Nghiên cứu tổng hợp một số phức chất bis [3-Aryl-4- formylsydnone n-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D-galatopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II)
TÓM TẮT
Thiosemicarbazon là hợp chất có tính chất hóa học đa dạng, có thể tham gia
các phản ứng khác nhau để tạo thành các hợp chất có hoạt tính sinh học. Trong
phân tử hợp chất thiosemicarbazon có hai nhóm liên kết là imin -CH=N- và thiuore
-NHCSNH-. Hai nhóm này có thể tham gia các kiểu phản ứng khác nhau. Bằng phản
ứng của nhóm thioure với kẽm acetat, các hợp chất 3-aryl-4-formylsydnone N-
(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon được chuyển
hóa thành các phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-
D-galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) mới. Cấu tạo của các phức chất
tạo thành được xác nhận bằng các dữ kiện phổ IR, 1H-NMR, 13C- NMR, ESI-MS. Hoạt
tính sinh học của các phức chất được xác định bằng thử nghiệm tác dụng kháng vi
sinh vật theo phương pháp nồng độ ức chế tối thiểu MIC và thăm dò tác dụng chống
oxi hóa theo phương pháp bắt giữ gốc tự do DPPH
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tổng hợp một số phức chất bis [3-Aryl-4- formylsydnone n-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D-galatopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II)
SCIENCE TECHNOLOGY Số 45.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77 NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ PHỨC CHẤT BIS [3-ARYL-4- FORMYLSYDNONE N-(2’,3’,4’,6’-TETRA-O-ACETYL-β-D- GALATOPYRANOSYL) THIOSEMICARBAZONATO] KẼM(II) STUDY ON SYNTHESIS OF SOME BIS [3-ARYL-4-FORMYLSYDNONE N-(2’,3’,4’,6’-TETRA-O-ACETYL-β-D-GALATOPYRANOSYL) THIOSEMICARBAZONATO] ZINC(II) COMPLEXES Hoàng Thanh Đức1,* TÓM TẮT Thiosemicarbazon là hợp chất có tính chất hóa học đa dạng, có thể tham gia các phản ứng khác nhau để tạo thành các hợp chất có hoạt tính sinh học. Trong phân tử hợp chất thiosemicarbazon có hai nhóm liên kết là imin -CH=N- và thiuore -NHCSNH-. Hai nhóm này có thể tham gia các kiểu phản ứng khác nhau. Bằng phản ứng của nhóm thioure với kẽm acetat, các hợp chất 3-aryl-4-formylsydnone N- (2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon được chuyển hóa thành các phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β- D-galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) mới. Cấu tạo của các phức chất tạo thành được xác nhận bằng các dữ kiện phổ IR, 1H-NMR, 13C- NMR, ESI-MS. Hoạt tính sinh học của các phức chất được xác định bằng thử nghiệm tác dụng kháng vi sinh vật theo phương pháp nồng độ ức chế tối thiểu MIC và thăm dò tác dụng chống oxi hóa theo phương pháp bắt giữ gốc tự do DPPH. Từ khoá: Phức chất, bis galactopyranosylthiosemicarbazon, phản ứng của nhóm thioure, tác dụng kháng vi sinh vật, tác dụng chống oxi hóa. ABSTRACT Thiosemicarbazone is compound that can take part in to many different reactions to form bioactive compounds. In the thiosemicarbazone molecule there are two groups link, imine -CH=N- and thiuore -NHCSNH-. These two groups have abylity of reaction and take part in to types of reations differently. By reaction of thioure group with zinc acetate, the N-(2',3',4',6'-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) 