Quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về giám sát kỹ thuật, thiết kế, đóng mới, sửa chữa, nhập khẩu tàu thể thao, vui chơi giải trí (sau đây gọi là tàu) có các đặc trưng sau:

1.1.1. Chiều dài tiêu chuẩn Ltc không lớn hơn 24 m;

1.1.2. Chuyển động bằng buồm, bằng máy, bằng cơ khí hoặc kết hợp các dạng chuyển động trên.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan đăng kiểm, các đơn vị thiết kế, các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu, các cơ sở sản xuất vật liệu, sản phẩm, trang thiết bị lắp đặt trên tàu, chủ tàu, đơn vị khai thác tàu, các tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu tàu và vật liệu, trang thiết bị dùng chế tạo, lắp đặt trên tàu.

3. Giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ không giải thích ở Quy chuẩn này được áp dụng theo các giải thích của các thuật ngữ tương ứng của TCVN 5801:2005 Quy phạm Phân cấp và Đóng phương tiện thủy nội địa. Trong Quy chuẩn này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Tàu thể thao

Là các loại tàu, thuyền có các đặc tính như đã nêu ở 1.1, dùng để luyện tập hoặc thi đấu thể thao.

3.2. Tàu vui chơi giải trí

Là các loại tàu, thuyền có các đặc tính như đã nêu ở 1.1, dùng để:

- Rèn luyện sức khoẻ và một số kỹ năng;

- Thư giãn, vui chơi giải trí.

3.3. Tàu hở là tàu không có boong hoặc không có mui che phía trên, nước có thể lọt vào được trong tàu khi có sóng hoặc mưa.

3.4. Tàu có boong từng phần

Tàu có boong mũi mà độ dài của boong đó ít nhất bằng 0,33 Ltc và một boong phía đuôi, các phần khác hở.

3.5. Tàu kín

Tàu kín là tàu có một boong kín nước chạy liên tục từ đuôi tới mũi tàu hoặc có mui che phía trên để nước không lọt vào trong tàu khi có sóng hoặc mưa.

3.6. Tàu buồm là tàu được chuyển động bằng buồm.

3.7. Tàu buồm có lắp máy là tàu buồm có lắp máy không cố định hoặc cố định.

3.8. Tàu nhỏ có buồm là những tàu buồm không có ky dằn, không có kiến trúc thượng tầng.

3.9. Tàu có xiếm đi biển là những tàu buồm không có ky dằn nhưng có lắp xiếm.

3.10. Tàu có ky dằn là những tàu buồm có ky dằn, có hoặc không có kiến trúc thượng tầng.

3.11. Du thuyền buồm là tàu buồm có boong với kiến trúc thượng tầng, máy lắp cố định và có ky dằn.

3.12. Thuyền máy là tàu không có boong hoặc có boong từng phần được chuyển động bằng máy lắp không cố định hoặc cố định trên tàu.

3.13. Du thuyền máy là tàu có boong với kiến trúc thượng tầng và máy lắp cố định.

3.14. Tàu-thuyền dân gian

Tàu-thuyền máy hoặc không máy được đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ của nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn qua kiểm chứng thực tế, được Đăng kiểm Việt Nam công nhận.

3.15. Vùng hoạt động

Vùng hoạt động của tàu là vùng có ranh giới an toàn do các cơ quan có thẩm quyền quy định.

3.15.1. Phân loại vùng nước

3.15.1.1. Vùng nước loại I

Là vùng nước dọc theo bờ biển, đảo, cách bờ không quá 20 hải lý hoặc khoảng cách từ bờ đến đảo, khoảng cách giữa các đảo ngoài khơi không quá 40 hải lý, tính từ mép nước tại mức thủy triều trung bình.

 

doc 21 trang yennguyen 6240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí

Quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 
QCVN 50: 2012/BGTVT
QUY PHẠM GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU THỂ THAO, VUI CHƠI GIẢI TRÍ
National Technical regulation on Rules for Technical Satety Supervision and Inspection of Pleasure Craft
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 50 : 2012/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học-Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải trình duyệt, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2012/TT-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2012.
QCVN 50 : 2012/BGTVT được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 233 - 06.
MỤC LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Giải thích từ ngữ
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Chương 1. Quy định về giám sát Kỹ thuật
1.1. Khối lượng giám sát kỹ thuật
1.2. Xét duyệt thiết kế kỹ thuật
1.3. Kiểm tra tàu đóng mới, hoán cải và phục hồi
1.4. Kiểm tra tàu đang khai thác
Chương 2. Quy định về an toàn kỹ thuật
2.1. An toàn tàu
2.2. Tính toán ổn định
2.3. Đánh giá an toàn kỹ thuật
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY PHẠM GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU THỂ THAO, VUI CHƠI GIẢI TRÍ
National Technical regulation on Rules for Technical Safety Supervision and Inspection of Pleasure Craft
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về giám sát kỹ thuật, thiết kế, đóng mới, sửa chữa, nhập khẩu tàu thể thao, vui chơi giải trí (sau đây gọi là tàu) có các đặc trưng sau:
1.1.1. Chiều dài tiêu chuẩn Ltc không lớn hơn 24 m;
1.1.2. Chuyển động bằng buồm, bằng máy, bằng cơ khí hoặc kết hợp các dạng chuyển động trên.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan đăng kiểm, các đơn vị thiết kế, các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu, các cơ sở sản xuất vật liệu, sản phẩm, trang thiết bị lắp đặt trên tàu, chủ tàu, đơn vị khai thác tàu, các tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu tàu và vật liệu, trang thiết bị dùng chế tạo, lắp đặt trên tàu.
3. Giải thích từ ngữ
Các thuật ngữ không giải thích ở Quy chuẩn này được áp dụng theo các giải thích của các thuật ngữ tương ứng của TCVN 5801:2005 Quy phạm Phân cấp và Đóng phương tiện thủy nội địa. Trong Quy chuẩn này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Tàu thể thao
Là các loại tàu, thuyền có các đặc tính như đã nêu ở 1.1, dùng để luyện tập hoặc thi đấu thể thao.
3.2. Tàu vui chơi giải trí
Là các loại tàu, thuyền có các đặc tính như đã nêu ở 1.1, dùng để:
- Rèn luyện sức khoẻ và một số kỹ năng;
- Thư giãn, vui chơi giải trí.
3.3. Tàu hở là tàu không có boong hoặc không có mui che phía trên, nước có thể lọt vào được trong tàu khi có sóng hoặc mưa.
3.4. Tàu có boong từng phần
Tàu có boong mũi mà độ dài của boong đó ít nhất bằng 0,33 Ltc và một boong phía đuôi, các phần khác hở.
3.5. Tàu kín
Tàu kín là tàu có một boong kín nước chạy liên tục từ đuôi tới mũi tàu hoặc có mui che phía trên để nước không lọt vào trong tàu khi có sóng hoặc mưa.
3.6. Tàu buồm là tàu được chuyển động bằng buồm.
3.7. Tàu buồm có lắp máy là tàu buồm có lắp máy không cố định hoặc cố định.
3.8. Tàu nhỏ có buồm là những tàu buồm không có ky dằn, không có kiến trúc thượng tầng.
3.9. Tàu có xiếm đi biển là những tàu buồm không có ky dằn nhưng có lắp xiếm.
3.10. Tàu có ky dằn là những tàu buồm có ky dằn, có hoặc không có kiến trúc thượng tầng.
3.11. Du thuyền buồm là tàu buồm có boong với kiến trúc thượng tầng, máy lắp cố định và có ky dằn.
3.12. Thuyền máy là tàu không có boong hoặc có boong từng phần được chuyển động bằng máy lắp không cố định hoặc cố định trên tàu.
3.13. Du thuyền máy là tàu có boong với kiến trúc thượng tầng và máy lắp cố định.
3.14. Tàu-thuyền dân gian
Tàu-thuyền máy hoặc không máy được đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ của nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn qua kiểm chứng thực tế, được Đăng kiểm Việt Nam công nhận.
3.15. Vùng hoạt động
Vùng hoạt động của tàu là vùng có ranh giới an toàn do các cơ quan có thẩm quyền quy định.
3.15.1. Phân loại vùng nước
3.15.1.1. Vùng nước loại I
Là vùng nước dọc theo bờ biển, đảo, cách bờ không quá 20 hải lý hoặc khoảng cách từ bờ đến đảo, khoảng cách giữa các đảo ngoài khơi không quá 40 hải lý, tính từ mép nước tại mức thủy triều trung bình.
