Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt: Năng lực sư phạm (NLSP) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp

phần đảm bảo chất lượng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực sư

phạm cần được thường xuyên bồi dưỡng trong quá trình hoạt động nghề

nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và nhiều thay đổi của xã hội và

ngành giáo dục. Để có thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên

trung học cơ sở (THCS) một cách hiệu quả, trước hết, cần hiểu rõ thực trạng

NLSP của họ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng NLSP của đội

ngũ giáo viên các trường THCS Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả

cho thấy, một số thành phần của NLSP của giáo viên THCS Quận 11, Thành

phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

và tình hình thực tiễn hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng NLSP, bài

báo đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên THCS Quận 11.

pdf 9 trang yennguyen 4180
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.126-134 
Ngày nhận bài: 07/7/2019; Hoàn thành phản biện: 20/7/2019; Ngày nhận đăng: 30/7/2019 
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 
TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NGUYỄN NGỌC LUẬN1, TRẦN THỊ TÚ ANH2 
1Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11, TP Hồ Chí Minh 
2Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Tóm tắt: Năng lực sư phạm (NLSP) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp 
phần đảm bảo chất lượng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Năng lực sư 
phạm cần được thường xuyên bồi dưỡng trong quá trình hoạt động nghề 
nghiệp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và nhiều thay đổi của xã hội và 
ngành giáo dục. Để có thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên 
trung học cơ sở (THCS) một cách hiệu quả, trước hết, cần hiểu rõ thực trạng 
NLSP của họ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng NLSP của đội 
ngũ giáo viên các trường THCS Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả 
cho thấy, một số thành phần của NLSP của giáo viên THCS Quận 11, Thành 
phố Hồ Chí Minh vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 
và tình hình thực tiễn hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng NLSP, bài 
báo đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt 
động bồi dưỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên THCS Quận 11. 
Từ khóa: Năng lực sư phạm, giáo viên trung học cơ sở, Quận 11, Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở 
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các 
cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của 
các em” (Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, tập 4, tr. 33). Đảng và Nhà nước luôn khẳng định 
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò 
chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các 
chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản 
toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản 
lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào 
tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển 
kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa 
đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các GV tiểu học, 
THCS, GV, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở 
lên, có năng lực sư phạm” [4]. Với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi 
dưỡng nhân tài cho đất nước, trong những năm qua, giáo dục và đào tạo đã có nhiều cố 
gắng và đạt được những thành tựu rất quan trọng về nhiều mặt, trong đó chất lượng giáo 
dục có những chuyển biến tích cực. Những chuyển biến đó là do ngành giáo dục và đào 
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS... 127 
tạo đã tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, xây dựng và từng bước nâng cao chất 
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 
Năng lực được định nghĩa là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với 
những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. 
Năng lực vừa là tiền đề, điều kiện cho hoạt động đạt kết quả, vừa là kết quả của hoạt 
động, được phát triển ngay trong hoạt động ấy. Năng lực sư phạm là sự tổng hợp những 
kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo nên khả năng thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục 
