Phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Tổng quan về phân tích tài chính

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Phân tích tài chính (financial analysis) là môn học được thiết kế dành riêng cho Chương

Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright và được giảng dạy vào học kỳ Thu hàng năm. Môn

học này được thiết kế trên cơ sở kết hợp các môn học: Tài chính công ty (Corporate

Finance), Quản trị tài chính (Financial Management), Thị trường tài chính (Financial

Markets), và Tài chính quốc tế (International Finance) được giảng dạy ở các trường đại

học ở các nước phát triển, trong đó chú trọng đến khía cạnh phân tích và ra quyết định

tài chính nhằm trang bị cho các nhà hoạch định chính sách và giám đốc doanh nghiệp

công cụ và kỹ năng phân tích trước khi ra quyết định. Tài chính có 3 lĩnh vực chủ yếu

bao gồm: (1) thị trường và thể chế tài chính, (2) đầu tư tài chính, và (3) quản trị tài chính.

Các lĩnh vực này thường liên quan như nhau đến những loại giao dịch tài chính nhưng

theo giác độ khác nhau. Trong phạm vi môn học này chúng ta chỉ tập trung xem xét

những vấn đề liên quan đến quản trị tài chính, thị trường tài chính và đầu tư tài chính.

Môn học này nhấn mạnh đến vai trò của quản trị tài chính trong các công ty cổ phần chứ

không phải đề cập đến quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung. Do đó, ở đây trình bày

sơ đồ tổ chức công ty và chức năng quản trị tài chính theo kiểu công ty cổ phần (Hình

1.1). Sơ đồ tổ chức công ty như được trình bày ở hình 1.1 chú trọng đến chức năng quan

trọng của giám đốc tài chính và phân biệt sự khác nhau về chức năng và vai trò của

phòng tài chính và phòng kế toán. Trong khi phòng kế toán chú trọng đến việc ghi chép

và phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và lập các báo cáo tài chính thì phòng tài

chính lại chú trọng đến việc dụng các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập ra để phân

tích và hoạch định xem chuyện gì sẽ xảy ra trong hoạt động tài chính của công ty.

pdf 47 trang yennguyen 19040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

Phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Phân tích tài chính – chương trình giảng
dạy kinh tế Fulbright
Biên tập bởi:
Ful bright
Phân tích tài chính – chương trình giảng
dạy kinh tế Fulbright
Biên tập bởi:
Ful bright
Các tác giả:
debray
sjwei
brealey
Nguyễn Minh Kiều
Huỳnh Thế Du
P.K. Rao
Joseph Tham
Nguyễn Xuân Thành
Ful bright
Oliver E. Williamsion
Laura Alfaro
myers
Phiên bản trực tuyến:
MỤC LỤC
1. Tổng quan về phân tích tài chính
2. Thời giá tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
3. Định giá trái phiếu
4. Định giá cổ phiếu
5. Lợi nhuận và rủi ro
6. Mô hình định giá tài sản vốn (capm)
7. Kinh tế học về chi phí giao dịch
8. Thị trường, định chế và chi phí giao dịch
9. Tài chính, tăng trưởng và phát triển kinh tế
10. Các Tỉ lệ Chiết khấu Tài chính trong Thẩm định Dự án
11. Cải cách hệ thống ngân hàng: con đường còn lắm chông gai
12. Chứng khoán chính phủ
13. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) và nền kinh tế hùng mạnh của Ailen
14. Tác động của Đầu tư Nước ngoài lên Nước chủ nhà: Điểm lại các Bằng chứng
Thực nghiệm
15. Giá trị hiện tại và chi phí cơ hội của vốn
16. Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do nhà nước chi phối : Trường hợp của
Trung Quốc
Tham gia đóng góp
1/45
Tổng quan về phân tích tài chính
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tài chính (financial analysis) là môn học được thiết kế dành riêng cho Chương
Trình Giảng Dạy Kinh Tế Fulbright và được giảng dạy vào học kỳ Thu hàng năm. Môn
học này được thiết kế trên cơ sở kết hợp các môn học: Tài chính công ty (Corporate
Finance), Quản trị tài chính (Financial Management), Thị trường tài chính (Financial
Markets), và Tài chính quốc tế (International Finance) được giảng dạy ở các trường đại
học ở các nước phát triển, trong đó chú trọng đến khía cạnh phân tích và ra quyết định
tài chính nhằm trang bị cho các nhà hoạch định chính sách và giám đốc doanh nghiệp
công cụ và kỹ năng phân tích trước khi ra quyết định. Tài chính có 3 lĩnh vực chủ yếu
bao gồm: (1) thị trường và thể chế tài chính, (2) đầu tư tài chính, và (3) quản trị tài chính.
Các lĩnh vực này thường liên quan như nhau đến những loại giao dịch tài chính nhưng
theo giác độ khác nhau. Trong phạm vi môn học này chúng ta chỉ tập trung xem xét
những vấn đề liên quan đến quản trị tài chính, thị trường tài chính và đầu tư tài chính.
Môn học này nhấn mạnh đến vai trò của quản trị tài chính trong các công ty cổ phần chứ
không phải đề cập đến quản trị tài chính doanh nghiệp nói chung. Do đó, ở đây trình bày
sơ đồ tổ chức công ty và chức năng quản trị tài chính theo kiểu công ty cổ phần (Hình
1.1). Sơ đồ tổ chức công ty như được trình bày ở hình 1.1 chú trọng đến chức năng quan
trọng của giám đốc tài chính và phân biệt sự khác nhau về chức năng và vai trò của
phòng tài chính và phòng kế toán. Trong khi phòng kế toán chú trọng đến việc ghi chép
và phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và lập các báo cáo tài chính thì phòng tài
chính lại chú trọng đến việc dụng các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập ra để phân
tích và hoạch định xem chuyện gì sẽ xảy ra trong hoạt động tài chính của công ty.
Xem chi tiết tại đây
2/45
Thời giá tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng
tiền
THỜI GIÁ TIỀN TỆ VÀ MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN
Khái niệm thời giá tiền tệ rất quan trọng trong phân tích tài chính vì hầu hết các quyết
định tài chính từ quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho đến các quyết định về quản lý
tài sản đều có liên quan đến thời giá tiền tệ. Cụ thể, thời giá tiền tệ được sử dụng như
yếu tố cốt lõi trong rất nhiều mô hình phân tích và định giá tài sản, kể cả đầu tư tài hữu
hình lẫn đầu tư tài sản tài chính. Bài này sẽ lần lượt xem xét các vấn đề liên quan đến
thời giá tiền tệ nhằm tạo nền tảng kiến thức cho các bài sau.
LÃI ĐƠN, LÃI KÉP VÀ THỜI GIÁ TIỀN TỆ CỦA MỘT SỐ TIỀN
Lãi đơn (simple interest)
Lãi kép (compound interest)
Lãi kép liên tục (continuous cpompound interest)
Giá trị tương lai của một số tiền hiện tại
Giá trị hiện tại của một số tiền tương lai
Xác định yếu tố lãi suất
Xác định yếu tố kỳ hạn
THỜI GIÁ CỦA DÒNG TIỀN TỆ
THỜI GIÁ TIỀN TỆ KHI GHÉP LÃI NHIỀU LẦN TRONG NĂM
