Phương pháp hoà tách thu hồi triệt để niken trong bã thải công nghiệp mạ điện niken
Abstract
The article describes the nickel recovery process by using dissolving method in order to
dissolve alternately the hydroxide typed indissoluble ones from Nickel contained galvanization
waste. The ICP-MS results show that, after some dissolving steps at room temperature the last
one with boiling temperature at 100oC permits to recovery almost whole of nickel quantity. In this
case the nickel recovery rate can reach up to 98.61%. Thus for better recovery efficiency the
process should be rather conducted at 100oC than at room temperature.
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp hoà tách thu hồi triệt để niken trong bã thải công nghiệp mạ điện niken", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp hoà tách thu hồi triệt để niken trong bã thải công nghiệp mạ điện niken
Tạp chí Hóa học, T. 47 (6), Tr. 763 - 767, 2009 PHƯƠNG PHáP HOμ TáCH THU HồI TRIệT Để NIKEN TRONG Bã THảI CÔNG NGHIệP Mạ ĐIệN NIKEN Đến Tòa soạn 10-6-2009 Phạm Đức Thắng, Ngô Huy Khoa, Đỗ Thị Duyên, Nguyễn Phúc Hải, Nguyễn Thị Kim Chi Viện Khoa học Vật liệu, Viện Khoa học vμ Công nghệ Việt Nam Abstract The article describes the nickel recovery process by using dissolving method in order to dissolve alternately the hydroxide typed indissoluble ones from Nickel contained galvanization waste. The ICP-MS results show that, after some dissolving steps at room temperature the last one with boiling temperature at 100oC permits to recovery almost whole of nickel quantity. In this case the nickel recovery rate can reach up to 98.61%. Thus for better recovery efficiency the process should be rather conducted at 100oC than at room temperature. I - Giới thiệu Hiện nay ở n−ớc ta có nhiều cơ sở sản xuất có các dây chuyền mạ điện với công suất lớn, hμng năm phát sinh ra hμng ngμn tấn bã thải công nghiệp. Bã thải mạ điện lμ chất thải nguy hại do chứa rất nhiều các nguyên tố kim loại nặng nh− Ni, Cr, Cu, ZnTheo quy định của nhμ n−ớc, các chất thải nguy hại đều phải đ−ợc xử lý hoặc đ−ợc l−u giữ trong các điều kiện quản lý chặt chẽ để tránh nguy cơ phát tán gây ô nhiễm môi tr−ờng, môi sinh [1]. Tuy nhiên, một số nguyên tố kim loại có trong chất thải mạ điện lại có giá trị kinh tế cao nh− niken, đồng, crôm cho nên việc xử lý tái chế để thu hồi các kim loại nμy có ý nghĩa thiết thực về nhiều mặt. Trong khuôn khổ bμi báo nμy chúng tôi đề cập đến ph−ơng pháp hoμ tách thu hồi kim loại niken từ bã thải mạ điện của Công ty Phụ tùng ôtô vμ xe máy Ghosi Thăng long với khối l−ợng bã thải mạ điện lên đến 500 tấn mỗi năm. 2. Thμnh phần vμ cấu tạo pha của bã thải mạ điện Bã thải mạ điện của các cơ sở sản xuất đ−ợc thu hồi từ các dây chuyền khác nhau: mùn cặn đ−ợc lọc tách từ dung dịch điện phân các loại, từ các công đoạn tẩy rửa vμ đánh bóng bề các phôi mạ tr−ớc vμ sau khi mạ; than hoạt tính vμ các loại bùn cát lọc đã hết tác dụng v.v.. Các loại mùn cặn nμy đa phần đ−ợc tập