Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về an toàn lao động và các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu trong thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận đối với các bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh như sau:

1.1 Các bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm bình dùng để chuyên chở khí, khí hóa lỏng, chất lỏng và bình dùng để chứa khí, khí hóa lỏng dùng làm nhiên liệu của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ);

1.2 Các bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông đường sắt;

1.3 Các bình chịu áp lực lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển.

2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận thử nghiệm các bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh.

3 Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1 Bình chịu áp lực (sau đây ký hiệu là BCAL) là các bồn, bể, thùng dùng để chứa, chuyên chở khí, khí hóa lỏng, chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh; bình có dung tích từ 25 lít trở lên, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) với áp suất (tính bằng bar) lớn hơn 200 lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển.

3.2 Bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là BCAL dùng để chuyên chở khí, khí hóa lỏng, chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và BCAL dùng để chứa khí, khí hóa lỏng dùng làm nhiên liệu của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3.3 Áp suất làm việc cho phép là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc lâu dài.

3.4 Áp suất thiết kế (Ptk) là áp suất do Cơ sở thiết kế quy định làm cơ sở tính sức bền các bộ phận của bình chịu áp lực. Áp suất này chưa kể đến áp suất thủy tĩnh tại điểm tính toán.

3.5 Áp suất làm việc (Plv) lớn nhất là áp suất cao nhất mà bình chịu áp lực phải chịu trong điều kiện vận hành bình thường. Áp suất này được xác định bởi các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ sử dụng.

3.6 Ứng suất thiết kế là ứng suất cho phép lớn nhất sử dụng trong các công thức tính toán chiều dày tối thiểu hoặc kích thước của các bộ phận chịu áp lực.

3.7 Nhiệt độ thiết kế là nhiệt độ kim loại tại áp suất tính toán tương ứng được sử dụng để lựa chọn ứng suất thiết kế cho bộ phận của bình chịu áp lực được xem xét.

3.8 Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu là nhiệt độ nhỏ nhất đặc trưng của vật liệu. Nhiệt độ này được sử dụng trong thiết kế để lựa chọn vật liệu có độ dai va đập đủ để tránh nứt gãy, và là nhiệt độ tại đó vật liệu có thể được sử dụng với độ bền thiết kế đầy đủ.

3.9 Nhiệt độ làm việc lớn nhất là nhiệt độ lớn nhất của kim loại mà bộ phận được xem xét của bình chịu áp lực phải chịu trong điều kiện làm việc bình thường. Nhiệt độ này được xác định bởi các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ sử dụng.

3.10 Nhiệt độ làm việc nhỏ nhất là nhiệt độ của kim loại mà bộ phận được xem xét của bình chịu áp lực phải chịu trong điều kiện làm việc bình thường. Nhiệt độ này được xác định bởi các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ sử dụng hay nhiệt độ thấp nhất được chỉ định bởi người đặt hàng.

 

