Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

BÀI I: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN

1. Cá trắm cá

Cá trắm cá thích sống trong môi trường nước sạch, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng nước dưới trong ao.

Cá thích sống trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên có thể sống được trong môi trường nước lợ độ mặn đến 9%0.

Cá trưởng thành ăn thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại:

+ Cá các loại ở trên cạn và dưới nước.

+ Các loại rong, bèo ở dưới nước.

+ Các loại lá cây như: lá chuối, lá sắn, lá ngô.

Ngoài ra cá có thể ăn các loại thức ăn tinh như:

+ Các loại bột như: bột sắn, bột ngô, bột cám.

+ Các loại hạt, củ, lúa, ngô, khoai, sắn và thức ăn viên tổng hợp.

Cá có kích cỡ từ 2 - 3cm trở lên có thể ăn bèo tấm, bèo cám. Cá từ 8 - 10cm trở lên có thể ăn rong cá trực tiếp.

Cá trắm cá có khả năng tăng trọng khá nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1,5 - 2kg/con.

Khả năng sinh sản: cá trắm cá cái 3 t

uổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Cá trắm cá không đẻ tự nhiên trong ao mà chỉ đẻ trong điều kiện nhân tạo.

Cá trắm cá thường được chọn làm đối tượng nuôi chính.

2. Cá chép

Cá chép thích sống ở tầng đáy và tầng giữa. thức ăn chính là các loài động vật đáy gồm: các loại giun, các loại ốc, giáp xác, côn trùng.

Cá chép còn ăn thức ăn tinh như:

+ Các loại bột: bột sắn, bột ngô, cám.

+ Các loại hạt: thóc, ngô và thức ăn tổng hợp.

Cá chép tăng trọng tương đối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con.

Khả năng sinh sản: cá chép 1 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục, cá có khả năng đẻ tự nhiên trong ao nuôi khi gặp điều kiện thích hợp.

Cá chép vẫn thường được sử dụng để làm đối tượng nuôi ghép với cá khác ở trong ao.

 

