Phương pháp của Các Mác trong việc phát hiện bản chất của cái đẹp

Tóm tắt: Ngày nay khi tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì đã từ lâu tri

thức về kinh tế được xem là nền tảng chung cho sự phát triển xã hội. Trong thực tế, tỷ lệ thành

công của lớp tri thức đặc thù về kinh tế luôn đóng vai trò là nhân tố sáng tạo của vô số các thương

hiệu hàng hóa trong đời sống xã hội hiện đại. Trong khi đó, tỷ lệ thất bại lại có thể nằm ngay trong

chính lớp tri thức kinh tế chung, nếu nó không được vận hành để trở thành tri thức kinh tế đặc thù.

Từ câu chuyện về tri thức đặc thù kinh tế, có thể rút ra những bài học từ di sản triết học - mỹ học

của C. Mác, trong đó lịch sử của cái đẹp (thuộc về lớp tri thức đặc thù) đã được tiếp cận đồng hành

với vấn đề kinh tế (nền tảng chung cho sự phát triển đời sống xã hội). Điều này có ý nghĩa phương

pháp luận rõ rệt trong nhận thức duy vật về lịch sử chống lại những hạn chế trong nhận thức của

chủ nghĩa duy vật kinh tế (khi coi kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử xã hội). Đã

từ lâu, cái đẹp được coi là thước đo chỉ phẩm chất con người, là thước đo của con người trong thế

giới đối tượng, luôn đóng vai trò là sức bật mới của kinh tế. Bởi vì, tựu chung lại thì kinh tế sẽ

chẳng là gì nếu không hướng tới mục tiêu vì con người, mục tiêu xây dựng xã hội loài người ngày

một tốt đẹp hơn. C.Mác chính là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của nhân loại, đã sử dụng

phương pháp luận của cái chung để phát hiện và tiếp cận đến phương pháp luận của cái đặc thù.

Hơn nữa C.Mác còn xác lập cái đẹp như một phạm trù đòn bẩy của kinh tế qua luận điểm: “. con

người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp” [1]. Qua phạm trù cái đẹp, chúng ta hoàn toàn

có thể lý giải tốt bản chất con người, xã hội loài người từ cả hai nguồn gốc: xã hội và nhân văn.

pdf 11 trang yennguyen 3180
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp của Các Mác trong việc phát hiện bản chất của cái đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp của Các Mác trong việc phát hiện bản chất của cái đẹp