doc 42 trang yennguyen 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển
QCVN 67:2017/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC TRÊN BIỂN
National Technical Regulation on Pressure Vessels of Means of Transportation and Offshore Installations
Lời nói đầu
QCVN 67:2017/BGTVT thay thế QCVN 67:2013/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 32/2017/TT-BGTVT ngày 26 tháng 9 năm 2017.
MỤC LỤC
PHẦN I QUY ĐỊNH CHUNG
1 Phạm vi điều chỉnh
2 Đối tượng áp dụng
3 Giải thích từ ngữ
4 Tài liệu viện dẫn
PHẦN II QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG
I Quy định về thiết kế bình chịu áp lực
II Quy định về chế tạo bình chịu áp lực
III Quy định về vật liệu chế tạo bình chịu áp lực
IV Quy định về hàn và kiểm tra không phá hủy (NDT)
V Quy định riêng đối với bình chịu áp lực dùng để vận chuyển hàng hóa lắp đặt trên các phương tiện giao thông
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO CÁC LOẠI BÌNH CHỊU ÁP LỰC LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
I Thiết kế, chế tạo bình chịu áp lực dùng để vận chuyển hàng hóa lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
1 Quy định chung
2 Yêu cầu về thiết kế bình chịu áp lực dùng để vận chuyển hàng hóa lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
3 Bình chịu áp lực thân hình trụ
4 Bình chịu áp lực thân hình cầu
5 Bình chịu áp lực hai vỏ
6 Bình chịu áp lực phi kim loại
II Bình chịu áp lực dùng để chứa khí, khí hóa lỏng dùng làm nhiên liệu của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
III Thiết kế, chế tạo các bộ phận chi tiết của bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
IV Thiết kế, chế tạo các thiết bị an toàn và phụ kiện của bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
V Thử nghiệm, kiểm tra bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
CHƯƠNG 3 BÌNH CHỊU ÁP LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I Quy định chung
II Quy định về thiết kế, chế tạo
III Quy định về kiểm tra
IV Quy định về hiệu chuẩn các thiết bị an toàn, đo lường
CHƯƠNG 4 BÌNH CHỊU ÁP LỰC LẮP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ TRÊN BIỂN
I QUY ĐỊNH CHUNG
II YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
III KIỂM TRA TRONG SỬ DỤNG, SỬA CHỮA VÀ HOÁN CẢI
PHẦN III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
PHẦN IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN 
PHẦN V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ THĂM DÒ, KHAI THÁC TRÊN BIỂN
National Technical Regulation on Pressure Vessels of Means of Transportation and Offshore Installations
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về an toàn lao động và các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu trong thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận đối với các bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh như sau:
1.1 Các bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (bao gồm bình dùng để chuyên chở khí, khí hóa lỏng, chất lỏng và bình dùng để chứa khí, khí hóa lỏng dùng làm nhiên liệu của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ);
1.2 Các bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông đường sắt;
1.3 Các bình chịu áp lực lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển.
2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận thử nghiệm các bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh.
3 Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1 Bình chịu áp lực (sau đây ký hiệu là BCAL) là các bồn, bể, thùng dùng để chứa, chuyên chở khí, khí hóa lỏng, chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh; bình có dung tích từ 25 lít trở lên, tích số giữa dung tích (tính bằng lít) với áp suất (tính bằng bar) lớn hơn 200 lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển.
3.2 Bình chịu áp lực lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là BCAL dùng để chuyên chở khí, khí hóa lỏng, chất lỏng có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar, không tính áp suất thủy tĩnh lắp đặt trên các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và BCAL dùng để chứa khí, khí hóa lỏng dùng làm nhiên liệu của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3.3 Áp suất làm việc cho phép là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc lâu dài.
