Phát triển mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại trường Mầm non

Tóm tắt. Can thiệp sớm (CTS) cho trẻ khuyết tật (TKT) tại trường mầm non là một trong

các mô hình CTS phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Cùng với các mô hình CTS khác, mô hình

CTS cho TKT tại trường mầm non đã góp phần phát hiện sớm trẻ khuyết tật, chẩn đoán,

đánh giá, tư vấn cho gia đình về khuyết tật của trẻ và thực hiện các phương pháp chăm sóc,

giáo dục TKT. Tuy nhiên, mô hình này mới chủ yếu được thực hiện ở các thành phố lớn,

giáo viên mầm non ít được đào tạo chuyên môn sâu về giáo dục TKT, thiếu sự kết hợp, trợ

giúp của các chuyên gia về giáo dục đặc biệt. Vì vậy, hiệu quả đạt được chưa cao. Bài viết

này nhằm phân tích một số vấn đề lí luận và thực tiễn về mô hình CTS cho TKT tại trường

mầm non và đề xuất một số giải pháp để phát triển mô hình này trong giai đoạn hiện nay.

pdf 6 trang yennguyen 6380
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại trường Mầm non

Phát triển mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại trường Mầm non
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0218
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 11-16
This paper is available online at 
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CAN THIỆP SỚM
CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG MẦM NON
Nguyễn Thị Hoàng Yến
Khoa Giáo dục, Học viện Quản lí giáo dục
Tóm tắt. Can thiệp sớm (CTS) cho trẻ khuyết tật (TKT) tại trường mầm non là một trong
các mô hình CTS phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Cùng với các mô hình CTS khác, mô hình
CTS cho TKT tại trường mầm non đã góp phần phát hiện sớm trẻ khuyết tật, chẩn đoán,
đánh giá, tư vấn cho gia đình về khuyết tật của trẻ và thực hiện các phương pháp chăm sóc,
giáo dục TKT. Tuy nhiên, mô hình này mới chủ yếu được thực hiện ở các thành phố lớn,
giáo viên mầm non ít được đào tạo chuyên môn sâu về giáo dục TKT, thiếu sự kết hợp, trợ
giúp của các chuyên gia về giáo dục đặc biệt. Vì vậy, hiệu quả đạt được chưa cao. Bài viết
này nhằm phân tích một số vấn đề lí luận và thực tiễn về mô hình CTS cho TKT tại trường
mầm non và đề xuất một số giải pháp để phát triển mô hình này trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Mô hình can thiệp sớm, Trẻ khuyết tật, Trường mầm non.
1. Mở đầu
Năm năm đầu tiên trong cuộc đời mỗi đứa trẻ là khoảng thời gian rất quan trọng vì những
nền tảng đầu tiên cho cuộc sống được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cơ hội cho đứa trẻ có một
cuộc sống độc lập, tự tin, hạnh phúc, nhiều ý nghĩa và để trở thành một thành viên hữu ích cho xã
hội.
Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật được thực hiện chủ yếu và trọng tâm trong 5 năm đầu tiên
của cuộc đời mỗi trẻ. Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật là những hướng dẫn ban đầu và cung cấp
các dịch vụ tốt nhất dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và
huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo
dục bình thường và cuộc sống sau này [12]. Công việc này đòi hỏi sự quan tâm và tham gia của
các nhà tâm lí, nhà giáo dục, bác sĩ nhi khoa, cán bộ công tác xã hội...
Những dịch vụ can thiệp sớm cần phải được cung cấp trong các môi trường tự nhiên bao
gồm gia đình, nhà trường và những môi trường cộng đồng đa dạng khác. Để cho trẻ và gia đình
có được sự lựa chọn thích hợp nhất, ngày nay các cộng đồng đang phát triển các hình thức “thực
đơn dịch vụ”. Cũng như với mọi trẻ em, đối với trẻ khuyết tật, gia đình là môi trường lí tưởng nhất
