Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

PHẦN I

SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CHÂN TRẮNG

1. Phân bố

Ở Châu Á không có tôm chân trắng phân bố tự nhiên, song từ những thập niên 80, 90 đối tượng này đã được di nuôi thử nghiệm thành công và đến nay đã có nhiều nước cho phát triển mạnh loại tôm này như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia,. Tôm chân trắng là đôi tượng nuôi quan trọng ở các quốc gia Châu Á, bên cạnh đối tượng nuôi truyền thống là tôm sú.

Ở Việt Nam, trong những năm gân đây tôm chân trắng cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm và được phát triển mạnh tại một số tỉnh như: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Hà Tỉnh,. bước đầu được đánh giá là dễ nuôi, có những ưu điểm nhât định so với nuôi tôm sú và có hiệu quả cao.

2. Một số đặc điểm thích nghi với môi trường

Tôm chân trắng là loài rộng muối, chúng có thể chịu đựng được độ mặn từ 0,5-45°/oo, tăng trưởng tốt ở độ mặn từ 10-30°/oo-

Tôm chân trắng chịu đựng nhiệt độ thấp tốt (tốt hơn tôm sú), có thể phát triển ở nhiệt độ từ 17 - 37°C, thích hợp: 25-32°C.

pH từ 7,0 - 9,0, thích hợp: 7,5-8,8.

Hàm lượng Oxy hòa tan: oxy hòa tan dưới 3,5 mg/l tôm chậm phát triển, nếu dưới 2,5 mg/l tôm bắt đầu nổi đầu và chết ngạt. Yêu cầu: > 4,0 mg/l.

Độ kiềm thích hợp từ 100 – 150 mg/l.

Chất đáy cát, cát bùn, đáy cứng sẽ rất thuận lợi cho tôm phát triển.

3. Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật, trong nuôi nhân tạo có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp chuyên dùng. Tôm chân trắng có nhu cầu chất đạm thấp hơn (20-35%) so với tôm sú (38-40%), hệ số thức ăn thấp, khoảng 1,2 so với tôm sú 1,5.

4. Sinh sản

Tôm chân trắng là loài thụ tinh ngoài, chúng có thể thành thục và đẻ trứng quanh năm, các giai đoạn ấu trùng cũng tương tự như tôm sú. Trong điều kiện nhân tạo tôm chân trắng cũng có thể thành thục và đẻ trứng, hiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty chuyên sản xuất tôm chân trắng bố mẹ đạt chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất giống.

5. Sinh trưởng

Tôm chân trắng sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, ở giai đoạn <20 g/con,="" tôm="" chân="" trắng="" có="" thể="" tăng="" trưởng="" l,5g/tuần="" (tôm="" sú="" lg/tuần),="" trong="" thời="" gian="" nuôi="" từ="" 75-85="" ngày="" từ="" p12,="" tuỳ="" theo="" mật="" độ="" nuôi,="" điều="" kiện="" môi="" trường="" tôm="" có="" thể="" đạt="" trọng="" lượng="" từ="" 10-12="">

 

