Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Abtract: Secondary school students are in the phase of psychological and physical and cognitive

changes. Therefore, moral education plays an important role in helping the students recognize the

appropriate behaviours in line with the moral standards and norms of the society. In this article,

author presents situation of management of moral education for secondary school students in Thai

Binh city, Thai Binh province.

pdf 5 trang yennguyen 7520
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 44-48 
44 
Email: hongvan74kb@gmail.com 
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC 
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH, TỈNH THÁI BÌNH 
Nguyễn Thị Hồng Vân - Trường Trung học cơ sở Kì Bá, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình 
Ngày nhận bài: 04/06/2018; ngày sửa chữa: 09/06/2018; ngày duyệt đăng: 18/06/2018. 
Abtract: Secondary school students are in the phase of psychological and physical and cognitive 
changes. Therefore, moral education plays an important role in helping the students recognize the 
appropriate behaviours in line with the moral standards and norms of the society. In this article, 
author presents situation of management of moral education for secondary school students in Thai 
Binh city, Thai Binh province. 
Keywords: Morality, moral education, student, secondary school, management. 
1. Mở đầu 
Giáo dục nước ta đang chuyển mình trong thế giới có 
nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập 
quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng 
khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, 
kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực 
tiếp đến sự phát triển giáo dục. GD-ĐT có vai trò quan trọng 
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. 
Có thể nói, nền tảng giáo dục phổ thông vững chắc dựa trên 
cơ sở hình thành và phát triển nhân cách con người, hướng 
tới mục tiêu phát triển toàn diện 
Chúng ta đang đối mặt với xu hướng cầu hóa và hội 
nhập, thực trạng phát triển nhanh như vũ bão của công 
nghệ thông tin trong khi chưa thực sự kiểm soát được dẫn 
tới còn có một bộ phận học sinh (HS) trung học cơ sở 
(THCS) có sự sa sút về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển 
lệch lạc, sống vô cảm, ý thức kém trong quan hệ cộng 
đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có ý chí, tính 
tự chủ kém nên dễ bị lôi cuốn vào những hành động xấu, 
không lí tưởng, không mục đích, sống buông thả, đua đòi, 
có hành vi côn đồ... Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực 
trạng trên mà nhà trường, gia đình phải tích cực kiểm soát. 
Vì vậy, việc quản lí hoạt động giáo dục đạo đức (GDĐĐ) 
trong nhà trường đang cần được quan tâm. 
Bài viết trình bày thực trạng quản lí hoạt động 
GDĐĐ cho HS THCS trên địa bàn TP. Thái Bình, tỉnh 
Thái Bình. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
Để tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho 
HS THCS trên địa bàn TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình, 
chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 195 cán bộ quản lí 
(CBQL), giáo viên (GV) ở 5 trường THCS (Kì Bá, Minh 
Thành, Trần Phú, Tây Sơn và Phú Xuân) trên địa bàn TP. 