3.15.1.2. Vùng nước loại II
Vùng nước kín cách bờ, đảo không quá 3 hải lý hoặc khoảng cách từ bờ đến đảo và giữa các đảo không quá 6 hải lý, tính từ mép nước tại mức thủy triều trung bình.
3.15.1.3. Vùng nước loại III
Vùng nước thuộc hồ, đầm, vịnh, phá, sông hoặc dọc theo các bờ biển nông cách bờ, đảo không quá 0,75 hải lý, tính từ mép nước tại mức thủy triều trung bình.
3.15.2. Vùng được phép hoạt động
3.15.2.1. Tàu kín được hoạt động ở vùng nước loại I, II và III;
3.15.2.2. Tàu có boong từng phần được hoạt động ở vùng nước loại II và III;
3.15.2.3. Tàu có boong hở được hoạt động ở vùng nước loại III.
3.16. Các kích thước chính của tàu
Đơn vị của tất cả các kích thước tính bằng mét (m); xem Hình 1, Hình 2 và Hình 3.
3.16.1. Chiều dài lớn nhất (Lmax) là khoảng cách giữa mép sau cùng của đuôi tàu và mép trước của sống mũi, được đo song song với đường nước, kể cả phần nhô ra.
3.16.2. Chiều dài đường nước (Lđn) là khoảng cách giữa mép sau đuôi tàu và mép trước của mũi tàu, được đo dọc theo đường nước trọng tải lớn nhất của tàu.
3.16.3. Chiều dài tiêu chuẩn (Ltc) được xác định như sau
3.16.4. Chiều rộng (B) là khoảng cách nằm ngang, đo tại mặt phẳng sườn lớn nhất, từ mép ngoài cùng phía bên ngoài vỏ tới mép đó phía đối diện.
3.16.5. Chiều cao (D) là khoảng cách thẳng đứng, đo tại mạn ở mặt phẳng sườn giữa của chiều dài đường nước (Lđn), tính từ điểm dưới của vỏ bao giữa đáy đến điểm cao nhất của mép boong.
3.16.6. Chiều cao D1 là chiều cao D được tăng thêm 1/6 chiều cao Dk của ky dằn.
3.16.7. Chiều cao của ky dằn (Dk) là khoảng cách thẳng đứng được đo tại mặt phẳng dọc tâm tàu, từ cạnh đáy của ky tới điểm thấp nhất của vỏ tàu.
3.16.8. Chiều chìm (d) là khoảng cách thẳng đứng, được đo tại điểm giữa chiều dài đường nước trọng tải lớn nhất, từ cạnh đáy của ky tới đường nước trọng tải lớn nhất.
3.16.9. Mạn khô (F)
Với tàu có boong hở hoặc có boong từng phần thì mạn khô là khoảng cách nhỏ nhất giữa đường nước trọng tải lớn nhất và cạnh mép trên cùng của be chắn sóng hoặc mép dưới của lỗ khoét ở vỏ không được làm kín nước;
Với tàu có boong kín thì mạn khô là khoảng cách nhỏ nhất giữa đường nước trọng tải lớn nhất và mép trên cùng của boong kín nước.
3.16.10. Khoảng cách sườn (a) là khoảng cách của những khung ngang được đo từ tâm khung này đến tâm khung kia.
Hình 1: Chiều dài Lmax, Lđn
Hình 2: Chiều cao D, D1, Dk và chiều chìm d
Hình 3: Chiều cao D, D1, Dk và chiều chìm d
3.17. Tốc độ (V)
Là tốc độ lớn nhất, tính bằng hải lý/giờ, ở vùng nước lặng, trong điều kiện tàu ở trạng thái trọng tải lớn nhất (gồm người, dự trữ và trang thiết bị).
3.18. Lượng chiếm nước, thể tích chiếm nước
3.18.1. Lượng chiếm nước khối lượng
Là khối lượng của tàu, tính bằng tấn, tại đường nước trọng tải lớn nhất.
3.18.2. Thể tích chiếm nước
Là thể tích phần chìm của thân tàu, tính bằng m3, tại đường nước trọng tải lớn nhất.
3.19. Bố trí máy
3.19.1. Máy cố định
Là máy được lắp cố định với tàu tại một vị trí nhất định, với đường tâm trục cố định.
3.19.2. Máy không cố định
Là máy có thể tháo và di chuyển một cách dễ dàng và được đặt tại một vị trí quy định ở trên tàu mà đường tâm trục có phương thay đổi được.
3.20. Số người được phép chở là số người tham gia luyện tập, thi đấu thể thao và vui chơi giải trí theo thiết kế của tàu, kể cả người điều khiển tàu (những người này không gọi là hành khách).
3.21. Diện tích bố trí người là diện tích mặt bằng hoặc hình chiếu bằng dành riêng cho mỗi người luyện tập và thi đấu thể thao hoặc vui chơi giải trí. Diện tích này phải đủ rộng, thoải mái và kích thước tối thiểu như sau:
3.21.1. Chiều rộng tối thiểu một chỗ ngồi trên ghế là 0,50 m và khoảng cách tối thiểu giữa hai hàng ghế là 0,70 m;
3.21.2. Khi ngồi trệt xuống sàn thì diện tích tối thiểu cho một người là 0,375 m2 và phải có một chiều có kích thước tối thiểu là 0,50 m.
3.22. Thân tàu
Bao gồm kết cấu đáy, mạn, boong, các vách dọc và ngang, thượng tầng tham gia sức bền chung thân tàu.
3.23. Thiết bị động lực
Gồm máy chính, máy phụ, hệ trục chân vịt, buồm, thiết bị phụt và các trang thiết bị đi kèm, dùng để đẩy tàu chuyển động.
3.24. Trang thiết bị
Bao gồm thiết bị lái, thiết bị neo, thiết bị chằng buộc, thiết bị cứu sinh, thiết bị cứu đắm, thiết bị phòng và chống cháy, phương tiện thông tin, tín hiệu.
3.25. Ky dằn
