Nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây đinh lăng (Polyscia fruticosa (L.) Harms.)

Abstract Ming Aralia, Polyscias fruticosa (L.) Harms (Araliaceae), orginate from Polynesia Island, and they are popular same as medicinal plant in Viet Nam. Between March and August 2018, fifteen Ming Aralia samples with yellow wilt symtoms were collected in Ha Noi, Hoa Binh, Nam Dinh and Thai Binh provinces in Viet Nam. Plant pathogens were isolated, purified and identified down to its species, based on taxonomic keys. The pathogen Fusarium oxysporum was consistently isolated from the disease samples on Ming aralia. When this pathogen was isolated on CLA and PDA media, microconidia are usually formed abundantly in false – head on short monophialades on hyphae, and oblong to ellipsoid, oval or reniform. The macroconiadia are short to medium in leghth, falcate to almost straight, thin walled and usually 3 septate. Chlamydospores appear after isolating from 14 to 20 days on the surface of the agar of the CLA plate. The identification was confirmed by pathogenicity test following Koch’s postulate. The optimum conditions for the development of F.oxysporum causing yellow wilt diseases are 25 oC đến 30oC and pH 7. This is the first report about F.oxysporum in Ming aralia in Viet Nam

pdf 8 trang yennguyen 5240
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây đinh lăng (Polyscia fruticosa (L.) Harms.)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây đinh lăng (Polyscia fruticosa (L.) Harms.)

Nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo vàng trên cây đinh lăng (Polyscia fruticosa (L.) Harms.)
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 21 
NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH HÉO VÀNG TRÊN CÂY ĐINH LĂNG 
(Polyscia fruticosa (L.) Harms.) 
Study on the Pathogen Causing Yellow Wilt on Ming Aralia 
(Polyscia fruticosa (L.) Harms.) 
Đặng Thị Hà
1
, Chu Thị Mỹ
1
, Tạ Thị Huyền Anh
2
, Lê Thị Thu
1
, 
 Hoàng Diệu Linh
1 
 và Phan Thúy Hiền
1* 
Ngày nhận bài: 11.05.2019 Ngày chấp nhận: 04.06.2019 
Abstract 
Ming Aralia, Polyscias fruticosa (L.) Harms (Araliaceae), orginate from Polynesia Island, and they are popular 
same as medicinal plant in Viet Nam. Between March and August 2018, fifteen Ming Aralia samples with yellow 
wilt symtoms were collected in Ha Noi, Hoa Binh, Nam Dinh and Thai Binh provinces in Viet Nam. Plant 
pathogens were isolated, purified and identified down to its species, based on taxonomic keys. The pathogen 
Fusarium oxysporum was consistently isolated from the disease samples on Ming aralia. When this pathogen was 
isolated on CLA and PDA media, microconidia are usually formed abundantly in false – head on short 
monophialades on hyphae, and oblong to ellipsoid, oval or reniform. The macroconiadia are short to medium in 
leghth, falcate to almost straight, thin walled and usually 3 septate. Chlamydospores appear after isolating from 
14 to 20 days on the surface of the agar of the CLA plate. The identification was confirmed by pathogenicity test 
following Koch
’
s postulate. The optimum conditions for the development of F.oxysporum causing yellow wilt 
diseases are 25
 o
C đến 30
o
C and pH 7. This is the first report about F.oxysporum in Ming aralia in Viet Nam. 
Keywords: Ming aralia, yellow wilt disease 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
*
Đinh lăng có tên khoa học là Polyscia 
fruticosa (L.) Harms và là cây có nguồn gốc từ 
đảo Polynesia ở Thái Bình Dương. Đinh lăng ưa 
điều kiện ẩm trung bình và khoảng nhiệt độ từ 
16-29⁰C (Yen và Knoll, 1991). Việt Nam đinh 
lăng được trồng phổ biến trên toàn quốc, Miền 
Bắc đinh lăng được trồng nhiều tại các tỉnh Nam 
Định, Thái Bình, Hòa Bình 
Do tác dụng y học của cây đinh lăng Theo y 
học cổ truyền toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, 
thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc có tác 
dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, chống 
dị ứng, ho ra máu... Đinh lăng ngày càng được 
trồng với diện tích lớn nên bệnh trên cây đinh 
lăng cũng được quan tâm nhiều hơn (Đỗ Huy 
Bích và cộng sự, 2004). 
