Phương pháp tìm nghiệm bài toán cân bằng đồng thời là điểm bất động chung của nửa nhóm ánh xạ không giãn trong không gian hilbert

Tóm tắt:

Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả đạt được để tìm nghiệm bài toán cân bằng

đồng thời là điểm bất động chung của nửa nhóm ánh xạ không giãn khi áp dụng phương pháp lặp

Mann, phương pháp lai ghép trong quy hoạch toán học. Chúng tôi cũng xây dựng một ví dụ cùng các

tính toán số để minh họa cho các kết quả lý thuyết trên.

pdf 5 trang yennguyen 3920
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp tìm nghiệm bài toán cân bằng đồng thời là điểm bất động chung của nửa nhóm ánh xạ không giãn trong không gian hilbert", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp tìm nghiệm bài toán cân bằng đồng thời là điểm bất động chung của nửa nhóm ánh xạ không giãn trong không gian hilbert

Phương pháp tìm nghiệm bài toán cân bằng đồng thời là điểm bất động chung của nửa nhóm ánh xạ không giãn trong không gian hilbert
PHƯƠNG PHÁP TÌM NGHIỆM BÀI TOÁN CÂN BẰNG ĐỒNG THỜI LÀ ĐIỂM
BẤT ĐỘNG CHUNG CỦA NỬA NHÓM ÁNH XẠ KHÔNG GIÃN TRONG KHÔNG
GIAN HILBERT
SOME METHODS TO FIND A SOLUTION OF AN EQUILIBRIUM PROBLEM
WHICH IS A COMMON FIXED POINT OF A NONEXPANSIVE SEMIGROUP IN
HILBERT SPACES
Tóm tắt:
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả đạt được để tìm nghiệm bài toán cân bằng
đồng thời là điểm bất động chung của nửa nhóm ánh xạ không giãn khi áp dụng phương pháp lặp
Mann, phương pháp lai ghép trong quy hoạch toán học. Chúng tôi cũng xây dựng một ví dụ cùng các
tính toán số để minh họa cho các kết quả lý thuyết trên.
Abstract:
In this article, we give some results for finding a common element of the set of solutions of an
equilibrium problem and the set of all common fixed points of a nonexpansive semigroup in Hilbert
spaces. These results is based on the Mann iterative method and hybrid method in mathematical
programming. A numerical example to illustrate for the given methods is also mentioned in this article.
Từ khóa: Điểm bất động; Bài toán cân bằng; Nửa nhóm không giãn
1. Mở đầu
Cho C là tập đóng lồi và khác rỗng của không gian Hilbert thực H và S = {T (t) : 0 ≤ t <∞} là
nửa nhóm các ánh xạ không giãn từ C vào C. Kí hiệu Fix(S) là tập điểm bất động chung của S.
Bài toán cân bằng với song hàm G : C × C → R là tìm phần tử x ∈ C sao cho
G(x; y) ≥ 0 với mọi y ∈ C; (EP)
trong đó G thỏa mãn các điều kiện sau:
(A1) G(x; x) = 0 với mọi x ∈ C;
(A2) G là hàm đơn điệu, tức là G(x; y) +G(y; x) ≤ 0 với mọi x; y ∈ C;
(A3) lim supt!0+ G(tz + (1− t)x; y) ≤ G(x; y) với mọi x; y; z ∈ C;
(A4) G(x; ·) lồi và nửa liên tục dưới với mọi x ∈ C.
Tập nghiệm của (EP) được kí hiệu là SEP(G). Bài toán cân bằng trông khá đơn giản về mặt hình
thức nhưng lại bao hàm được nhiều lớp bài toán quan trọng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như bài
toán tối ưu, bất đẳng thức biến phân, điểm bất động, điểm yên ngựa, cân bằng Nash và được ứng
dụng rộng rãi trong vật lý, kỹ thuật, khoa học, tối ưu, kinh tế ... (xem Blum and Oettli [1]).
Bài toán tìm nghiệm của (EP) đồng thời là điểm bất động chung của S chính là một trường hợp
riêng của bài toán chấp nhận lồi (convex feasibility problem). Bài toán này thu hút được sự quan tâm
của nhiều tác giả và trở thành một trong các chủ đề sôi động của giải tích phi tuyến trong những năm
qua; xem [3, 6, 7].
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả đạt được để phần tử p ∈ Fix(S) ∩ SEP(G)
khi áp dụng phương pháp lặp Mann [2] và phương pháp lai ghép trong quy hoạch toán học [4]. Chúng
tôi cũng đưa ra ví dụ cùng các tính toán số để minh họa cho các kết quả lý thuyết trên.
Khoa Cơ sở Cơ bản, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
NGUYỄN ĐÌNH DƯƠNG 
2. Một số kết quả lý thuyết đạt được
2.1. Phương pháp lặp Mann
Năm 2010, chúng tôi đã mở rộng kết quả của Tada và Takahashi [6] và đưa ra phương pháp tìm
nghiệm của (EP) đồng thời là điểm bất động chung của S. Chúng tôi có kết quả sau.
Định lí 0.1. Giả sử Fix(S) ∩ SEP(G) ̸= ∅ và {xn} là dãy xây dựng bởi công thức: x0 ∈ H,
un ∈ C thỏa mãn
G(un; y) +
1
rn
⟨y − un; un − xn⟩ ≥ 0; ∀y ∈ C;
xn+1 = nxn + (1− n)Tnun;
(0.1)
trong đó {n} ⊂ [a; b], a; b ∈ (0; 1), {rn} ⊂ (0;∞) thỏa mãn lim infn!1 rn > 0 và Tn xác định bởi
• Tnx = T (tn)x với lim infn!1 tn = 0, lim supn!1 tn > 0, limn!1(tn+1 − tn) = 0;
• hoặc Tnx = 1
tn
tn∫
0
T (s)xds với limn!1 tn = ∞.
Khi đó dãy {xn} hội tụ yếu về p, trong đó p = limn!1 PFix(S)\SEP(G)(xn).
Chú ý 0.1. Trong [5] Suzuki đưa ra một ví dụ về dãy {tn} thỏa mãn các điều kiện của Định lí 0.1.
Trước hết ta xây dựng dãy sn trong [−1=2; 1=2] bởi công thức
sn =