Ky dằn là một cụm kết cấu, được chế tạo bằng vật liệu có khối lượng riêng lớn và được liên kết cố định với đáy táu từ mũi về đuôi tại mặt phẳng dọc tâm tàu.
3.26. Xiếm là dạng ky dằn có thể có trọng lượng lớn hoặc không có trọng lượng lớn (thường là dạng tấm), bố trí trên một đoạn chiều dài tàu ở mặt phẳng dọc tâm, khi không sử dụng có thể nâng lên
3.27. Nhựa tổng hợp được gia cường bằng sợi
Là những vật liệu hỗn hợp bao gồm lượng nhựa phản ứng, bao lấy cốt gia cường là các loại sợi, được tạo hình bằng khuôn và gia công ở điều kiện bình thường.
3.28. Lượng nhựa phản ứng
Là sự hòa trộn hai thành phần bao gồm nhựa phản ứng và chất làm cứng cùng với những chất phụ gia có thể hòa trộn được.
2.29. Vật liệu gia cường
Là những sợi của vật liệu khác nhau được gia công thành những dạng khác nhau của các sản phẩm gia cường phụ thuộc vào những công việc đã được định trước.
3.29.1. Những vật liệu đồng nhất
Sản phẩm gia cường bao gồm sợi của một loại vật liệu.
3.29.2. Những vật liệu không đồng nhất
Sản phẩm bao gồm những sợi của một vài loại vật liệu.
3.29.3. Loại vật liệu kết hợp
Sản phẩm bao gồm những sợi của một vài loại vật liệu mà những lớp hoặc những hàng riêng biệt trong một lớp đồng nhất.
3.30. Vật liệu và tàu được chế tạo bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP)
Nếu không có quy định nào khác, vật liệu và tàu được chế tạo bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh (FRP) phải phù hợp với TCVN 6282: 2003 Quy phạm Kiểm tra và chế tạo các tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thủy tinh hoặc các Quy phạm, tiêu chuẩn tương đương khác.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Chương 1.
QUY ĐỊNH VỀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT
1.1. Khối lượng giám sát kỹ thuật
1.1.1. Thẩm định thiết kế kỹ thuật.
1.1.2. Kiểm tra tàu đóng mới, hoán cải và phục hồi.
1.1.3. Kiểm tra tàu đang khai thác.
1.2. Thẩm định thiết kế kỹ thuật
Trước khi đóng mới, hoán cải, phục hồi tàu phải có hồ sơ kỹ thuật được Đăng kiểm Việt Nam (sau đây gọi là Đăng kiểm) thẩm định căn cứ vào khối lượng nêu ở Chương 2, Phần 1-B, TCVN 5801:2005 Quy phạm Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa và tùy theo từng loại tàu mà Đăng kiểm yêu cầu hồ sơ thẩm định phù hợp.
1.3. Kiểm tra tàu đóng mới, hoán cải và phục hồi
Dựa vào hồ sơ kỹ thuật đã được thẩm định, Đăng kiểm thực hiện việc giám sát trong đóng mới, hoán cải và phục hồi tàu;
Căn cứ vào các tài liệu hướng dẫn giám sát kỹ thuật hiện hành của Đăng kiểm, tùy theo từng loại tàu và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm trong quá trình giám sát.
1.4. Kiểm tra tàu đang khai thác
1.4.1. Kiểm tra lần đầu
1.4.1.1. Đối với kiểm tra lần đầu tàu đóng mới được Đăng kiểm thực hiện việc giám sát hoặc tàu nhập khẩu đã có hồ sơ kỹ thuật của cơ quan phân cấp khác, tùy thuộc loại tàu và công dụng của chúng, Đăng kiểm sẽ đưa ra khối lượng kiểm tra phù hợp.
1.4.1.2. Kiểm tra lần đầu đối với các tàu đã được sử dụng nhưng chưa được Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra hoặc tàu nhập khẩu không có hồ sơ đăng kiểm của tổ chức phân cấp nước ngoài. Nếu tàu chưa có hồ sơ kỹ thuật hoặc có nhưng không đủ, tùy theo mức độ mà Đăng kiểm có thể yêu cầu lập hồ sơ cho tàu và hồ sơ phải được Đăng kiểm thẩm định. Đối với tàu này khi kiểm tra lần đầu phải kiểm tra phần chìm với khối lượng nêu trong Bảng 1.
1.4.1.3. Kiểm tra trạng thái kỹ thuật thực tế của tàu, xem xét kỹ bên trong và bên ngoài của vỏ tàu, trang thiết bị (phương tiện cứu sinh, phương tiện phòng và chữa cháy, phương tiện tín hiệu...), máy, thiết bị điện nhằm xác định sự phù hợp và thỏa mãn Quy chuẩn này, phải đặc biệt chú ý:
a) Thời gian tàu đã hoạt động;
b) Số người được phép bố trí;
c) Các sự cố và sửa chữa lớn đã qua;
d) Kiểm tra lại tính ổn định của tàu;
đ) Kiểm tra trang bị an toàn của tàu.
1.4.2. Kiểm tra hàng năm
1.4.2.1. Thời hạn kiểm tra hàng năm được tiến hành trong khoảng thời gian một tháng trước hoặc một tháng sau ngày kiểm tra hàng năm đã ấn định.
1.4.2.2. Trong đợt kiểm tra hàng năm, phải tiến hành kiểm tra để đánh giá lại trạng thái kỹ thuật thân tàu, thiết bị động lực, bơm và các hệ thống ống, thiết bị điện và các trang bị khác của tàu.
1.4.3. Kiểm tra phần chìm
1.4.3.1. Kiểm tra phần chìm nhằm xác định trạng thái kỹ thuật phần chìm của thân tàu.