Trên thế giới bệnh trên cây đinh lăng đã 
được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu nhưng 
những công bố về thành phần sâu bệnh hại 
công bố chưa nhiều. Bệnh đốm lá vi khuẩn do 
vi khuẩn Pseudomonas cichorii cũng được 
1. Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc 
Hà Nội - Viện Dược Liệu 
2. Học Viện Nông nghiệp Việt Nam 
* Corresponding author: phanthuyhien@yahoo.com 
công bố gây hại trên đinh lăng từ rất sớm ở 
bang Floria, Mỹ nhưng vẫn chưa có ghi nhận 
thêm về tác hại của bệnh này cũng như thiệt 
hại về kinh tế do bệnh này gây ra ở vùng này 
(Chase và Brunk, 1984). Sự xuất hiện của 
bệnh đốm lá Alternaria do nấm Alternaria 
panax cũng đã được quan sát lần đầu tiên 
trên các vùng trồng đinh lăng ở đảo 
Ogasawara (Bonin), Nhật Bản (Ono, 2004). 
Nấm Fusarium oxysporum đã được nghi nhận 
là tác nhân chính ra bệnh héo vàng trên 
loài Polyscias balfouriana thuộc chi đinh lăng 
được trồng phổ biến ở Ấn Độ (Dissanayake và 
Kumari, 2012). 
 Việt Nam, mặc dù những năm gần đây đinh 
lăng bắt đầu được quan tâm và mở rộng trồng 
với diện tích lớn trên khắp cả nước nhưng chưa 
có công bố chính thức nào về thành phần bệnh 
hại trên cây đinh lăng. Những năm gần đây do 
phản ánh của người sản xuất, trên đinh lăng xuất 
hiện bệnh có triệu chứng héo vàng và làm ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây 
đinh lăng ở một số vùng như Ninh Bình, Thái 
Bình và cũng chưa có một công bố nào về tác 
nhân gây bệnh này. Bài báo này là công bố đầu 
tiên về nghiên cứu tác nhân gây bệnh héo vàng 
trên đinh lăng ở Việt Nam. 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 22 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu 
- Các mẫu bệnh héo vàng đinh lăng được thu 
thập tại các vùng trồng đinh lăng ở Hà Nội, Ninh 
Bình, Nam Định và Thái Bình năm 2018. 
- Các vật liệu khác sử dụng trong nghiên cứu 
bao gồm: nguyên liệu sử dụng trong môi trường 
phân lập, làm thuần và nuôi cấy tác nhân gây 
bệnh [koai tây - đường - agar (PDA), môi trường 
PDA một phần tư độ mạnh có bổ sung kháng 
sinh (mPDA), thạch - nước cất (WA), môi trường 
lá cẩm chướng CLA và nguyên liệu sử dụng cho 
môi trường nhân sinh khối nấm F. oxysporum. 
(Burgess và cộng sự, 2008). 
- Các trang thiết bị và dụng cụ: Tủ sấy dụng 
cụ, buồng cấy, nồi hấp, tủ định ôn, dụng cụ nuôi 
cấy nấm, máy đo pH. 
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến 
tháng 12 năm 2018 tại Trung Tâm Nghiên cứu 
trồng và chế cây thuốc Hà Nội. 
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.2.1 Phương pháp lấy mẫu 
Các mẫu bệnh trên cây đinh lăng có triệu 
chứng héo vàng được thu thập tại các vùng trồng 
đinh lăng tại Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định và 
Thái Bình năm 2018. 
2.2.2 Phương pháp phân lập 
Mẫu bệnh trên đinh lăng có triệu chứng héo 
vàng điển hình sau khi thu thập từ đồng ruộng về 
được loại bỏ thần lá và rửa sạch dưới vòi nước. 
