Nghinh Lương Đình - Những thay đổi về hình dáng kiến trúc trong các giai đoạn lịch sử

LTS: Dự án tu bổ, phục hồi Nghinh Lương Đình được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

phê duyệt tại Quyết định 2583/QĐ-UBND ngày 27/10/2016. Thời gian thực hiện dự án là 03

năm. Nội dung công việc được thực hiện trong dự án là thay thế, phục hồi hệ kết cấu gỗ;

lan can; hệ mái; phục hồi phần sơn son toàn bộ công trình. Do Nghinh Lương Đình đã

từng được tu sửa nhiều lần nên việc phục dựng hình ảnh của công trình này trong lịch sử

là việc làm hết sức cần thiết nhằm xác định những chi tiết cần được nghiên cứu phục hồi

khi trùng tu công trình.

pdf 12 trang yennguyen 2480
Bạn đang xem tài liệu "Nghinh Lương Đình - Những thay đổi về hình dáng kiến trúc trong các giai đoạn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghinh Lương Đình - Những thay đổi về hình dáng kiến trúc trong các giai đoạn lịch sử

Nghinh Lương Đình - Những thay đổi về hình dáng kiến trúc trong các giai đoạn lịch sử
43Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
NGHINH LƯƠNG ĐÌNH - 
NHỮNG THAY ĐỔI VỀ HÌNH DÁNG KIẾN TRÚC 
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
 Phan Thanh Hải*
 Nguyễn Tiến Bình**
LTS: Dự án tu bổ, phục hồi Nghinh Lương Đình được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 
phê duyệt tại Quyết định 2583/QĐ-UBND ngày 27/10/2016. Thời gian thực hiện dự án là 03 
năm. Nội dung công việc được thực hiện trong dự án là thay thế, phục hồi hệ kết cấu gỗ; 
lan can; hệ mái; phục hồi phần sơn son toàn bộ công trình. Do Nghinh Lương Đình đã 
từng được tu sửa nhiều lần nên việc phục dựng hình ảnh của công trình này trong lịch sử 
là việc làm hết sức cần thiết nhằm xác định những chi tiết cần được nghiên cứu phục hồi 
khi trùng tu công trình.
Nghinh Lương Đình là một công trình kiến trúc cung đình thời Nguyễn, nằm 
ngay sát Sông Hương, phía trước Phu Văn Lâu, trên trục dũng đạo của Kinh Thành 
Huế. Khi mới được khởi dựng, Nghinh Lương Đình được gọi là Lương Tạ (là loại 
công trình có kết cấu một nửa ở trên bờ, một nửa ở dưới nước), là một phần của 
hành cung Hương Giang, dùng làm nơi hóng mát hoặc nghỉ chân của nhà vua trước 
khi lên thuyền. Mặc dù không phải là công trình kiến trúc có quy mô lớn hay giữ vai 
trò quan trọng trong hệ thống các công trình hành chính triều Nguyễn, song Nghinh 
Lương Đình lại có những nét duyên dáng riêng, in đậm trong ký ức, tâm hồn người 
dân xứ Huế. Cùng với Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình đã trở thành hình ảnh đại 
diện cho kiến trúc di sản Huế khi hình ảnh công trình được lựa chọn sử dụng trong 
đồng tiền mệnh giá 50.000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Nhìn bên ngoài, kiến trúc Nghinh Lương Đình rất mềm mại và duyên dáng, 
nhưng các chi tiết cấu tạo bên trong, khi được xem xét kỹ, lại cho thấy công trình 
này có rất nhiều điểm dị biệt so với các công trình khác cùng chức năng, cùng thời 
kỳ xây dựng, cùng đối tượng sử dụng và hình thức kiến trúc, ví dụ như: kèo nhà 
chính và các con bọ đỡ không được chạm khắc hoa văn trang trí; toàn bộ đòn tay 
của công trình là đòn tay vuông, được đỡ bằng hệ vì giả thủ; hệ đà trần của công 
trình được sắp xếp và liên kết từ 2 thanh đà đặt chéo góc v.v.
Ở bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu một vấn đề nhỏ, liên quan đến sự biến 
đổi hình dạng ở mặt ngoài Nghinh Lương Đình trong các giai đoạn tồn tại, đồng 
* Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế.
** Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng.
44 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
thời chỉ ra những khác biệt về các chi tiết trang trí, về vật liệu hoàn thiện, về cấu 
tạo một vài chi tiết ở mặt ngoài giữa hình ảnh Nghinh Lương Đình vào tháng 4 năm 
2017 (thời điểm công trình được hạ giải để trùng tu) và hình ảnh Nghinh Lương 
Đình giai đoạn Khải Định, Bảo Đại để từ đó đưa ra những nhận định về hình dáng 
công trình cần phải thay đổi khi thực hiện trùng tu, phục hồi. Những tồn tại dị biệt 
của Nghinh Lương Đình trong phần không gian nội thất không thuộc phạm vi bài 
viết đề cập đến. 
1. Hiện trạng mặt ngoài Nghinh Lương Đình ở thời điểm tháng 4/2017
Nghinh Lương Đình trước thời 
điểm trùng tu tháng 4/2017 là 
công trình kiến trúc thuần gỗ 
01 tầng 03 nóc mái (hình 1) bao 
gồm nhà chính ở giữa và 02 nhà 
vỏ cua ở phía trước và phía sau. 
Bên hông công trình chính và 
nối giữa nhà chính với nhà vỏ 
cua là hệ thống tường bao trổ 
lối đi rộng: phía trước và sau là 
03 lối đi nằm giữa 03 gian (mỗi 
gian 01 lối đi), hai bên hông là 01 lối đi nằm ở gian chính giữa. Toàn bộ công trình 
được đặt trên nền móng bằng gạch đá, bên ngoài trát vữa, xây bao lại bằng hệ 
thống lan can gạch. Mặt trước công trình hướng ra Sông Hương có tấm hoành phi 
đề 03 chữ đại tự Nghinh Lương Đình bằng chữ Hán, bên trái có ghi lạc khoản năm 
xây dựng: “Khải Định tam niên nhị nguyệt cát nhật kiến tạo” (xây dựng vào ngày 
tốt tháng Hai năm Khải Định thứ 3, tức khoảng tháng 3/1918). 
1.1. Hiện trạng chung của mái 
Nghinh Lương Đình có tổng cộng 16 mặt mái: công trình chính có 8 mặt mái 
(4 mặt mái thượng, 4 mặt mái hạ), hai nhà vỏ cua có 4 mặt mái cho mỗi công trình. 
Tại vị trí ghép nối giữa hai nhà, mái nhà vỏ cua cao hơn mái nhà chính khoảng 
40cm nên đầu chi tiết trang trí góc quyết nhà vỏ cua đâm vào một phần đầu chi tiết 
trang trí góc quyết nhà chính. Cấu tạo máng xối hiện nay đưa nước chảy trực tiếp 
xuống nền công trình không qua hệ thống thoát nước mái (chi tiết 1, hình 2). 
1.2. Các con giống 
Tổng cộng trên toàn mái có tất cả 31 con giống các loại, đều được khảm sành 
sứ nhưng nét khảm rất sơ sài (hình 1, 2). Đặc biệt lưu ý là con giống ở góc quyết 
mái hạ nhà chính có hình kỷ hà (chi tiết 2, hình 2).
Hình 1: Nghinh Lương Đình nhìn từ Phu Văn Lâu vào 
trước thời điểm trùng tu, tháng 4/2017.
45Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
1.3. Ngói lợp 
Mái công trình được phân ra làm 2 khu vực tách biệt: mái nhà chính và mái 
nhà vỏ cua. 
- Mái nhà chính gồm hai tầng mái được lợp bằng ngói ống hoàng lưu ly, khóa 
đầu mỗi lối ngói bằng một viên ngói câu đầu hoặc trích thủy (chi tiết 3, hình 2). 
- Mái hai nhà vỏ cua được lợp bằng ngói liệt hoàng lưu ly (chi tiết 4, hình 2). 
Mặt dưới tất cả các mái đều được lót bằng ngói chiếu men vàng. 
1.4. Tường khu đĩ (đầu đốc) 
Cả công trình có 6 đầu đốc: 2 đầu đốc cho nhà chính và 2 đầu đốc cho mỗi 
nhà vỏ cua. Tất cả các tường đầu đốc đều được xây hình đốc khánh. Trên mặt 
Chi tiết 1 Chi tiết 2 Chi tiết 3 Chi tiết 4
Chi tiết 5 Chi tiết 6 Chi tiết 7 Chi tiết 8
Chi tiết 1: Máng xối giữa nhà chính và nhà vỏ cua; 
Chi tiết 2: Con giống bờ quyết mái hạ; 
Chi tiết 3: Ngói mái nhà chính; 
Chi tiết 4: Ngói mái nhà vỏ cua; 
Hình 2: Vài chi tiết chính cần lưu ý trên ảnh hiện trạng Nghinh Lương Đình năm 2017.
