Nghiên cứu sử dụng Metacaolanh Việt Nam để thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông

Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu sử dụng vật liệu Metacaolanh (MK) Việt Nam để sản xuất bê

tông cho các công trình xây dựng và thủy lợi. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Phần thứ nhất là

vật liệu MK làm giảm độ linh động của hỗn hợp bê tông. Phần thứ hai là vật liệu MK cải thiện

cường độ nén, kéo khi ép chẻ và cải thiện độ chống thấm của bê tông

pdf 7 trang yennguyen 6960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sử dụng Metacaolanh Việt Nam để thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sử dụng Metacaolanh Việt Nam để thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông

Nghiên cứu sử dụng Metacaolanh Việt Nam để thay thế một phần xi măng trong sản xuất bê tông
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 45 (6/2014) 37 
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG METACAOLANH VIỆT NAM ĐỂ THAY THẾ 
MỘT PHẦN XI MĂNG TRONG SẢN XUẤT BÊ TÔNG 
Chu Mạnh Quân1, Trịnh Quang Minh1, Vũ Quốc Vương1. 
Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu sử dụng vật liệu Metacaolanh (MK) Việt Nam để sản xuất bê 
tông cho các công trình xây dựng và thủy lợi. Nội dung nghiên cứu gồm 2 phần: Phần thứ nhất là 
vật liệu MK làm giảm độ linh động của hỗn hợp bê tông. Phần thứ hai là vật liệu MK cải thiện 
cường độ nén, kéo khi ép chẻ và cải thiện độ chống thấm của bê tông. 
Từ khóa: Metacaolanh, độ chống thấm, cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ của bê tông. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 
Quá trình sản xuất xi măng thải ra môi 
trường một hàm lượng CO2 rất lớn. Nguyên liệu 
sản xuất xi măng là đá vôi CaCO3. Khi nung 1 
tấn đá vôi lượng CO2 thải ra môi trường tương 
ứng là 440kg, theo phương trình: 
CaCO3 = CaO + CO2↑ 
Ngoài ra trong quá trình nung các ô xít canxi, 
ô xít nhôm, ô xít sắt, ô xít silic  phản ứng với 
nhau để tạo ra các khoáng của clanhke. Quá 
trình nung này đòi hỏi một lượng nhiệt độ lên 
tới 1400 - 1450°C, tiêu tốn một nhiệt năng rất 
lớn. 
Như vậy có thể thấy rằng, để sản xuất 1 tấn 
xi măng, lượng khí thải CO2 ra môi trường cũng 
xấp xỉ 1 tấn CO2. Trong đó, ngành công nghiệp 
xây dựng đang ngày càng tiêu thụ một hàm 
lượng lớn xi măng. Cho đến năm 2009, có đến 
2,8 tỉ tấn xi măng được sản xuất trên thế giới, 
lượng khí CO2 thải ra môi trường chiếm 5% 
tổng lượng khí thải [8]. 
Có nhiều nghiên cứu về sử dụng MK ứng 
dụng trong việc sản xuất bê tông trên thế giới 
(11), (12), (13), (14), (15), (17), (18), (19). 
Những nghiên cứu đó chỉ ra rằng việc thay thế 1 
phần xi măng trong bê tông không chỉ giúp cải 
thiện cường độ bê tông, mà còn làm giảm hệ số 
thấm của bê tông. 
MK là một loại vật liệu puzolan, thân thiện 
với môi trường có thể sản xuất bằng cách nung 
Caolinit ở nhiệt độ từ 700°C - 800°C, sinh ra 
1 Trường Đại học Thuỷ lợi 
lượng khí CO2 ít hơn 10 lần so với sản xuất xi 
măng [16]. 
Sử dụng vật liệu MK để sản xuất bê tông đã 
được sử dụng rộng rãi trên thế giới. MK là vật 
liệu khoáng hoạt tính có các tác dụng hóa lý, có 
khả năng len lỏi vào các lỗ rỗng trong bê tông 
và có thể kết hợp với vôi (Ca(OH)2) để tạo ra 
chất kết dính cải thiện cường độ và độ chống 
thấm của bê tông. 
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mác chống 
thấm của bê tông không chỉ phụ thuộc vào mác 
bê tông mà còn phụ thuộc vào thành phần cấp 
phối của bê tông. Để cải thiện mác chống thấm 
của bê tông mà sử dụng mác bê tông cao thì rất 
lãng phí và không cần thiết. Việc chế tạo ra loại 
bê tông có mác vừa phải, nhưng được cải thiện 
bằng MK là giải pháp kinh tế rất phù hợp. 
