Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép
QUY CHUẨN KỸTHUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP
I QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1.1 -1 được sửa đổi như sau:
1.1.1 Phạm vi điều chỉnh
1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là “Quy chuẩn”) quy định về kiểm tra phân cấp tàu biển và các kết cấu nổi trên biển (sau đây gọi tắt là “tàu”). Quy chuẩn này cũng quy định về các hoạt động liên quan đến thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác tàu biển. Tàu biển thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này bao gồm tàu biển Việt Nam, các tàu dự định mang cờ quốc tịch Việt Nam có đặc điểm như dưới đây, và các tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài (khi thấy cần thiết hoặc có yêu cầu):
(1) Tất cả các tàu vỏ thép (tự chạy hoặc không tự chạy) có chiều dài từ 24 mét trở lên;
(2) Tất cả các tàu vỏ thép tự chạy (không phụ thuộc vào chiều dài) có tổng công suất liên tục lớn nhất của máy chính từ 75 kW trở lên;
(3) Các tàu khách, tàu kéo, tàu chở hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm và các tàu có công dụng đặc biệt khác không phụ thuộc vào chiều dài tàu và công suất của máy chính.
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
1.2.1 được sửa đổi như sau:
1 Các quy chuẩn phân cấp và đóng tàu liên quan (sau đây có thể viết tắt là quy chuẩn khác) bao gồm:
(1) QCVN 23:2016/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển;
(2) QCVN 26:2016/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu;
(3) QCVN 42:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển;
(4) QCVN 54:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc;
(5) QCVN 55: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng ụ nổi;
(6) QCVN 56: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh;
(7) QCVN 57:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng sàn nâng tàu;
(8) QCVN 58: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống chuông lặn;
(9) QCVN 59: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống làm lạnh hàng;
(10) QCVN 60: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điều khiển tự động và từ xa;
(11) QCVN 61: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống kiểm soát và duy trì trạng thái kỹ thuật máy tàu;
(12) QCVN 62: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống lầu lái;
(13) QCVN 63: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo dung tích tàu biển;
(14) QCVN 64:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển;
(15) QCVN 65:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển;
(16) QCVN 71: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu biển;
(17) QCVN 80: 2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát tiếng ồn trên tàu biển;
(18) QCVN 81: 2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng du thuyền;
(19) QCVN 92:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và đóng tàu biển vỏ gỗ;
(20) QCVN 74:2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống chống hà tàu biển;
(21) QCVN 03:2016/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giám sát và đóng tàu biển cỡ nhỏ.
2 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (International Convention for the Safety of Life at Sea (SOLAS), 1974), được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thông qua vào ngày 01 tháng 11 năm 1974, có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 1980, đã bổ sung sửa đổi.
3 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973, được bổ sung bằng Nghị định thư 1978 có liên quan (MARPOL 73/78), có hiệu lực từ ngày 02 tháng 10 năm 1983.
4 Bộ luật về an toàn đối với các tàu có công dụng đặc biệt của IMO (Code of Safety for Special Purpose Ships).
5 Bộ luật quốc tế về vận chuyển xô hàng rời rắn bằng đường biển của IMO (International Maritime Solid Bulk Cargoes Code).
6 Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT: Thông tư Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam.
7 Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT: Thông tư quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép
SỬA ĐỔI 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP Sửa đổi 1:2016 National Technical Regulation on the Classification and Construction of Sea-going Steel Ships Amendment No. 1:2016 Lời nói đầu QCVN 21:2015/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép) đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 11/2016/TT-BGTVT ngày 02 tháng 6 năm 2016. Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGTVT, ngày 14 tháng 3 năm 2017. Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT chỉ bao gồm các nội dung sửa đổi, bổ sung của QCVN 21:2015/BGTVT. Những nội dung không được nêu trong Sửa đổi 1:2016 QCVN 21:2015/BGTVT thì áp dụng theo QCVN 21:2015/BGTVT. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP National Technical Regulation on the Classification and Construction of Sea-going Steel Ships SỬA ĐỔI 1:2016 Mục lục I QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT PHẦN 1A QUY ĐỊNH CHUNG Chương 1 Quy định chung 1.1 Quy định chung 1.2 Giải thích từ ngữ Chương 2 Quy định về phân cấp và duy trì cấp 2.1 Phân cấp PHẦN 1B QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KIỂM TRA Chương 1 Quy định chung 1.1 Kiểm tra 1.2 Tàu và các hệ thống, các máy, các thiết bị chuyên dụng 1.3 Giải thích từ ngữ 1.4 Chuẩn bị kiểm tra và các vấn đề khác 1.5 Các vấn đề khác Chương 2 Kiểm tra phân cấp 2.1 Kiểm tra phân cấp trong đóng mới 2.3 Kiểm tra phân cấp tàu không có giám sát của Đăng kiểm trong đóng mới Chương 3 Kiểm tra hàng năm 3.1 Quy định chung 3.2 Kiểm tra hàng năm hệ thống máy tàu Chương 4 Kiểm tra trung gian 4.1 Quy định chung Chương 5 Kiểm tra định kỳ 5.1 Quy định chung 5.2 Kiểm tra định kỳ thân tàu, trang thiết bị, thiết bị chữa cháy và phụ tùng Chương 6 Kiểm tra trên đà 6.1 Kiểm tra trên đà Chương 8 Kiểm tra trục chân vịt và trục trong ống bao trục 8.1 Kiểm tra trục chân vịt và trục trong ống bao trục Chương 11 Kiểm tra tàu lặn 11.1 Quy định chung Chương 12 Kiểm tra đối với sà lan chuyên dùng 12.1 Quy định chung 12.3 Kiểm tra hàng năm 12.4 Kiểm tra trung gian 12.5 Kiểm tra định kỳ 12.6 Kiểm tra trên đà Chương 13 Kiểm tra đối với tàu công trình 13.3 Kiểm tra hàng năm 13.6 Kiểm tra trên đà PHẦN 2A KẾT CẤU THÂN TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ TÀU CÓ CHIỀU DÀI TỪ 90 MÉT TRỞ LÊN Chương 1 Quy định chung 1.1 Quy định chung Chương 2 Sống mũi và sống đuôi 2.2 Sống đuôi Chương 4 Đáy đôi 4.1 Quy định chung Chương 13 Độ bền dọc 13.1 Quy định chung Chương 14 Tôn bao và tôn giữa đáy 14.1 Quy định chung Chương 15 Boong 15.2 Diện tích tiết diện hiệu dụng của boong tính toán Chương 18 Miệng khoang, miệng buồng máy và các lỗ khoét khác ở boong 18.1 Quy định chung 18.2 Miệng khoang Chương 21 Mạn chắn sóng, lan can, cửa thoát nước, cửa hàng hóa và các cửa tương tự khác, cửa húp lô, cửa sổ chữ nhật, ống thông gió và cầu boong 21.6 Ống thông gió Chương 25 Trang thiết bị 25.1 Thiết bị lái PHẦN 2B KẾT CẤU THÂN TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ TÀU CÓ CHIỀU DÀI DƯỚI 90 MÉT Chương 1 Quy định chung 1.3 Vật liệu, kích thước, mối hàn và liên kết mút của cơ cấu Chương 2 Sống mũi và sống đuôi 2.2 Sống đuôi Chương 17 Miệng khoang, miệng buồng máy và các lỗ khoét khác ở boong 17.1 Quy định chung 17.2 Miệng khoang Chương 21 Trang thiết bị 21.1 Thiết bị lái Chương 25 Tàu được phân cấp hoạt động ở vùng biển hạn chế và tàu cỡ nhỏ 25.1 Quy định chung 25.5 Trang thiết bị 25.6 Phương tiện tiếp cận 25.7 Giảm nhẹ đối với các tàu không hoạt động tuyến quốc tế 25.8 Đối với các tàu có chiều dài nhỏ hơn 24 m PHẦN 3 HỆ THỐNG MÁY TÀU Chương 2 Động cơ Điêzen 2.1 Quy định chung 2.2 Vật liệu, kết cấu và độ bền 2.5 Các thiết bị liên quan 2.6 Thử nghiệm Chương 6 Hệ trục 6.2 Vật liệu, kết cấu và độ bền Chương 8 Dao động xoắn hệ trục 8.1 Quy định chung Chương 9 Nồi hơi v.v..., và thiết bị đốt chất thải 9.1 Quy định chung 9.9 Phụ tùng Chương 10 Bình chịu áp lực 10.2 Vật liệu và hàn 10.4 Ứng suất cho phép, hệ số độ bền mối nối và lượng dư ăn mòn Chương 11 Hàn hệ thống máy tàu 11.4 Hàn nồi hơi 11.5 Hàn bình chịu áp lực 11.6 Hàn ống Chương 13 Hệ thống đường ống 13.6 Ống thông hơi PHẦN 4 TRANG BỊ ĐIỆN Chương 1 Quy định chung 1.1 Quy định chung Chương 2 Trang bị điện và thiết kế hệ thống 2.4 Máy quay 2.9 Cáp điện 2.17 Trang bị điện áp cao Chương 4 Yêu cầu bổ sung đối với tàu chở hàng đặc biệt 4.2 Tàu dầu, tàu chở xô khí hóa lỏng và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm 4.8 Các khoang kín dùng để chở ô tô có nhiên liệu sẵn trong két của chúng để hoạt động và các buồng kín kề với khoang hàng