3.4 Áp suất thiết kế (Ptk) là áp suất do Cơ sở thiết kế quy định làm cơ sở tính sức bền các bộ phận của bình chịu áp lực. Áp suất này chưa kể đến áp suất thủy tĩnh tại điểm tính toán.
3.5 Áp suất làm việc (Plv) lớn nhất là áp suất cao nhất mà bình chịu áp lực phải chịu trong điều kiện vận hành bình thường. Áp suất này được xác định bởi các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ sử dụng.
3.6 Ứng suất thiết kế là ứng suất cho phép lớn nhất sử dụng trong các công thức tính toán chiều dày tối thiểu hoặc kích thước của các bộ phận chịu áp lực.
3.7 Nhiệt độ thiết kế là nhiệt độ kim loại tại áp suất tính toán tương ứng được sử dụng để lựa chọn ứng suất thiết kế cho bộ phận của bình chịu áp lực được xem xét.
3.8 Nhiệt độ thiết kế nhỏ nhất của vật liệu là nhiệt độ nhỏ nhất đặc trưng của vật liệu. Nhiệt độ này được sử dụng trong thiết kế để lựa chọn vật liệu có độ dai va đập đủ để tránh nứt gãy, và là nhiệt độ tại đó vật liệu có thể được sử dụng với độ bền thiết kế đầy đủ.
3.9 Nhiệt độ làm việc lớn nhất là nhiệt độ lớn nhất của kim loại mà bộ phận được xem xét của bình chịu áp lực phải chịu trong điều kiện làm việc bình thường. Nhiệt độ này được xác định bởi các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ sử dụng.
3.10 Nhiệt độ làm việc nhỏ nhất là nhiệt độ của kim loại mà bộ phận được xem xét của bình chịu áp lực phải chịu trong điều kiện làm việc bình thường. Nhiệt độ này được xác định bởi các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ sử dụng hay nhiệt độ thấp nhất được chỉ định bởi người đặt hàng.
3.11 Chiều dày tính toán nhỏ nhất là chiều dày nhỏ nhất được xác định từ tính toán theo các công thức để chịu tải trước khi thêm vào phần bổ sung do ăn mòn hoặc các hệ số bổ sung khác.
3.12 Chiều dày cần thiết nhỏ nhất là chiều dày bằng chiều dày tính toán nhỏ nhất cộng với phần bổ sung thêm do ăn mòn.
3.13 Chiều dày danh nghĩa là chiều dày danh nghĩa của vật liệu được chọn trong các cấp chiều dày thương mại có sẵn (có áp dụng các dung sai chế tạo đã được quy định).
3.14 Chiều dày thực là chiều dày thực của vật liệu sử dụng trong một bộ phận của bình chịu áp lực có thể được lấy theo chiều dày danh nghĩa, trừ đi dung sai chế tạo được áp dụng.
3.15 Cơ quan Đăng kiểm là các Chi cục trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
3.16 Cơ sở chế tạo (sản xuất) là tổ chức, công ty hoặc cá nhân chế tạo ra bình chịu áp lực.
3.17 Cơ sở thử nghiệm là các trung tâm, trạm thử, phòng thí nghiệm, có chức năng, năng lực đã được chứng nhận thực hiện kiểm tra, thử nghiệm bình chịu áp lực.
3.18 Tổ chức chứng nhận về hàn và kiểm tra không phá hủy (NDT) là các tổ chức có chức năng chuyên ngành về hàn và NDT đã được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo, kiểm tra, chứng nhận về hàn và NDT.
3.19 Chủ thiết bị là các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác sử dụng bình chịu áp lực.
3.20 Các bên có liên quan là người đặt hàng, người thiết kế, người chế tạo, cơ quan kiểm tra và thẩm định thiết kế, nhà cung cấp, người lắp đặt và chủ đầu tư.
3.21 Sản phẩm cùng kiểu là các sản phẩm cùng nhãn hiệu, thiết kế và có cùng thông số kỹ thuật được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ.
3.22 Giải thích từ ngữ riêng đối với phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.
1 Hoán cải là thay đổi vật lý ở bất kỳ bộ phận nào làm cho thiết kế bị ảnh hưởng tới khả năng chịu áp lực của một bình chịu áp lực nằm ngoài khoảng giá trị được mô tả trong các báo cáo thông số hiện có.
2 Các vị trí kiểm soát trạng thái (CMLs) là các vị trí chỉ định trên bình chịu áp lực, nơi mà các cuộc kiểm tra chu kỳ được thực hiện để đánh giá trực tiếp trạng thái của bình. CMLs có thể có một hoặc nhiều điểm kiểm tra và sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra căn cứ vào việc hư hỏng bộ phận được dự đoán trước để phát hiện ra hư hỏng ở xác suất cao nhất.
3 Hàn đắp có kiểm soát (CDW): bất kỳ phương pháp hàn nào được sử dụng để đạt việc làm mịn hạt được kiểm soát và gia nhiệt bên dưới vùng ảnh hưởng nhiệt ở vật liệu cơ bản. Có nhiều phương pháp, ví dụ như gia nhiệt đường hàn (gia nhiệt lớp bên dưới đường hàn hiện tại sẽ ngưng đọng) và bao gồm nửa đường hàn (yêu cầu loại bỏ 1/2 lớp đầu). Xem 6.1.6-4(3).