1
2k
nếu 2
k1∑
j=1
j < n ≤ 2
k1∑
j=1
j + k;
− 1
2k
nếu 2
k1∑
j=1
j + k < n ≤ 2
k∑
j=1
j;
trong đó k ∈ N. Tiếp theo, xây dựng dãy {tn} trong [0; 1=2] bởi công thức
tn =
n∑
k=1
sk với ∀n ∈ N: (0.2)
Một số giá trị ban đầu của {tn} như sau:
t1 = 1=2, t2 = 0, t3 = 1=4, t4 = 2=4,
t5 = 1=4, t6 = 0 , t7 = 1=6, t8 = 2=6
· · · · · ·
2.2. Phương pháp lai ghép trong quy hoạch toán học
Để nhận được sự hội tụ mạnh của dãy lặp, chúng tôi đã cải tiến và mở rộng kết quả của Tada và
Takahashi [6] và nhận được kết quả sau đây.
Định lí 0.2. Giả sử Fix(S) ∩ SEP(G) ̸= ∅ và {xn} là dãy xây dựng bởi công thức: x0 ∈ H,
un ∈ C thỏa mãn
G(un; y) +
1
rn
⟨y − un; un − xn⟩ ≥ 0; ∀y ∈ C;
zn = (1− n)xn + nTnun;
Hn = {z ∈ H : ∥zn − z∥ ≤ ∥xn − z∥} ;
Wn = {z ∈ H : ⟨xn − x0; z − xn⟩ ≥ 0} ;
xn+1 = PHn\Wn(x0); n ≥ 0;
(0.3)
trong đó {n} ⊂ [a; 1], a ∈ (0; 1), {rn} ⊂ (0;∞) thỏa mãn lim infn!1 rn > 0 và Tn xác định bởi
• Tnx = T (tn)x với lim infn!1 tn = 0, lim supn!1 tn > 0, limn!1(tn+1 − tn) = 0;
• hoặc Tnx = 1
tn
tn∫
0
T (s)xds với limn!1 tn = ∞.
Khi đó {xn} hội tụ mạnh về p, trong đó p = PFix(S)\SEP(G)(x0).
3. Ví dụ minh họa
Trong phần này chúng tôi xét bài toán cân bằng dưới dạng phương trình với toán tử đơn điệu và
nửa nhóm S là phép quay quanh trục Ox2 trong R3.
3.1. Bài toán
Trong R3 cho ma trận đối xứng nửa xác định không âm
A =
 3=8 7=24 1=37=24 3=8 1=3
1=3 1=3 1=3
 :
Xét hệ phương trình tuyến tính
Ax = b; (0.4)
trong đó x = (x1; x2; x3)t và b = (0; 4=27; 2=27)t. Đặt G(x; y) = ⟨Ax− b; y − x⟩; ∀x; y ∈ R3:Khi đó tập
nghiệm của hệ trùng với tập nghiệm của bài toán cân bằng
G(x; y) ≥ 0; ∀y ∈ R3: (0.5)
Bằng việc giải hệ (0.4) ta được tập nghiệm của bài toán cân bằng (0.5) là
SEP(G) = {(x1; x2; x3) : x1 − x2 + 16=9 = 0} :
Xét nửa nhóm ánh xạ không giãn S = {T (t) : 0 ≤ t <∞}, trong đó
T (t) =
cost 0 − sint0 1 0
sint 0 cost
 :
Trong không gian 3 chiều R3 đây chính là phép quay góc t quanh trục Ox2. Dễ thấy tập điểm bất
động là Fix(S) = ∩t0Fix(T (t)) = {(0; x2; 0)} với mọi x = (x1; x2; x3)t.
Khi đó
Fix(S) ∩ SEP(G) =
{(
0;
16
9
; 0
)}
:
x1
x2
x1 − x2 + 16=9 = 0
x3
O
3.2. Thử nghiệm số
Phương pháp lặp Mann
(1) Trường hợp không sử dụng tích phân Bochner: Chọn  =