Phương pháp của Các Mác trong việc phát hiện bản chất của cái đẹp
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 
 43 
Phương pháp của Các Mác 
trong việc phát hiện bản chất của cái đẹp 
Đỗ Thị Minh Thảo* 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 
336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 16 tháng 11 năm 2013, 
Chỉnh sửa ngày 24 tháng 2 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 3 năm 2014 
Tóm tắt: Ngày nay khi tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thì đã từ lâu tri 
thức về kinh tế được xem là nền tảng chung cho sự phát triển xã hội. Trong thực tế, tỷ lệ thành 
công của lớp tri thức đặc thù về kinh tế luôn đóng vai trò là nhân tố sáng tạo của vô số các thương 
hiệu hàng hóa trong đời sống xã hội hiện đại. Trong khi đó, tỷ lệ thất bại lại có thể nằm ngay trong 
chính lớp tri thức kinh tế chung, nếu nó không được vận hành để trở thành tri thức kinh tế đặc thù. 
Từ câu chuyện về tri thức đặc thù kinh tế, có thể rút ra những bài học từ di sản triết học - mỹ học 
của C. Mác, trong đó lịch sử của cái đẹp (thuộc về lớp tri thức đặc thù) đã được tiếp cận đồng hành 
với vấn đề kinh tế (nền tảng chung cho sự phát triển đời sống xã hội). Điều này có ý nghĩa phương 
pháp luận rõ rệt trong nhận thức duy vật về lịch sử chống lại những hạn chế trong nhận thức của 
chủ nghĩa duy vật kinh tế (khi coi kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử xã hội). Đã 
từ lâu, cái đẹp được coi là thước đo chỉ phẩm chất con người, là thước đo của con người trong thế 
giới đối tượng, luôn đóng vai trò là sức bật mới của kinh tế. Bởi vì, tựu chung lại thì kinh tế sẽ 
chẳng là gì nếu không hướng tới mục tiêu vì con người, mục tiêu xây dựng xã hội loài người ngày 
một tốt đẹp hơn. C.Mác chính là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của nhân loại, đã sử dụng 
phương pháp luận của cái chung để phát hiện và tiếp cận đến phương pháp luận của cái đặc thù. 
Hơn nữa C.Mác còn xác lập cái đẹp như một phạm trù đòn bẩy của kinh tế qua luận điểm: “... con 
người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp” [1]. Qua phạm trù cái đẹp, chúng ta hoàn toàn 
có thể lý giải tốt bản chất con người, xã hội loài người từ cả hai nguồn gốc: xã hội và nhân văn. 
Từ khóa: Tri thức đặc thù về kinh tế, cái đẹp thuộc về lớp tri thức đặc thù, chủ nghĩa duy vật kinh 
tế, phương pháp luận của cái đặc thù, cái đẹp là sức bật mới của kinh tế. 
Dẫn nhập* 
Trong lĩnh vực của cái đẹp luôn tồn tại cái 
logic đặc thù của bản thân nó như một đối 
tượng đặc thù. Vượt qua tất cả các triết gia 
_______ 
 * ĐT: 84-979344068 
 Email: dominhthao508@gmail.com 
khác trong việc nghiên cứu bản chất của các 
hiện tượng xã hội bằng phương pháp phát hiện 
cái “logic đặc thù của đối tượng đặc thù” [2], 
xuất phát từ khởi điểm là một hành động, 
C.Mác đã đặt nền tảng cho nguyên lý mỹ học 
của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc lao động của 
cái đẹp. Theo Mác, chính lao động đã sáng 
tạo ra bản thân cái đẹp. 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 
44 
Trong toàn bộ mục đích cuối cùng mà bất 
cứ một triết gia vĩ đại nào cũng đều hướng 
đến, đó chính là tri thức về cái đặc thù. Nó đòi 
hỏi rằng, việc nhận thức cần hướng tới toàn bộ 
thực tiễn trong tất cả các mặt, các hình thái 
phong phú của nó. Cùng với I.Cantơ1 và 
Ph.Hêghen2, C.Mác là một trong số các triết 
gia lớn của nhân loại có tư duy rất rõ ràng 
trong đường hướng tìm kiếm tri thức đặc thù 
về cái đẹp. Để có được tri thức về cái đặc thù, 
thì tri thức về cái chung chính là điểm khởi 
đầu, là nền tảng. Ý tưởng của I.Cantơ hướng 
đến là phạm vi của khoái cảm thẩm mỹ. Từ 
lĩnh vực của cái chủ quan, I.Cantơ tìm thấy tri 
thức đặc thù của cái đẹp. Do đó, cái đẹp nằm 
gọn trong mối tương quan giữa quan năng giác 
tính (nhận thức luận chung) với quan năng cảm 
giác giác quan (năng lực chủ thể tính); giữa 
tính tất yếu chủ quan (cái chung) với nhân tố 
cá nhân của thị hiếu thẩm mỹ (cái riêng). Ở 
I.Cantơ, tri thức về cái đặc thù cũng đạt đến sự 
thống nhất giữa lý tưởng thẩm mỹ và bản chất 
của chủ thể. Lý tưởng của cái đẹp chỉ có thể là 
một đối tượng duy nhất mà mục đích sự tồn tại 
của nó nằm ngay trong bản thân nó. Theo 
Cantơ, bản chất ấy chỉ có thể có ở con người. 
Chỉ có con người mới tự mình xác định được 