Trong các phần trước khi xác định giá trị tương lai và giá trị hiện tại chúng ta giả định
lãi được ghép hàng năm, tức là mỗi năm tính lãi một lần. Trên thực tế không phải lúc
nào cũng vậy, nếu một năm tính lãi nhiều hơn một lần thì công thức tính giá trị tương
lai và giá trị hiện tại có một số thay đổi.
LÃI SUẤT DANH NGHĨA VÀ LÃI SUẤT HIỆU DỤNG
THỜI GIÁ TIỀN TỆ VÀ CHO VAY TRẢ GÓP
3/45
MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN (DCF)
Dựa trên cơ sở khái niệm thời giá tiền tệ, mô hình chiết khấu dòng tiền được xây dựng
như là một công cụ phân tích căn bản. Mô hình này có dạng như sau:
Cơ sở lý thuyết của mô hình này là khái niệm thời giá tiền tệ và quan hệ giữa lợi nhuận
và rủi ro, thể hiện ở suất chiết khấu k. Mô hình này giúp chúng ta có thể phân tích và so
sánh ngân lưu ở những thời điểm khác nhau với mức độ rủi ro khác nhau.
Xem chi tiết tại đây
4/45
Định giá trái phiếu
ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU
Tài sản tài chính, như đã trình bày trong bài 1, là những tài sản mà giá trị của nó thể
hiện ở trái quyền mà chủ sở hữu tài sản sẽ nhận được trong tương lai. Cụ thể tài sản tài
chính bao gồm các loại chứng khoán ngắn hạn như tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chấp
nhận ngân hàng, và các chứng khoán dài hạn như trái phiếu và cổ phiếu. Giám đốc tài
chính công ty thường quan tâm đến tài sản tài chính dưới hai góc độ: khi thừa vốn công
ty quan tâm đến tài sản tài chính dưới góc độ nhà đầu tư (investor), khi thiếu hụt vốn
công ty quan tâm đến tài sản tài chính dưới góc độ người phát hành (issuer). Dù dưới
góc độ nào, muốn ra quyết định có nên đầu tư hoặc có nên phát hành một loại tài sản
tài chính nào đó hay không, điều quan trọng trước tiên là phải định giá được tài sản đó.
Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ xem xét định giá trái phiếu, một trong những loại tài
sản tài chính dài hạn nhằm mục tiêu ra quyết định đầu tư hoặc huy động nợ vay dài hạn.
Trước khi xem xét cách thức định giá tài sản tài chính, có một số khái niệm cần làm rõ.
Xem chi tiết tại đây
5/45
Định giá cổ phiếu
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Bài này vận dụng các khái niệm và mô hình DCF để định giá các loại cổ phiếu ưu đãi
và cổ phiếu thường. Qua bài này học viên không chỉ được làm quen với mô hình định
giá cổ phiếu mà còn biết cách sử dụng mô hình này trong một số tình huống định giá và
phân tích tài chính khác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu định giá chứng khoán cần phân
biệt một số cặp khái niệm sau đây về giá trị.
Các cặp khái niệm về giá trị
Giá trị thanh lý và giá trị hoạt động
Cặp khái niệm này dùng để chỉ giá trị của doanh nghiệp dưới hai giác độ khác nhau. Giá
trị thanh lý (liquidation value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp hay
tài sảnkhông còn tiếp tục hoạt động nữa. Giá trị hoạt động (going-concern value) là giá
trị hay số
tiền thu được khi bán doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục hoạt động. Hai loại giá trị này ít khi
nào bằng nhau, thậm chí giá trị thanh lý đôi khi còn cao hơn cả giá trị hoạt động.
Giá trị sổ sách và giá trị thị trường
Khi nói giá trị sổ sách (book value), người ta có thể đề cập đến giá trị sổ sách của một
tài sản hoặc giá trị sổ sách của một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản tức là giá trị
kế toán của tài sản đó, nó bằng chi phí mua sắm tài sản trừ đi phần khấu hao tích lũy của
tài sản đó. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp hay công ty tức là giá trị toàn bộ tài sản của
doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được liệt kê
trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Giá trị thị trường (market value) là giá của
tài sản hoặc doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường. Nhìn chung, giá trị thị trường
của doanh nghiệp thường cao hơn giá trị thanh lý và giá trị hoạt động của nó.
Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết
Cặp giá trị này thường dùng để chỉ giá trị của chứng khoán, tức là giá trị của các loại
tài sản tài chính. Giá trị thị trường (market value) của một chứng khoán tức là giá trị
của chứng khoán đó khi nó được giao dịch mua bán trên thị trường. Giá trị lý thuyết
(intrinsic value) của một chứng khoán là giá trị mà chứng khoán đó nên có dựa trên
