Rà soát, đề xuất hoàn thiện mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít tại Việt Nam

Tóm tắt: Lắng đọng a-Xít là quá trình mà các chất có tính a-xít, ví dụ như a-xít sulfuric và a-xít nitric, trong khí quyển rơi xuống bề mặt trái đất dưới dạng lắng đọng ướt (mưa a-xít) và lắng đọng khô. Phát thải khí SO 2 và NOx từ các hoạt động của con người, như đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và tinh chế dầu thô, là nguyên nhân chính gây ra lắng đọng a-xít. Lắng đọng a-xít ngày càng được quan tâm do nguy cơ và mức độ tác động xấu của chúng tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít thuộc các Bộ, ngành khác nhau quản lý, tuy nhiên, quy mô của các mạng lưới giám sát này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin, số liệu cho các cơ quan quản lý trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên, môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 90/QĐ-Ttg), trong đó có đề cập tới Quy hoạch phát triển mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít. Bài báo này trình bày kết quả rà soát, đánh giá hiện trạng và quy hoạch mạng lưới quan trắc, giám sát lắng đọng a-xít, kết quả như sau: (1) Các trạm giám sát lắng đọng a-xít ở Việt Nam được quản lý và vận hành bởi các cơ quan khác nhau; (2) Các trạm giám sát không có quy định chung về quy trình, phương pháp lấy mẫu, phân tích; (3) Hầu hết các trạm hiện có và được quy hoạch nằm ở miền Bắc và miền Nam. Vị trí một số trạm trùng nhau. Dựa trên kết quả nghiên cứu về lắng đọng a-xít ở Việt Nam, đề xuất lắp đặt thêm một số trạm mới

pdf 12 trang yennguyen 840
Bạn đang xem tài liệu "Rà soát, đề xuất hoàn thiện mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Rà soát, đề xuất hoàn thiện mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít tại Việt Nam

Rà soát, đề xuất hoàn thiện mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít tại Việt Nam
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018 
1
RÀ SOÁT, ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT 
LẮNG ĐỌNG A-XíT TẠI VIỆT NAM
Ngô Thị Vân Anh, Lê Văn Quy, Lê Văn Linh, Trần Thị Diệu Hằng
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Ngày nhận bài: 12/10/2018; ngày chuyển phản biện: 13/10/2018; ngày chấp nhận đăng: 10/11/2018
Tóm tắt: Lắng đọng a-xít là quá trình mà các chất có tính a-xít, ví dụ như a-xít sulfuric và a-xít nitric, trong 
khí quyển rơi xuống bề mặt trái đất dưới dạng lắng đọng ướt (mưa a-xít) và lắng đọng khô. Phát thải khí 
SO
2
 và NO
x
 từ các hoạt động của con người, như đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và tinh chế dầu thô, là 
nguyên nhân chính gây ra lắng đọng a-xít. Lắng đọng a-xít ngày càng được quan tâm do nguy cơ và mức độ 
tác động xấu của chúng tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của con người. Hiện nay, tại Việt Nam đã có 
một số mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít thuộc các Bộ, ngành khác nhau quản lý, tuy nhiên, quy mô của các 
mạng lưới giám sát này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin, số liệu cho các cơ quan quản lý trong 
việc kiểm soát ô nhiễm không khí. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài 
nguyên, môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 90/QĐ-Ttg), trong 
đó có đề cập tới Quy hoạch phát triển mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít. Bài báo này trình bày kết quả rà 
soát, đánh giá hiện trạng và quy hoạch mạng lưới quan trắc, giám sát lắng đọng a-xít, kết quả như sau: (1) 
Các trạm giám sát lắng đọng a-xít ở Việt Nam được quản lý và vận hành bởi các cơ quan khác nhau; (2) Các 
trạm giám sát không có quy định chung về quy trình, phương pháp lấy mẫu, phân tích; (3) Hầu hết các trạm 
hiện có và được quy hoạch nằm ở miền Bắc và miền Nam. Vị trí một số trạm trùng nhau. Dựa trên kết quả 
nghiên cứu về lắng đọng a-xít ở Việt Nam, đề xuất lắp đặt thêm một số trạm mới. 
Từ khóa: Lắng đọng a-xít, mạng lưới giám sát lắng đọng a-xít, quy hoạch, Việt Nam.
1. Mở đầu
Ở Việt Nam, hiện tại đã hình thành hệ thống 
quan trắc môi trường (QTMT) từ Trung ương 
đến địa phương, phục vụ những yêu cầu cụ thể 
nhưng tất cả đều nhằm mục đích đánh giá chất 
lượng môi trường phục vụ công tác quản lý, bảo 
vệ môi trường [1]. Tháng 1/2016, Thủ tướng 
Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới 
trạm quan trắc tài nguyên, môi trường quốc gia 
giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 
[4]. Trong số các đối tượng môi trường được 
quan trắc có thành phần gây ô nhiễm không khí. 
