Thiết kế kháng chấn động đất theo tính năng cho kết cấu công trình cảng

Tóm tắt

Thiết kế kháng chấn động đất theo công năng (performance based seismic design) là

một triết lý thiết kế mới trong thiết kế chống động đất. Phương pháp này đã được đề cập

ở một số tiêu chuẩn và hướng dẫn thiết kế kháng chấn động đất của nước ngoài như tiêu

chuẩn thiết kế bến cảng Nhật OCDI-2009, thường áp dụng cho các công trình bến cảng

có kết cấu phức tạp như bến bệ cọc, tường đứng trọng lực và tường cừ cọc ván.Bài báo

này sẽ giới thiệu và phân tích ba yêu cầu tối thiếu trong thiết kế kháng chấn theo công

năng này, bao gồm: xác định được cấp thể hiện kháng chấn theo công năng; xác định

được các tiêu chi hư hỏng tương ứng với các cấp thể hiện đó và đưa ra được phương

pháp phân tích kháng chấn phù hợp.

pdf 6 trang yennguyen 5240
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế kháng chấn động đất theo tính năng cho kết cấu công trình cảng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết kế kháng chấn động đất theo tính năng cho kết cấu công trình cảng

Thiết kế kháng chấn động đất theo tính năng cho kết cấu công trình cảng
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 20 
- Trong điều kiện nhiệt độ môi trường là 20 оС 
t max = 60.52 + 10.37X1 + 1.77 X2 + 5.62 X3 + 7.10 X4 +2.86 X5 -0.81 X1 X2 +0.06 X1 X3 + 1.97 
X1 X4 +1.72X1X5 +0.13X2X3 + 0.33X2X4 +0.96X4X5 -0.60X1X2X4 -0.25 X1 X2X5-0.60X1X3X5-
0.44X2X4X5; (5) 
Nghiên cứu kết quả của phương trình (3) sau khi giải các trường hợp, thu được các giá trị 
hệ số của phương trình (4),(5) ta nhận thấy rằng: ứng với các hệ số khác nhau, thì sự ảnh hưởng 
của các yếu tố tới sự hình thành chỉnh thể nhiệt trong đập bê tông khối lớn cũng có vai trò khác 
nhau, do đó lượng xi măng, nhiệt độ đổ bê tông và lượng nhiệt tỏa ra là 3 yếu tố tác động lớn 
nhất. Bên cạnh đó, phương trình số (3) đầy đủ là cơ sở để xây dựng đồ thị [3] xác định giá trị 
nhiệt độ lớn nhất cho khối bê tông. 
4. Kết luận 
1. Áp dụng phương pháp thực nghiệm đầy đủ để nghiên cứu tác động của các yếu tố đến 
sự hình thành chỉnh thể nhiệt của cấu kiện bê tông khối lớn. Quá trình nghiên cứu, tính toán cho 2 
sơ đồ đổ bê tông thường dùng: Dải dài, dạng cột. Trong quá tính toán, tác giả đã nghiên cứu ảnh 
hưởng của 5 yếu tố lên sự hình thành chỉnh thể nhiệt: cấp phối xi măng tính, độ dày khối đổ, nhiệt 
độ khối bê tông, lượng nhiệt tỏa ra lớn nhất của khối bê tông, tôc độ đỏ bê tông. Tất cả các yếu tố 
đều có tác động lên chỉnh thể nhiệt, nhưng lượng xi măng, nhiệt độ đổ bê tông và lượng nhiệt tỏa 
ra là 3 yếu tố tác động lớn nhất . 
2. Kết quả tính toán được dùng để xây dựng biểu đồ, xác định giá trị nhiệt độ lớn nhất trong 
khối bê tông trong thời kỳ xây dựng, từ kết quả đó đánh giá khả năng hình thành vết nứt khi thi 
công các công trình bê tông khối lớn nói chung và đập lớn nói riêng. Kết quả thu được có thể 
được dùng để điều chỉnh chỉnh thể nhiệt, đảm bảo an toàn cho công trình. Kết quả thu được áp 
