Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh Lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Abstract: The article presents the study results of stress level of 786 12th grade students in Da

Nang City. Survey results show that 71.9% of students were stressed at different levels. The rate

of female students was stressed more than male students; the students with average education are

more stressed than students with good education. Symptoms of stress are usually headache,

abdominal pain, opposition, teasing, sadness, boredom, tiredness, forgetfulness . The main reason

is that they are worried about the national high school exam. The measure to reduce stress is the

most chosen by students is to motivate themselves and exchange with exam advisory

organizations, learning clubs and group counseling activities.

pdf 7 trang yennguyen 5200
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh Lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh Lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Thực trạng mức độ căng thẳng trong học tập của học sinh Lớp 12 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127 
121 
Email: hangphuong19@gmail.com 
THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP 
CỦA HỌC SINH LỚP 12 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 
Nguyễn Thị Hằng Phương - Đinh Xuân Lâm 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 
Ngày nhận bài: 11/5/2019; ngày chỉnh sửa: 15/5/2019; ngày duyệt đăng: 20/5/2019. 
Abstract: The article presents the study results of stress level of 786 12th grade students in Da 
Nang City. Survey results show that 71.9% of students were stressed at different levels. The rate 
of female students was stressed more than male students; the students with average education are 
more stressed than students with good education. Symptoms of stress are usually headache, 
abdominal pain, opposition, teasing, sadness, boredom, tiredness, forgetfulness ... The main reason 
is that they are worried about the national high school exam. The measure to reduce stress is the 
most chosen by students is to motivate themselves and exchange with exam advisory 
organizations, learning clubs and group counseling activities. 
Keywords: Stress, learn, stress in learning, 12th grade students. 
1. Mở đầu 
Lứa tuổi học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) 
là lứa tuổi có nhiều ảnh hưởng tới tương lai của mỗi cá 
nhân. Ở lứa tuổi này, các em phải đáp ứng nhiều yêu cầu 
của cuộc sống như mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hay 
những trăn trở của bản thân, trong đó kết quả học tập là 
mối quan tâm hàng đầu của các em và nó có ý nghĩa 
quyết định đến các yếu tố khác. 
Ở trường phổ thông, HS cần độc lập, tự giác đáp ứng 
với các nhiệm vụ học tập. Đặc biệt, đối với HS lớp 12 thì 
không chỉ đáp ứng nhu cầu hiểu biết, yêu cầu của nhiệm 
vụ học tập mà còn đáp ứng nhiệm vụ chọn nghề. Do vậy, 
nhiều HS phải đối diện với những khó khăn tâm lí dẫn 
đến các rối loạn về mặt tâm thể như: rối loạn lo âu, trầm 
cảm, căng thẳng Những rối loạn tâm thể sẽ ảnh hưởng 
đến kết quả học tập, đến đời sống hiện tại và tương lai 
sau này của các em. 
Trong nhiều năm qua, việc tìm hiểu căng thẳng nói 
chung và căng thẳng của HS nói riêng đã thu hút được sự 
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và cũng đạt được 
nhiều thành tựu cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, 
để có thể phân tích rõ hơn về mức độ căng thẳng trong 
học tập của HS lớp 12 trên địa bàn TP. Đà Nẵng, chúng 
tôi tiến hành khảo sát thực trạng, biểu hiện, nguyên nhân 
và mức độ ảnh hưởng của căng thẳng đến đời sống của 
các em, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp giúp HS tránh 
được những ảnh hưởng xấu của căng thẳng, giúp các em 
có trạng thái tâm lí bình thường, ổn định để học tập tốt 
hơn, thực hiện ước mơ của bản thân. Bài viết nghiên cứu 
mức độ căng thẳng trong học tập của HS lớp 12 trên địa 
bàn TP. Đà Nẵng. Các số liệu sử dụng trong bài viết này 
được rút ra từ kết quả nghiên cứu đề tài Thử nghiệm hoạt 
động tư vấn tâm lí cho HS trước kì thi THPT Quốc gia, 
Mã số B2017-ĐN03-15, thuộc Quỹ Phát triển Khoa học 
và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Một số khái niệm về “căng thẳng” 
Theo Hinkle L.E. (1977) [1]: Hiện tượng căng thẳng 
đã có từ thuở ban sơ trong lịch sử phát triển nhân loại. 