Chi tiết 5: Mặt tường đốc khánh nhà chính; 
Chi tiết 6: Mặt tường đốc khánh nhà vỏ cua; 
Chi tiết 7: Ô hộc trang trí tường cổ diêm; 
Chi tiết 8: Ô hộc trang trí bờ quyết.
46 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
tường đốc khánh nhà chính được khảm hoa văn hình con dơi chúc ngược ngậm 
đồng tiền theo thức phúc đáo nhãn tiền, biểu đạt nguyện ước cho điều phúc đang 
tới trước mắt (chi tiết 5, hình 2), nhưng các mảnh sứ ghép rất đơn điệu về màu sắc, 
đa phần là màu trắng pha lẫn hoa văn màu hồng mận; còn trên mặt tường của 4 đốc 
khánh nhà vỏ cua để trơn và được đánh màu xi măng tạo bóng cho bề mặt (chi tiết 
6, hình 2). 
1.5. Các ô hộc trang trí 
Các ô hộc của Nghinh Lương Đình đều được gắn đắp bằng vữa xi măng, 
không có hoa văn họa tiết. Tường cổ diêm được xây thụt vào bên trong mái, sát 
với khu vực cột cái và được chia thành nhiều ô hộc nhỏ (chi tiết 7, hình 2), còn bờ 
quyết của mái hạ nhà chính được xây cao lên và cũng chia làm 7 ô hộc, gồm 3 ô 
nhỏ, 4 ô dài (chi tiết 8, hình 2).
2. Nghinh Lương Đình trong sử liệu
Nghinh Lương Đình ban đầu có tên là Lương Tạ (nhà nghỉ mát). Thời điểm 
công trình được xây dựng không được sử liệu nào nói tới. Các nhà sử học sau này 
thường cho rằng công trình được xây dựng lần đầu vào năm 1852 dưới thời Tự 
Đức [5,10], nhưng theo Đại Nam thực lục, phần Chính biên đệ nhị kỷ, quyển 40, 
trang 500 tập 2 [1], thì vào năm Bính Tuất, Minh Mệnh thứ 7 (1826), “mùa hạ, 
tháng 5, dựng Lương Tạ. Vua thấy nhà nghỉ mát mỗi năm một lần dựng, đến thu lại 
dỡ đi, chuẩn định hằng năm cấp cho tiền tu bổ 100 quan, phên rào bốn mặt cũng 
tính trượng cấp tiền (mỗi trượng cấp 1 quan 5 tiền). Ghi làm lệnh.” Như vậy, chắc 
chắn công trình tiền thân của Nghinh Lương Đình đã được xây từ trước thời điểm 
mà sử liệu nói đến và đến năm 1826, vì vua Minh Mạng thấy mỗi năm Lương Tạ 
một lần dựng nhưng chưa có quy định cụ thể về kinh phí nên đã ra chỉ dụ định kinh 
phí dành cho việc này hàng năm. Thông tin từ đoạn sử liệu này cũng cho thấy, thuở 
ban đầu, Lương Tạ là công trình tạm, đầu năm được dựng lên để nhà vua ra hóng 
mát, đến cuối năm, vào thời kỳ mưa lụt, công trình lại được dỡ xuống và xếp kho 
bảo quản chờ đợt sử dụng trong năm kế tiếp.
Trong giai đoạn Minh Mạng, Đại Nam thực lục có 5 lần nhắc đến Lương Tạ. 
Đặc biệt, vào năm Kỷ sửu, Minh Mệnh thứ 10 (1829), mùa hạ, tháng 4, ngày 
mồng 01, lễ Hạ hưởng (trang 785, quyển 56) có nói rất rõ việc vua Minh Mạng 
thưởng cho các biền binh xây dựng công trình: “Vua đến nhà Lương Tạ. Thưởng 
cho biền binh dựng nhà ấy 100 quan tiền”. Đến thời Thiệu Trị, Tự Đức, Lương 
Tạ cũng nhiều lần được sử liệu đề cập, nhiều nhất là trong Châu bản triều Nguyễn 
[4], nhưng mốc sử liệu đáng quan tâm nhất về công trình này có lẽ là vào thời 
Thành Thái ở tài liệu [2], mục 0497, trang 213: “Năm 1894, sắc sai dựng Thủy 
tạ thừa lương trước bến Phu Văn Lâu để vua ra hóng mát’. Có thể chính vào thời 
47Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
điểm này, Nghinh Lương Đình bắt đầu được cố định, tức là không được tháo đi lắp 
lại hàng năm như các thời điểm trước, nhưng vẫn có tên là Lương Tạ. Nhận định 
này có liên quan tới một bức ảnh tư liệu về công trình sẽ được trình bày ở phần sau.