này v.v... Chương 6 Yêu cầu riêng đối với tàu có vùng hoạt động biển hạn chế, tàu nhỏ 6.2 Trang bị điện của các tàu nêu ở 6.1.1(1) PHẦN 5 PHÒNG, PHÁT HIỆN VÀ CHỮA CHÁY Chương 1 Quy định chung 1.1 Quy định chung Chương 3 Các định nghĩa 3.2 Các định nghĩa Chương 4 Khả năng cháy 4.5 Khu vực hàng của các tàu chở hàng lỏng Chương 10 Chữa cháy 10.5 Các thiết bị dập cháy trong buồng máy Chương 13 Phương tiện thoát nạn 13.4 Các phương tiện thoát nạn từ buồng máy Chương 14 Sẵn sàng hoạt động và bảo dưỡng 14.2 Sẵn sàng hoạt động và bảo dưỡng Chương 16 Vận hành 16.3 Những yêu cầu bổ sung đối với tàu hàng lỏng Chương 20A Những yêu cầu đối với các tàu chở xe ô tô chạy bằng nhiên liệu khí hydro hoặc khí tự nhiên được nén trong két trên các xe đó 20A.1 Quy định chung 20A.2 Những yêu cầu chung 20A.3 Những yêu cầu cho các khoang dự định chở hàng là các xe ô tô chạy bằng nhiên liệu khí tự nhiên nén trong két của các xe đó 20A.4 Những yêu cầu cho các khoang dự định chở hàng là các xe ô tô chạy bằng nhiên liệu khí hydro nén trong két trên các xe đó 20A.5 Phát hiện Chương 21 Những yêu cầu đặc biệt đối với các tàu nhỏ và hoạt động ở vùng hạn chế 21.2 Những yêu cầu đặc biệt Chương 35 Hệ thống bọt cố định trên boong 35.1 Quy định chung 35.2 Đặc tính kỹ thuật PHẦN 6 HÀN Chương 4 Quy trình hàn và các thông số kỹ thuật liên quan 4.1 Quy định chung PHẦN 7A VẬT LIỆU Chương 3 Thép cán 3.2 Thép cán tấm dùng chế tạo nồi hơi 3.3 Thép cán tấm dùng chế tạo bình áp lực 3.9 Thép tấm có lớp phủ không gỉ Chương 5 Thép đúc 5.1 Thép đúc Chương 6 Thép rèn 6.1 Thép rèn Chương 8 Hợp kim nhôm 8.1 Hợp kim nhôm tấm và hình PHẦN 7B TRANG THIẾT BỊ Chương 2 Neo 2.1 Neo 2.2 Neo sử dụng cho hệ thống định vị PHẦN 8B TÀU CÔNG TRÌNH VÀ SÀ LAN CHUYÊN DÙNG Chương 4 Ổn định 4.3 Kết cấu thân tàu Chương 7 Tàu dịch vụ ngoài khơi 7.4 Trang thiết bị 7.5 Hệ thống máy Chương 8 Tàu thả neo 8.3 Kết cấu thân tàu 8.4 Trang thiết bị 8.5 Hệ thống máy Chương 10 Tàu thu hồi dầu 10.6 Hệ thống máy ở khu vực nguy hiểm 10.9 Phòng chống cháy, phương tiện thoát nạn và hệ thống dập cháy PHẦN 8F TÀU KHÁCH Chương 2 Kiểm tra phân cấp 2.1 Quy định chung 2.3 Kiểm tra trung gian PHẦN 8H SÀ LAN CHUYÊN DÙNG Chương 9 Trang thiết bị 9.6 Phương tiện tiếp cận Chương 17 Các yêu cầu về vận hành 17.2 Các yêu cầu về vận hành PHẦN 9 PHÂN KHOANG Chương 2 Đánh giá phân khoang bằng xác suất 2.4 Tính toán xác suất ngập khoang Chương 3 Tư thế chúi và ổn định tai nạn 3.1 Quy định chung 3.3 Các yêu cầu đối với đặc tính tư thế chúi và ổn định tai nạn PHẦN 10 ỔN ĐỊNH NGUYÊN VẸN Chương 1 Quy định chung 1.2 Định nghĩa và giải thích 1.3 Phạm vi giám sát 1.4 Các yêu cầu kỹ thuật 1.5 Thử nghiêng và đo trọng lượng tàu không Chương 2 Các yêu cầu chung về ổn định 2.2 Đồ thị ổn định Chương 3 Các yêu cầu bổ sung về ổn định 3.10 Tàu dịch vụ ngoài khơi PHẦN 11 MẠN KHÔ Chương 1 Quy định chung 1.2 Định nghĩa và giải thích III CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 3.2 Đề nghị kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phân cấp QUY CHUẨN KỸTHUẬT QUỐC GIA VỀ PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP I QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1.1 -1 được sửa đổi như sau: 1.1.1 Phạm vi điều chỉnh 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là “Quy chuẩn”) quy định về kiểm tra phân cấp tàu biển và các kết cấu nổi trên biển (sau đây gọi tắt là “tàu”). Quy chuẩn này cũng quy định về các hoạt động liên quan đến thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác tàu biển. Tàu biển thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này bao gồm tàu biển Việt Nam, các tàu dự định mang cờ quốc tịch Việt Nam có đặc điểm như dưới đây, và các tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài (khi thấy cần thiết hoặc có yêu cầu): (1) Tất cả các tàu vỏ thép (tự chạy hoặc không tự chạy) có chiều dài từ 24 mét trở lên; (2) Tất cả các tàu vỏ thép tự chạy (không phụ thuộc vào chiều dài) có tổng công suất liên tục lớn nhất của máy chính từ 75 kW trở lên; (3) Các tàu khách, tàu kéo, tàu chở hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm và các tàu có công dụng đặc biệt khác không phụ thuộc vào chiều dài tàu và công suất của máy chính. 