Một hệ quả được quan tâm của ô nhiễm không 
khí là vấn đề lắng đọng a-xít, được hình thành từ 
quá trình chuyển hóa và lắng đọng của các khí 
gây ô nhiễm như SO
2
, NO
x
 trong khí quyển [2]. 
Tác động của lắng đọng a-xít đến môi trường 
bao gồm: Đất, nước, rừng, các công trình xây 
dựng, sức khỏe con người,... đang ngày càng 
được quan tâm. 
Lắng đọng a-xít là một quá trình mà các 
chất ô nhiễm có tính a-xít trong khí quyển rơi 
xuống bề mặt trái đất. Lắng đọng a-xít được tạo 
thành trong điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do 
sự phát thải quá mức các khí SO
2
, NO
x
, CO [2]. 
Lắng đọng a-xít xảy ra theo hai hình thức là lắng 
đọng ướt và lắng đọng khô. Lắng đọng ướt là 
quá trình a-xít H
2
SO
4
 và a-xít HNO
3
 được ngưng 
tụ cùng với hơi nước trong những đám mây và 
rơi xuống mặt đất dưới các hình thức như: Mưa, 
tuyết và sương mù. Khi trong nước mưa có chứa 
một lượng a-xít làm cho độ pH nước mưa nhỏ 
hơn 5,6 thì được gọi là mưa a-xít [7]. Lắng đọng 
khô xảy ra trong những ngày không mưa, không 
khí có chứa các a-xít H
2
SO
4
 và a-xít HNO
3
 dạng 
khí hoặc sol khí được gió vận chuyển đi rồi lắng 
xuống mặt đất, cây cối, nhà cửa, công trình và có 
Liên hệ tác giả: Ngô Thị Vân Anh
Email: vananhmd@gmail.com
2 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018
thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường 
hô hấp [7]. 
Hiện tại, ở Việt Nam có một số mạng lưới 
quan trắc, giám sát lắng đọng a-xít, tuy nhiên 
số lượng trạm giám sát lắng đọng a-xít còn hạn 
chế và chủ yếu là giám sát lắng đọng ướt - mưa 
a-xít [3]. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Rà soát các mạng lưới giám sát lắng đọng 
a-xít hiện có
Hiện tại ở Việt Nam, ngoài mạng lưới EANET 
có chức năng chính là giám sát lắng đọng a-xít 
còn có một số mạng lưới thuộc các Bộ, ban 
ngành khác nhau cũng bố trí trạm đo pH và 
thành phần hóa nước mưa. 
- Hệ thống trạm giám sát lắng đọng a-xít 
trong khuôn khổ Mạng lưới giám sát lắng đọng 
a-xít vùng đông Á (EANET) tại Việt Nam do Viện 
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 
quản lý:
Việt Nam chính thức tham gia EANET từ 
tháng 8/1999 và với sự hỗ trợ về trang thiết bị 
của Chính phủ Nhật Bản cho hai trạm Hà Nội 
và Hòa Bình. Đến nay, mạng lưới trạm EANET 
ở Việt Nam đã phát triển thành 7 trạm, đó là: 
Hoài Đức - Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Đà Nẵng, 
Cúc Phương, Hồ Chí Minh và Trà Nóc - Cần Thơ. 
Trong đó, 5 trạm: Hà Nội, Hòa Bình, Yên Bái, Hồ 
Chí Minh, Cần Thơ được thiết lập và trang bị, 
vận hành theo hướng dẫn kỹ thuật của EANET. 
Các trạm Cúc Phương và Đà Nẵng là 2 trạm 
thuộc mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn 
do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) quản lý, 
chỉ tham gia cung cấp số liệu hóa nước mưa cho 
mạng lưới EANET từ năm 2009.