để trẻ phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, nếu chỉ có tình thương yêu, lòng nhiệt tình và sự kiên nhẫn
thôi thì vẫn chưa đủ, cha mẹ trẻ cần được cung cấp thêm các kiến thức và kĩ năng liên quan đến
khuyết tật của trẻ, những hiểu biết về quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ nhỏ, một số kĩ năng
kích thích và khuyến khích sự phát triển của trẻ...Vì vậy, giáo viên và các chuyên gia sẽ phối hợp
Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 20/9/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Hoàng Yến, e-mail: nhyen60@gmail.com.
11
Nguyễn Thị Hoàng Yến
với nhau để hỗ trợ phụ huynh tại nhà, tại trường mầm non và tại trung tâm, tuì theo mục đích của
từng buổi gặp. Thông thường, khi trẻ trước 3 tuổi thì gia đình là môi trường chính, khi cần thiết thì
trẻ và cha mẹ đến trung tâm để nhận những can thiệp hay chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ, chuyên
gia trị liệu ngôn ngữ, giáo viên, nhà tâm lí, nhà giáo dục v.v.....Khi trẻ bước vào học hoà nhập ở
trường mẫu giáo thì môi trường chính của trẻ lúc này là ở trường mầm non.
Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong việc
chuẩn bị cho trẻ khuyết tật hòa nhập tốt ở các bậc học cao hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay
mô hình CTS cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non còn thực hiện nhỏ lẻ, thiếu sự phối kết hợp giữa
các lực lượng, chưa thực sự hiệu quả. Để mô hình CTS cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non đạt
được hiệu quả tối ưu cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và thiết lập mối
liên hệ chặt chẽ với các trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập ở các địa phương.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề CTS cho trẻ khuyết tật, tập trung
chủ yếu về các vấn đề sau: Nghiên cứu về ý nghĩa, hiệu quả của CTS (Bricker; Guranick; Meyen
& Lyunc; McCollum & Maude; Meye; Kirk; Skeels; Dye. . . ); Nghiên cứu về nội dung, chương
trình, phương pháp CTS và GDHN của các tác giả Stainback và Stainback (1996), tác giả Lipsky
và Gartner (1997), Wagner (2002) [14, 15, 16]... Ở Việt Nam, các nghiên cứu về CTS cho TKT
được tiến hành trên cơ sở các khâu cơ bản như sàng lọc – chẩn đoán – đánh giá – can thiệp, tuy
nhiên tính hệ thống của các khâu chưa cao, thể hiện rõ trong thực tiễn công tác CTS cho TKT
hiện nay. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả Nguyễn Văn Lê (2012),
nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho can thiệp sớm giáo dục trẻ khuyết tật, bao gồm
việc đào tạo cán bộ, giáo viên [5]; Tác gỉa Lê Thị Thúy Hằng (2011), Nghiên cứu đề xuất mô hình
hỗ trợ GDHN trẻ khuyết tật [4]; Lê Ánh Nguyệt và cộng sự (2015), Mô hình giáo dục hòa nhập
cho trẻ có rối loạn phát triển trong trường mầm non [6]; Tác giả Đỗ Thị Thảo, Sự phối hợp giữa
giáo viên và cha mẹ trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mẫu giáo, Biện pháp can thiệp sớm
và Quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ, [8,9,10]. Các nghiên cứu trên đã đề
cập đến việc đề xuất mô hình hỗ trợ GDHN, sử dụng một số chương trình và các phương pháp
can thiệp cho trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, các vấn đề nêu ra như mô hình GDHN, quy trình CTS,
các chương trình CTS...còn chung chung, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về mô hình CTS cho trẻ
khuyết tật ở trường mầm non.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non
Mô hình CTS cho TKT ở trường mầm non là mô hình cung cấp các dịch vụ dành cho trẻ và
gia đình trẻ khuyết tật ở trường mầm non nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ,
tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau
này.
Trong mô hình CTS cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non, các chuyên gia can thiệp sớm,
giáo viên giáo dục đặc biệt, giáo viên can thiệp sớm, giáo viên mầm non tiến hành các hoạt động
theo kế hoạch giáo dục cá nhân tại trường mầm non mà trẻ theo học. Đây là môi trường xã hội đầu
tiên trong bậc học phổ thông mà trẻ được làm quen, là bước chuyển tiếp quan trọng từ môi trường
quen thuộc của gia đình ra môi trường trường học của xã hội. Trẻ được tiếp tục can thiệp tốt tại
môi trường này sẽ là cơ sở để trẻ có thể hòa nhập tốt sau này ở các bậc học cao hơn.
Tại các trường mầm non hòa nhập, dưới sự can thiệp trực tiếp từ phía giáo viên và sự hỗ trợ
từ các chuyên gia, trẻ sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động, dưới nhiều hình thức khác nhau như:
tiết học cá nhân (luyện các kĩ năng đặc thù, phù hợp với từng khả năng của trẻ), tiết học theo nhóm
và trong tập thể với sự hỗ trợ đặc biệt. Cha mẹ trẻ cũng nhận được sự tư vấn về kiến thức và các kĩ
năng chăm sóc, can thiệp tiếp tục cho trẻ khi ở nhà.
12
Phát triển mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non
Giáo viên phụ trách lớp hòa nhập có trẻ khuyết tật là người thực hiện chính kế hoạch giáo
dục cá nhân với sự giúp đỡ của chuyên gia, giáo viên can thiệp sớm của trung tâm hỗ trợ giáo dục
hòa nhập/trường chuyên biệt. . .
2.2. Ưu nhược điểm củamô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở trườngmầm
non hiện nay
Ưu điểm của mô hình CTS cho TKT ở trường mầm non hiện nay:
- Khẳng định được vai trò và trách nhiệm của trường mầm non; trẻ khuyết tật được sinh hoạt
và học tập trong môi trường cùng các bạn đồng trang lứa; trẻ được đến trường gần nơi mình sinh
sống; các giáo viên trong trường có thể giúp đỡ và chia sẻ với nhau.
- Tại các thành phố lớn, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ
khuyết tật ở các trường mầm non công lập và các trường mầm non tư thục. Điều này cho thấy lĩnh
vực về trẻ khuyết tật và chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật đã dần dần dành được sự quan tâm thích
đáng, đáp ứng được nhu cầu của trẻ và các gia đình trẻ khuyết tật.
- Các trường mầm non thực hiện CTS cho trẻ khuyết tật cũng đã tự trang bị cho mình những
điều kiện cơ bản để có thể hoạt động như: lực lượng giáo viên mầm non và giáo viên có chuyên
môn về giáo dục đặc biệt, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, học tập nâng cao chuyên môn, thiết
lập mối liên hệ với các trung tâm/trường chuyên biệt... Các cơ sở cũng đã thực hiện được một số
hoạt động và dịch vụ cơ bản, đáp ứng được phần nào nhu cầu của trẻ khuyết tật và gia đình như:
các dịch vụ liên quan đến sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá khuyết tật của trẻ, tư vấn cho gia đình về
khuyết tật của trẻ, các phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật dưới nhiều hình thức khác
nhau (tiết cá nhân, nhóm, lớp)...
Hạn chế của mô hình CTS cho TKT ở trường mầm non hiện nay:
- Hầu hết các trường mầm non hiện nay không đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng
cho các hoạt động hỗ trợ giáo dục đặc biệt, không có phòng học riêng để tổ chức tiết cá nhân.
- Trong trường mầm non không có giáo viên có chuyên môn sâu về giáo dục đặc biệt, giáo
viên mầm non hầu như chưa được đào tạo, bồi dưỡng hoặc ít được đào đào bài bản về can thiệp
sớm cho trẻ khuyết tật.
- Thiếu sự liên kết giữa trường mầm non với các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các
cơ sở y tế, các ban ngành, cơ quan chức năng có liên quan; thiếu sự phối hợp với nhóm chuyên gia