Hiện nay, trên thế giới có ba hướng nghiên cứu cơ bản 
về căng thẳng: hướng thứ nhất tiếp cận căng thẳng dưới 
góc độ sinh học có nhóm tác giả Walter Cannon (1920), 
họ đã mô tả một cách khoa học về cách con vật và con 
người phản ứng với mối nguy hiểm từ bên ngoài; tác 
giả Hans Selye (1945) quan niệm, căng thẳng như một 
trạng thái bên trong cơ thể; Irwin và Linvnat (1987) cho 
thấy có vô số tác nhân căng thẳng đã làm giảm sự tuần 
hoàn của tế bào [1]; hướng thứ hai xem căng thẳng như 
sự tác động từ môi trường. Tại Anh, vào những năm 
1990, trung bình có khoảng 15% đến 20% công nhân bị 
căng thẳng đến mức ngã bệnh và phải nghỉ việc trong 
các nhà máy [1]; hướng thứ ba xem căng thẳng như quá 
trình tâm lí - quá trình tương tác giữa con người và thế 
giới khách quan, trong đó chủ thể nhận thức sự kiện, 
hiện tượng từ môi trường, huy động tiềm năng của mình 
để ứng phó [1]. 
Bàn về vấn đề căng thẳng của HS, sinh viên, tác giả 
Brian Gillispie (2001) cho rằng, ở các trường học, cơ sở 
giáo dục, cần có người hỗ trợ tâm lí cho người học, vì 
những vấn đề người học băn khoăn [2]. Nghiên cứu của 
Tổ chức The Washington Post, Quỹ Kaiser Family và 
Đại học Harvard, Hoa Kì thực hiện khảo sát hơn một nửa 
số thanh thiếu niên khu vực Washington the District 
(2005), cho thấy: 58% nói rằng trường học là nguyên 
nhân lớn nhất gây căng thẳng cho các em [3]. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127 
122 
Xét theo giới tính, nhóm tác giả Pigott, Teresa A 
(1999) cho rằng, HS nữ có mức độ căng thẳng trong học 
tập nhiều hơn nam: 67% HS nữ tham gia nghiên cứu bị 
căng thẳng nặng trong khi đó chỉ có 33% HS nam gặp 
vấn đề này [4]. 
Nghiên cứu nguyên nhân gây ra căng thẳng ở HS 
cuối cấp 3, Cassidy T. (1999), cho rằng, nguyên nhân 
chính dẫn đến căng thẳng bao gồm các kì kiểm tra, 
điểm số, lo lắng cho tương lai, lựa chọn nghề nghiệp, 
ôn thi, khối lượng kiến thức, kì vọng của gia đình và 
bản thân [3]. 
Nghiên cứu của Ender S. C. và Newton, F. B (2010), 
cho rằng HS có điểm học tập cao thường gặp căng thẳng 
nặng hơn những HS có điểm thấp hơn [5]. 
Theo Anthony Y. (1993) [6], Cormier L. S. và 
Hackney, H. (1993) [7] biểu hiện của căng thẳng là khó 
ngủ, chán ăn, đau đầu, đau bụng, bồn chồn, đứng ngồi 
không yên; không tâm trung vào công việc (học tập 
hoặc làm việc); trí nhớ giảm sút; nhớ lẫn lộn; cảm xúc 
vui buồn bất thường; khó khăn trong việc kiểm soát 
hành vi 
Nghiên cứu về các giải pháp hỗ trợ cho Anthony Y. 
(1993) [6]; Egan G. (1994) [8] cho rằng, người trợ giúp 
cần có kĩ năng tham vấn cơ bản như kĩ năng lắng nghe; 
đặt câu hỏi; thấu cảm Và cần thông qua các hoạt động 
tham vấn nhóm để những người căng thẳng tìm được giải 
pháp cho chính mình. 
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Công Khanh (2000), 
nghiên cứu về căng thẳng ở Việt Nam lần đầu tiên 
được tiến hành vào những năm 1970 và người đầu tiên 
nghiên cứu về căng thẳng là nhà khoa học Tô Như 
Khuê. Các công trình nghiên cứu của ông phần lớn 
được tiếp cận dưới góc độ sinh lí học và y học phục vụ 
công tác huấn luyện bộ đội. Sau đó, các bác sĩ Phạm 
Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm, Đặng Phương 
Kiệt và Nguyễn Khắc Việt tiếp tục nghiên cứu lí 
thuyết căng thẳng này [9]. 
