Vẽ kỹ thuật có hướng dẫn ứng dụng Autocad (Phần 2)

§1. KHÁI NIỆM CHUNG

Vẽ kỹ thuật là một môn kỹ thuật cơ sở. Nó là ngôn ngữ quốc tế của các nhà kỹ

thuật. Văn phạm của ngôn ngữ ngày chính là hình học họa hình và các tiêu chuẩn Nhà

nước vế Vẽ kỹ thuật. Vì vậy sau mỗi phần lý thuyết đều có bài tập để thực hành bằng

các dụng cụ vẽ và cuối cùng là hướng dẫn sử dụng máy vi tính để thiết lập bản vẽ

(AutoCAD).

§2. VẬT LIỆU VÀ DỤNG cụ VẼ

1. Vật liệu

a. Giấy vẽ: Thông thường có giấy vẽ dày (croquis) dùng để vẽ tinh làm cơ sở để

thiết lập các bản can. Phải chọn mặt nhẵn để vẽ. Giấy can (tương tự như giấy bóng mờ),

dùng để can bản vẽ. Có loại giấy can hiện đại không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ

ẩm. Cũng có loại giấy can bằng polyester rất bền chắc dùng để lập bản can. Ngoài ra

người ta còn dùng giấy kẻ ly, kẻ ô vuông để lập các bản vẽ phác.

b. Bút chì: Có loại mềm ký hiệu là B, có loại cứng ký hiệu là H. Con số đứng trước

thể hiện độ cứng. Bút chì 6B rất mềm, 4H rất cứng. Trong vẽ kỹ thuật nên dùng HB để

vẽ nét mảnh và 2B để vẽ nét dậm.

Bút chì cứng thì gọt đầu theo hình nón có

góc đỉnh rất nhỏ. Bút chì mềm thì gọt vát hai

bên lõi chì (hình 1.1).

Để mài nhọn bút chì, nên có một mảnh

giấy nháp thật mịn dán lên một mảnh bìa gấp

đôi cho sạch sẽ.

c. Mực: Phải dùng mực chuyên dùng để

\ẽ hoăc can bản vẽ có bán ở thi trường

pdf 91 trang yennguyen 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vẽ kỹ thuật có hướng dẫn ứng dụng Autocad (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vẽ kỹ thuật có hướng dẫn ứng dụng Autocad (Phần 2)