doc 41 trang yennguyen 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
---o0o---
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
KỸ THUẬT NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
Đơn vị biên tập:
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
 Năm 2013
LỜI NÓI ĐẦU
Tôm chân trắng (Penaeus vanamei) có nguồn gốc Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở Ecuador. Tuy là loài nuôi chủ yếu ở Nam Mỹ nhưng trong những năm qua loài tôm này đã được di giống và nuôi ở nhiều quốc gia trên thế giới nhất là ở Châu Á. Tôm chân trắng lần đầu tiên được nuôi thử nghiệm ở Philippines năm 1978 và ở Trung Quốc năm 1988. Sau khi nuôi thử nghiệm, Trung Quốc đã cho phép nuôi đại trà. Đến năm 1996, tôm chân trắng được di giống đến rất nhiều quốc gia Châu Á khác mà phải kể đến là Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Malaysia,...Việt Nam, trong những năm gần đây tôm chân trắng cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm và được phát triển mạnh tại Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, Hà Tỉnh,... bước đầu được đánh giá là có hiệu quả kinh tế, thích hợp cho phát triển nuôi ở vùng cát bãi ngang ven biển./.
PHẦN I
SƠ LƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CHÂN TRẮNG
Phân bố
Ở Châu Á không có tôm chân trắng phân bố tự nhiên, song từ những thập niên 80, 90 đối tượng này đã được di nuôi thử nghiệm thành công và đến nay đã có nhiều nước cho phát triển mạnh loại tôm này như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia,.. Tôm chân trắng là đôi tượng nuôi quan trọng ở các quốc gia Châu Á, bên cạnh đối tượng nuôi truyền thống là tôm sú. 
Ở Việt Nam, trong những năm gân đây tôm chân trắng cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm và được phát triển mạnh tại một số tỉnh như: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Hà Tỉnh,... bước đầu được đánh giá là dễ nuôi, có những ưu điểm nhât định so với nuôi tôm sú và có hiệu quả cao.
2. Một số đặc điểm thích nghi với môi trường
Tôm chân trắng là loài rộng muối, chúng có thể chịu đựng được độ mặn từ 0,5-45°/oo, tăng trưởng tốt ở độ mặn từ 10-30°/oo-
Tôm chân trắng chịu đựng nhiệt độ thấp tốt (tốt hơn tôm sú), có thể phát triển ở nhiệt độ từ 17 - 37°C, thích hợp: 25-32°C. 
pH từ 7,0 - 9,0, thích hợp: 7,5-8,8.
Hàm lượng Oxy hòa tan: oxy hòa tan dưới 3,5 mg/l tôm chậm phát triển, nếu dưới 2,5 mg/l tôm bắt đầu nổi đầu và chết ngạt. Yêu cầu: > 4,0 mg/l.
Độ kiềm thích hợp từ 100 – 150 mg/l.
Chất đáy cát, cát bùn, đáy cứng sẽ rất thuận lợi cho tôm phát triển.
3. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thực vật, trong nuôi nhân tạo có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp chuyên dùng. Tôm chân trắng có nhu cầu chất đạm thấp hơn (20-35%) so với tôm sú (38-40%), hệ số thức ăn thấp, khoảng 1,2 so với tôm sú 1,5.
Sinh sản
Tôm chân trắng là loài thụ tinh ngoài, chúng có thể thành thục và đẻ trứng quanh năm, các giai đoạn ấu trùng cũng tương tự như tôm sú. Trong điều kiện nhân tạo tôm chân trắng cũng có thể thành thục và đẻ trứng, hiện nay trên thế giới đã có nhiều công ty chuyên sản xuất tôm chân trắng bố mẹ đạt chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu sản xuất giống.
 Sinh trưởng
Tôm chân trắng sinh trưởng thông qua quá trình lột xác, chu kỳ lột xác phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, ở giai đoạn <20 g/con, tôm chân trắng có thể tăng trưởng l,5g/tuần (tôm sú lg/tuần), trong thời gian nuôi từ 75-85 ngày từ P12, tuỳ theo mật độ nuôi, điều kiện môi trường tôm có thể đạt trọng lượng từ 10-12 g/con.
PHẦN II
KỸ THUẬT NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG
 Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
Chọn địa điểm để đầu tư xây dựng ao nuôi là rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến mức đầu tư, tính rủi ro trong quá trình nuôi tôm. Để chọn được địa điểm phù hợp phải xem xét nguồn nước, chất đất và cơ sở hạ tầng. Việc xem xét cẩn thận là rất cần thiết để:
Giảm giá thành xây dựng.
Giảm chi phí sản xuất.
Chủ động nguồn nước cấp.
Cho phép điều chỉnh hệ thống nuôi cho phù họp với những thay đổi về kinh tế và môi trường.
Nguồn nước cấp
Nguồn nước cấp phải chủ động, có chất lượng tốt, các yếu tố pH đảm bảo ≥ 6; độ mặn ≥ 10, không bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải do các hoạt động như : sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt và kể cả hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra...