Theo Nguyễn Thị Hằng Phương (2009): bác sĩ Lâm 
Xuân Điền cho biết có 9,4% người bị chứng lo âu, trầm 
cảm trong số bệnh nhân đến thăm khám hàng tháng và 
tỉ lệ này đang tăng lên; bác sĩ Phạm Văn Trụ cho biết 
trong số bệnh nhân trầm cảm đến khám tại bệnh viên, 
90% có rối loạn về lo âu; 80% có rối loạn giấc ngủ; 84% 
giảm khả năng tập trung và 97% than phiền giảm sút 
năng lực làm việc [10] 
Những nghiên cứu ở độ tuổi HS trung học cơ sở của 
nhóm tác giả Đỗ Văn Đoạt (2018) [11]; Nguyễn Thị 
Phương Hoa (2018) [12]; Lê Minh Nguyệt, Ngô Thị 
Hạnh, Nguyễn Phương Linh (2018) [13]; Đỗ Minh Thuý 
Liên, Vũ Phương Nhi (2018) [14] đều cho thấy một số 
yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng ở vị thành niên, thanh 
niên nói chung và HS THPT nói riêng liên quan đến: 
phương pháp giảng dạy của giáo viên, sự quan tâm của 
giáo viên đối với một số HS khá hay kém trong lớp, 
mục đích của môn học đối với kì thi đại học, cao đẳng. 
Tác giả Lê Thị Thanh Thủy thực hiện một nghiên cứu 
định tính trên 65 HS có dấu hiệu căng thẳng có 89,2% 
HS cảm thấy căng thẳng vì thời gian dành cho việc học 
quá nhiều, trong đó mức độ rất căng thẳng chiếm 49,2%. 
Các em HS lớp 12 cho rằng quỹ thời gian hạn hẹp với 
lịch học dày đặc được coi là điều lo lắng nhất, bên cạnh 
đó các em còn chịu áp lực vì khối lượng kiến thức phải 
tích lũy quá lớn. Áp lực trong học tập của HS khối 12 lớn 
hơn khối 10 và 11 bởi 2 kì thi tốt nghiệp THPT và thi vào 
đại học [15]. 
Dựa vào định nghĩa của các tác giả trong và ngoài 
nước (Hinkle L.E. (1977); Anthony Y. (1993); Cassidy 
T. (1999); Nguyễn Công Khanh (2000); Nguyễn Thị 
Hằng Phương (2009; 2011); Trần Thị Lệ Thu (2018) 
trong nghiên cứu này chúng tôi xác định, căng thẳng ở 
HS lớp 12 được hiểu là “trạng thái căng thẳng tâm lí nảy 
sinh ở HS trong quá trình hoạt động học tập; giao tiếp 
với gia đình, bạn bè; thầy cô giáo, khiến HS có những 
tác động tiêu cực đến quá trình học tập, tương tác, phát 
triển bản thân”. 
2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Khách thể nghiên cứu 
Để tìm hiểu mức độ căng thẳng trong học tập của HS 
lớp 12 trên địa bàn TP. Đà Nẵng, chúng tôi tiến hành 
khảo sát 786 HS lớp 12, thuộc các Trường THPT 
Nguyễn Thượng Hiền, Phan Thành Tài, Nguyễn Trãi, 
Phan Châu Trinh trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Trong đó, có 
346 HS nam (44%) và 440 HS nữ (56%). 
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để 
phân tích, tổng hợp, khái quát các quan điểm, công trình 
nghiên cứu đã có về lí luận và thực tiễn ở trong và ngoài 
nước, làm cơ sở xây dựng khung lí thuyết của đề tài, định 
hướng cho triển khai nghiên cứu thực tiễn. 
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi 
thiết kế thang đánh giá mức độ căng thẳng và các câu hỏi 
liên quan, bao gồm 7 câu hỏi dành cho HS (kết quả phân 
tích độ tin cậy của các câu trả lời với hệ số Alpha > 0,7 
với mức ý nghĩa p = 0,000. Với các kết quả tính toán 
bằng phương pháp thống kê toán học cho phép khẳng 
định số liệu thu được đều có độ tin cậy, có ý nghĩa để 
phân tích kết quả nghiên cứu. 
- Phương pháp phỏng vấn sâu: nhằm thu thập các ý kiến 
HS, giáo viên, phụ huynh về vấn đề căng thẳng của HS. Các 
ý kiến sẽ được trích dẫn, minh chứng trong bài viết. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127 
123 
- Phương pháp trắc nghiệm: Chúng tôi đã sử dụng 
trắc nghiệm lo âu - trầm cảm - căng thẳng của nhóm các 
nhà nghiên cứu tâm lí của Đại học New South Wales 
(Úc), đã được chuẩn hoá tại Việt Nam (Lovibond SH, 
Lovibond PF (1995) [16]) DASS 21 - trắc nghiệm có 21 
mệnh đề, có 4 mức độ đánh giá (không xảy ra, thỉnh 
thoảng, thường xảy ra và rất thường xuyên). Trong đó, 
có 7 mệnh đề để đo mức độ căng thẳng, kết quả của thang 
là tổng điểm của 7 mệnh đề và nhân đôi. Có 4 mức độ 
căng thẳng tương ứng các mức từ thấp đến cao, theo mức 
điểm 0-14: không căng thẳng (bình thường); 15-18 
điểm: hơi căng thẳng (mức 1); 19-25: Tương đối căng 
thẳng (mức 2); 26-33: có căng thẳng (mức 3); trên 34 
điểm: rất căng thẳng (mức 4). 
