Nghiên cứu phương pháp gia công dầm cân bằng của cổng trục 200T trên máy doa CNC

Cổng trục có nhiều cỡ khác nhau được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cổng trục 200T

được sử dụng để đóng mới và sửa chữa tàu. Cổng trục có hai chân hình chữ A. Mỗi chân được liên kết với

hai dầm cân bằng có các bánh xe. Dầm cân bằng của cơ cấu di chuyển cổng trục 200T có kết cấu tương đối

phức tạp và kích thước lớn, nên thường khó đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi gia công bằng các phương

pháp gia công thông thường. Bài báo này trình bày phương pháp gia công dầm cân bằng của cổng trục

200T trên máy doa CNC Wotan Rapid 4 bằng cách thiết lập chương trình gia công trên phần mềm Inventor

CAM. Kết quả cho thấy, phương pháp gia công này giúp tiết kiệm thời gian gia công, nâng cao được độ

chính xác bởi các lỗ ở dầm cân bằng được gia công trên cùng một lần gá.

pdf 6 trang yennguyen 3500
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu phương pháp gia công dầm cân bằng của cổng trục 200T trên máy doa CNC", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phương pháp gia công dầm cân bằng của cổng trục 200T trên máy doa CNC

Nghiên cứu phương pháp gia công dầm cân bằng của cổng trục 200T trên máy doa CNC
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 161 
BÀI BÁO KHOA HỌC 
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG DẦM CÂN BẰNG 
 CỦA CỔNG TRỤC 200T TRÊN MÁY DOA CNC 
Nguyễn Quốc Dũng1, Ngô Thanh Long1 
Tóm tắt: Cổng trục có nhiều cỡ khác nhau được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cổng trục 200T 
được sử dụng để đóng mới và sửa chữa tàu. Cổng trục có hai chân hình chữ A. Mỗi chân được liên kết với 
hai dầm cân bằng có các bánh xe. Dầm cân bằng của cơ cấu di chuyển cổng trục 200T có kết cấu tương đối 
phức tạp và kích thước lớn, nên thường khó đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi gia công bằng các phương 
pháp gia công thông thường. Bài báo này trình bày phương pháp gia công dầm cân bằng của cổng trục 
200T trên máy doa CNC Wotan Rapid 4 bằng cách thiết lập chương trình gia công trên phần mềm Inventor 
CAM. Kết quả cho thấy, phương pháp gia công này giúp tiết kiệm thời gian gia công, nâng cao được độ 
chính xác bởi các lỗ ở dầm cân bằng được gia công trên cùng một lần gá. 
Từ khoá: Dầm cân bằng, máy doa CNC, Inventor CAM, Heidenhain. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Cổng trục 200T di chuyển được là nhờ các cụm 
bánh xe di chuyển trên ray. Mỗi chân cổng trục được 
liên kết khớp với dầm cân bằng có 4 cụm bánh xe di 
chuyển. Hai cụm bánh xe ở mỗi đầu dầm cách nhau 
1000mm, mỗi cụm bánh xe di chuyển có hai bánh xe 
cùng lăn trên một đường ray. Như vậy mỗi chân 
cổng trục được tựa trên tám điểm thông qua tám 
bánh xe. Để đảm bảo tất cả các bánh xe tiếp xúc 
đồng thời với đường ray và các lực tác dụng vào các 
bánh xe giống nhau bắt buộc phải sử dụng cầu cân 
bằng (Trương Quốc Thành, 2012). 
Dầm cân bằng cổng trục được tổ hợp từ các cấu 
kiện hàn (hình 1). Các cấu kiện hàn làm từ thép tấm 
(thép Q345), được cắt trên máy cắt CNC plasma và 
hàn lại với nhau. 
Hình 1. Khớp liên kết với khớp quay chuyển hướng và chân cổng trục 
Các* yêu cầu kỹ thuật quan trọng của dầm cân 
bằng là (Vinalift, 2018): Kích thước của các lỗ liên 
kết; Độ đồng tâm giữa các lỗ liên kết với chân cổng 
1 Khoa Cơ khí xây dựng, Trường Đại học Xây dựng 
trục; Độ đồng tâm giữa các lỗ trong khớp liên kết 
với trục quay cụm bánh xe; Độ song song giữa hai 
đường tâm lỗ liên kết với trục quay cụm bánh xe; Độ 
vuông góc giữa tâm lỗ liên kết với chân cổng trục và 
trục quay cụm bánh xe. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 162 
Trước đây, các lỗ trên dầm cân bằng được gia 
công trên máy doa nằm ngang (Trần Văn Địch, 
2003). Tuy nhiên, vì khoảng cách giữa hai tâm lỗ 
liên kết với trục quay cụm bánh xe lớn (5000 