4 Ăn mòn cho phép là chiều dày vật liệu bổ sung để cho phép kim loại hao hụt do thời gian khai thác của bình.
5 Tốc độ ăn mòn là tốc độ hao hụt kim loại do xâm thực, xâm thực/ăn mòn, hoặc do phản ứng hóa học với môi trường bên trong và/hoặc bên ngoài bình.
6 Chuyên gia về ăn mòn là người, được chủ thiết bị chấp nhận, có hiểu biết và kinh nghiệm trong ăn mòn hư hỏng cơ học, luyện kim, lựa chọn vật liệu và các phương pháp kiểm soát ăn mòn.
7 Ăn mòn dưới lớp bọc (CUI) là tất cả các dạng CUI bao gồm ăn mòn ứng suất nứt và ăn mòn bên dưới lớp chống cháy.
8 Hư hỏng cơ học là bất kỳ loại hư hỏng nào bắt gặp trong công nghiệp hóa học và tinh chế mà có khả năng gây ra nứt/khuyết tật ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của bình (ví dụ như ăn mòn, nứt, xâm thực, lõm, và các hư hỏng cơ học, vật lý khác, hoặc các tác động hóa học).
9 Khuyết tật là hư hỏng về hình dáng kích thước vượt quá tiêu chuẩn cho phép và do đó có thể loại bỏ.
10 Nhiệt độ thiết kế là nhiệt độ được sử dụng trong thiết kế bình theo bộ luật chế tạo áp dụng.
11 Hồ sơ là cáo báo cáo bao gồm mô tả thiết kế bình, đào tạo nhân lực, kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra, NDT, sửa chữa, hoán cái, đánh giá lại và các hành động thử áp lực, đánh giá phù hợp (FFS), các quy trình để thực hiện các hoạt động đó, hoặc bất kỳ thông tin thích hợp khác để duy trì tính toàn vẹn và đảm bảo của bình.
12 Điểm kiểm tra là điểm ghi, điểm đo đạc hoặc điểm thử nghiệm (điểm thử nghiệm là thuật ngữ không sử dụng thay thế cho thử nghiệm cơ học hoặc vật lý. Ví dụ như thử độ bền kéo hoặc thử áp lực).
13 Một vùng trong phạm vi CML được xác định bởi vòng tròn có đường kính không lớn hơn 75 mm đối với các bình. CMLs có thể bao gồm nhiều điểm kiểm tra, ví dụ như một vòi của bình có thể là 1 CML và có nhiều điểm kiểm tra (ví dụ một điểm kiểm tra trong tất cả 4 góc phần tư của CML trên vòi bình).
14 Kiểm tra bên ngoài là kiểm tra bằng mắt được thực hiện từ bên ngoài của bình để phát hiện các tình trạng mà có thể tác động tới khả năng duy trì tính toàn vẹn hoặc tình trạng của bình, bao gồm tính toàn vẹn của các kết cấu nâng đỡ (ví dụ như thang, bệ và kết cấu trợ giúp). Kiểm tra bên ngoài có thể được thực hiện khi bình đang hoặc ngừng hoạt động và có thể thực hiện đồng thời với kiểm tra hoạt động.
15 Kiểm tra bên trong là một cuộc kiểm tra được thực hiện từ bên trong bình bằng mắt thường và/hoặc các phương pháp NDT.
16 Đánh giá phù hợp cho hoạt động (FFS) là phương pháp mà các khuyết tật và hư hỏng khác hoặc các điều kiện hoạt động trong phạm vi bình được đánh giá để xác định tính toàn vẹn của bình cho tiếp tục hoạt động.
17 Ăn mòn tổng thể là ăn mòn nhiều hay ít phân bố đều nhau trên bề mặt kim loại.
18 Ăn mòn cục bộ là ăn mòn xảy ra trong ranh giới giới hạn hoặc vùng riêng biệt trên bề mặt kim loại của bình.
19 Vùng ảnh hưởng nhiệt là phần vật liệu cơ bản có các đặc tính cơ học hoặc cấu trúc vi mô bị thay đổi bởi nhiệt của đường hàn hoặc nhiệt khi cắt.
20 Bình chịu áp lực trong khai thác là bình chịu áp lực đã được đưa vào hoạt động, đối ngược với giai đoạn chế tạo mới trước khi đưa vào khai thác hoặc các bình giải bản. Một bình không hoạt động do ngừng sản xuất vẫn được coi là bình đang khai thác.
21 Kiểm tra trong khai thác là tất cả các hoạt động kiểm tra liên quan tới bình chịu áp lực khi nó được đưa vào khai thác nhưng trước khi nó được giải bản hoàn toàn.
22 Kiểm tra là đánh giá hoạt động, bên ngoài hoặc bên trong (hoặc kết hợp) tình trạng của bình.
23 Kế hoạch kiểm tra là một kế hoạch xác định thời gian và phương pháp kiểm tra bình hoặc thiết bị giảm áp được kiểm tra, sửa chữa, và/hoặc bảo dưỡng.
24 Cửa sổ hoạt động toàn vẹn là các giới hạn xác định về các đặc tính công nghệ mà có thể ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của thiết bị nếu như hoạt động công nghệ lệch với các giới hạn xác định trong khoảng thời gian được dự định trước đó.