dụng trong quá trình thiết kế và thi công các công trình bê tông khối lớn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Анискин Н.А. Температурный режим гравитационных плотин из укатанного бетона // 
 Гидротехническое строительство. 2005. № 12. С. 13—17 
[2] Анискин Н.А., Нгуен Хоанг. Температурный режим бетонной массивной плотины с 
 воздушной полостью в суровых климатических условиях // Вестник МГСУ. 2012. 
 № 12. C. 212—218. 
[3] Хованский Г.С. Основы номографии. М. : Наука, 1976. 350 с. 
THIẾT KẾ KHÁNG CHẤN ĐỘNG ĐẤT THEO TÍNH NĂNG CHO KẾT CẤU 
CÔNG TRÌNH CẢNG 
PERFORMANCE BASED SEISMIC DESIGN FOR PORT STRUCTURES 
TS. NGUYỄN THÀNH TRUNG 
Bộ môn Công trình giao thông thành phố và Công trình thủy, Khoa Công trình, 
Đại học Giao thông vận tải 
Tóm tắt 
Thiết kế kháng chấn động đất theo công năng (performance based seismic design) là 
một triết lý thiết kế mới trong thiết kế chống động đất. Phương pháp này đã được đề cập 
ở một số tiêu chuẩn và hướng dẫn thiết kế kháng chấn động đất của nước ngoài như tiêu 
chuẩn thiết kế bến cảng Nhật OCDI-2009, thường áp dụng cho các công trình bến cảng 
có kết cấu phức tạp như bến bệ cọc, tường đứng trọng lực và tường cừ cọc ván.Bài báo 
này sẽ giới thiệu và phân tích ba yêu cầu tối thiếu trong thiết kế kháng chấn theo công 
năng này, bao gồm: xác định được cấp thể hiện kháng chấn theo công năng; xác định 
được các tiêu chi hư hỏng tương ứng với các cấp thể hiện đó và đưa ra được phương 
pháp phân tích kháng chấn phù hợp. 
Astract 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 21 
Seismic performance based design is a new seismic design philosophy. This method has 
been specified in some foreign specifications and guideline manuals such as Technical 
standards and Commentaries OCDI 2009 in Japan and have been applied to complicate 
structure in the port facility such as a pile supported wharves, a gravity quay wall and pile 
sheet pile quay wall. This study will introduce and evaluate three main required steps 
inthe seismic performance based design, including: determination of seismic performance 
levels; seismic damage criteria and produce the suitable seismic analysis. 
Keywords: Port structure; performance based design; seismic. 
1. Thiết kế kháng chấn theo công năng công trình 
Thiết kế kháng chấn theo công năng là một triết lý thiết kế mới so với triết lý thiết kế theo 
trạng thái giới hạn trước đây. Nó được xây dựng phát triển dựa trên những bài học kinh nghiệm từ 
các trận động đất của những năm 1990 và chứng minh được rằng độ nhạy phản ứng động với sự 
thay đổi cường độ động đất là rất cao. Phương pháp này xây dựng nhằm đáp ứng một mục tiêu 
cho trước bằng cách đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo mức độ về tính xây dựng, tính khai 
thác và tính an toàn. 
Các tiêu chuẩn Nhật và châu Âu, Mỹ đều phân ra làm hai cấp: Động đất cấp 1 và động đất 
cấp 2. Dựa trên mức độ hư hỏng và khả năng khai thác, trong thiết kế theo tính năng sẽ phân ra 
làm 4 mức độ chấp nhận hư hỏng: Khai thác, sửa chữa, gần sụp đổ và sụp đổ, thể hiện trong 