Vị trí và điều kiện chất đáy
Vị trí xây dựng ao nuôi cần lưu ý đến điều kiện thuận lợi cho việc cấp nước và thoát nước được thuận lợi. Ao nuôi có thể cấp nước được dễ dàng và có thể tháo nước tự chảy nhằm giảm chi phí bơm nước. Chất đất cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thi công xây dựng ao, quản lý chất lượng nước ao nuôi sau này và ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi. Ao nuôi tôm chân trắng cần chọn những vùng đất cát, đất cát pha, nền đất cứng, pH đất >6,0; tránh những khu vực rừng ngập mặn, sình lầy, những vùng đất này gây khó khăn cho việc thi công xây dựng ao nuôi và quản lý chất lượng nước trong quá trình nuôi.
Cơ sở hạ tầng
- Gần đường giao thông, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển vật tư phục vụ nuôi tôm và thu hoạch tôm thương phẩm.
- Gần nguồn cung cấp điện thuận lợi cho việc thắp sáng bảo vệ và vận hành thiết bị sục khí, bơm nước.
- Hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo.
- An ninh trật tự được đảm bảo.
Thiết kế và xây dựng ao nuôi
Ao nuôi có nhiều hình dạng khác nhau, mỗi hình dạng khác nhau có những ưu điểm khác nhau. Việc xây dựng hệ thống ao nuôi cần phải dựa trên cơ sở năng suất muốn đạt được, lượng nước cần thay, khả năng tái sử dụng nước và thuận lợi cho việc chăm sóc, quản lý. Thiết kế hệ thống ao nuôi cần tính đến những vấn đề cơ bản dưới đây:
Cống đầu nguồn và hệ thống bơm nước.
Ao chứa nước.
Hệ thống kênh cấp nước.
Ao nuôi.
Ao xử lý nước trước khi thải ra ngoài môi trường.
Nhà bảo vệ và kho chứ vật tư.
Cống đầu nguồn và hệ thống bơm nước
Cống đầu nguồn đặt ở vị trí thuận lợi để lấy nước, tính toán mức nước thủy triều để chủ động việc lấy nước. 
Xây dựng cống cấp và thoát nước kiên cố, dễ vận hành, sử dụng phù hợp với điều kiện địa phương.
Hệ thống bơm nước ổn định, có máy phát điện dự phòng trong trường hợp bất trắc.
 2.2. Ao chứa nước
Ao chứa có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh lây lan từ môi trường ngoài vào ao nuôi. Ao chứa còn có chức năng như hệ thống lọc sinh học để cải thiện chất lượng nước câp. Không nên xây dựng ao chứa ở nơi đất nhiễm phèn tiềm tàng hay đất xốp. Ao chứa phải đảm bảo để chứa khoảng 30% tổng lượng nước ở các ao nuôi và có cống thoát để tiêu nước, trong nhiều trường hợp có thể tăng khả năng dự trữ của ao bằng cách đào ao sâu, nhưng có nơi điều này khó thực hiện được do chi phí cao hoặc do điều kiên thổ nhưỡng, về lý thuyết, nước thường tự chảy từ ao chứa sang ao nuôi. Nhưng trên thực tế, điều này lại khó thực hiện được do diều kiện địa hình không thuận lợi.
2.3 Hệ thống kênh cấp và thoát nước
Xây dựng hệ thống kênh cấp và thoát nước tách biệt, để sử dụng thuận lợi và tránh hiện tượng ô nhiễm nguồn nước.
Hình 1: kênh cấp nước
 Ao nuôi
Mục tiêu chính của việc thiết kế ao tốt là giúp quản lý hiệu quả chất thải. Chất thải được gom tụ lại ở một nơi, thường là ở giữa ao. Một ao được thiết kế tốt cũng dễ quản lý về nhiều phương diện khác nữa như thay nước chăm sóc, quản lý và thu hoạch tôm. Những điểm cần lưu ý khi thết kế ao nuôi:
Hình dạng ao: hình chữ nhật hoặc hình vuông
Vị trí đặt máy quạt nước: (Chuẩn bị ao nuôi - Xem phần máy quạt nước)
Kích thước và bờ ao: diện tích ao nuôi khoảng 2.500 – 3.000 m2; bờ ao thoải các gốc ao được bo tròn để chất thải không ứ động, chiều cao bờ cao khoảng 2 – 2,5m.
Gia cố mặt bờ và đáy ao: cần được thực hiện thường xuyên sau mỗi vụ nuôi tránh những sự cố vỡ đê bao, thất thoát nước.
Ao xử lý nước thải
Các trại nuôi nên có ao xử lý nước thải trước lúc thải ra môi trường để tránh ô nhiễm môi trường và hạn chế lây lan dịch bệnh, là yếu tố quan trọng để nuôi tôm bền vững.
 Chuẩn bị ao nuôi
Công việc chuẩn bị ao gồm nhiều khâu đòi hỏi phải thực hiện trước khi đưa ao vào sử dụng lần đầu cũng như trước mỗi vụ nuôi. Mục đích chính của việc chuẩn bị ao là tạo cho tôm nuôi có một nền đáy ao sạch, chất lượng nước thích hợp và ổn định.
Yêu cầu ao nuôi:
Ao thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Tùy theo chất đất và điều kiện địa phương mà bố trí diện tích của ao đơn thường từ 2500 – 3000m2 hoặc nhỏ hơn, ao sâu khoảng 2 – 2,5m, độ sau mực nước trung bình từ 1,5 – 2,0 m.