3-aryl-4-formylsydnone compounds are transformed into bis [3-aryl-4-formylsydnone N-(2',3',4',6'-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazone] Zn(II) new complexes. The structure of the complexes was confirmed by IR, 1H-NMR, 13C-NMR, ESI-MS spectral data. The biological activity of the complexes was determined by testing the antimicrobial effect by the MIC minimum inhibitory concentration and exploring the antioxidat effect by the DPPH free radical capture. Keywords: Complex, bis galactopyranosylthiosemicarbazon, reaction of thioure group, antimicrobial effect, antioxidat effect. 1Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội *Email: ducht68@yahoo.com.vn Ngày nhận bài: 25/12/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 09/04/2018 Ngày chấp nhận đăng: 25/04/2018 1. MỞ ĐẦU Phức chất của thiosemicarbazon là những hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quý như: Kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút, chống ung thư, chống sốt rét, ức chế ăn mòn kim loại, chống gỉ sét, trừ sâu, diệt cỏ, kích thích sinh trưởng cây trồng [1,2,3,4]. Trong nghiên cứu này, một số phức chất bis [3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O- acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazonato]kẽm(II) được tổng hợp từ các hợp chất 3-aryl-4-formylsydnone galactopyranosylthiosemicarbazon và kẽm acetat. Cấu trúc của các phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’- tetra-O-acetyl-β-D-galacto pyranosyl)thiosemicarbazonato] kẽm(II) đã tổng hợp, được kiểm tra, xác định bằng các phương pháp phổ IR, 1H NMR, 13C NMR và ESI-MS. Tác dụng kháng vi sinh vật của các phức chất được thử nghiệm theo phương pháp đánh giá nồng độ ức chế tối thiểu MIC đối với vi khuẩn Gram-(+), Gram-(-), nấm men và nấm mốc. Các hợp chất 3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra- O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon đầu được tổng hợp từ các 3-aryl-4-formylsydnone và galactopyranosyl thiosemicarbazid. Các chất đầu 3-aryl-4- formylsydnone và galactopyranosyl thiosemicarbazid được tổng hợp theo phương pháp tương tự trong tài liệu tham khảo [6,7]. Phản ứng tổng hợp các thiosemicarbazon và phức chất diễn ra theo sơ đồ: N N O + O- CHO O OAc OAcAcO AcO NH C NH NH2 S + R EtOH , AcOH O OAc OAc AcO AcO NH C NH N S CH N N O +-O R 2a-c 3a-c MW, 25-35 phút 1 EtOH khan Zn(CH3COO) 2 O N N O CH N H O AcO OAc AcO N SN R OAc O N N O CH N HO OAc AcO OAc N N R AcO S Zn 4a-c Với R là 4-CH3, 4-OCH3, 4-OC2H5 CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 45.2018 78 KHOA HỌC 2. THỰC NGHIỆM Điểm nóng chảy của các hợp chất được đo bằng phương pháp mao quản trên máy đo điểm nóng chảy STUART SMP3. Phổ hồng ngoại của các chất ghi ở dạng ép viên với KBr trên máy Impact 410-Nicolet. Phổ 1H-NMR và 13C-NMR được ghi trên máy AVANCE AV 500 Spectrometer, BRUKER, ở tần số 500 MHz, dung môi DMSO-d6. 