Tiếp theo dòng sử liệu, như đã trình bày ở mục 1, dòng lạc khoản trên bức 
hoành phi Nghinh Lương Đình cho thấy công trình được thi công trùng tu vào 
tháng Hai năm Khải Định thứ 3 (1918). Trong tài liệu [3], mục 0382 có viết: “Mùa 
thu, tháng 7, Bộ Công tâu nói đình Nghênh Lương (tức nhà hóng mát cũ) đã dựng 
xong, trở đi gặp ngày kỷ niệm Quốc khánh xin trần thiết trang nhã trong đình ấy 
cùng diễn kịch diễn hát cho công chúng xem. Vua cho như lời xin”. Qua đoạn sử 
liệu này và thông tin ghi trên bức hoành phi của công trình có thể khẳng định rằng, 
Nghinh Lương Đình đã được trùng tu vào năm Khải Định thứ 3, bắt đầu vào tháng 
Hai âm lịch và hoàn thành vào tháng 7 âm lịch. Tại thời điểm này, Nghinh Lương 
Đình đã không còn là Lương Tạ, tức là công trình đã được đổi tên vào thời gian 
nào trước đó, và chức năng của công trình lúc này cũng đã thay đổi: công trình 
không còn nằm trong hành cung Hương Giang, chỉ dành cho nhà vua hóng mát 
và lên thuyền rồng du ngoạn nữa, mà đã trở thành sân khấu diễn kịch diễn hát cho 
công chúng xem trong các ngày lễ lớn. Với chức năng mới này, Nghinh Lương 
Đình cũng có những nét tương đồng với các ngôi đình dân gian khác, trở thành nơi 
tổ chức sinh hoạt cộng đồng, chỉ khác là Nghinh Lương Đình thuộc quyền quản 
lý của triều đình và chỉ mở cửa cho công chúng trong các ngày kỷ niệm đặc biệt. 
3. Nghinh Lương Đình qua ảnh tư liệu
a. Thời Thành Thái-Duy Tân b. Thời Khải Định c. Thời Bảo Đại
d. Giai đoạn 1955-1967 e. Giai đoạn 1974-1993 g. Giai đoạn 1994-2017
Hình 3: Một vài hình ảnh của Nghinh Lương Đình trong các giai đoạn lịch sử.
Trong quá trình nghiên cứu về Nghinh Lương Đình, nhiều tư liệu ảnh đã được 
chúng tôi tìm thấy. Trong hình 3 là một vài hình ảnh biến đổi của Nghinh Lương 
48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
Đình qua các giai đoạn lịch sử, từ thời Thành Thái - Duy Tân đến thời điểm gần 
nhất là Nghinh Lương Đình năm 2017. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng 
tôi sẽ chỉ phân tích những tư liệu ảnh chính, làm nổi bật các chi tiết của Nghinh 
Lương Đình trong khung thời gian từ thời Thành Thái - Duy Tân đến thời Bảo Đại 
và so sánh chúng với hình ảnh Nghinh Lương Đình tại thời điểm năm 2017, trước 
khi công trình được trùng tu.
3.1. Nghinh Lương Đình thời Thành Thái - Duy Tân
Bức ảnh sớm nhất về Nghinh 
Lương Đình là bức ảnh công trình 
ở giai đoạn Thành Thái - Duy Tân 
(hình 04). Công trình thời điểm 
này có kiểu kiến trúc chồng diêm, 
vẫn nằm phía trước Phu Văn Lâu 
nhưng hướng của đòn Đông (Dông) 
là hướng bắc - nam, vuông góc với 
hướng đòn Đông hiện tại là hướng 
đông - tây. Ở bức tường ngăn chính 
giữa có trổ một lối đi tiết diện hình 
chữ nhật và ở giữa tường hai bên cửa đi được trổ một ô thoáng tiết diện hình tròn. 
Giữa Nghinh Lương Đình và Phu Văn Lâu là một khoảng đất rộng, ở giữa khoảnh 
đất đó là vạt cỏ. Ngăn giữa 2 công trình là một bức bình phong và hàng rào được 
đan phên bằng tre. Về phía Sông Hương, phía trước Nghinh Lương Đình còn thấy 
hình ảnh của các công trình có kiến trúc mái lợp đặt sát sông, có lẽ là một phần của 
bến thuyền.
