Suy nghĩ về tư duy (Phần 2)
K.K. Platonov, G.G. Golubev: “Ngày nay, đã trở nên được công nhận một cách
rộng rãi, nhiệm vụ của bất kỳ việc dạy học nào: không chỉ dạy những kiến thức nhất
định mà trước hết dạy tư duy”.
Likhtenberg: “Khi một người được học cách suy nghĩ như thế nào chứ không
phải suy nghĩ cái gì, mọi sự hiểu lầm sẽ biến mất”.
C. Darwin: “Giai đoạn phát triển cao nhất trong văn hóa đạo đức là khi chúng
ta nhận ra rằng chúng ta cần phải điều khiển các suy nghĩ của chính mình”.
A. Einstein: “Một kiểu tư duy mới là cần thiết nếu nhân loại muốn tồn tại và
chuyển sang mức phát triển cao hơn”.
7. Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo
Trong mục 6, người viết đã trình bày “tư duy hiện có”. Hoạt động của “tư duy
hiện có” được thực hiện bằng công cụ tự nhiên “phương pháp thử và sai”. Chính vì
vậy, từ nay về sau, khi người viết đề cập đến “tư duy hiện có” thì cũng ngụ ý rằng đề
cập đến “phương pháp thử và sai” và ngược lại.
“Tư duy hiện có” có những ưu điểm, đồng thời có không ít các nhược điểm.
Chúng ta mong muốn có được loại tư duy, một mặt, khắc phục được các nhược
điểm nói trên, mặt khác, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng của tư duy. Đấy
chính là loại “tư duy cần có”. Trong mục này, người viết thử phác thảo một số chức
năng, tính chất của tư duy cần có.
Hình 14 dưới đây mô tả tư duy cần có và sẽ được giải thích cụ thể hơn trong
trình bày tiếp theo.
Nếu so sánh Hình 14 với Hình 10 thì chúng ta thấy mô hình tư duy cần có khác
mô hình tư duy hiện có ở những điểm sau:
Ô “tư duy cá nhân” được đóng khung đậm hơn thành “tư duy cần có”.
Các đường xuất phát từ tư duy, cụ thể, các đường , , , , không
còn là các đường gạch-gạch mà trở thành các đường đậm mang ý nghĩa tốt đẹp
Tóm tắt nội dung tài liệu: Suy nghĩ về tư duy (Phần 2)
Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo 83 nhất quán”. K.K. Platonov, G.G. Golubev: “Ngày nay, đã trở nên được công nhận một cách rộng rãi, nhiệm vụ của bất kỳ việc dạy học nào: không chỉ dạy những kiến thức nhất định mà trước hết dạy tư duy”. Likhtenberg: “Khi một người được học cách suy nghĩ như thế nào chứ không phải suy nghĩ cái gì, mọi sự hiểu lầm sẽ biến mất”. C. Darwin: “Giai đoạn phát triển cao nhất trong văn hóa đạo đức là khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần phải điều khiển các suy nghĩ của chính mình”. A. Einstein: “Một kiểu tư duy mới là cần thiết nếu nhân loại muốn tồn tại và chuyển sang mức phát triển cao hơn”. 7. Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo Trong mục 6, người viết đã trình bày “tư duy hiện có”. Hoạt động của “tư duy hiện có” được thực hiện bằng công cụ tự nhiên “phương pháp thử và sai”. Chính vì vậy, từ nay về sau, khi người viết đề cập đến “tư duy hiện có” thì cũng ngụ ý rằng đề cập đến “phương pháp thử và sai” và ngược lại. “Tư duy hiện có” có những ưu điểm, đồng thời có không ít các nhược điểm. Chúng ta mong muốn có được loại tư duy, một mặt, khắc phục được các nhược điểm nói trên, mặt khác, khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng của tư duy. Đấy chính là loại “tư duy cần có”. Trong mục này, người viết thử phác thảo một số chức năng, tính chất của tư duy cần có. Hình 14 dưới đây mô tả tư duy cần có và sẽ được giải thích cụ thể hơn trong trình bày tiếp theo. Nếu so sánh Hình 14 với Hình 10 thì chúng ta thấy mô hình tư duy cần có khác mô hình tư duy hiện có ở những điểm sau: Ô “tư duy cá nhân” được đóng khung đậm hơn thành “tư duy cần có”. Các đường xuất phát từ tư duy, cụ thể, các đường , , , , không còn là các đường gạch-gạch mà trở thành các đường đậm mang ý nghĩa tốt đẹp. Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo 84 Hình 14: Chuỗi nhu cầu–hành động với tư duy sáng tạo cần có Khung đậm của ô tư duy và các đường đậm từ ô tư duy diễn tả các ý sau: Tư duy cần có bây giờ không còn là tư duy tự nhiên thử và sai nữa trong cả hai nghĩa của từ “tự nhiên” (xem mục 6.3. Phương pháp (tự nhiên) thử và sai: công cụ tư duy thô sơ, năng suất, hiệu quả thấp, điều khiển kém). Điều này cho thấy, thứ nhất, người giải bài toán suy nghĩ bằng hệ thống mới các công cụ nhân tạo với năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều lần phương pháp (tự nhiên) thử và sai. Hệ thống các công cụ mới đó chính là phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM), phần ứng dụng của sáng tạo học. Đường trên Hình 14 được vẽ đậm là để minh họa ý vừa nói: thông tin đầu ra là các ý tưởng đạt năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều lần phương pháp (tự nhiên) thử và sai. Thứ hai, người giải bài toán không để suy nghĩ (con ngựa) dẫn dắt mình mà mình chủ động điều khiển suy nghĩ (con ngựa) đi theo các quy luật sáng tạo khách quan để đạt được mục đích đề ra. Nói cách khác, tư duy cần có phải trở thành hệ thống tự điều khiển được chính mình. Tư duy được trang bị loại lôgích khoa học tư duy chứ không chỉ dừng ở lôgích tự nhiên và lôgích chuyên môn (xem mục 3. Các nghiên cứu về tư duy). Đấy là loại lôgích dùng cho chính tư duy mang tính khách quan, khoa học phản ánh sự phát triển, bởi vì, giải quyết vấn đề là nhằm tạo ra sự phát triển. Tư duy có khả năng điều khiển tốt các yếu tố khác như nhu cầu, xúc cảm, Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo 85 thói quen tự nguyện và hành động nhằm mục đích giải các bài toán thuộc thế giới bên trong con người và hỗ trợ việc giải các bài toán thuộc thế giới bên ngoài con người. Khả năng điều khiển tốt của tư duy đối với các yếu tố khác được minh họa bằng các đường đậm , , , . Đi vào cụ thể, đường có các chức năng giải quyết vấn đề có trong yếu tố nhu cầu; làm giảm tính chủ quan (xem mục 6.2. Tư duy rất chủ quan) của nhu cầu đến tối thiểu và đưa nhu cầu về trạng thái tác động thuận lợi nhất đến tư duy (đường ). Tương tự như vậy, đường làm với yếu tố xúc cảm, đường làm với yếu tố thói quen tự nguyện. Việc thực hiện tốt các chức năng của các đường , , như nói ở trên giúp tạo ra nhiều trường hợp như Hình 12a, có nghĩa, tạo ra nhiều hành động xuất phát từ tư duy tốt. Để diễn tả điều này, đường cũng được vẽ đậm. Việc vẽ tư duy có khung đậm và các đường đậm đi ra từ tư duy còn có ngụ ý: ngôn ngữ dùng trong tư duy cần có phải là loại ngôn ngữ có khả năng phản ánh tích cực hiện thực (xem mục 6.2. Tư duy rất chủ quan) có trong bài toán và các ý nghĩ của quá trình suy nghĩ, cũng như không gây hiểu lầm nếu dùng ngôn ngữ đó để giao tiếp với những người cùng tham gia giải bài toán hoặc quan tâm đến giải bài toán. Tư duy được nhấn mạnh ở đây là loại tư duy chỉ con người mới có: tư duy từ ngữ–lôgích. Tuy vậy, con người có hai loại tư duy khác là tư duy trực quan–hành động và tư duy trực quan–hình ảnh (xem mục 3. Các nghiên cứu về tư duy). Các đường vẽ đậm trên Hình 14 còn ngụ ý kết hợp cả ba loại tư duy để chúng có thể bổ sung cho nhau ở những nơi cần thiết, nhằm phát huy sức mạnh của tư duy nói chung. Trên đây người viết mới đề cập đến tư duy mà như chúng ta biết (xem mục 2. Tư duy là gì?): kết quả của tư duy chỉ là ý tưởng giải pháp cho vấn đề. Công việc tiếp theo là phải hành động biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực (xem Hình 1, mục 4.2. Mối quan hệ giữa tư duy và hành động). Có vậy, người giải mới đạt được mục đích đề ra trong bài toán trên thực tế. Từ đây, thêm một yêu cầu nữa cho tư duy cần có: đấy phải là loại tư duy thúc đẩy các hành động sáng tạo chứ không phải tư duy để mà tư duy. Căn cứ vào Hình 12a, chúng ta có thể đưa ra hình vẽ cho tư duy cần có (xem Hình 15). Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo 86 Hình 15: Hành động biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực nhờ tư duy cần có Tư duy cần có, một mặt, cho ra ý tưởng sáng tạo giải bài toán, mặt khác, phải tạo ra được xúc cảm đủ độ hoặc thói quen tự nguyện cùng chiều (đồng hành) với tư duy thì mới có được hành động biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực, bởi vì tư duy (ý nghĩ) thuần túy không phải là nguồn gốc, nguyên nhân khởi đầu, động lực của hành động (xem mục 4.2. Mối quan hệ giữa tư duy và hành động). Trong khi đó, xúc cảm đủ độ (xem mục 5.2. Xúc cảm cá nhân trong chuỗi nhu cầu–hành động) và thói quen tự nguyện (xem mục 5.3. Thói quen tự nguyện trong chuỗi nhu cầu–hành động) mới thúc đẩy hành động một cách chắc chắn. Tóm lại, tư duy cần có là sự kết hợp hài hòa của cả ba loại tư duy, phản ánh tích cực thế giới bên trong và thế giới bên ngoài con người, điều khiển được quá trình suy nghĩ và hành động giải quyết vấn đề (thuộc cả thế giới bên trong và thế giới bên ngoài) với chi phí (hiểu theo nghĩa rộng) ít nhất, tạo ra sự phát triển cá nhân và xã hội đầy đủ, ổn định và bền vững trên thực tế. Có rất nhiều việc phải làm ở mức độ nhân loại và cá nhân các nhà nghiên cứu để mỗi người đều có được tư duy cần có. Người viết liệt kê dưới đây một số việc: Tăng cường nghiên cứu con người, đặc biệt, thế giới bên trong con người nhằm phát hiện đầy đủ, cụ thể các quy luật tâm, sinh lý của bộ não con người. Trong đó có các quy luật của tư duy và các quy luật về các mối quan hệ của tư duy với các yếu tố khác như nhu cầu, xúc cảm, thói quen tự nguyện. Từ đây cần xây dựng các phương pháp điều khiển, làm chủ thế giới bên trong con người. Tăng cường nghiên cứu các sáng tạo và đổi mới đã có nhằm phát hiện các quy luật khách quan của sáng tạo và đổi mới, mà những quy luật đó chính là các quy luật khách quan của sự phát triển Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo 87 Cần phát hiện thêm các khoa học về các quy luật của tư duy và các hình thức của nó ngoài lôgích học hình thức, lôgích học biện chứng. Ví dụ, lôgích của lý thuyết hệ thống, lý thuyết thông tin, điều khiển học có thể đóng góp xây dựng loại lôgích khoa học tư duy (xem mục 3. Các nghiên cứu về tư duy). Để sáng tạo học và phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) có phạm vi áp dụng rộng (dùng để giải quyết vấn đề bất kỳ, không phân biệt ngành nghề chuyên môn, thế giới bên ngoài hay thế giới bên trong con người) cần tăng cường nghiên cứu các khoa học mang tính khái quát cao và rút ra những cái cần thiết giúp người suy nghĩ dễ dàng đi từ khái quát đến cụ thể và ngược lại. Các khoa học liệt kê ở điểm trước cũng chính là những khoa học như vậy. Tăng cường nghiên cứu ngôn ngữ nhằm xây dựng các phương pháp sử dụng ngôn ngữ thực hiện tốt chức năng của ngôn ngữ: thể hiện các ý nghĩ của người tư duy và giao tiếp với những người khác. Dựa trên các nghiên cứu nói trên, xây dựng hệ thống các phương pháp (phương pháp luận), một mặt, khắc phục các nhược điểm của phương pháp thử và sai, mặt khác, khai thác và phát triển tối đa những tiềm năng của bộ óc nhằm giải quyết vấn đề và ra quyết định đúng ngay từ đầu. Hệ thống các phương pháp vừa nêu chính là phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLSTVĐM) – tiếng Anh viết là creativity and innovation methodologies. Cần xây dựng môi trường vi mô thuận lợi đối với sáng tạo của từng cá nhân. Xã hội ở mức vĩ mô phải có các biện pháp khuyến khích, kích thích, động viên để có càng ngày, càng nhiều công dân tham gia sáng tạo. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo thể hiện ở chỗ, sáng tạo học và PPLSTVĐM phải được đưa vào các nhà trường. Một cách lý tưởng, các môn học này sẽ được dạy liên tục từ mẫu giáo đến hai năm đầu đại học, mỗi năm học vài chục tiết, với các trò chơi (đối với mẫu giáo), các giáo trình, kể cả các bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng PPLSTVĐM, phù hợp với từng bậc học (đối với tiểu học trở lên). Hai năm cuối trong trường đại học sẽ dành để sinh viên áp dụng PPLSTVĐM vào nghiên cứu khoa học theo chuyên môn của mình. Các trường đại học và cao đẳng thành lập các trung tâm về môn học để những người đang đi làm hoặc quan tâm đều có thể đến học. Đến một lúc nào đó (tất nhiên phải rất lâu dài và cần hết sức kiên trì), môn học về sáng tạo “phủ sóng” lên hết người dân từ độ tuổi mẫu giáo trở lên. Đấy là những người biết tư duy sáng tạo có phương pháp khoa học, tư duy sáng tạo một cách có Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo 88 kỹ năng chứ không phải tư duy sáng tạo theo phương pháp tự nhiên thử và sai lạc hậu. Liên quan đến những điều vừa nói, người viết nhớ lại, tại “Hội nghị quốc tế lần thứ bảy về tư duy” (The 7௧ International Conference on Thinking) diễn ra trong tháng 6/1997 tại Singapore, Thủ tướng Singapore lúc đó Goh Chok Tong có đọc bài diễn văn dài 30 phút mở đầu Hội nghị. Trong bài diễn văn này, ông nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ thực hiện sự thay đổi tư duy của người Singapore. Chúng ta cần từ bỏ ý tưởng cho rằng chỉ có những người lãnh đạo cấp cao nhất mới phải suy nghĩ, và công việc của tất cả những người khác là làm như được bảo. Thay vì thế, chúng ta muốn thực hiện tinh thần của đổi mới việc học bằng hành động, của tất cả mọi người ở mọi cấp bậc, luôn đặt câu hỏi làm thế nào anh hay chị có thể thực hiện công việc của mình tốt hơn” (We will bring about a mindset change among Singaporeans. We must get away from the idea that it is only the people at the top who should be thinking, and the job of everyone else is to do as told. Instead we want to bring about a spirit of innovation of learning by action, of everyone at all levels always asking how she or he can do her or his job better). Gần đây, báo “Tuổi Trẻ Cuối Tuần” số ra ngày 8/5/2011, trang 9, có trích đăng lời của thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Ôn Gia Bảo: “Đất nước chúng ta sẽ trở nên vô địch nếu 1,3 tỷ dân có thể tư duy độc lập và sáng tạo” Tuy không biết ngữ cảnh thực sự của câu nói, người chỉ đọc câu nói trên có thể hiểu nó như sau: o “Vô địch” nói đến ở đây chắc là vô địch nhiều mặt (nếu không nói là vô địch về mọi mặt) chứ không phải chỉ vô địch về GDP hoặc vô địch về thám hiểm vũ trụ o “Vô địch” có lẽ là vô địch cỡ thế giới, chứ không phải vô địch cấp khu vực hoặc vô địch so với các nước đang phát triển o “Đất nước chúng ta”, “1,3 tỷ dân” có nghĩa là toàn bộ đất nước, người dân Trung Quốc chứ không phải chỉ có Bắc Kinh, Thượng Hải, chỉ có các cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao hoặc tầng lớp tri thức, hoặc tầng lớp doanh nhân hoặc giai cấp công nhân o “Có thể tư duy độc lập và sáng tạo” là mong muốn, mục đích đề ra cần đạt. Tuy nhiên, chúng ta chưa biết Trung Quốc sẽ làm những gì và làm như thế nào để đạt mục đích. Chẳng hạn, chỉ dừng ở mức hô hào: “Mỗi người Trung Quốc hãy đổi mới tư duy để trở thành một người tư duy độc lập và sáng tạo”; áp dụng các Tư duy sáng tạo cần có: một số nét phác thảo 89 biện pháp khuyến khích, kích thích, tạo các điều kiện thuận lợi về môi trường để làm xuất hiện thêm những người tư duy độc lập và sáng tạo; dạy và học PPLSTVĐM đại trà để có được tất cả công dân tư duy độc lập và sáng tạo Rõ ràng, cách làm dạy và học PPLSTVĐM một cách đại trà là cách làm bài bản, căn cơ và ích lợi lâu dài nhất. o Câu nói trên không phải của người bình thường mà của người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc cho thấy, những người lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc đánh giá tuyệt đối cao vai trò của tư duy độc lập và sáng tạo của toàn bộ dân số quốc gia để phát triển đất nước trong thời đại kinh tế tri thức, xã hội tri thức có tính cạnh tranh và hợp tác cao. o Câu nói trên chắc là không chỉ đúng với Trung Quốc, mà còn có thể suy rộng ra một cách tương tự, đúng với các nước khác. Để có thể dạy sáng tạo học và PPLSTVĐM thành công, cũng như các môn học khác, cần đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ cao. William A. Ward nhận xét về trình độ các thầy như sau: “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Chúng ta mong có những người thầy không chỉ truyền kiến thức, phương pháp mà còn truyền cảm hứng nữa. Đã từ lâu, nhiều người nổi tiếng đánh giá giáo dục rất cao. John Dewey cho rằng: “Giáo dục là phương pháp căn bản của tiến bộ xã hội. Giáo dục là phương pháp cải tạo xã hội chắc chắn nhất”. H.G. Wells nhận xét: “Lịch sử loài người càng ngày càng trở thành cuộc chạy đua giữa giáo dục và thảm họa”. Erasmus