trung vμo một bể lắng, trung hoμ bằng vôi tôi vμ đ−ợc ép thμnh bánh cho ráo n−ớc. Bã thải mạ điện của Công ty Goshi Thăng long cũng đ−ợc hình thμnh nh− vậy. Kết quả phân tích thμnh phần cho thấy bã thải của công ty nμy có các nguyên tố chủ yếu nh−: O2, S, Ni, Fe, C, Cr, Si, Ca, Mg, Na. Trong đó các nguyên tố kim loại có thμnh phần dao động trong một khoảng nhất định (xem bảng 1). Về cấu trúc pha, kết quả phân tích pha bằng ph−ơng pháp X–Ray đã cho thấy sự tồn tại của hình thái vô định hình trong cấu trúc pha của phần lớn các hợp chất trong bã thải (hình 1). Từ đó có thể thấy rằng các hợp chất chứa các kim loại đa phần ở dạng hydroxyt, đây lμ tiền đề thuận lợi để tiến hμnh khâu hoμ tách chúng bằng các axit vô cơ. 763 3. Hoá chất, thiết bị vμ thực nghiệm hoμ tách thu hồi ion niken Để hoμ tách các hydroxyt Ni sử dụng dung dịch axit sulfuric công nghiệp H2SO4 có hμm l−ợng 30 g/lit. Ban đầu quá trình hoμ tách đ−ợc tiến hμnh một số lần ở nhiệt độ trong phòng (25 - 35oC), tỷ lệ giữa dung dịch axit vμ bã thải (Lỏng/rắn) lμ L/R = 15 - 20, khuấy trộn hỗn hợp trong bể có máy khuấy với tốc độ khoảng 200- 300 vòng/phút, thời gian khuấy 6 h vμ thời gian ngâm sau khuấy hơn 12h [2, 3]. Sau mỗi lần hoμ tách dịch lắng trong đ−ợc chắt riêng ra để phân tích vμ thu hồi. Bùn đã tách n−ớc lại đ−ợc hoμ tách quay vòng cho đến lần cuối cùng. ở lần hoμ tách cuối cùng bùn đ−ợc hoμ tách với các điều kiện nh− trên nh−ng hỗn hợp dung dịch bùn – axit đ−ợc gia nhiệt đến 100oC. 4. Kết quả phân tích vμ thảo luận Tất cả các dịch thu hồi đều đ−ợc đem đi phân tích bằng ph−ơng pháp quang phổ phát xạ nguyên tử plasma ghép nối cảm ứng (ICP – MS) hoặc quang phổ hấp phụ AAS. Kết quả phân tích đ−ợc trình bμy trong bảng 2. Bảng 1: Khoảng dao động thμnh phần của một số nguyên tố chính trong bã thải Goshi [2] Nguyên tố Trọng l−ợng, % Ni 10 - 20 C 4 - 15 Fe 3 - 6 Cr 3 - 20 Si 2 - 4 Ca 2 - 5 S 1 – 3 Na 1 - 2 Hình 1: Kết quả phân tích pha của bã thải của công ty Goshi Thăng Long bằng ph−ơng pháp X-Ray [1] Từ bảng 2 thấy rằng ở nhiệt độ th−ờng hiệu quả của các hoμ tách lặp lại cμng về sau cμng kém dần đi. Điều nμy cho thấy l−ợng hợp chất ở dạng hydroxyt dễ tan trong axit đã bị cạn kiệt. Còn lần cuối hoμ tách ở 100oC lại thu đ−ợc gần hết l−ợng niken còn sót lại (xem kết quả các 764 thực nghiệm 1,2,3 ở bảng 2). Từ đó một câu hỏi đặt ra lμ ngoμi các hợp chất của niken trong bã thải ở dạng hydroxyt dễ bị hoμ tách còn có hợp chất nμo của nó khó hoμ tan ở nhiệt độ th−ờng ? Điều nμy có thể đ−ợc hé mở khi ta xem xét các khả năng kết tủa hợp chất của niken trong bã thải dựa vμo biểu đồ Pourbaix về thế điện cực ϕ- pH cân bằng của hệ Niken-N−ớc ở nhiệt độ 25oC (xem hình 2). Theo [4] Trong quá trình điện phân, nồng độ ion niken Ni2+ trong lớp dung dịch sát anôt th−ờng tích tụ khá lớn, dễ lắng kết lên bề mặt anôt thμnh mμng xốp. Mμng nμy che khuất một phần bề mặt anôt, phần hoạt động còn lại bị thu hẹp, nên mật độ dòng điện cục bộ tại đó tăng vọt lên, điện thế anốt cũng tăng