Cắt bộ phận gốc thân và củ bị bệnh thành những 
miếng nhỏ sao cho miếng cắt nằm ở ranh giới 
giữa mô bệnh và mô khỏe. Khử trùng miếng cắt 
bằng ethanol 70% trong 5 giây, sau đó rửa sạch 
bằng nước cất vô trùng, dùng dao cấy đã khử 
trùng cắt vết bệnh thành các miếng nhỏ 5 x 5 mm 
và cấy lên môi trường mPDA. Khi nấm đã phát 
triển với kích thước đường kính tản nấm 1- 2 cm, 
cấy truyền sang môi truòng WA. Nấm được làm 
thuần bằng cách cấy đỉnh sinh trưởng của sợi 
nấm từ môi trường WA sang môi trường PDA và 
CLA và được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ở 
điều kiện 25
o
C với 12h chiếu sáng xen kẽ 12 h 
tối. (Burgess và cộng sự, 2008) 
2.2.3 Phương pháp giám định 
Sau 7 ngày nuôi cấy, nấm được giám định 
dựa vào hình thái quan sát dưới kính hiển vi 
quang học (Banett và Hunter, 1998). Các mẫu 
nấm được giám định dựa vào khóa giám định 
của Leslie và cộng sự (2006) 
2.2.4 Phương pháp lây b nh nhân tạo 
Phương pháp lây bệnh qua đất được tiến 
hành theo Burgess và cộng sự (2008). Cây đinh 
lăng sử dụng cho thí nghiệm là các cây 1 năm 
tuổi khỏe mạnh, không có biểu hiện bị bệnh trồng 
trong các chậu thí nghiệm chứa giá thể đất đã 
khử trùng. 15 cây đinh lăng khỏe mạnh được sử 
dụng cho 1 lần nhắc lại trong thí nghiệm lây bệnh 
. Nguồn nấm lây bệnh được nhân sinh khối trên 
giá thể hạt kê - trấu trong phòng thí nghiệm. 
Trộn hạt kê và vỏ trấu theo tỷ lệ 1: 1 về thể tích 
rồi ngâm nước và để qua đêm trong tủ lạnh, sau 
đó chắt bỏ phần nước. Cho 150ml hỗn hợp giá 
thể vào một bình tam giác dung tích 250ml, nút 
chặt và hấp khử trùng. Để bình nguội, sau đó cấy 
các miếng thạch có sợi nấm vào giá thể trong 
bình tam giác. Lắc bình tam giác 2-3 ngày sau 
khi cấy để đảm bảo nguồn bệnh được phân bố 
đều trong giá thể. Nấm nhân nuôi trong bình tam 
giác 15 ngày, lấy ra trộn với đất xung quanh gốc 
cây cần lây bệnh (mật độ bào tử nấm 10
6 
cfu/1ml 
hỗn hợp giá thể). Theo dõi quá trình hình thành, 
phát triển triệu chứng trên cây được lây bệnh 
hàng ngày. Mẫu bệnh có triệu chứng điển hình từ 
thí nghiệm lây bệnh được tái phân lập theo quy 
tắc Koch. 
Thời điểm lây bệnh nhân tạo: tháng 6 năm 2018 
Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian từ khi lây bệnh 
đến khi xuất hiện triệu chứng, thời gian từ khi lây 
bệnh đến khi cây chết, tỷ lệ cây nhiễm bệnh, khả 
năng phục hồi. 
2.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng củ nhi t độ và 
pH đến sự phát triển củ tản nấm. 
Chọn mẫu nấm đã được làm thuần, cắt tản 
nấm thành những miếng cấy tròn có đường kính 
5mm, cấy trên môi trường PDA, mỗi công thức 
lặp lại 5 lần. Đối với thí nghiệm ảnh hưởng của 
nhiệt độ các mẫu nấm thuần được nuôi cấy trong 
tủ định ôn ở các điều kiện nhiệt độ 20, 25, 30 và 
35
o
C. Đối với thí nghiệm về ảnh hưởng của pH, 
nấm được nuôi cấy trên môi trường PDA có điều 
chỉnh pH ở mức 4,5,6, 7 trong điều kiện nhiệt độ 
25
o
C. Các công thức thí nghiệm về nhiệt độ và 
pH đều được nhắc lại 5 lần, mỗi lần 3 đĩa petri có 
đường kính 9 cm. 
Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính tản nấm sau khi 
cấy 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ,  
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Phân lập nấm gây bệnh héo vàng đinh lăng 
Mười năm mẫu đinh lăng có triệu chứng 
héo vàng được thu thập tại Hà Nội, Nam Định, 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 23 
Ninh Bình và Thái Bình. Hai bộ phận rễ củ và 
thân mạch dẫn có triệu chứng bị thâm nâu 
được phân lập trên môi trường mPDA. Kết quả 
phân lập được trình bày tại bảng 1 và hình 1. 