đạt kết quả và đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông. Thông tư 
số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy 
định Chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông yêu cầu bên cạnh phẩm chất nhà giáo, giáo viên 
cần có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực xây dựng môi trường giáo 
dục; năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; và năng lực sử 
dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai khác và sử dụng 
thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục [2]. 
NLSP của giáo viên được hình thành từ những trải nghiệm cá nhân trước khi vào trường 
sư phạm, thông qua chương trình đào tạo giáo viên trong trường sư phạm và qua bồi 
dưỡng và tự bồi dưỡng trong thời gian hoạt động nghề nghiệp với tư cách là giáo viên. 
Trong đó, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng NLSP là quá trình thường xuyên, liên tục, dựa 
trên mức độ phát triển năng lực của giáo viên. Chính vì vậy, cần tìm hiểu mức độ phát 
triển NLSP của giáo viên, từ đó, định hướng hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng 
NLSP. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về NLSP và bồi dưỡng NLSP cho giáo viên 
phổ thông [2], [5], [6], tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về thực trạng NLSP của giáo viên 
các trường THCS trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. 
Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu thực trạng NLSP của giáo viên các trường THCS Quận 
11, Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thu thập những cơ sở thực tiễn cần thiết để đề xuất 
các biện pháp nhằm định hướng và nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng NLSP cho 
giáo viên THCS trên địa bàn nghiên cứu. 
2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với 95 giáo viên và 30 CBQL ở 9 
trường THCS Quận 11, bao gồm Trường THCS Lê Anh Xuân, Trường THCS Nguyễn 
Văn Phú, Trường THCS Lê Quý Đôn, Trường THCS Nguyễn Huệ, Trường THCS 
Nguyễn Minh Hoàng, Trường THCS Chu Văn An, Trường THCS Phú Thọ, Trường 
THCS Lữ Gia, Trường THCS Hậu Giang. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 
để thu thập ý kiến của CBQL và giáo viên. Phiếu điều tra bao gồm nhiều nội dung liên 
quan đến thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLSP cho 
giáo viên THCS. Tuy nhiên, trong bài báo này, chúng tôi chỉ sử dụng kết quả thu được 
từ các câu hỏi liên quan đến thực trạng NLSP. Các câu hỏi được thiết kế trên thang 
Likert 4 mức độ, tương ứng với 4 mức độ quan trọng của NLSP, đó là: 1: Không quan 
trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Khá quan trọng; 4: Rất quan trọng; và 4 mức độ phát triển 
128 NGUYỄN NGỌC LUẬN, TRẦN THỊ TÚ ANH 
năng lực, đó là: 1: Yếu; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt. CBQL và giáo viên được yêu cầu 
chọn mức độ phù hợp nhất với bản thân. Dữ liệu từ phiếu điều tra được xử lý bằng phần 
mềm SPSS. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn với CBQL và 
giáo viên để thu thập thêm thông tin bổ sung cho nghiên cứu. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào nhận thức về tầm quan trọng của NLSP 
đối với giáo viên THCS và mức độ phát triển của các nhóm NLSP sau: Năng lực phát 
triển chuyên môn, nghiệp vụ; Năng lực xây dựng môi trường giáo dục; Năng lực phát 
triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; Năng lực sử dụng ngoại ngữ, 
công nghệ thông tin, phương tiện. 
3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của năng lực sư phạm 
Nhận thức là kim chỉ nam cho hành động. Việc nhận thức được tầm quan trọng của 
năng lực sư phạm đối với giáo viên sẽ thúc đẩy giáo viên bồi dưỡng nâng cao năng lực 
của bản thân. Tương tự, CBQL nếu nhận thức được tầm quan trọng của năng lực sư 
phạm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên bồi dưỡng nâng cao năng lực của họ. 
Chính vì vậy, chúng tôi đã khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm 
quan trọng của năng lực sư phạm và kết quả được trình bày trong Bảng 1 sau. 
Bảng 1. Nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của các năng lực sư phạm 
TT Năng lực ĐTB ĐLC 
1 Năng lực dạy học 3,42 0,86 
2 Năng lực giáo dục 3,21 0,65 
3 Năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh 2,96 0,87 
4 Năng lực phát triển nghề nghiệp 3,32 0,65 
5 Năng lực xây dựng môi trường giáo dục 3,03 0,80 