Vẽ kỹ thuật có hướng dẫn ứng dụng Autocad (Phần 2)
Chương I
§1. KHÁI NIỆM CHUNG
Vẽ kỹ thuật là một môn kỹ thuật cơ sở. Nó là ngôn ngữ quốc tế của các nhà kỹ 
thuật. Văn phạm của ngôn ngữ ngày chính là hình học họa hình và các tiêu chuẩn Nhà 
nước vế Vẽ kỹ thuật. Vì vậy sau mỗi phần lý thuyết đều có bài tập để thực hành bằng 
các dụng cụ vẽ và cuối cùng là hướng dẫn sử dụng máy vi tính để thiết lập bản vẽ 
(AutoCAD).
§2. VẬT LIỆU VÀ DỤNG cụ VẼ
1. Vật liệu
a. Giấy vẽ: Thông thường có giấy vẽ dày (croquis) dùng để vẽ tinh làm cơ sở để
thiết lập các bản can. Phải chọn mặt nhẵn để vẽ. Giấy can (tương tự như giấy bóng mờ),
dùng để can bản vẽ. Có loại giấy can hiện đại không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ 
ẩm. Cũng có loại giấy can bằng polyester rất bền chắc dùng để lập bản can. Ngoài ra 
người ta còn dùng giấy kẻ ly, kẻ ô vuông để lập các bản vẽ phác.
b. Bút chì: Có loại mềm ký hiệu là B, có loại cứng ký hiệu là H. Con số đứng trước 
thể hiện độ cứng. Bút chì 6B rất mềm, 4H rất cứng. Trong vẽ kỹ thuật nên dùng HB để 
vẽ nét mảnh và 2B để vẽ nét dậm.
Bút chì cứng thì gọt đầu theo hình nón có 
góc đỉnh rất nhỏ. Bút chì mềm thì gọt vát hai
bên lõi chì (hình 1.1).
Để mài nhọn bút chì, nên có một mảnh 
giấy nháp thật mịn dán lên một mảnh bìa gấp 
đôi cho sạch sẽ.
c. Mực: Phải dùng mực chuyên dùng để
\ẽ hoăc can bản vẽ có bán ở thi trường. , ^ ^
Hình 1.1.
d. Tẩy. Dùng loại tẩy trắng và mềm. Khi cần tẩy một phần nét vẽ thì nên có một 
mảnh phim dùng dao trổ rạch các rãnh khác nhau đạt lên chỗ cần tẩy giới hạn phần cần 
tẩy, tránh tẩy cả phần khác.
c. Đinh mũ, hăng dính: Người ta dùng đinh mũ hoặc băng dính để cố định bản vẽ 
ngay ngắn trên bàn vẽ.
2. Dụng cụ
a. Ván vẽ làm bằng gỗ tương đối mềm để găm đinh mũ dễ dàng, có nẹp bằng gỗ 
cứng để giữ ván không bị vênh. Mặt ván phải thật phẳng và nhẵn, đặc biệt mép trái phải 
thật thẳng và nhẫn để đầu thước T trượt trên đó khi vẽ.
b. Bàn vẽ dùng để đỡ ván vẽ. Có nhiều kiểu khác nhau từ thô sơ đến hiện đại, có
khả năng điều chỉnh được độ nghiêng của mặt bàn.
c. Thước T dùng để kẻ các đường song song, hoặc dùng làm đường chuẩn để trượt
êke trên đó khi vẽ các đường song song (hình 1.2).
d. Êke là những hình tam giác vuông bằng nhựa một cạnh thường có khắc milimet. 
Phải có một bộ gồm hai cái êke: một cái có góc nhọn là 30” và 60", còn một cái có hai 
góc nhọn là 45" và 45". Kết hợp giữa chúng ta có thể có được các góc khác nhau.
e. Thước đường cong thường làm bằng nhựa trên đó có nhiều đường cong khác 
nhau dùng để dựa vào đó tô đậm lại các đường cong không vẽ bằng compa được (ellíp, 
parabol, hyperbol v.v.) (hình 1.3).
Hình 1.2
/ . Hộp compa: gồm có các dụng cụ sau:
1. Compa đầu chì, đầu mực (thay đổi được);
2. Compa đo (hai đấu đều là kim);
3. Compa vẽ đường tròn thật nhỏ;
4. Bút kẻ mực;
Hinh 1.3
5. Compa chính xác (điểu chính bằng vít);
6. Cần nối để vẽ đường tròn thật
7. Ống đựng đầu chì;
8. Cái đầu tâm (nhựa trong suốt);
9. Tuốcnơ\'ít nhỏ v.v...
§3. CÁCH SỬ DỤNG MỘT số DỤNG cụ
a. Bút kẻ mực dùng để tô đậm các đường nét sau khi đã phác bằng chì. Điều chỉnh 
vít ở đầu bút để có chiều rộng nét cần ihiết. Khi cho mực vào đầu bút thì dùng ngòi bút 
lấy mực lùa vào khe giữa hai mép đầu bút. Không được chấm đầu bút trực tiếp vào lọ 
mực, nét kẻ sẽ nham nhở. Khi kẻ, cầm cán bút thẳng góc với mặt giấy rồi nghiêng theo 
hướng kẻ một góc khoảng 15" so với đường thẳng đứng. Bây giờ người ta thường ngòi 
mút mực hiện đại hcfn có các chiều rộng nét khác nhau, chi việc cho mực vào ống ở đầu 
bút là vẽ được dễ dàng (thí dụ bút vẽ Rotring).
b. Compa đo: dùng để lấy độ dài trên thước 