những yếu có liên quan khi định giá chứng khoán đó. Nói khác đi, giá trị lý thuyết của
6/45
một chứng khoán tức là giá trị kinh tế của nó và trong điều kiện thị trường hiệu quả thì
giá cả thị trường của chứng khoán sẽ phản ánh gần đúng giá trị lý thuyết của nó.
Định giá cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu mà công ty phát hành cam kết trả tỷ lệ cổ tức cố định
hàng năm và không có tuyên bố ngày đáo hạn. Rõ ràng loại cổ phiếu này có những tính
chất giống 2
như trái phiếu vĩnh cửu. Do đó, mô hình định giá trái phiếu vĩnh cửu có thể áp dụng để
định giá cổ phiếu ưu đãi. Giá cổ phiếu ưu đãi được xác định theo công thức sau: V =
Dp/kp , trong đó Dp là cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu đãi và kp là tỷ suất chiết khấu
thích hợp. Giả sử REE phát hành cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 100$ trả cổ tức 9% và nhà
đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận 14% khi mua cổ phiếu này, giá cổ phiếu này sẽ là: V =
$9/0,14 = 64,29$
Định giá cổ phiếu thường
Ý tưởng chung
Cổ phiếu thường là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu thường
được chia lợi nhuận hàng năm từ kết quả hoạt động của công ty và được sở hữu một
phần giá trị công ty tương ứng với giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ. Khi định giá trái
phiếu và cổ phiếu ưu đãi chúng ta thấy rằng giá trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi chính là
hiện giá của dòng tiền tệ thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư. Tương tự, giá cổ phiếu thường
cũng được xem như là hiện giá dòng tiền tệ thu nhập tạo ra cho nhà đầu tư từ cổ phiếu
thường. Do đó, mô hình định giá cổ phiếu thường nói chung có dạng như sau: Trong đó
Dt là cổ tức được chia ở thời kỳ t và ke là tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư. Tuy
nhiên mô hình này chỉ phù hợp với tình huống nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ mãi mãi
để hưởng cổ tức. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu và chỉ giữ nó 2 năm sau đó bán lại với
giá là P2, thì giá cổ phiếu sẽ là:
Mô hình chiết khấu cổ tức
Phương pháp định giá cổ phiếu theo tỷ số PE (Price-Earnings ratio)
Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu rất đơn giản bằng cách lấy lợi nhuận kỳ
vọng trên mỗi cổ phiếu nhân với tỷ số PE bình quân của ngành. Ví dụ một công ty kỳ
vọng sẽ kiếm được lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 3$ trong năm tới và tỷ số PE bình
quân của ngành là 15 thì giá cổ phiếu sẽ là:
V = (Lợi nhuận kỳ vọng trên cổ phiếu) x (Tỷ số PE bình quân ngành) = 3$ x 15 = 45$
7/45
Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhiều hạn chế. Thứ nhất việc định giá
cổ phiếu thường không chính xác do phải phụ thuộc vào việc ước lượng lợi nhuận kỳ
vọng trên cổ phiếu. Thứ hai, làm thế nào để chọn được tỷ số PE phù hợp và liệu nhà đầu
tư có tin tưởng vào tỷ số PE bình quân của ngành hay không, nếu có thì vẫn còn sai số
giữa tỷ số PE của ngành và PE của công ty.
Lợi suất cổ phiếu
Cổ phiếu ưu đãi
Nếu thay giá thị trường hiện tại (P0) cho giá trị lý thuyết (V) trong công thức tính giá trị
lý thuyết của cổ phiếu ưu đãi chúng ta có được:
P0 = Dp/kp
Trong đó Dp là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi và kp là lợi suất đòi hỏi khi đầu tư cổ phiếu
ưu đãi.
Từ công thức cho phép chúng ta giải tìm lợi suất cổ phiếu ưu đãi là:
kp = Dp/P0
Ví dụ giá thị trường hiện tại của cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá là 100$ trả cổ tức 10% là
91,25$. Lợi suất đầu tư cổ phiếu này là: kp = (100 x 10%)/91,25 = 10,96%.
Cổ phiếu thường
Tương tự như trong trường hợp cổ phiếu ưu đãi, chúng ta cũng thay thế giá trị lý thuyết
(V) trong công thức bằng giá trị thị trường hiện tại (P0) chúng ta sẽ có được:
P0 = D1/(ke – g)
Từ công thức có thể giải để tìm lợi suất đầu tư cổ phiếu thường (ke):
ke = D1/(P0 + g)
Việc ứng dụng mô hình chiết khấu cổ tức như vừa trình bày trên đây để xác định lợi suất
của cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thông thường có ý nghĩa rất lớn. Nó cho phép chúng ta
xác định được chi phí sử dụng hai loại nguồn vốn này từ việc phát hành cổ phiếu ưu đãi
và cổ phiếu thông thường. Dựa vào chi phí sử dụng của từng bộ phận vốn này, chúng ta