Đáy ao thường là đất thịt hoặc đất pha cát. Ao nuôi không được nhấp nhô và thấm nước, độ dốc của ao nuôi từ 30o – 45o. Đáy ao thường bằng phẳng, khoảng trống giữa các ao không dưới 1m. 
Hiện nay, biện pháp trải bạt thường được sử dụng ở các ao nuôi, đặc biệt là các ao nuôi vùng cát.
Để ngăn chặn đất bị xói mòn và dịch bệnh lây lan, dùng lưới nhỏ rào xung quanh ao, tránh cua, còng bò vào ao truyền dịch bệnh; phủ kín ao nuôi lưới để hạn chế chim, thú ăn tôm và lây lan dịch bệnh
Bờ ao, cống cấp và kênh thoát nước xây dựng chắc chắn, bố trí hợp lý để cấp và thoát nước thuận lợi.
Thiết bị ao nuôi:
Thiết bị tăng oxy cho ao nuôi tôm: Máy quạt nước và hệ thống sục khí đáy
Máy quạt nước: có hai loại quạt lông nhím và quạt lá nhựa, khi sử dụng máy quạt nước phải chú ý vấn đề an toàn của việc cung cấp điện, nên trang bị thêm máy phát điện để sử dụng những lúc cần thiết.
Cách bố trí máy quạt nước: Phương hướng quay theo chiều kim đồng hồ, tùy theo diện tích và yêu cầu ao nuôi mà bố trí số lượng máy quạt nước và vận tốc vòng quay cũng nhu số lượng lá nhựa, số lượng lông nhím được tính toán cụ thể.
Hình2: Máy quạt nước:
Trang bị các dụng cụ cần thiết đẻ kiểm tra nguồn nước
Để giám sát và theo dõi môi trường nước của ao nuôi tôm cũng như tình trạng sức khỏe của tôm nên trang bị máy đo độ mặn, máy đo nhiệt độ nước, bộ test pH, bộ test NH4 và NO2, nếu có điều kiện thì nên chuẩn bị thêm kính hiển vi và máy DO điện tử.
Cải tạo ao
	3.4.1 Đối với ao mới xây dựng: 
- Với ao đất: Cho nước vào ao ngâm 4 – 5 ngày, sau đó xả ra, lặp lại như vậy 2 – 3 lần rồi mới bón vôi. Trước khi bón vôi cần đo pH đất để tính toán lượng vôi phù hợp. 
Bảng 1: Lượng vôi nóng HIPOWER sử dụng: (Tham khảo từ khuyến cáo của Công ty C.P)
pH đất
Vôi nóng HIPOWER (tấn/ha)
< 5.4
3
5.5 – 6
2.5
6.1 – 6.5
1
> 6.7
0.5
Cần kiểm tra kỹ bờ ao xem có bị rò rỉ do lỗ mọi hay không, vì nếu có lỗ mọi lớn, tôm thẻ có thể sẽ theo lỗ mọi ra ngoài ao; mặt khác loại ao như thế này rất khó để đảm bảo được các tiêu chuẩn “An Toàn Sinh Học”
	- Với ao nuôi bằng trải bạt nilon: sau khi lót bạt xong, đáy ao nên rải lớp cát dày 20 – 30cm để làm nơi trú ẩn cho tôm khi lột xác.
3.4.2. Đối với ao cũ: 
- Đối với ao đất: Cần loại bỏ hết chất thải hữu cơ trong vụ nuôi trước. Tùy điều kiện từng vùng nuôi mà ta chọn một trong hai cách sau:
+ Ao có thể tháo cạn được thì tiến hành nạo vét hết chất thải lắng đọng ở đáy ra khỏi ao, lưu ý: chất thải phải được đưa ra vùng chứa chất thải tập trung để xử lý, không được sử dụng để đắp lại bờ ao nuôi. Sau đó phơi khô đáy ao cho đến khi nứt chân chim, cày lật nền đáy ao phía dưới lên cho tiếp xúc với không khí và ánh sáng để làm sạch nền đáy, loại bỏ khí độc (H2S, NH3) và hạn chế vi khuẩn có hại phát triển trong tầng yếm khí kết hợp với bón vôi. Sau khi phơi đáy ao, chọn 2 - 3 điểm để đo pH trước khi đánh vôi để tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi dưới đáy ao phát triển.
Hình 3: Hình ảnh bón vôi đáy ao 
Bảng 2: Lượng vôi khuyến cáo dùng trong giai đoạn chuẩn bị ao
Độ pH
Lượng vôi nông nghiệp (CaC03) (kg/ha)
Lượng vôi Ca(OH)2 (kg/ha)
>6
<1.000
300-400
5-6
<2.000
500-800
<5
<3.000
900-1.000
Sau khi đánh vôi, cho tiến hành xới đất, phơi đáy khoảng 7 – 10 ngày mục đích là để khử khí độc có hại, hoạt hóa vi khuẩn trong đất, độ sâu cày xới phải trên 10 – 20cm; sau đó đầm nén đáy ao lại như cũ mới có thể chuẩn bị cho việc lấy nước, xử lý nước.
Hình 4: phơi đáy ao
+ Ao không thể tháo cạn thì ta dùng máy bơm áp lực cao để gom chất thải lại một chỗ và bơm vào ao chứa chất thải. Với ao nuôi trên cát, nếu có điều kiện thì nên thay toàn bộ lớp cát ở đáy ao hoặc cũng có thể sử dụng máy bơm để gom chất thải và bổ sung thêm lượng cát bị bơm ra ngoài.
	- Đối với ao nuôi phủ bạt nilon:
	Tôm thẻ có tập tính là thường xuyên đào bới đáy ao để tìm thức ăn, do đó làm nước ao bị đục. Khi nuôi tôm thẻ, yếu tố quyết định đến thành công của vụ nuôi là cần phải hạn chế độ đục nước ao nuôi (khi tôm được 40 ngày tuổi đến thu hoạch ).
	Độ đục của nước ao nuôi thường làm cho hàm lượng Oxy hòa tan rất thấp, làm cho tôm ăn mồi không tăng, tốc độ tăng trưởng (A.D.G) thấp và hệ số chuyển đổi thức ăn thành thịt sẽ cao.
	Như vậy cần phải phủ bạt bờ và đáy ao của ao nuôi tôm thẻ. Thực tế những ao nuôi tôm thẻ có phủ bạt cho thấy độ đục do phù sa của nước giảm đi rất nhiều, giúp cho tôm nuôi được kích cỡ lớn nhanh hơn.