Cấu tạo về hình dáng và cách ngăn tường của Nghinh Lương Đình giai đoạn 
Thành Thái - Duy Tân cho thấy công trình giai đoạn này vẫn có tính chất đóng, sự 
ngăn chia có chủ ý che kín các hoạt động diễn ra đằng sau bức tường theo hướng 
nhìn từ Kỳ Đài và Phu Văn Lâu. Tuy nhiên, công trình lúc này đã được làm kiên cố 
hơn: mái lợp ngói, tường xây gạch. Từ bức ảnh tư liệu (hình 04) có thể nhận xét, 
Nghinh Lương Đình ở giai đoạn này vẫn còn là Lương Tạ, nhưng đã được làm kiên 
cố chứ không có tính tháo lắp như giai đoạn đầu đề cập trong sử liệu. Có thể đây 
chính là hình ảnh Thủy tạ thừa lương được xây dựng theo chỉ dụ của vua Thành 
Thái năm 1894 đã được đề cập ở tài liệu [2], mục 0497, trang 213. 
3.2. Nghinh Lương Đình giai đoạn Khải Định
Hình 5 là bức ảnh tư liệu chụp Nghinh Lương Đình giai đoạn Khải Định từ 
hướng Phu Văn Lâu. Ở bức ảnh này, hình ảnh Nghinh Lương Đình được tiếp cận 
ở vị trí rất gần, cho thấy nền công trình chỉ cao hơn nền ngoài sân một đoạn gờ, 
Hình 4: Nghinh Lương Đình thời Thành Thái-Duy Tân.
49Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
không rõ là vữa hay gạch, nhưng 
chiều cao đoạn gờ rất thấp. Từ 
bức ảnh, có thể thấy được một 
số chi tiết sau: 
- Mái nhà chính và mái nhà vỏ 
cua được lợp ngói liệt; nóc mái 
nhà chính được trang trí 2 con 
rồng chầu theo thức lưỡng long 
triều nhật. Ở chính giữa bờ nóc, 
biểu tượng mặt trời được đặt 
trên khối mây hình tam giác trổ 
đều 3 lỗ thủng hình tròn, bố trí ở 
3 cạnh của hình tam giác đều. Dưới đám mây là bờ nóc được trổ thủng 11 lỗ hình 
chữ nhật. Bờ nóc được chia thành 5 đoạn, 2 đầu chân rồng là 2 ô hộc được khảm 
sành sứ, kế đến là 2 ô hình chữ nhật cũng được khảm sành sứ, nối tiếp là 2 trụ được 
xây bằng gạch và ô trổ 11 lỗ thủng nhỏ hình chữ nhật, bên trên có mặt trời, được 
đặt ở chính giữa. 
- Bờ nóc mái nhà vỏ cua được trang trí chủ đề lưỡng long triều nguyệt. Các 
ô hộc bờ nóc cũng có dấu tích hoa văn được đắp nổi. Phần thẳng dưới thân 2 con 
rồng đến đuôi rồng được trổ ô thoáng hình chữ nhật trang trí nối tiếp 4 bông hoa 
cánh rỗng trong lòng mỗi ô. Điểm đặc biệt nữa là tạo hình ở giữa thân rồng, và 
dưới đầu rồng được uốn lên tạo ra lỗ tiết diện tròn bên trong có thêm chi tiết hoa 
văn uốn mềm mại rất duyên dáng và tinh xảo. Ở nhà chính, đuôi bờ chảy mái 
thượng là chi tiết đầu cù, đuôi bờ quyết mái là chi tiết giao hóa; ở nhà vỏ cua, chỉ 
nhận thấy chi tiết đầu cù ở bờ chảy. Chi tiết bờ quyết không nhìn rõ.
- Công trình có tường bao hình thức như hiện nay. Ở tường hai đầu hồi thấy 
có gờ tường được đặt ở cao độ gần bằng đỉnh cửa; giữa các lối đi đều được xây gờ 
nổi và viền tròn góc.
- Ở dưới chân cột, hàng cột hiên được đặt trên viên đá táng tiết diện vuông, 
hình thức như viên đá táng hiện nay, bên dưới cột chính là viên đá táng tiết diện tròn. 
 Bức ảnh thứ 2 về Nghinh Lương Đình trong giai đoạn Khải Định được chụp 
từ hướng đông bắc của công trình (hình 6, ảnh tư liệu của nhà nghiên cứu Phan Thuận 
An). Qua bức ảnh, nhiều chi tiết của bức ảnh tư liệu số 1 đã được bổ sung, làm rõ:
- Các chi tiết ô rỗng bên dưới thân rồng, hoa văn trang trí ô hộc bờ nóc, mặt 
trời, con rồng cuối bờ nóc, con phụng góc quyết và hình thức không được chạm 
khắc của trến băng, của xà nối 2 cột hiên nhà vỏ cua được làm rõ hơn so với ảnh 
tư liệu từ hình 5.
