Nhận diện thành tố chính làm tăng nguy cơ sự cố công trình xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu các thành tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sự cố công trình bằng phương pháp khảo sát bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi với thang đo Likert-5-điểm đã được thiết kế từ 28 biến đã được nhận dạng. Lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Thực hiện phân tích EFA cho bộ dữ liệu khảo sát đã chỉ ra 05 thành tố ảnh hưởng đến việc xảy ra sự cố công trình. Phân tích hồi quy tuyến tính bội cũng đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như là nền tảng cho việc đề xuất các biện pháp giảm nhẹ khả năng xảy ra sự cố công trình xây dựng tại TP.HCM

pdf 9 trang yennguyen 9540
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện thành tố chính làm tăng nguy cơ sự cố công trình xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện thành tố chính làm tăng nguy cơ sự cố công trình xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

Nhận diện thành tố chính làm tăng nguy cơ sự cố công trình xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (49) 2016 95 
NHẬN DIỆN THÀNH TỐ CHÍNH LÀM TĂNG NGUY CƠ 
SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TP.HCM 
LƯU TRƯỜNG VĂN 
Trường Đại học Quốc Tế, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh - vanlt@hcmiu.edu.vn 
PHẠM NGUYỄN THẾ THÀNH 
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - phamnguyenthethanh@gmail.com 
(Ngày nhận: 12/12/2015; Ngày nhận lại: 18/01/2016; Ngày duyệt đăng: 10/06/2016) 
TÓM TẮT 
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu các thành tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra sự cố công trình bằng 
phương pháp khảo sát bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi với thang đo Likert-5-điểm đã được thiết kế từ 28 biến đã được 
nhận dạng. Lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Thực hiện phân tích EFA cho bộ dữ liệu khảo sát đã chỉ ra 05 
thành tố ảnh hưởng đến việc xảy ra sự cố công trình. Phân tích hồi quy tuyến tính bội cũng đã được thực hiện. Kết 
quả nghiên cứu có thể được sử dụng như là nền tảng cho việc đề xuất các biện pháp giảm nhẹ khả năng xảy ra sự cố 
công trình xây dựng tại TP.HCM. 
Từ khóa: Sự cố công trình xây dựng; EFA; hồi quy tuyến tính bội; ANOVA; TP.HCM. 
Identifying critical factors increasing risks of construction incidents in Ho Chi Minh City 
ABSTRACT 
This paper presents results of identifying factors affecting possibility of construction incidents through 
questionnaire survey. The questionnaire with 5-point-Likerscale was developed from 28 variables identified. 
Sampling is convenience sampling. Exploratory Factor Analysis (EFA) resulted in 05 groups of factors affecting 
possibility of construction incidents. Multiple Linear Regression (MLR) was performed. Findings can be used as 
basis to propose measures of mitigation of possibility of construction incidents in Ho Chi Minh City. 
Keywords: Construction incident; EFA; multiple linear regression (MLR); ANOVA; HCM City. 
1. Giới thiệu 
Theo Luật Xây dựng, sự cố công trình là 
những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho 
phép làm cho công trình có nguy cơ sập đổ, 
đã sập đổ một phần, toàn bộ công trình hoặc 
công trình không sử dụng được theo thiết kế. 
Mỗi khi sự cố công trình xảy ra, một cuộc 
điều tra được tiến hành nhằm tìm ra các 
nguyên nhân kỹ thuật để từ đó tìm ra bài học 
để những sự cố, sự xuống cấp đó không xảy 
ra trong tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế 
vẫn có nhiều công trình bị sự cố nghiêm 
trọng, dù cho các nguyên nhân kỹ thuật đã 
được các cơ quan quản lý và các chuyên gia 
đúc kết và thông tin đến người hành nghề xây 
dựng. Nghiên cứu này nhằm tìm ra những 
nguồn gốc phi kỹ thuật của việc xảy ra sự cố 
công trình. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thang đo dùng trong nghiên cứu 
Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu của tác 
giả đi trước (Yang Gaosheng and Li Xiuyun, 
2012) rút ra nhân tố được 28 yếu tố (biến) từ 
các sự cố sụp đổ công trình xây dựng từ 2006-
2010 và kết quả phỏng vấn sơ bộ với các 
chuyên gia có kinh nghiệm trong cùng lĩnh 
vực, các thang đo chính thức đã được thiết 
lập, chia thành 05 nhóm, làm cơ sở thuận tiện 
cho việc thu thập dữ liệu sơ cấp (Bảng 1). 
