề bất cập của tiêu chuẩn chính là, 
không quy định công thức để tính mà đưa ra 
bảng tra, trong khi việc tính toán hoàn toàn đơn 
giản khi thực hiện trên máy tính. 
Bố cục của điều 3, điều 4 là một vấn đề 
đáng bàn luận nhất vì nó đã gây ra sự phức tạp 
không đáng có và hậu quả là gây ra sự khó hiểu 
và khó khăn cho người áp dụng vì để thực hiện 
quy định ở mục này phải quay lại quy định ở 
mục trước thậm chí cả điều trước rồi quay trở 
xuống quy định các mục sau đó và ngược lại, 
đồng thời vẫn còn có quá nhiều trùng lặp ở các 
mục, có một số dẫn chứng như sau: tại mục 
4.7 chỉ nói về tính nền theo sức chịu tải, trong 
khi 4.1.4 cũng nói về điều kiện tính nền theo 
sức chịu tải. Tại điểm d của 4.1.4 có quy định 
:((nền đất sét no nước và than bùn nêu ở 
4.6.8)), như thế phải tìm ở phía dưới, sau đó lại 
ĐỊA KỸ THUẬT SỐ 1+2 - 2019 84 
quy định tiếp: ((cho phép không tính nền theo 
sức chịu tải trong các trường hợp nêu ở 4.1.4a 
và 4.1.4b)), như thế lại phải tìm ngược lên trên. 
Với bố cục như thế không ảnh hưởng đến 
công tác quản lý hoạt động xây dựng, nhưng 
ảnh hưởng xấu với người thiết kế. Vì vậy, để 
thỏa mãn mọi đối tượng. ngoài điều 1 và điều 
2 thì các điều 3 và điều 4 nên bố cục theo 
trình tự các nội dung thiết kế nền móng, cụ thể 
như sau: 
Bước 1 Xác định tải trọng tức là các nội 
dung của mục 4.2 
Bước 2 Xác định các thông số nền tức là nội 
dung của điều 3 và mục 4.3, mục 4.4 
Bước 3 luận chứng giải pháp móng, tức là 
các nội dung mục 4,5 và các nội dung liên 
quan đến tính toán theo trạng thái giới hạn 
như mục 4.1.3, mục 4.1.4, mục 4.1.5, mục 4.6 
và mục 4.7 
Các điều còn lại được bố cục như phần 
phụ lục bắt buộc và được chỉ dẫn áp dụng bởi 
điều 4. 
Theo đề xuất này sẽ làm tiêu chuẩn gọn hơn 
và những quy định khó thực hiện trong tiêu 
chuẩn sẽ trở thành những hướng dẫn dễ hiểu 
cho người thiết kế, nhất là với những kỹ sư mới 
tốt nghiệp. 
KẾT LUẬN 
Tiêu chuẩn Quốc gia nói chung và TCVN 
9362-2012 là kết quả nghiên cứu không chỉ 
chuyên môn thuần túy mà luôn gắn liền với sự 
phát triển kinh tế xã hội và khoa học kỹ thuật 
của Quốc gia. Được chuyển đổi từ Tiêu chuẩn 
Xây dựng 45- 78, tức là đã trải quan hơn 40 
năm với nhiều bước phát triển kinh tế xã hội và 
khoa học kỹ thuật, TCVN 9362-2012 có những 
chỉnh sửa là tất yếu. Vấn đề là chỉnh sửa như 
thế nào mới là điều đáng bàn. Do đó, những 
trao đổi được đưa ra trong bài báo này chỉ là 
một góc nhìn từ những người làm công tác 
giảng dạy chuyên ngành Địa kỹ thuật 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Tiêu chuẩn phân loại đất xây dựng TCVN 
5747: 1993. 
2. Tiêu chuẩn TCVN 9362 - 2012 thiết kế 
nền công trình dân dụng công nghiệp. 
3. V.D. Lomtaze , ‘Địa chất công trình 
chuyên môn’ bản dịch tiếng Nga, NXB. 
KHKT 1985. 
4. N.A Xưtovich. (1983), “Cơ học đất”, bản 
dịch tiếng Nga NXB Nông nghiệp. 
5. R. Whitlow (1997), “Cơ học đất”, NXB 
Giáo dục. 
6.K.Széchy, L. Varga (1978), “Foundation 
engineering”, Akadémiai Kiadó Budapest, 
9. E.D Sukina (1985), “C¬ lý ho¸ hÖ ph©n 
t¸n tù nhiªn”, NXB Matxcova, 
Người phản biện: PGS,TS. ĐOÀN THẾ TƯỜNG 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_trao_doi_ve_tieu_chuan_tcvn_9362_2012_khi_tinh_toan_n.pdf