về giáo dục đặc biệt do đó mà chất lượng CTS cho TKT chưa đạt hiệu quả như mong muốn, chưa
phát huy được các sức mạnh chung trong việc huy động sự đóng góp và thế mạnh của từng thành
phần vào sự phát triển chung.
2.3. Một số giải pháp phát triển mô hình can thiệp sớm ở trườngmầm non trong
giai đoạn hiện nay
2.3.1. Thiết lập mối liên kết giữa trường mầm non với trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo
dục hòa nhập tại địa phương
a. Mục đích:
Sự phối hợp tích cực giữa trường mầm non với trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa
nhập giúp phát huy nguồn lực của từng đơn vị trong việc thực hiện CTS cho TKT, giúp quá trình
CTS cho TKT đạt hiệu quả tối ưu.
b. Nội dung:
Sự phối hợp giữa trường mầm non và trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
không chỉ diễn ra vào giai đoạn chuyển tiếp giữa hai môi trường hay trong giai đoạn đầu tiên khi
13
Nguyễn Thị Hoàng Yến
TKT bắt đầu được CTS mà nó cần được diễn ra trong suốt quá trình TKT học hòa nhập tại trường
mầm non.
Sự phối hợp cần tích cực cả từ hai chiều và ở từng giai đoạn mỗi bên cần giữ vai trò chủ
động để duy trì sự phối hợp.
- Giai đoạn TTK bắt đầu chuyển tiếp từ trung tâm đến trường hòa nhập: trung tâm cần cung
cấp thông tin, hỗ trợ về nhân lực, chuyên môn để trường mầm non có thể tiếp nhận và hỗ trợ TKT
hòa nhập tốt.
- Giai đoạn TKT đã chuyển hẳn sang trường mầm non: trường mầm non cần phát huy vai
trò hỗ trợ chuyên môn của trung tâm để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của TKT, giúp các em có thể
phát triển các kĩ năng cá nhân bên cạnh khả năng hòa nhập.
c. Cách tiến hành
- Trường mầm non cần phối hợp với trung tâm hỗ trợ và phát triển GDHN để trang bị kiến
thức và kĩ năng cho GV dạy hòa nhập mầm non: kĩ năng tổ chức môi trường vật chất và môi trường
tâm lí, môi trường tự nhiên và xã hội ở trong và ngoài trường, lớp mầm non.
- Chuyên gia CTS ở các trung tâm hỗ trợ, phát triển GDHN cùng với GV các trường mầm
non tiến hành lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật, thống nhất nội dung, ý tưởng để
chuẩn bị cho TKT những điều kiện thuận lợi nhất khi chuyển tiếp từ môi trường can thiệp ở GĐ
lên môi trường mầm non.
- GV mầm non, cha mẹ và chuyên gia CTS cùng lên kế hoạch cho việc học hòa nhập của
TKT. GV mầm non trực tiếp dạy trẻ, bao gồm cả các tiết dạy chung và tham gia các tiết dạy cá
nhân với sự hỗ trợ của chuyên gia CTS.
- Chuyên gia CTS và các chuyên gia về lĩnh vực GDHN sẽ giúp cho việc định hướng lập kế
hoạch cá nhân cho trẻ, thực hiện các chương trình và đánh giá các chương trình trước và sau trong
quá trình hòa nhập của trẻ. Đồng thời, các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn để các GV cùng tham gia
vào quá trình này, định hướng tiếp tục cho việc xây dựng các chương trình can thiệp và GD tiếp
theo.
2.3.2. Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong mô hình can thiệp sớm cho
trẻ khuyết tật ở trường mầm non
a. Mục đích
Tăng số lượng và chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu CTS cho TKT ở các trường mầm
non hiện nay.
b. Nội dung
Nguồn nhân lực trong mô hình CTS cho TKT ở trường mầm non cần đáp ứng đủ yêu cầu
về số lượng và chất lượng, có sự phân hóa chuyên môn để đáp ứng các khâu, các mục đích cụ thể
trong CTS cho nhiều nhóm TKT khác nhau.
c. Cách tiến hành
- Mở các lớp tập huấn GV về CTS cho TKT về cách thức sử dụng và vận dụng các chương
trình, phương pháp CTS phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và khả năng của TKT;