1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ 1.2.1 được sửa đổi như sau: 1 Các quy chuẩn phân cấp và đóng tàu liên quan (sau đây có thể viết tắt là quy chuẩn khác) bao gồm: (1) QCVN 23:2016/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị nâng trên tàu biển; (2) QCVN 26:2016/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; (3) QCVN 42:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang bị an toàn tàu biển; (4) QCVN 54:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc; (5) QCVN 55: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng ụ nổi; (6) QCVN 56: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh; (7) QCVN 57:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng sàn nâng tàu; (8) QCVN 58: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống chuông lặn; (9) QCVN 59: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống làm lạnh hàng; (10) QCVN 60: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điều khiển tự động và từ xa; (11) QCVN 61: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống kiểm soát và duy trì trạng thái kỹ thuật máy tàu; (12) QCVN 62: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống lầu lái; (13) QCVN 63: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo dung tích tàu biển; (14) QCVN 64:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra sản phẩm công nghiệp dùng cho tàu biển; (15) QCVN 65:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đánh giá năng lực cơ sở chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển; (16) QCVN 71: 2013/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu biển; (17) QCVN 80: 2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát tiếng ồn trên tàu biển; (18) QCVN 81: 2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng du thuyền; (19) QCVN 92:2015/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra và đóng tàu biển vỏ gỗ; (20) QCVN 74:2014/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống chống hà tàu biển; (21) QCVN 03:2016/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giám sát và đóng tàu biển cỡ nhỏ. 2 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (International Convention for the Safety of Life at Sea (SOLAS), 1974), được Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) thông qua vào ngày 01 tháng 11 năm 1974, có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 1980, đã bổ sung sửa đổi. 3 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973, được bổ sung bằng Nghị định thư 1978 có liên quan (MARPOL 73/78), có hiệu lực từ ngày 02 tháng 10 năm 1983. 4 Bộ luật về an toàn đối với các tàu có công dụng đặc biệt của IMO (Code of Safety for Special Purpose Ships). 5 Bộ luật quốc tế về vận chuyển xô hàng rời rắn bằng đường biển của IMO (International Maritime Solid Bulk Cargoes Code). 6 Thông tư số 40/2016/TT-BGTVT: Thông tư Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam. 7 Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT: Thông tư quy định về biểu mẫu giấy chứng nhận và sổ kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa và sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT Phần 1A QUY ĐỊNH CHUNG Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Quy định chung 1.1.2 được bổ sung mới -4 như sau: 1.1.2 Những quy định riêng áp dụng cho các tàu hàng rời và tàu dầu 4 Các tàu thuộc phạm vi áp dụng quy định 3-10 Chương II-1 của SOLAS, 1974 phải áp dụng Quy phạm kết cấu chung về tàu dầu và tàu hàng rời của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu quốc tế. 1.2 Giải thích từ ngữ 1.2.2 được sửa đổi như sau: 1.2.2 Tàu khách Tàu khách là tàu chở nhiều hơn 12 hành khách. Trong đó, hành khách là bất kỳ người nào không phải là: (1) Thuyền trưởng, thuyền viên hoặc những người khác trên tàu được sử dụng hoặc tham gia vào bất cứ công việc kinh doanh nào của tàu, làm việc trên tàu; và (2) Trẻ em dưới một tuổi. Tàu khách được thiết kế và đóng để chở khách theo lịch trình thường xuyên giữa các cảng đã định thì được gọi là phà khách. 