mục đích của mình qua lý trí. Nếu như con 
người có vay mượn mục đích từ tri giác bên 
ngoài, thì con người cũng có thể kết hợp chúng 
với những mục đích của chính mình và trong 
sự phù hợp với chúng, để có thể đánh giá một 
cách thẩm mỹ. Vì vậy, Cantơ cho rằng chỉ có 
con người mới có lý tưởng cái đẹp và qua con 
_______ 
1 Immanuen Cantơ (1724-1804) nhà triết học, mỹ học 
Đức thuộc đường hướng duy tâm chủ quan. Người đặt 
nền móng cho triết học cổ điển Đức và có ảnh hưởng 
mạnh mẽ tới các lý thuyết triết học, mỹ học phương Tây 
hiện đại. 
2 G.V.Ph.Hêghen (1770-1831) là nhà triết học, mỹ học 
duy tâm khách quan, đại biểu vĩ đại của triết học cổ điển 
Đức. 
người chỉ có xã hội loài người mới có thể một 
mình đứng giữa tất cả sự tồn tại trong vũ trụ 
hướng đến lý tưởng hoàn mỹ. 
Ở Hêghen, tri thức về cái đặc thù là cả 
một sự vận động và phát triển của thực tiễn 
tinh thần, của ý niệm tuyệt đối liên tục vượt 
bỏ chính bản thân mình để có thể đưa cái 
chung (ý niệm tuyệt đối) “hóa thân” trong cái 
riêng (các hình thức vật chất, hay tính hình 
tượng của nghệ thuật). Quá trình tự vượt bỏ 
này (phủ định của phủ định) là nhằm vươn 
đến trình độ tối cao nhất của nó trong phạm 
vi đặc thù - đó chính là tinh thần tuyệt đối, 
hợp nhất tinh thần khách quan và tinh thần 
chủ quan, hợp nhất cái chung và những cái 
riêng. Lĩnh vực tinh thần sẽ vận động thâm 
nhập vào trong các lĩnh vực vật chất, để trở 
thành một thể thống nhất giữa nội dung (ý 
niệm tuyệt đối) và các hình thức vật chất 
truyền tải, thống nhất giữa cái tuyệt đối và 
cái tương đối ở giai đoạn nghệ thuật. Sau đó 
ý niệm tuyệt đối lại rời bỏ lĩnh vực vật chất 
để vươn tới những hình thức phổ biến hơn. 
Ở Mác, tri thức về cái đặc thù được xem 
xét gắn liền với thực tiễn vật chất của đời sống 
xã hội. Tri thức về cái đặc thù là tri thức về bản 
chất xã hội của con người thông qua các đặc 
điểm hình thái của nó. Vì vậy, việc phân tích 
lịch sử xã hội đơn thuần chỉ dựa trên phương 
diện kinh tế là thể hiện hình thái cực đoan của 
chủ nghĩa duy vật kinh tế, và đó là một hệ 
thống đơn tử. Theo quan niệm duy vật về lịch 
sử, nhân tố quyết định trong lịch sử, xét đến 
cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống 
hiện thực. C.Mác và Ph.Ăngghen chưa bao giờ 
bênh vực cho chủ nghĩa duy vật kinh tế, theo 
đó nhân tố kinh tế được coi là nhân tố quyết 
định duy nhất. Do đó, luận điểm trên không 
nên được hiểu sai theo hướng này. 
Để phát hiện cái “logic đặc thù của đối 
tượng đặc thù”, Mác đã tiến hành luận chứng 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 45 
thông qua một loạt quan điểm, được rút ra từ 
phương pháp biện chứng duy vật như sau: 
Quan điểm hình thái 
Phương pháp hình thái được C.Mác kế 
thừa từ trong hạt nhân phép biện chứng của 
Hêghen. Do C.Mác không chỉ nhìn thấy trong 
phép biện chứng của Hêghen quan điểm lịch sử 
và quan điểm phát triển, mà còn kế thừa ở phép 
biện chứng của Hêghen quan điểm hình thái3. 
Tuy nhiên, nếu như ở Hêghen, quan điểm hình 
thái mới chỉ dừng lại ở cách hiểu về “hình 
thức” và tập trung khảo sát trên ba giai đoạn 
phát triển của hình thức nghệ thuật (hình thức 
nghệ thuật tượng trưng, hình thức nghệ thuật 
cổ điển và hình thức nghệ thuật lãng mạn) phù 
hợp với những hình thức đặc thù của cái đẹp, 
thì ở C.Mác quan điểm hình thái đã đạt đến độ 
chín muồi khi ông khảo sát trong toàn bộ lịch 
sử xã hội để từ đó xây dựng nên quan niệm duy 
vật về lịch sử. Động thái này đã có thể mở ra 
cả một đường hướng tiếp cận hình thái học trên 
_______ 
3 Khác với Hêghen mới chỉ sử dụng tư duy hình thái của 
phép biện chứng ở cách hiểu về “hình thức”, C.Mác đã sử 
dụng phương pháp hình thái như một ưu thế của phép 
biện chứng duy vật trong việc chỉ ra các lớp cấu tạo có 
tính hệ thống của xã hội (lao động, giá trị, kinh tế, cái 
đẹp). Như vậy, quan điểm hình thái trong quan niệm duy 
vật về lịch sử là quan điểm cho phép nghiên cứu, tiếp cận 
đối tượng từ nhiều lớp, nhiều dạng thức, biểu hiện dưới 
nhiều trạng thái hay sự biểu hiện của các mặt cấu tạo. 
“Hình thái” trước hết chính là các mặt “hình thức”. Tuy 
nhiên hình thái không đơn thuần chỉ là hình dạng, hình 
thức. Nó còn có nghĩa là sự cấu tạo trong một tính chỉnh 
thể, tính hệ thống xã hội (formation). Xem cách dùng 
trong cụm từ “die ökonomische Gesellschaftsformation” 