6 Năng lực phát triển mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã hội 2,98 0,82 
7 Năng lực ngoại ngữ 3,39 0,57 
8 
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ trong dạy 
học, giáo dục 
3,75 0,54 
Ghi chú: ĐTB: Điểm trung bình: ĐLC: Độ lệch chuẩn; 1≤ ĐTB ≤4 
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, CBQL và giáo viên tại địa bàn khảo sát đã nhận thức được 
tầm quan trọng của những NLSP, với ĐTB ≥ 2,96, từ gần mức Khá quan trọng đến Rất 
quan trọng. Trong đó, tầm quan trọng của Năng lực sử dụng CNTT, thiết bị công nghệ 
trong dạy học, giáo dục được đánh giá cao nhất. Điều này phù hợp với điều kiện thực tế 
của các trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó là, đã quan tâm đầu tư thiết bị công nghệ, 
máy tính và đưa ra yêu cầu ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học. Bên cạnh 
việc nhận thức được vai trò của năng lực dạy học, năng lực giáo dục, những năng lực có 
tính “truyền thống” đối với giáo viên, các khách thể khảo sát đã đề cao vai trò của năng 
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS... 129 
lực ngoại ngữ. Đây cũng là một đặc điểm khá đặc biệt của đội ngũ CBQL, giáo viên của 
Thành phố Hồ Chí Minh, để phù hợp với sự phát triển về kinh tế, xã hội của Thành phố 
trong thời đại công nghệ 4.0 và xu thế hội nhập. Để tiếp cận những tri thức khoa học và 
công nghệ tiên tiến do sự phát triển của công nghệ 4.0 mang lại, con người không thể 
không thông thạo ngoại ngữ. 
Năng lực phát triển nghề nghiệp cũng được đánh giá có vai trò quan trọng ở mức cao. 
Đây là một điểm có ý nghĩa lớn đối với công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm 
của giáo viên THCS Quận 11, Thành phố HCM. Một khi bản thân CBQL, giáo viên thấy 
cần phải phát triển nghề nghiệp thì họ sẽ tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng mà 
Quận, trường tổ chức, cũng như tự bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho bản thân. 
Mặc dù vẫn được nhận thức là quan trọng, nhưng năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh và 
năng lực phát triển mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội được đánh giá ở 
mức thấp hơn. Qua trao đổi với giáo viên, chúng tôi thấy một số giáo viên chưa nhận 
thức rằng tư vấn, hỗ trợ học sinh là nhiệm vụ của mỗi giáo viên chứ không chỉ là của 
những người chuyên về hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lý. 
3.2. Mức độ phát triển của nhóm năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ 
Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ là nhóm năng lực chủ đạo của nghề sư 
phạm, giúp người giáo viên hoàn thành hai nhiệm vụ chủ yếu nhất đó là dạy học và giáo 
dục. Để có thể xây dựng nội dung hoạt động bồi dưỡng NLSP cho giáo viên THCS trên 
địa bàn Quận 11 có hiệu quả, cần hiểu rõ thực trạng năng lực hiện tại của họ. Chính vì 
vậy, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của 
giáo viên THCS của các trường trên địa bàn và thu được kết quả như ở Bảng 2. 
Bảng 2. Nhóm năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của GV 
TT Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ĐTB ĐLC 
1 Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh 
3,15 0,43 
2 Năng lực sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm 
chất, năng lực học sinh 
3,02 0,58 
3 Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng 
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh 
3,22 0,56 
4 Năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, 
năng lực học sinh 
2,84 0,72 
5 Năng lực sử dụng phương pháp giáo dục theo hướng phát triển phẩm 
chất, năng lực học sinh 
3,08 0,84 
6 Năng lực đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 2,71 0,51 
7 Năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh 2,37 0,80 
8 Năng lực phát triển nghề nghiệp (chuyên môn, nghiệp vụ) cho bản thân 2,44 0,56 
 2,73 0,27 
Ghi chú: 1≤ ĐTB ≤4 
130 NGUYỄN NGỌC LUẬN, TRẦN THỊ TÚ ANH 
Bảng 2 cho thấy các năng lực “truyền thống” như năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả 
học tập của học sinh, năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, năng lực sử dụng phương 
pháp giáo dục; năng lực sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên được đánh giá ở 
mức Khá tốt, với ĐTB từ 3,02 đến 3,22. Đây là những năng lực thường được các cơ sở 
đào tạo giáo viên chú trọng trong chương trình của mình. Ngược lại, năng lực tư vấn, hỗ 