	Trước khi lấy nước vào ao nuôi cần phải làm lưới hay bạt nylon ngăn vật chủ trung gian (cua, còng, chuột), theo kinh nghiệm, thì sử dụng bạt ngăn cua còng tốt hơn sử dụng lưới như hiện nay do hạn chế được hiện tượng nước mưa chảy tràn xuống ao nuôi khi trời mưa lớn, đồng thời cũng hạn chế được sự phát tán bọt nước từ ao này sang ao khác khi sử dụng máy đập nước.
Hình 5 : Phủ bạt nền đáy nuôi tôm thẻ chân trắng.
	Sử dụng lưới ngăn chim phủ trên mặt ao nuôi để hạn chế chim cò bay xuống ăn tôm dưới ao nuôi. Đây là một trong những phương cách hạn chế dịch bệnh lây lan từ ao này sang ao khác hiệu quả nhất.
Lắp đặt các thiết bị:
Cầu đặt sàng ăn, máy quạt nước (bốn máy quạt nước có cánh dài, mỗi máy khoảng 12 – 15 cánh quạt, máy quạt nước nên để ở vị trí có thể tạo được dòng nước. Số vòng quay cánh quạt phải đạt từ 90 – 120 vòng/phút).
Tùy theo điều kiện có thể dùng hoặc không dùng máy cho ăn tự động.
3.6. Chuẩn bị nước
3.6.1. Lấy nước vào ao chuẩn bị thả tôm thẻ:
	Nước lấy vào ao nuôi tôm thẻ độ mặn dao động từ 1 – 40 phần ngàn, nhưng tốt nhất nằm trong khoảng độ mặn 15 – 25 phần ngàn.
	Nước lấy vào ao chuẩn bị thả nuôi tôm thẻ phải được bơm qua túi lọc bằng vải hoặc bằng lưới 3 lớp để ngăn chặn và hạn chế giáp xác, cá, trứng các loại.là vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào trong ao. (Nên có ao lắng chứa nước và xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi)
	Nếu ta lấy nước vào ao nuôi qua túi lọc bằng vải thật kỹ giúp giảm được 50% rủi ro dịch bệnh xảy ra trong ao nuôi. Vì hiện nay, các đối tượng giáp xác như: cua, còng, tôm, tép thiên nhiên mang rất nhiều virut gây bệnh, đặc biệt là virut gây bệnh thân đỏ, đốm trắng
	Trong ao nuôi tôm công nghiệp, mật độ tôm thẻ thường cao và tôm thường xuyên hoạt động, bơi lội và bắt mồi trong tầng nước, do đó khi thả tôm mức nước trong ao nên đạt 1,5 – 2.0 m. 
Việc duy trì mức nước cao cũng có ý nghĩa hạn chế các rủi ro vì sự biến đổi quá nhanh của các yếu tố môi trường, đặt biệt là nhiệt độ và oxy hòa tan.
3.6.2. Xử lý nước:
Sau khi lấy đủ mức nước cần thiết thì tiến hành cho cánh quạt chạy liên tục 3 ngày cho trứng cá và giáp xác nở hết thành ấu trùng rồi xử lí thì hiệu quả hơn.
Sử dụng Chlorin 30ppm hay Dipterex ( Trichlofon ) 2 - 3ppm để diệt các loại động vật trung gian có trong ao. ...  ao nhiều.
Hàm lượng khí độc H2S đáy ao nhiều (Đây là nguyên nhân chính làm cho bệnh phân trắng bùng phát).
2.2 Biện pháp phòng ngừa: 
Khi nuôi tôm thẻ chân trắng, để phòng ngừa bệnh phân trắng cần thực hiện theo chương trình sau đây:
Chuẩn bị ao kỹ
Cải tạo ao kỹ sau mỗi vụ nuôi, đem hết chất thải ra ngoài.
Cày đáy ao sau mỗi vụ nuôi.
Phơi khô đáy ao (nếu mùa nắng).
Tưới Super VS (40 – 60 lít/ha) khu vực đáy ao bị đen sẫm (mùa mưa).
 	Trong quá trình nuôi:
Sử dụng Zymetin (10 - 15g/kg thức ăn) khi tôm nuôi được trên 10 ngày tuổi.
Trộn Super VS (100cc/kg thức ăn) khi tôm nuôi trên 10 ngày tuổi.
Dùng Super VS ( 2 - 4 lít/1.000m3) tạt xuống ao nuôi (1 lần/tuần) để giảm hàm lượng khí độc H2S ở đáy ao, khí độc H2S là nguyên nhân chính gây cho tôm thẻ bị bệnh phân trắng.
3. Hiện tượng tôm bị đục cơ
 	Tôm thẻ hay có hiện tượng bị đục cơ khi chài tôm hay khi xem vó.
 	3.1 Nguyên nhân:
Hàm lượng Oxy hòa tan trong ao thấp, tôm nuôi đang bị stress.
Bị sốc nhiệt độ khi đem tôm ra khỏi nước ao nuôi.
Hàm lượng Mg trong nước thấp.
Độ mặn thấp cũng gây cho tôm thẻ bị đục cơ.
Độ kiềm thấp.
Nước ao bị đục kéo dài ngày.
 	3.2 Cách khắc phục:
Tăng cường chạy cánh quạt nước để tăng Oxy cho ao nuôi.
Hạn chế chài tôm khi trời nắng nóng.
Gây tảo phát triển để hạn chế độ đục của nước ao nuôi.
Tăng cường thêm Vitamin C (trộn vào thức ăn: 10g/kg thức ăn).
Trộn thêm khoáng chất cho tôm ăn:
 + Minomix: 5 - 10g/kg thức ăn.
 + Mutagen: 15g/kg thức ăn.
 + Betamin: 7-10g/kg thức ăn.
Tạt khoáng chất Soda-mix xuống ao nuôi với liều lượng (7 - 10kg/1.000m3) (1 tuần/1 lần).
Bệnh đầu vàng (YHV)
Tác nhẫn gảy bệnh
Bệnh đầu vàng gây ra bởi virus đầu vàng (YHV). Hiện nay người ta đã xác định nó không thuộc Baculovirus. YHV chỉ là một RNA sợi đơn hình que được bao bọc bởi bào chất virus gần giống với các virus thuộc họ Coronarus.
Vật chủ
Tô sú Penaeus monodon, tôm he nhật bản P.japonicus, tôm chân trắng p.vanamei.
Dấu hiệu bệnh lý