1.2.43 và 1.2.44 được sửa đổi như sau: 1.2.43 Trục chân vịt loại 1 và trục chân vịt loại 2 1 Trục chân vịt loại 1 là trục chân vịt được bảo vệ hiệu quả chống lại sự ăn mòn của nước (nước biển, nước ngọt bên ngoài tàu và nước ngọt bên trong tàu) do có áp dụng các biện pháp chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt, hoặc được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt. Các trục thỏa mãn các yêu cầu ở (1), (2), (3) và (4) sau đây sẽ được phân loại tương ứng thành trục chân vịt loại 1A, trục chân vịt loại 1B, trục chân vịt loại 1C và trục chân vịt loại 1W. (1) Trục chân vịt loại 1A là trục chân vịt, ở đầu sau, được lắp với chân vịt bằng then (sau đây gọi là “nối then”) hoặc không then (sau đây gọi là “nối không then”) hoặc bằng bích nối (sau đây gọi là “nối bích”) có ổ đỡ trong ống bao trục (bao gồm cả ổ đỡ trong giá đỡ trục, sau đây, trong chương này được gọi tương tự) được bôi trơn bằng nước biển hoặc ổ đỡ trong ống bao trục sử dụng nước ngọt bên ngoài tàu. (2) Trục chân vịt loại 1B là trục chân vịt được nối then, nối không then hoặc nối bích có ổ đỡ trong ống bao trục được bôi trơn bằng dầu, trừ các trục thỏa mãn (3) dưới đây. (3) Trục chân vịt loại 1C là trục chân vịt thỏa mãn những điều kiện ở (2) nói trên và những quy định ở 6.2.11 Phần 3 của Quy chuẩn này. (4) Trục chân vịt loại 1W là trục chân vịt được nối then, nối không then hoặc nối bích có ổ đỡ trong ống bao trục được bôi trơn bằng nước ngọt, sử dụng nước ngọt bên trong tàu. 2 Trục chân vịt loại 2 là trục chân vịt khác với quy định ở -1 nói trên. 1.2.44 Trục trong ống bao trục 1 Trục trong ống bao trục là trục trung gian nằm trong ống bao trục (sau đây gọi là trục trong ống bao trục). 2 Trục trong ống bao trục loại 1 là trục được bảo vệ hiệu quả chống lại sự ăn mòn của nước biển do có áp dụng các biện pháp chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt, hoặc được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn được Đăng kiểm duyệt. Các trục được liệt kê ở (1), (2) hoặc (3) sau đây sẽ được phân loại tương ứng thành trục trong ống bao trục loại 1A, trục trong ống bao trục loại 1B và trục trong ống bao trục loại 1W. (1) Các trục trong ống bao trục có ổ đỡ trong ống bao trục được bôi trơn bằng nước biển hoặc ổ đỡ được bôi trơn bằng nước ngọt sử dụng nước ... hống lại việc hấp thụ dầu khi đường ống đó tiếp xúc với dầu hoặc hơi dầu. 4 Miệng lấy gió phải được đặt ở vị trí không nhỏ hơn 3 m tính từ khu vực nguy hiểm. 10.9 Phòng chống cháy, phương tiện thoát nạn và hệ thống dập cháy (1) 10.9.2 được sửa đổi như sau: 10.9.2 Hệ thống thông gió trong các khu vực nguy hiểm Hệ thống thông gió của tàu phải thỏa mãn các yêu cầu ở (1) và (2) dưới đây: (1) Thông gió cho khu vực nguy hiểm (a) Buồng bơm dầu thu hồi và các không gian kín trong đó có thiết bị thu hồi dầu phải được trang bị hệ thống thông gió cơ khí kiểu hút với tần suất thông gió không nhỏ hơn 20 lần một giờ. Đầu lấy gió của hệ thống thông gió này phải được đặt càng cao càng tốt ở khu vực không nguy hiểm. Tuy nhiên, hệ thống thông gió cho buồng bơm nhỏ mà không có các nguồn kích nổ thì có thể được miễn giảm yêu cầu này nếu Đăng kiểm thấy phù hợp; (b) Các động cơ lai quạt của hệ thống thông gió cho khu vực nguy hiểm phải được lắp đặt bên ngoài đường ống dẫn khí. Quạt và thành quây phải được thiết kế sao cho không phát ra tia lửa do tiếp xúc giữa các bộ phận chuyển động hoặc do sự hình thành tĩnh điện. Để thỏa mãn điều này, các quạt thông gió phải phù hợp với các yêu cầu ở 4.5.4-1(2) Phần 5. Ngoài ra, phải lắp đặt màn chắn với ô lưới hình vuông có cạnh không lớn hơn 13 mm ở miệng lấy gió vào và ra của ống dẫn mà có lắp quạt đó ở trên boong hở. Phần 8F TÀU KHÁCH Chương 2 KIỂM TRA PHÂN CẤP 2.1 Quy định chung 2.1.5 được bổ sung mới như sau: 2.1.5 Các vấn đề khác 1 Dụng cụ thử môi trường khí xách tay cho các khoang kín Các tàu hoạt động tuyến quốc tế, bất kể tổng dung tích, bao gồm cả những tàu có tổng dung tích nhỏ hơn 500, phải được trang bị dụng cụ thử môi trường khí xách tay cho các khoang kín quy định ở 1.5.1 Phần 1B. 2.3 Kiểm tra trung gian 2.3.2 Thân tàu, trang thiết bị và thiết bị chữa cháy 2.3.2-2(r) được bổ sung mới như sau: 2 Hệ thống phòng chống cháy, phương tiện thoát nạn và thiết bị chữa cháy (r) Kiểm tra trạng thái chung và thử hoạt động của bướm chặn khói. Phần 8H SÀ LAN CHUYÊN DÙNG Chương 9 TRANG THIẾT BỊ 9.6 Phương tiện tiếp cận 9.6.2 được sửa đổi như sau: 9.6.2 Lối đi an toàn tới khoang hàng, két dằn và các không gian khác 1 Lối đi an toàn tới khoang hàng, khoang cách ly, két dằn và các không gian khác phải đi trực tiếp từ boong hở. Các lối đi đó phải thỏa mãn các yêu cầu sau: (1) Các két có chiều dài bằng hoặc lớn hơn 35 m phải có tối thiểu hai miệng khoang cùng cầu thang cố gắng đặt xa nhau; (2) Các két có chiều dài nhỏ hơn 35 m, phải đặt tối thiểu một miệng khoang cùng cầu thang; (3) Mỗi khoang hàng phải đặt ít nhất hai phương tiện tiếp cận cố gắng xa nhau. Nói chung, các phương tiện tiếp cận này phải bố trí chéo nhau, ví dụ một phương tiện gần vách trước ở mạn trái, một phương tiện gần vách sau ở mạn phải; (4) Nếu một két được ngăn bằng một hoặc nhiều vách chặn hoặc các kết cấu cản tương tự không tạo thành phương tiện tiếp cận sẵn có để tới được các phần khác của két, thì tối thiểu phải đặt hai miệng khoang và cầu thang. 