2.2. Mẫu nghiên cứu 
Mẫu được chọn theo thuận tiện, là các cá 
nhân đang công tác trong lĩnh vực xây dựng 
96 KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 
công trình, là thành viên Hội xây dựng 
TP.HCM và đang công tác các công ty xây 
dựng. Tổng số phiếu khảo sát được phát trực 
tiếp và gián tiếp là 200 phiếu. Tổng số phiếu 
thu về được kiểm tra hợp lệ là 137 phiếu. 
Phiếu khảo sát được trả lời bởi Nhà thầu thi 
công xây dựng (32.8%), Chủ đầu tư (22.6%), 
Tư vấn quản lý dự án (15.3%), Tư vấn giám 
sát (13.1%), Tư vấn xây dựng khác (14.0%) 
và Quản lý nhà nước (2.2%); Cấp quản lý là 
32.1% và cấp chuyên viên, kỹ sư là 67.9%; 
Dự án dân dụng và công nghiệp chiếm 87.6%, 
dự án giao thông 6.6% và dự án hạ tầng kỹ 
thuật chiếm 5.8%; Hầu hết người tham gia 
khảo sát có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm 
(77.2%) trở lên và đã trải qua từ 03 dự án trở 
lên (84.7%). 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Xếp hạng các biến khảo sát theo giá 
trị MEAN 
Bảng 1 
Thang đo được xếp hạng theo giá trị Mean 
Tên biến/thang đo Mean Xếp hạng 
1. Các nhân tố liên quan đến con người. Cronbach's Alpha = 0.851 
A01. Lắp đặt dàn giáo không khoa học 4.47 1 
A02. Vận hành/điều khiển thiết bị không đúng quy định 4.12 7 
A03. Công nhân nhận thức kém về an toàn và sự cố công trình xây dựng 4.36 2 
A04. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, giám sát thi công có nhận thức kém về an 
toàn và sự cố công trình xây dựng 3.89 10 
A05. Công nhân điều khiển máy kém năng lực 4.12 6 
A06. Không có nhân viên phụ trách an toàn trên công trường 3.67 19 
A07. Công nhân hoặc kỹ sư của nhà thầu tự ý thay đổi thiết kế 3.33 26 
2. Các nhân tố liên quan đến quản lý. Cronbach's Alpha = 0.888 
B01. Chủ đầu tư đưa ra thời gian thi công bất hợp lý 3.44 24 
B02. Quản lý công trường lộn xộn 3.87 12 
B03. Đào tạo qua loa/sơ sài về an toàn cho công nhân 3.88 11 
B04. Thông tin chi tiết về an toàn kém 3.42 25 
B05. Nhà thầu không có chương trình an toàn 3.8 15 
B06. Thủ tục quản lý thi công không hợp lý 3.16 28 
B07. Ngoài tầm kiểm soát của công trường 3.45 23 
B08. Nhà thầu phụ kém năng lực 3.6 22 
B09. Lãnh đạo các bên tham gia dự án quan tâm đến sự cố công trình 3.62 20 
B10. Chủ dự án quan tâm đến sự cố công trình 3.84 13 
3. Các nhân tố liên quan đến thiết bị và vật liệu. Cronbach's Alpha = 0.7 
C01. Không có thiết bị bảo vệ an toàn 4.31 4 
C02. Các bên tham gia thi công không thực hiện biện pháp, kỹ thuật an toàn 4.35 3 
C03. Công nghệ thi công quá lạc hậu hoặc không hiệu quả (tồi) 3.72 17 
C04. Vật liệu XD không phù hợp với chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu thiết kế 3.69 18 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (49) 2016 97 
Tên biến/thang đo Mean Xếp hạng 
4. Các nhân tố liên quan đến môi trường bên ngoài kiểm soát được. Cronbach's Alpha=0.871 
D01. Bộ phận giám sát thi công hoạt động không hiệu quả 3.82 14 