kẻ milimet rồi đặt xuống bản vẽ để lấy dấu. Muốn 
vậy, người ta đặt hai đầu kim vào hai vạch của 
thước cho đúng kích thước cần thiết rồi mang sang 
bản vẽ ấn nhẹ xuống mặt giấy để đánh dấu.
c. Compa vẽ các đường tròn có đường kinh 
lớn hơn 12 mm (hình 1.4)
Nếu lớn hơn 150 mm thì phải dùng cẩu nổi 
để vẽ (hình 1.5) khi vẽ đầu kim và đầu bút bao giờ 
cũng phải vuông góc với mặt giấy.
Khi vẽ nhiều đường tròn đồng tâm thì dùng 
đầu kim có ngấn để cắm xuống giấy, hoạc dùng 
miếng đệm tâm.
d. Compa vẽđườiiẹ tròn nhỏ dùng vạch các đường tròn có đường kính nhỏ hơn 12 
mm. Khi vẽ đẩu ngón tay chỏ đặt lên cán kim nhọn ấn xuống giấy, còn ngón cái và ngón 
giữa thì giữ lấy đầu compa nhẹ nhàng ấn xuống giấy và vê tròn để vẽ (hình 1.6).
(>. Coinpa chính xác cố con lăn bước ren nhỏ để điều chỉnh chính xác khoảng cách 
giữa hai đầu kim.
Hình 1.4.
Ngoài ra để nâng cao 
năng suất vẽ, người ta còn 
dùng các loại dưỡng chuyên 
dùng cho từng ngành chuyên 
môn làm bằng nhựa trong 
suốt, có đục thủng các hình 
dạng hay dùng khi vẽ (hình 
1.7). Đến nay nếu dùng máy 
vi tính thì không cần đến các 
dụng cụ trên nữa mà vẽ lại 
nhanh hcfn nhiều. Nhưng 
trước khi sử dụng autoCAD 
để dựng bản vẽ thì ta phải 
biết cách thiết lập bản vẽ thế 
nào, nội dung thế nào v.v. do 
vậy các học viên vẫn phải vẽ 
bài tập bằng tay thành thạo 
trước khi vẽ trên máy vi tính. Hình 1.7
§4. SỬ DỤNG VI TÍNH TRONG THIẾT KẾ
Sử dụng vi tính trong thiết kế ngày càng được phổ biến. Điều này rất quan trọng 
đối với các sinh viên chế tạo máy công nghệ. Họ phải thành thạo sử dụng công cụ này 
để sau này làm đổ án cũng như thiết kế mới được nhanh chóng và chính xác.
CAD là chương trình thiết kế bằng máy vi tính.
CAM là chương trình gia công điều khiển bằng máy vi tính.
8
CADD là một phần của CAD cho phép tạo ra các bản vẽ thi công và những tài liệu
kỹ thuật khác bằng tác động qua lại giữa người sử dụng và máy vi tính. Hình vẽ được thể
hiện trên màn hình và có thể chuyển thành những bản in bằng các loại máy in. Người 
thiết kế và máy vi tính hợp thành một nhóm thiết kế: Người thiết kế có sự hiểu biết, sự 
sáng tạo và khả năng kiểm tra, còn máy vi tính với chương trình CAD có khả năng tạo ra 
những bản đồ họa chính xác, và thay đổi một cách dễ dàng, có thể phân tích các thiết kế 
phức tạp một cách rất nhanh chóng và có thể lưu giữ và cho ra những thông tin thiết kế 
khi cần thiết, ư u điểm của thiết kế bằng vi tính là:
1. Thiết lập và chỉnh sửa các bản vẽ thi công một cách dễ dàng.
2. Dễ dàng quan sát được các bản vẽ. Một chi tiết được quan sát dưới mọi góc độ 
cần thiết vì có thể quay vật thể theo mọi hướng một cách liên tục và tùy ý.
3. Các bản vẽ có thể lưu trữ và rút ra dỗ dàng để chỉnh sửa. Nếu nhiều máy nối với 
nhau thì có thể chia sẻ việc sử dụng các bản vẽ đó.
4. Giải nhanh chóng các bài toán về phân tích thiết kế và cho ngay các giải pháp 
hợp lý và tức thời.
5. Cho phép tiến hành mô phỏng và thử nghiệm khi thiết kế với những điều kiện 
khác nhau, cho phép đưa ra những mô hình mẫu.
6. Chính xác cao. Nhiều chương trình CAD có khả năng thông báo lỗi cho người 
sử dụng để điều chỉnh và sửa chữa.
Bên cạnh phần mềm AutoCAD có Versa CAD, MegaCADD, Dyna Perpective, 
Cadkey... Nhưng trong thiết kế được dùng nhiều nhất là AutoCAD.
Chương II
§1. QUY CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ
Các bản vẽ phải được trình bày đúng qui cách do các tiêu chuẩn Nhà nước ấn định. 
Tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN...) là những qui ước thống nhất cho cả nước, có tính chất 
pháp lệnh vì mọi người phải tôn trọng, không đừợc vi phạm, có tính chất quốc tế vì dựa 