1.4.3.2. Khối lượng kiểm tra phần chìm nêu tại Bảng 1.
1.4.3.3. Thời gian giữa 2 lần kiểm tra phần chìm không quá 36 tháng. Kiểm tra phần chìm phải tiến hành đồng thời với kiểm tra hàng năm.
Khi kiểm tra phần chìm, phải tiến hành kiểm tra toàn bộ tấm bao, lớp nhựa vỏ, ván vỏ, bánh lái, chân vịt đệm kín nước trục chân vịt, các hộp van thông sông. Nếu cần sửa chữa, khắc phục thì phải yêu cầu có biện pháp sửa chữa, khắc phục ngay trước khi đưa tàu ra hoạt động.
1.4.4. Kiểm tra bất thường
1.4.4.1. Tiến hành kiểm tra toàn bộ hay từng bộ phận riêng của tàu hoặc các thay đổi khác theo yêu cầu của chủ tàu, bảo hiểm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước.
Căn cứ vào mục đích kiểm tra, tuổi tàu, trạng thái kỹ thuật hiện tại của tàu mà Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra và trình tự tiến hành.
1.4.4.2. Đối với tàu bị tai nạn thì việc kiểm tra bất thường phải được kiểm tra ngay sau khi tàu bị nạn, nhằm mục đích phát hiện nguyên nhân tai nạn, khối lượng tổn thất, xác định khối lượng công việc cần phải khắc phục hậu quả do tai nạn và tiến hành thử nghiệm (nếu cần thiết) để xác định khả năng và điều kiện duy trì vùng hoạt động.
1.4.5. Khối lượng kiểm tra
Khối lượng kiểm tra lần đầu, phần chìm và hàng năm cho tàu được đưa ra ở Bảng 1. Trong trường hợp tàu có những thiết bị, kết cấu đặc biệt thì Đăng kiểm có thể tăng khối lượng kiểm tra cho phù hợp.
Bảng 1 - Khối lượng kiểm tra
STT
Đối tượng kiểm tra
Lần đầu/ phần chìm
Hàng năm
1
Thân tàu và trang thiết bị
Kết cấu thân tàu
K.Đ.H
N
Các lỗ khoét ở vỏ tàu và các thiết bị làm kín các lỗ khoét
K
N
Mạn chắn sóng, lan can bảo vệ, các buồng ở, bệ máy
K
N
Ky dằn
K
N
Thiết bị neo, tời và chằng buộc
K.T
N.T
Thiết bị lái
K.T
N.T
Cột buồm, buồm và dây chằng
K.T
N.T
Trang bị phòng và chống cháy
K.T
N
Phương tiện tín hiệu
K.T
N
Phương tiện cứu sinh
K.H
N
Phương tiện tín hiệu và thông tin liên lạc
K.T
N.T
2
Thiết bị động lực
Động cơ chính, hộp số
K.Đ.T.H
N.T
Chân vịt và các cơ cấu truyền động
K.Đ.T
N.T
Hệ trục, ổ đỡ, ống bao trục và các khớp nối
K.Đ.T
N.T
Các đường ống, phụ tùng và bơm
K.Đ.T.A
N.T
3
Thiết bị điện
Các nguồn phát điện (ắc quy, máy phát)
K.Đ.T
N.Đ.T
Các phụ tải tiêu thụ điện quan trọng
K.Đ.T
N.T
Đèn tín hiệu, chiếu sáng
K.Đ.T
N.T
Bảng điện
K.Đ.T
N.T
Chú thích:
K - Kiểm tra (khi cần đến, mở, tháo rời hoặc những biện pháp khác để kiểm tra);
N - Xem xét bên ... nội địa.
2.1.7. Trang bị ngăn ngừa ô nhiễm
- Tàu phải bố trí dụng cụ chứa dầu bẩn và dầu rò rỉ từ hệ thống động lực của tàu, thể tích dụng cụ chứa được lấy theo Bảng 8;
- Nước la canh buồng máy phải được giữ và vận chuyển lên bờ để xử lý.
Bảng 8 - Thể tích dụng cụ chứa nước dầu bẩn
STT
Công suất động cơ chính Ne (kW)
Thể tích nhỏ nhất dụng cụ chứa (lít)
1
nhỏ hơn 14,8
5
2
từ 14,8 đến 22,2
6
3
lớn hơn 22,2 đến 29,6
8
4
lớn hơn 29,6 đến 37
10
5
lớn hơn 37
2.2. Tính toán ổn định
2.2.1. Tính ổn định
Tàu có chiều dài tiêu chuẩn lớn hơn 10 m thì phải có kết quả ổn định được tính toán dựa trên cơ sở một cuộc thử nghiệm dưới sự giám sát của đăng kiểm viên.
2.2.2. Những tiêu chuẩn được sử dụng:
2.2.2.1. Tàu boong hở, có chiều dài tiêu chuẩn Ltc lớn hơn 10 m
- Tàu có động cơ: Tàu không được phép vượt quá góc nghiêng 12° dưới những ảnh hưởng kết hợp của mô men ly tâm do quay vòng và mô men tổng cộng của con người đi trên tàu phù hợp với công thức sau:
 (kN.m)	[1]
trong đó
v là tốc độ của tàu (m/s);
n là số người trên tàu;
B, D, Ltc, D, d được lấy phù hợp với mục 3 1 - Quy định chung.
- Tàu buồm không có ky dằn
Khi tàu nghiêng ngang do tác dụng của gió thì góc nghiêng không được vượt quá 30°.
Công thức tính toán mô men nghiêng do gió:
M = 0,7SZ - 0,35 n’B (kNrn) 	[2]
trong đó
S là diện tích buồm (m2), S = 0,5 (IJ + PE) (m2);
l là chiều cao của tam giác buồm mũi (m);
J là cạnh đáy của tam giác buồm mũi (m);
P là chiều dài mép trước của buồm chính (m);
E là chiều dài sào căng buồm chính (m);
Z là khoảng cách từ tâm chịu áp lực gió của buồm và trung tâm mặt cản nước bên mạn của tàu (m);
n’ = 2.nLuv - n
nLuv là số lượng người tối đa có ở trong phòng dồn về mạn có gió, nLuv phải ≤ n, n là số người được bố trí trên tàu.
Nếu nước có thể lọt vào trong tàu thông qua những phần hở không được bảo vệ tại góc nghiêng < 30° thì phải giảm góc nghiêng cho thích hợp;