Thái Bình năm học 2016-2017 bằng nhiều phương pháp 
nghiên cứu như: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, tọa 
đàm, thống kê toán học để xử lí số liệu điều tra bằng phần 
mềm SPSS, phần mềm Excel. Chúng tôi sử dụng thang 
đo Likert 3 bậc và sau đó lượng hóa thang đo theo các 
mức độ tương ứng: Thường xuyên/Rất tốt (3 điểm); thỉnh 
thoảng/Tốt (2 điểm); Chưa bao giờ/Chưa tốt (1 điểm). 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo 
viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học 
sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành 
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình (xem bảng 1) 
Bảng 1. Nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của GDĐĐ cho HS tại các trường THCS 
trên địa bàn TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình 
TT Nội dung đánh giá 
Mức độ 
Đồng ý Không đồng ý 
Số lượng 
(SL) 
(%) SL % 
1 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 92 47,2 103 52,8 
2 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 88 45,1 107 54,9 
3 Cả Tài và Đức đều quan trọng 187 95,9 8 4,10 
4 GDĐĐ chỉ có trong môn GDCD 115 59,0 80 41,0 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 44-48 
45 
5 GDĐĐ có trong tất cả các môn học 109 55,9 86 44,1 
6 GDĐĐ chỉ cần thực hiện trong nhà trường 39 20,0 156 80,0 
7 GDĐĐ chỉ cần thực hiện ở gia đình 33 16,9 162 83,1 
8 GDĐĐ chỉ cần thực hiện ở ngoài xã hội 39 20,0 156 80,0 
9 GDĐĐ cần thực hiện ở cả gia đình, nhà trường và ngoài xã hội 193 99,0 2 1,0 
10 GDĐĐ chỉ cần phải thực hiện ở lứa tuổi HS 49 25,1 146 74,9 
11 GDĐĐ cần thực hiện ở mọi lứa tuổi 175 89,7 20 10,3 
12 GDĐĐ chỉ cần thực hiện khi có người khác kiểm tra, nhắc nhở 6 3,10 189 96,9 
13 GDĐĐ cần thực hiện một cách tự nguyện, thường xuyên 175 89,7 20 10,3 
Kết quả bảng 1 cho thấy: hầu hết CBQL và GV nhận 
thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của GDĐĐ trong 
cuộc sống, cụ thể: 95,9% CBQL và GV cho rằng cả tài 
và đức đều rất quan trọng, 45,1% CBQL và GV cho rằng 
tài năng quan trọng hơn đạo đức và 47,2% CBQL và GV 
cho rằng đạo đức quan trọng hơn tài năng. 
Đánh giá về vai trò của GDĐĐ trong các môn học: 
có 59,0% CBQL và GV cho rằng GDĐĐ chỉ có trong 
môn Giáo dục công dân; 55,9% CBQL và GV được 
khảo sát cho rằng GDĐĐ có trong các môn học. Để đánh 
giá về việc GDĐĐ ở nhà trường, gia đình và xã hội có 
20,0% GV cho rằng GDĐĐ chỉ cần thực hiện ở nhà 
trường và 16,9% GV cho rằng GDĐĐ chỉ cần thực hiện 
ở gia đình, có 20,0% GV cho rằng GDĐĐ chỉ cần thực 
hiện ở ngoài xã hội. Nhưng bên cạnh đó, có tới 99,0% 
GV cho rằng GDĐĐ cần thực hiện ở cả gia đình, nhà 
trường và ngoài xã hội và 89,7% GV cho rằng GDĐĐ 
cần thực hiện ở mọi lứa tuổi. 
Như vậy, phần lớn GV đều nhận thức được tầm quan 
trọng của đạo đức trong nhân cách của con người, nhưng 
chưa nhận thức đúng vai trò GDĐĐ trong các môn học, 
trong các hoạt động khác nhau của nhà trường và trách 
nhiệm của GV, gia đình. 
2.2.2. Thực trạng kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 
các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Thái 
Bình, tỉnh Thái Bình 
Đạo đức của con người biểu hiện rất đa dạng qua 
nhận thức, thái độ, hành vi trong học tập, trong cuộc sống 
hàng ngày. Vì vậy, việc đánh giá đạo đức, kết quả rèn 
luyện, xếp loại đạo đức cho đúng là công việc khó khăn, 
phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cần phải 
kết hợp thu thập nhiều nguồn thông tin khác nhau. 
Kết quả xếp loại hạnh kiểm của HS 5 trường THCS 
trên địa bàn TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình qua 03 năm 
học 2014-2015; 2015-2016; 2016-2017 được thể hiện ở 
bảng 2: 
Bảng 2, cho thấy: Trong 3 năm học, đa số HS xếp loại 
hạnh kiểm tốt; hạnh kiểm khá chiếm tỉ lệ nhỏ; một số ít 
HS xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu (0,1%) tuy 
nhiên, cũng cần phải quan tâm đúng mức. Đây là vấn đề 
mà các trường THCS trên địa bàn TP. Thái Bình cần đặc 
biệt quan tâm, nhanh chóng tìm ra những biện pháp tích 
cực, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng trong việc 
GDĐĐ HS. 