doc 61 trang yennguyen 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
 SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
 ---o0o---
 TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
 KỶ THUẬT NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT
 (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
 Đơn vị biên soạn:
 Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
 Năm 2012
MỞ ĐẦU
Nuôi thủy sản nước ngọt những năm gần đây trở thành một hướng phát triển quan trọng trong nông nghiệp. Diện tích nuôi cá nước ngọt tăng nhanh do chủ trương của Nhà nước chuyển đổi những diện tích ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi cá cho năng suất cao và ổn dịnh. Mặt khác, sản phẩm nuôi thủy sản là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ít có khả năng nhiễm độc nên có nhiều người ưa chuộng. Điều này cũng góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển nuôi cá nước ngọt.
Nuôi thủy sản nước ngọt không đòi hái quá nhiều vốn, quy trình công nghệ không cao, kỹ thuật nuôi cá hầu như người dân nào cũng biết, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thể thu hoạch sản phẩm quanh năm. Với các đặc điểm quý giá này, ngày nay nuôi trồng thủy sản đã giúp nhiều nông hộ từ “xóa đói” đến “làm giàu”. Tuy nhiên, cũng không ít người đã bị rủi ro từ nuôi trồng thủy sản. Những rũi ro không đáng có ấy và hiệu quả canh tác nuôi trồng thủy sản chưa cao là do người nuôi cá thiếu những hiểu biết cơ bản về đời sống của đối tượng nuôi với các đặc thù của đời sống dưới nước. Để canh tác có hiệu quả, nhất là trong thời đại mới này, người nuôi không thể không có những kiến thức nhất định.
Để giúp người nuôi cá có những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật nhằm phục vụ cho việc nuôi cá nước ngọt có hiệu quả hơn, chúng tôi biên soạn tập tài liệu này, nhằm giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng trọng thực tế.
CHƯƠNG I: KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRONG AO NƯỚC TỈNH
BÀI I: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN
1. Cá trắm cá
Cá trắm cá thích sống trong môi trường nước sạch, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng nước dưới trong ao.
Cá thích sống trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên có thể sống được trong môi trường nước lợ độ mặn đến 9%0. 
Cá trưởng thành ăn thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại:
+ Cá các loại ở trên cạn và dưới nước.
+ Các loại rong, bèo ở dưới nước.
+ Các loại lá cây như: lá chuối, lá sắn, lá ngô.
Ngoài ra cá có thể ăn các loại thức ăn tinh như:
+ Các loại bột như: bột sắn, bột ngô, bột cám.
+ Các loại hạt, củ, lúa, ngô, khoai, sắn và thức ăn viên tổng hợp.
Cá có kích cỡ từ 2 - 3cm trở lên có thể ăn bèo tấm, bèo cám. Cá từ 8 - 10cm trở lên có thể ăn rong cá trực tiếp.
Cá trắm cá có khả năng tăng trọng khá nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1,5 - 2kg/con.
Khả năng sinh sản: cá trắm cá cái 3 t
uổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Cá trắm cá không đẻ tự nhiên trong ao mà chỉ đẻ trong điều kiện nhân tạo.
Cá trắm cá thường được chọn làm đối tượng nuôi chính.
2. Cá chép
Cá chép thích sống ở tầng đáy và tầng giữa. thức ăn chính là các loài động vật đáy gồm: các loại giun, các loại ốc, giáp xác, côn trùng.
Cá chép còn ăn thức ăn tinh như:
+ Các loại bột: bột sắn, bột ngô, cám.
+ Các loại hạt: thóc, ngô và thức ăn tổng hợp.
Cá chép tăng trọng tương đối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con.
Khả năng sinh sản: cá chép 1 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục, cá có khả năng đẻ tự nhiên trong ao nuôi khi gặp điều kiện thích hợp.
Cá chép vẫn thường được sử dụng để làm đối tượng nuôi ghép với cá khác ở trong ao.
3. Cá mè trắng
Cá mè trắng thích sống ở vùng nước tĩnh, cá sống chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa.
Thức ăn của cá mè trắng là sinh vật phù du mà thực vật phù du là chủ yếu (chiếm 60 - 70%). Sau khi nở 3 - 4 ngày ăn chủ yếu là động vật phù du và luân trùng, cá đạt 2,5 - 3cm trở lên ăn thực vật phù du là chính như cá trưởng thành.
Cá mè trắng có khả năng tăng trọng tương dối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1 - 1,5kg/con.
Khả năng sinh sản: cá mè trắng cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục. Cũng như cá trắm cá, cá mè trắng không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà phải cho đẻ nhân tạo để lấy giống.