D02. Các bên tham gia thi công báo cáo không đầy đủ cho chủ dự án 3.32 27 
D03. Đơn vị thi công không có giám sát B 3.6 21 
D04. Nhà thầu thay đổi biện pháp thi công tùy tiện, không đúng quy định 3.96 8 
D05. Khảo sát và thiết kế thi công kém 4.17 5 
5. Các nhân tố liên quan đến môi trường tự nhiên bên ngoài. Cronbach's Alpha = 0.861 
E01. Điều kiện địa chất phức tạp 3.76 16 
E02. Khí hậu hoặc thời tiết tồi tệ 3.91 9 
Năm (05) biến khảo sát được xếp hạng 
cao nhất (theo thứ tự giảm dần) là: “A01. Lắp 
đặt dàn giáo không khoa học”, “A03. Công 
nhân nhận thức kém về an toàn và sự cố công 
trình xây dựng”, “C02. Các bên tham gia thi 
công không thực hiện biện pháp, kỹ thuật an 
toàn”, “C01. Không có thiết bị bảo vệ an 
toàn” và “D05. Khảo sát và thiết kế thi công 
kém”. Thực tế cho thấy hầu hết các sự cố 
công trình xây dựng tại Việt Nam xuất phát từ 
các lỗi về thiết kế và lắp đặt dàn giáo (như sự 
cố sập dàn giáo tại công trình xây dựng tòa 
nhà Mapletree Business Centre (Quận 7 – 
TP.HCM), sự cố sập dàn giáo thi công dự án 
đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh, sự cố 
sập dàn giáo ở Khu kinh tế Formosa - Hà 
Tĩnh, ) hay do “Khảo sát và thiết kế thi 
công kém” (điển hình là sự cố công trình xây 
dựng Tòa Pacific – TP.HCM, sự cố sập cầu 
dẫn cầu Cần Thơ),  
Năm (05) biến khảo sát được xếp hạng 
thấp nhất (theo thứ tự tăng dần) là: “B06. Thủ 
tục quản lý thi công không hợp lý”, “D02. 
Các bên tham gia thi công báo cáo không đầy 
đủ cho chủ dự án”, “A07. Công nhân hoặc kỹ 
sư của nhà thầu tự ý thay đổi thiết kế”, 
“Thông tin chi tiết về an toàn kém” và “B01. 
Chủ đầu tư đưa ra thời gian thi công bất hợp 
lý”. Đây là các yếu tố được nhận định là 
không trực tiếp ảnh hưởng dẫn đến sự cố 
công trình. 
3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo 
Theo Hoàng T. và Chu N.M.N. (2008), 
khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 
thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là 
sử dụng được. Kết quả kiểm định độ tin cậy 
với hệ số Cronbach’s Alpha đều>=0.7 nên 
được cho là thang đo lường tốt (Bảng 1). 
3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám 
phá (EFA) 
Có 28 biến khảo sát có giá trị MEAN > 
3.0 (trong Bảng 1). Điều này cho thấy thang 
đo trên rất phù hợp để sử dụng khảo sát tại 
Việt Nam. 28 biến này được đưa vào phân 
tích nhân tố theo phương pháp trích Principal 
Component với phép xoay Varimax. Các biến 
khảo sát có trọng số nhỏ hơn 0.5 bị loại bỏ. 
Các tiêu chí đánh giá mô hình phân tích nhân 
tố được áp dụng là: Tổng phương sai trích 
(giải thích biến thiên của các biến khảo sát) 
>= 50%; Mức ý nghĩa của kiểm định spherity 
của Bartlett = 0.5. Các 
tiêu chí khác: Hệ số Extraction > 0.5, Giá trị 
Egenvalue > 1, Hệ số tải nhân số của tất cả 
các nhân tố đều >= 0.5; Khác biệt hệ số tải 
nhân tố của một biến khảo sát giữa các nhân 
tố > 0.3 (Hoàng T. và Chu N.M.N., 2008). 