25 Sửa chữa lớn là bất kỳ công việc nào không được coi là hoán cải mà loại bỏ hoặc thay thế một phần chính của thân bình không phải là vòi (ví dụ thay vỏ bình hoặc đỉnh, đáy bình). Nếu bất kỳ công việc phục hồi nào làm thay đổi nhiệt độ thiết kế, nhiệt độ cho phép nhỏ nhất (MAT), hoặc áp suất làm việc cho phép lớn nhất (MAWP), công việc đó phải được xem là hoán cải và phải thỏa mãn các yêu cầu về đánh giá lại.
26 Quản lý thay đổi (MOC) là hệ thống quản lý được ghi chép để xem xét và thẩm định các thay đổi (cả về hữu hình và cách thức) của bình trước khi thực hiện thay đổi. Quá trình MOC bao gồm việc quan tâm của người kiểm tra mà có thể cần thiết thay đổi kế hoạch kiểm tra như là kết quả của thay đổi.
27 Áp suất làm việc cho phép lớn nhất (MAWP) là áp suất đo tối đa cho phép trên đỉnh của bình tại vị trí hoạt động ở nhiệt độ xác định. Áp suất này được dựa vào các tính toán sử dụng chiều dày nhỏ nhất (hoặc chiều dày trung bình của các lỗ rỗ) đối với toàn bộ phần tử tới hạn của bình, (ngoại trừ chiều dày dự trữ ăn mòn) và được hiệu chỉnh bởi áp lực cột áp tĩnh áp dụng và các tải không áp (gió, động đất...). MAWP có thể xem trong thiết kế ban đầu hoặc được đánh giá lại thông qua đánh giá FFS.
28 Nhiệt độ vật liệu thiết kế nhỏ nhất/nhiệt độ cho phép nhỏ nhất (MDMT/MAT) là nhiệt độ vật liệu cho phép nhỏ nhất đối với vật liệu cho trước có chiều dày xác định dựa vào khả năng chống nứt của nó. Trong trường hợp MAT, nó có thể là một nhiệt độ đơn, hoặc là một dải nhiệt độ làm việc cho phép tương tự như áp lực. Nhìn chung, nhiệt độ tối thiểu mà tại đó tải đáng kể có thể được áp dụng cho bình như xác định trong bộ luật chế tạo áp dụng (ví dụ như ASME Code, Section VIII, Div.1, mục UG-20 b). Nó cũng có thể đạt được thông qua đánh giá FFS.
29 Thành phần không chịu áp lực là các bộ phận của bình không chịu áp công nghệ (khay, đai khay, ống phân phối, van đổi hướng, các đai kẹp lớp bọc không có gia cường, kẹp).
30 Trạng thái hoạt động là tình trạng mà bình không sẵn sàng cho đợt kiểm tra bên trong. Xem kiểm tra ở trạng thái hoạt động.
31 Kiểm tra ở trạng thái hoạt động là một cuộc kiểm tra được thực hiện từ bên ngoài bình trong khi bình đang hoạt động sử dụng các quy trình NDT để xác định sự phù hợp của thân bình ... n kim để đánh giá quy trình có được chấp nhận hay không.
(3) Các phương pháp gia nhiệt hoặc hàn đắp có kiểm soát (CDW) thay thế cho PWHT
(a) Quy định chung
(i) Tham khảo điều 2.9, ASME PCC-2 để có thông tin bổ sung lựa chọn thay thế cho PWHT.
(ii) Gia nhiệt và CDW có thể được sử dụng để thay thế cho PWHT khi PWHT không thích hợp hoặc về mặt cơ học là không cần thiết. Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp thay thế nào, phải xem xét tính luyện kim để đảm bảo phương pháp lựa chọn thay thế là phù hợp. Việc xem xét phải chú ý tới các hệ số như nguyên nhân thực hiện PWHT ban đầu của thiết bị, khả năng nhạy cảm với ăn mòn ứng suất nứt, các ứng suất tại vị trí mối hàn, khả năng nhạy cảm với sự thâm nhập của hydrogen ở nhiệt độ cao, Đăng kiểm viên có trách nhiệm kiểm chứng rằng các phương pháp được sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn của chủ thiết bị và các yêu cầu của phần này.
(iii) Việc lựa chọn phương pháp hàn phải căn cứ vào các quy định của bộ luật chế tạo áp dụng cho kế hoạch công việc song song với xem xét kỹ thuật phù hợp của mối hàn trong tình trạng vừa hàn xong ở các điều kiện thử áp lực và thử hoạt động.
(iv) Khi có dẫn chứng theo chỉ định của ASME, số P-No và số nhóm trong phần này cho các vật liệu, thì các yêu cầu của phần này áp dụng cho vật liệu sử dụng của bộ luật ban đầu trong chế tạo, hoặc ASME hoặc bộ luật khác phù hợp của các đặc tính cơ học và thành phần hóa học với các chỉ số nhóm và lượng P của ASME.
(v) Các bình được chế tạo bằng thép khác với thép nêu ở (b) và (c) của mục này, mà ban đầu có yêu cầu xử lý nhiệt sau hàn, thì phải được xử lý nhiệt sau hàn nếu việc hoán cải hoặc sửa chữa bao gồm hàn thành bình áp lực. Khi một trong các phương pháp sau được sử dụng để thay thế cho PWHT, hệ số hiệu quả mối nối của PWHT có thể tiếp tục được sử dụng nếu hệ số đã từng được sử dụng trong thiết kế hiện đang đánh giá.
(b) Phương pháp gia nhiệt (không yêu cầu thử độ bền va đập)
(i) Phương pháp gia nhiệt, khi thực hiện thay cho PWHT, phải được giới hạn cho các vật liệu và phương pháp hàn sau:
+ Phải giới hạn vật liệu cho P-№ 1, Nhóm 1,2 và 3; và P-№ 3, Nhóm 1 và 2 (không bao gồm Mn-Mo ở Nhóm 2).