có thể xác định chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) để làm cơ sở cho việc hoạch
định đầu tư vốn. Chúng ta sẽ trở lại xem xét chi tiết hơn vấn đề này trong bài 7.
Xem chi tiết tại đây
8/45
Lợi nhuận và rủi ro
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO
Trong bài 2 chúng ta đã đề cập nhiều đến suất chiết khấu dùng để làm cơ sở xác định giá
trị hiện tại của một số tiền hoặc của một dòng tiền. Bài 4 và 5 sẽ gặp lại khái niệm này
với tên gọi là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Làm thế nào để quyết định suất chiết khấu hay
tỷ suất lợi nhuận yêu cầu? Bài 5 sẽ xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, đồng
thời chỉ ra cách tính lợi nhuận và rủi ro trong trường hợp đầu tư vào một danh mục bao
gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau. Qua bài 5 bạn sẽ có nền tảng kiến thức để học
mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), mô hình dùng để quyết định tỷ suất lợi nhuận yêu
cầu hay suất chiết khấu khi cần phân tích tài chính liên quan đến thời giá tiền tệ.
ĐỊNH NGHĨA LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO
ĐO LƯỜNG RỦI RO
Rủi ro như vừa nói là một sự không chắc chắn, một biến cố có khả năng xảy ra và cũng
có khả năng không xảy ra. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với hai
tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn.
Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Hệ số biến đổi (coefficient of variation)
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO
Để minh họa và phân biệt thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro, chúng ta xem xét trò chơi
có tên Let’s Make a Deal do Monty Hall điều khiển chương trình như sau : Monty Hall
giải thích rằng bạn được phép giữ lấy bất cứ thứ gì bạn tìm thấy khi mở cửa số 1 hoặc số
2. Đằng sau một trong hai cửa này là 10.000$ trong khi cửa còn lại là một đống vỏ xe đã
sử dụng có giá trị thị trường là 0. Hall cũng cho biết thêm rằng bạn có quyền được mở
một trong hai cửa và có thể trúng giải thưởng 10.000$ nếu mở đúng cửa hoặc nhận đống
vỏ xe vứt đi nếu mở sai cửa. Ngoài ra, Hall có thể cho bạn một số tiền nếu như bạn từ
bỏ quyền được mở cửa của bạn, cũng đồng nghĩa với từ bỏ lợi nhuận kỳ vọng để nhận
lấy
một số tiền chắc chắn.
9/45
LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA MỘT DANH MỤC ĐẦU TƯ
Từ đầu bài đến giờ chúng ta xét lợi nhuận và rủi ro của những khoản đầu tư riêng biệt.
Thực tế nhà đầu tư ít khi nào dồn hết toàn bộ tài sản của mình vào một khoản đầu tư duy
nhất. Do vậy, cần bàn thêm về danh mục đầu tư và rủi ro của danh mục đầu tư. Danh
mục đầu tư (portfolio) là sự kết hợp của 2 hay nhiều chứng khoán hoặc tài sản trong đầu
tư.
Lợi nhuận của danh mục đầu tư
Rủi ro của danh mục đầu tư
ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ NHẰM GIẢM RỦI RO
Trong phần này chúng ta xem xét chiến lược đầu tư đa dạng hoá nhằm giảm rủi ro.
Phương châm ở đây dựa vào câu phương ngôn “Đừng bỏ tất cả các quả trứng của bạn
vào cùng một giỏ” (Don’t put all your eggs in one basket). Đa dạng hoá danh mục đầu
tư nhằm cắt giảm rủi ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà
các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ
vậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động
tăng lợi nhuận của chứ ... g dư ngân sách đã trở thành định chuẩn và tất cả nợ quốc
gia đã trả hết và hàng ngàn người di cư nay đã trở về. Mức độ của sự phục hồi này là
chưa từng có tiền lệ trong thế giới các nước phát triển và đã giúp cho nền kinh tế Ailen
có được một biệt hiệu là Con Hổ Vùng Celtic. Sự hồi sinh này đã tạo ra rất nhiều sự chú
ý trên toàn thế giới. Các học giả, ký giả, và chính trị gia đã tìm cách xác định một “viên
đạn bạc” - một nguyên nhân cơ bản duy nhất giải thích cho sự bùng nổ này. Một số
chuyện gia qui sự tăng trưởng cho các sáng kiến chính sách ví dụ như sự thương lượng
tập thể hay những cải cách giáo dục, hoặc các nhân tố ngoại sinh ví dụ như các khoản
chuyển nhượng của EU và tỷ giá hối đoái có lợi. Nhưng nhiều nguời tin rằng câu trả lời
nằm ở Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI), mà đã tăng mạnh xuyên suốt thập niên 1980,
đạt mức trung bình trên 2,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong suốt nửa sau của thập niên này.5
