Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các axit béo trong phân loại hoá học thực vật (Chemotaxonomy) đối với các loài rong đỏ

TÓM TẮT: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thành phần và hàm lượng các axit béo trong

dịch chiết lipit tổng của 69 mẫu rong đỏ Rhodophyta thuộc 9 họ Gracilariaceae, Hypneaceae,

Ceramiaceae, Bangiaceae, Hylamaniaceae, Phyllophoraceae, Rhodymeniaceae, họ Halymeniaceae.

Kết quả đã xác định được 56 axit béo trong đó có 12 axit béo là C14:0, C15:0, C16:0, C16:1n-7,

C18:0, C18:1n-9, C18:1n-7, C18:2n-6, C20:3n-6, C20:4n-6, C20:5n-3 và C22:0 được sử dụng là

những chất đánh dấu cho việc phân loại hoá học thực vật (Chemotaxonomy) đối với các loài rong

đỏ. Sử dụng phương pháp phân tích cấu tử chính (PCA), kết quả thể hiện qua giản đồ hai chiều, các

họ rong đỏ phân định thành các vùng riêng rẽ. Chúng tôi cũng đưa ra sơ đồ cây phân loại của các

loài rong đỏ theo thành phần axit béo chính yếu.

pdf 8 trang yennguyen 7180
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các axit béo trong phân loại hoá học thực vật (Chemotaxonomy) đối với các loài rong đỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các axit béo trong phân loại hoá học thực vật (Chemotaxonomy) đối với các loài rong đỏ

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các axit béo trong phân loại hoá học thực vật (Chemotaxonomy) đối với các loài rong đỏ
 273
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 3; 2015: 273-279 
DOI: 10.15625/1859-3097/15/3/7223 
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DỮ LIỆU CÁC AXIT BÉO TRONG 
PHÂN LOẠI HOÁ HỌC THỰC VẬT (CHEMOTAXONOMY) 
ĐỐI VỚI CÁC LOÀI RONG ĐỎ 
Lê Tất Thành1*, Phạm Minh Quân1 , Nguyễn Văn Tuyến Anh1, Đàm Đức Tiến2, 
Đỗ Trung Sỹ3, Phạm Thu Huế4, Phạm Quốc Long1 
1Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
2Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
3Viện Hóa học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
 4Học viện Hải quân 
*E-mail: thanh.biotech@gmail.com 
Ngày nhận bài: 28-5-2015 
TÓM TẮT: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thành phần và hàm lượng các axit béo trong 
dịch chiết lipit tổng của 69 mẫu rong đỏ Rhodophyta thuộc 9 họ Gracilariaceae, Hypneaceae, 
Ceramiaceae, Bangiaceae, Hylamaniaceae, Phyllophoraceae, Rhodymeniaceae, họ Halymeniaceae. 
Kết quả đã xác định được 56 axit béo trong đó có 12 axit béo là C14:0, C15:0, C16:0, C16:1n-7, 
C18:0, C18:1n-9, C18:1n-7, C18:2n-6, C20:3n-6, C20:4n-6, C20:5n-3 và C22:0 được sử dụng là 
những chất đánh dấu cho việc phân loại hoá học thực vật (Chemotaxonomy) đối với các loài rong 
đỏ. Sử dụng phương pháp phân tích cấu tử chính (PCA), kết quả thể hiện qua giản đồ hai chiều, các 
họ rong đỏ phân định thành các vùng riêng rẽ. Chúng tôi cũng đưa ra sơ đồ cây phân loại của các 
loài rong đỏ theo thành phần axit béo chính yếu. 
Từ khoá: Phân tích cấu tử chính, phân loại hoá học thực vật, axit béo đánh dấu ... 