Phân tích EFA các nhóm nguyên nhân: 
qua 04 vòng phân tích nhân tố, với chỉ số 
KMO lần lượt là 0.856, 0.853, 0.842 và 0.848 
đều > 0.5 (Hoàng T. và Chu N.M.N., 2008; 
Meyers, Lawrence S. et al., 2013); đồng thời 
Bartlett’s test of Sphericity luôn ở mức Sig. = 
0.000< 0.05 (Hoàng T. và Chu N.M.N., 2008; 
Meyers, Lawrence S. et al., 2013); chứng tỏ 
các biến khảo sát có tương quan với nhau 
98 KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 
trong tổng thể và dữ liệu thu thập được thông 
qua các thang đo (Bảng 1) là phù hợp để được 
đưa vào phân tích nhân tố. Dựa trên đặc điểm 
các biến khảo sát trong từng nhân tố rút trích 
được, các nhân tố được đặt tên như trong 
Bảng 2. 
Ở vòng phân tích nhân tố sau cùng (vòng 
4), tổng phương sai trích dẫn bằng 72.3.3% cho 
biết 5 nhân tố được rút ra giải thích được 
72.3% biến thiên của dữ liệu (Bảng 2; Hình 1). 
Bảng 2 
Tổng phương sai giải thích được 
Thành 
tố 
Initial Eigenvalues 
Tổng rút trích của bình phương tải nhân tố 
(Extraction Sums of Squared Loadings) 
Tổng 
% của 
phương sai 
Cộng dồn 
% Tổng 
% của 
phương sai 
Cộng dồn 
% 
1 8.176 40.879 40.879 8.176 40.879 40.879 
2 2.577 12.886 53.765 2.577 12.886 53.765 
3 1.535 7.673 61.438 1.535 7.673 61.438 
4 1.139 5.694 67.132 1.139 5.694 67.132 
5 1.031 5.157 72.288 1.031 5.157 72.288 
6 .738 3.688 75.977 
Hình 1. Biểu đồ dốc (scree) 
 Kết quả phân tích nhân tố đã nhóm các biến khảo sát thành 5 thành tố (Bảng 3). 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (49) 2016 99 
Bảng 3 
Ma trận thành tố 
Biến khảo sát 
Thành tố 
1 2 3 4 5 
B06. Thủ tục quản lý thi công không hợp lý 0.743 
B05. Nhà thầu không có chương trình an toàn 0.740 
B04. Thông tin chi tiết về an toàn kém 0.722 
B07. Ngoài tầm kiểm soát của công trường 0.713 
B02. Quản lý công trường lộn xộn 0.696 
A07. Công nhân hoặc kỹ sư của nhà thầu tự ý thay đổi 
thiết kế 
0.682 
A06. Không có nhân viên phụ trách an toàn trên công 
trường 
0.644 
B03. Đào tạo qua loa/sơ sài về an toàn cho công nhân 0.622 
A05. Công nhân điều khiển máy kém năng lực 0.552 
A01. Lắp đặt dàn giáo không khoa học 0.813 
D02. Các bên tham gia thi công báo cáo không đầy đủ cho 
chủ dự án 
 0.782 
C04. Vật liệu XD không phù hợp với chỉ dẫn kỹ thuật và 
các yêu cầu thiết kế 
 0.769 
D04. Nhà thầu thay đổi biện pháp thi công tùy tiện, không 
đúng quy định 
 0.583 
E02. Khí hậu hoặc thời tiết tồi tệ 0.911 
E01. Điều kiện địa chất phức tạp 0.873 
D05. Khảo sát và thiết kế thi công kém 0.681 
B09. Lãnh đạo các bên tham gia dự án quan tâm đến sự cố 
công trình 
 0.840 
B10. Chủ dự án quan tâm đến sự cố công trình 0.805 
C01. Không có thiết bị bảo vệ an toàn 0.760 
C02. Các bên tham gia thi công không thực hiện biện 
pháp, kỹ thuật an toàn 
 0.718 
Phương pháp rút trích: Principal Component Analysis. 