Ở Việt Nam, với trữ lượng Caolanh vào 
khoảng 900 triệu tấn, có thể dùng một phần làm 
nguyên liệu sản xuất MK. Nhưng việc nghiên 
cứu sử dụng MK ở nước ta lại hạn chế và chỉ 
nghiên cứu về cường độ bê tông, mà chưa 
nghiên cứu về mác chống thấm của bê tông. Bài 
báo này nghiên cứu về mác bê tông và đặc biệt 
nghiên cứu cả mác chống thấm khi sử dụng vật 
liệu MK để thay thế một phần xi măng trong bê 
tông. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ 
NGHIỆM 
2.1. Vật liệu 
2.1.1. Metacaolanh Việt Nam 
Vật liệu MK sử dụng trong nghiên cứu được 
lấy ở Viện khoa học công nghệ xây dựng 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 45 (6/2014) 38 
(IBST), được chế tạo từ Caolanh Phú Thọ, có 
thành phần hóa học và tính chất hóa lý được nêu 
trong bảng 1 và bảng 2. 
Bảng 1: Thành phần hóa học của 
Metacaolanh Việt Nam 
Thành phần hóa học của 
Metacaolanh 
% Theo 
khối lượng 
SiO2 53,22 
Al2O3 41,63 
Fe2O3 0,8 
CaO 0,42 
MgO 0,15 
K2O 0,82 
TiO2 1,48 
Na2O 0,11 
L.O.I 1,37 
Bảng 2: Tính chất hóa lý của Metacaolanh 
Việt Nam 
Tính chất hóa lý 
Kết quả 
thí nghiệm 
Tỷ trọng (g/cm3) 2,6 
Diện tích bề mặt (cm2/g) 4326 
Độ hút vôi Ca(OH)2/puzolan (mg/g) 300,17 
Độ hoạt tính 7 ngày 103,4 
Độ hoạt tính 28 ngày 99,05 
Bảng 2 cho thấy loại MK này có diện tích bề 
mặt thấp hơn nhiều so với các loại MK truyền 
thống, do đó độ hút vôi thấp hơn khoảng 3 lần 
so với các loại MK khác trên thế giới. Độ hút 
vôi của các loại MK này chỉ tương đương với 
các loại xỉ lò cao thông thường [10]. Thành 
phần Al2O3 và SiO2 hoạt tính của MK tương tác 
với Ca(OH)2 sinh ra khi xi măng thủy hóa và 
tạo ra các hợp chất biến cứng và có cường độ. 
Xi măng 
Trong nghiên cứu này sử dụng 2 loại xi măng: 
PCB30 và PC40, được sản xuất theo tiêu chuẩn 
Việt Nam TCVN 6260:2009 và TCVN 
6282:2009, nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng 
của thành phần MK trong chất kết dính đến các 
tính chất chủ yếu của hỗn hợp bê tông và bê tông. 
Cát 
Cát sử dụng là cát sông Lô, đường kính hạt lớn 
nhất 2,5 mm, với đường cấp phối như hình 1. 
Đá 
Đá sử dụng là đá vôi ở Sài Sơn, đường kính hạt 
lớn nhất 20 mm, với đường cấp phối như hình 2. 
Hình 1:Biểu đồ đường cấp phối cát Hình 2: Biểu đồ đường cấp phối đá 
Phụ gia 
MK có diện tích bề mặt lớn hơn xi măng, nên 
lượng yêu cầu nước nhiều hơn xi măng; do đó 
khi sử dụng trong bê tông, MK sẽ làm giảm độ 
linh động của bê tông. Để khắc phục điều này 
bê tông cần sử dụng thêm phụ gia siêu dẻo. 
Phụ gia sử dụng trong cấp phối trộn mẫu bê 
tông là phụ gia Vmart-PC01; đó là loại phụ gia 
đặc biệt siêu dẻo, làm chậm đông kết hỗn hợp 
bê tông, làm giảm lượng nước dùng đến 40%, 
giúp cho bê tông có tính công tác tốt,  
2.2. Phương pháp thí nghiệm 
2.2.1. Thí nghiệm xác định độ sụt của hỗn 
hợp bê tông 
Sau khi trộn hỗn hợp bê tông, tiến hành thí 
nghiệm độ sụt theo TCVN 3105:2007 (1). 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 45 (6/2014) 39 
2.2.2. Thí nghiệm xác định cường độ nén 
của bê tông 
Mẫu bê tông hình trụ có kích thước 
300x150mm sau khi đúc xong được bảo dưỡng 
trong khuôn 1 ngày đêm, sau đó mẫu được tháo ra 
và bảo dưỡng trong bể nước cho tới khi vớt mẫu 
lên thí nghiệm. Thí nghiệm xác định cường độ chịu 
nén theo tiêu chuẩn TVCN 3118-2007 (3). 