Trong những năm gần đây, giáo dục của TP. Thái 
Bình đã có nhiều thay đổi nhờ tăng cường và tổ chức tốt 
công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, 
giáo dục nhân cách cho HS. Các nhà trường đã có những 
kế hoạch, biện pháp tích cực trong giáo dục, đặc biệt là 
trong công tác GDĐĐ. 
2.2.3. Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức 
cho học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Thái 
Bình, tỉnh Thái Bình 
- Thực trạng lập kế hoạch GDĐĐ cho HS THCS 
(xem bảng 3) 
Bảng 2. Xếp loại hạnh kiểm của HS các trường THCS trên địa bàn TP. Thái Bình trong 3 năm học 
Năm học Số lượng (SL) 
Xếp loại hạnh kiểm (%) 
Tốt Khá TB Yếu 
2014 - 2015 9446 86,1 12,5 1,4 0,1 
2015 - 2016 9383 83,7 13,8 2,3 0,1 
2016 - 2017 8550 85,0 12,9 1,9 0,1 
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015, 2015-2016; 2016-2017 
của phòng GD-ĐT TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 44-48 
46 
Bảng 3 cho thấy: Việc lập kế hoạch của các trường 
được thực hiện khá tốt, việc lập kế hoạch GDĐĐ cho cả 
năm được đánh giá là việc làm thường xuyên (chiếm 
100%), tiếp theo đó là việc lên kế hoạch cho từng học kì 
(chiếm 87,2%) và cho từng tháng (chiếm 80,0%). Tuy 
nhiên, có thế thấy, việc xây dựng kế hoạch cho từng tuần 
chưa được quan tâm đúng mức (45,1%), có 24,6% 
CBQL và GV cho rằng, chưa bao giờ thực hiện. 
- Thực trạng tổ chức GDĐĐ cho HS THCS (xem 
bảng 4) 
Bảng 4 cho thấy: Tổ chức phối hợp; tổ chức triển khai 
và điều phối hoạt động GDĐĐ được các CBQL và GV 
thực hiện tốt hơn (với ĐTB lần lượt là 2,40 và 2,35). Tuy 
nhiên, đối với việc phân công quản lí thì chỉ có 28,2% ý 
kiến đánh giá đạt mức độ rất tốt trong khi đó có tới 64,1% 
ý kiến đánh giá mức độ chưa tốt; đối với việc chuẩn bị 
nguồn lực thì có tới 33,3% ý kiến đánh giá chưa tốt. 
Qua khai thác thông tin và tọa đàm trực tiếp cho thấy, 
phải có một bộ phận chuyên trách về quản lí GDĐĐ gồm 
đại diện: Bí thư Chi bộ, Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công 
đoàn, Tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, Tổng phụ trách 
Đội, Bí thư Đoàn Thanh niên,... xây dựng kế hoạch hoạt 
động của mình, mà trọng tâm là duy trì nề nếp, phát động 
thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, theo dõi, 
thi đua, đánh giá, khen thưởng, kỉ luật... Tổ chức các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động nhân đạo từ thiện, 
các cuộc thi nhằm tuyên truyền phòng chống ma túy, tệ 
nạn xã hội, bảo vệ môi trường, thi tìm hiểu truyền thống, 
thi văn nghệ, thể dục thể thao... Thông qua các hoạt động 
trên nhằm nâng cao giá trị đạo đức cách mạng, rèn luyện 
năng lực thể lực cho HS. 
Để quản lí GDĐĐ cần phải xây dựng bộ máy tổ chức 
thích hợp. Các bộ phận này có trách nhiệm kế hoạch hóa, 
chỉ đạo, kiểm tra công tác GDĐĐ cho HS; quan tâm, tạo 
điều kiện để HS có môi trường thuận lợi trong việc phát 
triển và hoàn thiện nhân cách, từ đó giúp các em hoàn 
thiện dần hành vi đạo đức của mình để trở thành một 
công dân tốt cho xã hội. 