trợ học sinh và năng lực phát triển nghề nghiệp (chuyên môn, nghiệp vụ) cho bản thân 
lại được đánh giá ở mức Trung bình (có ĐTB tương ứng là 2,37 và 2,44). Đây là những 
năng lực có thể gọi là “mới”, chưa được nhiều cơ sở đào tạo giáo viên cập nhật, thêm 
vào đó, dù đã cập nhật rồi thì các giáo viên có thâm niên cũng không được tiếp cận. 
Chính vì vậy, các chương trình bồi dưỡng giáo viên cần quan tâm phát triển các năng 
lực này, đặc biệt là cho các giáo viên có nhiều thâm niên nghề sư phạm bởi họ đã hoàn 
thành chương trình đào tạo giáo viên cách nay nhiều năm. 
Điều cần lưu ý nữa là năng lực đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh và năng 
lực xây dựng kế hoạch giáo dục chỉ được đánh giá ở mức Trung bình Khá dù đây là 
những năng lực được chú trọng trong các chương trình đào tạo giáo viên từ trước đến 
nay. Các chương trình bồi dưỡng giáo viên cần bù đắp những thiếu hụt và nâng cao hai 
năng lực này cho giáo viên THCS. 
3.3. Mức độ phát triển của nhóm năng lực xây dựng môi trường giáo dục 
Xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo ra bầu không khí dân chủ, công bằng, mối 
quan hệ cởi mở và thân tình, từ đó, giúp học sinh an tâm, tin tưởng và phát huy mọi 
năng lực của bản thân. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng năng lực xây dựng 
môi trường giáo dục của giáo viên THCS và kết quả được thể hiện trong Bảng 3. 
Bảng 3. Năng lực xây dựng môi trường giáo dục 
TT Năng lực xây dựng môi trường giáo dục ĐTB ĐLC 
1 Năng lực xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh 2,85 0,69 
2 Năng lực xây dựng môi trường học tập tích cực 2,88 0,74 
3 Năng lực thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường 3,31 0,53 
4 Năng lực thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống 
bạo lực học đường 
2,84 0,55 
 2,97 0,21 
Đây là nhóm năng lực có mức phát triển cao nhất trong 4 nhóm được khảo sát, với 
ĐTB chung là 2,97. Trong nhóm năng lực này, năng lực thực hiện quyền dân chủ trong 
nhà trường được đánh giá có mức phát triển tốt nhất, với ĐTB = 3,31. Thực trạng này 
có thể có mối liên hệ với sự thông thoáng, cởi mở trong chính sách và bầu không khí 
dân chủ ở các cơ quan trên địa bàn TPHCM nói chung và ở các trường THCS trên địa 
bàn Quận 11 nói riêng. Tuy nhiên, các trường THCS Quận 11 cũng cần quan tâm hơn 
đến việc nâng cao năng lực xây dựng môi trường văn hóa nhà trường, môi trường học 
tập tích cực, xây dựng nhà trường an toàn, phòng chống bạo lực học đường. 
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS... 131 
3.4. Mức độ phát triển của nhóm năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, 
gia đình và xã hội 
Nhà trường, gia đình và xã hội là 3 lực lượng giáo dục. Mỗi lực lượng đóng vai trò khác 
nhau, dựa trên đặc điểm đặc thù của mình, nhưng cùng hướng đến một mục tiêu chung 
là hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. 
Chính vì vậy, cần xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã 
hội, trong đó, nhà trường, mà cụ thể là các giáo viên đóng vai trò nòng cốt, chủ động 
thực hiện. Giáo viên THCS cần có năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Chúng tôi đã 
khảo sát năng lực phát triển mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục và kết quả thu 
được thể hiện trong Bảng 4. 
Bảng 4. Năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội 
TT Năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, 
gia đình và xã hội 
ĐTB ĐLC 
1 Năng lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên 
liên quan 
2,63 0,64 
2 Năng lực phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt 
động dạy học cho học sinh 
2,32 0,47 
 2,47 0,49 
Cả 2 năng lực trong nhóm này chỉ được đánh giá ở mức Trung bình khá. Nhà trường, 
gia đình và xã hội là 3 lực lượng giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ, phối hợp với nhau để 
cùng đạt mục tiêu giáo dục. Ở lứa tuổi THCS, do những thay đổi phức tạp về tâm sinh 
lý, xã hội nên học sinh THCS càng cần nhận được sự quan tâm từ cả 3 lực lượng giáo 
dục. Sự hạn chế trong năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã 
hội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hoạt động giáo dục học sinh THCS. Quản lý 
các trường THCS Quận 11 cần quan tâm đến vấn đề này. 
3.5. Mức độ phát triển của nhóm năng lực sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, 
phương tiện 