2.2.3. Thí nghiệm xác định cường độ chịu 
kéo bằng phương pháp ép chẻ (kéo gián tiếp) 
của bê tông 
Thí nghiệm xác định cường độ chịu kéo bằng 
phương pháp ép chẻ theo tiêu chuẩn TVCN 
8862-2011 (6), cũng dùng mẫu trụ nêu trên. 
Công thức xác định cường độ ép chẻ của mẫu 
bê tông: 
Rkc = DH
P
..
2
Trong đó: 
Rkc : Cường độ kéo khi ép chẻ, Mpa 
P: Tải trọng khi phá hủy mẫu hình trụ, N 
H: Chiều cao của mẫu hình trụ (chiều dài 
đường sinh), mm 
D: Đường kính đáy mẫu hình trụ, mm 
2.2.4. Thí nghiệm xác định độ chống thấm 
của bê tông 
Mẫu bê tông để thí nghiệm xác định mác 
chống thấm có kích thước 150x150 mm. Sau khi 
tháo khuôn, mẫu được bảo dưỡng trong bể nước 
27 ngày, thì vớt mẫu lên thí nghiệm. Thí nghiệm 
xác định độ chống thấm theo tiêu chuẩn TVCN 
3116:2007 (2). 
Kết quả nghiên cứu thí nghiệm và thảo 
luận 
Độ sụt của hỗn hợp bê tông 
Cấp phối bê tông cơ sở (cấp phối đối chứng) 
dùng trong nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Cấp phối bê tông đối chứng 
Thành phần Chất kết dính (kg/m3) 
Cát 
(kg/m3) 
Đá 
(kg/m3) 
Nước 
(lít/m3) Phụ gia 
Khối lượng 400 750 1100 166 ~1,0% 
Chất kết dính sử dụng là hỗn hợp xi măng và MK, lượng phụ gia siêu dẻo được điều chỉnh trong 
khoảng 1% - 1,5% để đảm bảo độ sụt yêu cầu của hỗn hợp bê tông như trong bảng 4 và bảng 5. 
Bảng 4: Thành phần chất kết dính trong cấp phối bê tông 
Chất kết dính 0% MK 10% MK 20% MK 30% MK 
Xi măng (kg/m3) 400 360 320 280 
Metacaolanh (kg/m3) 0 40 80 120 
Bảng 5: Kết quả thí nghiệm độ sụt hỗn hợp bê tông (dùng xi măng PCB30) 
Metacaolanh Phụ gia Độ sụt (cm) 
0% MK 1,0% 12 
10% MK 1,0% 7 
10% MK 1,2% 13 
20% MK 1,2% 7 
20% MK 1,5% 12,5 
30% MK 1,5% 11,5 
Thí nghiệm độ sụt hỗn hợp bê tông chỉ ra 
rằng việc xuất hiện vật liệu MK trong bê tông 
làm giảm độ linh động của hỗn hợp bê tông và 
càng tăng hàm lượng MK, độ linh động càng 
giảm. Điều đó có thể được giải thích như sau: 
vật liệu MK sử dụng trong nghiên cứu có diện 
tích bề mặt (4326cm2/g) lớn hơn diện tích bề 
mặt của xi măng (khoảng 3500cm2/g), nên độ 
tiêu thụ nước của MK nhiều hơn so với xi măng. 
Từ các loại bê tông đã kiểm tra độ sụt, đúc 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 45 (6/2014) 40 
các tổ 3 mẫu hình trụ cho từng loại bê tông có 
kích thước 150x300 mm theo TCVN 3105:2007 
để thí nghiệm các chỉ tiêu cường độ chịu nén, 
cường độ chịu kéo khi bửa (cường độ ép chẻ) và 
độ chống thấm (mác chống thấm W) của bê 
tông. 