- Phương pháp thống kê toán học: phần mềm SPSS 
20.0 được sử dụng để xử lí, phân tích, đánh giá định 
lượng và định tính các kết quả nghiên cứu, đảm bảo độ 
tin cậy, khách quan. 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
2.3.1. Mức độ căng thẳng của học sinh lớp 12 theo thang 
đo DASS 21 
Kết quả nghiên cứu trên 786 HS lớp 12 thuộc 4 
trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng bằng thang đo 
DASS 21, với độ tin cậy của trắc nghiệm Cronbach 
Alpha là 86,3%. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 1. 
Biểu đồ 1 cho thấy: tỉ lệ HS rất căng thẳng chiếm 
23,9%; 16,2% HS căng thẳng rõ rệt; 21% HS tương đối 
căng thẳng và có 38,9% HS không căng thẳng và căng 
thẳng rất ít. Với kết quả này, có thể khẳng định rằng HS 
có căng thẳng chiếm tỉ lệ ở mức rất cao so với các 
nghiên cứu trước đây (Nghiên cứu của Nguyễn Công 
Khanh (2000); Nguyễn Thị Hằng Phương (2009, 2011), 
các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra có 15-20% HS có 
căng thẳng. 
Như vậy, trong số 786 HS tham gia khảo sát, có 315 
HS gặp căng thẳng ở mức cao, có sự khác biệt giữa HS 
nữ và HS nam (xem bảng 1). 
Bảng 1 cho thấy, tỉ lệ HS nữ bị căng thẳng nhiều hơn 
HS nam (61,6% so với 38,4%), với chỉ số Chi-Square < 
0,05, có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả này có nhiều 
điểm tương đồng so với kết quả của các nghiên cứu trước 
đây trong và ngoài nước (Hinkle L.E. (1987); Cassidy T. 
(1999), Pigott, Teresa A (1999); Nguyễn Công Khanh 
(2000); Trần Thị Lệ Thu (2018). 
Mức độ căng thẳng của HS lớp 12 trên địa bàn TP. 
Đà Nẵng còn có sự khác biệt giữa các HS có học lực khác 
nhau (xem bảng 2). 
28,1
10,8
21
16,2
23,9
0
5
10
15
20
25
30
Không căng thẳng Mức độ 1: Căng thẳng 
một chút ít 
Mức độ 2: Tương đối 
căng thăng
Mức đô 3: Căng thẳng 
rõ rêt
Mức độ 4: Rất căng 
thẳng
Biểu đồ 1. Mức độ căng thẳng của HS lớp 12 theo thang đo DASS 21
Bảng 1. Mức độ căng thẳng của 315 HS phân theo giới tính 
Mức độ căng thẳng 
Giới tính 
Tổng 
Nam Nữ 
Số lượng (SL) Tỉ lệ (%) SL % 
Căng thẳng (mức độ 3) 54 17,2 73 23,2 127 40,3 
Rất căng thẳng (mức độ 4) 67 21,3 121 38,4 188 59,7 
Tổng 121 38,4 194 61,4 315 100 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127 
124 
Bảng 2 cho thấy: Tỉ lệ HS rất căng thẳng chiếm 
59,7% (188 HS); số HS có học lực trung bình có căng 
thẳng mức cao nhất, chiếm tỉ lệ 53,7%; số HS giỏi rất 
căng thẳng 4,76% (mức độ 4) nhiều hơn tỉ lệ HS giỏi 
căng thẳng 1,0 % (mức 3). Tuy nhiên, những con số này 
chỉ đúng với nhóm khách thể nghiên cứu hiện tại, chưa 
có ý nghĩa về mặt thống kê với tất cả các trường hợp 
khác, vì chỉ số Chi-Square > 0,05. 
2.3.2. Biểu hiện căng thẳng của học sinh lớp 12 
2.3.2.1. Biểu hiện ở mặt cơ thể (xem bảng 3) 
Bảng 3 cho thấy: Những biểu hiện về mặt cơ thể là 
khô miệng (ĐTB) = 2,51; chân tay run (ĐTB = 2,18); 
khó thở (ĐTB = 2,98); bồn chồn, vã mồ hôi (ĐTB = 
2,97); đau dạ dày, đầy bụng (ĐTB = 2,93), với mức ý 
nghĩa thống kê p<0,05. 