Cá mè trắng thường được sử dụng làm đối tượng nuôi chính.
4. Cá mè hoa
Cá mè hoa thích sống ở tầng nước mặt và tầng giữa. thức ăn là sinh vật phù du nhưng ngược lại với cá mè trắng, cá mè hoa ăn chủ yếu là động vật phù du (chiếm 60 - 70%).
Khả năng tăng trọng của cá mè hoa nhanh hơn cá mè trắng, nuôi trong ao 1 năm tuổi có thể đạt 1 - 2kg/con nếu thức ăn đầy đủ.
Khả năng sinh sản: cá cái 3 tuổi, cá đực 2 tuổi bắt đầu thành thục sinh dục, cá không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà chỉ sinh sản nhân tạo.
Do phổ thức ăn của cá mè hoa hẹp nên không sử dụng làm đối tượng nuôi chính mà chỉ ghép với các loại cá khác.
5. Cá rô phi
Cá rô phi là loại cá dể nuôi và phổ biến, cá sống được trong môi trường nước ngọt và nước mặn.
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng là thực vật, mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du, côn trùng. Cá còn ăn thức ăn tinh như: các loại bột, thức ăn viên.
Khả năng sinh sản: cá rô phi rất mắn đẻ, nuôi trong ao cá đẻ tự nhiên nhiều lần trong năm, ảnh hưởng đến quy cở thương phẩm.
Cá rô phi nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con. Nhưng do mắn đẻ, giao phối gần dần dần giống bị thoái hóa nên chậm lớn.
Hiện nay để hạn chế khả năng sinh sản người ta tạo ra giống cá rô phi đơn tính đực bằng cách sử dụng hóa chất (17a-metyltestosterol) trộn vào thức ăn cho cá con ăn từ khi mới nở (bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài) đến khi cá đạt 21 ngày tuổi. Sau thời gian nuôi như vậy đàn cá rô phi con sẽ chuyển giới tính thành cá đực gọi là cá rô phi đơn tính đực.
Cá rô phi có thể sử dụng làm đối tượng nuôi chính và có khả năng thâm canh với năng suất cao.
6. Cá chim trắng
Cá chim trắng thích hợp trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống bình thường ở độ mặn từ 5 – 10%0.
Cá chim trắng sống ở tầng giữa và tầng đáy, cá thường bơi thành từng đàn trong ao. Cá chim trắng ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng. Thức ăn của cá là thực vật các loại, hạt ngũ cốc, mùn bã hữu cơ, động vật các loại như: giun, ốc, hến, cá tạp và thức ăn viên.
Cá chim trắng 3 tuổi thì thành thục sinh dục và có thể sinh sản tự nhiên trong ao được.
Về khả năng sinh trưởng: cá 6 – 7 tháng tuổi có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2kg/con.
Cá chim trắng có thể sử dụng làm đối tượng nuôi đơn hoặc nuôi ghép ở trong ao.
7. Cá trê
Cá trê sống ở tầng đáy, lúc còn nhá ăn động vật phù du, lúc lớn ăn các loại giun, côn trung, tôm cá tạp, xác bã động vật thối rữa và các chất bột ngũ cốc.
Cá trê sống được trong môi trường khắc nghiệt, nước bẩn, thiếu oxy, pH thấp (môi trường xấu mà các loài cá khác không sống được). Ngoài tự nhiên thu được cỡ cá 0,2 - 0,4kg/con. Nuôi trong ao có thể cho cá trê ăn thêm cám gạo, ngô (70%) và cá tạp, bột cá (30%) nấu chín, đóng viên hoặc nắm lại rải ven ao, cho cá ăn vào buổi chiều tối.
8. Cá lóc:
Thích sống ở vùng nước có nhiều rong cá, nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên nó có thể hít thở được O2 trong không khí. ở vùng nước hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá lâu. 
Cá lóc thuộc loại cá dữ. Thức ăn là chân chèo và râu ngành; thân dài 3 - 8cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100g cá. Trong điều kiện nuôi nó cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi. 
BÀI 2: MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA CÁ
Cá luôn có mối quan hệ mật thiết với môi trường nước. Toàn bộ đời sống của cá và các sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho cá đều gắn bó với nước. Bởi vậy các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh của môi truờng nước luôn ảnh hưởng đến đời sống của cá.
1. Độ pH
pH là một ký hiệu dùng để diển tả mức độ chua hoặc kiềm của nước và đất. Người ta chia độ pH ra làm 14 bậc, pH = 7 là môi trường trung tính, pH 7 là môi trường kiềm.
Độ pH để cá sinh trưởng và phát triển tốt là pH = 7 - 8,5. Nếu pH càng thấp hoặc càng cao thì đều ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá và có thể làm cho cá bị chết.
Độ pH ở trong ao nuôi cá thường dao động không lớn lắm.
2. Nhiệt độ nước
Nhiệt độ thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất nằm trong khoảng 25 - 320C. Ngoài phạm vi trên nhiệt độ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá. nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm cho cá bị chết. 