trên các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) nên nói chung một cán bộ kỹ thuật thông hiểu môn Vẽ 
kỹ thuật đều có thể đọc được bản vẽ của bất kỳ nước nào.
§2. KHỔ BẢN VẼ
TCVN 2-74 qui định các khổ bản vẽ chính như sau:
Ký hiệu khổ bản vẽ 11 12 22 24 44
Kích thước các cạnh sau 
khi xén (mm
297x210 297 X 420 594x420 594 X 841 1189x841
Ký hiệu khổ giấy tuong ứng A4 A3 A2 AI AO
Cho phép dùng khổ giấy A5 (148 X 210). Ngoài ra tiêu chuẩn Nhà nước còn cho 
phép dùng các khổ phụ và các khổ đặc biệt như đã trình bày trong TCVN 2-74. Không 
được đùng các khổ ngoài tiêu chuẩn, TCVN 2-74 tương ứng với ISO 5457: 1980.
Cần chú ý rằng kích thước của các cạnh của khổ giấy phải thỏa mãn điều kiện là 
nếu ta chia đôi một khổ giấy to thì ta được hai khổ giấy con kế tiếp và khổ giấy con vẫn
a b
đồng dang với khổ giấy to (hình 2.1), tức là — =
b a/2
- > - ^ = 2 - ^ — = V 2. Vì vây khổ 
b b
giấy AO có diện tích là 1 nên các cạnh phải là khoảng 1189 và 841.
Về ký hiệu khổ bản vẽ thì lấy các cạnh của khổ 11 là 297,25 mm và 210,25 mm 
làm cơ sở nên khổ 12 có các cạnh là (297,25 X 1) và (210,25 X 2), và khi có sô' lẻ thì 
người ta bỏ đi. Quan hệ giữa các khổ giấy được trình bày ở hình 2.2.
Làm như vậy nếu biết số lưọng các khổ bản vẽ cần vẽ người ta có thể tính chính 
xác được diện tích giấy cần dùng và đồng thời tiện lợi cho việc bảo quản các bản vẽ.
10
Hình 2.1
cỏ
ị
A4
A4
297
A3
594
Khung bàn vẽ
A i
Khung tên
1189
Hình 2.2
Mỗi bản vẽ phải có khung đậm xung quanh cách mép ngoài khổ giấy là 5 mm; 
Nếu các bản vẽ sau này được đóng thành tập thì khung đậm cách mép trái là 25 mm.
Mỗi bản vẽ đều phải có khung tên đặt ở góc dưới bên phải bản vẽ. Có nhiều loại 
khung tên khác nhau do các tiêu chuẩn của hệ thống tài liệu thiết kế qui định. Đối với 
các trường học thì thường dùng loại khung tên đơn giản như hình 2.3. Tên bài tập viết 
bằng chữ hoa khổ 5, các ô còn lại chữ thường khổ 3,5 (hình 2.3).
Ì4Ũ
152Ỡ 30
Ngưởỉ vẽ
Kiểm ỉra
Nguyểh anh Duy 15-4'70
Trưỡnq ĐMBK Hả N ộ i 
ĨÔ 2 -68 A Chế tạo m áy
V Ẽ H Í N H H Ọ C
Điểm
Tỷ lệ f: i
01 . 0 0 . 01
25
Hình 2.3
§3. TỶ LỆ
TCVN 3-74 tương ứng với ISO 5445:1979 qui định được dùng các tỷ lệ theo 
các dãy sau:
11
Tỷ lệ thu nhỏ 1:2 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; 1:15: 1:20: 1:25; ...
Tỷ lệ nguyên hình 1:1
Tỷ lệ phóng to 2:1: 2,5:1; 4: 1: 5:1; 10:1; 20:1: 40:1: 50:1; ...
Tỷ lệ bản vẽ là tỷ sô' giữa kích thước hình vẽ và kích thước thực.
§4. CHỮ VÀ CHỮ SỐ
TCVN 6-85 tương ứng với ISO 3089:1974 qui định các kiểu chữ và khổ chữ dùng 
trên bản vẽ.
a) Khổ chữ (h) là chiểu cao của chữ hoa tính bằng milimet. Có các khổ chữ được 
sử dụng như sau:
2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28; 40.
b) Kiểu chữ : Có kiểu chữ đứng và kiểu chữ nghiêng 75".
c) Quan hệ giữa các kích thước của chữ so với chiều cao chữ (h)
Các kích thước Ký hiệu
Kích thước tương ứtìg
Kiểu A Kiểu B
Khổ chữ h
Chiều cao chữ hoa h 14/14 h 10/10 h
Chiều cao chữ nghiêng c 10/14 h 7/10 h
Khoảng cách giữa các chữ a 2/14 h 2/10 h
Bước nhỏ nhất của các dòng b 22/14 h 17/10 h
Khoảng cách giữa các từ và con số e 6/14 h 6/10 h
Chiều rộng nét chữ d 1/14 h 1/10 h
Thông dụng nhất là kiểu chữ trên hình 2.4.
Các chữ số thì viết như trên hình 2.5. Để chữ viết được cân xứng cần lưu ý những 
điểm sau:
- Chiều cao chữ thường mà dài như b, d, g, h, 1, k, t, j, p, q và y thì bằng h.
- Chiểu rộng các chữ hoa và chữ sô' (trừ các chữ A, I, J, L, M, w và số 1) thì bằng
7/10 h.
- Chiều rộng chữ số 1 là 1/10 h
- Chiều rộng chữ hoa A và M bằng 7/10 h
12
- Chiều rộng chữ hoa w bằng h
- Chiều rộng chữ hoa J bằng 4/10 h
- Chiều rộng chữ hoa L bằng 5/10 h
- Chiều rộng chữ I hoa và i thường bằng 2/10 h