Khi được phỏng vấn, em L.K.H cho biết: “Mỗi lúc 
nghĩ đến việc học thôi là em thấy run chân tay; cứ như 
có gì mắc trong cổ họng. Em nói thì không có ai tin hết 
á, mà em biết là em rất khó thở...” 
2.3.2.2. Biểu hiện ở mặt nhận thức (xem bảng 4) 
Bảng 4 cho thấy, biểu hiện căng thẳng của HS lớp 12 
về nhận thức là: “Khả năng tập trung vào giờ học kém” 
(ĐTB = 1,91), xếp thứ nhất. Xếp thứ 2 là HS hay nhầm lẫn 
trong tính toán (ĐTB = 1,89). Tiếp đến là các HS cho rằng 
mình không nhớ được nội dung bài học (ĐTB = 1,83) xếp 
thứ 3. HS T.Q.P chia sẻ: Em thấy càng học em càng quên, 
chẳng nhớ gì hết; bài thi vừa rồi em làm xong, hết giờ thi 
mới phát hiện là mình làm sai. Nhớ nhầm số để tính, tính 
mãi không ra mới phát hiện em đọc sai đề. Mà không phải 
1 lần đâu, em nhiều lần như thế, không biết sau này em đi 
Bảng 2. Mức độ căng thẳng của 315 HS theo lực học 
Mức độ căng thẳng 
Học lực 
Tổng 
Yếu Trung bình Khá Giỏi 
Căng thẳng (mức 3) 
SL 23 70 31 3 127 
% 7,3 22,2 9,8 1,0 40,3 
Rất căng thẳng (mức 4) 
SL 32 99 42 15 188 
% 10,2 31,4 13,3 4,8 59,7 
Tổng 
SL 55 169 73 18 315 
% 17,5 53,7 23,2 5,7 100 
Bảng 3. Biểu hiện về mặt cơ thể của HS khi căng thẳng 
STT Biểu hiện 
Điểm trung 
bình (ĐTB) 
Độ lệch 
chuẩn 
(ĐLC) 
Thứ bậc 
1 Khô miệng 2,51 0,51 5 
2 Khó thở, thở nhanh, mà không do làm việc mệt 2,98 0,52 1 
3 Tay chân run, mà không vì làm việc 2,18 0,46 6 
4 Cơ thể bồn chồn, vã mồ hôi 2,97 0,48 2 
5 Đau dạ dày, đầy bụng 2,93 0,45 3 
6 Đau đầu, chóng mặt 2,77 0,43 4 
 Điểm trung bình 2,72 0,41 
Bảng 4. Biểu hiện về nhận thức của HS khi căng thẳng 
STT Biểu hiện về nhận thức ĐTB ĐLC Thứ bậc 
1 Khả năng tập trung vào giờ học kém 1,91 0,32 1 
2 Khả năng liên tưởng khi viết một đoạn văn tả cảnh kém 1,82 0,35 4 
3 Khả năng phân tích, suy luận trong các bài toán kém 1,77 0,33 5 
4 Không nhớ nội dung bài học 1,83 0,32 3 
5 Hay nhầm lẫn trong tính toán 1,89 0,30 2 
Điểm trung bình 1,84 0,33 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127 
125 
thi thế nào đây. Tuy nhiên, với mức ý nghĩa p > 0,05 chỉ 
cho phép kết luận HS khối lớp12 tham gia nghiên cứu có 
biểu hiện nhận thức như trên chứ chưa có ý nghĩa về mặt 
thống kê với tất cả các trường hợp khác. 
2.3.2.3. Biểu hiện ở cảm xúc (xem bảng 5) 
Bảng 5 cho thấy, biểu hiện “Lo lắng khi phải đối mặt 
với các bài kiểm tra, điểm số” có điểm số cao nhất (ĐTB 
= 2,0), tiếp đến là “Lo lắng về thành tích học tập” (ĐTB 
= 1,95); “Sợ hãi mỗi khi nhận kết quả bài thi” (ĐTB = 
1,88). Với mức ý nghĩa p<0,05, cho phép kết luận HS 
căng thẳng có biểu hiện chung là lo lắng, sợ hãi khi thi 
cử, áp lực điểm số; hồi hộp, dễ bị tổn thương tâm lí. Qua 
phỏng vấn sâu nhiều HS, chúng tôi nhận được những 
chia sẻ như sau: Em T.N.B “Ui, em sợ quá đi, sợ học, sợ 
thi, có lúc em nghĩ, hay là đi xuất khẩu lao động cho 
nhanh, đỡ phải căng thẳng”; Em L.D.S: “Em thấy ai 
cũng bảo “học tài thi phận”, mà không lẽ em “phận” cả 
mấy năm luôn, em chán bản thân mình quá rồi, có lẽ em 
không thể cố gắng được, đành buông xuôi”. 