(hình thái kinh tế xã hội) hay formation socio-
économique (hình thái kinh tế xã hội) (Từ điển thuật ngữ 
triết học - chính trị Nga - Việt (có chú thêm tiếng Pháp) 
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr.87) 
 Theo V.P Cu-dơ-min, C.Mác đã nghiên cứu xã hội là 
một loại hệ thống hữu cơ xác định, phát triển theo những 
quy luật của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Với 
ý nghĩa đó, hình thái là một kiểu hay một “loại” cơ chế xã 
hội có tính lịch sử. (xem V.P.Cu-dơ-min: Nguyên lý tính 
hệ thống trong lý luận và phương pháp luận của C.Mác, 
Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr.23). 
các lớp đối tượng xã hội đặc thù của các khoa 
học xã hội hiện đại như kinh tế - chính trị học, 
văn hóa học, xã hội học, tôn giáo học, hình thái 
học nghệ thuật, nghệ thuật học, mỹ học v.v... 
Có thể nhận thấy ngay như trong tác phẩm “Tư 
bản” của C.Mác, logic biện chứng của bộ “Tư 
bản”, đã thể hiện điểm đặc sắc của nó - đó 
chính là logic biện chứng của quan điểm 
hình thái, khi Mác phân tích một loạt các vấn 
đề kinh tế, lao động và giá trị. Cũng trên quan 
điểm hình thái, Mác và Ăngghen đã muốn 
chấm dứt tình trạng mà các nhà triết học trước 
Mác thường gặp phải, đó là coi triết học như là 
khoa học của khoa học, do đó đem đối lập triết 
học với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, 
đối lập “triết học tự nhiên” với khoa học tự 
nhiên, “triết học về lịch sử” với khoa học lịch 
sử, “triết học về nghệ thuật” với nghệ thuật 
học.... 
Với việc tiếp cận đến bản chất của cái đẹp 
theo quan điểm hình thái, C.Mác đã khái quát 
một số khía cạnh phương pháp luận của việc 
nghiên cứu đối tượng đặc thù như sau: 
Thứ nhất, thực chất của việc phân tích các 
hiện tượng xã hội bằng nguyên lý về tính hệ 
thống lại luôn biểu hiện đặc điểm ở các hình thái 
chất lượng xã hội4. Ở phạm trù “Lao động”, có 
hai biểu hiện đặc điểm của hình thái chất lượng 
xã hội đó là: hình thái kinh tế, tức là phương thức 
tồn tại xã hội ở dạng đời sống sản xuất vật chất, 
và hình thái thẩm mỹ, tức là cái đẹp như là 
phương thức tồn tại của bản thể con người. Đây 
thực chất là hai hình thái chất lượng xã hội lớn 
nhất của lao động (TG nhấn mạnh). Cả hình thái 
kinh tế và hình thái thẩm mỹ đều tồn tại dưới hai 
dạng thức: quan hệ và đời sống. Quan hệ sở dĩ 
được coi là một hình thái đời sống, vì nó thực 
_______ 
4 Hình thái chất lượng xã hội là khái niệm dùng để chỉ 
các lớp hình thái kết tinh giá trị của lao động xã hội. 
Hêghen cho rằng chất lượng là “cái đo lường nội tại” 
(Khoa học logic). 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 
46 
chất là những quan hệ sống, và đời sống sở dĩ 
được coi là một tính thực tại, vì nó vận hành tổng 
hòa (toàn bộ) các hình thái quan hệ ở dạng chiều 
sâu của kinh nghiệm sống của bản thể hay tồn tại 
con người. Khi đi sâu vào phân tích từng mặt, 
cũng như khi xem xét mối quan hệ giữa hai hình 
thái kinh tế và cái đẹp, C.Mác đều nghiên cứu ở 
cả hai dạng thức: quan hệ và đời sống. Ông chưa 
bao giờ tách quan hệ ra khỏi phạm vi đời sống 
nói chung, cũng như chưa bao giờ tách quan hệ 
sản xuất ra khỏi đời sống sản xuất nói riêng. Điều 
này cũng được thấy ở “người tiền nhiệm” trước 
Mác - Tsécnưsepxki. Nhà triết học - mỹ học duy 
vật nhân bản Nga thế kỷ XIX này đã luôn đặt rõ 
mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống hiện 
thực, cùng với việc đưa ra tuyên ngôn dưới dạng 
đời sống của cái đẹp: “Cái đẹp là cuộc sống”. 
Còn qua bộ “Tư bản”, C.Mác đã phát hiện 
ra tính chất hai mặt hình thái trong hình thái 
của lao động ở quan hệ kinh tế, đó là: hình thái 
giá trị sử dụng và hình thái giá trị trao đổi. 
Trong bức thư gửi Ph.Ăngghen để thông báo 
về việc đã hoàn tất công việc của tập 1 bộ “Tư 
bản”, C.Mác đã viết như sau: “Điều hay nhất 
trong cuốn sách của tôi là 1. Tính chất hai mặt 
của lao động, được nhấn mạnh ngay trong 
chương đầu, tuỳ theo lao động được biểu hiện 
ra trong giá trị sử dụng hay trong giá trị trao 
đổi (toàn bộ nhận thức về các sự kiện đều dựa 
trên điểm này...) [3]. 
Giá trị của phương pháp phân tích tính chất 
hai mặt về hình thái của lao động, ở Mác, đó 
chính là thể hiện tính ưu việt, tính vượt trội của 
phương pháp biện chứng duy vật trong việc 
phân tích những cơ sở của hoạt động thực tiễn 