+ Phải giới hạn việc hàn là các phương pháp hàn hồ quang kim loại bảo vệ (SMAW), hàn hồ quang kim loại trong khí (GMAW) và hàn hồ quang vonfram (GTAW). 
(ii) Phải thực hiện phương pháp gia nhiệt như sau:
+ Khu vực hàn phải được gia nhiệt và duy trì ở nhiệt độ tối thiểu là 150oC trong khi hàn.
+ Nhiệt độ 150oC phải được kiểm tra để đảm bảo rằng một khoảng 100 mm vật liệu hoặc 4 lần chiều dày vật liệu (lấy giá trị nào lớn hơn) ở mỗi bên của mép đường hàn được duy trì ở nhiệt độ tối thiểu khi hàn. Nhiệt độ giữa các lớp hàn tối đa không được vượt quá 315oC.
+ Khi mối hàn không xuyên thấu toàn bộ chiều dày vật liệu, nhiệt độ gia nhiệt tối thiểu và nhiệt độ giữa các lớp hàn tối đa chỉ cần duy trì ở khoảng 100 mm vật liệu hoặc 4 lần chiều sâu của mối hàn sửa chữa, lấy giá trị nào lớn hơn ở mỗi phía của mối nối.
Lưu ý: Không yêu cầu thử độ bền va đập khi sử dụng phương pháp gia nhiệt này thay thế cho PWHT.
(c) Phương pháp CDW (yêu cầu thử độ bền va đập)
Phương pháp CDW có thể được sử dụng để thay thế cho PWHT nếu thỏa mãn các yêu cầu sau:
(i) Thử độ dai va đập, mà theo ASME Code, Section VIII, Division 1, Phần UG-84 và UCS-66 xác định là cần thiết khi bộ luật chế tạo áp dụng lần đầu hoặc bộ luật chế tạo áp dụng cho công việc dự định yêu cầu thử va đập;
(ii) Vật liệu phải được giới hạn là thép trong P-№ 1, P-№ 3 và P-№ 4;
(iii) Phải giới hạn việc hàn là các phương pháp SMAW, GMAW và GTAW;
(iv) Các thông số kỹ thuật của quy trình hàn phải được soạn thảo và chứng nhận cho mỗi phương pháp áp dụng. Quy trình hàn phải đưa ra nhiệt độ gia nhiệt và nhiệt độ giữa các lớp hàn và bao gồm nhiệt độ xử lý nhiệt theo yêu cầu ở mục (vi) của quy định này. Chiều dày chứng nhận cho các tấm thử và rãnh hàn sửa chữa phải phù hợp với Bảng 9. Vật liệu thử cho việc chứng nhận quy trình hàn phải vật liệu có đặc tính tương tự như đặc tính của vật liệu ban đầu (bao gồm loại, cấp, điều kiện xử lý nhiệt). Nếu đặc tính của vật liệu ban đầu không dùng nữa, thì vật liệu thử phải phù hợp nhất với vật liệu được sử dụng trong chế tạo, nhưng trong mọi trường hợp không được sử dụng vật liệu có độ bền thấp hơn hoặc có tỉ lệ carbon nhiều hơn 0,35%.
(v) Khi bộ luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn chế tạo áp dụng cho công việc dự định yêu cầu thử va đập, thì báo cáo chứng nhận quy trình hàn (PQR) phải bao gồm các thử nghiệm phù hợp để xác định nếu độ bền của vật liệu hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt của vật liệu cơ bản ở điều kiện vừa hàn xong là tương đương ở nhiệt độ kim loại thiết kế tối thiểu (như quy định trong ASME Code, Section VIII, Division 1, Phần UG-84 và UCS 66). Nếu cần thiết giới hạn về độ cứng (như nêu ở NACE SP0472 và NACE MR0103) để chống ăn mòn ứng suất nứt, thì PQR cũng phải bao gồm các thử nghiệm về độ cứng.
(vi) Các thông số kỹ thuật của quy trình hàn phải bao gồm các yêu cầu bổ sung sau:
+ Các thông số cơ bản bổ sung của ASME Code, Section IX, Mục QW-250;
+ Nhiệt lượng hàn tối đa cho mỗi lớp hàn không được vượt quá nhiệt lượng được sử dụng trong thử nghiệm chứng nhận quy trình hàn;
+ Nhiệt độ gia nhiệt tối thiểu không được nhỏ hơn nhiệt độ được sử dụng trong thử nghiệm chứng nhận quy trình hàn;
+ Nhiệt độ giữa các lớp hàn tối đa không được lớn hơn nhiệt độ được sử dụng trong thử nghiệm chứng nhận quy trình hàn;
+ Phải kiểm tra nhiệt độ gia nhiệt để đảm bảo rằng trong phạm vi 100 mm của vật liệu hoặc 4 lần chiều dày vật liệu (lấy giá trị nào lớn hơn) ở mỗi bên của mối nối hàn được duy trì ở nhiệt độ tối thiểu trong khi hàn. Khi đường hàn không xuyên thấu hết chiều dày vật liệu, nhiệt độ gia nhiệt tối thiểu chỉ cần duy trì ở khoảng cách 100 mm hoặc 4 lần chiều sâu của đường hàn sửa chữa (lấy giá trị nào lớn hơn) ở mỗi bên của mối hàn.
+ Đối với các phương pháp hàn ở mục (iii), chỉ sử vật liệu hàn có hàm lượng hydro thấp H8 hoặc thấp hơn H8. Khi sử dụng khí bảo vệ, thì khí này phải có điểm sương không được lớn hơn -50oC. Các bề mặt chuẩn bị hàn phải được duy trì ở điều kiện khô trong quá trình hàn và không bị gỉ, lớp vảy và các sản phẩm từ hydro như dầu, mỡ và các vật liệu hữu cơ khác.