Bảng 1. Dựa trên sự phân loại này, các cấp công trình thể hiện theo tính năng chống động đất 
được phân làm 4 cấp: S, A, B, C theo mức độ chấp nhận hư hỏng và cấp động đất, xem Bảng 2. 
Bảng 1. Các mức độ hư hỏng cho phép trong thiết kế theo tính năng. 
Mức độ hư hỏng cho phép Kết cấu Khả năng vận hành 
Cấp I: Khai thác Không hoặc hư hỏng nhỏ Không hoặc mất khả năng khai thác 
một chút 
Cấp II: Sửa chữa Hư hỏng là xác định đáng kể Mất khả năng khai thác thời gian 
ngắn 
Cấp III: Gần sụp đổ (kết cấu bị 
phá hoại một phần) 
Các hư hỏng mở rộng đến gần 
trạng thái sụp đổ 
Mất khả năng khai thác trong thời 
gian dài hoặc hoàn toàn 
Cấp IV: Sụp đổ Kết cấu bị sụp đổ hoàn toàn Mất hoàn toàn khả năng khai thác. 
Bảng 2. Cấp thể hiện tính năng công trình trong thiết kế kháng chấn. 
Cấp thể hiện Cấp động đất 
Cấp 1(L1) Cấp 2(L2) 
Cấp S Mức I: Khai thác Mức I: Khai thác 
Cấp A Mức I: Khai thác Mức II: Sửa chữa 
Cấp B Mức I: Khai thác Mức III: Gần sụp đổ 
Cấp C Mức II: Sửa chữa Mức IV: Sụp đổ 
2. Các tiêu chí hư hỏng kết cấu bến cảng 
Bài báo này chỉ đề cập, giải quyết ba dạng kết cấu Cảng chính ở đây, bao gồm: Tường 
đứng trọng lực; tường cừ cọc ván và bến bệ cọc. 
2.1. Các tiêu chí hư hỏng tường đứng trọng lực 
Tường đứng trọng lực là kết cấu dạng thùng chìm hoặc tường chắn trọng lực đặt dưới đáy 
biển. Độ ổn định của tường đứng mà phụ thuộc vào khối lượng và ma sát đáy của tường để chống 
lại áp lực đất phía sau. Đối với tường chắn trọng lực trên nền móng tốt, các dạng phá hoại đặc 
trưng của tường đứng khi động đất là dạng dịch chuyển về phía biển và độ nghiêng lật. Các dạng 
phá hoai này là dạng chuyển dịch, độ nghiêng và độ lún phía biển do chuyển vị đáng kể của lớp 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 22 
đất yếu bên cạnh và dưới khối tường chắn hoặc do sự hóa lỏng của đất, như hình 1, bảng 3 chỉ ra 
quy định một số tiêu chí hư hỏng cho bến tường chắn trọng lực. 
Hình1. Các thông số đặc trưng phá hoại kết cấu tường chắn trọng lực 
Bảng 3. Các tiêu chí hư hỏng đưa ra cho kết cấu tường trọng lực 
Mức độ hư hỏng Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV 
Tường 
trọng lực 
Chuyển vị dư ngang (d/H). 
Độ nghiêng dư về phía biển. 
Nhỏ hơn 1.5% 
Nhỏ hơn 
3o 
1.5÷5% 
3÷5 o 
5÷10% 
5÷8 o 
Lớn hơn 
10% 
Lớn hơn 
8 o 
Đất sau 
tường 
Độ lún chênh lệch đất sau mố. 
Độ lún chênh lệch giữa đất 
sau và trước tường chắn. 
Độ nghiêng dư về phía biển. 
Nhỏ hơn 0.03÷0.1 m 
Nhỏ hơn 0.3÷0.7 m 
Nhỏ hơn 2÷3 o 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
Chú ý:d: chuyển vị dư ngang tại đỉnh của tường chắn; H: chiều cao tườngchắn. 
2.2. Các tiêu chí hư hỏng tường cừ cọc ván 
Tường cừ cọc ván được kết cấu tổ hợp của các cọc ván liên kết với nhau hoặc/và thanh neo 
và neo. Những phá hoại kết cấu tường cọc ván thép chịu chi phối của trạng thái ứng suất và biến 
dạng trạng thái chuyển vị, xem hình 2. 
 Hình2. Các thông số đặc trưng phá hoại kết cấu tường cọc ván thép 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 23 