Hình 5: Nghinh Lương Đình giai đoạn Khải Định.
50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
- Các chi tiết mới, được ghi nhận qua bức ảnh này, cho thấy Nghinh Lương 
Đình giai đoạn Khải Định rất được chú trọng về hình thức bên ngoài:
+ Ô hộc bên dưới mặt nguyệt nhà vỏ cua có tiết diện hình chữ nhật, là ô chính 
giữa, được trang trí hồi văn kỷ hà (chi tiết 1). Hai bên ô chính giữa là 2 ô tiết diện 
hình vuông được trang trí hoa cúc, tiếp đến là 2 ô chữ nhật khảm những cành mai 
trắng, kế đến lại là 2 ô tiết diện hình vuông vẫn với hình hoa cúc, sau đó mới đến 
2 chi tiết trang trí cánh hoa đắp rỗng.
+ Đầu đốc nhà vỏ cua là chi tiết hổ phù được khảm kiểu bong nổi khối rất tinh 
xảo. Viền bên trên chi tiết này là khu đĩ hình đốc khánh được trát hình vòng cung 
2 lớp nổi khối và khảm sành sứ vòng quanh, tạo nên chiều sâu cho chi tiết hổ phù 
bên trong (chi tiết 2, 3). 
+ Đầu đốc nhà chính là chi tiết hình con dơi chúc ngược ngậm đồng tiền, thức 
phúc đáo nhãn tiền cũng được đặt nằm trong khuôn hình chiếc khánh (chi tiết 4).
Hình 6: Các chi tiết trang trí mặt ngoài Nghinh Lương Đình thời Khải Định 
khác với hiện trạng 2017.
51Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
+ Mái nhà vỏ cua được lợp bằng ngói liệt nhưng cuối mỗi hàng ngói có một 
viên ngói khóa đầu. Mặt viên ngói này được trang trí hoa văn nổi (chi tiết 5), trong 
khi mái thượng và mái hạ nhà chính cũng được lợp bằng ngói liệt nhưng không có 
chi tiết viên ngói khóa đầu (chi tiết 6).
+ Tường cổ diêm ở nhà chính cao hơn nhiều so với tường cổ diêm ở ảnh hiện 
trạng, chứng tỏ vị trí đặt tường phải chuyển dịch ra hàng đòn tay thứ 2 để nâng 
chiều cao tường. Tường cổ diêm được xây tạo thành các ô hộc. Bên trong các ô 
hộc là hoa văn khảm sành sứ nổi. Nền bên trong các ô hộc được sơn vôi sáng màu. 
Trong ảnh nhìn thấy 1 ô hộc hình vuông có kích thước nhỏ (chi tiết 11).
+ Trang trí góc quyết mái hạ nhà chính không nhìn thấy toàn bộ hoa văn, 
nhưng những phần lộ ra của chi tiết này cho thấy đó là chi tiết hoa văn kỷ hà, tương 
tự như hình ảnh hiện trạng của Nghinh Lương Đình năm 2017 (chi tiết 12, hình 6 
và chi tiết 2, hình 2).
+ Máng xối giữa hai nhà được cấu tạo từ vật liệu kim loại (chắc là vật liệu 
đồng), phần đầu máng hơi bị gập cong, tạo hướng thoát nước ra mặt trước của trụ 
tường, gần giống cách thức thoát nước ở ảnh hiện trạng (chi tiết 7, hình 6 và chi 
tiết 1, hình 2).
+ Mặt trước ở hai bên hồi là 2 trụ giả hình vuông (chi tiết 8), phía trên đỉnh 
2 trụ đắp nổi khối các phào chỉ vuông thành sắc cạnh. Ở giữa các phào chỉ là 1 ô 
hộc hình chữ nhật được phủ bằng sơn vôi màu tối (có thể là màu đỏ chu), còn các 
gờ chỉ được quét sơn màu sáng (có khả năng là màu vàng nhạt).
+ Hai trụ giả ở giữa có hình thức giống như hai trụ ở hai đầu hồi, chỉ khác 
phần đỉnh trụ có đắp hoa văn xung quanh (chi tiết 9). 
+ Giữa 3 cửa đi là 3 mái vòm giả đắp nổi phào chỉ và bo tròn ở các góc cửa 
(chi tiết 15). Phía trên đỉnh vòm có hình dáng của 1 chùm hoa, giống như mô-tip 
trang trí các công trình kiến trúc Pháp (chi tiết 10).