Thông số đo đạc Tần suất quan trắc
Lắng đọng ướt pH, EC, SO
4
2-, NO
3
-, NH
4
+, Cl-, Ca
2
+, Na+, Mg
2
+, K+ Lấy mẫu hàng ngày để trộn thành 
mẫu tổ hợp 7 ngày (theo tuần) 
Lắng đọng khô Khí: SO
2
, HNO
3
, HCl, NH
3
, Aerosol: SO
4
2-, NO
3
-, Cl-, 
NH
4
+, Na+, K+ Ca
2
+, Mg
2
+
Hàng tuần
Bảng 1. Thông số đo đạc và tần suất lấy mẫu của mạng EANET [10]
Hình 1. Bản đồ vị trí các trạm giám sát lắng đọng a-xít thuộc mạng lưới EANET
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018 
3
- Mạng lưới Quan trắc Khí tượng Thủy văn 
thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn:
Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn (KTTV) 
trực thuộc Trung tâm Quan trắc Khí tượng Thủy 
văn là hệ thống mạng lưới trạm lớn và lâu đời 
nhất trong cả nước, gồm có 23 trạm đo hóa 
nước mưa được đặt tại các trạm khí tượng, bắt 
đầu đi vào hoạt động những năm 1980 và được 
lắp đặt tại cả 3 miền đất nước, cụ thể: Miền Bắc 
có 9 trạm (Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Giang, Bãi 
Cháy, Phủ Liễn, Hải Dương, Hà Nội, Ninh Bình, 
Cúc Phương); miền Trung có 7 trạm (Thanh Hóa, 
Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan 
Thiết); khu vực Tây Nguyên có 3 trạm (Pleiku, 
Buôn Mê Thuật, Đà Lạt); miền Nam có 4 trạm 
(Tân Sơn Hòa, Tây Ninh, Cần Thơ, Cà Mau). Mẫu 
nước mưa ở các trạm này được thu thập theo 
phương pháp bán tự động, pH và EC được đo 
tại chỗ. Mẫu nước mưa được thu thập theo 
từng trận mưa, ngoài ra các mẫu tổ hợp định 
kỳ 10 ngày/lần (trước năm 2013), nay là 7 ngày/
lần (mẫu tuần) cũng được lấy để phân tích hóa 
học. Các thông số đo đạc, phân tích gồm: pH, EC, 
SO
4
2-, NO
3
-, NH
4
+, Cl-, Ca2+, Na+, Mg2+, K+ [3].
Hình 2. Hệ thống trạm quan trắc hóa nước mưa thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn
- Mạng lưới giám sát mưa a-xít thuộc Mạng 
lưới Quan trắc Môi trường Quốc gia
Mạng lưới này gồm 3 trạm giám sát mưa 
a-xít gồm Trạm giám sát mưa a-xít miền Bắc, Trạm 
giám sát mưa a-xít miền Trung, Trạm giám sát mưa 
a-xít miền Nam. Ba trạm này có tổng số 18 điểm đo 
được lắp đặt từ năm 1998, chủ yếu được đặt tại 
các trạm khí tượng. Mẫu nước mưa được thu theo 
từng trận đo pH, EC và phân tích thành phần hoá 
học để xác định mức độ ô nhiễm a-xít (SO
4
2-, NO
3
-, 
NO
2
-, NH
4
+, Cl-, Ca2+, Na+, Mg2+, K+).
+ Trạm giám sát mưa a-xít miền Bắc do 
phòng Thử nghiệm Môi trường và Hóa chất, 
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất 
lượng 1, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất 
lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện. 
Quan trắc mưa a-xít tại 8 điểm: Lạng Sơn; Móng 
Cái - Quảng Ninh; Tĩnh Gia - Thanh Hóa; Chí Linh 
- Hải Dương; Thái Bình; Đông Xuyên - Hải Phòng, 
Lục Ngạn - Bắc Giang và Lào Cai [6].
+ Trạm giám sát mưa a-xít miền Trung do 
Viện Nhiệt đới Môi trường thuộc Viện Khoa học 
và Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc phòng thực 
hiện, bao gồm 3 điểm quan trắc tại các tỉnh: 
Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Lâm Đồng [8].
+ Trạm giám sát mưa a-xít miền Nam do 
Trung tâm Chất lượng nước và Môi trường 
thuộc Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam thực 
hiện, gồm 7 trạm: Cà Mau, Cần Thơ, Mỹ Tho - 
Tiền Giang, Bình Dương, Biên Hòa - Đồng Nai, 
TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu. Trong năm 2016 đã 
thực hiện di dời 3 trạm đến vị trí mới là Cà Mau, 
4 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018
đọng a-xít được phân bố trên 3 miền nhưng 
không đều, tập trung chủ yếu ở miền Bắc và 
miền Nam.
2.2. Hiện trạng lắng đọng a-xít
Theo kết quả của đề tài khoa học cấp Bộ 
“Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và lập bản 
đồ phân bố lắng đọng a-xít ở Việt Nam” mã số 
TNMT 2016.05.05, hiện trạng lắng đọng a-xít 
tại Việt Nam được phản ánh như sau [3]: Giá 
trị pH nước mưa dao động trong khoảng từ 4 
đến 8, tuy nhiên, chủ yếu pH tập trung trong 
khoảng 5,2 đến 6,4. Một số trạm có giá trị pH rất 
thấp (pH<4) như: Phủ Liễn, Hà Nội (Láng), Vinh, 
Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, nhưng tần suất nhỏ và 
chủ yếu xảy ra vào đầu hoặc cuối mùa mưa khi 
lượng mưa ít. 