Nhiệt độ nước ao hồ thường phụ thuộc vào nhiệt độ không khí, nhưng mức độ biến thiện chậm hơn nhiệt độ không khí. Càng xuống sâu nhiệt độ càng ổn định hơn. Bởi vậy về mùa lạnh, nước ở tầng đáy các ao hồ ấm hơn ở tầng mặt và ngược lại về mùa nóng nước ở tầng đáy mát hơn.
Do đó ở các ao hồ nuôi cá, để hạn chế ảnh hưởng xấu của nhiệt độ nước đến cá người ta thường sử dụng ao đảm bảo độ sâu mực nước đạt từ 1,2 – 1,5m để nuôi cá.
3. Hàm lượng Ôxy hòa tan trong nước
Cũng như các loài động vật khác, cá rất cần có oxy để thở. Khác với động vật trên cạn, cá sống trong nước, hô hấp bằng mang nhờ oxy hòa tan trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt là > 5mg/l. Nếu hàm lượng oxy < 2mg/l thì cá có thể nổi đầu và chết.
Hàm lượng oxy ở trong ao nuôi do 2 nguồn cung cấp:
+ Thứ nhất: do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh tạo ra. Đây là nguồn cung cấp oxy chính cho ao nuôi .
+ Thứ hai: do sóng, gió và tác động cơ học khác làm cho oxy trong không khí hòa tan vào nước trong ao.
Ở điều kiện thông thường, do hoạt động quang hợp và hô hấp của tảo, ở những ao có nhiều thực vật phù du thì hàm lượng oxy sẽ cao về ban ngày và thấp về ban đêm. Do đó hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao nhất vào lúc 15 – 17h và thấp nhất vào lúc 4 – 6h sáng hàng ngày. đó là lý do cá thường bị nổi đầu vào ban đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy để thở.
Do vậy, ở các ao hồ nuôi cá cần phải giữ ổn định mức độ phát triển của thực vật phù du ở mức vừa phải để khắc phục tình trạng thiếu oxy trong ao.
4. Hàm lượng khí cacbonic (CO2)
Khí CO2 có hại cho sự hô hấp của cá. Hàm lượng CO2 trong nước cao sẽ làm cho cá ngạt thở.
Nguồn CO2 được tạo ra trong nước ao nuôi là do sự hoà tan CO2 từ trong không khí vào nước bởi sóng gió và do quá trình hô hấp của sinh vật ở trong nước tạo ra. Ngoài ra CO2 còn do quá trình phân giải chất hữu cơ trong nước tạo ra.
5. Hàm lượng khí Sunfuahydro (H2S)
Khí H2S là một khí rất độc cho cá.
Khí H2S được tạo ra bởi quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh lắng đọng dưới đáy ao hồ.
Những ao nuôi cá có lớp bùn đen dày nếu không được xử lý cải tạo kỹ trước khi thả cá, trong quá trình nuôi , nhất là vào những ngày thời tiết thay đổi có thể cá bị chết do hàm lượng khí H2S quá cao.
Do vậy để hạn chế ảnh hưởng của khí H2S đối với cá, những ao nuôi lâu ngày có lớp bùn đen dày thì cần phải nạo vét hoặc phơi đáy, cải tạo kỹ càng. Đồng thời trong quá trình nuôi cần phải quản lý kỹ lượng thức ăn cho cá ăn tránh để dư thừa thức ăn.
BÀI 3. CẢI TẠO AO NUÔI 
1. Lợi ích của nuôi cá ao
 Nuôi cá ao từ lâu đời nay đã được đồng bào tiến hành rộng rãi vì:
Kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản.
Tiền vốn đầu tư cho nuôi cá thường thấp.
- Có thể tận dụng sức lao động của những lứa tuổi khác nhau và các sản phẩm nông nghiệp sản có trong gia đình để nuôi cá đạt hiệu quả cao.
2. Tiêu chuẩn ao nuôi cá
Ao nuôi cá nên có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu tốt nhất từ 1 - 1,5 m nước, ao có 1 lớp mùn dày từ 15 – 25 cm. Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 - 0,5 m, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.
Với những ao hồ nằm ở vị trí có khả năng bị ngập lụt thì cần nuôi tránh lụt.
Nên chọn ao nuôi ở những vùng đất đáy ao là đất thịt, thịt pha sét hoặc bùn cát, không bị chua phèn hay nhiễm mặn.
Ao ở gần nguồn nước sạch, có thể chủ động cấp và thay được nước.
Ao nuôi nên làm theo hình chữ nhật hoặc hình vuông. 
3. Dọn ao
Nếu là ao cũ thì tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cá, tu sữa bờ, đăng cống, vét bùn bớt bùn đáy nếu lượng bùn quá nhiều. Sau đó phơi nắng từ 5 - 7 ngày.
Nếu là ao mới đào thì cần tháo rữa đáy ao bằng cách cho nước vào ao, ngâm từ 1 - 2 ngày rồi tháo nước ra, làm như vậy từ 3 - 4 lần.
Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 – 10 kg/100m2 đáy ao. Mục đích của việc bón vôi là giảm độ chua phèn của ao nuôi , giữ cho độ pH trong ao được ổn định. Ngoài ra vôi còn có khả năng diệt trừ cá dữ, địch hại, mầm bệnh. Nên bón vôi vào những ngày nắng. Vôi cần được rãi đều trong ao và nên tập trung vào những vùng nước đọng có mạch nước rỉ màu nâu đá nhiều hơn. Có thể bón vôi quanh bờ ao để hạn chế phèn rỉ xuống ao nuôi .