MỞ ĐẦU 
Hàm lượng lipit tổng số trong các loài 
thuộc ngành rong đỏ Rhodophyta chiếm tỷ lệ 
thấp so với nhóm các chất khác (từ 1 - 10% 
trọng lượng khô) [1]. Tuy nhiên, việc sinh tổng 
hợp các axit béo có tính chất đặc trưng cho một 
loài và được định trước trong bộ gen của loài 
sinh vật đó. Ngoài ra, đối với rong đỏ, việc sinh 
tổng hợp các axit béo phụ thuộc vào nhiệt độ, 
điều kiện địa lý, môi trường sống  Thành 
phần và hàm lượng các axit béo là một trong 
những yếu tố quan trọng nhất quyết định tính 
chất của lipit, nó còn được sử dụng như dấu 
vân ngón tay (fingerpfrint) để phân loại theo 
hoá học (chemotaxonomy) cho các nhóm sinh 
vật phức tạp như vi khuẩn, nấm, vi tảo và tảo 
lớn 2-4. Một số tác giả trên thế giới cũng đã 
nhận định thành phần và hàm lượng các axit 
béo cũng được sử dụng là các dấu hiệu đánh 
dấu “markers” để phân loại hóa học 
(chemotaxonomy) đối với các loài rong tảo 
biển [2]. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chưa 
chỉ ra các axit béo nào là dấu hiệu phân loại 
hóa học đối với các loài rong đỏ [5]. 
Cho đến nay, các số liệu nghiên cứu về 
thành phần axit béo của rong đỏ thu được hoặc 
là tản mạn ở nhiều công trình khác nhau hoặc là 
nhận được từ nhiều phương pháp phân tích 
khác nhau, điều này khiến cho việc so sánh các 
thông tin làm cơ sở cho phân loại hoá học các 
loài rong đỏ không thể thực hiện được. Qua các 
nghiên cứu gần đây, bằng các phương pháp 
phân tích hiện đại như GC, GC-MS, chúng tôi 
đã thực hiện các nghiên cứu về thành phần và 
Lê Tất Thành, Phạm Minh Quân,  
 274
hàm lượng các axit béo của rong đỏ trong cùng 
một chế độ đối với các mẫu nghiên cứu. Từ đó, 
chúng tôi đã tích luỹ được một bộ số liệu về 
thành phần và hàm lượng các axit béo với độ 
tin cậy cao. Chúng tôi đã sử dụng dữ liệu về 
thành phần và hàm lượng các axít béo chính - 
axit xuất hiện ở nhiều mẫu rong đỏ và tổng hàm 
lượng của chúng chiếm trên 70% lượng tổng 
axit béo, để làm “axit béo đánh dấu” trong phân 
loại hoá thực vật (Chemotaxonomy) đối với các 
loài rong đỏ. Các kết quả được xử lý qua phân 
tích thống kê đa nhân tố bằng phương pháp cấu 
tử chính (PCA - Principal Component 
Analysis) là một trong các phương pháp cung 
cấp thêm thông tin giúp cho việc phân loại học 
các loài rong đỏ, đối tượng có nhiều khó khăn 
trong phân loại vì rất giống nhau về hình thái. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Đối tượng nghiên cứu: 69 mẫu thuộc 9 họ 
rong đỏ: Gracilariaceae, Hypneaceae, 
Ceramiaceae, Bangiaceae, Hylamaniaceae, 
Bonnemaisoniaceae, Phyllophoraceae, 
Rhodymeniaceae, Halymeniaceae được thu 
thập ở biển Việt Nam và biển Viễn Đông - Liên 
bang Nga. Các mẫu được phân loại và định tên 
khoa học bởi TS. Đàm Đức Tiến và TS. A. V. 
Skripsova, lưu giữ tiêu bản tại Viện Hoá học 
các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam. 
Việc thu mẫu ở vùng triều dựa vào Quy 
phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển (phần 
rong biển) của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật 
Nhà nước ban hành năm 1981. Khảo sát vùng 
dưới triều dựa vào tài liệu hướng dẫn của 
Wilkinson & Baker (1997) bằng thiết bị lặn 
SCUBA, máy chụp ảnh dưới nước hiệu 
OLYMPUS kỹ thuật số (sản xuất tại Nhật Bản). 