Nếu có những thiết bị để dùng vào mục đích vui chơi, thí dụ như: đu, xà treo, thì cho phép giảm mô men nghiêng do gió đã cho trong công thức [2] của 2.2.2.1, 2- Quy định kỹ thuật một cách hợp lý;
Hình 5: Minh họa khoảng cách Z
- Tàu buồm có một ky dằn và du thuyền buồm.
Khi tàu bị tác động bởi mô men nghiêng do áp lực gió ở bên mạn thì góc nghiêng của tàu không được vượt quá 30°.
Mô men nghiêng được xác định bằng công thức sau:
M = 0,7SZ (kNm)
Với S, Z xem Hình 6 và công thức [2] của 2.2.2.1, 2- Quy định kỹ thuật.
Hình 6: Minh họa các kích thước I, J, P, E và Z
Mô men phục hồi của tàu khi có đủ trang bị nhưng không có người ở độ nghiêng 90° không được nhỏ hơn trị số tính theo công thức:
M90°= 1,0 D (kNm)
D là lượng chiếm nước (tấn)
2.2.2.2. Tàu boong kín, có chiều dài tiêu chuẩn (Ltc) lớn hơn 10 m
- Tàu có động cơ:
+ Chiều cao tâm nghiêng ban đầu ho ≥ 0,35 m
+ Cánh tay đòn phục hồi tại độ nghiêng 30° ≥ 0,2 m
+ Phạm vi ổn định ≥ 60° (không dùng cho vỏ tàu nhiều thân)
+ Diện tích phía dưới đường cong cánh tay đòn tại độ nghiêng 30° ≥ 0,055 m Rad.
+ Góc nghiêng lượn vòng ≤ 12° xác định bằng thử quay vòng. Suốt quá trình thử, tốc độ được nâng lên dần dần tới khi vừa đạt góc nghiêng lượn vòng 12° vừa đạt tốc độ tối đa.
+ Giá trị của độ ổn định thích hợp phải là giá trị đạt được khi tàu được trang bị đầy đủ với:
* Tổng số người được bố trí trên tàu;
* Xếp đầy các kho theo thiết kế và các thứ dự trữ khác.
- Tàu buồm, du thuyền buồm
+ Chiều cao tâm nghiêng ban đầu ho ≥ 0,6 m;
+ Phạm vi ổn định ≥ 60° đối với tàu không có ky dằn;
+ Phạm vi ổn định ≥ 90° đối với tàu có ky dằn;
+ Cánh tay đòn phục hồi tại điểm lớn nhất của đường cong cánh tay đòn ≥ 0,3 m;
+ Góc nghiêng tính của buồm dưới ≤ 20° nhưng nước không được tràn qua cạnh gờ boong;
+ Diện tích (B+C) ≥ 1,4 diện tích (A+B) (xem Hình 7)
Hình 7: Đường cánh tay đòn
hkw: đường cong của những biên độ nghiêng ngang gây bởi áp lực gió bên ngoài.
* Nếu bất kỳ một tiêu chuẩn nào mà không thỏa mãn thì phải có những biện pháp an toàn tương đương được chứng minh cụ thể và được đăng kiểm chấp nhận. Với tàu có nhiều thân, phạm vi ổn định có thể được phép < 60°.
* Ít nhất phải có số liệu ổn định của tàu khi:
+ Kéo cả buồm lên;
+ Kéo nửa buồm;
+ Những buồm bị tác động bất ngờ.
Tốc độ gió hoặc sức gió trong mỗi trường hợp được xác định tại thời điểm đó. Giới hạn của ổn định so sánh bằng những kết quả thu được. Với những buồm bị tác động bất ngờ, áp lực gió tính toán phải tương đương với cấp 12 Bôpho mà tàu vẫn thỏa mãn.
2.2.2.3. Tàu có chiều dài tiêu chuẩn (Ltc) không lớn hơn 10 m thì độ ổn định thích hợp của tàu được chứng minh bằng tính toán hoặc thử nghiệm.
2.2.3. Trong trường hợp đặc biệt, Đăng kiểm có thể miễn trừ áp dụng tiêu chuẩn ổn định nêu ở 2.2.2.2 2- Quy định kỹ thuật đối với tàu có chiều dài tiêu chuẩn 10m < L < 15m, nhưng ổn định của tàu phải phù hợp với các tiêu chuẩn nêu ở 2.2.2.1 2 - Quy định kỹ thuật.
2.3. Đánh giá an toàn kỹ thuật
2.3.1. Việc đánh giá an toàn kỹ thuật của tàu được tiến hành theo hai phần:
- Thân tàu và các trang thiết bị;
- Thiết bị động lực.
2.3.2. Những yêu cầu về an toàn kỹ thuật của thân tàu
2.3.2.1. Đối với những vỏ bằng kim loại, những yêu cầu an toàn của thân tàu được đánh giá dựa vào trạng thái kỹ thuật xấu nhất của các nhóm kết cấu chính thân tàu căn cứ vào độ mòn và biến dạng dư cục bộ theo Bảng 9.
2.3.2.2. Đối với tàu vỏ gỗ, những yêu cầu an toàn kỹ thuật của thân tàu đánh giá bằng chất lượng cơ cấu, ván vỏ (hiện tượng mục, nứt), chất lượng mối nối, đường xảm.
a) Độ mòn cơ cấu ván bao dựa theo Bảng 10.
b) Tàu vỏ gỗ bị cấm hoạt động trong các trường hợp sau:
- Ván vỏ bao bị mục, phân lớp, mối nối bị hỏng (các vít gỗ, đinh, bu lông bị hỏng không khắc phục được;
- Ván và các cơ cấu bị nứt ở chỗ biến dạng vĩnh cửu.
2.3.2.3. Đối với tàu thuyền bằng vật liệu FRP:
a) Thân tàu bằng vật liệu FRP thường có ba kiểu kết cấu:
- Kết cấu một lớp;
- Kết cấu nhiều lớp;
- Kết cấu hỗn hợp.
Tính chất của vật liệu được nhà chế tạo thực hiện và thông báo trong các tài liệu kỹ thuật kèm theo tàu.
b) Khi kiểm tra an toàn kỹ thuật bằng chất dẻo yêu cầu:
- Kiểm tra thân tàu và cơ cấu có bị rách và bị phá hủy không?
- Kiểm tra lớp nhựa vỏ tàu và cơ cấu tránh bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài có chiều dầy 0,4 mm đến 0,6 mm. Lớp nhựa này không bị hỏng, không bị vỡ, nứt và mất tác dụng bảo vệ.