Tôm chết 2-4 ngày sau khoảng thời gian ăn mồi nhiều khác thường và kết thúc băng việc đột ngột ngừng ăn. Tôm có thể chết 100% trong vòng 3-5 ngày. Tôm bị bệnh tập trung ơriaf ao hoặc gần mặt nước. Gan tuỵ tômbị đổi màu làm cho phân đâu ngực có màu vàng nhạt - đó cũng là tên của bệnh. Toàn bộ thân tôm có màu nhợt nhạt khác thường. Tôm hậu ấu trùng ở 20-25 ngày tuổi hoặc lớn hơn rất dễ bị bệnh, trong khi tôm p<15 ngày lại kháng được bệnh
Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng không phải luôn xuất hiện và việc không xuât hiện các triệu chứng lâm sàng không phải là không nhiễm virus đầu vàng.
Các kiểu lan truyền bệnh
Bệnh thường được cho làlan truyền theo phương nằm ngang. Tuy nhiên những tôm sông sót sau khi bị bệnh đầu vàng vẫn duy trì lây nhiễm mãn tính cận lâm sàng vàđược cho là lan truyền theo phươngthẳng đứng đổi với những cá thể này.
Các biện pháp phòng bệnh
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị tôm bị bệnh đầu vàng. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp phòng bệnh được nêu ra nhằm giảm lây lan. Những biện pháp đó như sau:
Tôm bố mẹ cần được kiểm tra sơ bộ đối với virus bệnh đầu vàng.
Các cá thể bị nhiễm bệnh và con cháu chúng sẽ bị tiêu diệt bằng phương pháp tiệt trùng.
Kết hợp tẩy trùng thiết bị và nước nuôi.
Loại bỏ những vật có khả năng truyền bệnh đầu vàng kiểm sơ bộ tôm Post trước khi thả vào ao.
Sau khi thả, để ngăn chặn việc lan rộng các sinh vật truyền bệnh, nguồn nước dùng cho các lần thay nước cần phải lọc hoặc xử lý trước ở trong các ao chứa.
Tránh làm thay đổi nhanh pH hoặc kéo dài giai đoạn có oxy hoà tan thấp (<2ppm). Điều này có thể gây bùng phát bệnh đầu vàng ở mức dưới gây chết.
Độ kiềm không nên dao động quá 0,5/ ngày và tránh để nước có pH > 9. Những biến đổi về độ mặn không hề làm bùng phát bệnh.
Tránh dùng thức ăn thuỷ sản tươi trong ao nuôi tôm thịt, bể nuôi thành thục và các thiết bị ương, trừ khi thức ăn đã được tiệt trùng.
Nếu xảy ra bùng phát bệnh thì phải xử lý ao bị bệnh bằng dung dịch Chlorine 30ppm để diệt tôm và các vật có tiềm năng mang bệnh, cần thu gom tôm và các động vật khác bị chết để chôn vùi hoặc tiêu huỷ. Neu không thể loại bỏ chúng thì cần phơi khô kỹ ao trước khi thả giống mới.
Nếu ao đột nhiên bị nhiễm bệnh thì có thể thu hoạch khẩn cấp. Nước thải cần được bơm vào ao bên cạnh để tiệt trùng bằng Chlorine vàgiữ ít nhất trong 4 ngày trước khi tháo đi. Tất cả các chất thải khác cần được chôn vùi hoặc tiệu huỷ.
5. Bệnh hoại tử vỏ dưới và cơ quan tạo máu do nhiễm trùng (IHHNV)
Tác nhân gây bệnh
Bệnh hoại tử vỏ dưới và cơ quan tạo máu do nhiễm trùng (IHHNV) gây ra bởi virus không bao gắn kết, virus gây bệnh trùng vỏ dưới và hoại tử (IHHNV), có đường kính trung bình 22nm.
Vật chủ gây bệnh
IHHNV gây bệnh cho nhiều loài tôm thuộc họ Panaeidae nhưng tình hình như không gây bệnh cho các loài cua. Đã có thông báo nhiễm bệnh tự nhiên ở một số loài tôm như tôm chân trắng, tôm sú, tôm he nhật bản và một số loài tôm nuôi khác.
Bệnh IHHNV xuất hiện ởtom Penaeid nuôi và hoang dã vùng Trung Mỹ, Ecuado, Ấn Độ, Idonesia, Malaisia, Philippin, pẻu, Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan. Ở Việt Nam chưa công bố có bệnh này.
5.3 Dấu hiệu lâm sàng
Đổi với tôm chân trắng virus IHHN thường chỉ gây ra bệnh mãn tính còn gọi là “hội chứng dị hình còi cọc”, tỷ lệ dị hình còi cọc có thể lên đến từ 30-90% so với đàn tôm.
5.4 Các kiểu lan truyền
Một vài cá thể của quần thể tôm chân trắng còn sổng sót sau khi bị nhiễm virus IHHN hoặc bị dịch có thể truyền nhiễm cận lâm sàng theo phương nằm ngang cho các đàn tôm nuôi khác hoặc theo phương thẳng đứng, nếu dùng chúng làm tôm bố mẹ.
5.5 Các biện pháp kiểm soát
Có thể áp dụng các biện pháp diệt virus IHHN trong những tình huống nuôi thuỷ sản nhất định. Các phương pháp này phụ thuộc vào việc diệt đàn tôm nhiễm bệnh, tiệt trùng các thiết bị nuôi, tránh tái nhiễm virus (từ những thiết bị nuôi xung quanh, tôm tự nhiên,...) và việc tái tạo đàn tôm giống ạch bệnh virus IHHN từ những tôm bổ mẹ sạch virus IHHN.
6. Hội chứng đốm trắng (WSSV)
Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh đốm trắng là virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV)
Vật chủ
Bệnh đốm trắng có số lượng vật chủ khá lớn. 
6.3 Dấu hiệu lâm sàng