+ Kỹ thuật hàn phải là CDW, đường hàn ủ hoặc kỹ thuật nửa đường hàn. Kỹ thuật riêng biệt phải được sử dụng trong thử nghiệm chứng nhận quy trình hàn.
+ Đối với các đường hàn SMAW, sau khi hoàn thiện mối hàn và không được phép làm mát kết cấu hàn tới nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ gia nhiệt tối thiểu, thì nhiệt độ của kết cấu hàn phải được tăng tới nhiệt độ 260oC ± 30oC trong khoảng thời gian tối thiểu là 2 tiếng để hỗ trợ loại khí hydro khuếch tán của vật liệu hàn trong khi hàn. Có thể không cần xử lý hydro nếu dùng que hàn có hàm lượng hydro thấp H4.
+ Sau khi mối hàn sửa chữa hoàn thiện đã nguội, mũ gia cường đường hàn phải được mài ngang bằng với bề mặt vật liệu cơ bản.
5 Kiểm tra NDT mối hàn
(1) API 577 đưa ra hướng dẫn kiểm tra NDT mối hàn và kết cấu hàn. Trước khi hàn, thông thường vùng được chuẩn bị hàn phải được kiểm tra bằng MT hoặc PT để xác định rằng không có khuyết tật sẵn có. Việc kiểm tra này đặc biệt quan trọng sau khi loại bỏ vết nứt hoặc các khuyết tật khác.
(2) Sau khi hoàn thiện đường hàn, nó phải được kiểm tra lại bằng phương pháp NDT phù hợp để xác định rằng không có khuyết tật, sử dụng các tiêu chuẩn được người kiểm tra chấp nhận hoặc bộ luật áp dụng trong chế tạo.
Bảng 9. Phạm vi chứng nhận cho vật liệu cơ bản và chiều dày đường hàn đối với phương pháp CDW (yêu cầu thử độ bền va đập)
Chiều sâu t của rãnh đường hàn thử nghiệm*
Chiều sâu được chứng nhận của rãnh đường hàn sửa chữa*
Chiều dày T của đường hàn mẫu thử nghiệm
Chiều dày của vật liệu cơ bản được chứng nhận
t
< t
< 50 mm
< T
t
< t
> 50 mm
Từ 50 mm trở lên
* chiều sâu rãnh đường hàn cho việc chứng nhận quy trình phải đủ sâu để cho phép loại bỏ của các mẫu thử yêu cầu.
(3) Các đường hàn mới, là một phần của sửa chữa hoặc hoán cải bình mà tiêu chuẩn quy chuẩn, bộ luật chế tạo yêu cầu phải chụp X-quang (như các đường hàn chu vi hoặc dọc thân bình), thì phải được kiểm tra X-quang phù hợp với bộ luật chế tạo. Trong trường hợp không thể thực hiện kiểm tra X-quang, các bề mặt có thể tiếp cận được của mỗi đường hàn mới phải được kiểm tra toàn bộ bằng UT thay thế cho RT và/hoặc phương pháp NDT phù hợp khác để xác định rằng không tồn tại khuyết tật. UT thay thế cho RT phải tuân theo ASME Code Case 2235 hoặc ASME Code, Section VIII, Division 2, mục 7.5.5. Nếu phương pháp khác được sử dụng chứ không phải là UT để thay thế RT, tính hiệu quả mối nối phải được giảm tới giá trị phù hợp với không chụp X-quang. Nếu thực tế không thể sử dụng các phương pháp NDT theo quy định của bộ luật chế tạo, thì có thể lựa chọn các phương pháp NDT khác nếu chúng được thẩm định.
(4) Các quy định chấp nhận cho việc sửa chữa hoặc hoán cải bằng hàn phải phù hợp với các phần áp dụng của ASME Code hoặc bộ luật cơ sở khác mà bình chịu áp lực áp dụng.
6 Kiểm tra mối hàn cho các bình chịu áp lực bị nứt vỡ (Brittle Fracture)
Đối với các bình chịu áp lực được chế tạo bằng vật liệu mà có thể bị nứt vỡ (theo API 579-1/ASME FFS-1, Phần 3 hoặc theo phân tích khác) do hoạt động thông thường hay bất thường (bao gồm khởi động, dừng và thử áp lực), phải thực hiện các cuộc kiểm tra phù hợp sau khi hàn sửa chữa hoặc hoán cải. Các vết rạn nứt hoặc ứng suất khác có thể là khởi đầu của nứt vỡ khi bình chịu áp lực hoạt động hoặc thử thủy lực. Phương pháp MT hoặc NDT bề mặt hiệu quả khác nên được xem xét sử dụng. Các kỹ thuật kiểm tra phải được lựa chọn để phát hiện các vết rạn nứt tới hạn như được xác định bởi đánh giá FFS.
6.2 Đánh giá lại
6.2.1 Việc đánh giá lại bình chịu áp lực khi có thay đổi nhiệt độ thiết kế, nhiệt độ thiết kế vật liệu tối thiểu hoặc MAWP có thể được thực hiện chỉ sau khi thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) Các tính toán, được nhà chế tạo hoặc chủ thiết bị (hoặc người đại diện) có kinh nghiệm trong thiết kế, chế tạo hoặc kiểm tra bình chịu áp lực thực hiện, phải đảm bảo được việc đánh giá lại.
(2) Việc đánh giá lại phải được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của bộ luật chế tạo bình chịu áp lực. Hoặc có thể lập các tính toán bằng việc sử dụng các công thức phù hợp theo phiên bản mới nhất của bộ luật chế tạo phù hợp với điều kiện là tất cả các chi tiết cơ bản của bình chịu áp lực thỏa mãn các yêu cầu của Chương này.