Cường độ chịu nén của bê tông 
Các mẫu bê tông sau khi bảo dưỡng được thí 
nghiệm nén ở các ngày tuổi: 7, 28 và 90 ngày 
tuổi 
- Kết quả thí nghiệm của các mẫu bê tông sử 
dụng xi măng PCB30 được nêu trong bảng 6. 
Bảng 6: Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén của mẫu bê tông (sử dụng xi măng PCB30) 
Cường độ nén (Mpa) 0% MK 10% MK 20% MK 30% MK 
R7 34,4±0,39 37,6±0,39 38,0±0 32,4±0,39 
R28 37,8±0,39 43,7±0,39 44,4±0,39 35,8±0,39 
R90 40,3±0,39 45,3±0,39 45,9±0,39 38,5±0,39 
Kết quả ở bảng 6 được thể hiện qua biểu đồ ở hình 3: 
Hình 3: Biểu đồ thể hiện cường độ chịu nén của mẫu bê tông (sử dụng xi măng PCB30) 
Dựa vào bảng 6 và hình 3 thấy được cường 
độ nén của các mẫu bê tông ở các ngày tuổi R7, 
R28, R90 có kết quả như sau: R(20%MK) > 
R(10%MK) > R(0%MK) > R(30%MK) 
Kết quả này có thể được giải thích như sau: 
Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ chịu 
nén của mẫu bê tông có 20% MK là cao nhất vì 
hàm lượng MK trong chất kết dính của bê tông 
là 20% làm cho hỗn hợp bê tông đó ở trạng thái 
đặc chắc nhất. Với mẫu bê tông có 10% MK, thì 
lượng MK chưa đủ để làm cho các lỗ rỗng giảm 
tối đa, chính vì vậy nó chưa làm cho bê tông đó 
ở trạng thái đặc chắc như mẫu bê tông có 20% 
MK, khiến cho mẫu bê tông có 10% MK có 
cường độ nén thấp hơn mẫu bê tông có 20% 
MK. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu 
của Khatib và Wild (1996). 
Với trường hợp mẫu bê tông không có MK, 
cường độ nén thấp hơn hẳn so với mẫu bê 
tông có 10%, 20% MK, điều này cũng có thể 
được lý giải do thể tích lỗ rỗng trong mẫu bê 
tông không có MK là lớn hơn so với mẫu bê 
tông có 10%, 20% MK, dẫn đến cường độ của 
nó thấp hơn. 
Mặt khác MK là vật liệu puzolan có khả năng 
phản ứng với vôi (Ca(OH)2) tạo thành chất kết 
dính. Nên cần có một lượng MK hợp lý (20%) 
để tiêu thụ đủ Ca(OH)2; khi đó bê tông sẽ có 
được cường độ cao nhất. 
Cũng tương tự như vậy có thể giải thích cho 
trường hợp 30% MK trong chất kết dính, cường 
độ chịu nén giảm xuống so với bê tông có 20% 
MK, vì lượng Ca(OH)2 trong bê tông không đủ 
để phản ứng với MK. Chúng làm cho thể tích lỗ 
rỗng trong bê tông lớn hơn so với bê tông có 
20% MK. 
- Kết quả thí nghiệm bê tông sử dụng xi 
măng PC40 như trong bảng 7. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 45 (6/2014) 41 
Bảng 7: Kết quả thí nghiệm cường độ chịu nén của mẫu bê tông (sử dụng xi măng PC40) 
Cường độ nén (Mpa) 0% MK 10% MK 
R7 38,9±0,39 43,0±0,39 
R28 47,3±0,39 51,4±0,39 
Kết quả ở bảng 7 được thể hiện trên biểu đồ so sánh ở hình 4: 
Hình 4: Biểu đồ thể hiện cường độ chịu nén của mẫu bê tông (sử dụng xi măng PC40) 
Bảng 7 và hình 4 cho thấy cường độ nén của 
các mẫu có 10% MK cao hơn so với cường độ 
nén của mẫu có 0% MK. Việc sử dụng loại xi 
măng PC40 để khẳng định lại sự xuất hiện của 
MK ảnh hưởng đến cường độ nén của bê tông. 
Có thể thấy được khi sử dụng xi măng PC40 để 
trộn bê tông sẽ cho cường độ cao hơn so với bê 
tông sử dụng xi măng PCB30 là do xi măng 
PC40 mác cao hơn mác xi măng PCB30, nên 
khi trộn bê tông sử dụng xi măng PC40 được bê 
tông có cường chộ chịu nén cao hơn cường độ 
bê tông dùng xi măng PCB30 với cùng cấp 
phối. 