Bảng 5. Năng lực sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, thiết bị 
TT Năng lực sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, thiết bị ĐTB ĐLC 
1 Năng lực sử dụng ngoại ngữ 2,39 1,05 
2 Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ trong dạy 
học, giáo dục 
3,31 0,85 
 2,85 0,41 
Trong thời đại công nghệ 4.0, trong một thế giới phẳng, năng lực sử dụng ngoại ngữ, 
công nghệ thông tin, thiết bị công nghệ là yêu cầu tiên quyết với giáo viên. Năng lực sử 
dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin giúp giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động 
nghề nghiệp thông qua việc cập nhật kiến thức, kỹ năng, ứng dụng công nghệ thông tin 
vào dạy học. Đồng thời, ngoại ngữ và công nghệ thông tin hữu ích trong hoạt động bồi 
132 NGUYỄN NGỌC LUẬN, TRẦN THỊ TÚ ANH 
dưỡng NLSP cho đội ngũ giáo viên THCS. Chính vì vậy, chúng tôi đã khảo sát thực 
trạng năng lực sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, phương tiện của giáo viên 
THCS và kết quả được thể hiện ở Bảng 5. 
Trong nhóm này, năng lực ứng dụng CNTT, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục 
được đánh giá ở mức Khá tốt. Nhu cầu của bản thân giáo viên và yêu cầu của các 
trường trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học cùng với điều kiện kinh tế xã hội phát 
triển của Thành phố Hồ Chí Minh là những yếu tố góp phần cho sự phát triển của năng 
lực này. 
Ngược lại, năng lực sử dụng ngoại ngữ của giáo viên THCS Quận 11 lại được đánh giá 
ở mức Trung bình, với ĐTB = 2,39. Đây là thực trạng chung của đội ngũ giáo viên trên 
cả nước, và dù là thành phố đầu tàu trong phát triển kinh tế, xã hội thì Thành phố HCM 
cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao lưu quốc tế như hiện nay, quản 
lý các trường và giáo viên THCS cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao năng lực 
ngoại ngữ. 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy giáo viên THCS trên địa bàn Quận 11, Thành 
phố Hồ Chính Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của NSLP đối với bản thân. 
Mức độ phát triển của các nhóm NLSP thành phần được đánh giá từ Trung bình đến 
Khá tốt. Trong đó, nhóm năng lực xây dựng môi trường giáo dục có mức phát triển cao 
nhất, nhóm năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội có mức 
phát triển thấp nhất. Trong mỗi nhóm NLSP, có những năng lực thành phần có mức độ 
phát triển khá tốt, bên cạnh đó, có những năng lực thành phần cần được quan tâm bồi 
dưỡng. Từ kết quả thực trạng NLSP của giáo viên THCS ở Quận 11, Thành phố Hồ Chí 
Minh, nghiên cứu đề xuất một số vấn đề sau: 
(1) Các nhà quản lý giáo dục, trong đó đặc biệt là Hiệu trưởng các trường THCS, cần 
quan tâm nâng cao nhận thức của CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của một số 
thành phần của NLSP. Trong đó, cần nhấn mạnh vai trò của năng lực tư vấn, hỗ trợ học 
sinh và năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, bởi đây là 
những năng lực đặc biệt cần thiết để đáp ứng nhu cầu của học sinh trong xã hội thay đổi 
nhanh chóng và ở lứa tuổi dậy thì với nhiều thách thức, khó khăn. Các buổi nói chuyện 
chuyên đề, các khóa bồi dưỡng năng lực cho giáo viên cần quan tâm đến nội dung này. 
(2) Các chương trình bồi dưỡng nâng cao NLSP cho giáo viên cần quan tâm phát triển 
năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh và năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho 
bản thân giáo viên. Cần tạo điều kiện và khuyến khích các CBQL và giáo viên trong 
thành phần của Tổ Tư vấn Tâm lý theo Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo về Hướng dẫn hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường trung học 
phổ thông [1] tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh. 
Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển các kỹ năng học tập, phát triển chuyên môn, 
nghiệp vụ cho toàn bộ giáo viên. 
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SƯ PHẠM CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS... 133 
(3) Các cơ sở đào tạo giáo viên, CBQL các trường THCS cần quan tâm nhiều hơn đến 
nâng cao năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Hiện 
nay, chương trình đào tạo giáo viên của nhiều trường sư phạm đã giảm thiểu số lượng 
các tín chỉ của các môn Tâm lý học, Giáo dục học. Bên cạnh đó, các môn học này vẫn 
còn nặng về lý thuyết, ít thực hành nên sinh viên sư phạm khi ra trường có năng lực 