khẳng định: “Niềm hy vọng chính của một dân tộc nằm ở sự giáo dục đúng đắn thế hệ trẻ”. Cùng với sự phát triển sáng tạo học và PPLSTVĐM, giáo dục trong tương lai sẽ có thêm nội dung: giáo dục tư duy sáng tạo, giúp hình thành và phát triển các nhân cách sáng tạo ở quy mô đại trà. Những nhân cách sáng tạo này chính là nguồn nhân lực to lớn đối với sự phát triển xã hội loài người. Nhiều nhà lãnh đạo, quản lý đánh giá sức mạnh, sự giàu có của đất nước mình theo các tiêu chí vật chất như sản lượng thép, xi măng, điện, dầu mỏ, than, lúa mì, gạo, tài nguyên thiên nhiên tính trên đầu người, hoặc GDP trên đầu người. Tuy nhiên, còn có những tiêu chí tinh thần quan trọng hơn các tiêu chí vật chất nói trên, bởi vì chúng không chỉ quyết định các tiêu chí vật chất mà còn xác định tương lai của đất nước, thậm chí, toàn bộ nhân loại. Các tiêu chí tinh thần nói đến ở đây, không phải là số lượng các nhà khoa học, kỹ sư, nghệ sỹ, nhà văn, họa sỹ lại càng ... a Discipline. Ablex Publishing Corp. 1993. Isaksen S.G. et al. (Editors). Nurturing and Developing Creativity: The Emergence of a Discipline. Ablex Publishing Corp. 1993. Isaksen S.G., Dorral K.B., Treffinger D.J. Creative Approaches to Problem Solving. Kendall/Hunt Publishing Company. 1994. TÀI LIỆU THAM KHẢO 296 Isaksen S.G. (Ed.) Facilitative Leadership: Making a Difference with Creative Problem Solving. Kendall/Hunt Publishing Company. 2000. Ishikawa K. What is Total Quality Control? The Japanese Way. Prentice Hall. 1985. Janszen F. The Age of Innovation: Making Business Creativity a Competence, not a Coincidence. Financial Times Prentice Hall. 2000. Kao J. Jamming: The Art and Discipline of Business Creativity. HarperBusiness. 1996. Kelley T., Littman T. The Art of Innovation. HarperCollinsBusiness. 2001. Kepner C.H., Tregoe B.B. The Rational Manager. 2nd ed., Kepner-Tregoe, Inc. Princeton, NJ. 1976. Kuhn R.L. Creativity and Strategy in Mid-Sized Firms. Prentice Hall. 1989. Lumsdaine E., Lumsdaine M. Creative Problem Solving: Thinking Skills for a Changing World. McGraw-Hill. 1995. Murakami T. Creativity and the Next Generation of Japanese – Style Management. Journal: Creativity and Innovation Management, V. 3, N° 4, 211-220, UK. 1994. Natarajan G., Shekhar S. Knowledge Management: Enabling Business Growth. McGraw-Hill. 2001. Orloff M.A. Inventive Thinking Through TRIZ: A Practical Guide. Springer. 2003. Osborn A.F. Applied Imagination: Principles and Procedures of Creative Problem Solving. Charles Scribner’s Sons. 1953. Peters T. The Tom Peters Seminar: Crazy Times Call for Crazy Organizations. Vintage Books. A Division of Random House, Inc., New York. 1994. Pearson G. Strategic Thinking. Prentice Hall. 1990. Phan Dung. Introducing Creativity Methodologies into Vietnam (invited article). Creativity and Innovation Management, V. 3, No 4, 240-242, UK. 1994. Phan Dung. TRIZ: Inventive Creativity Based on The Laws of Systems Development (invited article). Creativity and Innovation Management, V. 4, No. 1, 19-30, UK. 1995 Phan Dung. Systems Inertia in Creativity and Innovation. Lecture presented at the Fifth European Conference on Creativity and Innovation, Vaals, the Netherlands, April 28 - May 2, 1996. In the Conference Proceedings: "Creativity and Innovation: Impact", 143- 150, 1997. Phan Dung. Creatology: A Science for the 21st Century. Keynote paper presented at the International Symposium and Seminar: "Education: The Foundation for Human Resource and Quality of Life Development", Chiang Mai, Thailand, August 26-30, 1996. Phan Dung. The Renewal in Creative Thinking Process for Problem Solving and Decision TÀI LIỆU THAM KHẢO 297 Making. Keynote paper presented at the Sixth National Seminar on Educational Management and Leadership “Personal Renewal Towards Leadership Maturity in Educational Management”, Genting Highlands, Malaysia, December 9-12, 1996. Phan Dung. Creativity and Innovation Methodologies Based on Enlarged TRIZ for Problem Solving and Decision Making (The textbook for English Speaking Learners). The CSTC, Hochiminh City. 1996. Phan Dung. Dialectical Systems Thinking for Problem Solving and Decision Making. The 7th International Conference on Thinking, Singapore, June 1-6, 1997. Also in Morris I. Stein (ed.) Creativity's Global Correspondents - 1998, Florida, Winslow Press, USA, 143-161. And in The Korean Journal of Thinking & Problem Solving, 2000.4, 49-67. Phan Dung. On the Basic Program “Creativity Methodologies for Problem Solving and Decision Making” Being Taught by the CSTC in Vietnam (invited article). In Morris I. Stein (ed.) Creativity's Global Correspondents - 1999, Florida, Winslow Press, USA, 250-256. Phan Dung. Some Results Derived from Teaching the Course “Creativity Methodologies” (invited article). In Morris I. Stein (ed.) Creativity’s Global Correspondents – 2000, Florida, Winslow Press, USA, 205-212. Phan Dung. My Experiences with my Teacher Genrikh Saulovich Altshuller (invited article). In Morris I. Stein (ed.) Creativity’s Global Correspondents – 2001, Florida, Winslow Press. USA, 255-270. Phan Dung. Enlarging TRIZ and Teaching Enlarged TRIZ for the Large Public. Keynote paper presented at the International Conference “TRIZCON 2001”, Woodland Hills, California, USA, March 25-27, 2001. Also in “The TRIZ Journal”, Issues June and July 2001 on the website Phan Dung. Are Methodologies of Creativity Really Useful for You as a Teacher of Creativity (invited article). In Morris I. Stein (ed.) Creativity’s Global Correspondents – 2002, New York, USA, 211 – 218. Polya G. How to Solve It? Anchor Book.1945 Rantanen K. Domb. E. Simplified TRIZ: New Problem-Solving, Applications for Engineers and Manufacturing Professionals. CRC Press LLC. 2002. Ray M., Myers R. Creativity in Business. Doubleday & Company, Inc. 1986. Rickards T. Innovation and Creativity: Woods, Trees and Pathways. R&D Management. V. 21, No. 2, 97-108. UK. 1991. Salamatov Y. TRIZ: The Right Solution at The Right Time. Edited by Valeri Souchkov. Insytec. The Netherlands. 1999 TÀI LIỆU THAM KHẢO 298 Seemann R.A. Patent Smart: A Complete Guide to Developing, Protecting, and Selling Your Invention. Prentice Hall. 1987. Tanner D. Total Creativity in Business and Industry: Road Map to Building a More Innovative Organization. APT&T. 1997. Terninko J., Zusman A., Zlotin B. Step-By-Step TRIZ: Creating Innovative Solution Concepts. Responsible Management Inc. USA. 1996. Terninko J., Zusman A., Zlotin B. Systematic Innovation: An Introduction to TRIZ (Theory of Inventive Problem Solving). St. Lucie Press. USA. 1998. Thurow L.C. Human Resource Development as an Aspect of Strategic Competition. MIT Club of Singapore. 1992. Thurow L.C. Building Wealth: The New Rules for Individuals, Companies, and Nations in a Knowledge-Based Economy. HarperBusiness. 1999. Toffler A. The Third Wave. New York. Bantam. 1980. TRIZ Research Report. GOAL/QPC. USA. 1996. VanGundy A.B. Idea Power: Techniques and Resources to Unleash the Creativity in Your Organization. Amacom. 1992. World Intellectual Property Organization (WIPO). General Information. Geneva. 1990. Yihong F. From Integrative Worldview to Holistic Education: Theory and Practice. Southwest Jiaotong University Press. 2004. Zwicky F. Discovery, Invention, Research, Thought: The Morphological Approach. New York. 1969. TIẾNG NGA: Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Спектры отражения, фотолюминесценции твёрдых растворов Cd1-xMnxTe при 0<x<0,5”. Вестник Ленинградского университета, серия физики, в. 16, с. 6-13, 1984г. Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Селективно возбуждённая люминесценция и резонансное комбинационное рассеяние света в полупроводнике Cd1-xMnxTe”. Физика и Техника полупроводников, Т. 18, в. 10, с. 1859 – 1861, 1984г. Bài báo này được Viện Vật lý Hoa Kỳ (American Institute of Physics) dịch sang tiếng Anh và đăng lại ở Mỹ dưới nhan đề: Selectively Excited Luminescence and Resonance Raman Scattering of Light in Semiconducting Cd1-xMnxTe. Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Люминесценция смешанных кристаллов Cd1-xMnxTe связанная с присутствием марганца”. Физика твёрдого тела, Т. 27, в. 4, с. 1216-1219, 1985г. Bài báo này được Viện Vật lý Hoa Kỳ (American Institute of Physics) dịch sang tiếng TÀI LIỆU THAM KHẢO 299 Anh và đăng lại ở Mỹ dưới nhan đề: Luminescence of Mixed Cd1-xMnxTe Crystals Associated with the Presence of Manganese. Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Люминесценция полупроводниковых твёрдых растворов Cd1-xMnxTe”. В Сборнике: Тезисы докладов X всесоюзной конференции по физике полупроводников. Минск, часть 1, с. 46-47, сентябрь 1985г. Агекян В.Ф., Фан Зунг, Погарёв С. В. “Магнитолюминесценция твёрдых растворов Cd1-xMnxTe при 0 ≤ x ≤ 0,7”. Физика твёрдого тела, Т. 29, в. 11, с. 3312-3314, 1987г. Bài báo này được Viện Vật lý Hoa Kỳ (American Institute of Physics) dịch sang tiếng Anh và đăng lại ở Mỹ dưới nhan đề: Magnetoluminescence of Cd1-xMnxTe Solid Solutions Having Compositions 0 ≤ x ≤ 0.7. Агекян В.Ф., Погарёв С. В., Фан Зунг. “Магнито- и пьезолюминесценция в твёрдых растворах Cd1-xMnxTe”. В Сборнике: Тезисы докладов XX всесоюзного съезда по спектроскопии. Киев, часть 2, с. 126, сентябрь 1988г. Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Влияние всестороннего сжатия на фотолюминесценцию твёрдых растворов Cd1-xMnxTe”. Физика твёрдого тела, Т. 30, в. 10, с. 3150-3153, 1988г. Bài báo này được Viện Vật lý Hoa Kỳ (American Institute of Physics) dịch sang tiếng Anh và đăng lại ở Mỹ dưới nhan đề: Influence of Hydrostatic Pressures on the Photoluminescence of Cd1-xMnxTe Solid Solutions. Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Экситонная люминесценция твёрдых растворов Cd1-xMnxTe во внешних полях”. В Сборнике: Тезисы докладов всесоюзного совещания “Экситоны в полупроводниках – 88”, Вильнюс, с. 80, ноябрь 1988г. Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Селективно возбуждённая магнитолюминесценция в полумагнитных твёрдых растворах Cd1-xMnxTe /х = 0,25 – 0,5/”. Физика твёрдого тела, Т. 30, в. 11, с. 3444-3447, 1988г. Bài báo này được Viện Vật lý Hoa Kỳ (American Institute of Physics) dịch sang tiếng Anh và đăng lại ở Mỹ dưới nhan đề: Selectively Excited Magnetoluminescence in Semimagnetic Cd1-xMnxTe Solid Solutions Having Compositions 0.25 < x < 0.5. Агекян В.Ф., Фан Зунг. “Люминесценция Cd1-xMnxTe в температурном интервале магнитного фазового перехода”. Физика твёрдого тела, Т. 31, в. 7, с. 105-108, 1989г. Bài báo này được Viện Vật lý Hoa Kỳ (American Institute of Physics) dịch sang tiếng Anh và đăng lại ở Mỹ dưới nhan đề: Luminescence of Cd1-xMnxTe on the Temperature Interval of Magnetic Phase Transition. Альтшуллер Г.С. Как научиться изобретать. Тамбовское книжное издательство. 1961г. Альтшуллер Г.С. Основы изобретательства. Воронеж. Центрально – черноземное книжное издательство. 1964г. Альтшуллер Г.С. Алгоритм изобретения. Московский рабочий. 1973г. TÀI LIỆU THAM KHẢO 300 Альтшуллер Г.С. Творчество как точная наука. Советское радио. Москва. 1979г. Альтшуллер Г.С., Селюцкий А.Б. Крылья для Икара. Карелия. Петрозаводск. 1980г. Альтшуллер Г.С. И тут появился изобретатель. Детская литература. Москва. 1984г. Альтшуллер Г.С., Злотин Б.Л., Филатов В.И. Профессия – Поиск нового. Картя Молдовеняскэ. Кишинёв. 1985г. Альтшуллер Г.С. Найти идею. Сибирское отделение: “Наука”. Новосибирск. 1986г. Альтшуллер Г.С. Злотин Б.Л., Зусман А.В., Филатов В.И. Поиск новых идей: От озарения к технологии. Картя Молдовеняскэ. Кишинёв. 1989г. Альтшуллер Г.С., Вёрткин И.М. Как стать гением: Жизненная стратегия творческой личности. Беларусь. Минск. 1994г. Андреев И.Л. Происхождение человека и общества. "Мысль". Москва. 1988г. Антонов М.Ф. НТР: Роль человеческого фактора. "Молодая гвардия". 1987г. Злотин Б.Л. Зусман А.В. Месяц под звёздами фантазии. "Лумина". Кишинёв. 1988г. Злотин Б.Л. Зусман А.В. Изобретатель пришёл на урок. "Лумина". Кишинёв. 1990г. Злотин Б.