mm), mặt khác đường tâm lỗ liên kết với chân 
cổng trục vuông góc với đường tâm lỗ liên kết 
với cụm bánh xe. Nên gia công các lỗ trên máy 
doa nằm ngang cần đến 3 lần gá: gia công một 
cụm lỗ liên kết với trục bánh xe, sau đó tháo dầm 
cân bằng và gá đặt ở vị trí mới để gia công cụm 
lỗ tiếp theo. Gia công xong, tháo dầm cân bằng 
và xoay đi 90o để gia công lỗ liên kết với chân 
cổng trục. Do đó, độ chính xác thấp, thời gian gia 
công kéo dài. 
Hình 2. Kết cấu dầm cân bằng 
Để nâng cao độ chính xác, đảm bảo các yêu cầu 
kỹ thuật và giảm thời gian gia công, cần phải có 
phương án gia công lỗ liên kết với trục quay cụm 
bánh xe và chân cổng trục trên cùng một lần gá. 
Hiện nay, một số công ty trong nước như Công ty 
Cổ phần Kết cấu thép và Thiết bị nâng Việt Nam - 
Vinalift, Công ty TNHH cơ khí thương mại Tân 
An, đã trang bị máy doa CNC, cho phép gia công 
các lỗ trên cùng một lần gá. Tuy nhiên, việc vận 
hành và khai thác các máy này chủ yếu vẫn là thủ 
công (thiết lập các chương trình gia công bằng cách 
nhập từ bảng điều khiển tích hợp sẵn trên máy), nên 
hiệu quả chưa cao. 
Bài báo này sẽ trình bày phương pháp sử dụng 
phần mềm Inventor CAM thiết lập chương trình gia 
công các lỗ của dầm cân bằng để gia công trên máy 
doa CNC Wotan Rapid 4 có sẵn tại Vinalift. 
2. THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH GIA 
CÔNG DẦM CÂN BẰNG TRÊN PHẦN MỀM 
INVENTOR 2016 
Để thiết lập chương trình gia công các lỗ trên 
dầm cân bằng của cổng trục 200T, sử dụng chức 
năng CAM được tích hợp trên thanh công cụ của 
Inventor trong các môi trường 3D part và 
Assembly: 
Hình 3. Môi trường CAM trên Inventor 
Để thiết lập chương trình doa lỗ, tiến hành các 
bước sau: 
- Bước 1: Thiết lập hệ trục tọa độ và phôi. 
+ Vào Setup để thiết lập hệ trục tọa độ (hình 4a). 
Trong hộp Ortentation: Đặt gốc tọa độ là giao điểm 
của đường tâm lỗ liên kết với trục quay cụm bánh xe 
và mặt đầu lỗ, trục Z dọc theo tâm lỗ (ngược với 
chiều của dao), trục X dọc theo chiều dài dầm. 
+ Trong tab Stock: Thiết lập các thông số của 
phôi (hình 4b). 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 163 
a) Tab setup b) Thiết lập thông số phôi 
Hình 4. Thiết lập hệ trục tọa độ và các thông số của phôi 
- Bước 2: Chọn chức năng gia công và thiết lập thông số dao. 
+ Để gia công các lỗ, sử dụng kiểu gia công là Bore (hình 5a) (Autodesk, 2014): 
a) b) 
Hình 5. a) Chức năng gia công Bore; b) Khai báo thông số dao cắt 
+ Chọn vào Tool để thiết lập dao: Chọn New 
Mill Tool (1) để chọn dụng cụ cắt (hình 5b): Chọn 
kiểu dao là Face Mill (2), đường kính cắt: 60 mm, 
chiều dài phần cắt: 40 mm, chiều dài phần làm việc: 
800 mm, đường kính đoạn lắp lên đầu dao: 50 mm 
(Nguyễn Đắc Lộc, 2007). 
- Bước 3: Thiết lập chương trình gia công các lỗ, chế độ 
gia công được cho trong bảng 1 (Nguyễn Đắc Lộc, 2007). 
Bảng 1. Chế độ gia công 
Bước n (rpm) t (mm) F (mm/min) p (mm) 
Gia công lỗ ϕ200 300 5 300 1 
Gia công mặt đầu lỗ ϕ200 300 5 300 1 
+ Thiết lập các thông số gia công (hình 6a): 
Chọn kiểu làm mát là Disabled; Spindle Speed: n 
= 300 rpm; Cutting Feedrate: F = 300 mm/min. 
Chiều sâu cắt là chênh lệch giữa bán kính lỗ có 
sẵn (được cắt đường kính R95) với lỗ chuẩn bị gia 
công có bán kính R100: t = 5 mm. 
+ Chọn bề mặt cần gia công là một phần lỗ liên 
kết trục xoay chuyển hướng cụm bánh xe theo thứ tự 
các bước trên hình 6b (mỗi lỗ hoặc một phần của lỗ 
phải thiết lập một chương trình). 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 164 
+ Đặt các thông số của đường chạy dao trong tab 
Passes (hình 6c):Tolerance: 0,01 mm; Bước Pitch 
(lượng tiến dao sau mỗi vòng chạy contour): p = 1,0 
mm. Chiều sâu cắt tổng là 200 mm. 
+ Mô phỏng quá trình cắt: Chọn Simulate trên 
menu (hình 6d). 
a) Thiết lập các thông số gia công 
b) Chọn bề mặt lỗ cần gia công 
c) Các thông số của đường chạy dao d) Mô phỏng gia công 