- Thực trạng chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HS THCS 
Cần chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HS thông qua các 
môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp như hoạt động 
vui chơi, hoạt động xã hội - chính trị, hoạt động thể dục 
thể thao nhằm giáo dục cho HS những tri thức khoa học 
Bảng 4. Thực trạng tổ chức GDĐĐ cho HS các trường THCS trên địa bàn TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình 
STT Nội dung triển khai 
Mức độ thực hiện 
ĐTB 
Thứ 
bậc 
Rất tốt Tốt Chưa tốt 
SL % SL % SL % 
1 Phân công quản lí 55 28,2 15 7,7 125 64,1 0,9 5 
2 Chuẩn bị nguồn lực 88 45,1 42 21,5 65 33,3 1,6 4 
3 Tổ chức phối hợp 165 84,6 30 15,4 0 0,0 2,40 1 
4 Tổ chức triển khai 185 94,9 10 5,1 0 0,0 2,35 2 
5 Điều phối hoạt động 120 61,5 72 36,9 3 1,5 2,30 3 
Bảng 3. Thực trạng lập kế hoạch GDĐĐ cho HS các trường THCS trên địa bàn TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình 
STT Các loại kế hoạch 
Mức độ thực hiện 
ĐTB 
Thứ 
bậc 
Thường xuyên 
Thỉnh 
thoảng 
Chưa 
bao giờ 
SL 
Tỉ lệ 
(%) 
SL % SL % 
1 Kế hoạch GDĐĐ cho cả năm học 195 100,0 0 0,0 0 0,0 1,95 1 
2 
Kế hoạch GDĐĐ cho các ngày lễ 
lớn và các đợt thi đua trong năm 
107 54,9 23 11,8 0 0,0 1,60 4 
3 Kế hoạch GDĐĐ cho từng học kì 170 87,2 7 3,6 0 0,0 1,77 3 
4 Kế hoạch GDĐĐ từng tháng 156 80,0 29 14,9 10 5,1 1,85 2 
5 Kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần 88 45,1 59 30,3 48 24,6 1,47 5 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 44-48 
47 
thực tế, những chuẩn mực đạo đức, kĩ năng giao tiếp nhằm 
xây dựng và phát triển phẩm chất, năng lực của HS. 
Thực tế cho thấy hầu hết các trường đã thực hiện tốt 
việc chỉ đạo GDĐĐ cho HS (xem bảng 5). 
- Thực trạng kiểm tra, đánh giá GDĐĐ cho HS THCS 
(xem bảng 6) 
Công tác kiểm tra giúp nhà quản lí có thể đánh giá 
được tiến độ thực hiện kế hoạch, tìm ra những ưu điểm 
cũng như những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực 
hiện để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh 
đó, kiểm tra, đánh giá còn là cơ sở để khen thưởng hợp 
lí, có tác dụng khích lệ tinh thần nhằm mang lại hiệu quả 
cao trong công việc. 
Bảng 6 cho thấy: việc kiểm tra hoạt động GDĐĐ của 
GV chủ nhiệm, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ 
trong từng tuần, kiểm tra hoạt động tự quản của HS được 
tiến hành thường xuyên và đạt kết quả tốt hơn; việc kiểm 
tra hồ sơ giáo án đột xuất, định kì; tổ chức hội thảo rút 
kinh nghiệm nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực 
thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ thông qua hoạt động giảng 
dạy và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội 
ngũ GV vì đây là hoạt động kiểm tra, đánh giá được đánh 
giá là kém nhất tại một số trường THCS. 