- Thường xuyên tổ chức các buổi dự giờ, đánh giá góp ý giữa các GV và có sự trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm giữa các cơ sở can thiệp để tham khảo cách thực hiện các chương trình, phương
pháp can thiệp mới, hiệu quả;
- Tổ chức có định kì hoạt động chia sẻ và cập nhật thông tin về các cách thức chăm sóc, GD,
phương pháp TKT từ các chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này với các GV.
- Đồng thời mở các lớp tập huấn dành cho cha mẹ mới phát hiện con bị KT cũng như cha
14
Phát triển mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non
mẹ có TKT đã qua giai đoạn đầu tiên; Khuyến khích cha mẹ tham gia các hoạt động cùng GV (dự
giờ, tham gia vào giờ dạy, họp PH định kì, bàn KHGDCN, tham gia hoạt động ngoại khóa. . . );
Phát triển hội PH từng cơ sở CTS và nhóm PH CTS thuộc câu lạc bộ cha mẹ TKT địa phương để
các cha mẹ có điều kiện học hỏi lẫn nhau; Tích cực phổ biến các kĩ năng, chương trình và phương
pháp can thiệp cho TKT trên các phương tiện thông tin đại chúng, để góp phần nâng cao nhận thức
cộng đồng trong đó cho cha mẹ TKT những người chưa nhận được các dịch vụ CTS cho con mình.
2.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác can thiệp sớm ở các trường mầm
non
a. Mục đích
Cơ sở vật chất được chuẩn bị đầy đủ và phù hợp với nội dung của các chương trình, phương
pháp can thiệp đưa ra. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện CTS đạt được hiệu quả.
b. Nội dung
Tạo không gian yên tĩnh cho trẻ học tập, tránh những kích thích bên ngoài, chuẩn bị những
đồ dùng dạy học (nhất là các đồ dùng chuyên biệt) cần thiết và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí
của TKT, phù hợp với chương trình và phương pháp can thiệp, thậm chí GV có thể tự thiết kế đồ
dùng dạy học.
c. Cách tiến hành
Cần chuẩn bị về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học đặc
thù. Cần thiết phải thiết kế các phòng học cá nhân hợp lí để có những tiết dạy cá nhân bổ trợ cho
TTK ngoài các tiết dạy hòa nhập cùng với các trẻ khác trong các giờ học thông thường.
Các GV dựa vào đặc điểm và sở thích của TTK để lựa chọn và thiết kế các đồ dùng dạy học,
trang thiết bị dạy học phù hợp.
Các chuyên gia CTS cùng với các nhà chuyên môn tư vấn, hỗ trợ các GV trong việc lựa
chọn và thiết kế các đồ dùng dạy học cho phù hợp với đặc điểm và khả năng của đối tượng TTK.
3. Kết luận
Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non là một mô hình vô cùng cần thiết và
có ý nghĩa lâu dài cho sự phát triển của trẻ, là cơ sở để trẻ có thể hòa nhập ở các bậc học cao hơn
và hòa nhập vào xã hội. Hiện nay, mô hình CTS cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non đang ngày
một phát triển, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng mô hình này đã có được những thành tựu rất đáng
trân trọng. Việc phát triển mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non cần phải
kết hợp hài hòa các giải pháp khác nhau, trong đó các trường mầm non phải đặc biệt chú trọng
đến việc thiết lập sự liên kết, hợp tác chuyên môn với trung tâm hỗ trợ và phát triển GDHN, tăng
cường số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo chất
lượng CTS cho trẻ khuyết tật đều, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện sau này của mọi trẻ em
khuyết tật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2003. Can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mầm non.
Vụ giáo viên.
[2] Trần Ngọc Giao và Lê Văn Tạc (đồng chủ biên), Nguyễn Xuân Hải, Lê Thị Thúy Hằng,
Lê Thị Loan, Trần Thị Thiệp, Phạm Minh Mục, Nguyễn Thị Nhỏ, Nguyễn Thị Hoàng Yến,
2010. Quản lí giáo dục hòa nhập. Nxb Phụ nữ.
15
Nguyễn Thị Hoàng Yến