Sau khi tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 – 30 kg phân chuồng và 50 kg lá xanh cho 100m2. Lá xanh cần bó thành từng bó nhỏ 5 – 7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập 0,3 - 0,4 m, ngâm 5 – 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1m. Nước lấy vào ao cần phải lọc bằng đăng hoặc lưới để đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập. Sau 3 - 4 ngày quan sát thấy nước có màu xanh lục hay nâu vàng là được. 
Nếu nước chưa lên màu có thể bổ sung thêm phân vô cơ gồm các loại: urê, lân, NPK. Có thể bón urê : lân với tỷ lệ 2 : 1, hoặc NPK, liều lượng bón khoảng 0,2 kg/100m2. Chú ý: phân phải được hoà tan vào nước riêng rẽ từng loại rồi tạt đều xuống ao chứ không bón nguyên hạt, 
Mục đích của việc bón phân nhằm tăng cường các chất dinh dưỡng, tạo thức ăn tự nhiên cho cá để sau khi thả là cá có sẵn thức ăn tự nhiên, cá sẽ ít hao hụt và chóng lớn.
BÀI 4. CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG
1. Chọn giống
 	Con giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi sau này, vì vậy cần phải chọn giống tốt.
- Chất lượng giống tốt: cá khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.
- Kích cở giống: cá giống phải đảm bảo kích cỡ để khi nuôi đỡ bị hao hụt.
+ Cá mè, cá trắm: kích cỡ 12 – 15 cm.
+ Cá chép: kích cở 8 – 12 cm, cá rô phi: kích cở: 6 - 8cm.
2. Thả giống 
 	Tuỳ theo điều kiện ao nuôi , khả năng giải quyết thức ăn, phân bón, nguồn cá giống và nhu cầu tiêu thụ mà có thể chọn chủng loại cá gì làm đối tượng nuôi chính.
- Với những ao có chất đáy màu mỡ, nước ao có màu tốt, không bị ô nhiễm thì nên chọn cá mè là đối tượng nuôi chính.
- Với những ao khó gây màu nước, trong ao có nhiều rong, bèo cá và ở địa phương có cây làm thức ăn xanh thì nên chọn cá trắm cá là đối tượng nuôi chính.
+ Nếu nuôi cá trắm cá là chính: thì thả cá trắm cá 50%, các cá khác như mè trắng, mè hoa, chép, rôphi 50%
+ Nếu nuôi cá mè trắng là chính: thì thả cá mè trắng 60%, các cá khác như chép, mè hoa, trắm cá, rôphi 40%
Mật độ thả ghép: tuỳ thuộc vào điều kiện của ao hồ và khả năng đầu tư chăm sóc quản lý mà thả nuôi cá với mật độ khác nhau. Tuy nhiên nên thả nuôi với mật độ: 0,7 - 1,5 con/m2 là thích hợp.
3. Chăm sóc ao nuôi cá
Chăm sóc cá trong ao nuôi cần đạt được 2 mục tiêu là cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cá để rút ngắn thời gian nuôi , tăng cỡ cá hưong phẩm đồng thời giảm đầu tư chi phí thức ăn, hạ giá thành cá thương phẩm. Phương pháp chủ yếu để cung cấp dinh dưỡng cho cá là bón phân và cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá.
3.1. Bón phân
Đối với đa số các ao nuôi cá nước ngọt (trừ ao nuôi cá trắm cá), bón phân là phương pháp rẻ tiền đồng thời tạo ra cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá. Người nuôi cá cần lưu ý, chỉ một số ít các loài cá sử  ...  rổ.
3. Chọn giống giun:
Ở Việt Nam, giống và chủng lọai giun rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống giun phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế.
Do vậy, để có giống giun, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai giun khác nhau. Quan sát để tìm một vài loại mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài loài trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn loại nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống.
- Giun đất có nhiều loài, nhưng chúng ta thường nuôi giun quế. Giun quế là lọai giun phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới.
- Giun quế lại rất mau đẻ. Sau khi giao phối là 7 ngày là giun quế cho 1 lứa đẻ. 
- Giun quế là loài động vật lưỡng tính sốmg tại chỗ, nghĩa là 2 yếu tố đực và cái có trên cùng một cá thể. Cho nên sau khi giao phối thì cả hai cá thể đều đẻ, có thể nói về việc tăng số lượng giun là loài động vật sinh sản nhanh nhất.
4. Mật độ:
Mật độ thả quyết định năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng suất 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu hoạch là 20 ngày. Ngoài ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ hoai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhá và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm.
Vớ dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu).
5. Thức ăn và cách cho ăn:
- Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, ... đều có thể làm thức ăn cho giun đất. Thức ăn sử dụng cho giun đất ở dưới dạng tươi.
- Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho giun. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa.
Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho giun ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao giun có khoảng trống chui lên thở.
Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống giun. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè.
6. Ủ phân làm thức ăn cho giun:
- 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bó mía, mạt cưa, giấy vụn, ...
- 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, ...)
- 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, lá chuối, ...)
Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắc thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mục sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn.
Riêng phân tươi của gia súc ăn cá có thể cho ăn trực tiếp.
7. Chăm sóc nuôi dưỡng giun:
- Rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi.
- Đổ giun giống vào và rải một lớp máng thức ăn bên trên.
- Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều).
- Cứ 03 ngày thì cho giun ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm.
- Giun thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là giun rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để giun di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ.
8. Quản lý và chống dịch hại:
Hàng ngày theo dõi luống giun, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dựng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống giun, nhớ khi đốt đậy tấm phủ giun lại, hay cho nước ngập hố giun và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống giun phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun.
Giun ít bệnh, nó chỉ có một bệnh thường xảy ra vào mùa hè là bệnh đau bụng.
DÙNG THẢO MỘC CHỮA BỆNH CHO CÁ
Nuôi cá là nghề truyền thống đó có từ lâu ở nước ta. Do lợi nhuận từ nghề nuôi cá mang lại khá cao nên trong những năm gần đây số lượng ao, lồng, bể nuôi tăng lên một cách đáng kể và trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Các loài cá nuôi nước ngọt như: cá rô phi, cá điêu hồng (cá rô phi đỏ), cá lóc, cá trắm cá, cá chép, cá chình... đó trở thành đối tượng nuôi chính. Tuy nhiên, do phát triển một cách tự phát nên bệnh vẫn thường bộc phát trong quá trình nuôi, sản lượng thu được không cao. Để khắc phục tình trạng lệ thuộc vào dựng hóa chất, kháng sinh phòng trị bệnh cho cá nuôi, tiến tới phát triển nuôi theo hướng tạo sản phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số thảo mộc phòng chữa một số bệnh thường gặp ở cá đó có kết quả
Cây xoan: 
Tên khoa học Meliaazedarach L, còn có tên là cây thụ đâu, thuộc loại cây thân gỗ, vá xù xì, rụng lá vào mựa đông, ra hoa, lá, quả vào mùa xuân. Vá và lá xoan có vị đắng, ngâm dưới nước có màu đen. Trong nuôi cá, dùng lá xoan để diệt trùng má neo và trùng bánh xe đều đạt kết quả. Cách dùng như sau: Cành lá xoan non bó thành bó ngâm trong ao nuôi cá đang có bệnh trùng má neo, trùng bánh xe, cũng có thể ngâm trong lồng nuôi cá ở phía đầu nguồn nước với lượng 150 – 200kg lá xoan/ha ao có mực nước 1,5 – 2m hoặc 20 – 25kg lá xoan/lồng 8m3. 
Cây thầu dầu tía: 
Ricinus com–munisL, có tên khác là dầu ve (vì hạt có các vân như viên bi ve), cây đu đủ tía, cây tù ma. Là cây sống lâu năm, thường được trồng bằng hạt, hoặc mọc hoang ở các bụi ven sông. Quả thầu dầu có nhiều gai mềm (như gai quả chôm chôm), hạt có vỏ cứng màu đá tía, mỗi quả 3 – 4 hạt, hạt dùng để ép dầu. Lá thầu dầu có chất đắng, nhân dân dùng để chữa bệnh loét mang, bệnh đốm đá cho cá có kết quả cao. Cách dùng: Lấy lá thầu dầu bó thành bó ngâm xuống ao với lượng 250 – 300kg lá thầu dầu/ha ao nước sâu 1,5 – 2m. Đối với lồng nuôi cá ngâm 15 – 20kg lá thầu dầu/8–10m3 lồng. 
3. Cây rau sam: 
Portulacaoler–acea L. Cây thấp, có nhiều nhánh, thân cây có màu đá nhạt, lá hình bầu dục hơi dầy, hoa có màu vàng mọc ở đầu cành, có thể làm rau luộc, ăn hơi có vị chua. Nhân dân đó dựng rau sam chữa bệnh viêm ruột do vi khuẩn đối với cá trắm cá. Cách dùng: Rửa rau sạch rồi vô trùng bằng nước muối 3%, rải rau trong khung nổi ở ao hoặc trong lồng cá, mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục trong sáu ngày với liều lượng 1,5 – 3kg rau/100kg cá. Đối với cá giống cần băm nhá rau rắc đều trên mặt ao hoặc trong lồng cá. 
4. Cây tía đá: 