2.3. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục 
đạo đức cho học sinh các trường trung học cơ sở trên 
địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình 
Bảng 6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá GDĐĐ cho HS THCS 
TT Nội dung triển khai 
Mức độ thực hiện 
ĐTB 
Thứ 
bậc 
Rất tốt Tốt Chưa tốt 
SL % SL % SL % 
1 
Kiểm tra hoạt động GDĐĐ của GV chủ 
nhiệm 
173 88,7 22 11,3 0 0,0 2,89 1 
2 Kiểm tra hoạt động tự quản của HS 96 49,2 42 21,5 57 29,2 2,20 3 
3 
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ 
trong từng tuần 
125 64,1 30 15,4 40 20,5 2,44 2 
4 Kiểm tra công tác giáo dục HS cá biệt 59 30,3 10 5,1 126 64,6 1,66 5 
5 
Việc kiểm tra các hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp của các bộ phận được 
phân công, 
12 6,2 98 50,3 85 43,6 1,63 6 
6 
Kiểm tra hoạt động GDĐĐ của GV bộ 
môn 
61 31,3 71 36,4 63 32,3 1,99 4 
7 
Hiệu trưởng các trường cần tăng cường 
chỉ đạo dự giờ thăm lớp, 
43 22,1 13 6,7 139 71,3 1,51 7 
8 Kiểm tra hồ sơ giáo án đột xuất, định kì. 22 11,3 14 7,2 159 81,5 1,30 8 
9 Tổ chức hội thảo rút kinh 5 2,6 15 7,7 175 89,7 1,13 9 
Bảng 5. Thực trạng chỉ đạo thực hiện GDĐĐ cho HS các trường THCS 
trên địa bàn TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình 
STT Nội dung triển khai 
Mức độ thực hiện 
ĐTB 
Thứ 
bậc 
Rất tốt Tốt Chưa tốt 
SL % SL % SL % 
1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch 131 67,2 64 32,8 0 0,0 1,0 5 
2 Chỉ đạo về chuyên môn 153 78,5 42 21,5 0 0,0 1,1 4 
3 Chỉ đạo về nghiệp vụ 165 84,6 30 15,4 0 0,0 1,2 3 
4 Chỉ đạo thực hiện 185 94,9 10 5,1 0 0,0 1,3 2 
5 Chỉ đạo kiểm tra đánh giá 123 63,1 72 36,9 0 0,0 1,4 1 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 44-48 
48 
Từ những kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác 
quản lí GDĐĐ cho HS các trường THCS trên địa bàn 
thành phố Thái Bình, tác giả nhận thấy có những ưu điểm 
và hạn chế sau: 
2.3.1. Ưu điểm 
- Về phía CBQL: có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm 
quan trọng của công tác quản lí GDĐĐ cho HS. Nhiều hiệu 
trưởng đã quán triệt tốt các chỉ thị, các văn bản hướng dẫn 
của các cấp, các ngành đến đội ngũ GV, HS ngay từ đầu 
năm học. Trong quá trình giáo dục toàn diện, hiệu trưởng đã 
có chỉ tiêu, kế hoạch, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng 
GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. 
- Về phía GV: Bên cạnh nâng cao nhận thức cho GV 
chủ nhiệm, GV bộ môn và các đoàn thể trong trường, các 
nhà trường tiếp tục triển khai kế hoạch GDĐĐ HS thường 
kì từ cán bộ đến các lực lượng để họ quán triệt tốt nội dung, 
chương trình, chỉ đạo HS tham gia hoạt động do nhà trường 
đề ra một cách có hiệu quả. Sự phong phú của các hoạt động 
giáo dục ngoài giờ lên lớp: Tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn, 
giao lưu, thi tìm hiểu, tham quan... thật sự đã trở thành hoạt 
động GDĐĐ cho HS có hiệu quả. Sự chỉ đạo và phối hợp 
giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm phát huy 
sức mạnh tổng hợp của các lực lượng này trong việc nâng 
cao hiệu quả công tác GDĐĐ HS. 
- Về phía HS: Đa số HS có nhận thức đúng đắn về 
chuẩn mực đạo đức nên đã có những thái độ, hành vi đạo 
đức đúng đắn; tự vươn lên để khẳng định mình trong học 
tập, rèn luyện và tu dưỡng; có lí tưởng, có lối sống lành 
mạnh, ham học hỏi, có hoài bão và ước mơ cao đẹp; 
không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để hoàn 
thiện phẩm chất và nhân cách, biết coi trọng những giá 
trị tinh thần, giá trị đạo đức nhất là giá trị đạo đức truyền 
thống, không bị cám dỗ trước những tác động xấu, tầm 
thường, giữ được kỉ cương, nề nếp. 