Tiền Giang (trước gọi là trạm Mỹ Tho, nay gọi là 
trạm Tiền Giang) và Bình Dương [9].
Hệ thống các trạm quan trắc lắng đọng a-xít 
hiện tại ở Việt Nam được thành lập và hoạt động 
trên cơ sở yêu cầu cụ thể của từng Bộ, ngành 
nên cũng mang những đặc trưng khác nhau của 
những Bộ, ngành đó. Cơ sở vật chất, trang thiết 
bị quan trắc lắng đọng a-xít của các trạm này cũ, 
thiếu và kém đồng bộ. Phương pháp thu thập, 
bảo quản mẫu và phương pháp phân tích cũng 
không thống nhất. Bên cạnh đó là những vấn đề 
về nguồn nhân lực và vị trí quan trắc, trong đó 
nguồn nhân lực thường được sử dụng tại chỗ, 
họ có chuyên môn xa hoặc không phù hợp. Điều 
này sẽ ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của kết 
quả phân tích mẫu. 
Hiện tại, các trạm có chức năng giám sát lắng 
Mưa a-xít (pH<5,6) xảy ra trên khắp cả 
nước nhưng với tần xuất khác nhau. Những 
trạm có tần suất mưa a-xít xảy ra rất cao, 
đó là: Cúc Phương (44%), Bắc Giang (37%), 
 Hình 3. Biểu đồ phân bố giá trị pH tại 23 trạm hóa nước mưa 
của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (2011-2015)
Thái Nguyên (40%), Việt Trì (30%), Vinh 
(60%), Huế (47%), Đà Lạt (35%), Nha Trang 
(31%), Pleiku (32%), Tây Ninh (37%) và Cần 
Thơ (35%).
Hình 4. Biểu đồ giá trị pH trung bình và tần suất mưa a-xít tại 23 trạm hóa nước mưa 
của Tổng cục Khí tượng Thủy văn (2011-2015)
Kết quả tính toán tổng lượng lắng đọng ướt 
năm 2015 cho 3 ion chính gây nên tính a-xít 
trong nước mưa đó là H+, nns-SO
4
2- (SO
4
2- không 
có nguồn gốc từ muối biển) và NO
3
- tại 23 trạm 
hóa nước mưa của Tổng cục KTTV và 4 trạm 
giám sát lắng đọng a-xít của mạng EANET Việt 
Nam được thể hiện trong các Hình 5, Hình 6, 
Hình 7.
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018 
5
Hình 5. Bản đồ tổng lượng lắng đọng ion H+ tại các trạm (năm 2015)
Hình 6. Bản đồ tổng lượng lắng đọng ion NO
3
- tại các trạm (năm 2015)
6 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018
Hình 7. Bản đồ tổng lượng lắng đọng ion nns-SO
4
2- tại các trạm (năm 2015)
Tổng lượng lắng đọng [H+] tại các trạm rất 
khác nhau, dao động trong khoảng từ 0,01kg/
ha/năm đến 0,2kg/ha/năm. Các trạm ở khu vực 
phía Bắc và Bắc Trung Bộ có lượng lắng đọng H+ 
khá cao (khoảng 0,1-0,2kg/ha/năm) gấp 3-10 
lần các trạm ở khu vực Nam Trung Bộ và khu 
vực Nam Bộ. Trạm Bắc Giang, Thái Nguyên, Việt 
Trì, Phủ Liễn là những nơi có lượng lắng đọng H+ 
lớn nhất. Trạm Hoài Đức - Hà Nội và Phan Thiết 
là 2 trạm có lượng lắng đọng H+ nhỏ nhất.
Lượng lắng đọng 2 ion nns-SO
4
2- và NO
3
- tại 
các trạm rất khác nhau, dao động tương ứng 
trong khoảng từ 6-73kg/ha/năm và từ 0,2- 
28kg/ha/năm. Các trạm có mức lắng đọng 
nns-SO
4
2- và NO
3
- cao, tập trung tại các thành 
phố lớn, tập trung nhiều ở các khu công 
nghiệp như khu vực kinh tế trọng điểm Bắc 
Bộ, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Nói 
chung, các trạm có lượng lắng đọng nns-SO
4
2- 
và NO
3
- cao cũng tương ứng với lượng lắng 
đọng H+ cao. Tuy nhiên, có một số trạm có 
lượng lắng đọng nns-SO
4
2- và NO
3
- cao nhưng 
lượng lắng đọng H+ thấp như Hà Nội, TP. Hồ 
Chí Minh, Ninh Bình, Trà Nóc.