Pelilla frutescen L Brittvar, là loại thân thảo có lông, lá mọc đối, mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới lá có màu đá tím (đá tía, lá có hình trứng, mộp lá có răng cưa, hoa màu trắng nhạt, thân và lá có mùi thơm, dùng làm gia vị. Trong nuôi trồng thủy sản, nhân dân dùng cây này để chữa bệnh đường ruột cho cá trắm cá. Cách dùng: Thân và lá cây băm nhá nấu kỹ, lấy nước trộn với thức ăn tinh rồi cho cá ăn, lượng 0,2 – 0,5kg lá tía đá/1kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 3 – 5 ngày. 
5. Cây tái: 
Allium Sativum, dùng củ tái để chữa bệnh đường ruột cho cá. Cách dùng: Nghiền nát củ tái trộn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5 – 1kg tái trộn với thức ăn/100kg cá, cho ăn liên tục 6 ngày. Đối với nuôi cá lồng dùng 0,5 – 1kg tái nghiền nát ngâm với thức ăn xanh từ 15 – 30 phút mới thả thức ăn vào lồng cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày liên tục/tháng. 
CHỐNG RÉT, QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC CÁ TRONG MÙA ĐÔNG
Mùa đông nhiệt độ thường xuống rất thấp, trời rét kéo dài làm cho nhiều loài cá, tôm chịu rét kém như: Cá rô phi, chim trắng, tôm càng xanhbị chết, ảnh hưởng không nhá đến năng suất, sản lượng. 
Theo tài liệu nghiên cứu thì các loại cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng chỉ thích ứng với điều kiện nhiệt đới, thường từ 20 – 300C. Ở nhiệt độ từ 10 – 20oC, cá chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, cá sẻ bị chết do rét.
Cá chim trắng, cá rô phi là những giống ngoại nhập, chịu được nhiệt độ thấp. Nhưng nếu trời rét kéo dài ngày ở nhiệt độ < 100C, cá sẻ bị chết nhanh hơn các loài thuỷ sản khác. Để chống rét, cá rúc đầu xuống bùn, nấm thuỷ mi phát triển ăn kín vào mang làm cá bị ngạt thở chết và có nhiều loại bệnh khác phát sinh. Để giúp bà con thực hiện việc chống rét cho cá, nhằm hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra, dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp chống rột cho cá. 
1. Chống rét giữ giống qua đông.
Để chuẩn bị cá cho vụ Đông Xuân, việc chống rét bảo vệ cá qua đông rất là quan trọng. Ngay từ tháng 7 – 8, các trại cá giống phải tiến hành cho đẻ nhân tạo đợt cuối. Sau đó, lấy cá bột ương thành cá hương, cá giống càng to càng tốt, tiến hành chống rét giữ giống bằng cách:
- Chọn ao nuôi cá giống qua đông có bờ cao, khuất gió bắc. Độ dày lớp bùn đáy ao để khoảng 15-20cm, chủ động cấp và thoát nước. Mực nước trong ao đạt > 1,4. 
- Thả bèo 1/3 ao để chắn gió, góc ao để những sọt rơm, rạ (dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm, rạ phơi khô, dùng nước vôi phun vào sát trùng rồi ấn đầy vào sọt cắm cọc dìm xuống đáy ao) cho cá trú đông, ngoài ra những ngày rét đậm có thể dùng bạt phủ kín mặt ao để chống rét cho cá.
- Những trại giống lớn có hệ thống nhiệt đến cuối tháng 11 đầu tháng 12, bắt cá hương, cá giống đưa vào bề nâng nhiệt giữ cá ở nhiệt độ 22 – 250C với mật độ dày và có sục khí. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 đưa cá giống ra nhân nuôi .
Trong quá trình giữ cá giống qua đông, mặc dù thời tiết lạnh cá giảm ăn, có lúc bá ăn nhưng vẫn theo giái chăm sóc cá cho cá ăn định kỳ vào sáng và chiều theo quy trình nuôi cho cá béo khoẻ tăng khả năng chống rét. Lượng thức ăn tuỳ theo khả năng sử dụng của cá. Cho cá giống ăn đủ thức ăn tinh vào những lúc nhiệt độ môi trường trên 200C. 
2. Chống rét cho cá thịt.
Tháng 11 và tháng 12 hàng năm, sau khi tiến hành thu hoạch, có 1 số loại cá chưa đủ cở thu hoạch thì phải tiến hành chống rét để nuôi tiếp.
- Cần chọn ao có diện tích khoảng 500m2, độ sâu từ 1,2 – 1,5m, kín gió, dọn vệ sinh sạch sẽ. Đưa cá vào nuôi với mật độ 2 – 4 con/m2, tiếp tục cho cá ăn vào những ngày ấm để cá tăng khả năng chịu rét. Dùng sọt đựng rơm thả xuống đáy ao để cá chịu vào trú đông. 
- Trên mặt ao thả bèo kín 1/3 ao, nếu có điều kiện có thể dùng nilon phủ kín mặt ao. đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 đưa cá này ra thả nuôi cá sẻ phát triển tốt.
3. Quản lý và chăm sóc cá trong mùa đông.
Chế độ chăm sóc: Cần có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, ngoài việc theo dõi thì phải cho ăn bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao và bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn để các loài cá có đủ sức đề kháng bệnh tật cũng như khả năng chịu rét.
Thức ăn và chế độ cho cá ăn: không dùng phân chuồng cho xuống ao (kể cả bún lút) vì mựa đông phân hủy chậm, dễ làm thay đổi môi trường nước gây nhiễm bệnh cho cá. 
Dùng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự phối chế, hàm lượng protein trong thức ăn bảo đảm tuỳ theo nhu cầu của mỗi loài cá.