2.1. Tổng hợp các chất 3-aryl-4-formylsydnone N- (2',3',4',6'-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3a-c) Quy trình phản ứng chung: Cho vào bình cầu dung tích 100ml, hỗn hợp gồm: 2,0mmol (0,842g) N-(2,3,4,6-tetra-O- acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazid (1) và (2,0mmol) 3-aryl-4-formylsydnone (2a-c), 15ml ethanol khan và 4-5 giọt acid acetic băng. Lắp bình phản ứng với sinh hàn hồi lưu trong lò vi sóng, tiến hành chiếu xạ ở 600W, trong thời gian 25-35 phút tùy theo từng chất. Cứ sau 5 phút chiếu xạ, kiểm tra tiến trình của phản ứng bằng sắc ký bản mỏng, dung môi chạy sắc ký là etyl acetat và toluen tỷ lệ 2:1. Sau khi kết thúc phản ứng, đổ sản phẩm phản ứng vào cốc thủy tinh chứa 50g nước đá để tạo kết tủa sản phẩm. Lọc, rửa kết tủa và kết tinh lại trong etanol 96%, thu được sản phẩm (3a-c) là những chất rắn có màu vàng. 2.1.1. Tổng hợp 3-(4-methylphenyl)-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3a) Từ 2,0mmol, (0,842g) N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazid (1) và 2,0mmol (0,408g) 3-(4-methylphenyl)-4-formylsydnone (2a). Chiếu xạ vi sóng 28 phút, thu được 0,94g sản phẩm (3a) màu vàng, hiệu suất 77%, Đnc = 182-184oC, hệ số dịch chuyển Rf = 0,63. 2.1.2. Tổng hợp 3-(4-methoxyphenyl)-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3b) Từ 2,0mmol, (0,842g) N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl)thiosemi carbazid (1) và 2,0mmol (0,44g) 3- (4-methoxyphenyl)-4-formylsydnone (2b). Chiếu xạ vi sóng 25 phút, thu được 1,0 g sản phẩm (3b) màu vàng sáng, hiệu suất 80%, Đnc =121-123oC, hệ số dịch chuyển Rf = 0,66. 2.1.3. Tổng hợp 3-(4-ethoxyphenyl)-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3c) Từ 2,0mmol (0,842g) N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemi carbazid (1) và 2,0mmol (0,44g) 3-(4-ethoxyphenyl)-4-formylsydnone (2c). Chiếu xạ vi sóng 30 phút, thu được 1,08 g sản phẩm (3c) màu vàng sáng, hiệu suất 85%, Đnc =162-164oC, hệ số dịch chuyển Rf = 0,64. 2.2. Tổng hợp các phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D-glycopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) (4a-c) * Quy trình tổng hợp chung: Cho vào cốc phản ứng 2,0mmol các chất: 3-aryl-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’ -tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3a-c), 30ml ethanol và 1,5mmol (0,274g) kẽm acetat trong 10ml nước cất. Khuấy hỗn hợp phản ứng ở nhiệt độ phòng khoảng 2-3 giờ cho đến khi thu được kết tủa. Lọc, rửa sạch kết tủa bằng dietyl ete khan, làm khô dưới áp suất giảm. Thu được các phức chất bis [3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O- acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) (4a-c) là các chất rắn màu vàng. Kiểm tra độ sạch của sản phẩm bằng sắc ký bản mỏng với dung môi sắc ký là ethyl acetat và toluen tỷ lệ 2:1. 2.2.1. Tổng hợp bis[3-(4-methylphenyl)-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) (4a) Từ 2,0mmol (1,22g) 3-(4-methylphenyl)-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3a) và 1,5mmol (0,274 g) kẽm acetat. Thu được 1,72g sản phẩm (4a) màu vàng, hiệu suất 70%, Đnc = 192-194oC, hệ số dịch chuyển Rf = 0,51. 2.2.2. Tổng hợp bis[3-(4-methoxyphenyl)-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) (4b) Từ 2,0mmol (1,246g) 3-(4-methoxyphenyl)-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl)thiosemicarbazon (3b) và 1,5mmol (0,274g) kẽm acetat. Thu được 2,06g sản phẩm (4b) màu vàng, hiệu suất 78%, Đnc = 173-175oC, hệ số dịch chuyển Rf = 0,53. 