(a) Tương ứng với chuyển vị; b) Tương ứng vớ iứng suất 
Bảng 4 chỉ ra một số tiêu chí hư hỏng cho kết cấu tường cừ cọc ván. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 24 
Bảng 4. Các tiêu chí hư hỏng đưa ra cho kết cấu tường cừ cọc ván 
Mức độ hư hỏng Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV 
Chuyển vị 
dư 
Tường cừ 
cọc ván 
Chuyển vị dư ngang (d/H). 
Độ nghiêng dư về phía biển. 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
Đất sau 
tường 
- Độ lún chênh lệch đất sau 
mố. 
- Độ lún chênh lệch giữa đất 
sau và trước 
- Độ nghiêng dư về phía biển. 
Nhỏ hơn 
0.03÷0.1 
m 
Nhỏ hơn 
0.3÷0.7 
m 
Nhỏ hơn 
2÷3 o 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
N/A 
Phản ứng 
lớn nhất của 
ứng suất / 
biến dạng 
Tường cừ 
cọc ván 
Trên mặt bùn 
Dưới mặt bùn 
Đàn hồi 
Đàn hồi 
Đàn dẻo 
Đàn hồi 
Đàn dẻo 
Đàn dẻo 
Đàn dẻo 
bùn 
Đàn dẻo 
Thanh neo 
và neo 
 Đàn hồi Đàn hồi Đàn dẻo Đàn dẻo 
Chú ý:d: chuyển vị dư ngang tại đỉnh của tường cừ; H: chiều cao tường cừ. 
2.3. Các tiêu chí hư hỏng của bến bệ cọc 
Bến bệ cọc là dạng kết cấu tổ hợp từ hệ sàn cọc bên trên và kết cấu kè mái dốc bên dưới 
hoặc tường chắn. Các đặc trưng phá hoại của kết cấu sàn cọc bao gồm, xem hình 3, bảng 5 đưa 
ra một số tiêu chí hư hỏng cho bến cảng sử dụng kết cấu bệ cọc. 
Bảng 5. Các tiêu chí hư hỏng đưa ra cho bếnbệcọc 
Dạng hư hỏng Mức I Mức 2 Mức 3 Mức 4 
Chuyển vị 
dư 
Độ lún chênh lệch giữa sàn 
và đất phía sau 
0.1÷0.3 m N/A N/A N/A 
 Độ nghiêng dư về phía biển Nhỏ hơn 
2÷3 
N/A N/A N/A 
Phản ứng lớn nhất Đàn hồi Dẻo Sụp đổ Sụp đổ 
Hình 3. Các thông số đặc trưng phá hoại của bến đài cọc 
(a) Tương ứng với chuyển vị. 
(b) Tương ứng với ứng suất. 
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2015 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 44 – 11/2015 25 
3. Các loại phân tích áp dụng tính toán thiết kế công trình cảng 
3.1. Đối với kết cấu tường chắn trọng lực và tường cừ cọc ván 
3.1.1. Phân tích giản đơn 
Phân tích giản đơn của tường chắn dựa trên phương pháp cân bằng lực truyền thống. 
Trong phương pháp phân tích này, tường chắn được phân tích như tổ hợp của các khối cứng đất 
liên kết với khối kết cấu chịu sự tác động của các ngoại lực như trọng lượng của khối đất sau 
tường, lực ma sát trượt, lực động đất và tải phân bố sau tường. Tác động của động đất trong phân 
tích giản đơn được biểu thị bằng gia tốc đỉnh nền hoặc hệ số động đất sử dụng trong phương 
pháp tính toán tựa tĩnh. Các thông số này được chỉ rõ cách xác định trong các tiêu chuẩn kháng 
chấn, phụ thuộc vào các vị trí vùng động đất, cấp động đất xét tới và ảnh hưởng của vùng thực 
địa. Kết quả của phân tích giản đơn này được xem xét tương đối cho việc đánh giá mức độ hư 
hỏng ban đầu của động đất và phải đảm bảo trạng thái khai thác hoặc sửa chữa là ít nhất đối với 
cấp động đất 1. 
3.1.2. Phân tích động đơn giản 
Phương pháp động đơn giản là phương pháp mô hình hệ tường chắn thành các khối trượt 
và kết cấu. Chuyển vị của khối trượt được tính toán bằng tích phân hàm lịch sử thời gian của gia 