của con người khi tạo ra lịch sử của chính 
mình. Điều này khác với Hêghen, ở phương 
pháp biện chứng duy tâm của Hêghen, hình 
thái thẩm mỹ chẳng qua cũng chỉ là một trạng 
thái tha hóa của tinh thần tuyệt đối ở trình độ 
phát triển của nghệ thuật. Lao động sáng tạo 
thẩm mỹ nói chung và nghệ thuật nói riêng trở 
thành hoạt động thụ động ngay trong tính nội 
tại của lịch sử phát triển của tinh thần đã ôm 
trọn lấy lịch sử phát triển của các lực lượng vật 
chất. Theo Mác, đó chính là “Phép biện chứng 
duy tâm lộn đầu ngược xuống đất”. 
Phương pháp biện chứng duy vật của Mác 
tỏ rõ tính ưu thế của nó trong việc xác lập vị trí 
nền tảng của lao động cho mọi tiến trình hoạt 
động vật chất và hoạt động tinh thần được nảy 
sinh từ trên cái cơ sở chung đó. Và như vậy, 
lao động sáng tạo thẩm mỹ nói chung, nghệ 
thuật nói riêng, trở thành hoạt động tự do, chủ 
động ngay trong tính nội tại và trên bình diện 
phổ quát của lịch sử phát triển của các lực 
lượng vật chất, ôm trọn lấy cái lịch sử phát 
triển của các lực lượng tinh thần. Ở Mác, chính 
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã cải 
biến phương pháp biện chứng duy tâm của 
Hêghen. 
Trong lời tựa bộ “Tư bản”, C.Mác đã giải 
thích về điểm này. Ông cho rằng phương pháp 
biện chứng của mình chẳng những khác căn 
bản với phương pháp biện chứng của Hêghen, 
mà còn đối lập hẳn với phương pháp đó. Đối 
với Hêghen, sự vận động của tư duy, mà 
Hêghen coi là một chủ thể độc lập dưới cái tên 
ý niệm, là đấng sáng tạo ra hiện thực, còn hiện 
thực chỉ là hình thức biểu hiện của ý niệm. Đối 
với Mác thì trái lại, vận động của tư duy chẳng 
qua chỉ là cái phản ánh của vận động hiện thực 
được chuyển vào và biến đổi trong bộ óc của 
con người. 
Việc phân tích tính chất hai mặt của lao 
động trong hình thái hàng hóa cũng được Mác 
chỉ ra: “Thoạt tiên hàng hóa thể hiện ra trước 
mắt chúng ta như là một cái gì đó có hai mặt: 
giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Sau đó chúng 
ta lại phát hiện ra rằng, khi biểu hiện ra trong 
giá trị thì lao động không còn giữ những đặc 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1  ... cơ sở mà trên đó mới có 
thể hiểu được các yếu tố tư tưởng của giai cấp 
thống trị, cũng như việc sản xuất tinh thần tự 
do của hình thái xã hội ấy. Ví dụ như luận 
điểm của C.Mác về nền sản xuất tư bản chủ 
nghĩa là thù địch với một số ngành sản xuất 
tinh thần như nghệ thuật và thơ ca [6]. Bên 
cạnh đó, Mác còn nhiều lần nhấn mạnh đến 
tri thức về cái riêng, về cái tính quy định 
riêng, và về đặc tính “loài” nói riêng của lịch 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 
50 
sử xã hội được lao động tác thành nơi con 
người, nơi bản thể của con người được biểu 
hiện ra với tất cả sự phong phú, sinh động và 
cụ thể của nó. Đây là một loạt các đặc trưng 
cố kết nên con người xã hội, và cả trên phương 
diện cá nhân của nó (tính cảm giác chủ quan 
của con người, tính nhân loại của cảm giác, 
tính cá nhân, phong cách tồn tại cá nhân, bản 
chất riêng của con người, bản thể người, 
phương thức tồn tại của đời sống cá nhân, bản 
chất tự do của lao động con người khi đứng đối 
diện với sản phẩm lao động, các lực lượng bản 
chất của con người...) được C.Mác trình bày 
thông qua một loạt các luận điểm quan trọng: 
Khi bàn về bản thể của con người, Mác có 
các luận điểm sau: “Ý thức không bao giờ lại có 
thể là cái gì khác hơn là bản thể có ý thức cả 
(das bewusste Sein), mà bản thể của con người 
(TG nhấn mạnh) lại là quá trình sinh hoạt thực 
tế của họ”7. Trong phần phân tích này có thể 
thấy rõ Mác hiểu bản thể của con người là một 
bản thể có ý thức, có tư duy và phản ánh chính 
điều kiện sinh hoạt thực tế của con người. 
“... đối với con người, hiện thực khách 
quan cũng đều trở thành hiện thực của những 
lực lượng của con người, tức là hiện thực của 
con người và do đó là hiện thực của những lực 
lượng của chính họ, cho nên đối với họ, hết 
thảy mọi đối tượng đều trở thành sự khách 
quan hóa của bản thân mình, trở thành những 
đối tượng đang thể hiện và thực hiện cái bản 
thể của mình (TG nhấn mạnh), những đối 
tượng của mình, nghĩa là đối tượng của chính 
bản thân mình”8. Ở đây, C.Mác cho rằng con 
người đã đối tượng hóa chính mình trong thế 
giới hiện thực và nhận lại được về mình bản 
thân thế giới hiện thực khách quan như là 