(Xem Bảng 1a và Hình 1b biểu diễn dòng FDI chảy vào Ailen). Cho đến năm 2002,
tổng lượng FDI bình quân đầu người tại Ailen cao thứ nhì trên thế giới (chỉ sau Hồng
Công và gấp đôi mức trung bình của EU6). Vào tháng Bảy năm 2003, Nhóm Chiến lược
Doanh nghiệp (ESG), một cơ quan độc lập gồm các viện sĩ và nhà kinh doanh hàng đầu,
được chính phủ Ailen ủy thác để làm báo cáo về tương lai của nền kinh tế nước này.7
Báo cáo của cơ quan này kết luận rằng FDI thực sự đóng một vai trò rất quan trọng:
Nhưng lúc đó, chi phí gia tăng, nạn thiếu hụt lao động, giá nhà tăng chóng mặt9 và đồng
euro tăng giá đã xói mòn năng lực cạnh tranh của Ailen và đe dọa sự thành công
34/45
được thúc đẩy bởi xuất khẩu của nước này. Có những quan ngại rằng khi các áp lực về
thị trường lao động gia tăng, mức lương thực tế sẽ tăng nhanh hơn năng suất, qua đó làm
giảm lợi nhuận và sự khuyến khích đối với FDI. Điều dường như cũng có thể xảy ra là
rằng các ưu đãi về trợ cấp, mà một số người luận cứ rằng có vai trò cốt yếu trong việc
thu hút FDI, sẽ có thể bị cắt giảm đi hay bãi bỏ. Bởi vì nhiều vùng tại Ailen sẽ không
còn được xếp loại là vùng “Mục tiêu Một”, Liên minh châu Âu sẵn sàng cắt giảm đáng
kể mức viện trợ không hoàn lại và có hoàn lại mà Ailen có thể đề xuất. Thêm nữa, trong
khi Ailen đã đồng ý duy trì một mức thế suất thuế doanh nghiệp thấp cho đến tận năm
2010 thì đã có những tin đồn rằng nước này sẽ không chống đỡ nổi áp lực của EU11
nhằm gia tăng thuế suất. Vì vậy những thực tiễn mới này đã đặt ra các câu hỏi liệu Ailen
có thể tiếp tục thu hút đáng kể FDI như đã từng làm được trong quá khứ hay không?
Nếu luận điểm của ESG là đúng - sự tăng trưởng chủ yếu là do FDI – thì điều này sẽ làm
thay đổi đáng kể các phản ứng chính sách của Ailen và những nổ lực của các nước khác
nhằm mô phỏng Con Hổ Vùng Celtic. Tại sao nước này rất thành công trong việc thu
hút FDI? Nhưng liệu FDI có thực sự là động lực chính đằng sau sự bùng nổ này? Điều
gì giải thích cho sự tăng trưởng kinh tế? Và, quan trọng nhất là liệu sự bùng nổ này có
thể dutrì được lâu?
Xem chi tiết tại đây
35/45
Tác động của Đầu tư Nước ngoài lên Nước
chủ nhà: Điểm lại các Bằng chứng Thực
nghiệm
Tác động của Đầu tư Nước ngoài lên Nước chủ nhà: Điểm lại các Bằng
chứng Thực nghiệm
KHÁI QUÁT
Bài nghiên cứu này điểm lại các bằng chứng thực nghiệm về tác động của đầu tư nước
ngoài lên nước chủ nhà. Bài này đặt trọng tâm vào việc chuyển giao và lan tỏa công
nghiệp từ các công ty đa quốc gia (MNCs) nước ngoài sang các nước chủ nhà, tác động
của các MNCs nước ngoài đối với hoạt động thương mại của nước chủ nhà, và các tác
động đối với cạnh tranh và cơ cấu ngành ở các nước chủ nhà. Chúng tôi kết luận rằng
MNCs có thể đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng năng suất và xuất khẩu
ở các nước chủ nhà tiếp nhận đầu tư, nhưng bản chất chính xác của tác động của FDI
khác nhau giữa các ngành công nghiệp và giữa các quốc gia, tùy thuộc vào tính chất đặc
trưng và môi trường chính sách ở mỗi quốc gia.
Magnus Blomstrưm Ari Kokko
Stockholm School of Economics Stockholm School of Economics
PO Box 6501 PO Box 6501
113 83 Stockholm, Sweden 113 83 Stockholm, Sweden
E-mail: gmb@hhs.se E-mail: gak@hhs.se
and
NBER and CEPR
Xem chi tiết tại đây
36/45
Giá trị hiện tại và chi phí cơ hội của vốn
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI VÀ CHI PHÍ CƠ HỘI CỦA VỐN
Các công ty đầu tư vào rất nhiều loại tài sản thực. Những tài sản này bao gồm các tài
sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc và các tài sản vô hình như các hợp đồng quản lý
và các bằng sáng chế. Mục tiêu của quyết định đầu tư, hoặc quyết định hoạch định vốn
là tìm kiếm các tài sản thực có giá trị lớn hơn chi phí. Trong chương này chúng tôi sẽ
giới thiệu ý nghĩa của mục tiêu này trong một quốc gia có các thị trường tài chính mở
rộng và hoạt động tốt. Đồng thời chúng tôi cũng giới thiệu những bước đầu tiên và cơ
bản nhất để hiểu các tài sản được định giá như thế nào. Như vậy nếu có một thị trường
tốt cho một tài sản, giá trị của tài sản đúng bằng giá thị trường. Có vài trường hợp mà
việc ước tính giá trị của tài sản không đến nỗi khó lắm. Ví dụ đối với bất động sản, bạn
có thể thuê một chuyên gia thẩm định giúp bạn. Giả sử bạn sở hữu một tòa nhà căn hộ.
Rất có thể giá trị của tòa nhà do chuyên gia thẩm định ước tính chỉ chênh lệch khoảng