Cường độ chịu kéo khi ép chẻ của bê tông 
Các mẫu bê tông hình trụ 150x300 mm sau 
khi bảo dưỡng được thí nghiệm ép chẻ ở các 
ngày tuổi: 7, 28 và 90 ngày tuổi. Kết quả thí 
nghiệm được trình bày trong bảng 8. 
Bảng 8: Kết quả thí nghiệm cường độ ép chẻ của các tổ mẫu bê tông 
Cường độ ép chẻ (Mpa) 0% MK 10% MK 20% MK 30% MK 
R7 4,06±0,11 4,39±0,12 4,50±0,04 3,75±0,12 
R28 4,72±0,15 4,88±0,07 4,93±0,04 4,46±0,12 
R90 5,00±0,04 5,19±0,04 5,33±0,04 4,69±0,08 
Kết quả ở bảng 8 được thể hiện qua biểu đồ ở hình 5: 
Hình 5: Biểu đồ thể hiện cường độ ép chẻ mẫu bê tông 
 KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 45 (6/2014) 42 
Kết quả thí nghiệm cường độ kéo khi ép chẻ 
cũng cho thấy ảnh hưởng của vật liệu MK đến 
chất lượng bê tông. Khi trộn với tỷ lệ MK là 
20%, cường độ chịu kéo của bê tông là lớn nhất. 
Điều này cũng được giải thích như kết quả 
cường độ chịu nén của bê tông ở mục 3.2 
Độ chống thấm của bê tông 
Các tổ mẫu bê tông sau khi bảo dưỡng được 
thí nghiệm thấm ở 28 ngày tuổi. Kết quả thí 
nghiệm được trình bày ở bảng 9: 
Bảng 9: Kết quả thí nghiệm độ chống thấm (W) 
Mác chống thấm (at) 0% MK 10% MK 20% MK 30% MK 
Xi măng PCB30 12 16 16 16 
Xi măng PC40 14 18 - - 
Với bê tông sử dụng xi măng PCB30: Kết 
quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng khi lượng MK 
trong bê tông là 10%, 20% chất kết dính, thì hỗn 
hợp bê tông có độ chống thấm cao hơn so với 
mẫu không có MK. Nguyên nhân vì vật liệu 
MK có kích thước hạt nhỏ hơn so với kích 
thước hạt xi măng, do đó nó có thể lấp vào các 
lỗ rỗng bên trong bê tông, đồng thời với lượng 
MK hợp lý trong hỗn hợp bê tông sẽ đủ để phản 
ứng hết với Ca(OH)2 sẽ tạo độ đặc chắc nhất 
cho bê tông và nó làm cho bê tông có độ chống 
thấm cao nhất. Ngược lại, nếu trong hỗn hợp bê 
tông có quá nhiều MK hay quá ít MK, thì sẽ 
không đủ Ca(OH)2 để phản ứng với MK và thừa 
Ca(OH)2 đều tạo nên lỗ rỗng trong bê tông 
khiến cho bê tông không có độ chống thấm cao. 
Với các mẫu bê tông sử dụng xi măng PC40: 
Kết quả thí nghiệm thấm chỉ ra rằng sự có mặt của 
10% MK trong chất kết dính đã cải thiện đáng kể 
độ chống thấm của bê tông. Điều này càng khẳng 
định việc sử dụng vật liệu MK để sản xuất bê tông 
có độ chống thấm cao là phù hợp. 
Trên thực tế bê tông có mác 35 - 40 Mpa thường 
có độ chống thấm vào khoảng 10-12 at (7). Sự có 
mặt của vật liệu MK trong bê tông đã cải thiện được 
độ chống thấm của bê tông đạt tới mác W18. 
3. KẾT LUẬN 
Như vậy từ các kết quả thí nghiệm cường độ 
nén, cường độ kéo khi ép chẻ, độ chống thấm 
của các mẫu bê tông thấy rằng vật liệu MK đã 
tạo ra cho bê tông có nhiều tính năng vượt trội 
hơn bê tông đối chứng không pha MK, cụ thể là: 
Cải thiện cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo 
gián tiếp (cường dộ ép chẻ) và mác chống thấm. 