(3) Các báo cáo của cuộc kiểm tra hiện tại xác minh rằng bình chịu áp lực thỏa mãn cho các điều kiện hoạt động dự kiến và có lượng ăn mòn cho phép phù hợp. Việc tăng áp suất làm việc cho phép hoặc nhiệt độ thiết kế phải căn cứ vào dữ liệu chiều dày được xác định từ đợt kiểm tra hoạt động hoặc kiểm tra bên trong gần đây.
(4) Bình chịu áp lực phải được thử áp lực bằng việc sử dụng công thức thử áp lực phù hợp của bộ luật được sử dụng để tính toán đánh giá lại trừ khi thỏa mãn các điều sau:
(a) Bình chịu áp lực đôi khi được thử áp lực với áp lực tương đương hoặc lớn hơn áp lực thử mà bộ luật chế tạo yêu cầu; và
(b) Tính toán vẹn của bình chịu áp lực được xác nhận bởi phương pháp kiểm tra NDT riêng biệt để thay thế cho thử thủy lực.
(5) Việc đánh giá lại phải được kỹ sư chấp nhận.
QCVN 67:2017/BGTVT
6.2.2 Việc đánh giá lại bình chịu áp lực được xem là hoàn thiện khi gắn biển hiệu bổ sung hoặc đóng dấu bổ sung có các thông tin như ở Hình 2.
Đánh giá lại bởi: 
Ngày đánh giá lại: 
Số SAP:
MAWP: PSIG @ oC
MDMT: oC @ PSIG 
Áp lực thử: PSIG
Hình 2. Biển hiệu bổ sung
Phần III
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1 Các bình chịu áp lực phải được các Cơ quan Đăng kiểm kiểm tra, kiểm định, chứng nhận trong sản xuất, chế tạo, sử dụng phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn này và các tiêu chuẩn, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2 Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của bình chịu áp lực có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác theo đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong Quy chuẩn này.
3 Chất lượng các loại bình chịu áp lực phải do nhân viên kiểm tra NDT, giám sát viên hàn và thợ hàn được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận thực hiện.
4 Kiểm định bình chịu áp lực thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BGTVT ngày 06/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải.
5 Chứng nhận kết quả kiểm định:
Khi bình chịu áp lực đạt được các yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục Id Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Việc cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và thời hạn cấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.
6 Thời hạn kiểm định tuân theo quy định cho đối tượng bình chịu áp lực được lắp đặt trên từng loại phương tiện nêu ở Phần II của Quy chuẩn này.
Phần IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN
1 Các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, chế tạo, hoán cải, nhập khẩu, thiết kế, khai thác sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bình chịu áp lực phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
2 Trách nhiệm của Cơ sở thiết kế.
Tuân thủ các quy định, yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này.
3 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, Cơ sở chế tạo, Cơ sở thử nghiệm bình chịu áp lực.
3.1 Tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khi chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu các bình chịu áp lực.
3.2 Xây dựng quy trình công nghệ, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng; đầu tư thiết bị kiểm tra, thử nghiệm, sản xuất phù hợp; thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn định kỳ; tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
3.3 Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các bình chịu áp lực nhập khẩu.
4 Trách nhiệm của Chủ thiết bị
Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các bình chịu áp lực giữa hai kỳ kiểm định để duy trì tình trạng kỹ thuật của chúng theo đúng các quy định của Quy chuẩn này.
5 Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm, chủ thiết bị phải bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra, giấy chứng nhận đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tổ chức triển khai và thực hiện Quy chuẩn này; tham mưu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này khi cần thiết.
2 Khi các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tài liệu viện dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan đến Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.

File đính kèm:

  • docquy_chuan_ky_thuat_quoc_gia_ve_thiet_bi_chiu_ap_luc_tren_phu.doc