2.3. Phân tích quy hoạch mạng lưới trạm quan 
trắc
Theo Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 
12/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 
Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và 
môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm 
nhìn đến năm 2030, trong đó có nội dung liên 
quan đến quan trắc, giám sát lắng đọng a-xít. 
Một số nội dung chủ chốt liên quan đó là (giai 
đoạn 2016-2020):
+ Các trạm quan trắc môi trường lồng ghép 
với mạng quan trắc khí tượng thủy văn và mạng 
quan trắc tài nguyên nước;
+ Củng cố và duy trì hoạt động quan trắc môi 
trường tại các trạm, các điểm đã có, trong đó có 
18 điểm quan trắc lắng đọng a-xít;
+ Xây dựng mới các trạm, các điểm quan trắc 
gồm: 7 trạm quan trắc môi trường không khí tự 
động, 12 điểm quan trắc môi trường không khí 
định kỳ, 1 điểm quan trắc lắng đọng a-xít, 
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018 
7
Bảng 2. Danh sách các điểm quan trắc mưa a-xít được quy hoạch giai đoạn 2016-2030 [4]
STT
Tỉnh/thành 
phố
Địa điểm quan trắc Hiện 
có
Quy hoạch
Tổng2016 - 
2020
2021 - 
2025
2026 - 
2030
1 An Giang Ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Trí Tôn 1 1
2 Bà Rịa - 
Vũng Tàu
Điểm quan trắc khí tượng Vũng Tàu 1 1
3 Bạc Liêu Ấp Cái Tràm B, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh 
Lợi
1 1
4 Bến Tre Ấp 7, xã Tân Hiệp, huyện Ba Tri 1 1
5 Bình Dương Điểm quan trắc khí tượng Bình Dương 1 1
6 Cà Mau Điểm quan trắc khí tượng Cà Mau 1 1
7 TP. Cần Thơ Điểm quan trắc khí tượng thành phố Cần 
Thơ
1 1
8 Đồng Nai Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng 
Lộc - Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam
1 1
9 Đồng Tháp Ấp 6, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười 1 1
10 TP Hà Nội Trạm mưa a-xít Hà Nội 1 1
11 Khánh Hòa Trạm khí tượng Pilot Nha Trang 1 1
12 Kiên Giang Ấp 10 Chợ, xã Đông Hưng, huyện An Minh 1 1
13 Lâm Đồng Trạm khí tượng Đà Lạt 1 1
14 Lạng Sơn Trạm mưa a-xít Lạng Sơn 1 1
15 Lào Cai Trạm mưa a-xít Lào Cai (a-xít 1) 1 1
16 Long An Ấp Thanh Bình 2, xã Thạnh Vĩnh Đông 1 1
17 Quảng Ngãi Trạm khí tượng Quảng Ngãi 1 1
18 Quảng Ninh Trạm mưa a-xít Móng Cái 1 1
19 Sóc Trăng Ấp Lao Diên, xã Viên Bình, huyện Mỹ Xuyên 1 1
20 Thanh Hóa Trạm quan trắc Tĩnh Gia 1 1
21 Tiền Giang Điểm quan trắc khí tượng Mỹ Tho 1 1
22 TP. Hồ Chí 
Minh
Điểm quan trắc khí tượng TP. Hồ Chí Minh 1 1
23 Trà Vinh Ấp Bà Sát, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú 1 1
 Tổng số 18 1 2 2 23
Như vậy, theo Quy hoạch trong giai đoạn 2016-
2030, Việt Nam sẽ xây dựng thêm 5 trạm quan trắc 
mưa a-xít mới, đó là: An Giang, Đồng Tháp, Kiên 
Giang, Long An và Tiền Giang, nâng tổng số trạm 
quan trắc lên 23 điểm vào năm 2030. 