phát triển mối quan hệ giữa 3 lực lượng giáo dục còn ở mức hạn chế. Trong khi đó, 
giáo viên đương nhiệm ở một thành phố rộng lớn và phát triển như Thành phố Hồ Chí 
Minh, thường ít có cơ hội để phát triển năng lực này. Chính vì vậy, các trường cần, 
một mặt, xác định yêu cầu, nhiệm vụ để giáo viên chủ động thiết lập và duy trì mối 
quan hệ với gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh. Mặt khác, đưa năng 
lực này vào trong nội dung bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên THCS, giúp họ cập 
nhật kiến thức về đặc điểm của gia đình, xã hội trong thời đại ngày nay, và phát triển 
kỹ năng xây dựng và duy trì mối quan hệ với gia đình và xã hội nhằm thực hiện tốt 
mục tiêu giáo dục. 
(4) Các trường THCS tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cần có biện pháp phù hợp 
để khuyến khích, tạo điều kiện và thúc đẩy giáo viên của mình nâng cao năng lực ngoại 
ngữ của bản thân. Trong đó, chú trọng việc động viên giáo viên tự học, tự bồi dưỡng 
khả năng ngoại ngữ của mình bởi việc phát triển năng lực ngoại ngữ đòi hỏi thời gian 
dài và thực hành thường xuyên, không phù hợp với các khóa tập huấn ngắn hạn. Bên 
cạnh đó, cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học, tự bồi dưỡng năng lực 
ngoại ngữ của giáo viên, tránh tình trạng giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng trong 
thực tế không thể sử dụng ngoại ngữ vào giao tiếp và cập nhật kiến thức. 
Tóm lại, do vai trò rất quan trọng, góp phần đảm bảo chất lượng hoạt động nghề nghiệp 
của người giáo viên, NLSP cần được quan tâm bồi dưỡng, phát triển trong quá trình 
giáo viên hành nghề. Việc đánh giá đúng thực trạng nhận thức về vai trò và mức độ phát 
triển hiện tại của NLSP của giáo viên sẽ cung cấp cơ sở thực tiễn cần thiết để định 
hướng và xây dựng nội dung, chương trình hoạt động bồi dưỡng NLSP đáp ứng yêu cầu 
về chuẩn của người giáo viên trung học phổ thông và nhu cầu thực tế của giáo viên 
THCS trên địa bàn nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Thông tư số số 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 18 tháng 12 
năm 2017 về Hướng dẫn hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường trung học 
phổ thông. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 
năm 2018 ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ 
thông, Hà Nội. 
[3] Trần Công Dương (2007). Năng lực sư phạm và một số biện pháp bồi dưỡng năng lực 
sư phạm cho giáo viên toán THCS, Tạp chí Giáo dục, số 169 (kỳ 1-8/2007). 
134 NGUYỄN NGỌC LUẬN, TRẦN THỊ TÚ ANH 
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29/2013/NQ-
TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Hà Nội. 
[5] Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trần Việt Cường (2009). Năng lực sư phạm của người giáo 
viên, Tạp chí Giáo dục, số 211, (kỳ 1-2009). 
[6] Nguyễn Đức Thạch (2017). Nguyên tắc và biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng 
lực sư phạm cho giảng viên các trường cao đẳng công an nhân dân, Tạp chí Giáo dục, 
số 417, ngày 7 tháng 11 năm 2017. 
Title: THE STATUS OF PEDAGOGICAL COMPETENCES OF JUNIOR HIGH SCHOOL 
TEACHERS IN DISTRICT No. 11, HO CHI MINH CITY 
Abstract: Pedagogical competencies play an essential role in the quality of the teacher's 
professional activities. Pedagogical competences need to be frequently fostered to meet the 
increasing requests and changes in the society and the educational system. To organise training 
courses effectively to improve pedagogical competences of Junior High School (JHS) teachers, 
it is necessary to understand the status of their pedagogical competences. This paper presents 
the findings of the status of pedagogical competences of JHS teachers in District No. 11, Ho Chi 
Minh City. The results showed that pedagogical competences of JHS teachers of District No. 11 
in Ho Chi Minh City were limited and unable to meet the requirements of educational 
renovation and the current situation. Based on the results of this research, this paper proposed 
some suggestions to improve the efficiency of activities to foster pedagogical competences of 
JHS teachers at District No. 11 in Ho Chi Minh City. 
Keywords: Pedagogical competence, Junior High School teachers, District No 11, Ho Chi 
Minh City. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nang_luc_su_pham_cua_doi_ngu_giao_vien_trung_hoc.pdf