2 Lối đi an toàn tới khoang hàng, khoang cách ly, két dằn và các không gian khác phải đi trực tiếp từ boong hở và phải đảm bảo sao cho kiểm tra được toàn bộ không gian. Các lối đi an toàn có thể xuất phát từ buồng máy, buồng bơm, khoang cách ly sâu, hầm đặt ống, khoang hàng, không gian mạn kép hoặc các khoang tương tự không dùng để chứa dầu hoặc hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp không thể bố trí được lối đi như vậy từ boong hở. Chương 17 CÁC YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH 17.2 Các yêu cầu về vận hành 17.2.2-2 được sửa đổi như sau: 2 Nếu có thể, cuốn sổ tay về việc vận hành bình thường cũng cần bao gồm: (1) Hướng dẫn về việc duy trì ổn định cần thiết và cách sử dụng các dữ liệu về ổn định; (2) Hướng dẫn về việc ghi chép đều đặn các thay đổi của khối lượng tàu không; (3) Ví dụ về những trạng thái tải trọng ứng với từng chế độ hoạt động và hướng dẫn về việc phát triển các trạng thái tải trọng mà có thể chấp nhận được; (4) Phải có sự mô tả, sơ đồ mô phỏng và hướng dẫn về hoạt động của hệ thống hút khô và các biện pháp hút khô thay thế, cùng với một sự mô tả về các hạn chế của nó, ví dụ như việc xả các khoang mà không trực tiếp nối với hệ thống hút khô; (5) Việc chở dầu nhiên liệu và quy trình vận chuyển; (6) Các quy trình trong việc thay đổi chế độ hoạt động; (7) Hướng dẫn về việc vận hành tàu trong điều kiện thời tiết nguy hiểm và khoảng thời gian hoạt động cho phép trong điều kiện bão, bao gồm cả các biện pháp hạ thấp hoặc sắp xếp lại các trang thiết bị, và các giới hạn trong vận hành; (8) Mô tả về bố trí neo và các quy trình neo hoặc chằng buộc và tất cả các yếu tố hạn chế quá trình hoạt động; (9) Quy trình điều động người; (10) Quy trình hỗ trợ đón, xuất phát và nạp nhiên liệu cho máy bay lên thẳng; (11) Các điều kiện hạn chế hoạt động của cần cẩu; (12) Sự mô tả về hệ thống định vị động và các điều kiện hạn chế hoạt động. Sự mô tả đó phải bao gồm các thông tin sau: (a) Công tác chuẩn bị cho vận hành hệ thống định vị động; (b) Theo dõi điều kiện của từng trang bị và hệ thống trong quá trình định vị động; (c) Vận hành trong tình huống khẩn cấp; (d) Giải thích về việc phân tích kiểu hư hỏng hoặc phân tích cây sai hỏng của hệ thống định vị động. Trong nội dung ở từ (1) đến (3) phải có danh mục kiểm tra, và phải bao gồm cả các hạng mục kiểm tra, quy trình kiểm tra và phương pháp thử được thực hiện khi kiểm tra định kỳ. Đồng thời cũng phải có các ví dụ về hư hỏng và phương tiện để khắc phục hệ thống khi hư hỏng. (13) Các quy trình để đảm bảo việc thỏa mãn yêu cầu của luật quốc tế về chở và bốc xếp vật liệu nguy hiểm và phóng xạ áp dụng cho tàu; (14) Hướng dẫn về việc bố trí và vận hành an toàn thiết bị thăm dò giếng dầu. Các khu vực xung quanh vùng mà có thể có nguồn khí phải được phân loại theo quy định 13.1.3 về thời gian thăm dò; (15) Các quy trình về việc đón tàu cập mạn; (16) Hướng dẫn lai dắt an toàn để giảm thiểu bất cứ nguy hiểm nào cho người trong quá trình lai dắt; (17) Hướng dẫn về việc thực hiện các phương pháp thay thế đối với việc thực tập xuồng cứu sinh. 17.2.14-4 được sửa đổi như sau: 4 Các cuộc diễn tập phải gần giống như đang xảy ra tình huống khẩn cấp thật sự và phải ít nhất bao gồm: (1) Chức năng và cách sử dụng các phương tiện cứu sinh; (2) Trừ xuồng tự phóng, phải khởi động động cơ và hạ ít nhất một xuồng và, ít nhất một lần trong vòng ba tháng khi điều kiện cho phép, phải thả và điều khiển xuồng với các thuyền viên được phân công trên đó; (3) Thay cho việc thỏa mãn các yêu cầu ở (2), có thể thực hiện phương pháp thay thế thỏa mãn yêu cầu của MSC.1/Circ. 1486 “Hướng dẫn phương pháp thay thế cho việc thực tập xuồng cứu sinh ở giàn khoan di động trên biển” (MSC.1/Circ. 1486 “Guidelines on Alternative Methods