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Đề xuất kiện toàn mạng lưới giám sát lắng 
đọng a-xít cho Việt Nam
Kết quả rà soát các trạm giám sát mưa a-xít 
đang hoạt động cho thấy hiện tại ở Việt Nam có 
khá nhiều mạng lưới quan trắc, giám sát liên quan 
đến lắng đọng a-xít, bao gồm: Các trạm quan trắc 
mưa a-xít, trạm quan trắc chất lượng không khí, các 
trạm hóa nước mưa, các trạm giám sát lắng đọng 
a-xít ướt và lắng đọng khô. Tuy nhiên, các trạm này 
do các cơ quan, đơn vị, Bộ, ngành khác nhau quản 
lý, thực hiện và không có một quy trình lấy mẫu và 
phân tích thống nhất cho các trạm. Ngoài ra, sự 
8 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018
Bảng 3. Bảng tổng hợp kết quả rà soát các trạm quan trắc lắng đọng a-xít [4, 6, 8, 9, 10]
STT Tỉnh
Trạm theo 
QĐ 90/QĐ-
TTg ngày 
12/01/2016
Trạm quan 
trắc mưa a-xít 
thuộc Mạng 
quan trắc MT 
quốc gia
Trạm thuộc 
Tổng cục KTTV
Trạm thuộc 
EANET Ghi chú
1 An Giang 1 Quy hoạch, trạm mới
2 Bà Rịa - Vũng 
Tàu
1 1 Quy hoạch, hiện có
3 Bạc Liêu 1 Quy hoạch, trạm mới
4 Bến Tre 1 Quy hoạch, trạm mới
5 Bình Dương 1 1 Quy hoạch, hiện có
6 Cà Mau 1 1
( Cà Mau)
1
( Cà Mau)
 Quy hoạch, trùng 
nhau
7 Cần Thơ 1 
(TP. Cần Thơ)
1 
( Cần Thơ)
1
 (Cần Thơ)
1 
(Trà Nóc)
Quy hoạch, trùng 
nhau
8 Đồng Nai 1 1 
(Biên Hòa)
 Quy hoạch, hiện có
9 Đồng Tháp 1 Quy hoạch, trạm mới
10 TP Hà Nội 1
 (Nguyễn Văn 
Cừ)
1 
Nguyễn Văn 
Cừ)
1 
(Trạm khí tượng 
Láng)
1
 (Trạm Khí 
tượng Nông 
nghiệp Hoài 
Đức)
Quy hoạch, hiện có
11 Khánh Hòa 1 
(Nha Trang)
1
 (Nha Trang)
1
 (Nha Trang)
 Quy hoạch, trùng 
nhau
12 Kiên Giang 1 Quy hoạch, trạm mới
13 Lâm Đồng 1
 (Đà Lạt)
1
 (Đà Lạt)
1 
(Đà Lạt)
 Quy hoạch, trùng 
nhau
14 Lạng Sơn 1 1 Quy hoạch, hiện có
15 Lào Cai 1 1 Quy hoạch, hiện có
16 Long An 1 Quy hoạch, trạm mới
17 Quảng Ngãi 1 1 Quy hoạch, hiện có
18 Quảng Ninh 1
 (Móng Cái)
1
 (Móng Cái)
1 
(Bãi Cháy)
 Quy hoạch, hiện có
19 Sóc Trăng 1 Quy hoạch, trạm mới
20 Thanh Hóa 1 
(Tĩnh Gia)
1 
(Tĩnh Gia)
1 
(Thanh Hóa)
 Quy hoạch, hiện có
21 Tiền Giang 1 
(Mỹ Tho)
1 
Mỹ Tho) 
 Quy hoạch nhưng đã 
có trạm
22 TP. Hồ Chí 
Minh
1 1
 (Tân Sơn 
Hòa)
1 
(Tân Sơn Hòa)
1
 (Phân viện 
KH KTTV 
BĐKH phía 
Nam)
Quy hoạch, hiện có, 
trùng nhau
phân bố vị trí các trạm không hợp lý, chỗ thì tập 
trung quá nhiều trạm, chỗ lại không có trạm, một 
số trạm trùng nhau (Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Cà 
Mau, Tân Sơn Hòa). 