2.3.2.4. Kiểm tra trang thiết bị tàu:
a) Hệ thống lái, hệ thống neo
b) Các trang bị khác
- Những yêu cầu về an toàn khác: thiết bị kín nước, trang bị chống cháy, bố trí vị trí ngồi, mạn khô và ổn định;
- Đèn hiệu và âm hiệu theo quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa.
2.3.3.1. Kiểm tra thiết bị động lực: kiểm tra theo các yêu cầu ở 2.1.1.11 2 - Quy định kỹ thuật.
2.3.4. Xác định vùng hoạt động
2.3.4.1. Xác định vùng hoạt động của tàu trước hết dựa vào loại và dạng tàu
- Tàu hở được phép hoạt động ở vùng nước loại III;
- Tàu có boong từng phần được hoạt động ở vùng nước loại II;
- Tàu kín được hoạt động ở vùng nước loại I.
2.3.4.2. Dựa vào mạn khô của tàu theo yêu cầu của 2.1.1.3 2 - Quy định kỹ thuật.
2.3.4.3. Dựa vào các quy định về các lỗ khoét và làm kín trên thân tàu, buồng lái và thượng tầng theo yêu cầu của 2.1.1.5 Phần 2.
2.3.4.4. Dựa vào việc bố trí cửa sổ, cửa trời và cửa húp lô lắp cố định.
2.3.4.5. Dựa vào việc bố trí buồng lái.
2.3.4.6. Dựa vào việc bố trí hàng rào tay vịn, các giá trị tựa hoặc vịn ở phía mũi và đuôi tàu.
2.3.4.7. Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thành phần cấu trúc chính.
Bảng 9 - Đánh giá trạng thái kỹ thuật của thân tàu vỏ thép
Tên nhóm kết cấu chính
Trạng thái kỹ thuật
Thỏa mãn
Hạn chế
Cấm hoạt động
Độ mòn trung bình của cơ cấu (%)
Tấm boong, tấm đáy và thành miệng hầm hàng, kết cấu boong và đáy ở:
- Phần giữa tàu;
- Phần mũi và phần đuôi.
≤ 20
≤ 30
≤ 30
≤ 40
> 30
> 40
Tấm mạn
- Phần giữa tàu;
- Phần mũi và đuôi tàu.
≤ 25
≤ 35
≤ 35
≤ 45
> 35
> 45
Kết cấu mạn, vách ngang kín nước.
- Phần giữa tàu;
- Phần mũi và đuôi tàu.
≤ 30 
≤ 35
≤ 40
≤ 45
> 40
> 45
Tổng kích thước các chỗ lồi lõm theo chiều rộng tại một mặt cắt riêng.
Tổng kích thước các chỗ lồi lõm theo chiều cao mạn tại một mặt cắt riêng.
Tỷ số giữa độ võng và kích thước nhỏ nhất chỗ lồi lõm (f/l) nằm trong mặt cắt của boong, đáy và mạn:
- Phần giữa tàu;
- Phần mũi và đuôi tàu.
Độ võng cho phép tối đa đối với đáy, boong, mạn, tính bằng (mm) ở phần:
- Giữa tàu;
- Mũi và đuôi.
≤ 50
≤ 80
≤ 90
≤ 140
> 90
> 140
Chú thích:
1. D là chiều cao tàu (m);
B là chiều rộng đáy tàu (m). Ở boong, B là hiệu số giữa chiều rộng tàu và chiều rộng miệng khoang hàng.
2. Độ lồi lõm đo tại đoạn cơ cấu bị biến dạng ở vùng lõm lớn nhất.
3. Kết quả đánh giá theo các hạng mục khác nhau mà không trùng nhau thì đánh giá theo chỉ tiêu xấu nhất
4. Nếu chỗ lõm có kèm theo vết nứt ở tôn vỏ, tôn boong, cơ cấu bị đứt, nứt, gẫy hoặc mối hàn cơ cấu với nhau bị nứt thì bắt buộc phải sửa chữa những khuyết tật đó.
Bảng 10 - Đánh giá trạng thái kỹ thuật của thân tàu gỗ
Tên các nhóm cơ cấu chính
Trạng thái kỹ thuật
Thỏa mãn
Hạn chế
Cấm hoạt động
Độ mòn trung bình cho phép của cơ cấu so với chiều dày thiết kế (%)
- Tấm ván đáy và kết cấu đáy
≤ 10
≤ 25
> 25
- Tấm ván mạn, ván boong và kết cấu
≤ 20
≤ 30
> 30
Chú thích: chỉ tiêu độ mòn cho trong bảng được áp dụng cho cả phần giữa, phần mũi và phần đuôi.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1.1. Tàu thể thao, vui chơi giải trí phải được giám sát kỹ thuật theo các quy định của Quy chuẩn này trong thiết kế, đóng mới, sửa chữa, hoán cải, phục hồi, khai thác, xuất, nhập khẩu, kể cả các vật liệu, các trang thiết bị sử dụng trên tàu.
1.2. Cơ quan đăng kiểm thực hiện giám sát kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí theo Quy chuẩn này gồm: Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Chi cục, Chi nhánh đăng kiểm thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam.
1.3. Việc giám sát kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí theo Quy chuẩn này của cơ quan đăng kiểm không thay thế việc quản lý chất lượng của các tổ chức kiểm tra chất lượng ở các đơn vị thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu cũng như việc quản lý chất lượng của chủ tàu.
1.4. Hồ sơ đăng kiểm
1.4.1. Hồ sơ kỹ thuật được nêu trong mục 1.2, Chương 1, Phần 2 sau khi được thẩm định và xác nhận thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận xét duyệt thiết kế phương tiện thủy nội địa.
1.4.2. Tàu sau khi được giám sát kỹ thuật theo các quy định tại Chương 1 Phần 2 và xác nhận đã thỏa mãn các yêu cầu của Quy chuẩn này sẽ được Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa và cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực trong thời hạn 1 năm.