Phương pháp xuay nhân tố: Varimax with Kaiser Normalization.a 
Các thành tố mới được đặt tên đại diện 
cho các biến khảo sát trong thành tố. 
- Thành tố 1. Công tác huấn luyện, quản 
lý an toàn tại công trường kém. 
- Thành tố 2. Kỷ luật thi công kém và vật 
liệu không đạt yêu cầu. 
- Thành tố 3. Công tác khảo sát thiết kế 
kém; và điều kiện thời tiết và địa chất công 
trình bất thường. 
- Thành tố 4. Sự thiếu quan tâm đôn đốc 
của lãnh đạo các bên liên quan. 
- Thành tố 5. Không có thiết bị đảm bảo an 
toàn và các bên không thực hiện an toàn thi công. 
3.4. Xây dựng mô hình phân tích mức 
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng 
xảy ra sự cố công trình xây dựng 
Các thành tố trên được phân tích tương 
quan với biến “F01. Khả năng xảy ra của sự 
cố công trình xây dựng tại 1 dự án xây dựng 
đang tham gia/tham gia gần nay” để làm cơ sở 
giả thuyết các mối quan hệ giữa các biến 
trong mô hình hồi quy (Bảng 4). 
100 KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 
Bảng 4 
Các giả thuyết mối quan hệ giữa các biến trong mô hình hồi quy 
Thành tố 
F01. Khả năng xảy ra của sự cố 
công trình xây dựng tại 1 dự án 
xây dựng đang tham gia/tham 
gia gần nay 
Thành tố 1. Công tác huấn luyện, quản lý an 
toàn tại công trường kém 
Tương quan Pearson 0.267** 
 Sig. (2-tailed) 0.002 
Thành tố 2. Kỷ luật thi công kém và vật liệu 
không đạt yêu cầu 
Tương quan Pearson 0.517** 
 Sig. (2-tailed) 0.000 
Thành tố 3. Công tác khảo sát thiết kế kém; và 
điều kiện thời tiết và địa chất công trình bất 
thường 
Tương quan Pearson 0.44** 
 Sig. (2-tailed) 0.000 
Thành tố 4. Sự thiếu quan tâm đôn đốc của lãnh 
đạo các bên liên quan 
Tương quan Pearson 0.398** 
 Sig. (2-tailed) 0 
Thành tố 5. Không có thiết bị đảm bảo an toàn 
và các bên không thực hiện an toàn thi công 
Tương quan Pearson 0.093 
 Sig. (2-tailed) 0.277 
**. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.01 (2-tails) 
*. Tương quan ở mức ý nghĩa 0.05 (2 tails) 
Hình 2. Mô hình nghiên cứu 
Hồi quy tuyến tính bội (multiple linera 
regression) đã được thực hiện với biến phụ 
thuộc là “Khả năng xảy ra của sự cố công 
trình xây dựng”, còn các biến độc lập là 05 
thành tố thể hiện ở Bảng 4. Phương pháp 
Stepwise được chọn. 