Bảng 1. Phân lập nấm gây bệnh héo vàng trên đinh lăng 
(Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, năm 2018) 
STT Ký hiệu mẫu Địa điểm thu thập Ngày thu thập 
Kết 
quả 
Ghi chú 
01 ĐL 01 Thanh Trì - Hà Nội 15/03/2018 + 
Cây đinh lăng 
3 năm tuổi 
02 ĐL 02 Nho Quan- Ninh Bình 22/03/2018 + Cây con vườn ươm 
03 ĐL 03 Hải Hậu, Nam Định 22/03/2018 + Cây 2 năm tuổi 
04 ĐL 04 Thanh Trì – Hà Nội 19/03/208 - Cây 4 năm tuổi 
05 ĐL 05 Nho Quan – Ninh Bình 22/03/2018 + Cây 3 năm tuổi 
06 ĐL 06 Nho Quan – Ninh Bình 19/05/2018 + Cây 3 năm tuổi 
07 ĐL 07 Nho Quan – Ninh Bình 19/05/2018 + Cây vườn ươm 
08 ĐL 08 Thái Hưng – Thái Bình 10/04/2018 - Cây 3 năm tuổi 
09 ĐL 09 Thái Hưng – Thái Bình 10/04/2018 - Cây 3 năm tuổi 
10 ĐL 10 Thanh Trì – Hà Nội 19/06/2018 + Cây vườn ươm 
11 ĐL 11 Thanh Trì – Hà Nội 19/06/2018 - Cây 3 năm tuổi 
12 ĐL 12 Nho Quan – Ninh Bình 24/8/2018 + Cây 2 năm tuổi 
13 ĐL 13 Nho Quan – Ninh Bình 24/08/2018 + Cây 3 năm tuổi 
14 ĐL 14 Hải Hậu – Nam Định 24/08/2018 + Cây 3 năm tuổi 
15 ĐL 15 Nghĩa Hưng – Nam Định 24/08/2018 - Cây 3 năm tuổi 
Ch thích: (+): Các mẫu phân lập được nấm Fusarium oxysporum, (-) Mẫu không phân lập 
được nấm Fusarium sp. 
Từ 15 mẫu đinh lăng có triệu chứng héo 
vàng 66,7 % tỷ lệ mẫu thu được có nấm 
Fusarium sp. đây là nấm gây bệnh héo vàng 
có phổ ký chủ rất rộng trên cây trồng cạn. Từ 
kết quả phân lập cũng cho thấy toàn bộ mẫu 
thu thập ở Ninh Bình đều xuất hiện nấm 
Fusarium sp., 50% số mẫu thu thập được Hà 
Nội phân lập được nấm Fusarium sp., 75% số 
mẫu thu thập được ở Nam Định phân lập 
được nấm Fusarium sp. Các mẫu thu thập ở 
Thái Bình đều không phân lập được nấm 
Fusarium sp.(Hình 1 và hình 2). Bệnh héo 
vàng do nấm Fusarium sp. gây bệnh cho đinh 
lăng cả ở giai đoạn vườn ươm và ở ruộng sản 
xuất khi cây được 2 đến 3 năm tuổi. 
Hình 1. Triệu chứng bệnh héo vàng đinh lăng 
(a: Tri u chứng cây bị héo trên đồng ruộng; 
b,c: Tri u chứng mạch dẫn đinh lăng bị thâm nâu) 
a b c 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 24 
3.2 Đặc điểm hình thái của các nguồn nấm 
gây bệnh héo vàng đinh lăng 
Các chủng nấm đã được phân lập trên đinh 
lăng trồng tại Hòa Bình, Hà Nội và Nam Định đã 
được giám định dựa trên đặc điểm hình thái của 
nấm khi được cấy trên môi trường PDA và CLA 
là loài Fusarium oxysporum. Loài này có những 
đặc điểm hình thái điển hình như sau: 
Tản nấm của các chủng nấm này khi cấy trên 
môi trường PDA sau 4 đến 6 ngày có màu từ 
trắng đến tím nhạt, các chủng nấm đều tạo sắc 
tố trên môi trường từ trắng đến hơi tím. 