2.3.2. Hạn chế 
Công tác quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS còn có 
một số hạn chế sau: 
+ Xây dựng kế hoạch chưa sát thực tế, còn chung 
chung. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch không được sâu 
sát, ít kiểm tra đánh giá. 
+ Nội dung GDĐĐ chưa toàn diện còn nghèo nàn chưa 
đáp ứng được yêu cầu của GDĐĐ trong tình hình mới, việc 
thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Các biện pháp, phương 
pháp tổ chức GDĐĐ chưa phát huy tính tích cực của HS. 
+ Sự phối hợp 3 môi trường: Nhà trường, gia đình và 
xã hội trong công tác GDĐĐ chưa có hiệu quả cao. 
+ Việc đánh giá, kiểm tra, khen thưởng kỉ luật về 
công tác GDĐĐ HS vẫn còn chưa hiệu quả, chưa kịp thời 
nên chưa khuyến khích được các lực lượng giáo dục 
tham gia quản lí GDĐĐ cho HS. 
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: Sự phối hợp của 
các lực lượng GDĐĐ trong và ngoài nhà trường chưa nhịp 
nhàng, chưa hiệu quả, nhiều khi còn bị xem nhẹ vì thế chưa 
phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia 
GDĐĐ cho HS, có lúc nhà trường mất đi tính chủ động, 
làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lí GDĐĐ cho 
HS. Vì vậy, việc tìm ra một số biện pháp để nâng cao hiệu 
quả quản lí công tác GDĐĐ cho HS là một vấn đề hết sức 
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở các trường THCS. 
3. Kết luận 
Trong những năm qua, các trường THCS trên địa bàn 
TP. Thái Bình đã có nhiều cố gắng trong công tác GDĐĐ 
HS. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lí hoạt động 
GDĐĐ trong nhà trường còn nhiều hạn chế; công tác tổ 
chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá ở một số lĩnh vực chưa 
mang lại hiệu quả cao; hình thức tổ chức các hoạt động giáo 
dục chưa phong phú, thiếu các biện pháp quản lí phù hợp; 
những tồn tại yếu kém trong việc GDĐĐ có nguyên nhân 
chủ quan và nguyên nhân khách quan. Để khắc phục tình 
trạng này, các nhà quản lí cần có sự chuyển biến thực sự về 
nhận thức trong công tác quản lí hoạt động GDĐĐ HS và 
rất cần có sự đổi mới căn bản về quản lí hoạt động GDĐĐ 
trong các nhà trường; từ đó, sớm tìm ra những biện pháp 
hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng quản lí GDĐĐ HS hơn 
nữa, góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng 
và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (2010). Cẩm nang giáo dục đạo đức, lối 
sống, phòng chống bạo lực trong nhà trường. NXB 
Văn hóa - Thông tin. 
[2] Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sĩ Quý 
(2001). Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong 
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB 
Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[3] Trần Văn Giàu (1993). Giá trị tinh thần truyền thống 
của dân tộc Việt Nam. NXB TP. Hồ Chí Minh. 
[4] Đỗ Huy (2002). Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự 
biến đổi của nó trong thế kỉ XX. NXB Chính trị 
Quốc gia - Sự thật. 
[5] Lê Thị Kim Thúy (2018). Thực trạng quản lí hoạt 
động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường 
tiểu học thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 
Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 21-25; 16. 
[6] Phạm Khắc Chương (1995). Một số vấn đề giáo dục 
đạo đức và giáo dục đạo đức trong trường phổ 
thông. NXB Giáo dục. 
[7] Phạm Thị Vui (2018). Một số biện pháp giáo dục đạo 
đức cho học viên tại các trung tâm giáo dục nghề 
nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành 
phố Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 39-43.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_li_hoat_dong_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_t.pdf