Mẫu thành phần loài được phân tích trong 
phòng thí nghiệm của Phòng Sinh thái và Tài 
nguyên Thực vật biển (Viện Tài nguyên và Môi 
trường biển). Việc định loại chủ yếu dựa vào 
các tiêu chuẩn về hình thái ngoài và cấu tạo 
trong (bằng các tiêu bản lát cắt dưới kính hiển 
vi Leica với độ phóng đại 1.350 lần). Việc phân 
loại rong biển tuân theo nguyên tắc chung phân 
loại thực vật. Tài liệu định loại căn cứ vào các 
tác giả như: Okamura, Taylor (1960), Segawa 
1962, Phạm Hoàng Hộ (1969), Tseng (1993), 
Nguyễn Hữu Dinh và nnk., (1993), Tseng và 
nnk., (2000), Yoshida (1998), Tseng và nnk., 
(2000). Sơ đồ vị trí thu mẫu ở hình 1. 
Hình 1. Sơ đồ vị trí thu mẫu 
Phương pháp: Thành phần, hàm lượng axit 
béo trong các mẫu rong đỏ được phân tích dưới 
dạng metyl este trên máy sắc kí khí GC-MS với 
cột mao quản chuyên dụng cho phân tích axit 
béo theo phương pháp ISO/FDIS 5509:1988, 
Germany [6]. Chiết lipit tổng theo phương pháp 
của E. G. Bligh và W. J. Dyer 1959 [7]. 
Phân tích số liệu: Các số liệu thành phần, 
hàm lượng các axit béo được xử lý và phân tích 
theo cấu tử chính (Principal Component 
Anlysis - PCA), sử dụng phần mềm 
STATISTICA và SURFER 32 để biểu diễn kết 
quả phân tích [8]. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Qua phân tích 69 mẫu rong đỏ, trong số 56 
axit béo đã xác định được chỉ có 12 axit béo 
C14:0, C15:0, C16:0, C16:1n-7, C18:0, 
C18:1n-9, C18:1n-7, C18:2n-6, C20:3n-6, 
C20:4n-6, C20:5n-3 và C22:0 đồng thời có hàm 
lượng cao (chiếm > 70% tổng axit béo) và xuất 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các axit béo  
 275
hiện ở nhiều mẫu rong đỏ. Chúng tôi đã sử 
dụng các dữ liệu về thành phần và hàm lượng 
của 12 axit béo này làm dấu hiệu phân loại hoá 
học các loài rong đỏ. Số liệu phân tích trình bầy 
ở bảng 1. 
Bảng 1. Thành phần và hàm lượng 12 axit béo của các mẫu rong đỏ (% so với tổng axit béo) 
TT Tên mẫu rong 14:0 15:0 16:0 16:1 n-7 18:0 
18:1 
n-9 
18:1 
n-7 
18:2 
n-6 
20:3 
n-6 
20:4 
n-6 
20:5 
n-3 22:0 
Họ Gracilariaceae 
1 Gracilaria tenuistipitata 8,39 1,16 51,52 1,79 2,95 6,40 3,21 1,49 1,66 13,28 
2 G.tenuistipitata 8,06 0,48 65,64 4,40 1,95 9,51 3,25 0,41 1,83 
3 G.tenuistipitata 6,05 0,35 60,79 2,70 2,10 10,27 3,52 1,69 7,38 
4 G.tenuistipitata 9,13 0,55 66,94 2,77 2,00 8,84 5,63 1,46 
5 G.tenuistipitata 5,34 59,68 1,24 1,93 6,20 1,37 6,83 