for Lifeboat Drills on MODUs”). Phần 9 PHÂN KHOANG Chương 2 ĐÁNH GIÁ PHÂN KHOANG BẰNG XÁC SUẤT 2.4 được sửa đổi như sau: 2.4 Tính toán xác suất ngập khoang pi 2.4.1 Hệ số pi cho một khoang hoặc một nhóm khoang phải được tính phù hợp với mục 2.4.1-1(1), 2.4.1-1(2) sử dụng các ký hiệu sau: j: Số vùng bị ngập trong một hư hỏng, bắt đầu hỏng từ lái với số 1 n: Số vùng liền kề trong tính toán ổn định tai nạn k Là số vách dọc có tác dụng ngăn chặn sự thấm vào của nước tại một vùng ngập tính từ vỏ tàu vào đến tâm tàu. Tại vỏ tàu được lấy k = 0 ; x1 Khoảng cách từ mút đuôi của Ls đến mút đuôi của vùng đang xét đến; x 2 Khoảng cách từ mút đuôi của Ls đến mút mũi của vùng đang xét đến; b: Là khoảng cách nằm ngang trung bình tính bằng m đo vuông góc với mặt phẳng dọc tâm tàu tại đường nước phân khoang cao nhất giữa vỏ tàu và một mặt phẳng đứng giả định kéo dài giữa giới hạn dọc dùng trong tính toán xác suất ngập khoang pi và tiếp tuyến với tất cả hay một phần xa nhất của vách dọc đang xét. Mặt phẳng đứng này được xác định là khoảng cách nằm ngang trung bình lớn nhất tới vỏ tàu nhưng không lớn hơn hai lần khoảng cách ngắn nhất từ mặt phẳng đó tới vỏ tàu. Nếu phần boong của vách dọc thấp hơn đường nước phân khoang lớn nhất thì mặt phẳng đứng dùng để xác định b được giả định cao tới đường nước phân khoang lớn nhất. Trong bất kỳ trường hợp nào b không được lấy lớn hơn B/2. Nếu chỉ có một vùng bị hư hỏng: Nếu hư hỏng hai vùng liền kề: Nếu hư hỏng ba vùng liền kề hoặc hơn: Trong đó r(x1, x2,b0) = 0 1 Hệ số p(x1, x2) được xác định theo công thức sau: Chiều dài vết thủng lớn nhất: Jmax = 10/33 Điểm gẫy trong đồ thị phân bố: Jkn = 5/33 Xác suất tích lũy tại Jkn: pk = 11/12 Chiều dài vết thủng tuyệt đối lớn nhất, (m): lmax = 60 Chiều dài kết thúc phân bố (m): L* = 260 Mật độ xác suất tại J = 0 J: Chiều dài vết thủng không thứ nguyên: Chiều dài của một khoang hoặc một nhóm khoang Jn lấy bằng giá trị nhỏ hơn của J, Jm. (1) Khi giới hạn của một khoang hoặc một nhóm khoang đang xét không phải là mút mũi và cũng không phải là mút lái: Trong trường hợp J ≤ Jk p (x1, x2) = p1 = J2 (b11J + 3b12) Trong trường hợp J > Jk (2) Khi giới hạn phía lái của một khoang hoặc một nhóm khoang đang xét cũng là mút lái hoặc giới hạn phía mũi của một khoang hoặc một nhóm khoang đang xét cũng là mút mũi: Trong trường hợp J ≤ Jk p (x1, x2) = (p1 + J) Trong trường hợp J > Jk p (x1, x2) = (p2 + J) (3) Khi một khoang hoặc một nhóm khoang đang xét kéo dài suốt chiều dài phân khoang của tàu Ls p (x1, x2) = 1 2 Hệ số r(x1, x2,b) được xác định bằng công thức sau: (1) Khi một khoang hoặc một nhóm khoang đang xét kéo dài suốt chiều dài phân khoang của tàu Ls: G = G1 = b11Jb2 + b12Jb (2) Khi giới hạn của một khoang hoặc một nhóm khoang đang xét không trùng với mút mũi và mút lái: G = G2 = b11J03 + (b11J − b12) J02 + b12JJ0 (3) Khi giới hạn phía lái của một khoang hoặc một nhóm khoang đang xét trùng với mút lái hoặc giới hạn phía mũi của một khoang hoặc một nhóm khoang đanh xét trùng với mút mũi: G = (G2J + G1J) Chương 3 TƯ THẾ CHÚI VÀ ỔN ĐỊNH TAI NẠN 3.1 Quy định chung 3.1.9 được sửa đổi như sau: 3.1.9 Các thiết bị chỉnh tư thế tàu sau tai nạn phải được Đăng kiểm thẩm định và phải là loại tự hoạt động đến mức độ thực tế có thể thực hiện được. 3.3 Các yêu cầu đối với đặc tính tư thế chúi và ổn định tai nạn 3.3. 5 được sửa đổi như sau: 3.3.5 Đối với những tàu hàng cho phép boong vách và boong thời tiết nhúng nước. Phần 10 ỔN ĐỊNH NGUYÊN VẸN CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG 1.2 Định nghĩa và giải thích 1.2.1-5 được sửa đổi như sau: Chiều dài tàu là chiều dài được định nghĩa trong Phần 11 Mạn khô 1.2.1-17 được sửa đổi như sau: 17 Các lỗ được xem là hở là những lỗ ở boong cao nhất hoặc trên mạn của thân tàu và trên các boong, mạn, vách ngăn của thượng tầng và lầu boong mà về phương diện sức bền, kín thời tiết và độ tin cậy không thỏa mãn các yêu cầu của Phần 2A “Kết cấu thân tàu và trang thiết bị đối với tàu có chiều dài lớn hơn 90 m”, Phần 2B “Kết cấu thân tàu và trang thiết bị đối với tàu có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 90 m”, và Phần 7B “Trang thiết bị”. Các lỗ nhỏ thuộc hệ thống xả và đường ống của tàu được coi là kín nếu chúng bị ngập ở góc nghiêng lớn hơn 30 độ. Nếu chúng ngập ở góc nghiêng nhỏ hơn 30 độ thì các lỗ đó được xem như hở nếu Đăng kiểm thấy rằng đây là nguồn gây ngập chính. 