+ Chính giữa mảng gỗ chạm lộng hình đám mây ở lối vào chính giữa công 
trình có đặt 1 miếng gương tròn, tượng trưng cho mặt trăng, tạo thành thức lưỡng 
long triều nguyệt cho phần chi tiết trang trí gỗ ở bộ khung hàng hiên (chi tiết 14).
+ Bờ chảy và bờ quyết mái hạ nhà chính đều được khảm hoa văn sành sứ dọc 
theo chiều dài của nó (chi tiết 13).
3.3. Nghinh Lương Đình giai đoạn Bảo Đại
Năm 1936, có một bức ảnh chụp Nghinh Lương Đình từ đài phun nước (hình 
7, ảnh tư liệu Phòng NCKH, Trung tâm BTDT CĐ Huế). Từ bức ảnh, có thể khẳng 
định Nghinh Lương Đình đã được đặt ở cao độ hiện nay, tức là nền công trình 
52 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
đã được tôn lên vị trí cao hơn, 
không nằm ở ngay sát nền sân 
như bức ảnh chụp công trình 
vào giai đoạn Khải Định. Ảnh 
chụp cho thấy công trình còn 
khá mới, dường như vừa được 
trùng tu.
Bức ảnh rõ nhất về Nghinh 
Lương Đình trong giai đoạn 
Bảo Đại là bức ảnh ở hình 8 
(ảnh tư liệu Ban Tư vấn Bảo 
tồn Di tích Huế - Trung tâm 
BTDTCĐ Huế). Từ bức ảnh, những thông tin ghi nhận được đã cho thấy nhiều 
chi tiết ở mặt ngoài công trình hoàn toàn khác Nghinh Lương Đình giai đoạn 
Khải Định.
Hình 7: Một góc Nghinh Lương Đình nhìn từ đài phun 
nước năm 1936.
Hình 8: Những chi tiết trang trí Nghinh Lương Đình giai đoạn Bảo Đại 
khác với những trang trí thời Khải Định.
- Mái nhà vỏ cua và mái nhà chính vẫn được lợp bằng ngói liệt nhưng không 
còn thấy có viên ngói mặt nạ ở mái nhà vỏ cua như bức ảnh giai đoạn Khải Định 
(chi tiết 1, 4).
- Hai đầu đốc khánh của mái nhà chính được khảm sành sứ chủ đề phúc đáo 
nhãn tiền (chi tiết 2, 3), nhưng khác với ảnh tư liệu thời Khải Định (ảnh 6).
53Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
- Các góc tường được bố trí thêm 2 ống thu nước mái (chi tiết 5).
- Bờ quyết mái hạ nhà chính là chi tiết rồng, không phải chi tiết hoa văn kỷ 
hà (chi tiết 8, hình 8 và chi tiết 2, hình 2).
- Tường cổ diêm mái nhà chính được xây cao, sát ra mép ngoài chái mái 
thượng, chia đều làm 3 ô và đều được khảm sành sứ, ở giữa là màu sáng, hai bên là 
màu tối, hoàn toàn khác về màu sắc và chia ô như thời Khải Định (chi tiết 7, hình 
8 và chi tiết 11, hình 6). 
- Dọc theo bờ quyết mái hạ nhà chính chỉ là hàng gạch xây chặn ngói đắp 
phào chỉ, chứ không được xây cao lên và chia thành các ô hộc như hiện trạng 
Nghinh Lương Đình năm 2017 (chi tiết 9). 
- Ở bốn góc tường và các ô cửa đi chính (nằm ở gian giữa), các bức tường 
đều được xây bổ trụ tạo khối. Ngang với mép trên của cửa ra vào gian phụ, các trụ 
giả được đắp thêm phào chỉ nhưng phần phào chỉ không được đắp dọc xuống dưới 
trụ giả để tạo thành ô hộc như bức ảnh thời Khải Định (chi tiết 6). Các lối đi không 
được đắp phào chỉ và không có hoa văn ở đỉnh vòm. Màu sắc trên toàn tường đều 
cùng một màu sáng, không có gam nào màu tối.
- Bờ nóc mái không còn các ô hoa văn thủng như phân tích ở bức ảnh thời 
Khải Định.
- Các tường bờ quyết không thấy dấu vết của khảm sành sứ. 