2.2.3. Tổng hợp bis[3-(4-ethoxyphenyl)-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) (4c) Từ 2,0mmol (1,274g) 3-(4-ethoxyphenyl)-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3c) và 1,5mmol (0,274g) kẽm acetat. Thu được 1,94g sản phẩm (4c) màu vàng, hiệu suất 72%, Đnc = 172-174oC, hệ số dịch chuyển Rf = 0,56. 2.3. Thăm dò hoạt tính sinh học của các phức chất Thử nghiệm tác dụng kháng trực khuẩn Gram-(+) Bacillus subtilis, cầu khuẩn Gram-(+) Staphylococcus aureus, vi khuẩn Gram-(+) Lactobacillus fermentum, trực khuẩn Gram-(-) Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn Gram-(-) Salmonella enterica, nấm men Candida albicans và nấm mốc theo phương pháp đánh giá nồng độ ức chế EC50 ở các nồng độ khác nhau từ 50-150µg/ml. Thăm dò tác dụng chống oxi hóa của các phức chất theo phương pháp bắt giữ gốc tự do DPPH [5]. Mẫu thử và chất so sánh được khảo sát ở sáu nồng độ khác nhau: 12,5; 25; 50; 100; 200; và 300µM. Giá trị hiệu quả bắt giữ gốc tự do (hiệu quả ức chế) được tính theo công thức: Hiệu quả ức chế (%) = ADPPH - Amẫu .100 ADPPH - Aethanol Trong đó: ADPPH là giá trị độ hấp thụ của các giếng chỉ chứa dung dịch DPPH SCIENCE TECHNOLOGY Số 45.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79 Amẫu là giá trị độ hấp thụ của các giếng chứa mẫu, chất so sánh Aethanol là giá trị độ hấp thụ của các giếng chứa ethanol (mẫu trắng) Từ giá trị hiệu quả ức chế nhận được, xây dựng đồ thị phụ thuộc giữa hiệu quả ức chế và nồng độ chất thử, xử lý số liệu trên excel và phần mềm Graph Pad Prism (version 5.0) để tính toán giá trị % gốc tự do bị bắt giữ theo nồng độ tác dụng hiệu quả 50%, (EC50) của mẫu thử. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tổng hợp các hợp chất galactopyranosyl thiosemicarbazon Các hợp chất 3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra- O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon (3a-c) được tổng hợp bằng cách cho các hợp chất 3-aryl-4- formylsydnone (2a-c) phản ứng với N-(2,3,4,6-tetra-O-acetyl-β- D-galactopyranosyl) thiosemicarbazid (1), trong dung môi etanol khan với xúc tác là acid acetic băng, theo phương pháp chiếu xạ vi sóng. Phản ứng được thực hiện theo tỷ lệ đẳng phân tử, ở nhiệt độ sôi của dung môi ethanol, với công suất chiếu xạ là 600W, thời gian phản ứng từ 25-35 phút theo phương pháp tương tự trong tài liệu tham khảo [6,7]. Kết quả đã tổng hợp được 3 hợp chất 3-aryl-4- formylsydnone (tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazon dùng cho tổng hợp các phức chất. Cấu tạo của các thiosemicarbazon được kiểm tra, xác nhận bằng các dữ liệu phổ hồng ngoại, phổ công hưởng từ hạt nhân và so sánh với tài liệu tham khảo [6,7] đã khẳng định đúng các thiosemicarbazon tổng hợp được. 3.2. Kết quả tổng hợp các phức chất bis[3-aryl-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- glycopyranosyl)thiosemicarbazonato]kẽm(II) (4a-c) Các phức chất (4a-c) được tổng hợp bằng cách cho các thiosemicarbazon phản ứng với Zn(CH3COO)2.2H2O, trong dung môi etanol, ở nhiệt độ phòng. Thời gian phản ứng khoảng 2-3 giờ đến khi kết tủa tạo ra bền vững trong dung môi. Các phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’- tetra-O-acetyl-β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) đều