Thành tố 1. Công tác huấn luyện, quản 
lý an toàn tại công trường kém 
Thành tố 2. Kỷ luật thi công kém và vật 
liệu không đạt yêu cầu 
Thành tố 3. Công tác khảo sát thiết kế 
kém; và điều kiện thời tiết và địa chất 
công trình bất thường 
Thành tố 4. Sự thiếu quan tâm đôn đốc 
của lãnh đạo các bên liên quan 
Thành tố 5. Không có thiết bị đảm bảo 
an toàn và các bên không thực hiện an 
toàn thi công 
Khả năng xảy 
ra của sự cố 
công trình xây 
dựng tại 1 dự 
án xây dựng 
(+) 
(+) 
(+) 
(+) 
(+) 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (49) 2016 101 
Bảng 5 
Tổng quan mô hình 
Model R 
R 
Square 
Adjusted R 
Square 
Std. Error 
of the 
Estimate 
Change Statistics 
R Square 
Change 
F 
Change 
df1 df2 
Sig. F 
Change 
1 .517
a
 .267 .262 .903 .267 49.171 1 135 .000 
2 .558
b
 .312 .301 .878 .045 8.686 1 134 .004 
a. Predictors: (Constant), Kỷ luật thi công kém và vật liệu không đạt yêu cầu 
b. Predictors: (Constant), Kỷ luật thi công kém và vật liệu không đạt yêu cầu, Công tác khảo sát thiết kế kém; và 
điều kiện thời tiết và địa chất công trình bất thường 
Bảng 6 
Phân tích ANOVA 
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 
1 Regression 40.056 1 40.056 49.171 .000
b
Residual 109.974 135 .815 
Total 150.029 136 
2 Regression 46.750 2 23.375 30.328 .000
c
Residual 103.279 134 .771 
Total 150.029 136 
a. Dependent Variable: F01. Khả năng xảy ra của sự cố công trình xây dựng tại 1 dự án xây dựng đang tham 
gia/tham gia gần nay 
b. Predictors: (Constant), Kỷ luật thi công kém và vật liệu không đạt yêu cầu 
c. Predictors: (Constant), Kỷ luật thi công kém và vật liệu không đạt yêu cầu, Công tác khảo sát thiết kế kém; và 
điều kiện thời tiết và địa chất công trình bất thường 
Có 02 mô hình, với mô hình thứ 2 được 
xây dựng trên mô hình 1. Các biến trong các 
mô hình như trong phần ghi chú (Bảng 5). 
Mô hình đầu tiên chỉ gồm biến “Kỷ luật 
thi công kém và vật liệu không đạt yêu cầu”là 
chỉ báo tốt nhất cho biến phụ thuộc “Khả năng 
xảy ra của sự cố công trình xây dựng”. Mô 
hình thứ 2 được thêm 01 biến nữa là “Công 
tác khảo sát thiết kế kém; và điều kiện thời 
tiết và địa chất công trình bất thường”. 
Mô hình thứ nhất giải thích được 26.7% 
phương sai; 0.25<=R2 = 0.267<= 80%, chứng 
tỏ mối liên hệ tương quan tuyến tính ở mức 
khá chặt chẽ (Bảng 5). 
Mô hình thứ 2 làm cho R2 tăng thêm 
0.045 (R Square Change) cho R
2
 cuối cùng 
bằng 0.312 và R2 điều chỉnh bằng 0.301, do 
đó giải thích khoảng 30% phương sai chỉ với 
02 chỉ báo; 0.25<= R2 = 0.267 <= 80%, chứng 
tỏ mối liên hệ tương quan tuyến tính ở mức 
khá chặt chẽ (Bảng 5). 
Kết quả ANOVA như trong bảng dưới 
của Bảng 6. Cả hai mô hình đều có ý nghĩa 
thống kê (Sig. = 0.000). 
Do đó mô hình được chọn là Mô hình thứ 
2 (gồm hai biến “Kỷ luật thi công kém và vật 
liệu không đạt yêu cầu” và “Công tác khảo sát 
thiết kế kém; và điều kiện thời tiết và địa chất 
công trình bất thường”). Trong mô hình này: 
- Khi kiểm soát các chỉ báo khác trong mô 
hình, nếu “Kỷ luật thi công kém và vật liệu 
không đạt yêu cầu” tăng 1 đơn vị thì “Khả 
năng xảy ra của sự cố công trình xây dựng” 
tăng tương ứng thêm 0.509 đơn vị (Bảng 7). 
- Khi kiểm soát các chỉ báo khác trong 
mô hình, nếu “Công tác khảo sát thiết kế kém; 
102 KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 
và điều kiện thời tiết và địa chất công trình bất 
thường” tăng 1 đơn vị thì “Khả năng xảy ra 
của sự cố công trình xây dựng” tăng tương 
ứng thêm 0.312 đơn vị (Bảng 7). 
Bảng 7 
Hệ số hồi quy 
Mô hình 
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa 
t Sig. 