Sau giai đoạn Bảo Đại, ảnh tư liệu về Nghinh Lương Đình cho thấy nhiều sự 
thay đổi về diện mạo công trình sau những lần trùng tu (xem hình 3), trong đó đáng 
nói nhất là hình ảnh Nghinh Lương Đình được trùng tu năm 1974 của Chi nhánh 
Bảo tồn Cổ tích Huế [6], khi đó công trình được thay lại mái thành ngói âm dương 
không men, các chi tiết hoa văn trang trí bị biến dạng, tường cổ diêm xây tụt vào 
bên trong v.v. Đến năm 1994, Nghinh Lương Đình được trùng tu lần nữa theo hình 
dáng của Nghinh Lương Đình năm 1974 [8]. Ở lần trùng tu này, ngoài việc thay đổi 
rất nhiều chi tiết kết cấu, chi tiết trang trí, chất lượng hoàn thiện không đạt yêu cầu, 
một lần nữa mái Nghinh Lương Đình được thay mới hoàn toàn từ ngói âm dương 
thành ngói ống hoàng lưu ly men như hình ảnh công trình ở ảnh chụp năm 2017. 
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, những hình ảnh Nghinh Lương Đình giai 
đoạn sau này không được đưa vào phân tích. Khi có dịp, chúng tôi sẽ trình bày cụ 
thể hơn trong một bài viết khác.
4. Kết luận
Từ thông tin sử liệu và tư liệu ảnh cho thấy, Nghinh Lương Đình đã nhiều lần 
bị thay đổi về hình dáng nhưng hình ảnh Nghinh Lương Đình đạt đến độ hoàn mỹ 
54 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (144) . 2018
nhất chính là giai đoạn Khải Định (1916-1924). Vì vậy, các chi tiết nhìn thấy rõ 
qua ảnh tư liệu thời kỳ Khải Định như đã được phân tích từ hai ảnh tư liệu (hình 5, 
6) là những chi tiết cần được nghiên cứu phục hồi khi trùng tu công trình.
 P T H - N T B
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2001), Đại Nam thực lục, bản dịch: Viện Sử học, Nxb Giáo dục 
Hà Nội, tập 2, tập 3, tập 6.
2. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên, Cao 
Tự Thanh dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, trang 213.
3. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục Chính biên Đệ thất kỷ, Cao Tự Thanh 
dịch và giới thiệu, Nxb Văn hóa-Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, mục 0382.
4. Một số bản dịch Châu bản triều Nguyễn giai đoạn Minh Mạng, Tự Đức, Đồng Khánh. 
5. Phan Thuận An (2013), Huế - Kinh thành và cung điện, Nxb Đà Nẵng, trang 100-104.
6. Bản “Báo cáo nguyệt để” (báo cáo cuối tháng) của Chi nhánh Bảo tồn Cổ tích Huế (văn bản 
đánh máy) ngày 23/10/1974, số 471-BTBT. 
7. Nguyễn Xuân Hoa, “Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí 
Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129).2016, trang 3-22. 
8. Hồ sơ nghiệm thu thi công tu bổ di tích Nghinh Lương Đình số 42/DT ngày 15/11/1994 và 
67/DT ngày 28/12/1994 của HTX Phú Mỹ.
9. Bản thống kê dữ liệu thiên tai tại Việt Nam từ năm 1961 - 2013, https://dulieudiali.wordpress.
com/bao-2/thong-ke-1961-2013/.
10. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%C3%AAnh_L%C6%B0%C6%A1ng_%C4%90%C3%ACnh.
TÓM TẮT
Bài viết trình bày những biến đổi về hình dáng kiến trúc, công năng của Nghinh Lương 
Đình qua các thời kỳ, từ thời Thành Thái (1889-1907) đến thời Bảo Đại (1925-1945), thông qua 
tư liệu sử, tư liệu ảnh và đối chiếu với hình ảnh Nghinh Lương Đình tháng 4/2017 để chỉ ra các 
chi tiết cần phải điều chỉnh khi thực hiện trùng tu công trình. 
ABSTRACT
NGHINH LUONG PAVILION – CHANGES IN ARCHITECTURAL 
SHAPE DURING PERIODS OF HISTORY
This article presents the changes in the architectural shape and the function of Nghinh 
Luong Pavilion through periods, from Thanh Thai’s reign (1889-1907) to Bao Dai’s reign 
(1925-1945). Based on historicaland photographical documents as well as the image of 
Nghinh Luong Pavilion in April 2017, the author points out the details need to be adjusted 
when carrying out restoration.

File đính kèm:

  • pdfnghinh_luong_dinh_nhung_thay_doi_ve_hinh_dang_kien_truc_tron.pdf