là các chất rắn, màu vàng nhạt, dễ tan trong các dung môi như etanol, aceton, diclometan, ít tan trong nước, benzen, toluen, dietylete và rất khó kết tinh lại trong các dung môi này. Để tinh chế các phức chất, tiến hành khuấy, rửa kỹ trong nước để loại bỏ hết kẽm acetat dư, sau đó rửa kỹ trong dietylete để loại bỏ thiosemicarbazon dư. Nhìn chung phản ứng tạo phức với kẽm(II) của các thiosemicarbazon (3a-c) xảy ra khá dễ dàng, nguyên tử kẽm đã tạo phức phối trí với hai nguyên tử lưu huỳnh và nitơ có đôi điện tử tự do trong liên kết imin của hợp chất thiosemicarbazon. Kết quả, đã tổng hợp được 3 phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β- D-galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II). Cấu tạo của các phức chất được kiểm tra, xác định bằng các dữ kiện phổ hồng ngoại, phổ công hưởng từ hạt nhận và phổ khối lượng. Trong phổ hồng ngoại của các phức chất (4a-c) có các băng sóng đặc trưng của các nhóm liên kết trong phân tử. Điển hình là dao động hóa trị của nhóm C=O (ester) nằm ở 1740-1755cm–1, liên kết C–O–C (ester) nằm ở 1043-1076cm–1 và 1218-1228cm–1. Băng sóng hấp thụ của nhóm C=O (lacton) ở vòng sydnone chồng chập với hấp thụ của các nhóm C=O (ester). Dao động của liên kết C=C vòng sydnone và vòng thơm nằm trong vùng 1525-1480cm–1. Ngoài ra, trong phổ của các phức chất, dải hấp thụ của liên kết CH=N(2) dịch chuyển về số sóng thấp hơn (ở 1590- 1520cm-1) so với phối tử thiosemicarbazon. Điều này chứng tỏ nguyên tử N(2) đã tham gia tạo liên kết phối trí với ion kim loại Zn trung tâm. Khi tham gia liên kết phối trí, mật độ electron trên nguyên tử N(2) này giảm, kéo theo sự giảm về độ bội liên kết CH=N(2) và do đó dải hấp thụ đặc trưng cho liên kết này bị dịch chuyển về phía số sóng thấp hơn. Trong phổ hồng ngoại của phần phối tử trong phức chất không thấy xuất hiện băng sóng hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết C=S trong vùng 840-858cm-1, mà thấy xuất hiện băng sóng hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết >C-S- ở vị trí 598-698cm-1. Như vậy, khi tạo phức, băng sóng này xuất hiện ở vị trí thấp hơn so với ở hợp chất thiosemicarbazon (840-849cm-1). Sự chuyển dịch về phía số sóng thấp hơn này được giải thích là do sự thiol hoá của phần khung thiosemicarbazon dẫn đến sự tạo ra liên kết giữa lưu huỳnh với Zn. Ngoài ra, các thay đổi nhỏ của hai dải hấp thụ ở 3450cm-1 và 3250cm-1 trong phối tử của phức chất là bằng chứng cho việc nhóm N(6)-H ở vị trí số 6 không tham gia tạo liên kết. Hình 1 là phổ hồng ngoại của phức chất (4a). Dữ kiện phổ hồng ngoại của các phức chất (4a-c) được ghi ra ở bảng 1. Bảng 1. Các dữ kiện phổ IR của các phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N- (2’.3’,4’,6’-tetra-O-acetyl -β-D-galactopyranosyl)thiosemicarbazonato] kẽm(II) Nhóm thế R Kí hiệu Băng sóng hấp thụ ( cm–1) νC=O (Syd) νC=O (Ester) νN(6)H νC=C (Thơm) νCH=N(2) νC-O-C (Ester) 4-Me 4a 1707 1746 3589; 3334 1571; 1515 1571 1230; 1061 4-OMe 4b 1750 1750 3568; 3348 1599; 1516; 1590 1228; 1052 4-OEt 4c 1749 1749 3226 1557; 1513 1590 1228; 1057 Ngoài các dữ kiện của phổ IR, các dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân cũng khẳng định cấu tạo của các