[3] Nguyễn Xuân Hải, 2009. Giáo trình Quản lí trường lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt. Nxb
Giáo dục.
[4] Lê Thị Thúy Hằng, 2011. Nghiên cứu đề xuất mô hình hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết
tật. Đề tài KHCN cấp Bộ, mã số: B2007-33-06.
[5] Nguyễn Văn Lê, 2012. Tăng cường năng lực cho nguồn nhân lực can thiệp sớm giáo dục
trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư giữa Việt Nam và
Australia.
[6] Lê Ánh Nguyệt và cộng sự, 2015. Mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ có rối loạn phát triển
trong trường mầm non. Tạp chí Khoa học trường ĐHSP Hà Nội, Vol. 60, No. 1, pp. 65-75.
[7] Đỗ Thị Thảo, 2010. Sử dụng Pep-R trong can thiệp sớm cho trẻ có RLPTK. Tạp chí khoa học
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8, tr. 146-157.
[8] Đỗ Thị Thảo, 2011. Sự cần thiết của viêc phối hợp giữa GV và CM trong CTS cho trẻ tự kỉ
lứa tuổi mẫu giáo. Kỉ yếu Hội Thảo Khoa học “Giáo dục Đặc biệt Việt Nam, kinh nghiệm
và triển vọng”. Nxb Đại học Sư phạm.
[9] Đỗ Thị Thảo, 2013. Một số biện pháp can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Tạp chí giáo
dục, tháng 12/2013, tr 33-36.
[10] Đỗ Thị Thảo, 2015. Quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Tạp chí Khoa
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60 (6), tr.161-171.
[11] Đỗ Thị Thảo, 2015. Biện pháp giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ nhẹ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập. Tạp chí khoa học, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, 60(6BC), tr. 119 - 128.
[12] Trần Thị Thiệp, Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho, Trần Thị Minh Thành, 2006. Giáo trình Can
thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Nxb Giáo dục.
[13] Richard M. Gargiulo, Jennifer Kilgo, 2000. Young Children with Special needs. Delmar
Publishers.
[14] Lipsky, D. K., Gartner, A., 1997. Inclusion and School Reform: Transforming America’s
Classrooms. Paul H. Brookes Publishing Co., PO Box 10624, Baltimore, Maryland.
[15] Stainback, S. B. E., Stainback, W. C., 1996. Inclusion: A guide for educators. Paul H Brookes
Publishing.
[16] Wagner, S., 2002. Inclusive Programming for the Middle School Student with
Autism/Asperger’s Syndrome: Topics and Issues for Consideration by Teachers and Parents.
Future Horizons.
ABSTRACT
Developing an early intervention model for children with disabilities in preschool
Early Intervention (EI) for children with disabilities (CWD) in preschool is an early
intervention model that is currently being used in Vietnam. Along with other early intervention
models, the early intervention model for children with disabilities in preschool has contributed to
the early detection of children with disabilities, diagnosis, evaluation, counseling for families of
children with disabilities and follow-up treatment, care and education of children with disabilities.
However, use of this model has been restricted to the largest cities in Vietnam because preschool
teachers have not been taught how to educate children with disabilities and there is a lack of support
from experts on special education. Therefore, achievements in this area have not been high. This
article looks at some theoretical issues and practical aspects of the early intervention model for
children with disabilities in preschools and proposes ways that this model could be developed.
Keywords: Early intervention model, children with disabilities, preschools.
16

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_mo_hinh_can_thiep_som_cho_tre_khuyet_tat_tai_truo.pdf