Các nguồn nấm sau khi được phân lập và tiến 
hành cấy truyền, nguồn nấm bệnh được làm 
thuần và quan sát đặc điểm hình thái màu sắc 
tản nấm. Khi quan sát các chủng nấm gây bệnh 
héo vàng đinh lăng trên môi trường CLA sau 7 
ngày quan sát được bào tử nhỏ của nấm này 
được hình thành ngay sau cấy từ 1 đến 2 ngày 
trong điều kiện nhiệt độ phòng 25
o
C. Bào tử 
phân sinh nhỏ (Microconidia) hình thành trong 
bọc giả (fall head) trên cành bào tử phân sinh 
đơn dạng monophialide (có 1 lỗ sinh bào tử) 
ngắn. Bào tử phân sinh nhỏ đa dạng về hình thái 
(hình oval, elip, thận), thường đơn bào, đôi khi có 
một vách ngăn (Hình 2.c). 
Bào tử phân sinh lớn (Macroconidia) hình 
thành trên môi trường CLA có kích thước trung 
bình và dài, phần lớn có 3 vách ngăn mỏng, một 
đầu nhọn có thể thon nhọn, một đầu hình bàn 
chân (Hình 2 a,b) 
Nấm cũng hình thành bào tử hậu 
(chlamydospores) trên môi trường CLA sau 14 
đến 20 ngày. Bào tử hậu hình cầu, nhẵn, thường 
hình thành đơn lẻ trên sợi nấm (Hình 2 d). 
Các đặc điểm hình thái của các chủng nấm 
phân lập được trên mẫu bệnh héo vàng đinh lăng 
đều phù hợp với mô tả về đặc điểm hình thái của 
loài Fusarium oxysporum. (Theo mô tả của Leslie 
và cộng sự, 2006; Banett và Hunter, 1998) 
Hình 2. Đặc điểm hình thái của nấm Fusarium oxysporum phân lập 
từ mẫu cây đinh lăng bị bệnh héo vàng 
a, b: Bào tử phân sinh lớn; c: bào tử phân sinh nhỏ dạng bọc giả 
gắn trên cành BTPS monophi lide; d: Bào tử hậu trên môi trường CLA. 
c 
a 
b 
d 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 25 
3.3 Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Fusarium 
oxysporum trên cây đinh lăng 
Sau khi phân lập được nấm F.oxysporum, lây 
bệnh nhân tạo được tiến hành trong chậu vại với 
cây đinh lăng 1 năm tuổi không bị bệnh, kết quả 
lây nhiễm nhân tạo được tập hợp bảng 2 
Bảng 2. Kết quả lây bệnh nhân tạo nấm Fusarium oxysporum trên cây đinh lăng 
(Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, tháng 8 năm 2018) 
Chỉ tiêu theo dõi Công thức lây bệnh Công thức đối chứng 
Thời gian ủ bệnh (ngày) 2-5 ngày - 
Tỷ lệ cây nhiễm bệnh (%) 100% 0 
Thời gian từ khi cây nhiễm bệnh đến chết (ngày) 17 - 21 ngày - 
Khả năng phục hồi (%) 0 - 
Hình 3. Cây đinh lăng bị nhiễm bệnh sau khi lây bệnh nhân tạo 17 ngày 
 : Hình ảnh đinh lăng trước khi lây nhiễm; b: đinh lăng s u khi lây b nh 17 ngày; 
c: đinh lăng đối chứng; d: Hình ảnh bổ đôi thân cây đinh lăng bị nhiễm b nh 
và cây đinh lăng đối chứng 
a b 
c d 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 26 
Khi lây nhiễm nấm Fusarium oxysporum trên 
đinh lăng tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao và có thời gian 
tiềm dục trên cây ký chủ ngắn 2 – 5 ngày cây bắt 
đầu xuất hiện triệu chứng héo và sau 17 đến 21 
ngày cây bị héo hoàn toàn, lá biến vàng trong khi 
công thức đối chứng cây vẫn sinh trưởng và phát 
triển bình thường. Khi kiểm tra mạch dẫn của cây 
đã được lây nhiễm nấm F.oxysporum toàn bộ rễ 
và mạch dẫn bị thâm nâu triệu chứng này không 
phát hiện ở cây đối chứng không lây bệnh (Hình 3). 