tốc mà vượt quá giới hạn ban đầu trong suốt thời gian trượt. Tác động của động đất được xác định 
bằng các hàm lịch sử thời gian của gia tốc tác dụng tại đáy của kết cấu. Hàm lịch sử thời gian của 
động đất đạt được từ phân tích lan truyền sóng động đất xét đến ảnh hưởng của thực địa. 
3.1.3. Phân tích động 
Phân tích động là dựa chủ yếu trên sự tương tác giữa đất nền và kết cấu, thông thường sử 
dụng các phương pháp phần tử hữu hạn. Kết cấu được phân tích tuyến tính hoặc phi tuyến phụ 
thuộc vào mức độ chuyển động động đất liên quan tới giới hạn dẻo của kết cấu. Đất được mô hình 
tuyến tính tương đương. Kết quả đạt được từ phân tích tương tác giữa kết cấu và đất bao gồm 
các dạng trượt của hệ kết cấu và phản ứng dư:chuyển vị, biến dạng và ứng suất. 
3.2. Đối với bến bệ cọc 
3.2.1. Phân tích giản đơn 
Mô hình tính của kết cấu bến bệ cọc trong phân tích giản đơn được mô hình hóa như hệ 1 
bậc tự do hoặc nhiều bậc tự do. Trong phân tích này, chuyển động động đất được biểu thị bằng 
đường cong hàm phổ phản ứng. Hệ số dẻo có thể được yêu cầu tính toán thêm trong phân tích 
này và bỏ qua sự dịch chuyển của mái dốc chân bệ cọc. Kết quả của phân tích động này dùng để 
đánh giá những phản ứng ban đầu để đảm bảo sửa chữa là ít nhất đối với động đất cấp 1. 
3.2.2. Phân tích động đơn giản 
Trong phân tích này, kết cấu 1 bậc và nhiều bậc tự do được tổ hợp với phương pháp phân 
tích đẩy dần (Pushover) để đánh giá hệ số dẻo và giới hạn biến dạng. Ảnh hưởng của tương tác 
giữa đất và kết cấu không được xem xét trong tính toán và đây là giới hạn của phân tích này. Kết 
quả phản ứng của kết cấu bến bệ cọc trong phân tích này bao gồm chuyển vị, biến dạng, độ dẻo. 
3.2.3. Phân tích động 
Phân tích này sẽ xem xét thêm sự làm việc chung và tương tác giữa kết cấu và đất nền suốt 
quá trình động đất. Phương pháp này sẽ phân tích được sự thể hiện động đất của hệ kết cấu-đất, 
làm nổi bật được ảnh hưởng của đất lên kết cấu bên trên và ngược lại. Vì vậy, việc nghiên cứu 
các mô hình đất thể hiện được sự làm việc thực của các phần tử đất đang là xu thế nghiên cứu 
trong thời gian tới. Ảnh hưởng của sự tăng hoặc giảm áp lực nước lỗ rỗng đến sự làm việc của đất 
nền cũng đang cần được xem xét tới.. 
4. Kết luận 
Thiết kế kháng chấn theo tính năng công trình là triết lý thiết kế dựa trên tính tối ưu về kinh 
tế kỹ thuật trong công tác thiết kế xây dựng công trình. Bài báo đã tóm tắt và phân tích sơ lược ba 
yêu cầu tối thiểu trong thiết kế kháng chấn theo tính năng công trình bến cảng đã được tóm tắt và 
phân tích sơ lược theo ba mục 1,2 và 3 ở trên. Trong thiết kế kháng chấn theo triết lý mới này, việc 
xác định cấp thể hiện tính năng công trình phải được xác định đầu tiên theo tầm quan trọng công 
trình và nhu cầu của chủ đầu tư. Sau đó, việc xác định các tiêu chí hư hỏng phải được xét đến để 
làm căn cứ so sánh, đánh giá với kết quả phản ứng động công trình. Cuối cùng, căn cứ vào dạng 

File đính kèm:

  • pdfthiet_ke_khang_chan_dong_dat_theo_tinh_nang_cho_ket_cau_cong.pdf