6 G.tenuistipitata 5,09 0,38 71,86 1,66 3,50 7,23 4,09 0,93 2,96 
7 G.tenuistipitata 7,83 65,17 5,34 2,65 9,98 3,32 0,36 1,59 0,30 
8 G.tenuistipitata 8,26 0,67 59,48 4,01 2,34 13,74 5,01 0,52 1,60 
9 G.tenuistipitata 7,29 0,45 64,21 5,27 2,23 11,16 3,02 0,58 3,34 
10 G.tenuistipitata 6,36 0,61 64,57 2,87 2,12 10,91 3,99 0,43 2,28 
11 G.tenuistipitata 4,23 67,53 2,37 5,64 1,64 10,24 
12 G.tenuistipitata 4,75 0,58 65,82 1,86 2,33 8,51 3,42 1,55 4,59 
13 G.tenuistipitata 6,53 0,51 54,01 1,64 15,09 3,45 1,76 7,93 1,10 
14 G.tenuistipitata 0,51 0,50 57,85 7,86 2,03 10,37 3,19 0,95 0,26 1,10 0,48 
15 G.tenuistipitata 14,17 0,94 41,96 1,26 0,95 7,02 1,05 1,39 7,11 18,44 
16 G.tenuistipitata 8,07 55,47 4,55 2,15 13,46 1,42 3,67 4,74 
17 G.tenuistipitata 10,29 0,52 66,55 1,49 1,38 3,30 1,63 0,37 
18 G.tenuistipitata 4,02 0,21 60,29 2,21 10,14 2,87 2,01 0,19 4,03 0,22 0,21 
19 G.tenuistipitata 4,61 0,38 66,10 2,25 8,51 2,19 1,98 2,94 0,21 
20 G.tenuistipitata 4,09 0,27 51,77 2,18 9,42 1,88 2,17 3,20 12,18 2,75 
21 G.tenuistipitata 6,00 59,66 1,82 12,77 3,24 2,55 6,70 
22 G.tenuistipitata 5,75 0,33 56,33 3,15 1,96 7,82 2,41 1,51 0,51 9,79 0,50 
23 G.tenuistipitata 5,49 54,58 1,70 10,04 2,78 2,91 0,40 10,45 0,39 
24 G.tenuistipitata 5,04 0,16 64,97 2,39 8,61 2,35 2,06 0,23 3,53 0,22 
25 G.tenuistipitata 3,14 45,10 3,61 13,46 6,74 6,84 
26 G.tenuistipitata 4,30 0,37 58,77 2,19 8,30 2,99 2,32 0,52 7,22 0,56 0,25 
27 G.tenuistipitata 5,03 0,33 66,05 2,47 7,85 2,36 1,68 0,16 3,90 0,2 
28 G.tenuistipitata 4,66 0,25 66,32 2,26 9,80 2,41 2,09 0,22 3,74 
29 G.tenuistipitata 5,50 0,28 56,68 2,52 13,65 2,88 1,75 0,20 2,65 0,35 
30 G.tenuistipitata 5,22 0,27 62,75 2,16 9,57 2,43 2,00 2,70 
31 G.tenuistipitata 4,3 0,29 63,96 2,48 6,85 2,25 2,22 0,23 5,18 1,55 
32 G.tenuistipitata 4,85 0,43 63,24 2,84 8,90 2,27 1,50 0,24 4,30 0,28 
33 G.tenuistipitata 3,34 0,38 61,67 1,90 2,19 7,52 2,48 1,89 0,91 9,95 2,24 
34 G.tenuistipitata 5,73 0,51 51,19 2,87 1,84 15,59 5,80 1,34 2,20 0,30 
35 G.gigas 5,02 0,27 60,85 2,17 9,92 2,78 2,78 0,18 5,30 0,25 
36 G.gigas 4,34 0,28 61,87 2,17 9,84 2,52 1,27 0,18 2,64 0,22 
37 G.gigas 4,79 0,36 56,11 2,58 10,57 3,40 1,91 1,23 2,08 0,24 0,83 
38 G.gigas 5,10 0,28 53,88 1,73 7,13 2,08 2,05 0,73 15,08 
39 G.gigas 0,57 64,54 2,51 9,07 2,05 0,86 0,20 7,59 0,27 
40 G. eucheumoides 15,73 0,64 58,05 3,87 2,19 8,02 0,76 1,54 3,65 