Bệnh đốm trắng bùng phát thường được đặc trưng bởi việc chết nhiều và nhanh của đàn tôm bị nhiễm bệnh sau khi có biểu hiện lâm sàng. Tôm bị bệnh cấp tính có biểu hiện biếng ăn, và chết, có lóp vỏ mềm với nhiều đốm trắng (có đường kính 0,5-2,0nm) ở hai bên sườn vỏ tôm. Những đốm trứng này ở lớp vỏ và không thế loại bỏ bằng việc chà sát. Tôm sắp chết cũng có thể biến màu từ hồng sang đỏ. Các loại tôm nhạy cảm khi đã có các biểu hiện lâm sàng thì dễ dàng bị chết nhiều. Triệu chứng bệnh học kết hợp với sự phá huỷ hệ thống mô ngoại bì và trung bì của mang và các mô dưới lớp vỏ.
6.4 Các kiểu lan truyền
Hiện nay bệnh do virus đốm trắng lan truyền theo hai con đường, lây lan từ nguồn giống và lây từ ao này sang ao khác, từ nguồn nước, đồ dùng, thiết bị hay vật chủ mang mầm bệnh.... 
6.5 Các biện pháp kiểm soát bệnh
Hiện vẫn chưa có biện pháp chữa trị tôm bị nhiễm virus đốm trắng, tuy nhiên đã có nhiều biện pháp phòng ngừa để hạn chế việc lây lan.
Nuôi theo qui trình an toàn sinh học (Bio-secure System) gồm những bước sau đây:
Cải tạo ao thật kỹ, cày đáy ao sau mỗi vụ nuôi.
Sử dụng nước đã qua xử lý từ ao chứa. Nếu có điều kiện thì nên xây dựng hệ thống nước theo chu trình tuần hoàn khép kín, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí xử lý nước, nguồn gốc nước cũng đã được xác định; đồng thời môi trường chung được bảo vệ tốt hơn.
Lấy nước qua túi vải lọc kỹ.
Diệt tất cả các loại giáp xác trong ao (trong nước và bờ ao..)
Dùng bạt nylon làm rào ngăn cua thay cho lưới ngăn cua.
Phủ bạt bờ ao để hạn chế cua còng đào hang ẩn nấp.
Hạn chế người không có trách nhiệm vào ao đang nuôi.
Làm lưới ngăn chim phủ toàn bộ ao nuôi
Phải vệ sinh cá nhân trước khi vào trại nuôi hoặc trước khi vào thao tác trong ao đang nuôi.
Sử dụng Zymetin cho ăn định kỳ nếu cho ăn bằng phương pháp thông thường
Sử dụng Super VS tạt định kỳ xuống ao nuôi.
Trang bị hệ thống cung cấp Oxy đầy đủ cho ao nuôi.
Tôm nuôi cần được kiểm tra sơ bộ để phát hiện virus bệnh đốm trắng bằng kỹ thuật nested-PCR, bằng cách sử dụng một lượng lớn tôm post nhằm đảm bảo phát hiện các lây nhiễm có ý nghĩa. Cách lấy mẫu là chọn những con yếu để kiểm tra, việc này sẽ làm tăng khả năng phát hiện các mẻ tôm bị bệnh.
Trong quá trình nuôi việc thay đổi nhanh nhiệt độ nước, độ cứng và độ mặn hoặc giảm mức oxy (<2ppm) trong giai đoạn dài có thể gây ra bùng phát bệnh đốm trắng ở tôm đã nhiễm cận lâm sàng.
Nếu ao có tôm bị bệnh phải thu khẩn cấp thì nước thải phải được bơm vào ao gần đó hoặc ao chứa để tẩy trùng bằng Chlorin và lưu giữ ít nhất 4 ngày trước khi tháo đi. Toàn bộ nước từ ao đã thu hoạch cần được tháo vào ao xử lý và bất cứ phế liệu nào cũng đều phải chôn vùi hoặc đốt. Người thu hoạch tôm phải thay quần áo và tắm ở nơi mà nước sẽ được dẫn vào ao xử lý. Quần áo của người thu hoạch cần xếp vào trùng riêng để gửi đi khử trùng và giặt là. Các thiết bị, xe cộ, giày dép và phía ngoài các thùng đựng tôm phải tháo ra ao xử lý. Nhà máy chế biến cần được thông báo về những lô tôm có bệnh đốm trắng và các biện pháp thích hợp cần được tiến hành trong nhà máy để tránh sự lây truyền bệnh qua các thùng vận chuyển và phế thải chế biến, cần ngăn chặn việc đưa tôm sống từ vùng có dịch virus đốm trắng cục bộ tới những vùng chưa hề có bệnh hoặc những vùng được coi là sạch bệnh.
7. Hội chứng Taura
Tác nhân gây bệnh
Hội chứng Taura gây ra bởi virus hội chứng Taura (TSV), nó tạm thời được xếp vào họ Picomaviridae dựa trên hình thái học của nó.
Vật chủ
Virus hội chứng taura gây bệnh ở nhiều loài tôm hư Mỹ. Loài mẫm cảm nhất là con tôm chân trắng Penaeus vanamei,
7.3 Dấu hiệu bệnh lý
Hội chứng Taura đặc biệt gây hại cho hậu ấu trùng p.vanamei khoảng 14- 40 ngày sau khi thả vao ao nuôi hoặc bể nuôi tôm thịt, tuy nhiên ở các giai đoạn lớn hơn chúng cũng có thể lây nhiễm nặng. Hội chứng Taura được chia thành 3 giai đoạn khá rỏ: (1) Giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn này phân lớn tôm bị chết; (2) Giai đoạn chuyển tiếp ngắn; (3) Giai đoạn mãn tính của vật mang bệnh. Ở giai đoạn cấp tính biểu mô cutin bị tác động mạnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính, cơ quan bạch huyết là nơi có ưu thế bị bệnh. Ở giai đoạn bị bệnh cấp tính tôm p.vanamei có tỷ lệ chết cao (40-90%). Những tôm sống sót của giai đoạn cấp tính sẻ chuyển qua một giai đoạn chuyển tiếp ngắn rồi chuyển sang giai đoạn mãn tính và có thể sống sót. Giai đoạn cận lâm sàng của việc nhiễm bệnh này được coi là có tham gia vào việc lan truyền bệnh qua vật mang virus Taura sống.
7.4 Các kiểu lan truyền bệnh