1.2.1-31 được bổ sung mới như sau: 31 Biên độ lắc là biên độ lắc giả định. 1.3 Phạm vi giám sát 1.3.2-1 được sửa đổi như sau: 1.3.2 Đối với mỗi tàu tuân theo các yêu cầu của Phần này, Đăng kiểm sẽ tiến hành các công việc sau đây: 1 Trước lúc đóng mới và hoán cải: - Kiểm tra và thẩm định các hồ sơ kỹ thuật liên quan đến ổn định của tàu. (2 và 3 vẫn giữ nguyên) 1.4 Các yêu cầu kỹ thuật 1.4.2 Bản tính đường cong Cross 1 Đường cong Cross phải tính theo đường nước song song với đường nước thiết kế. Đối với những tàu khai thác mà độ chúi ban đầu thường xuyên lớn thì các bản tính đường cong Cross cần phải tính toán theo độ chúi ban đầu dựa trên sự thống nhất với Đăng kiểm. Đường cong Cross phải được tính toán dựa theo độ chúi. Nếu mạn trái và phải không đối xứng (bao gồm cả không gian trên boong) thì mạn có trị số cánh tay đòn bất lợi hơn phải được sử dụng 1.4.11 Các yêu cầu đối với Bản thông báo ổn định 1.4.11-3 được sửa đổi như sau: 3 Nếu tàu chở hàng rời có tổng dung tích từ 500 trở lên, trên tàu phải có Thông báo ổn định và sức bền trong quá trình bốc xếp hàng đối với hàng rời không phải hạt được Đăng kiểm thẩm định. 1.5 Thử nghiêng và đo khối lượng tàu không 1.5.15 được bổ sung mới như sau: 1.5.15 Đối với sà lan không có thượng tầng và các cấu trúc lớn ở trên boong có thể cho phép không cần thử nghiêng với điều kiện sau: 1 Sà lan được đo khối lượng tàu không để xác định khối lượng tàu không và hoành độ trọng tâm sà lan; 2 Chiều cao trọng tâm được xác định thông qua tính toán hoặc được lấy bằng 0,7 lần chiều cao mạn tàu. Chương 2 CÁC YÊU CẦU CHUNG VỀ ỔN ĐỊNH 2.2 được sửa đổi như sau 2.2 Đồ thị ổn định 2.2.1 Diện tích đồ thị ổn định tĩnh không được nhỏ hơn 0,055 m.rad khi góc nghiêng đến 30 độ và không được nhỏ hơn 0,09 m.rad khi nghiêng đến 40 độ hoặc góc vào nước, lấy giá trị nhỏ hơn. Ngoài ra diện tích của cánh tay đòn ổn định tĩnh trong phạm vi góc nghiêng 30 độ và 40 độ hoặc góc vào nước, lấy giá trị nhỏ hơn không được nhỏ hơn 0,03 m.rad. 2.2.2 Cánh tay đòn ổn định không được nhỏ 0,2 m tại góc nghiêng θ lớn hơn hoặc bằng 30 độ. 2.2.3 Cánh tay đòn ổn định đạt giá trị lớn nhất tại góc nghiêng không nhỏ hơn 25 độ. 2.2.4 Tàu thỏa mãn các yêu cầu đã nói ở trên khi mà ảnh hưởng của hành lỏng được tính toán theo yêu cầu 1.4.7. 2.2.5 Yêu cầu đối với cánh tay đòn ổn định tĩnh của cần cẩu nổi và tàu cẩu, tham chiếu đến điều 4.1 2.2.6 Thay cho yêu cầu ở 22.3, Đối với các tàu có tỷ số B/D > 2,5 có thể áp dụng tiêu chuẩn sau: 1 Cánh tay đòn ổn định đạt giá trị lớn nhất tại góc nghiêng không nhỏ hơn 15 độ; và 2 Diện tích đường cong ổn định tĩnh (đường cong GZ) đến góc θ = 15o và khi cánh tay đòn lớn nhất của đường cong ổn định tĩnh (GZmax) tại góc θ = 15o, không được nhỏ hơn 0,07 m.rad; Diện tích này không được nhỏ hơn 0,055 m.rad đến góc θ = 30o khi GZmax tại góc θ = 30o hoặc lớn hơn. Nếu GZmax xảy ra tại góc nằm giữa θ = 15o và θ = 30o thì diện tích tương ứng của đường cong ổn định tĩnh không được nhỏ hơn trị số xác định theo công thức sau: A = 0, 055 + 0, 001(30o − θmax) (m.rad) Trong đó: θmax là góc nghiêng đo bằng độ tại góc mà cánh tay đòn đường cong ổn định tĩnh đạt giá trị lớn nhất; Phần 11 MẠN KHÔ Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG 1.2 Định nghĩa và giải thích 1.2.1-34 được bổ sung mới như sau: Thượng tầng giữa là thượng tầng nằm giữa đường vuông góc lái và mũi và không kéo dài tới đó. Chương 3 CÁC YÊU CẦU BỔ SUNG VỀ ỔN ĐỊNH 3.10 Tàu dịch vụ ngoài khơi 3.10.11 được bổ sung như sau: 3.10.11 Mạn khô tối thiểu ở đuôi tàu trong điều kiện khai thác bình thường không được nhỏ hơn 0,005L. III CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 3.2 ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN CẤP 3.2.3 được xóa bỏ, đánh số lại 3.2.4 thành 3.2.3 như sau: 3.2.3 Giấy chứng nhận duy trì cấp tàu và các giấy chứng nhận khác 1 Nếu có yêu cầu, Đăng kiểm sẽ cấp cho chủ tàu hoặc người đại diện chủ tàu Giấy chứng nhận duy trì cấp tàu để chứng nhận về việc cấp tàu được duy trì. 2 Nếu có yêu cầu, Đăng kiểm sẽ cấp cho chủ tàu hoặc người đại diện chủ tàu Giấy chứng nhận về các hạng mục được đăng ký trong Sổ đăng ký kỹ thuật tàu biển.
File đính kèm:
- quy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_phan_cap_va_dong_tau_bien_vo.doc