41 G. busas-pastoris 5,78 0,42 53,11 2,02 11,96 6,19 1,76 1,54 0,36 
42 G. busas-pastoris 4,74 0,20 53,67 1,39 1,29 7,86 2,58 1,96 0,18 18,56 0,20 
43 G.blodgettii 6,85 0,60 68,29 2,00 3,85 7,93 3,75 1,06 1,70 0,24 
44 G.blodgettii 6,31 0,48 58,22 2,10 11,09 1,05 1,05 5,24 8,17 
45 G.heterocladia 4,11 51,27 2,86 1,59 4,58 0,52 1,62 1,59 
46 G.salicornia 9,01 0,43 63,69 1,00 1,46 13,86 3,04 1,30 0,18 3,80 
47 G.vemiculophylla 4,66 0,64 27,85 3,13 0,83 2,98 2,87 0,68 2,03 33,30 2,08 
Họ Hypneaceae 
48 Hypnea japonica 4,23 1,30 69,56 1,33 1,90 9,87 0,83 3,17 1,55 
49 H. japonica 11,81 1,63 54,88 2,65 2,95 7,44 2,49 2,48 
50 H. esperi 1,02 43,08 1,03 7,76 22,35 
Lê Tất Thành, Phạm Minh Quân,  
 276
51 H. flagelliformis 8,75 1,08 59,74 3,09 1,28 10,65 6,95 1,38 1,57 
52 H. flagelliformis 8,10 1,46 56,01 2,91 11,83 3,44 0,92 0,33 
53 H. flagelliformis 9,26 2,50 53,59 1,85 3,83 8,47 1,16 1,55 0,10 0,84 
54 H. cervicornis 8,60 1,62 49,61 5,99 5,60 9,24 2,95 1,50 0,82 1,20 
55 H. pannosa 9,21 1,61 44,78 1,47 13,30 8,40 1,05 4,67 5,94 
56 Hypnea sp. 8,71 0,83 49,61 4,59 1,30 13,32 6,06 3,64 4,15 1,80 0,45 
57 H. charoides 7,59 0,79 55,59 2,72 1,79 13,36 4,35 1,56 2,05 
Họ Ceramiaceae 
58 Laurencia tropica 12.13 1,34 48,43 1,74 7,00 1,68 1,68 3,34 
59 L. heteroclada 3,55 0,52 45,73 5,86 2,04 13,46 8,79 4,37 1,03 7,92 0,92 
60 L. tropica 5,02 0,31 52,53 1,51 2,81 14,81 4,50 2,36 5,56 0,32 
61 Acanthophora muscoides 6,96 2,28 61,84 2,46 2,64 13,42 1,72 1,72 1,21 
Họ Bangiaceae 
62 Liagora sp1. 7,45 62,76 2,95 3,14 6,32 1,64 1,70 6,34 
63 Liagora sp2. 0,53 68,86 3,71 1,93 6,06 2,02 1,35 0,32 4,32 
Họ Hylamaniaceae 
64 Grateloupia lithophila 5,02 0,39 54,45 2,24 1,77 9,66 4,43 2,27 16,10 0,41 
65 G.lithophila 2,37 2,24 32,69 3,36 1,29 7,48 4,05 1,79 1,45 14,45 16,35 
Họ Bonnemaisoniaceae 
66 Asparagopsis taxiformis 13,14 0,51 55,69 3,62 2,31 8,27 3,88 1,55 2,24 2,49 
Họ Phyllophoraceae 
67 Gymnogongrus flabellifotmis 10,82 0,80 40,98 1,27 7,15 7,08 1,52 1,63 0,90 5,55 13,47 
Họ Rhodymeniaceae 
68 Coelarthrum opuntia 0,45 0,41 54,34 1,91 11,50 1,26 1,27 7,98 11,32 
Họ Halymeniaceae 
69 Halymenia dilitata 5,77 53,26 2,29 2,10 11,57 5,33 4,10 1,43 6,99 
Bằng phương pháp phân tích cấu tử chính 
(PCA) kết hợp với phần mềm STATISTICA sử 
dụng 12 axit béo đánh dấu như ở trên, chúng 
tôi đưa ra sơ đồ phân bố các họ rong đỏ trong 
biểu đồ hai chiều ở hình 2 dưới đây. 