4
, tn xác định bởi (0.2), n = 0:5 và
rn =
1
300
với mọi n ∈ N.
Kết quả
Điểm xuất phát x0 = (4; 5; 6). Nghiệm đúng x =
(
0;
16
9
; 0
)
.
n xn1 x
n
2 x
n
3
1 2.695230488 4.991871396 6.526293714
2 2.687519460 4.984088323 6.518546663
3 2.019805426 4.976318124 6.708987750
4 0.6552571755 4.968770680 6.830392173
           
1900 0.0108730080 1.812055274 0:0256673611
1939 0:0108351166 1.777915759 0:000815376
Bảng 1
Chú ý 0.2. Các chương trình thử nghiệm đều được viết bằng ngôn ngữ Maple và chạy trên máy
tính HP Pavilon dv2000, Core(TM) 2 Duo CPU. T5250 1.50 GHz., Ram 3GB.
(2) Trường hợp sử dụng tích phân Bochner: chọn  =

4
, tn = 2n+ 1, n = 0:5 và rn =
1
300
với mọi
n ∈ N.
Kết quả
Điểm xuất phát x0 = (4; 5; 6). Nghiệm đúng x =
(
0;
16
9
; 0
)
.
n xn1 x
n
2 x
n
3
1 0.5038933465 4.993463101 3.680317928
2 0:5903427308 4.988316111 1.617157083
3 0:2997347463 4.984844643 0.6891124492
4 0:1792791922 4.981748470 0.3724205769
           
1900 0:0000025577 1.802150062 0:0000042021
1928 0:0000024801 1.777813027 0:0000040836
Bảng 2
Phương pháp lai ghép trong qui hoạch tuyến tính
Chọn  =

4
, tn = 2n+1, n = 0:5 và rn =
1
300
với mọi n ∈ N. Điểm xuất phát x0 = (1; 2; 3). Kết quả
trong trường hợp không sử dụng tích phân Bochner được cho trong bảng sau.
n xn1 x
n
2 x
n
3
1 0.6930666656 1.998427392 3.036480190
2 0.6928049168 1.996386684 3.034189944
3 0.5403741950 1.995460087 3.052495392
4 0.2390203412 1.996298608 2.979071819
           
90 0:0125398482 1.751938300 0:0099735524
97 0:00298943 1.7742181 0:000226802
Bảng 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] E. BLUM AND W. OETTLI, From optimization and variational inequalities to equilibrium problems,
Mathematics Student-India, 63 (1994), pp. 123–145.
[2] N. BUONG AND N. D. DUONG, Weak convergence theorem for an equilibrium problem and a
nonexpansive semigroup in hilbert spaces, in International Mathematical Forum, vol. 5, 2010,
pp. 2775–2786.
[3] F. CIANCIARUSO, G. MARINO, AND L. MUGLIA, Iterative methods for equilibrium and fixed point
problems for nonexpansive semigroups in hilbert spaces, Journal of Optimization Theory and
Applications, 146 (2010), pp. 491–509.
[4] B. NGUYEN AND D. NGUYEN DINH, Some methods for a solution of equilibrium problem and fixed
point problem of a nonexpansive semigroup in hilbert spaces, 12 2012.
[5] T. SUZUKI, Strong convergence theorems for infinite families of nonexpansive mappings in general
banach spaces, Fixed Point Theory and Applications, 1900 (2005), pp. 103–123.
[6] A. TADA AND W. TAKAHASHI, Weak and strong convergence theorems for a nonexpansive map-
ping and an equilibrium problem, Journal of Optimization Theory and Applications, 133 (2007),
pp. 359–370.
[7] S. TAKAHASHI AND W. TAKAHASHI, Viscosity approximation methods for equilibrium problems
and fixed point problems in hilbert spaces, Journal of Mathematical Analysis and Applications,
331 (2007), pp. 506–515.
Ngày nhận bài: 08/3/2016 
Ngày phản biện: 29/7/2016 
Ngày chỉnh sửa: 11/8/2016 
Ngày duyệt đăng: 17/8/2016 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_tim_nghiem_bai_toan_can_bang_dong_thoi_la_diem_b.pdf