vài phần trăm so với giá bán thực sự của tòa nhà.1 Dù sao đi nữa, thị trường bất động
sản hoạt động liên tục, và “vốn liếng” của chuyên gia thẩm định là những kiến thức hiểu
biết về các mức giá của các bất động sản tương tự được trao đổi mua bán gần đây. Do
vậy vấn đề xác định giá trị bất động sản trở nên đơn giản khi có một thị trườngnăng
động mà ở đó tất cả các loại bất động sản được mua và bán. Với nhiều mục đích khác
nhau, ta không cần có một lý thuyết chính quy nào về giá trị. Chúng ta có thể dựa vào
diễn biến của thị trường mà xác định giá trị. Tuy nhiên chúng ta cần phải đi sâu hơn thế.
Thứ nhất, điều quan trọng là cần phảibiết làm thế nào để tính được giá trị của một tài
sản trên thị trường năng động. Ngay cả khi bạn có những đánh giá của chuyên gia thẩm
định thì vẫn cần phải hiểu tại sao giá trị của tòa nhà lại là $250.000 chẳng hạn, và tại
sao không cao hơn hay thấp hơn. Thứ hai, thị trường cho hầu hết các tài sản công ty rất
mỏng. Nhìn vào các mục quảng cáo trong The Wall Street Journal: bạn rất ít khi thấy
người ta rao bán một lò nung thép. Các công ty luôn luôn tìm kiếm những tài sản mà đối
với họ chúng có giá trị cao
hơn so với những công ty khác. Tòa nhà căn hộ nói trên có giá trị cao hơn đối với bạn
nếu bạn có thể quản lý nó tốt hơn những người khác. Tuy nhiên trong trường hợp này,
nếu nhìn vào giá của các tòa nhà tương tự bạn sẽ không biết được giá trị của tòa nhà đó
dưới sự quản lý của bạn. Bạn cần phải biết làm sao để xác định giá của tài sản. Nói cách
khác, bạn cần một lý thuyết về giá trị.
Chúng tôi bắt đầu xây dựng lý thuyết đó trong chương này. Chúng tôi sẽ đưa ra những
vấn đề và những ví dụ đơn giản nhất để làm sáng tỏ những ý tưởng cơ bản. Còn đối
với những độc giả có yêu cầu tiếp thu kiến thức cao hơn sẽ cảm thấy thỏa mãn khi đọc
những chương sau.
37/45
Xem chi tiết tại đây
38/45
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính
do nhà nước chi phối : Trường hợp của
Trung Quốc
NHỮNG CẠM BẪY CỦA MỘT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH DO NHÀ
NƯỚC CHI PHỐI: TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG QUỐC
NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỘT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH DO NHÀ
NƯỚC CHI PHỐI: TRƯỜNG HỢP CỦA TRUNG QUỐC
Genevieve Boyreau-Debray, Ngân hàng Thế giới
Shang-Jin Wei, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Viện Brookings và CEPR
Tài liệu thảo luận số 4471
Tháng 06-2004
Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế (CEPR)
90-98 Goswell Rd, London EC1V 7RR, UK
Điện thoại: (44 20) 7878 2900, Fax: (4420) 7878 2999
Email: cepr@cepr.org, Website: www.cepr.org
Tài liệu thảo luận này được sử dụng dưới sự bảo trợ của chương trình nghiên cứu về
thể chế và thành quả kinh tế thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế. Những
ý kiến được trình bày ở đây là của riêng các tác giả, chứ không phải của Trung tâm.
Công việc nghiên cứu do CEPR phổ biến có thể bao hàm những nhận xét về chính sách,
nhưng bản thân Trung tâm không bảo lưu các quan điểm về chính sách thể chế. Trung
tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế được thành lập năm 1983 như một tổ chức từ thiện
giáo dục tư nhân, nhằm thúc đẩy việc phân tích độc lập và thảo luận công cộng về các
nền kinh tế mở và mối quan hệ giữa những nền kinh tế này. Trung tâm có tính đa nguyên
và không đảng phái, đưa hoạt động nghiên cứu kinh tế vào việc phân tích các vấn đề
chính sách trung và dài hạn. Nguồn tài chính tổ chức (chủ yếu) của Trung tâm được
cung ứng thông qua những khoản tài trợ chính từ Hội đồng Nghiên cứu kinh tế và xã hội,
Trung tâm nguồn lực ESRC thuộc hội đồng này, hoạt động trong phạm vi của CEPR; tổ
chức Esmée Fairbairn Charitable Trust; và Ngân hàng Anh. Các tổ chức này không xem
xét trước các ấn bản của Trung tâm mà cũng không nhất thiết chứng thực cho những
39/45
nhận định trình bày trong đó. Các tài liệu thảo luận của Trung tâm thường trình bày các
công trình nghiên cứu sơ bộ hay các nghiên cứu chưa hoàn chỉnh, được lưu hành nhằm
khuyến khích mọi người thảo luận và nhận xét. Việc trích dẫn và sử dụng một tài liệu
thảo luận như vậy nên xét đến tính chất tạm thời của nó.
TÓM TẮT
Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do nhà nước chi phối: Trường hợp của