Gra1
Gra2
Gra3
Gra4Gra5
Gra6
Gra7
Gra8
Gra9
Gra10
Gra11
Gra12
Gra13
Gra14
Gra15
Gra16
Gra17
Gra18Gra19
Gra20Gra21
Gra22
Gra23Gra24
Gra25
Gra26
Gra27Gra28
Gra29
Gra30
Gra31
Gra32 Gra33
Gra34
Gra35
Gra36 ra37 Gra38
Gra39
Gra40 Gra41
Gra42
Gra43
Gra44
Gra45Gra46
GraNga
Hyp1
Hyp2
Hyp3
Hyp4
Hyp5
Hyp6
Hyp7
Hyp8
Hyp9
Hyp10
Cer1
Cer2
Cer3
Cer4
Ban1
Ban2
Hyl1
Hyl2
Bon
Phy
Rho
Hal
-1.50 -1.00 -0.50 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00
-2.50
-2.00
-1.50
-1.00
-0.50
0.00
0.50
1.00
1.50
2.00
2.50
F2
F1 
Hình 2. Kết quả phân tích PCA 69 mẫu rong đỏ 
Ghi chú: Các mẫu thuộc họ 
Gracilariaceae: kí hiệu từ Gra1 đến Gra46 và 
GraNga, hình thoi màu cam; Họ 
Hypneaceae: Hyp1-Hyp10, hình tam giác 
màu tím; Họ Ceramiaceae: Cer1-Cer4, hình 
sao màu xanh; Họ Bangiaceae: Ban1, Ban2, 
hình tam giác màu xanh; Họ Hylamaniaceae: 
Hyl1 và Hyl2, hình sao màu hồng; Họ 
Phyllophoraceae (Phy) hình hoa thị màu 
xanh; Họ Rhodymeniaceae (Rho), hình hoa 
thị màu xanh tím; Họ Halymeniaceae (Hal), 
hình hoa thị màu vàng. 
Kết quả phân tích cho thấy, đối với các họ 
có số lượng mẫu ít Hylamaniaceae, họ 
Phyllophoraceae, họ Rhodymeniaceae, họ 
Halymeniaceae nằm rải rác, tách biệt nhau 
trong biểu đồ và không phân bố trong các vùng 
của các họ rong đỏ khác. Điều này chứng minh 
bước đầu sự khác biệt của các họ rong này về 
phát sinh loài. Riêng họ Bonnemaisoniaceae có 
1 mẫu nằm trong vùng phân bố của họ 
Hypneaceae. Sự phân bố này có thể là ngẫu 
nhiên. Để có cơ sở khẳng định các nhận định 
trên cần thu thập số lượng mẫu lớn. 
Đối với các họ rong đỏ có số lượng mẫu 
lớn kết quả trên biểu đồ 2 chiều cho thấy chúng 
phân bố thành những vùng riêng cho mỗi họ 
rong đỏ. Họ rong câu Gracilariaceae phân bố ở 
vùng có giá trị trên trục tung từ -1 đến +1,5 và 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các axit béo  
 277
trục hoành là -1,5 đến +1,5. Tuy nhiên có 3 
mẫu nằm xa vùng trên là mẫu có mã hoá 
GraNga là mẫu rong câu Gracilaria 
vermiculophylla của Liên bang Nga. Đây là 
mẫu có thành phần và hàm lượng axit béo rất 
khác biệt so với các mẫu rong đỏ thu ở vùng 
biển của Việt Nam. 