1.4.3. Chủ tàu phải có trách nhiệm yêu cầu Đăng kiểm cấp lại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi:
a) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường bị mất hoặc rách nát.
b) Nội dung ghi trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thay đổi.
1.4.4. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mất hiệu lực khi:
a) Sau khi tàu bị tai nạn, chủ tàu không báo cho Đăng kiểm kiểm tra, xác nhận lại;
b) Tàu không được kiểm tra đúng hạn;
c) Sau khi tiến hành sửa đổi kết cấu thân tàu, thượng tầng, máy móc hoặc trang thiết bị có liên quan đến yêu cầu của Quy chuẩn này mà không có sự chấp thuận trước của Đăng kiểm;
d) Vi phạm các điều kiện hoạt động hoặc các chỉ dẫn đã được nêu trong các chứng chỉ cấp cho tàu không duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm:
1) Tổ chức hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác giám sát các tàu thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này;
2) Tổ chức in ấn, phổ biến Quy chuẩn này cho các đơn vị, tổ chức cá nhân liên quan thuộc đối tượng áp dụng nêu ở Quy chuẩn này; kiểm tra giám sát quá trình thực hiện Quy chuẩn;
3) Hướng dẫn thực hiện các quy định của Quy chuẩn này đối với các cơ sở thiết kế, các chủ tàu, các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu, các đơn vị Đăng kiểm thuộc hệ thống Đăng kiểm trong phạm vi cả nước và các cá nhân có liên quan đến quản lý khai thác tàu;
4) Duyệt thiết kế đóng mới, hoán cải và phục hồi tàu có các đặc trưng quy định trong 1.1 Phần 1 của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành có liên quan;
5) Kiểm tra, giám sát đối với các tàu trong đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và đối với các tàu trong khai thác theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành có liên quan.
1.2. Các cơ sở thiết kế
1) Phải tiến hành thiết kế tàu thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này;
2) Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ sơ thiết kế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định.
1.3. Các cơ sở đóng mới, sửa chữa
1) Phải có đủ năng lực, bao gồm cả trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu;
2) Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi tiến hành đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu. Đối với các tàu đóng mới, hoán cải và phục hồi còn phải đóng đúng thiết kế được duyệt;
3) Chịu sự kiểm tra giám sát của Đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa tàu.
1.4. Chủ tàu
(1) Phải chấp hành các quy định về đăng kiểm tàu, có trách nhiệm duy trì trạng thái kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu giữa hai kỳ kiểm tra, đưa tàu vào kiểm tra đúng kỳ hạn theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.
(2) Cung cấp các hồ sơ trình duyệt theo quy định trong 1.2 Chương 1 Phần 2 của Quy chuẩn này cho Đăng kiểm khi kiểm tra tàu đóng mới, lần đầu.
(3) Phải có mặt hoặc ủy quyền cho người đại diện tại tàu khi Đăng kiểm kiểm tra phương tiện, cung cấp cho Đăng kiểm thông tin về thời gian, địa điểm kiểm tra.
1.5. Các tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu
Các tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu tàu thể thao, vui chơi giải trí, nhập khẩu vật liệu dùng chế tạo tàu thể thao, vui chơi giải trí cũng như các trang thiết bị lắp đặt trên tàu phải đảm bảo chất lượng theo các quy định của Quy chuẩn này và các quy định xuất, nhập khẩu có liên quan.
1.6. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải (Vụ Khoa học công nghệ) có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
1.2. Tàu đang khai thác đã có hồ sơ đăng kiểm trước thời điểm Quy chuẩn này có hiệu lực, vẫn được phép giám sát kỹ thuật theo các quy định đã áp dụng trước đây. Trường hợp hoán cải, phục hồi, thay đổi công dụng, vùng hoạt động của tàu sau khi Quy chuẩn này có hiệu lực thì phải áp dụng theo các quy định của Quy chuẩn này.
1.3. Căn cứ vào các yêu cầu quản lý tàu, thực tế áp dụng Quy chuẩn, Cục Đăng kiểm Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung Quy chuẩn khi cần thiết.
1.4. Trong trường hợp các văn bản quy định, tài liệu, tiêu chuẩn được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.

File đính kèm:

  • docquy_pham_giam_sat_va_kiem_tra_an_toan_ky_thuat_tau_the_thao.doc