2.3.2.4. Biểu hiện ở hành vi (xem bảng 6) 
Bảng 6 cho thấy, những biểu hiện thường gặp ở HS 
là “Hay tranh luận quá khích” (ĐTB = 2,62); Diễn đạt 
thiếu logic (ĐTB = 2,41); Né tránh sách vở, điểm số 
(ĐTB = 2,39); Không tiếp xúc, nói chuyện với mọi người 
(ĐTB = 2,31). Em G.L.A chia sẻ: Em thật sự không 
muốn trả lời những câu hỏi này đâu, nhưng vì câu hỏi có 
liên quan đến em nên em nói, em thấy 1 là em không 
muốn chơi với bạn nữa, vì bạn cũng chẳng hiểu được em; 
và vì khi nói chuyện thì mọi người hay nói em hay cãi, 
thực tế là em chỉ muốn thầy cô hay bất kì ai cũng phải 
nói cho chính xác. 
Bảng 5. Biểu hiện về cảm xúc của HS khi căng thẳng 
STT Biểu hiện về cảm xúc ĐTB ĐLC Thứ bậc 
1 Lo lắng khi phải đối mặt với các bài kiểm tra, điểm số 2,53 0,35 1 
2 Lo lắng về thành tích học tập 2,45 0,34 2 
3 Sợ hãi mỗi khi nhận kết quả bài thi 2,38 0,33 3 
4 Dễ nổi nóng 2,13 0,36 6 
5 Hồi hộp trước và khi bước vào phòng thi 2,35 0,38 4 
6 Không hài lòng về bản thân 1,72 0,36 9 
7 Cảm thấy trống rỗng, mất phương hướng 1,58 0,35 10 
8 Cảm thấy dễ bị tổn thương 1,90 0,33 8 
9 Căng thẳng khi phải học quá nhiều môn cùng một lúc 1,92 0,38 7 
10 Mệt mỏi vì thời gian học từ sáng đến tối 2,30 0,39 5 
Điểm trung bình 2,13 0,32 
Bảng 6. Biểu hiện về hành vi của HS khi căng thẳng 
STT Hành vi ĐTB ĐLC Thứ bậc 
1 Không tham gia các hoạt động tập thể 1,95 0,36 6 
2 Hay tranh luận quá khích 2,62 0,32 1 
3 Không tiếp xúc, nói chuyện với mọi người 2,31 0,34 4 
4 Trêu chọc bạn bè 1,94 0,32 7 
5 Cãi lại thầy cô 2,05 0,31 5 
6 Diễn đạt thiếu logic 2,41 0,34 2 
7 Né tránh sách vở, điểm số 2,39 0,33 3 
8 Sử dụng đồ uống kích thích 1,23 0,35 8 
Điểm trung bình 2,09 0,36 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127 
126 
2.3.3. Nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập cho 
học sinh lớp 12 
Để tìm hiểu những nguyên nhân gây căng thẳng 
cho HS lớp 12 ở các trường THPT tại TP. Đà Nẵng, 
chúng tôi đưa ra 6 nhóm nguyên nhân chủ yếu, được 
mô tả ở bảng 7. 
Bảng 7 cho thấy: nguyên nhân có tỉ lệ lựa chọn cao 
nhất lo lắng về kì thi THPT Quốc gia sắp tới (39,6%), 
tiếp theo là vì lịch học dày đặc (36,1%). Chia sẻ về điều 
này, em T.Q.S cho biết: “Nhiều em cảm thấy mệt mỏi và 
áp lực bởi lịch học trên trường và cả học thêm ngoài giờ. 
Em không có đủ thời gian để ăn uống nữa chứ đừng nói 
là nghỉ ngơi”. Nguyên nhân thứ 3 gây căng thẳng cho 
HS lớp 12 là lượng kiến thức nhiều và khó (32,2%), khiến 
các em không theo kịp tiến độ kiến thức được cung cấp 
dẫn đến việc học vẹt, học không hiểu nội dung và bản 
chất của bài học. 