Mẫu rong câu GraNga tuy vẫn có thành 
phần các axit béo tương tự như các mẫu thuộc 
họ rong câu của Việt Nam nhưng chúng có hàm 
lượng các axit béo rất khác biệt so với các mẫu 
rong câu khác thu ở vùng nhiệt đới của Việt 
Nam. Điều này phù hợp với nhận định của tác 
giả V. E. Vaskovsky, S. V. Khotimchenko 
“Thành phần và hàm lượng các axit béo phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, môi 
trường sống ... [5]. Ngoài ra có 2 mẫu rong câu 
chỉ vàng Gracilaria tenuistipitata kí hiệu 
Gra15 và Gra20 nằm xa nhau và xa vùng xuất 
hiện của các mẫu của họ rong câu khác. Đây là 
2 mẫu khác biệt các mẫu khác do hàm lượng 
axit béo C16:0 thấp hơn hẳn, còn hàm lượng 
C20:4n-6 và C20:5n-3 cao hơn hẳn các mẫu 
khác. Tìm lý giải cho sự khác biệt này, chúng 
tôi thấy mẫu Gra15 là mẫu được rong câu duy 
nhất được thu tháng 11/2011 ở biển Hải Phòng, 
đây là thời kì cuối của mùa rong câu nên sự 
chuyển hoá các axit béo trong rong khác các 
mẫu thu vào đầu và giữa vụ thu hoạch (tháng 3 
đến tháng 5). Nguyên nhân khác biệt của mẫu 
Gra20 có thể do các yếu tố về môi trường biển 
nơi rong sống. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu sự 
khác biệt của mẫu rong này trong các nghiên 
cứu tiếp theo. 
Tương tự như vậy, các họ rong đỏ có số 
lượng mẫu lớn như Hypneaceae và 
Ceramiaceae cũng phân bố thành những vùng 
riêng biệt. Tuy nhiên có sự giao nhau giữa các 
vùng của hai họ này với họ rong câu. Cụ thể, 
vùng giao nhau giữa họ Hypneaceae và họ 
Gracilariaceae có 5 mẫu trong đó có 2 mẫu 
Hyp5 và Hyp10 của họ Hypneaceae và 3 mẫu 
Gra8, Gra34 và Gra44 của họ rong 
Gracilariaceae. Họ Ceramiaceae và họ 
Hypneaceae có 2 mẫu nằm trong vùng giao 
nhau là mẫu Hyp9 và Cer4. Họ Ceramiaceae và 
họ Gracilariaceae có 2 mẫu nằm trong vùng 
giao nhau là mẫu Cer3 và Gra22. Họ 
Bangiaceae và họ Gracilariaceae có 2 mẫu nằm 
trong vùng giao nhau là Ban1 và Gra11. Chúng 
tôi cho rằng, có sự giao nhau của các vùng 
phân bố của các họ rong đỏ là do đây là đối 
tượng sinh vật gần gũi nhau về phát sinh loài. 
Tuy nhiên, qua kết quả phân tích PCA cũng xác 
định được các họ rong đỏ nằm trong các vùng 
phân bố khác biệt nhau trên biểu đồ 2 chiều, 
điều này bổ sung thông tin cho các nhà phân 
loại rong biển. 
Sử dụng phần mềm SURFER 32, chúng tôi 
đã biểu diễn sơ đồ cây phân loại 69 loài rong đỏ 
theo các dữ liệu về thành phần và hàm lượng các 
axit béo đánh dấu như hình 3 dưới đây. 
Hình 3. Sơ đồ cây phân loại 69 loài rong đỏ 
dựa vào các axit béo đánh dấu 
Lê Tất Thành, Phạm Minh Quân,  
 278
Sơ đồ cây phân loại một lần nữa cho thấy 
sự phù hợp với các nhận định trên về phát sinh 
loài rong đỏ. Các mẫu nằm trong vùng giao 
nhau giữa các họ trên biểu đồ ở hình 2 có sự 
liên quan đến phát sinh loài như ở cây phân loại 
ở hình 3. 