Tôm sống sót qua giai đoạn cấp tính và giai đoạn chuyển tiếp của hội chứng Taura có thể duỵ trì lây nhiễm cận lâm sàng mãn tính ở cơ quan bạch huyết trong thời gian sổng còn lại. Những con tôm này có thể lan truyền virus theo phương nằm ngang đối với các tôm khác nhạy cảm với bệnh. Sự lan truyền theo phương thẳng đứng cũng có thể diễn ra.
Ngoài ra, việc di chuyển các vật mang virus hội chứng Taura, các côn trùng thuỷ sinh,chim biển cũng tham gia vào việc lây truyền.
7.5 Các biện pháp kiểm soát bệnh
Khả năng loại trừ bệnh phụ thuộc vào việc loại bỏ hoàn toàn nguồn tôm lây nhiễm, việc tiệt trùng cơ sở nuôi, tránh tái nhiễm virus (từ các thiết bị nuôi gần đó, tôm tự nhiên hoặc các vật mang bệnh cận lâm sàng...) và thả lại tôm giống mới sạch virus hội chứng Taura từ nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh virus hội chứng Taura.
8. Hội chứng tôm chết sớm (EMS)
Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis syndrome - AHPNS) làm cho cả tôm sú lẫn tôm thẻ chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện đầu tiên ở miền nam Trung Quốc năm 2009 và lan rộng đến các nước ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan Bệnh này làm thiệt hại cho ngành nuôi tôm thế giới hàng tỉ USD mỗi năm.
Hình 7: Gan tôm khỏe mạnh
Hình 8: Gan tôm bị bệnh
Phòng bệnh
Đây là khâu cực kỳ quan trọng, khi làm tốt khâu phòng bệnh thì tôm ít khi bị dịch bệnh:
Làm tốt công tác cải tạo ao, thực hiện đúng qui trình cải tạo theo 3 bước : cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học.
-  Chọn giống tốt, giống có kiểm dịch
- Thả giống với mật độ vừa phải
- Trong quá trình nuôi hạn chế tôm bị shock, mất tảo
Thức ăn cho tôm nên thường xuyên trộn men tiêu hóa (men có lợi đường ruột): Mục đích hỗ trợ tôm tiêu hóa thức ăn công nghiệp và đưa vào đường ruột tôm một lượng lớn vi khuẩn có lợi, cạnh tranh lấn át vi khuẩn có hại (theo qui luật cạnh tranh sinh tồn) để tôm ít bị bệnh.
Sau 2 tuần nuôi ngoài việc dùng men tiêu hóa cho tôm ăn, dùng thêm sản phẩm bổ gan tôm ăn ngày 2 lần: Mục đích bảo vệ tế bào gan tôm.
Sau 3 tuần thả tôm: Bổ sung thêm BIO-ACTIVIT for Shrimp cho tôm ăn ngày 2 cữ: giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho tôm.
Sau 4 tuần diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi lần thứ nhất: mục đích giảm mật độ vi khuẩn có hại có trong nguồn nước. Diệt khuẩn lần 2 cách lần thứ nhất 2 tuần.
Sau 1 tháng nuôi: tạt khoáng BIO-PREMIX 22 for Shrimp hoặc BIO-SHRIMP PREMIX, liều 1kg/1000m3 nước.
Điều trị bệnh EMS
Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi xảy ra dịch bệnh, nhanh chóng lấy mẫu phân tích nếu phát hiện có sự hiện diện của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ở mật độ cao trong ruột, thì phải điều trị ngay.
Tiến hành điều trị theo 4 bước như sau
Bước 1: Tăng cường oxygen cho tôm trong ao luôn >=4mg/l, bằng cách tăng cường quạt nước, máy sục khí.
Ngưng cho tôm ăn men tiêu hóa. Dùng kháng sinh đặc trị: BIO-SULTRIM 48% for Shimp liều 5ml/kg thức ăn hoặc BIO-OXYTETRA for Aquaculture liều 4 g/1kg thức ăn, cho tôm ăn liên tục ngày 2 cữ sáng chiều, ăn trong 5 ngày.
Bước 2: Sau khi dùng kháng sinh: trộn men tiêu hóa để cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và chất giải độc gan giúp tôm mau hồi phục bệnh.
Bước 3: Diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi; Mục đích giảm mật độ vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước.
	Bước 4: Sau khi diệt khuẩn 2 ngày, sử dụng vi sinh xử lý đáy ao để làm sạch nguồn nước ao nuôi tôm
MỤC LỤC
PL1: Chương trình thức ăn 30 ngày đầu tiên, dùng cho máy cho ăn tự động; 
PL2: Chương trình cho ăn từ ngày 31 – thu hoạch, dùng cho máy cho ăn tự động
Bảng: Hàm lượng Ca, Mg trong nước
Độ mặn (ppt)
Ca (ppm)
Mg (ppm)
Tỉ lệ Ca : Mg
1
12
37
1 : 3
2
24
75
1 : 3
3
35
112
1 : 3
4
47
150
1 : 3
5
59
187
1 : 3
6
71
224
1 : 3
7
82
262
1 : 3
8
94
299
1 : 3
9
106
337
1 : 3
10
118
374
1 : 3
11
129
412
1 : 3
12
141
449
1 : 3
13
153
486
1 : 3
14
165
524
1 : 3
15
176
561
1 : 3
16
188
599
1 : 3
17
200
636
1 : 3
18
212
673
1 : 3
19
224
711
1 : 3
20
235
748
1 : 3
21
247
786
1 : 3
22
259
823
1 : 3
23
271
860
1 : 3
24
282
898
1 : 3
25
294
935
1 : 3
26
306
973
1 : 3
27
318
1010
1 : 3
28
329
1048
1 : 3
29
341
1085
1 : 3
30
353
1122
1 : 3
31
365
1160
1 : 3
32
376
1197
1 : 3
33
388
1235
1 : 3

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_nuoi_tom_the_chan_trang.doc