theo vμ đạt đến điện thế đủ cho ion OH- phóng điện vμ giải phóng ra oxy: 4OH − - 4e → 2H2O + O2 ↑ Phản ứng tạo vμ thoát oxy xảy ra liên tục ở khu vực quanh điện cực anôt, lμm oxy hoá một l−ợng cation Ni2+ nằm sát d−ơng cực. Đồng thời anion OH- cũng tiến đến sát d−ơng cực vμ một phần từ đó kết hợp với cation Ni2+ tạo ra niken hydroxit. Các hợp chất phát sinh nμy ở dạng hạt nằm lơ lửng trong dung dịch điện ly tạo thμnh cặn bùn. Ng−ời ta đã dùng hệ thống lọc tuần hoμn để lọc các loại cặn bùn trong dung dịch. Số l−ợng mùn cặn nμy đã kéo theo một l−ợng dịch điện phân nhất định chứa niken sunfat dính bám theo trong quá trình lọc tách cặn bùn, để rồi sau đó muối niken sunfat bị kết tủa ở giai đoạn trung hoμ các dịch bùn thải. Bảng 2: Kết quả phân tích các mẫu n−ớc dung dịch thu hồi theo ph−ơng pháp ICP-AES trên máy của Hãng Agilent model 7500a tại Trung tâm phân tích thuộc Viện công nghệ xạ hiếm Hμm l−ợng các nguyên tố trong dung dịch thu hồi theo thứ tự hoμ tách lặp lại, mg/lit TT thực nghiệm 1 2 3 4 Tổng l−ợng Ni thu hồi, (μmg)xN Tỷ lệ thu hồi, % 1 12.525 3.436 947 3.218 20.126 98,61 2 - nt - - nt - 4.132 20.093 98,45 3 - nt - 7.088 19.631 96,17 4 14.158 14.158 69,36 Ghi chú: * Những ô mμu xám lμ kết quả những lần hoμ tách cuối cùng ở nhiệt độ t0 = 100oC ** N-L−ợng dung dịch trung bình thu đ−ợc sau mỗi lần hoμ tách ( ở đây, N = 1 lit). Trong quá trình trung hoμ dịch bùn thải, với sự có mặt của các chất kiềm NaOH hoặc Ca(OH)2 thế điện cực của niken đang từ 1,8V bị giảm dần vμ bắt đầu tr−ợt theo đoạn thẳng nối các điểm A–B–C (xem hình 2) do phản ứng kết tủa hợp chất của niken gây ra mμ sản phẩm kết tủa của nó lμ các phức chất oxy-hydroxyt niken hoá trị 3 [NiOOH] hoặc hydrat-dioxit niken hoá trị 4 [NiO2(H2O)]). Khi tr−ợt đến điểm C, thế điện cực của ion niken giảm đột ngột theo chiều thẳng đứng trên đoạn thẳng CD do phản ứng kết tủa mạnh mẽ hơn gây ra mμ sản phẩm của nó lμ hydroxyt niken hoá trị 2 [Ni(OH)2]. Nh− vậy có khả năng tồn tại 3 loại hợp chất chứa niken trong bã thải lμ hydroxyt, oxy-hydroxyt vμ hyđrat-dioxyt. Tất cả các hợp 765 chất nμy đều ở dạng vô định hình vμ hiện nay kết quả phân tích pha bằng ph−ơng pháp X-Ray ch−a phân biệt đ−ợc rõ nét các hợp chất nμy khi chúng bị trộn lẫn với nhau vμ với nhiều hợp chất vô định hình khác. A Hình 2: Biểu đồ thế điện cực ϕ-pH cân bằng của hệ Niken-N−ớc ở nhiệt độ 25oC với các nồng độ niken khác nhau [5] Cũng căn cứ vμo biểu đồ ở hình 2, việc hoμ tan các hợp chất niken để tạo ra dung dịch chứa ion Ni2+ luôn luôn đ−ợc bắt đầu với hydroxyt niken. Khi l−ợng hợp chất nμy ch−a bị cạn kiệt thì các quá trình hoμ tách bằng axit ở nhiệt độ th−ờng hầu nh− chỉ xảy ra với nó. Còn các hợp chất NiOOH vμ NiO2(H2O) chắc chắn khó bị hoμ tách hơn ở nhiệt độ th−ờng vμ nó sẽ chỉ dễ dμng bị hoμ tách khi quá trình nμy đ−ợc tăng c−ờng bằng cách gia nhiệt đến 100oC. Nh− vậy có thể cho rằng chính các hợp chất NiOOH vμ NiO2(H2O) có mặt trong bã thải khiến cho việc hoμ tách ở nhiệt độ th−ờng không