Hình 6. Các bước thiết lập chương trình gia công 
- Bước 4: Làm tương tự cho các lỗ còn lại 
(hình 7). 
Hình 7. Chương trình gia công các lỗ 
1; 2 – Lỗ liên kết khớp quay chuyển hướng; 3 – Lỗ 
liên kết với chân cổng trục 
Kết quả mô phỏng (hình 8). 
Hình 8. Mô phỏng quá trình gia công các lỗ 
- Bước 5: Chọn Post Process trên menu, chọn hệ 
điều hành Heidenhain để xuất file NC. Chương trình 
gia công có dạng: 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 165 
0 BEGIN PGM 1001 MM 
1 BLK FORM 0.1 Z X-2971 Y-1722.511 Z-1317 
2 BLK FORM 0.2 X+2971 Y+1379.489 Z+1 
. 
46 CP IPA+268.8 Z-474.667 DR+ 
47 CC X+0 Y+0 
. 
100 L M140 MB MAX 
101 M30 
102 END PGM 1001 MM 
Chương trình gia công phù hợp với máy doa 
CNC Wotan Rapid 4 (Đức), được trang bị tại nhà 
máy sản xuất của Vinalift (hình 9a), có các thông số 
kỹ thuật (Vinalift, 2018): 
- Hệ điều hành: Heidenhain iTNC530 
- Hành trình X/Y/Z/W (mm): 8400/3000/700/700 
- Tổng công suất: 62 kW 
a) b) 
Hình 9. a) Máy doa CNC Wotan Rapid 4; b) Đầu chuyển hướng dao 
Do đường tâm của lỗ liên kết với chân cổng trục 
dọc theo trục Y của máy doa CNC, cần sử dụng đầu 
chuyển hướng dao (hình 9b) để gia công các lỗ này 
trong cùng một lần gá với các lỗ liên kết trục quay 
cụm bánh xe. 
3. KẾT LUẬN 
Bài báo giới đã thiệu phương pháp lập trình 
gia công các lỗ trên dầm cân bằng của cổng trục 
200T trên máy doa CNC Wotan Rapid sử dụng 
phần mềm Inventor CAM. Việc phối hợp giữa 
lập trình trên phần mềm Inventor CAM và thực 
hiện gia công trên máy doa CNC giúp giảm thời 
gian chuẩn bị gia công, tăng độ chính xác của sản 
phẩm và khai thác tối đa thiết bị. Kết quả nghiên 
cứu sẽ được triển khai áp dụng cho việc sản xuất 
dầm cân bằng cổng trục 200T tại nhà máy sản 
xuất Vinalift và có thể triển khai áp dụng cho các 
đơn vị có trang bị máy doa CNC nói riêng và các 
máy CNC nói chung. 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám 
đốc Công ty Vinalift đã tạo điều kiện cho nhóm 
tác giả được nghiên cứu và khai thác máy doa 
CNC Wotan Rapid 4; PGS.TS. Trương Quốc 
Thành, trường Đại học Xây dựng đã có những 
đóng góp ý kiến về chuyên môn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Trần Văn Địch (2003), Công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 
Nguyễn Đắc Lộc (2007), Sổ tay công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 
Trương Quốc Thành (2012), Máy nâng và cơ giới hóa công tác lắp ghép, NXB Xây dựng, Hà Nội 
Autodesk (2014), Inventor CAM 2014 HSS User Guide 
https://vinalift.vn 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ ĐẶC BIỆT (10/2019) - HỘI NGHỊ KHCN LẦN THỨ XII - CLB CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC 166 
Abstract: 
STUDYING AN APPROACH FOR PROCESSING THE BALANCE BEAMS 
 OF 200 TONS GANTRY CRANE ON THE CNC BORING MACHINE 
Gantry crane comes in many different sizes which can be used in many different types of industries. 200 tons 
gantry cranes are used to manufacture and fix ships. These cranes have two legs that are shaped in an A-
frame. Each leg is joined on to two balance beams that have wheels. The balance beams of 200 tons gantry 
cranes are very complex and big. Therefore, it is very difficult to gain the technical requirements with the 
traditional processing methods. The paper presents an approach for processing the balance beams of 200 
tons gantry crane on Wotan Rapid 4 CNC boring machine by establishing a processing program on the 
Inventor CAM software. The result shows that, the offered approach helps to reduce time and improve the 
accuracy level because of the holes of the balance beams being processed by fixing only once. 
Keywords: Balance beams, CNC Boring Machine, Inventor CAM, Heidenhain. 
Ngày nhận bài: 15/4/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 16/8/2019 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phuong_phap_gia_cong_dam_can_bang_cua_cong_truc_2.pdf