- Chiều rộng chữ thường (trừ f, i, j, 1, t, mw) là 5/10 h
- Chiều rộng chữ thường f, j, t bằng 3/10 h
- Chiều rộng chữ thưòíig 1 bằng 2/10 h
- Chiều rộng chữ thường m, w bằng 7/10 h
- Chiều rộng chữ thường r bằng 4/10 h
- Trong một khổ chữ chiều rộng các nét chữ, chỉ số đều bằng 1/10 h.
Hinh 2.4
13
Hình 2.5
§5. CÁC LOẠI NÉT VẼ
Một bản vẽ vận dụng đúng các loại nét đé biểu diễn vật thể cũng giống như 
một bài văn được chấm câu hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc, vì bản vẽ 
rất sáng sủa.
TCVN 8:1983 tương ứng với ISO 128:1982 qui định thống nhất các loại nét được 
dùng trên bản vẽ như sau:
1. Các loại nét (xem bảng 1)
14
Bảng 1
Nét vẽ Tên gọi
Áp dụng tổng quát
Xem các hình 2.6 và 
các hình thích hợp khác
Nét liền đậm A1 Đường bao thấy 
A2 Cạnh thấy
B Nét liền mảnh 
(thẳng hoặc cong)
B1 Giao tuyến tưởng tượng 
B2 Đường kích thước 
B3 Đường gióng 
B4 Đường dẫn
B5 Đường gạch gạch trên mặt cắt 
B6 Đường bao mặt cắt chập 
B7 Đường tàm ngắn
— V Ar
Nét lượn sóng 
Nét dích dắc
C1
D1
Đường giới hạn một phần hình cắí 
hoặc hình chiếu khi không dùng 
đường trục làm đường giới hạn 
(xem các hình 4.19 và 4.21)
E
F
Nét đứt đậm 
Nét đứt mảnh
E1 Đường bao khuất 
E2 Cạnh khuất 
F1 Đường bao khuất
F2 Cạnh khuất
Nét gạch chấm 
mảnh
G1 Đường tâm 
G2 Đường trục đối xứng 
G3 Quỹ đạo
H l~
Nét cắt H1 Vết của mặt phẳng cắt
Nét gạch chấm 
đậm
J1 Chỉ dẫn các đường hoặc mặt cần 
có yêu cầu rtiêng
K Nét gạch hai chấm 
mảnh
K1 Đường bao của chi tiết lân cận 
K2 Các vị trí đầu, cuối và trung gian 
của chỉ tiết di động 
K3 Đường trọng tâm 
K4 Đường bao của chỉ tiết trước khi 
hình thành (xem hình 4.25)
K5 Bộ phận của chi tiết nằm ở phía 
trước mặt phẳng cắt
15
Hình 2.6
2. Chiểu rộng nét vẽ
Chiẻu rộng nét vẽ được chọn sao cho phù hợp với khổ bản vẽ, độ lớn và độ phức 
tạp của hình vẽ, thường được lấy theo dãy kích thước sau đây:
0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 và 2 mm.
Trên cùng một bản vẽ chỉ dùng hai chiều rộng nét: nét đậm và nét mảnh, và tỷ số 
giữa chúng không được nhỏ hơn 2:1.
3. Qui tắc dùng các nét
+ Khi nhiều nét vẽ trùng nhau thì thứ tự ưu tiên là như sau:
a - nét liền đậm d - nét gạch hai chấm mảnh
b - nét đứt e - nét liền mảnh
c - nét gạch chấm mảnh.
+ Các nét gạch chấm và gạch hai chấm phải bắt đầu và kết thúc bằng một gạch.
+ Các nét đứt giao nhau với các nét khác chỗ giao nhau không được để hở.
16
+ Các nút đứt, nét gạch chấm, nét gạch hai chấm giao nhau hay tiếp xúc bằng các 
gạch.
+ Đối với đường tròn đường kính nhỏ hcfn 12 mm thì đưèmg tám được vẽ bằng một 
nét gạch mảnh thay cho gạch chấm mảnh. Trong mọi trưòíng hợp tâm của đường 
tròn phải là giao điểm của hai nét gạch mảnh vuông góc nhau.
+ Khung bản vẽ, khung tên và các khung ghi chú khác được vẽ bằng nét liền đậm.
Bảng 1 cho ta hình vẽ các loại nét, tên gọi, các ứng dụng và các qui tắc sử dụng 
đúng các loại nét.
§6. KÝ HIỆU VẬT LIỆU TRÊN MẶT CẮT
TCVN 7-78 qui định ký hiệu các vật liệu trên mặt cắt trong các bản vẽ kỹ thuật. 
Sau đây trích dãn một số ký hiệu vật liệu thông dụng:
K im ỉod! Ph i kim ỉoai Gố^ cắt ngang Gô cắt dọc
y / /// //' ỳ .. ....
'Ạ 'X ''//
' ------— -
Chất trong suốf C hất ìỏng
Hình 2J
Ngoài TCVN 7-78 có qui định tỉ mỉ các kim loại khác nhau (kim loại đen, kim 
loại màu), các chất bêtông khác nhau v.v... Các đường gạch gạch nghiêng một góc 45" 
sang phải hoặc sang trái so với đường bao, với trục chính hoặc với khung tên bản vẽ. 
Trường hợp phương các đường gạch gạch 45" trùng với đường bao hay trục chính của 
hình vẽ thì được phép kẻ nghiêng 30" hoặc 60". Khoảng cách giữa các đường gạch gạch 
phải đểu đặn và thống nhất trên mọi mặt cắt của cùng một chi tiết vẽ cùng một tỷ lệ. 