những lực lượng, những đối tượng để con 
_______ 
7 Sđd, tr43 - 44. 
8 Sđd, tr 23. 
người thực hiện chính cái bản thể của mình 
trong đó. 
Bàn về bản chất riêng của con người, Mác 
đưa ra luận điểm: “Đặc điểm sức mạnh của bất 
cứ con người nào cũng chính là cái bản chất 
riêng của họ... không phải chỉ ở trong tư duy 
mà bằng tất cả các giác quan, con người do đó 
đã tồn tại rõ rệt trong thế giới khách quan”9. 
Mác đã rất sâu sắc khi phân tích rằng ở bản 
chất con người có cả bản chất chung (bản chất 
xã hội) và có cả cái bản chất riêng có ở mỗi 
con người. Chúng ta biết được đặc điểm sức 
mạnh ở bất cứ con người nào (tức là mỗi cá 
nhân) là thông qua chính cái bản chất riêng của 
họ, căn cứ vào năng lực tư duy và cả vào năng 
lực của tất cả các giác quan, nhờ đó mà một cá 
nhân trở nên một tồn tại cụ thể, rõ rệt trong thế 
giới khách quan. 
Bàn về lịch sử phát triển nghệ thuật từ quan 
niệm hình thái, Mác viết: “Đối với nghệ thuật, 
người ta biết rằng những thời kỳ hưng thịnh 
nhất định của nghệ thuật hoàn toàn không 
tương ứng (TG nhấn mạnh) với sự phát triển 
chung của xã hội, do đó cũng không tương ứng 
với sự phát triển của cơ sở vật chất của xã 
hội”10. Luận điểm này cho thấy hình thái ý thức 
nghệ thuật phản ánh tồn tại xã hội, song quy 
luật phát triển của nghệ thuật lại không phải là 
một trạng thái chung với cơ sở vật chất của xã 
hội, mà nghệ thuật còn tuân theo các quy luật 
phát triển hình thái của các loại hình, loại thể 
của chính nó (tính đặc thù của hình thái nghệ 
thuật). 
Khi bàn về phương thức tồn tại của đời 
sống cá nhân, Mác còn đưa ra nhận xét: “Xét 
về tính tất yếu, phương thức tồn tại của đời 
sống cá nhân thường là sự biểu hiện hoặc đặc 
thù hơn hoặc phổ biến hơn của đời sống chủng 
_______ 
9 Sđd, tr 24 
10 Sđd, tr33. 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 51 
loại” [7]. Theo đó thì phương thức tồn tại của 
đời sống cá nhân có thể là một tấm gương phản 
chiếu của đời sống chủng loại song lại biểu 
hiện ra không cùng cấp độ chung với đời sống 
chủng loại ở đặc điểm hoặc là điển hình hơn, 
hoặc là phổ biến hơn. 
Bản về tính cảm giác chủ quan của con 
người và lịch sử hình thành của năm giác quan, 
Mác lập luận: “Chỉ có thông qua sự phong phú, 
đã được phát triển về mặt vật chất, của bản 
chất con người, thì sự phong phú về tính cảm 
giác chủ quan của con người mới phát triển và 
một phần thậm chí lần đầu tiên mới được sản 
sinh ra: lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy 
cái đẹp của hình thức, nói tóm lại là những cảm 
giác có khả năng về sự hưởng thụ có tính chất 
người và sự khẳng định mình như những lực 
lượng bản chất của con người (TG nhấn 
mạnh)” [6]. Mác coi phương thức tồn tại của 
đời sống mỗi cá nhân đó chính là quá trình 
hình thành các năng lực chủ quan, là khả năng 
hưởng thụ mang tính chất người, được Mác 
xem như là những lực lượng bản chất của con 
người. 
“Sự hình thành năm giác quan là công việc 
của toàn bộ lịch sử toàn thế giới đã diễn ra từ 
trước đến nay”11. Trong hình thức của xã hội, 
các khí quan xã hội đã hình thành trong vai trò 
của năm giác quan và trở thành một phương 
thức thể hiện sự sống của con người xã hội. 
Lịch sử cụ thể của các quan hệ người bóc 
lột người qua các chế độ xã hội, các phương 
thức sản xuất xã hội, biểu hiện tập trung ở 
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mác đã 
chỉ ra nguồn gốc của chế độ tư hữu về tư liệu 
sản xuất chính là nguyên nhân dẫn đến sự tha 
hóa lao động, sự tha hóa của cái đẹp. Sự tha 
hóa của con người lao động cũng bao gồm cả 
sự tha hóa của cái đẹp trong lao động. 
_______ 
11 Sđd, tr20 
Mối quan hệ giữa tha hóa lao động và chế 
độ tư hữu tư sản được thể hiện thông qua mối 
quan hệ giữa người công nhân bỏ ra sức lao 
động bị bóc lột qua lao động làm công ăn 
lương và nhà tư bản. Chế độ tiền công là biểu 
hiện bên ngoài của sức lao động của người 
công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt về giá trị 
thặng dư. Đây là bản chất của quá trình phân 
hóa giàu nghèo, bần cùng hóa lao động trong 
quá trình tích lũy tư bản và là nguồn gốc tích tụ 
giá trị thặng dư trong sử dụng và bóc lột sức 
lao động làm thuê. Sự tha hóa cái đẹp làm suy 
yếu các chức năng xã hội tổng thể của cái đẹp, 
nhất là ở bản chất hàng ba - bản chất tổng hòa 