Việc lựa chọn tỉ lệ MK trong chất kết dính là 
rất quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến 
chất lượng bê tông sau này. Theo kết quả nghiên 
cứu, nên chọn tỉ lệ phần trăm vật liệu MK trong 
chất kết dính của bê tông là 10% - 20% để được 
sản phẩm bê tông có chất lượng tốt. Tuy nhiên 
đây chưa phải là loại MK có độ hút vôi cao. Nên 
dùng MK khác có độ hút vôi (độ hoạt tính) cao 
hơn, hay diện tích bề mặt lớn hơn thì có thể đạt 
được hiệu quả cao hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. TCVN 3105:2007 Phương pháp thử độ sụt bê tông – Yêu cầu kỹ thuật 
2. TCVN 3116:2007 Phương pháp xác định độ chống thấm - Bê tông nặng 
3. TCVN 3118:2007 Phương pháp xác định cường độ chịu nén của bê tông nặng 
4. TCVN 6260:2009 Xi măng pooc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật 
5. TCVN 6282:2009 Xi măng pooc lăng - Yêu cầu kỹ thuật 
6. TCVN 8862:2011 Quy trình thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ của vật liệu hạt liên 
kết bằng các chất kết dính. 
7. Công ty CP tư vấn Sông Đà – Trung Tâm thí nghiệm Xây dựng Sông Đà (LAS-XD07), Kết quả 
thí nghiệm xác định độ chống thấm của bê tông nền tầng hầm công trình “Tổ hợp chung cư cao 
tầng Nam XaLa”. Hà Nội, tháng 08 năm 2012. 
8. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 45 (6/2014) 43 
mang-portland.html 
9. Trần Quốc Tế (2006), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất Metacaolanh, Báo cáo tổng 
kết khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng – Viện vật liệu xây dựng. 
10. Andriolo F.R., Sgaraboza B.C.,Proceedings of the 7th International Conference of AAR,Ed. 
Grattan-Bellow, p. 66-70, 1985. 
11. Badogiannis E., Tsivilis S., Papadakis V.G., Chaniotakis E. The effects of metakaolin on 
concrete properties, Proceedings of Dundee Conference, 2002, pp.81-89. 
12. Cyr M., Trinh M., Husson B., Casaux-Ginestet G., Design of MK-cement grouts intended for 
soil nailing, Elsevier Editorial System(tm) for Construction & Building Materials, 41(2013) 
857-867. 
13. Imrich Kusnir, Mineral resources of Vietnam, Acta Montanistica Slovaca Roenik 5(2000), 2, 
165-172. 
14. Robit P., Cyr M., Husson B., Casaux-G., Trinh M., Coulis de faible émission carbone à base de 
métakaolin, Congrès national de géotechnique et de géologie de l’ingénieur, JNGG 4-5-6 juillet 
2012, Bordeaux, France. 
15. Sabir B.B., S. Wild and J. Bai, Metakaolin and calcined clays as pozzolans for concrete: a 
review, Cement and Concrete Composites, 2001, vol.23, issue 6, pp. 441-454. 
16. San Nicolas R., Approche performantielle des bétons avec métakaolins obtenus par calnination 
flash, Thèse de Doctorat, Université de Toulouse, 2011 
17.[17] Trinh M., Cyr M., Husson B., Casaux-G., Robit P., Use of metakaolin in grout seal 
applications, 2nd International Seminar INVACO - Innovation & Valorisation in Civil 
Engineering & Construction Materials & Construction Materials, Rabat (Morocco), November 
23-25, 2011. 
18. Wild S., Khatib J.-M, Jones A., Relative strength, pozzolanic activity and cement hydration in 
superplasticized metakaolin concrete, Cement and Concrete Research, 1996, vol.26, pp.1537-
1544; 
19. Wild S., Khatib J.M., Portlandite consumption in metakaolin cement pastes and mortars, cement 
and concrete research, 1997, vol. 27, n°1, pp.137-146. 
Abstract 
RESEARCH ON USING METAKAOLIN OF VIETNAM TO REPLACE A PART OF 
CEMENT IN CONCRETE PRODUCTION 
This article introduces research on using Metakaolin material (MK) of Vietnam to produce 
concrete for hydraulic construction work. The research results indicate that MK material reduces 
the mobility (slump) of fresh concrete, but improves considerably the compressive strength, splitting 
tensile strength, and the watertighness of concrete. 
Keywords: Metakaolin, watertighness, compressive strength, splitting tensile strength. 
Người phản biện: GS.TS. Nguyễn Thúc Tuyên BBT nhận bài: 20/5/2014 
Phản biện xong: 10/6/2014 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_dung_metacaolanh_viet_nam_de_thay_the_mot_phan.pdf