Kết quả tái phân lập mẫu bệnh chỉ thu được một 
loài duy nhất là F.oxysporum. Kết quả này khẳng 
định, nấm F.oxysporum là tác nhân gây bệnh héo 
vàng đinh lăng.. 
3.4 Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và 
sinh thái của nấm Fusarium oxysporum gây 
bệnh héo vàng trên cây đinh lăng 
Trong số các bệnh nấm có nguồn gốc trong 
đất hại vùng rễ trên cây trồng thì bệnh héo vàng 
do loài nấm Fusarium oxysporum phát sinh gây 
hại phổ biến và rất nguy hiểm đến cây trồng. Vì 
vậy, để hiểu rõ đặc điểm phát triển của nấm 
Fusarium oxysporum trên cây đinh lăng, chúng 
tôi đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm sinh học và 
sinh thái của loài nấm này, tù đó làm cơ sở để 
đưa ra những biện pháp phòng trừ kịp thời và 
hợp lý. 
3.4.1 Ảnh hưởng củ nhi t độ đến sự sinh 
trưởng củ sợi nấm Fus rium oxysporum gây 
b nh héo vàng cây đinh lăng 
Để tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các 
mức nhiệt độ khác nhau đến sinh trưởng của tản 
nấm F.oxysporum gây bệnh héo vàng trên cây 
đinh lăng , các tản nấm F.oxysporum được cấy 
trên môi trường PDA và đặt ở tủ định ôn ở các 
mức nhiệt độ 20
o
C, 25
o
C, 30
 o
C,35
o
C và tiến 
hành theo dõi sự phát triển của tản nấm sau 24 
giờ, 48 giờ, 72 giờ. Kết quả được trình bày ở 
bảng 3 và hình ảnh 4. 
Bảng 3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến sự 
 phát triển của tản nấm Fusarium oxysporum 
trên môi trƣờng PDA 
(Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây 
thuốc Hà Nội, tháng 10 năm 2018) 
Ngưỡng 
nhiệt độ 
(
o
C ) 
Đường kính trung bình tản nấm 
(mm) 
Sau 24h Sau 48h Sau 72h 
20 7,20
c 
14,40
a 
21,80
c 
25 7,87
b 
17,54
b 
25,73
b 
30 9,90
a 
20,96
a 
28,42
a 
35 7,12
c 
14,13
c 
21,55
c 
LSD0,05 0,36 0,68 1,10 
CV% 2,3 2,0 2,3 
* Ghi ch : Các công thức trong cùng một cột 
có chữ cái giống nh u thì khác nh u không có ý 
nghĩ với độ tin cậy 95% 
Qua kết quả bảng 3 và hình ảnh 4 cho thấy 
nấm F.oxysporum sinh trưởng tốt nhất ở ngưỡng 
nhiệt độ 25
o
C và 30
 o
C, nấm sinh trưởng kém 
nhất ở nhiệt độ 20
o
C và 35
o
C. ngưỡng nhiệt 
độ 35
o
C môi trường có hiện tượng bị tạp. Sau 
72h nuôi cấy đường kính trung bình của tản nấm 
ở ngưỡng nhiệt độ 30
o
C là cao nhất 28,42mm, ở 
ngưỡng nhiệt độ 35
o
C tản nấm phát triển kém 
nhất chỉ đạt 21,55mm và môi trường bị tạp nhiều 
hơn. Như vậy tản nấm F.oxysporum có khả năng 
sinh trưởng ở phạm vi tương đối rộng và thuận 
lợi ở ngưỡng nhiệt độ ấm áp từ 25 đến 30
o
C. 
Hình 4. Đƣờng kính tản nấm F.oxysporum cấy trên môi trƣờng PDA ở nhiệt độ 20
o
C 
(A), nhi t độ 25
o
C (B), nhi t độ 30
o
C (C),nhi t độ 35
o
C (D) s u 72 giờ nuôi cấy. 
