Thái độ học tập môn cơ học kết cấu của sinh viên trường Đại học Xây dựng
Tóm tắt. Thái độ học tập của sinh viên là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực cũng như kết quả học tập của người học. Vì
thế nghiên cứu chúng là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường.
Bài báo đề cập đến kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ học tập môn Cơ học kết cấu của
sinh viên trường Đại học Xây dựng cũng như một số khuyến nghị nhằm tích cực hóa thái
độ học tập môn học này cho sinh viên.
Bạn đang xem tài liệu "Thái độ học tập môn cơ học kết cấu của sinh viên trường Đại học Xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ học tập môn cơ học kết cấu của sinh viên trường Đại học Xây dựng
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0038 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 148-153 This paper is available online at THÁI ĐỘ HỌC TẬP MÔN CƠ HỌC KẾT CẤU CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Vũ Thị Lan Anh1, Hoàng Thị Sinh Viên2 1Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Xây dựng Tóm tắt. Thái độ học tập của sinh viên là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rèn luyện phẩm chất, năng lực cũng như kết quả học tập của người học. Vì thế nghiên cứu chúng là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường. Bài báo đề cập đến kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ học tập môn Cơ học kết cấu của sinh viên trường Đại học Xây dựng cũng như một số khuyến nghị nhằm tích cực hóa thái độ học tập môn học này cho sinh viên. Từ khóa: Thái độ, thái độ học tập, kết quả học tập, hứng thú học tập, tính tích cực học tập. 1. Mở đầu Thái độ học tập là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rèn luyện phẩm chất nhân cách và năng lực của người học. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: muốn học tập có kết quả phải có thái độ và phương pháp học tập đúng đắn. Vì vậy, có thể nói, nếu có thái độ học tập tích cực sẽ giúp người học có lập trường tư tưởng vững vàng, xác định rõ mục tiêu cần phấn đấu đạt được trong quá trình học tập của mình, tự giác, tích cực, chủ động học tập, từ đó có kết quả học tập tốt. Ngược lại, nếu thái độ học tập tiêu cực rất dễ dẫn đến chán nản, thờ ơ trong học tập và kết quả học tập không đạt được như mong muốn. Đối với sinh viên (SV) cũng vậy, có thái độ học tập tích cực sẽ giúp sinh viên tự nguyện, tự giác, đào sâu suy nghĩ, độc lập, tích cực học tập để đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường và ngược lại. Với tầm quan trọng như vậy nhưng ở nhiều trường đại học nói chung và trường Đại học Xây dựng nói riêng, thái độ học tập là yếu tố chưa thực sự nhận được sự quan tâm đúng mức. Vì thế, tìm hiểu thái độ học tập nói chung và thái độ học tập môn Cơ học kết cấu (CHKC) nói riêng của sinh viên trường Đại học Xây dựng để từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm hình thành và bồi dưỡng thái độ học tập tích cực cho sinh viên rất cần nhận được sự quan tâm nghiên cứu. Thái độ học tập từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học. Các tác giả phương Tây, trong nghiên cứu của mình, coi thái độ học tập là một trong những nhân tố đóng vai trò là động cơ thúc đẩy tính tích cực học tập của học sinh. Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về thái độ và thái độ học tập theo hướng như vậy là của các nhà tâm lí học xã hội như: V.Nayze, M.Phovec [4]...Ngoài những vấn đề được nghiên cứu một cách truyền thống, các nhà tâm lí học còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như: các cơ chế hình thành hay sự định hình thái độ và thái độ học tập... do H.Hiebsch và M.Worwerg thực hiện. Các nhà tâm lí học Việt Nam khi nghiên Ngày nhận bài: 10/1/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2016. Liên hệ: Vũ Thị Lan Anh, e-mail: lananh.gdth@gmail.com 148 Thái độ học tập môn cơ học kết cấu của sinh viên Trường Đại học Xây dựng cứu về vấn đề thái độ học tập cũng đã xác định một số quan điểm cơ bản về vị trí, vai trò của thái độ trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy và học tập. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả Đào Thị Lan Hương, Phan Quốc Lâm, Bùi Thị Mùi, Nguyễn Văn Viễn, Lê Phước Lương . . . Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về thái độ học tập của học sinh nói chung và của sinh viên nói riêng chủ yếu thông qua nghiên cứu nhu cầu, động cơ học tập [2, 11], tính tích cực học tập, hứng thú học tập [1, 5, 9, 13] và vấn đề thái độ trong định hướng giá trị [6]. Những nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên, đặc biệt những nghiên cứu để vẽ nên bức tranh thực trạng, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm tích cực hóa thái độ học tập của SV đối với các môn học cụ thể ở các trường đại học còn mỏng, nên tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn cả về lí luận và thực tiễn. 2. Nội dung nghiên cứu Thái độ học tập môn CHKC của SV trường ĐHXD được biểu hiện trên cả ba mặt nhận thức, xúc cảm – tình cảm và hành vi. Bảng 1. Mức độ biểu hiện thái độ học tập môn CHKC của SV Biểu hiện thái độ học tập môn CHKC Điểmtrung bình Mức độ biểu hiện 1. Mặt nhận thức 2,82 Khá tốt 2. Mặt xúc cảm – tình cảm 2,68 Khá tích cực 3. Mặt hành vi 2,61 Khá thường xuyên Chung 2,70 Khá tích cực Thái độ học tập môn CHKC tích cực: 3,24 ≤ X ≤ 4; thái độ học tập môn CHKC khá tích cực: 2,49 ≤ X <3,24; thái độ học tập môn CHKC trung bình: 1,74 ≤ X < 2,49; thái độ học tập môn CHKC chưa tích cực: 1 ≤ X < 1,74 Các khách thể nghiên cứu có mức độ biểu hiện thái độ học tập môn CHKC ở mức độ khá tích cực, với điểm trung bình chung là 2,70. Các mặt của thái độ học tập môn CHKC ở khách thể nghiên cứu biểu hiện không đồng đều. Đều là mức độ khá cao nhưng cao nhất là biểu hiện ở mặt nhận thức, với điểm trung bình = 2,82 và thấp nhất là biểu hiện của mặt hành vi với điểm trung bình chỉ có 2,61. Giữa các mặt biểu hiện trong thái độ học tập môn CHKC của khách thể nghiên cứu có mối quan hệ thuận. Bảng 2. Thái độ học tập môn CHKC của SV được biểu hiện qua mặt nhận thức Nội dung nhận thức Điểmtrung bình Mức độ nhận thức 1. Tầm quan trọng của việc học môn CHKC trong trường ĐHXD 3,22 Khá tốt 2. Sự cần thiết của môn CHKC trong chương trình đào tạo của trường ĐHXD cũng như trong hoạt động nghề nghiệp sau này 3,06 Khá tốt 3. Đặc điểm của môn CHKC 2,17 Trung bình Chung X = 2,82 Khá tốt Nhận thức tốt: 3,24 ≤ X ≤ 4; Nhận thức khá tốt: 2,49 ≤ X < 3,24; Nhận thức trung bình: 1,74 ≤ X < 2,49; Nhận thức chưa tốt: 1 ≤ X < 1,74 149 Vũ Thị Lan Anh, Hoàng Thị Sinh Viên Xem xét cụ thể thái độ học tập môn CHKC của SV trường ĐHXD được biểu hiện dưới các mặt nhận thức, tình cảm và hành vi, cho kết quả như bảng 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức về môn CHKC và việc học môn CHKC của SV được nghiên cứu ở mức độ khá tốt, với điểm trung bình = 2,82. Giữa các nội dung được khảo sát, kết quả thu được cũng rất khác nhau: nhận thức về tầm quan trọng của việc học môn CHKC được đánh giá cao nhất (điểm trung bình = 3,22), và thấp nhất là nhận thức về đặc điểm của môn CHKC với điểm trung bình là 2,17. Xem xét cụ thể trên các nội dung có thể thấy: Nhận thức về tầm quan trọng của việc học môn CHKC có điểm trung bình = 3,22. Trong đó, có có 51,4% ý kiến của SV được nghiên cứu đã lựa chọn mức độ “rất quan trọng” nhưng cũng có 6,8% số SV cho rằng việc học môn CHKC là “không quan trọng”. Qua trao đổi, phỏng vấn thì đa số các bạn SV cho rằng, CHKC là môn cơ sở nền tảng để học các môn chuyên ngành khác như Bê tông cốt thép, Nền móng, Kết cấu thép... và học môn CHKC tốt sẽ giúp sinh viên nắm vững kiến thức, hiểu biết tính toán với các công trình thực tế. Nhận thức về sự cần thiết của việc học môn CHKC của SV được nghiên cứu có điểm trung bình = 3,06, ở mức độ khá tốt. Trong đó, 43,2% SV lựa chọn mức độ “rất cần thiết” và chỉ có 7,7% SV lựa chọn “không cần thiết”. Để lí giải điều trên, qua trao đổi thực tế, một số sinh viên chưa nhận thức đúng về vai trò và tầm quan trọng của môn CHKC nên cũng chưa thấy được sự cần thiết của môn học này đối với hoạt động học tập ở trường cũng như hoạt động nghề nghiệp sau này. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa thực sự hấp dẫn người học nên cũng chưa thực sự lôi kéo SV, giúp họ thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc học môn CHKC. Nhận thức của SV cũng được thể hiện qua mức độ hiểu của các em về đặc điểm của môn CHKC, điểm trung bình = 2,17 ở mức trung bình. Trò chuyện với các bạn SV về đặc điểm môn học thì CHKC là môn học mang nặng vấn đề lí thuyết, tính toán và các bạn thường quên ngay sau khi học xong do quá phức tạp. Vì vậy giảng viên giảng dạy bộ môn CHKC cần lưu ý phương pháp dạy để SV có thể ghi nhớ tốt hơn. Bảng 3. Thái độ học tập môn CHKC của SV được biểu hiện qua mặt tình cảm Nội dung khảo sát Điểmtrung bình Mức độ thể hiện 1. Sự hứng thú với nội dung môn CHKC 2,54 Khá tích cực 2. Mức độ hài lòng về kết quả học tập môn CHKC 2,55 Khá tích cực 3. Sự yêu mến ngành nghề kĩ sư xây dựng sẽ làm trong tương lai 2,95 Khá tích cực Chung X = 2,68 Khá tích cực Tình cảm tích cực: 3,24 ≤ X ≤ 4; tình cảm khá tích cực: 2,49≤ X < 3,24; tình cảm ở mức trung bình: 1,74 ≤ X < 2,49, tình cảm chưa tích cực: 1 ≤ X < 1,74 Qua bảng kết quả có thể thấy: Mặt xúc cảm và tình cảm của SV trong thái độ học tập môn CHKC ở mức khá tích cực, với điểm trung bình là 2,68. Tuy các các nội dung khảo sát của mặt xúc cảm, tình cảm đều ở mức khá tích cực nhưng cũng có sự thể hiện không đồng đều: “sự yêu mến ngành nghề kĩ sư xây dựng sẽ làm trong tương lai” có điểm trung bình cao nhất là 2,95. Khảo sát với tiêu chí “Sự yêu mến ngành nghề kĩ sư xây dựng sẽ làm trong tương lai” nhận được kết quả cao nhất với điểm trung bình X = 2,95 ở mức nhận thức cao. Đa số khách thể được hỏi đều khẳng định bản thân “rất yêu mến” hoặc “yêu mến” ngành nghề mình đã chọn. 150 Thái độ học tập môn cơ học kết cấu của sinh viên Trường Đại học Xây dựng Khi khảo sát với tiêu chí “Mức độ hài lòng về kết quả học tập môn CHKC”, điểm trung bình nhận được khi khảo sát X = 2,55. Điểm cao như vậy nhưng khi được phỏng vấn, nhiều em vẫn thấy chưa hài lòng với kết quả học tập môn CHKC của mình, vì một số SV chưa biết cách vận dụng lí thuyết được học vào bài kiểm tra. Tuy nhiều SV nhận thức khá tốt về môn CHKC và việc học môn CHKC nhưng vẫn chưa thấy hứng thú với việc học môn CHKC. Thể hiện là khi khảo sát tiêu chí “Sự hứng thú với môn CHKC” chỉ đạt điểm trung bình là 2,54. Qua tìm hiểu và khảo sát thì CHKC chưa có một giáo trình chính thống, điều đó gây khó khăn cho việc giảng dạy của giảng viên và tiếp nhận kiến thức của SV khi học. Bảng 4. Thái độ học tập môn CHKC của SV được biểu hiện qua mặt hành vi Nội dung khảo sát Điểmtrung bình Mức độ thực hiện 1. Tập trung chú ý nghe giảng 2,96 Khá thường xuyên 2. Tham gia xây dựng bài 2,34 Trung bình 3. Ghi nội dung trọng tâm bài học 2,71 Khá thường xuyên 4. Trả lời khi giáo viên nêu vấn đề 2,63 Khá thường xuyên 5. Nêu câu hỏi thắc mắc của mình về nội dung môn học 2,31 Trung bình 6. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp 2,69 Khá thường xuyên 7. Đọc tài liệu có liên quan tới môn học 2,04 Trung bình 8. Làm bài tập, đồ án môn học đúng hạn 3,46 Thường xuyên 9. Hệ thống hóa, tóm tắt nội dung đã học 2,40 Trung bình 10. Thực hành công nhân kĩ thuật 2,52 Khá thường xuyên Chung X = 2,61 Khá thường xuyên Thường xuyên thực hiện: 3,24 ≤ X ≤ 4, Khá thường xuyên thực hiện: 2,49 ≤ X < 3,24 , trung bình: 1,74 ≤ X < 2,49, Chưa thường xuyên thực hiện: 1 ≤ X < 1,74 Hành vi biểu hiện thái độ học tập của SV đối với các hoạt động học tập môn CHKC khá phong phú. Điểm trung bình chung là 2,61; xếp ở mức độ khá thường xuyên. Hầu hết các biểu hiện hành vi đều ở mức khá thường xuyên và trung bình. Chỉ có một biểu hiện ở mức thường xuyên, đó là “Làm bài tập, đồ án môn học đúng hạn”, với điểm trung bình là 3,46. Xem xét cụ thể: Ở mức khá thường xuyên có nhiều biểu hiện nhất, 5 biểu hiện. Điểm trung bình của các biểu hiện cũng có sự khác biệt, chủ yếu là các biểu hiện hành vi trong học tập môn CHKC của SV chưa mang nhiều tính sáng tạo, chủ động cao. Điều này cũng cho thấy thái độ học tập môn CHKC chưa thực sự tích cực. Ở mức trung bình cũng nhiều, có đến 4 biểu hiện với ĐTB khác nhau. Cao nhất ở mức độ này là biểu hiện “Hệ thống hóa, tóm tắt nội dung đã học” với điểm trung bình là 2,40 và biểu hiện thấp nhất là “Đọc tài liệu có liên quan tới môn học”, với điểm trung bình chỉ có 2,04. Những hành vi mang tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập môn CHKC lại chỉ biểu hiện ở mức trung bình. Điều này một lần nữa cho thấy SV chưa thực sự tích cực khi học môn CHKC. Thái độ học tập môn CHKC của SV trường ĐHXD bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Kết quả khảo sát cho thấy, với điểm trung bình = 2,51, các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng khá mạnh đến thái độ học tập môn CHKC của SV trường ĐHXD là “Năng lực tiếp thu của SV”, “Sự thích ứng môn học” với điểm trung bình lần lượt là 2,50 và 2,76. Trao đổi với các SV 151 Vũ Thị Lan Anh, Hoàng Thị Sinh Viên thì đa số sinh viên đại học xây dựng có đầu vào tương đối cao, nên năng lực tiếp thu của các em tốt. Bên cạnh đó các SV rất năng động, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Với CHKC thì động cơ học tập chỉ đạt mức trung bình, bởi vì các SV chưa ý thức sâu sắc về sự thiết thực của môn học phục vụ công việc sau nay. Nên đây là điều lưu ý để các thầy cô giáo giảng dạy CHKC cần quan tâm hơn khi giảng dạy CHKC. Bảng 5. Ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến thái độ học tập môn CHKC của SV Các yếu tố ảnh hưởng Điểmtrung bình Mức độ ảnh hưởng 1. Năng lực tiếp thu của SV 2,50 Khá mạnh 2. Sự thích ứng môn học 2,76 Khá mạnh 3. Động cơ học tập môn học 2,28 Trung bình 4. Năng lực truyền đạt của giảng viên 3,02 Khá mạnh 5. Sự phù hợp với giáo trình 2,46 Trung bình 6. Cơ sở vật chất và điều kiện học tập 2,33 Trung bình Chung Khá mạnh Ảnh hưởng mạnh: 3,24≤ X≤ 4; Ảnh hưởng khá mạnh: 2,49≤ X < 3,24; Ảnh hưởng trung bình: 1,74 ≤ X < 2,49, Không ảnh hưởng: 1 ≤ X < 1,74 Các yếu tố khách quan được khảo sát đều có ảnh hưởng đến thái độ học tập môn CHKC của SV trường ĐHXD. Trong đó, “Năng lực truyền đạt của giảng viên” được SV đánh giá là có ảnh hưởng nhiều nhất với điểm trung bình = 3,02. Phỏng vấn cho thấy sức hấp dẫn trong giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng tương đối mạnh đến thái độ học tập môn CHKC của SV. 3. Kết luận Đa số SV được nghiên cứu có thái độ học tập môn CHKC ở mức độ khá tích cực. Thái độ học tập môn CHKC của các khách thể biểu hiện không đồng đều ở cả ba mặt, cao nhất là biểu hiện ở mặt nhận thức; đứng thứ hai là biểu hiện ở mặt xúc cảm – tình cảm và thấp nhất là biểu hiện của mặt hành vi. Giữa các mặt biểu hiện của thái độ học tập môn CHKC của các khách thể nghiên cứu có mối quan hệ thuận. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến thái độ học tập môn CHKC của SV trường ĐHXD. Ảnh hưởng mạnh là các yếu tố “Sự thích ứng với môn học” hay “Năng lực truyền đạt của giảng viên”.... Từ việc nghiên cứu thực trạng thái độ học tập môn CHKC của sinh viên trường ĐHXD, có thể đưa ra một số các khuyến nghị sau: - Nhà trường cần tạo điều kiện để SV ngay từ đầu đã có nhận thức tốt về môn học cũng như tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học môn CHKC cho hoạt động nghề nghiệp sau này; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc học tập và giảng dạy môn CHKC như: trang bị thêm các phương tiện, dụng cụ, tài liệu tham khảo, có tài liệu CHKC chính thống để SV có điều kiện tự học, tự nghiên cứu môn CHKC. - Giảng viên môn CHKC cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ của bản thân, thường xuyên bổ sung và cập nhật thông tin vào bài giảng, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo được hứng thú học tập cho SV từ đó hình thành thái độ học tập tích cực đối với môn CHKC. - Sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường, cần có thái độ học tập tích 152 Thái độ học tập môn cơ học kết cấu của sinh viên Trường Đại học Xây dựng cực môn CHKC. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học môn CHKC đối với bản thân và nghề kĩ sư trong tương lai, tích cực tham gia vào hoạt động học tập môn CHKC, vận dụng tri thức CHKC vào việc tính toán các công trình thực tế và xây dựng kĩ năng nghề nghiệp cho bản thân sẽ nâng cao hiệu quả học tập môn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Văn Cường, 011. Tìm hiểu tính tích cực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, Số 262, trang 24 – 25, 52 [2] Hoàng Thị Thu Hà, 2003. Đặc điểm nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm. Tạp chí Giáo dục, số 56, trang 16-17 [3] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng 2001. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. Nxb ĐHQG Hà Nội. [4] Đào Lan Hương, 2000. Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn Toán của sinh viên trường CĐSPHN. Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. [5] Phan Quốc Lâm, 2002. Tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trong dạy học Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm. Tạp chí Giáo dục, Số 44, trang 22. [6] Lê Phước Lương, 2012. Định hướng lựa chọn ngành nghề đào tạo, thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên thông qua chuẩn đầu ra ở các trường Đại học. Tạp chí Giáo dục, Số 279, trang 13 – 15. [7] V.N.Miaxisev, 1979. Thuyết thái độ nhân cách. NXB Maxcova, trang 347 – 349 [8] Bùi Thị Mùi, 2009. Một số kinh nghiệm kích thích thái độ học tập tích cực cho sinh viên. Tạp chí Dạy và học ngày nay, Số 8, trang 33 – 37. [9] Nguyễn Huy Tú, 1996. Tâm lí học giáo dục. Viện khoa học giáo dục, Hà Nội, tr. 245, 246. [10] Trần Thị Thìn, 2000. Ý thức về thứ bậc động cơ học tập của sinh viên sư phạm. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 12, trang 10,15. [11] Nguyễn Xuân Thức, 2007. Những khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Báo cáo tổng kết đề tài Cấp Bộ, Mã số B2005 – 75 – 156. [12] Nguyễn Văn Viễn, 2003. Thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của sinh viên Cao đẳng sư phạm. Tạp chí Giáo dục, Số 65, trang 19 – 21. [13] Phạm Viết Vượng, 2005. Các giải pháp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên Đại học Sư phạm. Báo cáo tổng kết đề tài Cấp Bộ, Mã số B2003 – 75 – 88. ABSTRACT Learners’ attitudes towards structural mechanics at the Hanoi National University of Civil Engineering (HNUSE) Attitudes towards learning is one of the factors that can have a direct impact on the learners’ development of virtues and competence, and primarily, on their academic achievements. As a result, research into learners’ attitudes towards learning is essential for the improvement of education at any institution. This article reports on the findings of research into the learners’ attitudes towards Structural Mechanics at HNUSE, and suggests recommendations to motivate the subjects in taking thís course. Keywords: Attitude, learning attitude, learning results, learning excitement, Learning artiveness 153
File đính kèm:
- thai_do_hoc_tap_mon_co_hoc_ket_cau_cua_sinh_vien_truong_dai.pdf