phức chất rất đã tổng hợp được. Phổ 1H NMR của các phức chất (4a-c) có các tín hiệu của proton với độ dịch chuyển hoá học gần giống với phổ 1H NMR của các thiosemicarbazon tương ứng. Các proton của vòng monosaccarid có độ dịch chuyển hoá học nằm trong khoảng = 5,64-3,96ppm. Các proton của vòng thơm cho tín hiệu nằm ở = 7,83- 7,45ppm. Nhóm metyl acetat có tín hiệu của các proton nằm ở = 2,51-2,08ppm. Proton trong liên kết imin >CH=N cho tín hiệu đặc trưng nằm ở 7,71-7,91ppm. Proton trong liên kết N(6)-H cho tín hiệu đặc trưng nằm ở 7,27-7,45ppm. Hình 2 là phổ 1H NMR của phức chất (4a). CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 45.2018 80 KHOA HỌC Hình 1. Phổ IR của phức chất 4a Hình 2. Phổ 1H NMR của phức chất 4a Hình 3. Phổ 13C NMR của phức chất 4a SCIENCE TECHNOLOGY Số 45.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81 Phổ 13C NMR của các phức chất (4a-c) cũng có các tín hiệu của các nguyên tử carbon trong phân tử với độ chuyển dịch hoá học gần giống với các thiosemicarbazon tương ứng. Nguyên tử carbon trong nhóm CH3CO acetyl ở phần monosaccarid xuất hiện ở độ dịch chuyển hoá học từ 20,2-20,5ppm. Các nguyên tử carbon ở vòng thơm của hợp phần sydnone xuất hiện ở 115,2-162,3ppm. Nguyên tử carbon C-4 và C-6 của vòng sydnone có tín hiệu nằm ở 104,9-107,9ppm và 164,8-167,8ppm, nguyên tử carbon trong nhóm CH3CO acetyl của vòng đường monosaccarid cho tín hiệu ở 169,9-170,2ppm. Nguyên tử carbon trong liên kết >CH=N- cho tín hiệu ở 127,2-130,1ppm, nguyên tử carbon trong liên kết >C-S- cho tín hiệu singlet nằm ở 170,1-177,4ppm. Hình 3 là phổ 13C NMR của chất (4a) trong dãy các phức chất bis[3-aryl-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’- tetra-O-acetyl-β-D-glycopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II). Phổ khối lượng ESI-MS của các phức chất cho những dữ kiện (M+H)+ và (M-H)+ thể hiện đúng khối lượng phân tử của các chất. Như vậy, tất cả các dữ kiện phổ IR, phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối lượng đã khẳng định đúng cấu tạo các phức chất đã tổng hợp được. 3.3. Kết quả xác định hoạt tính sinh học của các phức chất Kết quả thử nghiệm tác dụng kháng vi sinh vật đã cho thấy các phức chất đều có khả năng kháng nấm men và nấm mốc cao, nồng độ ức chế tối thiểu của 4a là 50µg/ml, 4b là 20µg/ml và 4c là 100µg/ml. Phức chất 4b có tác dụng kháng khuẩn Gram-(+) ở 100µg/ml, 4c có tác dụng kháng khuẩn Gram-(+) ở nồng độ 100µg/ml, kháng khuẩn Gram-(-) ở nồng độ 25µg/ml. So sánh Các phức chất kẽm(II) của các thiosemicarbazon có hoạt tính sinh học cao hơn các thiosemicarbazon tương ứng, thể hiện ở khả năng kháng nấm và kháng khuẩn Gram-(-). Điều này rất phù hợp với thực tế vì kẽm là nguyên tố có hoạt tính sinh học khá cao, có tác dụng kháng nấm, mốc tốt. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật được ghi ra trong (bảng 2). Tác dụng chống oxi hóa của các phức chất xác định theo phương pháp bắt giữ gốc tự do DPPH cho thấy chất 4c có giá trị EC50 bằng 15,67g/ml gần như tương đương với chất so sánh resveratrol (EC50 = 14,36g/ml), các chất còn lại thể hiện tác dụng chống ôxi hóa thấp (bảng 3). Bảng 2. Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật của các phức chất (4a-c) Kí hiệu mẫu chất Nhóm thế R Nồng độ ức chế tối thiểu MIC, µg/ml Vi khuẩn Gram-(-) Vi khuẩn Gram-(+) Nấm mốc Nấm men E.coli P.aer S.ent B. sub S.aur L.ent A.nig C.alb 4a 4-Me >150 >150 >150 >150 >150 >150 50 100 4b 4-OMe 100 >150 >150 >150 >150 >150 25 100 4c 4-OEt 100 >150 >150 25 >150 >150 50 100 Bảng 3. Kết quả thử hoạt tính chống oxy hóa DPPH của các phức chất (4a-c) STT Ký hiệu mẫu chất Nhóm thế R EC50 (µg/ml) 1 4a 4- Me >128 2 4b 4-OMe >128 3 4c 4-OEt 15,67 4 Chất so sánh Resveratrol 14.36 4. KẾT LUẬN Đã tổng hợp được 3 phức chất mới là bis [3-aryl-4- formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl-β-D- galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II) bằng phản ứng giữa nhóm thiurea trong phân tử hợp chất 3-aryl-4- formylsydnone galactopyranosylthiosemicarbazon với kẽm acetat ở nhiệt độ thường, trong dung môi etanol, thời gian 2-3 giờ. Cấu tạo của các phức chất được xác định bằng các dữ kiện phổ IR, cộng hưởng từ hạt nhân, phổ khối lượng. Các phức chất tổng hợp được đều có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm khá tốt ở nồng độ ức chế tối thiểu từ 25- 100µg/ml, trong đó có phức chất 4c (bis[3-(4- ethoxyphenyl)-4-formylsydnone N-(2’,3’,4’,6’-tetra-O-acetyl- β-D-galactopyranosyl) thiosemicarbazonato] kẽm(II)) có tác dụng chống ôxi hóa rất cao với giá trị EC50 bằng 15,67g/ml. Từ kết quả này đã cho thấy các phức chất kim loại của các hợp chất 3-aryl-4-formylsydnone galactopyranosyl thiosemicarbazon là những chất có nhiều hoạt tính sinh học quý hơn chính các thiosemicarbazon tương ứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Alaa A. Hassan, Ahmed M. Shawky, and Hamdy S. Shehatta, 2012. Chemistry and Heterocyclization of Thiosemicarbazones. J. Heterocyclic Chem., 49, 21 (2012). [2]. Alsop L., Cowley R.A., Dilworth R. J., 2005. “Investigations into some aryl substituted bis(thiosemicarbazons) and their copper complexes”. Inorganica Chimica Acta Vol. 358, pp. 2770-2780. [3]. Belicchi F.M., Bisceglie F., Pelosi G., Tarasconi P., Albertini R. and Pinelli S., 2001. “New methyl pyruvate thiosemicarbazones and their copper and zinc complexes: synthesis, characterization, X-ray structures and biological activity”. Journal of Inorganic Biochemistry Vol. 87(3), pp. 137-147. [4]. Joseph M., Kuriakose M., Kurup M.R. and Suresh E., 2006. “Structural, antimicrobial and spectral studies of copper (II) complexes of 2-benzoylpyridine N(4)-phenylthiosemicarbazon”. Polyhedron, 25, pp. 61-75. [5]. Molyneux Philip, 2004. “The use of the stable free radical diphenylpicryl hydrazyl (DPPH) for estimating antioxidant activity”. Songklanakarin Journal of Science and Technology Vol. 26(2), pp. 211-219. [6]. Hoàng Thanh Đức, Nguyễn Đình Thành, Phan Mạnh Tưởng, 2012. “Tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh học của một số thiosemicarbazone từ các 4-formylsydnone thế”. Tạp chí KH&CN, trường ĐHCN Hà Nội số 13, 12/2012, tr 32-36. [7]. Nguyễn Đình Thành, Hoàng Thanh Đức, Vũ Thị Duyên, 2012. ‘‘Study on synthesis of some 4-(tetra-O-acetyl-β-D-glucopyranosyl)thiosemicarbazones of 3- aryl-4-formylsydnones”. Tạp chí Hoá học T. 50, No. 4A, tr. 119 122.
File đính kèm:
- nghien_cuu_tong_hop_mot_so_phuc_chat_bis_3_aryl_4_formylsydn.pdf