(tổng thể, hài hòa) của con người xã hội. Sự tha 
hóa cái đẹp sẽ dẫn đến tình trạng các hoạt động 
thẩm mỹ, sáng tạo cái đẹp sẽ rơi xuống vị trí 
hàng một, bị đồng nhất trực tiếp với các nhu 
cầu vật chất. 
Tha hóa lao động, theo C.Mác, là hiện 
tượng xã hội xuất hiện trong điều kiện chế độ 
tư hữu. Hoạt động lao động vốn là bản chất của 
con người xã hội, là biểu hiện tự do của đời 
sống con người, là sự khẳng định đời sống cá 
nhân, và là phương tiện sinh sống của con 
người, thì nay trở thành hoạt động bất đắc dĩ 
đối với con người. Dưới áp lực của hoạt động 
lao động nay không còn nảy sinh như là hoạt 
động do nhu cầu tất yếu nội tại bên trong con 
người, con người bị hiện tượng tha hóa bủa 
vây: một mặt, tính cá biệt của con người bị tha 
hóa khỏi chính chủ thể người; mặt khác, con 
người trở nên xa lạ với chính những sản phẩm 
lao động của chính mình. Như vậy, tha hóa lao 
động dẫn đến tha hóa cái đẹp (điều kiện cho sự 
khẳng định cái độc đáo riêng của tính cá biệt 
con người, của bản thể của con người). Cái đẹp 
chính là mặt hiện thân của bản thể xã hội của 
con người nay bị tha hóa ra khỏi con người. 
Con người lao động sáng tạo ra các vật phẩm 
đẹp song họ lại không được hưởng thụ những 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 
52 
giá trị ấy của đời sống. Đây chính là những 
biểu hiện của tấn bi kịch của con người bị tha 
hóa khỏi bản chất xã hội của chính mình (tha 
hóa cái đẹp). Do chỗ, cái đẹp chính là một hình 
thái giá trị kết tinh của lao động tự do sáng tạo 
mang bản chất xã hội. Lao động chính là thực 
thể của mọi giá trị. 
Sự tha hóa của cái đẹp, do đó là sự tha hóa 
của chính con người trong lao động về phương 
diện bản thể của con người. Những giá trị, 
những khả năng hưởng thụ có tính chất người, 
những lực lượng bản chất của con người bị suy 
thoái cùng với tha hóa lao động. Tha hóa cái 
đẹp cũng chính là sự suy yếu, suy giảm các 
chức năng hoạt động sáng tạo nói chung và 
sáng tạo thẩm mỹ nói riêng. Khái niệm “con 
người hàng hóa” là khái niệm đắt giá nhất mà 
C.Mác đã đưa ra để chứng minh cho sự tha hóa 
của con người lao động trong điều kiện của nền 
sản xuất tư bản chủ nghĩa. “Nền sản xuất sản 
sinh ra con người - C.Mác viết - không những 
chỉ với tính cách là hàng hóa, không những chỉ 
với tính cách là con người hàng hóa, con người 
với sự quy định của hàng hóa; nó sản xuất ra 
con người theo sự quy định ấy, như là một thực 
thể mất tính chất người cả về mặt tinh thần lẫn 
thể xác - Tính vô đạo đức, sự biến chất, sự đần 
độn của cả công nhân lẫn nhà tư bản. - Sản 
phẩm của nền sản xuất đó là hàng hóa có một ý 
thức và có một hoạt động độc lập... là con 
người hàng hóa...” [6]. 
Như vậy, theo Mác nguồn gốc của sự tích 
tụ tư bản là bóc lột lao động làm thuê. Các quy 
luật giá trị và giá cả hàng hóa đã nhất loạt tác 
động chi phối lên toàn bộ các lĩnh vực của đời 
sống tinh thần, đời sống thân thể của các cá nhân 
và của toàn xã hội. Từ đó Mác đi đến tư tưởng 
giải phóng con người khỏi sự tha hóa lao động và 
tha hóa cái đẹp. Giá trị nhân văn, nhân đạo trong 
tư tưởng của Mác về giải phóng con người, giải 
phóng cái đẹp đã cho thấy lý luận xã hội của chủ 
nghĩa Mác trên phương diện thẩm mỹ đã thống 
nhất quá trình phân tích bản chất tổng hòa (tổng 
thể, hài hòa) của cái đẹp với bản chất tổng hòa 
(toàn bộ) các quan hệ xã hội của con người. 
Quan niệm duy vật về lịch sử được C.Mác 
xây dựng trên cơ sở học thuyết về hình thái kinh 
tế - xã hội, trên cơ sở quan điểm hình thái. C.Mác 
đã luận chứng cho quá trình phát triển lịch sử của 
loài người như là một quá trình lịch sử tự nhiên. 
Lịch sử loài người là lịch sử của các chế độ xã 
hội thay thế lẫn nhau. Nhờ có học thuyết về các 
hình thái mà những hình thức lịch sử của đời 
sống xã hội trở thành những hình thức mang tính 
hệ thống. Những cấu trúc chức năng của xã hội, 
và các hình thái lịch sử - cụ thể của các hiện 
tượng xã hội cũng đều trở thành có tính hệ 
thống12. 
Phương pháp biện chứng duy vật của chủ 
nghĩa Mác khi đi vào phân tích lĩnh vực của cái 
đặc thù (cái đẹp), đã được Mác triển khai bằng 
một loạt các phương pháp tiếp cận quan trọng, 
xuất phát từ sự phân tích bản chất các hiện 
tượng xã hội một cách có hệ thống. Mác trước 
hết đã phân tích mặt hình thái của lao động, 
mặt chất lượng của hệ thống, mặt cấu trúc chức 