Khoảng cách đó nhỏ nhất là 1,5 mm.
Các chi tiết kề nhau thì đường gạch gạch của chúng phải khác chiều nhau, hoặc 
xen kẽ nhau, hoặc khoảng cách giữa các đường gạch gạch lấy khác nhau (xem hình 2.8).
17
Trường hợp mặt cắt hẹp quá 2 mm thì được phép tô đen, còn trường hợp rộng quá 
thì chỉ gạch sát đường bao của chi iết (hình 2.9 và 2.10).
Hinh 2.8
i r
Hình 2.9 Hình 2.10
§7. GHI KÍCH THƯỚC
Việc ghi kích thước trên bản vẽ được qui định thống nhất bởi TCVN 5705:1993 
tương ứng ISO 129:1985.
- Con số kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật, nó không phụ thuộc vào tỷ 
lệ hình vẽ.
- Đơn vị đo độ dài l ... g hồ thì đó là hướng xoắn trái (hình 5.3).
6 . Sô' đầu mối. Nếu ta lấy nhiều động điểm M phân bố đều trên đường tròn đáy 
trụ, và cho chúng di chuyển như trên thì chúng sẽ tạo thành nhiều đường xoắn ốc giống 
nhau xen kẽ đều đặn vào nhau. Khi đó khoảng cách giữa hai đưòfng xoắn ốc lân cận tính 
theo đưòìig sinh được gọi là bước ren và ký hiệu là p (xem hình 5.4). Nếu số đầu mối là 
ba thì ta có quan hệ như sau: L = 3.P. Vậy càng nhiều đầu mối thì bước ren càng nhỏ 
hơn so với bước xoắn. Chú ý là khi động điểm di chuyển thì theo bước xoắn L.
b) Hình chiếu và hỉnh khai triển của đường xoắn trụ
Hình chiếu bằng của đường xoắn trụ là hình tròn (đó chính là hình chiếu bằng của 
hình trụ mang đường xoắn ốc trụ). Hình chiếu đứng là một đường sinus mà ta đã nghiên 
cứu cách vẽ ở phần đường cong hình học.
Hình khai triển của đường xoắn ốc trụ giới hạn trong một vòng xoắn là một đưcmg 
thẳng. Đó là đường huyền của một tam giác vuông một cạnh đáy bằng Tĩd và cạnh bên là
L. Đường huyền tao với canh đáy môt góc bằng a = arctg — . Đó chính là góc xoắn của
Tid
đường xoắn ốc trụ (hình 5.2).
Hinh 5.2 
c) Đường xoắn ốc nón
Nếu ta lấy động điểm M trên một đường sinh của một hình nón và cũng cho di 
chuyển như trên thì ta có đường xoắn ốc nón mà hình chiếu đứng là một đưcmg dao động 
tắt dần và hình chiếu bằng là đường xoáy ốc Acsimet.
77
Hình 5.4
d) M ặ t xo ắ n ốc trụ
Nếu ta cho một đoạn thẳng cắt một đường thẳng khác lấy làm trục và đoạn thẳng 
đó luôn ỉuôn làm với đưòng trục một góc (p cố định, rồi cho đoạn thẳng đó vừa tịnh tiến 
theo đường trục, vừa quay tròn đều quanh trục đó thì đoạn thẳng đó sẽ gây nên trong
không gian một mặt kẻ gọi là mặt xoắn ốc. Nếu (p # 90" thì là mặt xoắn ốc xiên. Nếu
ọ == 9Ơ’ thì là mặt xoắn ốc thẳng. Người ta còn gọi là mặt hêlicôit xiên và mặt helicôit
thẳng (hình 5.5 và 5.6).
[
.4 . 9' n
1 1 8 ' 8Ắ
7'
1 Ị Ị
6' / í
e) M ặ t ren là tập hợp các mặt tạo nên bởi một đường gấp khúc phẳng khi nó di 
chuyển theo qui luật của một đường xoắn ốc quanh một đường trục nằm trong mặt 
phẳng của nó. Thí dụ ta lấy một đoạn gấp khúc ABCDE như hình vẽ, với BC và DE thì
78
song song và bằng nhau, đồng thời song song \'ới rrục xoay I. Khi tịnh tiến thì bước 
xoắn L bằng đoạn AE.
Khi đó AB tạo nên một mặt xoắn xiên, CD cùng tạo nên một mặt xoắn xiên góc 
âm; BC tạo nên một dái mặt trụ bán kính R, và DE tạo nên một dải mặt trụ bán kínhT.
Tập hợp các mặt đó người ta gọi là mặt ren (hình 5.7).
Tùy theo đường gấp khúc ABCD 
là tam giác, hình thang, hình vuông 
hay cung tròn mà người ta nói rằng ren 
có prôphin tam giác, hình thang hav 
tròn. Có thể nói rằng diện tích hình 
thang ABCD tạo nên trong không gian 
một khôĩ ren hình thang quấn qưanh 
hình trụ bán kính r (hình 5.7).
Nếu ren tạo ra ở ngoài hình trụ 
thì gọi là ren ngoài (hay ren nổi), nếu 
tạo ra ở mặt trong lỗ hình trụ thì gọi là 
ren trong (hay ren chìm).
f) Các loại ren thông dụng
Người ta phân biệt ren theo các 
yếu tố sau:
1. Prôphin (tam giác, hình thang, vuông, tròn v.v. xem hình 5.8).
2. Đường kính ngoài d.
3. Bước ren p.
4. Hướng xoắn:
Nếu trên một chi tiết chỉ có toàn rcn hướng xoắn phải thì không phải ghi chú. 
Nhưng có cả ren phải và ren trái thì phái ghi cụ thể ren phải bằng RH và ren trái 
bằng LH.
5. Số đầu mối.
6 . Cấp chính xác.
Sau đây là đặc tính và ký hiệu một số ren thông dụng.
a. Ren hệ mér. Pi-ôphin là tam giác đều (có vát ở đầu do yêu cầu kỹ thuật), đơn vị 
đo là milimét, các đường kính ngoài được tiêu chuẩn hóa theo các dãy sô' ưu tiên (xem 
bảng 2). Mỗi đường kính có một bước lớn và một số bước nhỏ do tiêu chuẩn nhà nước 
qui định (TCVN 2247-77, 2248-77) hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế ISO.6410-1/2 và 3.
1 n'
' ì \
/ ĩ
/
-
5
Hình 5.7
79
Bảng 2
Ren hệ mét
Đưdng kính d Bước ren p
Dãy Dãy Dãy Bước Bước nhỏ
1 2 3 lớn 4 3 2 1,5 1,25 1 0,75 0,5
6 1 0,75 0,5
7 1 1 0,75 0,5
8 1,25 1 0,75 0,5
9 (1.25) 1 0,75 0,5
10 1,5 1,5 1,25 1 0,75 0,5
11 (1,5) 1 0,75 0,5
12 1,75 1,5 1,25 1 0,75 0,5
14 2 1,5 1,25 1 0,75 0,5
15 1,5 (1)
16 2 1,5 1 0,75 0,5
17 1,5 (1)
18 2,5 2 1,5 1 0,75 0,5
20 2,5 2 1,5 1 0,75 0,5
22 2,5 2 1,5 1 0,75 0,5
24 25 3 2 1,5 1 0,75
27 (26) 2 1,5 (1)
3 1,5
(28) 2 1,5 1 0,75
3,5 2 1,5 1
30 (3) 2 1,5 1 0,75
Ren hệ mét được dùng rộng rãi cho các chi tiết lắp nối như bulông đai-ốc, vít v.v. 
Ren hệ mét được ký hiệu bởi chữ M kèm theo sau là kích thước đường kính ngoài, đối 
với bước ren lớn. Còn nếu dùng bước nhỏ thì thêm vào đó dấu X theo sau là loại bước
80
nhỏ đã chọn. Thí dụ: M24; M24 X 1,5 V.v. Nếu ren trái ihi ehi thêm chữ LH. Cuối cùng 
là cấp chính xác.
b. Ren Anh: Có prôphin là tam giác cân góc đỉnh là 55“, đường kính tính bằng 
inch = 25,4 mm. Trong bảng tiêu chuẩn ren Anh người ta cho số bước ren trên một tấc
Anh. Từ đó ta có thể tính gần đúng bước ren Anh theo công thức _ s ^trong
n
đó n là số bước ren tra ở bảng liêu chuẩn.
Ren Anh được ký hiệu bằng đường kính ngoài tính theo tấc Anh, thí dụ: 2"; 1"; 
3/4": 1 " - v.v.9
c. Ren ống: Có prôphin là tam giác cân, góc đỉnh là 55". Đơn vị đo đưòng kính là 
inch (25,4 mm). TCVN 4681-89 qui định qui cách của ren ống trụ, và TCVN 4631-88 
qui định ren ống côn. Khi cần lắp kín phải dùng ren ống côn.
Ký hiệu ren ống trụ: G 1"- .
Ký hiệu ren ống côn có chữ R: R 1 —
Các kích thước cụ thể xin xem hai bảng sau đây:
Bảng 3
Ren ống trụ
Kỷ hiệu 
kích thưóc 
ren theo 
insơ
Đường kính 
ngoài d
Đường kính 
trong di
Sô bưóc ren 
trên 1 insơ
Bưởe ren s
Đường kính 
danh nghĩa
1/4” 13,100 11,445 19 1,337 13,157
3/8” 16,600 14,950 19 1,337 16,662
1/2" 20,890 18,631 14 1,814 20,995
3/4” 26,380 24,117 14 1,814 26,441
1" 33,180 30,291 11 2,309 33,249
11/4” 41,840 38,952 11 2,309 41,910
11/2" 47,730 44,845 11 2,309 47,803
2" 59,540 56,656 11 2,309 59,614
3" 87,800 81,926 11 2,309 87,884
81
Bảng 4
Ren ống côn
Ký hiệu ren 
theo insơ
Đường kính 
ngoài d
Đưòng kính 
trong d.
Số bước ren 
trên 1 insơ
Bước ren s
1/4"
3/8”
1/2 "
3/4"
1 ”
11/4"
1 1 /2 "
2 ”
3”
13,157
16,662
20,995
26,441
33,249
41,910
47,803
59,614
87,844
11,445 
14,950 
18,631 
24,117 
30,291 
38,952 
44,845 
56,656 
84,926
19
19
14
14
1
1
1
1
1
1.337
1.337
1.814
1.814
2.309
2.309
2.309
2.309
2.309
(Các đường kính được đo trong mặt phẳng chuẩn)
d. Ren hình thang'. Có prôphin là hình thang cân có góc đỉnh là 30". Đcfn vị đo là 
milimét. TCVN 4673-89 qui định ký hiệu ren hình thang gồm: Tr 10 X 2, 10 là đường 
kính ngoài và 2 là bước ren.
Bảng 5
Ren hình thang
Bước 
ren p
Trục ren Trục ren và khốp ren Khớp ren
Đường kính 
ngoài d
Đường kính 
trong
Đường kính 
trung bình dj=D2
Đường kính 
ngoài D
Đường kinh 
trong Di
10 7,5 9 10,5 8
12 9,5 11 12,5 10