Các chuyên gia tâm thần học khẳng định, sức ép học 
tập, thi cử đang đè nặng lên trẻ ngay từ khi còn học mẫu 
giáo. Trong số gần 200 trẻ em và thiếu niên dưới 17 tuổi 
đến khám ở Khoa Tâm thần - Bệnh viện Nhi Trung ương 
mỗi tuần thì phần đông mắc các bệnh lí tâm thần liên quan 
đến căng thẳng mà nguyên nhân là do các em học quá căng 
thẳng, ít bạn bè, ít tiếp xúc, bố mẹ hay mắng, đánh đập và 
bắt ép noi theo gương bạn này, bạn khác học giỏi [14]. 
Một số nguyên nhân khác từ phía thầy cô (4,9%), cha 
mẹ quá kì vọng vào con cái, luôn mong muốn con mình 
trở thành người thành tài. Từ đó xuất hiện mâu thuẫn và 
khoảng cách giữa cha mẹ - con cái, chiếm 6,8% trong số 
các em HS được khảo sát. Những nguyên nhân đó chiếm 
một phần nhỏ vào việc gây căng thẳng cho HS lớp 12. 
2.3.4. Một số biện pháp nhằm giảm thiểu căng thẳng cho 
học sinh 
Chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu 
căng thẳng cho HS để các em lựa chọn biện pháp phù 
hợp với mình. Kết quả ở bảng 8. 
Bảng 8 cho thấy: Đa số các em HS lựa chọn biện 
pháp tự tạo động lực cho bản thân (48,3%). Em L.S.D 
cho biết: “Vì chỉ khi bản thân có một cách nhìn nhận 
lạc quan, xác định đúng đắn mục tiêu, con đường của 
mình thì mới có động lực để đạt được mục tiêu đó”. 
Tiếp đến là HS mong đợi là ba mẹ nên quan tâm 
đến cảm xúc của con cái (42,4%). Em T.Y.Q nhận 
định: Vì các vị phụ huynh chỉ quan tâm đến kết quả 
học tập của con cái chứ không để tâm đến quá trình 
học tập của chúng để xem thử chúng đã cố gắng, nỗ 
lực như thế nào, cảm xúc của các con như thế nào 
sau khi nhận được điểm kém hoặc cố gắng cải thiện 
được điểm cao hơn, nếu cha mẹ quan tâm, thông cảm 
cho con cái hơn, em nghĩ con cái sẽ rất trưởng thành, 
tự tin. 
Các biện pháp cần quan tâm khác như xây dựng 
một thời khóa biểu hợp lí, khoa học được các em HS 
lớp 12 lựa chọn nhiều thứ 3 (chiếm 41,5%). Để đạt 
được mục tiêu, các em phải có một kế hoạch học tập 
cụ thể, hợp lí để thực hiện và giám sát. Giải pháp đến 
gặp nhà tâm lí học đường; tổ chức nói chuyện chuyên 
đề; tổ chức câu lạc bộ học tập chiếm 20%. 
Bảng 7. Nguyên nhân gây ra căng thẳng cho HS lớp 12 
STT Nguyên nhân % 
1 Lo lắng về kì thi THPT Quốc gia sắp tới 39,6 
2 Lịch học dày đặc 36,1 
3 Lượng kiến thức nhiều và khó 32,2 
4 Kì vọng từ bố mẹ 19,9 
5 Mâu thuẫn với bố mẹ 6,8 
6 Thầy cô thiên vị 4,9 
Bảng 8. Một số biện pháp giảm thiểu căng thẳng cho HS lớp 12 
STT Biện pháp % 
1 Tự tạo động lực cho bản thân 48,3 
2 Phụ huynh nên quan tâm đến cảm xúc của con cái 42,4 
3 Xây dựng một thời khóa biểu hợp lí, khoa học 41,5 
4 Gặp nhà tâm lí học đường 20 
5 Thực hiện các hoạt động sinh hoạt nhóm/ nói chuyện chuyên đề, câu lạc bộ 20 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 121-127 
127 
3. Kết luận 
Kết quả khảo sát thực trạng mức độ căng thẳng của 
HS lớp 12 ở các trường THPT trên địa bàn TP. Đà Nẵng 
cho thấy: Tỉ lệ HS rất căng thẳng (mức độ 4) chiếm 
23,9% và 12,6% HS căng thẳng (mức độ 3). Những biểu 
hiện khi căng thẳng dễ dàng nhận thấy về mặt cơ thể (đau 
đầu đau bụng, đau lưng); về hành vi (chống đối, trêu 
chọc bạn); về mặt cảm xúc (buồn bã, chán nản mệt 
mỏi) và nhận thức (hay quên; nhớ lại, nhớ lẫn lộn; khó 
hồi tưởng). Nguyên nhân chủ yếu là các em lo lắng về 
kì thi THPT Quốc gia. Biện pháp được HS lựa chọn 
nhiều nhất là tự tạo động lực cho bản thân và các biện 
pháp thực hiện với các tổ chức chương trình tư vấn mùa 
thi, các câu lại bộ học tập và các hoạt động tư vấn nhóm. 