Trung Quốc*
Bài viết này xem xét những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do nhà nước chi phối
trong bối cảnh của Trung Quốc. Những cạm bẫy này bao gồm tình trạng manh mún của
thị trường vốn trong nước do sự can thiệp của chính quyền địa phương và sự phân bổ sai
nguồn vốn. Trước tiên, chúng tôi triển khai hai công cụ tiêu chuẩn từ tư liệu nghiên cứu
tài chính quốc tế để phân tích sự hội nhập tài chính giữa các tỉnh thành Trung Quốc. Cả
hai phép kiểm định đều xác nhận một bức tranh tương tự như nhau (và có phần khá ngạc
nhiên): sự lưu chuyển vốn trong phạm vi Trung Quốc thật thấp! Ngoài ra, so với thời kỳ
trước đó, mức độ hội nhập tài chính trong thập niên 90 ở trong nước xem ra đã giảm chứ
không tăng. Thứ hai, chúng tôi cung cấp bằng chứng để chứng minh rằng chính phủ có
xu hướng tái phân bổ nguồn vốn từ những vùng sản xuất hiệu quả sang những vùng sản
xuất kém hiệu quả hơn. Theo ý nghĩa này, một vai trò nhỏ bé hơn của chính phủ trong
lĩnh vực tài chính xem ra có thể làm tăng hiệu quả kinh tế và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.
Phân loại JEL: F30 và G10
Những từ khóa: nền kinh tế Trung Quốc, Feldstein-Horioka, hội nhập tài chính, thị
trường vốn nội địa, và chia xẻ rủi ro.
Genevieve Boyreau-Debray
Ngân hàng Thế giới
1818 H Street, N.W.
Washington DC 20433
USA
Email: gboyreaudebray@worldbank.org
Shang-Jin Wei
Phòng Nghiên cứu, Room 10-700
40/45
Quỹ Tiền tệ quốc tế
700 19th Street, NW
Washington DC 20431
USA
Tel: (1 202) 623 5980
Fax: (1 202) 623 7271
Email: swei@imf.org
* Các tác giả xin cảm ơn Ray Brooks, Chun Chang, Martin Feldstein, Nick Lardy,
Huayong Ge, Albert Keidel, Eswar Prasad, Gang Yi, và những người tham dự tại một
cuộc hội thảo của Quỹ Tiền tệ quốc tế, cuộc họp khai mạc nhóm công tác về nền kinh
tế Trung Quốc của Văn phòng Nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER), và một hội nghị
ở trường đại học Hồng Kông, đã có những nhận xét bổ ích, và xin cảm ơn Heather
Milkiewicz đã hỗ trợ công việc nghiên cứu. Những quan điểm trình bày ở đây là của
riêng các tác giả, và không tiêu biểu cho các quan điểm của Ngân hàng Thế giới, Quỹ
Tiền tệ quốc tế hay những chính sách riêng của các tổ chức này.
Đệ trình ngày 15-5-2004
Xem chi tiết tại đây
41/45
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Phân tích tài chính – chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Biên tập bởi: Ful bright
URL: 
Giấy phép: 
Module: Tổng quan về phân tích tài chính
Các tác giả: Nguyễn Minh Kiều
URL: 
Giấy phép: 
Module: Thời giá tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Các tác giả: Nguyễn Minh Kiều
URL: 
Giấy phép: 
Module: Định giá trái phiếu
Các tác giả: Ful bright
URL: 
Giấy phép: 
Module: Định giá cổ phiếu
Các tác giả: Nguyễn Minh Kiều
URL: 
Giấy phép: 
Module: Lợi nhuận và rủi ro
Các tác giả: Nguyễn Minh Kiều
URL: 
Giấy phép: 
Module: Mô hình định giá tài sản vốn (capm)
Các tác giả: Nguyễn Minh Kiều
URL: 
42/45
Giấy phép: 
Module: Kinh tế học về chi phí giao dịch
Các tác giả: Oliver E. Williamsion
URL: 
Giấy phép: 
Module: Thị trường, định chế và chi phí giao dịch
Các tác giả: P.K. Rao
URL: 
Giấy phép: 
Module: Tài chính, tăng trưởng và phát triển kinh tế
Các tác giả: P.K. Rao
URL: 
Giấy phép: 
Module: Các Tỉ lệ Chiết khấu Tài chính trong Thẩm định Dự án
Các tác giả: Joseph Tham
URL: 
Giấy phép: 
Module: Cải cách hệ thống ngân hàng: con đường còn lắm chông gai
Các tác giả: Huỳnh Thế Du
URL: 
Giấy phép: 
Module: Chứng khoán chính phủ
Các tác giả: Nguyễn Xuân Thành
URL: 
Giấy phép: 
Module: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) và nền kinh tế hùng mạnh của Ailen
Các tác giả: Laura Alfaro
URL: 
Giấy phép: 
43/45
Module: Tác động của Đầu tư Nước ngoài lên Nước chủ nhà: Điểm lại các Bằng chứng
Thực nghiệm
Các tác giả: Ful bright
URL: 
Giấy phép: 
Module: Giá trị hiện tại và chi phí cơ hội của vốn
Các tác giả: brealey, myers
URL: 
Giấy phép: 
Module: Những cạm bẫy của một hệ thống tài chính do nhà nước chi phối : Trường
hợp của Trung Quốc
Các tác giả: debray, sjwei
URL: 
Giấy phép: 
44/45
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
45/45

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_tai_chinh_chuong_trinh_giang_day_kinh_te_fulbright.pdf