B Độ lệnh chuẩn Beta 
1 (Constant) -.023 .374 -.062 .951 
Kỷ luật thi công kém và vật 
liệu không đạt yêu cầu 
.664 .095 .517 7.012 .000 
2 (Constant) -.652 .421 -1.547 .124 
Kỷ luật thi công kém và vật 
liệu không đạt yêu cầu 
.509 .106 .395 4.786 .000 
Công tác khảo sát thiết kế 
kém; và điều kiện thời tiết và 
địa chất công trình bất thường 
.312 .106 .244 2.947 .004 
Mô hình hồi quy: Y = b1.X1 + b2.X2, 
hay “Khả năng xảy ra của sự cố công trình 
xây dựng” = 0.509 * “Kỷ luật thi công kém và 
vật liệu không đạt yêu cầu” + 0.312 * “Công 
tác khảo sát thiết kế kém; và điều kiện thời 
tiết và địa chất công trình bất thường” 
Các thành tố “Công tác huấn luyện, quản 
lý an toàn tại công trường kém”, “Sự thiếu 
quan tâm đôn đốc của lãnh đạo các bên liên 
quan” và “Không có thiết bị đảm bảo an toàn 
và các bên không thực hiện an toàn thi công” 
được loại khỏi các mô hình. Đây là 03 thành 
tố, được nhận diện bởi các mẫu khảo sát, có 
ảnh hưởng đến “Khả năng xảy ra của sự cố 
công trình xây dựng”. Tuy nhiên do Sig. > 0.05 
nên không thể suy diễn kết quả cho đám đông. 
4. Kết luận 
Bằng phương pháp khảo sát bảng câu hỏi, 
nghiên cứu này đã nhận diện được 05 thành tố 
được cho là có ảnh hưởng đáng kể đến khả 
năng xảy ra sự cố công trình tại Việt Nam 
(gồm “Công tác huấn luyện, quản lý an toàn 
tại công trường kém”, “Kỷ luật thi công kém 
và vật liệu không đạt yêu cầu”, “Công tác 
khảo sát thiết kế kém; và điều kiện thời tiết và 
địa chất công trình bất thường”, “Sự thiếu 
quan tâm đôn đốc của lãnh đạo các bên liên 
quan” và “Không có thiết bị đảm bảo an toàn 
và các bên không thực hiện an toàn thi công”). 
05 thành tố này được sử dụng để xây dựng 
được một mô hình hồi quy dự báo ảnh hưởng 
của 02 thành tố “Kỷ luật thi công kém và vật 
liệu không đạt yêu cầu” và “Công tác khảo sát 
thiết kế kém; và điều kiện thời tiết và địa chất 
công trình bất thường” đến “Khả năng xảy ra 
của sự cố công trình xây dựng” 
Tài liệu tham khảo 
Công An Nhân Dân (2015). Điểm lại một số vụ sập giàn giáo cướp đi nhiều sinh mạng, <
hoi/Diem-lai-mot-so-vu-sap-gian-giao-kinh-hoang-357755/>, truy cập ngày 08/12/2015. 
Công An Nhân Dân (2015). Xem xét khởi tố vụ sập giàn giáo tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh, <
hoi/de-nghi-xem-xet-khoi-to-vu-sap-gian-giao-tai-quan-7-TP-Ho-Chi-Minh-358128/>, truy cập ngày 
08/12/2015. 
Dương Văn Tiển (2006). Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học. Đại học Thủy Lợi. Nhà xuất bản Xây dựng. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 4 (49) 2016 103 
Hoàng T và Chu N.M.N. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tập 1, 2. Nhà xuất bản Hồng Đức. 
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. 
Meyers, Lawrence S. et al. (2013). Performing Data Analysis Using IBM SPSS. John Wiley & Sons, Inc., Hoboken, 
New Jersey. 
Yang Gaosheng and Li Xiuyun. (2012). Importance Evaluation of Construction Collapse Influencing Factors Based 
on Grey Correlation Analysis. 2012 International Conference on Information Management, Innovation 
Management and Industrial Engineering. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_thanh_to_chinh_lam_tang_nguy_co_su_co_cong_trinh_x.pdf