Những kết luận trên đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất 
với các cấp lãnh đạo, với các giáo viên, phụ huynh và các 
bạn HS lớp 12 đang gặp căng thẳng trong học tập về cách 
thức và biện pháp hỗ trợ nhằm giúp HS lớp 12 giảm thiểu 
căng thẳng, lo lắng trong học tập, đồng thời cải thiện chất 
lượng cuộc sống một cách tích cực và lạc quan. 
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin trân trọng 
cảm ơn Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ, 
Đại học Đà Nẵng đã hỗ trợ để đề tài Thử nghiệm 
hoạt động tư vấn tâm lí cho HS trước kì thi THPT 
Quốc gia, Mã số B2017-ĐN03-15 được hoàn thành. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Hinkle L.E. (1987). Stress and disease. The concept 
after 50 years, science, medicine and man, Vol. 25, 
pp. 561-566. 
[2] Brian Gillispie (2001). History of academic 
advising. A chronology of academic advising in 
america. 
[3] Cassidy T. (1999). Stress. Cognition and health, 
Routledge, London. 
[4] Pigott, Teresa A (1999). Gender differences in the 
epidemiology and treatment of anxiety disorders. 
Journal of clinical psychiatry, Vol. 60 (suppl 18), pp. 
4-15. 
[5] Ender S. C and Newton, F. B (2010). Students 
helping students: a guide for peer educators on 
college campuses. San Francisco: jossey-bass. 
[6] Anthony Y. (1993). Counseling - a problem solving 
approach. Amour, Publishing. 
[7] Cormier L.S - Hackney, H. (1993). The professional 
counselor: a process guide to helping (2nd ed.). 
Needham heights, ma: allyn and bacon. 
[8] Egan G. (1994). The skilled helper: a problem-
management approach to helping. Brooks/cole 
publishing company: pacific grove, California. 
[9] Nguyễn Công Khanh (2000). Tâm lí trị liệu. NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[10] Nguyễn Thị Hằng Phương (2009). Thực trạng và 
nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trường 
Trung học phổ thông chuyên Quảng Bình. Tạp chí 
tâm lí học, số 6, tr 38-48. 
[11] Đỗ Văn Đoạt (2018). Khảo sát chiến lược ứng phó 
với căng thẳng trong kì thi chuyển cấp của học sinh 
ở Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo quốc tế học đường lần 6. 
NXB Đại học Sư phạm, tr 214 -219. 
[12] Nguyễn Thị Phương Hoa (2018). Một số vấn đề về 
tham vấn tâm lí học sinh trong nhà trường phổ 
thông. Kỉ yếu hội thảo quốc tế học đường lần 6. 
NXB Đại học Sư phạm, tr 532-540. 
[13] Đỗ Minh Thuý Liên - Vũ Phương Nhi (2018). Ảnh 
hưởng của một số yếu tố tâm lí xã hội đến kết quả 
học tập của học sinh trung học phổ thông. Kỉ yếu 
hội thảo quốc tế học đường lần 6. NXB Đại học Sư 
phạm, tr 228-238. 
[14] Lê Minh Nguyệt - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Phương 
Linh (2018). Áp lực gây căng thẳng tâm lí ở học sinh 
trung học cơ sở. Kỉ yếu hội thảo quốc tế học đường 
lần 6. NXB Đại học Sư phạm, tr 404-417. 
[15] Trần Thị Lệ Thu (2018). Công tác tư vấn tâm lí cho 
học sinh của giáo viên chủ nhiệm tại hệ thống giáo 
dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cầu Giấy. Kỉ yếu hội thảo 
quốc tế học đường lần 6. NXB Đại học Sư phạm, 
tr 796-807). 
[16] Lovibond S.H, Lovibond P.F (1995). Manual for 
the depression anxiety stress scales. Sydney: 
Psychology foundation of Australia. 
[17] Nguyễn Thị Hằng Phương (2011). Phân tích một số 
nguyên nhân dẫn đến rối nhiễu tâm lí và nhu cầu 
được hỗ trợ tâm lí của học sinh trung học phổ thông. 
Hội thảo khoa học quốc tế tâm lí học đường lần 2, 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, tr 121-129. 
[18] Hinkle L.E. (1977). The concept of “stress” in the 
biological and social sciences. Oxford University 
Press. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_muc_do_cang_thang_trong_hoc_tap_cua_hoc_sinh_lop.pdf