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018 
9
STT Tỉnh
Trạm theo 
QĐ 90/QĐ-
TTg ngày 
12/01/2016
Trạm quan 
trắc mưa a-xít 
thuộc Mạng 
quan trắc MT 
quốc gia
Trạm thuộc 
Tổng cục KTTV
Trạm thuộc 
EANET Ghi chú
23 Trà Vinh 1 Quy hoạch, trạm mới
24 Yên Bái 1
 (Thác Bà)
Hiện có
25 Thái Nguyên 1 Hiện có
26 Ninh Bình 1 
(TP. Ninh 
Bình) 
1 
(Cúc Phương)
Hiện có
27 Hòa Bình 1 1 
(TP. Hòa 
Bình)
Hiện có
28 Hải Phòng 1 
(Đông Xuyên) 
1 
(Phủ Liễn)
 Hiện có
29 Bắc Giang 1
 (Lục Ngạn)
1 
(Bắc Giang)
 Hiện có
30 Phú Thọ 1
 (Việt Trì)
 Hiện có
31 Hải Dương 1
 (Chí Linh)
1 
(Hải Dương)
 Hiện có
32 Nghệ An 1 
(Vinh)
 Hiện có
33 Đà Nẵng 1 Hiện có
34 Thừa Thiên 
Huế
 1 Hiện có
35 Bình Thuận 1 Hiện có
36 Bình Định 1 
(Quy Nhơn)
 Hiện có
37 Đăk Lăk 1 
(Buôn Mê 
Thuột)
 Hiện có
38 Gia Lai 1 
(Pleiku)
 Hiện có
39 Tây Ninh 1
 (Tây Ninh)
 Hiện có
40 Thái Bình 1
 (Thái Bình)
Hiện có
41 Hà Tĩnh Trạm mới
42 Quảng Bình Trạm mới
Tổng số trạm 23 19 23 5
10 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018
Theo kết quả rà soát 3 mạng lưới liên 
quan đến giám sát mưa a-xít, đến thời điểm 
năm 2018 trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có 
47 trạm quan trắc lắng đọng a-xít (trong đó 42 
trạm quan trắc mưa a-xít - lắng đọng ướt và 5 
trạm thuộc mạng EANET quan trắc cả lắng đọng 
ướt và lắng đọng khô) phân bố trên 32 tỉnh/
thành. Phần lớn các trạm này được đặt cùng với 
các trạm khí tượng (KT), trạm khí tượng nông 
nghiệp (KTNN). Trong đó, có 5 trạm trùng nhau 
giữa Mạng QTMT quốc gia và Mạng của Tổng 
cục KTTV, đó là các trạm: Nha Trang, Đà Lạt, Cần 
Thơ, Cà Mau, Tân Sơn Hòa. 
Theo Quyết định 90/QĐ-TTg, đến năm 2030 
Việt Nam sẽ có 23 trạm quan trắc mưa a-xít, 
trong đó, có 18 trạm hiện có sẵn và 5 trạm quy 
hoạch mới. Tuy nhiên, theo kết quả rà soát, trong 
18 trạm được quy hoạch hiện có thì có 14 trạm 
thuộc Mạng QTMT Quốc gia, còn 4 trạm (Bạc 
Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh) không trùng 
với các trạm hiện có. Trong 5 trạm quy hoạch 
mới, có 1 trạm (Mỹ Tho - Tiền Giang) trùng với 1 
trạm hiện có của Mạng QTMT Quốc gia. Như vậy, 
ngoài 23 trạm được quy hoạch còn có rất nhiều 
trạm hiện có thuộc các mạng khác nhau nhưng 
không được đưa vào quy hoạch. Theo quy 
hoạch Quyết định 90, có 23 trạm quan trắc mưa 
a-xít được phân bố tập trung ở các tỉnh miền 
Nam (15 trạm), trong khi đó, miền Bắc (4 trạm) 
và miền Trung (4 trạm) rất ít. Như vậy, sự phân bố 
các trạm chưa hợp lý. Thực tế, hiện tại khu vực 
phía Bắc đã có khá nhiều trạm quan trắc mưa 
a-xít, trong khi khu vực miền Trung khả năng xảy 
ra mưa a-xít, lắng đọng a-xít khá cao nhưng số 
lượng trạm lại rất hạn chế. Vì vậy, nhóm tác giả 
đề xuất bổ sung 2 trạm tại khu vực miền Trung: 
1 trạm tại Hà Tĩnh, 1 trạm tại Quảng Bình. Đối 
với 5 trạm quan trắc trùng nhau giữa Mạng 
QTMT Quốc gia và Mạng của Tổng cục KTTV, đó 
là các trạm: Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau, 
Tân Sơn Hòa nên sáp nhập chỉ để một mạng lưới 
quan trắc mưa a-xít tại 5 trạm này. 
3.2. Các giải pháp đi kèm
Để kiện toàn mạng lưới quan trắc lắng 
đọng a-xít, ngoài việc phân bố lại vị trí trạm 
quan trắc dựa trên cơ sở khoa học còn cần 
các giải pháp về tổ chức, quản lý, tài chính, 
nhân lực đi kèm như: 
- Hoàn thiện về chính sách pháp luật, kiện 
toàn tổ chức bộ máy;
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại 
hóa công nghệ quan trắc;
- Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa 
học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực;
- Mở rộng hợp tác quốc tế;
- Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn 
đầu tư.