năng, trên quan điểm phát triển, lịch sử - cụ 
thể, về tính quy định của nền tảng sản xuất vật 
chất đối với quá trình hình thành bản chất tổng 
thể, tổng hòa của cái đẹp, của chính con người 
xã hội, và do đó đã phân tích bản chất của cái 
đẹp ở những hệ thống hiện thực, thực tiễn. Giá 
trị của phương pháp phân tích khoa học này 
nằm trong ý nghĩa phương pháp luận về đối 
tượng nghiên cứu là cái đặc thù, đến ngày nay 
vẫn còn nguyên vẹn giá trị của nó. Bản chất 
tổng hòa các giá trị xã hội và tự nhiên của cái 
đẹp luôn thể hiện tính điển hình của nó trong 
sự hài hòa thống nhất và cả trong những xung 
đột sâu xa nơi bản chất xã hội và cá nhân của 
con người xét trên toàn bộ cuộc vận động lịch 
sử của cái đẹp qua các hình thái kinh tế xã hội. 
_______ 
12 Sđd, tr81. 
Đ.T.M. Thảo / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 1 (2014) 43-53 53 
Tài liệu tham khảo 
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị 
Quốc Gia, Hà Nội, 1995, t.42, tr.137. 
[2] C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Sự thật, Hà 
Nội, 1978, t.1, tr.429. 
[3] C.Mác, Ph.Ăngghen, Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà 
Nội, 1982, tIII, tr.669. 
[4] C.Mác, Tư bản. Phê phán khoa học kinh tế chính trị, 
Nxb Sự thật, 1973, quyển thứ nhất, t.I, tr. 85-86. 
[5] C.Mác: Các học thuyết về giá trị thặng dư (quyển 
IV của bộ Tư bản) Nxb Sự thật, Hà Nội, 1965, 
ph.I, tr.385, 549. 
[6] C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin: Về văn học và 
nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr 20, 23, 
24, 33, 43 - 44, 69, 70, 76, 81. 
[7] V.P.Cu-dơ-min: Nguyên lý tính hệ thống trong lý 
luận và phương pháp luận của C.Mác, Nxb Sự 
thật, Hà Nội, 1986, tr.23, 75, 165, 167. 
The Method of Karl Marx in Discovering 
the Nature of the Beauty 
Đỗ Thị Minh Thảo 
VNU University of Social Sciences and Humanities, 
336 Nguyễn Trãi Road, Thanh Xuân Dist., Hanoi, Vietnam 
Abstract: Nowadays, when scientific knowledge has become the direct productive forces, 
 knowledge of economy has long been considered as the common foundation for social development. 
In fact, the rate of success of the intellectual elite of characteristic economy has always played the 
role as the creative factor of the countless trade names of commodities in the modern social life. 
Meanwhile, the rate of failure can be found right in the intellectual elite of general economy, if it is not 
to be operated to become the intellectual elite of characteristic economy. Therefore, from the story 
about the intellectual elite of characteristic economy, we can be able to withdraw the lessons from the 
philosophy-aethetics heritage of Karl Max in which the history of the beauty (belonging to 
the characteristic intellectual elite) has got access to the accompaniment with the economic issue (the 
general foundation for the development of social life). 
This is of clearly methodological significance in the awareness of historical materialism against the 
limitations in the awareness of economic materialism (When economy was considered to be the only 
decisive factor in social history). For a long time, the beauty has been considered the measurement of 
human quality, the measurement of the human beings in the world of objects. It always plays the role 
of new economic springboard, because after all, the economy is nothing if it does not aim towards the 
goal for human beings, the goal to build the ever more beautiful human society. 
Karl Marx is one of the greatest masters of mankind who used the methodology of the general to 
discover and access the methodology of the peculiarity. Moreover, Karl Marx also 
established the beauty as a category of economic leverage through the argument that human beings are 
also built according to the rules of the beauty. 
Through the category of the beauty, we can totally be able to explain better the human nature and 
human society from both origins; society and humanity. 
Keywords: The characteristic knowledge of economy, the beauty belongs to the characteristic 
intellectual elite, economic materialism, the methodology of the paculiarity, the beauty is the new 
springboard of economy. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_cua_cac_mac_trong_viec_phat_hien_ban_chat_cua_ca.pdf