Л. Зусман А.В. Решение исследовательских задач. "Прогресс". Кишинёв. 1991г. Иванов Г. И начинайте изобретать: ТРИЗ. "Восточно – Сибирское книжное издательство". Иркутск. 1987г. Иванов С. Формула открытия. "Детская литература", Москва, 1976г. Иванов С. Абсолютное зеркало. "Знание". Москва. 1986г. Исмаилов И.М., Гахраманов Н.Ф., Фан Зунг, “Получение монокрисмаллов InS и исследование их фотопроводимости”, Республиканская научная конференция молодых учёных – физиков, Академия наук Азербайджанской ССР, Баку, май, 1973г. Исследование проблем психологии творчества (Ответственный редактор, доктор психологических наук Я. А. Пономарёв). "Наука". Москва. 1983г. Капица П.Л. Эксперимент, теория, практика. "Наука". Москва. 1987г. Карпов А.В. Психология принятия управленческих решений. "Юрист". Москва. 1998г. Кедров Б. О творчестве в науке и технике. "Молодая гвардия". Москва. 1987г. Коган Л.Н. Человек и его судьба. "Мысль". 1988г. Короленко Ц.П., Фролова Г.В. Вселенная внутри тебя (эмоция, поведение, адаптация). "Наука". Новосибирск. 1979г. TÀI LIỆU THAM KHẢO 301 Kраткий психологический словарь. Под общей редакцией А.В. Петровского и М.Г. Ярошевского. "Издательство политической литературы". Москва. 1985г. Лихтеншейн Е.С. Слово о науке. "Знание". Москва. 1976г. Лoмов Б.Ф. Методологические и теоретические проблемы психологии. "Наука". Москва. 1984г. Лук А.Н. Эмоции и чувства. "Знание". Москва. 1972г. Лук А.Н. Психология творчества. "Наука". Москва. 1978г. Общая психология (Под редакцией академика АПН СССР А.В. Петровского). "Просвещение". Москва. 1986г. Основы инженерной психологии (Под редакцией члена – корреспондента АН СССР Б.Ф. Ломова). "Высшая школа". 1986г. Платонов К.К., Голубев Г.Г. Психология. "Высшая школа". 1977г. Пономарёв Я.А. Психика и интуиция. "Политиздат". Москва. 1967г. Пушкин В.Н. Эвристика – наука о творческом мышлении. "Политиздат". Москва. 1967г. Ракитов А.И. Принципы научного мышления. "Издательство политической литературы". Москва. 1975г. Рубинштейн С.Л. Основы общей психологии. "Педагогика".Москва. 1989г. Саламатов Ю.П. Как стать изобретателем. "Просвещение". Москва. 1990г. Симонов П.В. Междисциплинарная конценция человека. "Знание". Москва. 1989г. Техника – Молодёжь – Творчество: Дерзкие формулы творчества. Составитель А.Б. Селюцкий. “Карелия”. Петрозаводск. 1987г. Техника – Молодёжь – Творчество: Нить в лабиринте. Составитель А.Б. Селюцкий. “Карелия”. Петрозаводск. 1988г. Техника – Молодёжь – Творчество: Правила игры без правил. Составитель А.Б. Селюцкий. “Карелия”. Петрозаводск. 1989г. Техника – Молодёжь – Творчество: Как стать еретиком. Составитель А.Б. Селюцкий. “Карелия”. Петрозаводск. 1991г. Техника – Молодёжь – Творчество: Шанс на приключение. Составитель А.Б. Селюцкий. “Карелия”. Петрозаводск. 1991г. Фан Зунг, “Объективный характер законов природы и их познание (на примерах физики)”, Общесоюзная интернациональная научная конференция студентов естественнонаучных и медицинских специальностей на тему “Философские TÀI LIỆU THAM KHẢO 302 проблемы естествознания”, Ленинград, 24 по 26 октября 1972г. Фан Зунг. Исследование фотопроводимости полупроводников InS. Дипломная работа. Азербайджанский государственный университет. Баку. 1973г. Фан Зунг. О психологической инерции при решении творческих задач. Дипломная работа. Институт изобретательского творчества. Баку. 1973г. Фан Зунг. Оптические свойства полумагнитных полупроводников Cd1–xMnxTe. Кандидатская диссертация. Ленинградский государственный университет. Ленинград. 1985г. Фан Зунг. “Оптические процессы в широкозонных полумагнитных полупроводниках Cd1-xMnxTe”. Вестник Ленинградского университета, серия 4, в. 2/ № 11/, с. 7 – 11, 1989г. Фан Зунг. Оптические процессы в широкозонных твёрдых растворах A2B6 с магнитной компонентой. Докторская диссертация. Ленинградский государственный университет. Ленинград. 1989г. Шарден П.Т.Д. Феномен человека: преджизнь, жизнь, мысль, сверхжизнь. "Наука". Москва. 1987г.
File đính kèm:
- suy_nghi_ve_tu_duy_phan_2.pdf