A B C D 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 27 
3.4.2 Ảnh hưởng củ pH đến sự phát triển 
củ nấm Fusarium oxysporum gây b nh héo 
vàng cây đinh lăng 
Ngoài yếu tố về nhiệt độ thì pH đất cũng là 
một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phất 
triển của nhiều loài nấm đất. Để tiến hành nghiên 
cứu ảnh hưởng của các mức pH khác nhau đến 
sinh trưởng của nấm F.oxysporum gây bệnh héo 
vàng trên cây đinh lăng, nấm F.oxysporum được 
cấy trên môi trường PDA đã được chuẩn độ ở 
các mức pH 4,5,6,7 và tiến hành so sánh sự phát 
triển của tản nấm sau 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ. Kết 
quả của ảnh hưởng của pH đến sự phát triển của 
nấm F.oxysporum gây bệnh héo vàng trên cây 
đinh lăng được thể hiện ở bảng 4. 
Đường kính đĩa petri = 90 mm 
Từ kết quả bảng 4 và hình 5 cho thấy, sau khi 
cấy 24 giờ đường kính tản nấm F.oxysporum gây 
bệnh trên cây đinh lăng trên môi trường có pH = 
4 là 5,50mm, pH = 5 là 7,42mm, pH = 6 là 
10,15mm và pH = 7 là 10,84mm. Sau 96 giờ theo 
dõi tản nấm trên môi trường pH = 7 phát triển tốt 
nhất 53,18mm trong khi đó tản nấm ở môi trường 
pH = 4,5,6 lần lượt là 40,73mm, 42,54mm và 
48,49mm. Như vậy, nấm F.oxysporum có khả 
năng phát triển ở tất cả các mức pH từ 4 – 7 
trong đó tại mức pH = 7 nấm phát triển tốt nhất, 
pH 5 - 6 kích thước tản nấm phát triển tại mức 
trung bình và phát triển kém nhất ở mức pH = 4. 
Bảng 4. Ảnh hƣởng của pH đến đặc điểm 
phát triển của nấm F.oxysporum trên cây 
đinh lăng ở các mức pH khác nhau 
(Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây 
thuốc Hà Nội, tháng 11 năm 2018) 
Ngưỡn
g pH 
Đường kính trung bình tản nấm 
(mm) 
24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 
4 5,50
c 
17,08
d 
27,82
d 
40,73
c 
5 7,42
c 
20,95
c 
30,28
c 
42,54
c 
6 10,15
b 
22,00
b 
32,17
b 
48,49
b 
7 10,84
a 
23,34
a 
36,06
a 
53,18
a 
LSD0,05 0,53 0,65 1,09 1,70 
CV% 3,6 1,6 1,7 1,8 
Ghi ch : Các công thức trong cùng một cột có 
chữ cái giống nh u thì khác nh u không có ý 
nghĩ với độ tin cậy 95% 
A B C D 
Hình 5. Đƣờng kính tản nấm F.oxysporum cấy trên môi trƣờng PDA có pH = 4 
(A), pH = 5 (B), pH = 6 (C), pH = 7 (D) s u 96 giờ nuôi cấy 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả giám định dựa vào hình thái cho thấy 
bệnh héo vàng đinh lăng tại Ninh Bình, Nam Định 
và Hà Nội là do nấm Fusarium oxysporum gây 
ra. Bệnh này gây ra các triệu chứng điển hình 
như cây bị héo rũ hoặc héo vàng, mạch dẫn thân 
và củ bị thâm nâu. Bệnh có thể gây hại trên đinh 
lăng tại vườn ươm và ngoài đồng ruộng sản xuất 
khi đinh lăng được 3 đến 4 năm tuổi. 
Nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm Fusarium 
oxysporum phát triển là từ 25- 30
o
C và pH 7. 
Kết quả nêu ra trong bài báo này mới chỉ đề 
cập đến những nghiên cứu đầu tiên về bệnh héo 
vàng đinh lăng tại Ninh Bình, Nam Định và Thái 
Bình. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về nấm 
gây bệnh héo vàng trong sản xuất để đưa ra biện 
pháp phòng trừ thích hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Banett H.L and Hunter B.B, 1998. Illustrated 
genera of imperfect fungi”, The American 
Phytopathological Society, St.Paul, Minnesota, pp.218 
2. Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. and 
Phan H. T., 2008. Diagnostic manual for plant 
diseases in Vietnam”, ACIAR Monograph No. 129, 
210pp. ACIAR: Canberra. 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV – Số 3/2019 
 28 
3. Chase, A. R.; Brunk, D. D, 1984. Bacterial leaf 
blight incited by Pseudomonas cichorii in Schefflera 
arboricola and some related plants”, Plant Disease, 68, 
1, pp 73-74. 