Thức ăn tự phối chế được nấu chín, ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng lúc 9-10 giờ và buổi chiều lúc 14-16 giờ. Khẩu phần thức ăn chiếm 10-15% khối lượng cá nuôi. 
Thức ăn để vào sàng và theo dõi thường xuyên để định số lượng cho phù hợp. 
Cho ăn lượng vừa đủ để tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. 
Những ngày nhiệt độ xuống thấp có thể giảm khẩu phần thức ăn hoặc ngừng hẳn. Những ngày nắng ấm cho tăng khẩu phần thức ăn. 
Theo dõi mức nước trong ao thường xuyên để cấp nước bổ sung kịp thời, bảo đảm mực nước ổn định. Định kỳ 15-20 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 25-30% lượng nước trong ao. 
Lưu ý: Thời gian từ tháng 2 – 3 hàng năm, khi thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân, cá dễ bị bệnh cần phải dùng vôi bột rắc xung quanh ao và giữa ao với lượng 5 -7kg/500m2 (/sào), nếu không có vôi có thể dùng tro bếp rắc khắc ao với lượng 8 – 10kg/500m2. Dọn sạch cá, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn, dùng vôi bột cho vào túi vãi treo ở nơi cho cá ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh cho cá phát triển đầu vụ Xuân, làm như vậy cá sẻ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đá ở cá trong mùa Xuân.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHỐNG NÓNG CHO CÁ TRONG MÙA HÈ
Vào mùa hè nắng nóng kéo dài hoặc mưa gió bất thường sẽ làm thay đổi các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi cá, tôm như nhiệt độ, ôxy một cách đột ngột, dẫn đến cá bị sốc hoặc phát sinh bệnh, làm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nuôi .
Cá, tôm là động vật thuộc nhóm máu lạnh nên điều kiện nhiệt độ môi trường nước ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của chúng. Thân nhiệt của cá, tôm thay đổi theo nhiệt độ nước, thường chỉ chênh lệch với nhiệt độ nước khoảng 0,10C, lúc môi trường nước giảm hay tăng đột ngột có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, phát sinh ra bệnh có thể gây chết hàng loạt.
Vào mùa hè, nhất là khi trời chuyển mưa, khi có sấm sét mà không có mưa hay thời điểm trước mưa giông, do áp suất không khí giảm, ôxy hoà tan trong nước giảm hoặc khi mưa giông rất ngắn làm nhiệt độ nước tầng mặt giảm, tầng đáy cao gây ra hiện tượng đối lưu, các chất mùn bã hữu cơ ở tầng đáy bị đảo lên, sẽ tăng cường sự phân huỷ tiêu hao nhiều ôxy, đồng thời tăng khí độc như H2S, NH3  làm cho cá nổi đầu. Những ao, hồ tảo phát triển nhiều, chúng tiến hành quang hợp sản sinh ra nhiều ôxy, nhưng ngược lại vào ban đêm trong quá trình hụ hấp, chúng lại lấy nhiều ôxy và thải ra nhiều CO2 dễ làm cho cá nổi đầu hơn.
Dưới đây là một số biện pháp chống nóng cho cá, tôm nuôi vào mùa hè nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra.
- Đối với nuôi cá ruộng: cần đảm bảo lượng nước đầy đủ, tránh nước rò rỉ bằng cách đầm nén chặt bờ. Đào mương và tạo các chỗ trũng trong ruộng làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng nóng kéo dài và cũng là nơi tập trung cho cá ăn, thu hoạch cá. Nếu là ruộng nhá, đào một chỗ trũng, nếu là ruộng to đào 2-3 chỗ trũng ở giữa ruộng hoặc rìa ruộng, diện tích chỗ trũng chiếm 2-3% tổng diện tích ruộng. Hệ thống mương hình dấu cộng (+) hoặc hình chữ nhật để nối thông giữa các chỗ trũng, mương rộng 0,5m, độ sâu 0,4 - 0,5 m.
- Đối với ao, hồ nuôi cá, tôm cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bùn, chỉ để lượng bùn vừa phải, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi .
- Phân bón cần được ủ kỹ, lượng bón tuỳ theo điều kiện thời tiết và chất nước mà điều chỉnh cho thích hợp.
- Mật độ cá, tôm thả ương nuôi, mật độ trứng ấp không nên quá dày để đảm bảo môi trường đủ ôxy.
- Cho cá, tôm ăn nên áp dụng biện pháp 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm, nếu thức ăn hàng ngày thừa phải vứt bỏ.
- Trong vận chuyển cá tôm phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp, nếu nhiệt độ quá cao, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt khi vận chuyển. Nhiệt độ nước chệnh lệch trong vận chuyển không quá 2 - 50C, đối với cá, tôm cỡ lớn, nhiệt độ thay đổi không quá 50C, đối với con giống, không quá 2-40C.
Thường xuyên theo dõi sự biến đổi của môi trường để bơm nước sạch vào ao, nên dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung ôxy cho ao ương nuôi .
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_nuoi_ca_nuoc_ngot.doc