thể triệt để. Tuy nhiên ở đợt thực nghiệm thứ 4, việc hoμ tách bã thải đ−ợc tiến hμnh ở nhiệt độ 1000C ngay từ ban đầu lại có kết quả không cao hơn so với hoμ tách ở nhiệt độ th−ờng. Điều nμy có thể giải thích rằng khi đ−ợc đun nóng, niken hydroxyt đ−ợc hoμ tan tr−ớc tiên vμ hoμn toμn khiến nồng độ ion Ni2+ tăng cao, với mức độ đủ lớn để ức chế sự hoμ tan các hợp chất oxy- hydroxyt vμ hyđrat-dioxyt niken khiến cho nồng độ của ion Ni2+ trong dung dịch không thể tăng lên đ−ợc nữa. Các kết quả ở bảng 2 cũng cho thấy, việc áp dụng biện pháp gia nhiệt đến 100oC chỉ có tác dụng triệt để ở lần hoμ tách lặp lại thứ 2 trở đi, khi mμ nồng độ Ni2+ phát sinh từ sự hoμ tan hợp chất Ni(OH)2 bị sụt giảm t−ơng ứng với sự cạn kiệt của hợp chất nμy thì sự hoμ tan các hợp chất còn lại của niken mới đ−ợc phát huy tác dụng. Kết quả các lần thử nghiệm 1-2-3 (bảng 2) cho thấy để phát huy tác dụng của việc gia nhiệt thì cần tiến hμnh hoμ tách lặp B C D 766 lại ít nhất 2 lần, trong đó việc gia nhiệt cần đ−ợc áp dụng cho lần hoμ tách cuối cùng. IV - Kết luận - Trong bã thải mạ điện niken, tuân theo biểu đồ Pourbaix về thế điện cực ϕ-pH cân bằng của hệ niken-n−ớc ở nhiệt độ 25oC có thể tồn tại ít nhất 3 dạng hợp chất chứa niken lμ hydroxyt Ni(OH)2, oxy-hydroxyt NiOOH vμ hydrat- dioxyt NiO2(H2O). Trong đó chỉ có hydroxyt niken lμ dễ dμng bị hoμ tách bởi axit sunfuric ở nhiệt độ th−ờng. Hai hợp chất sau chỉ dễ dμng bị hoμ tách ở nhiệt độ cao (100oC). - Khi hoμ tách bã thải, tr−ớc tiên cần hoμ tách lặp lại một vμi lần ở nhiệt độ th−ờng để hoμ tan hết các hợp chất ở dạng hydroxyt niken Ni(OH)2. Sau đó tiến hμnh hoμ tách lặp lại lần cuối cùng ở nhiệt độ 100oC để hoμ tan hết các hợp chất chứa niken còn lại (ở dạng oxy- hydroxyt NiOOH vμ hydrat-dioxyt NiO2(H2O)). Nhờ đó có thể thu hồi triệt để niken từ bã thải. - Ph−ơng pháp hoμ tách thu hồi niken từ bã thải nêu trên đã vμ đang đ−ợc áp dụng cho dây chuyền công nghệ tại x−ởng sản xuất thực nghiệm của Công ty cổ phần vật liệu vμ môi tr−ờng để xử lý bã thải mạ điện crôm, niken của Công ty phụ tùng ôtô – xe máy Goshi Thăng Long. TμI LIệU THAM KHảO 1. Bộ Tμi nguyên vμ Môi tr−ờng. Hệ thống tiêu chuẩn về môi tr−ờng vμ các quy định mới nhất về bảo vệ môi tr−ờng, Nxb. Lao động – Xã hội, Hμ Nội (2008). 2. Phạm Đức Thắng. Báo cáo tổng kết đề tμi KHCN cấp VKHCNVN: Nghiên cứu công nghệ xử lý vμ tái sử dụng bã thải rắn trong công nghiệp mạ crôm, niken, Hμ Nội (2008). 3. J. E. Silva, D.Soares et al. Journal of Hazardous material B121 (2005) 4. Đinh Phạm Thái, Nguyễn Kim Thiết. Lý thuyết các quá trình điện phân. Điện phân, Nxb. Giáo dục (1997). 5. W. T. Thompson and ets. Pourbaix diagrams for multielement systems Uhlig’s corrosion Handbook. Electrochemical society, Newjesey (2000). Liên hệ: Phạm Đức Thắng Viện Khoa học Vật liệu Viện Khoa học vμ Công nghệ Việt Nam 18 Hoμng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hμ Nội. 767
File đính kèm:
- phuong_phap_hoa_tach_thu_hoi_triet_de_niken_trong_ba_thai_co.pdf