4. Dissanayake, M. L. M. C.; Kumari, W. K. M. T, 
2012. Efficacy of various plant extracts to 
control Fusarium wilt of Polyscia balfouriana variety 
Marginata”, Asian Journal of Experimental Biological 
Science, 3,1, pp129-135. 
5. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân 
Chương, Nguyễn Thuận Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm 
Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim 
Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, Viện 
dược liệu, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở 
Vi t Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 
2004, Tập II, Tr. 430 – 435. 
6. Leslie JF, Summerell BA, 2006. The Fusarium 
Laboratory Manual. Blackwell Publishing, USA. p. 369. 
7. Pereira, T. B. C.; Dally, E. L.; Davis, R. E.; Banzato, 
T. C.; Bedendo, I. P.(2016), “Ming Aralia (Polyscias 
fruticose), a new host of a phytoplasma subgroup 
16SrVII-B strain in Brazil”, American Phytopathological 
Society (APS Press), St. Paul, USA, 100, 3, pp 645. 
8. Ono, T, 2004. Occurrence of Alternaria leaf spot 
in ming aralia and geraniumleaf aralia caused 
by Alternaria panax on Ogasawara (Bonin) Islands”, 
Kanto-Tosan Plant Protection Society, Tsukuba, 
Japan, No.51, pp 67-69 
9. Yen, T T; Knoll, J., 1991. Extension of lifespan in 
mice treated with Dinh lang (Policias fruticosum L.) and 
(-) deprenyl. Acta Physiologica Hungarica. 79 (2): 
119–124. 
Phản biện: TS. Hà Minh Thanh 
NHỮNG LOÀI CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG (COLEOPTERA) CÓ GIÁ TRỊ 
BẢO TỒN VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN Ở KHU BẢO TỒN 
THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA 
The List of The Value Bettle Species and The Available Solutions for 
Conservation, Development in The Pu Luong Natural Reserve, 
Thanh Hoa Province 
Phạm Hữu Hùng
1
, Nguyễn Thế Nhã
2
, Lê Văn Ninh
1
, Lại Thị Thanh
1
, Hoàng Thị Hằng
2 
Ngày nhận bài: 12.04.2019 Ngày chấp nhận: 02.05.2019 
Abstract 
The results of the study showed that the most effective methods is line thinning, in which there are 75 species 
(accounting for 74.26% of total species) of 14 genus (accounting for 93.33% of total genus); Shannon index H = 2.5 and 
the highest relative abundance is 17.7 percent. The next method is additional planting method, it has the corresponding 
index of 70 species (accounting for 63.37%), which belongs to 14 families (accounting for 93.33%); H = 2.3 and the highest 
relative abundance is 15.6 percent. Forest protection finds out 62 species, accounting for 61.39% belonging to 13 families 
accounting for 86.67%; Shannon H = 2.2 and the highest relative abundance is 17.3 percent. Without impact, the 
corresponding index are 37 species (accounting for 36.63%), 11 families (accounting for 73.33%); H = 1.9 and the highest 
relative abundance is 16.2 percent, respectively. The species need to be conserved and developed including 43 species of 
5 families associated with 7; 4; 11; 4; and 17, which belong to Lucanidae, Passlidae, Scarababidae, Coccinellidae and 
Carabidae, respectively. In order to conserve and develop these species, three major methods could be applied. 
Silviculture technical measures are aimed to adjust and create the suitable habitats, therfore, it is necessary to combine 
different methods together such as habitat protection; oriented protection and labour-assisted regeneration; oriented 
protection and labour-assisted regeneration with supplemented planting, forest maintenance, enrichment planting, 
restocking forest land, afforestation and household garden development, respectively. For biological approach, it is 
possible to feed some species of Lucanidae, Passlidae, Scarababidae, Coccinellidae by semi-artificial method. The 
consequences is also suggest that the building a monitoring program on these species, their habitat and human impact 
is one of the important appoachs for conservation and 
development of the beetle fauna. 
Keywords: Coleopera, Value Bettle, Reswe, 
Pulung, Thanh Hóa. 
1. Trường Đại học Hồng Đức 
2. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_nhan_gay_benh_heo_vang_tren_cay_dinh_lang_pol.pdf