Lời cảm ơn: Công trình được hoàn thành với 
sự tài trợ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam, Đề tài “Nghiên cứu thành 
phần, hàm lượng các hoạt chất Lipit, axit béo 
và Oxilipin của một số loài San hô và sinh vật 
biển vùng Đông Bắc Việt Nam”, mã số: 
VAST.TĐ.ĐAB.05/13-15. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nor Salmi Abdullah, 2013. Fatty acids 
profiles of red seaweed, Gracilaria 
manilaensis. The Experiment, 11(5): 726-
732 
2. Bergé, J. P., and Barnathan, G., 2005. 
Fatty acids from lipids of marine 
organisms: molecular biodiversity, roles as 
biomarkers, biologically active compounds, 
and economical aspects. In Marine 
biotechnology I, 96, 49-125. 
3. Dunstan, G. A., Brown, M. R., and 
Volkman, J. K., 2005. Cryptophyceae and 
Rhodophyceae; chemotaxonomy, 
phylogeny, and application. 
Phytochemistry, 66(21): 2557-2570. 
4. Volkman, J. K., Barrett, S. M., Blackburn, 
S. I., Mansour, M. P., Sikes, E. L., and 
Gelin, F., 1998. Microalgal biomarkers: a 
review of recent research developments. 
Organic Geochemistry, 29(5): 1163-1179. 
5. Vaskovsky, V. E., Khotimchenko, S. V., Xia, 
B., and Hefang, L., 1996. Polar lipids and 
fatty acids of some marine macrophytes 
from the Yellow Sea. Phytochemistry, 
42(5): 1347-1356. 
6. ISO/DIS 659:1998, Germany. 
7. Bligh, E. G., and Dyer, W. J., 1959. A rapid 
method of total lipid extraction and 
purification. Canadian journal of 
biochemistry and physiology, 37(8): 911-
917. 
8. Livingstone, D., 1995. Data analysis for 
chemists: applications to QSAR and 
chemical product design. 
STUDY ON USING DATA OF FATTY ACIDS IN BOTANICAL 
CLASSIFICATION (CHEMOTAXONOMY) FOR RED 
SEAWEED SPECIES 
Le Tat Thanh1, Pham Minh Quan1 , Nguyen Van Tuyen Anh1, Dam Duc Tien2, 
Do Trung Sy3, Pham Thu Hue4, Pham Quoc Long1 
1Institute of Natural Products Chemistry-VAST 
2Institute of Marine Environment and Resources-VAST 
3Institute of Chemistry-VAST 
 4Vietnam Academy of Navy 
ABSTRACT: In this paper, the compositions and contents of fatty acids in the total lipid 
extracts of 69 red seaweed samples belonging to 9 families (Gracilariaceae, Hypneaceae, 
Ceramiaceae, Bangiaceae, Hylamaniaceae, Bonnemaisoniaceae, Phyllophoraceae, 
Rhodymeniaceae and Halymeniaceae) are studied. According to the results, 56 fatty acids are 
identified, in which 12 fatty acids were considered “fatty acid markers” for the botanical 
classification (Chemotaxonomy) of red seaweed species such as C14:0, C15:0, C16:0, C16:1n-7, 
C18:0, C18:1n-9, C18:1n-7, C18:2n-6, C20:3n-6, C20:4n-6, C20:5n-3 and C22:0. By using 
principal component analysis method (PCA), the analysis result on two-dimensional chart showed 
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu các axit béo  
 279
that families of red seaweed are distributed into separate regions. Classification tree diagram of the 
red seaweed species based on essential fatty acid composition is also given. 
Keywords: PCA, chemotaxonomy, markers  
Lê Tất Thành, Phạm Minh Quân,  
 280

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_dung_du_lieu_cac_axit_beo_trong_phan_loai_hoa.pdf