4. Kết luận
Qua quá trình rà soát mạng lưới quan trắc 
liên quan đến lắng đọng a-xít hiện có tại Việt 
Nam và phân tích Quy hoạch mạng lưới trạm 
quan trắc tài nguyên, môi trường quốc gia giai 
đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030, 
nhận thấy hiện tại ở Việt Nam có 3 mạng lưới 
quan trắc mưa a-xít do các cơ quan, đơn vị, Bộ, 
ngành khác nhau quản lý và thực hiện. Các trạm 
được vận hành theo quy trình khác nhau. Vị trí 
phân bố các trạm chưa hợp lý, tập trung chủ 
yếu ở phía Bắc và phía Nam, có một số trạm 
trùng nhau giữa các mạng lưới. Nghiên cứu 
đưa ra một số đề xuất nhằm kiện toàn mạng 
lưới quan trắc, giám sát lắng đọng a-xít tại Việt 
Nam như sau: 
- Thống nhất mạng lưới trạm giám sát lắng 
đọng a-xít (trang bị, quy trình, quy phạm, QA/
QC theo quy định hiện hành của Việt Nam [5]);
- Phân loại 3 loại trạm: Đô thị/khu công 
nghiệp, nông thôn, sinh thái theo tiêu chí của 
mạng EANET [10]; 
- Bổ sung thêm nội dung giám sát lắng đọng 
khô tại các trạm giám sát lắng đọng a-xít;
- Phân bố lại vị trí trạm: Giảm các trạm ở phía 
Nam, tăng các trạm ở khu vực Trung Bộ (bổ sung 
thêm trạm tại Hà Tĩnh và Quảng Bình), xóa bỏ 
tình trạng các trạm trùng nhau; 
- Nhân lực thực hiện công tác giám sát lắng 
đọng a-xít phải được tập huấn kỹ thuật và bồi 
dưỡng kiến thức chuyên môn.
Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018 
11
Hình 8. Sơ đồ vị trí trạm quan trắc lắng đọng a-xít được quy hoạch và đề xuất 
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia 2015.
2. Dương Hồng Sơn, Trần Thị Diệu Hằng (2012), Mưa a-xít trên thế giới và Việt Nam, NXB Khoa học 
Tự nhiên và Công nghệ.
3. Ngô Thị Vân Anh (2018), Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và lập 
bản đồ phân bố lắng đọng a-xít ở Việt Nam”, mã số TNMT 2016.05.05. 
4. Quyết định số 90/TTg, ngày 12/1/2016 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên, 
môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
5. Thông tư số 24/2017-BTNMT quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. 
6. Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (2017), Báo cáo tổng kết quan trắc và phân 
tích nước mưa a-xít khu vực miền Bắc năm 2016.
7. Viện khí tượng Thủy văn (2002), Hỏi đáp về lắng đọng a-xít, NXB Nông nghiệp. 
8. Viện Nhiệt đới Môi trường (2017), Báo cáo tổng hợp kết quả và phân tích môi trường a-xít khu vực 
miền Trung năm 2016.
9. Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam (2017), Báo cáo tổng kết quan trắc và phân tích nước mưa a-xít 
khu vực miền Nam năm 2016.
10. www.eanet.asia/product/PRSAD/3_PRSAD/3_PRSAD2.pdf.
12 Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu
Số 8 - Tháng 12/2018
REVIEW AND PROPOSED IMPROVEMENT OF THE ACID DEPOSITION 
MONITORING NETWORK IN VIETNAM 
Ngo Thi Van Anh, Le Van Quy, Le Van Linh, Tran Thi Dieu Hang
Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate change
Received: 12/10/2018; Accepted: 10/11/2018
Abstract: Acid deposition is the precipitation of acidic components, such as sulfuric or nitric acid that fall 
to the ground from the atmosphere in wet or dry forms. The emission of air pollutants SO
2
 and NO
x 
 from 
anthropogenic activities, such as fossil fuel combustion, industrial manufacturing and oil refinery is the 
major cause of acid deposition. With its negative impacts on both human life and the environment, acid 
position has now become a major environmental issue. Currently in Viet Nam, there are several acid 
deposition monitoring networks managed and operated by different authorities. However, the coverage of 
these monitoring networks are not sufficient to provide competent authorities with data and information 
required for a sound air pollution control measure. The Government of Viet Nam has adopted a plan on 
development of national network of natural resources and environment monitoring stations in which the 
development of acid deposition monitoring stations is included (Prime Minister Decision 90/QD-TTg). This 
study implements an in-depth review and assessment of the existing acid deposition monitoring networks. 
Key findings of the review include: (1) Acid deposition monitoring stations in Viet Nam are operated by 
different research institutions and authorities serving different mandates of these authorities; (2) There is 
no common sampling and analysis method applied to all monitoring stations; (3) Most of the existing and 
planned monitoring stations are placed in the either the north or south regions and there are overlapping in 
some stations’locations. Based on these findings an installation of new monitoring stations was proposed. 
Keywords: Acid deposition, planning, acid deposition monitoring network, Viet Nam.

File đính kèm:

  • pdfra_soat_de_xuat_hoan_thien_mang_luoi_giam_sat_lang_dong_a_xi.pdf