2 14 11,5 13 14,5 12
16 13,5 15 16,5 14
18 15,5 17 18,5 16
20 17,5 19 20,5 18
12 8,5 10,5 12,5 9
14 10,5 12,5 14,5 11
20 26,5 28,5 30,5 27
3 32 28,5 30,5 32,5 29
34 30,5 32,5 34,5 31
36 32,5 34,5 36,5 33
38 34,5 36,5 38,5 35
82
Nói chung các loại ren có prôphin lam giác dùng trong các mối ghép chạt: bu- 
lông, êcu, vít v.v. Ren hình thang, ren vuông dùng trong truyền chuyển động (vít cái 
máy tiện, bàn dào, kích, máy ép, V . V . ) .
g) Biểu diễn qui ước ren
Trong một số tài liệu như quảng 
cáo, giới thiệu mặt hàng, sổ tay sử 
dụng v.v. thì người ta mới biểu diẻn 
chi tiết hóa các mối ren một cách gần 
đúng, đường sin được thay thế bằng 
đường thẳng (hình 5.9).
Trong các bản vẽ kỹ thuật các 
chi tiết có ren được biểu diễn đơn giản 
hóa theo qui ước của ISO 6410/1-1993.
Hình 5.9
1. Trên mặt phẳng hình chiếu song song với trục ren
Thì đường đỉnh ren (đường kính lớn của ren ngoài và đường kính nhỏ của ren 
trong) được vẽ bằng nét liền đậm, và chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh (hình 5.10 và 
5 . 1 1 ), khoảng cách giữa đường đỉnh ren và đường chân ren xấp xỉ bằng chiều cao của 
ren và trong mọi trường hợp khoảng cách đó khi vẽ:
- phải lớn hơn hai lần chiều rộng của nét liền đậm, hoặc
- không nhỏ hơn 0,7 mm.
2. Biểu diễn ren trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục ren
Khi đó đường chân ren được biểu diễn bằng xấp xỉ 3/4 đường tròn nét liển mảnh 
(hình 5.10 và 5.11). Nói chung người ta không vẽ đường tròn của đầu vát mép của ren vì 
nó dễ che mất đường chân ren.
Ren khuất thì thể hiện tất cả bằng nét đứt (hình 5.14).
83
3. Trên mặt cắt: Các đường gạch gạch phải chạm vào đường đỉnh ren (nét liển 
đậm) (hình 5.12).
\ / / / / / /
V v
Hình 5.12
A - k
/ \
i
Hỉnh 5.13
4. Đường giới hạn chiều dài của phần ren đầy đủ
Đường này được thể hiện bằng nét liền đậm nếu ren thấy và bằng nét đứt nếu ren 
khuất. Đường giới hạn này phải chạm đến đường kính lớn của ren (hình 5.13, 5.14).
5. Đoạn ren cạn
Do quá trình gia công, thường ở phần cuối của ren có phần ren cạn dần. Khi cần 
thiết thì thể hiện bằng nét nghiêng mảnh (hình 5.13 và hình 5.15). Khi cần dùng cả phần 
ren cạn, thì người ta gia công một rãnh để loại bỏ phần ren cạn đi (hình 5.15).
6 . Mối ghép ren
Trong mối ghép ren, người ta qui ước vẽ ren ngoài (ren trục) che khuất ren trong 
(ren lỗ). Chỉ phần ren còn lại của lỗ không bị trục che khuất mới vẽ thấy (hình 5.12).
//
/ / Ren Cân
Hinh 5.14 Hình 5.15
84
7. Các chi tiết trong mối ghép bằng ren
1. Biúông là một hình trụ có gia công ren ở một đầu và đầu còn lại là một hình 
lăng trụ đểu sáu măt, hoặc hình hộp và thường được vát mép nên xuất hiện các cung 
hypecbôn mà thường thay bằng các cung tròn để dễ vẽ. Hình 5.16 trình bày cách vẽ ba 
hình chiếu của một chiếc bulông, trong đó mọi kích thước khác đều là hàm số của d là 
kích thước đường kính của bulông (cũng là đường kính đỉnh ren). Còn chiều dài I tùy 
thuộc vào các tấm kim loại được ghép.
Đường kính chân ren (đường kính trong) d, lấy bằng 0,85d; chiều cao đầu đỉnh H 
bằng 0,7d; đưòng kính đường tròn ngoại tiếp cho lục giác ở hình chiếu bằng là D = 2d' 
chiều dài phần có ren là /, = l,5d; cung tròn lớn R = l,5d; cung tròn R| = d (trên hình 
chiếu cạnh); còn cung tròn nhỏ r thì được xác định khi vẽ như trỗn hình 5.16. Cần chú ý 
chiều rộng đầu đinh ở hình chiếu đứng là 2d còn ở hình chiếu cạnh chỉ là l,7d. Phần 
cuối bulông thường được vát 45" hoặc vát chỏm cầu để lắp ghép dễ dàng hơn. Hình 5.17 
là ba hình chiêu hoàn chỉnh của một chiếc bu-lông. Chú ý là người ta thường líhông vẽ 
đường tròn vát mép 45" của bulông.
2. Đai ốc là một hình lăng trụ lục giác đều, có vát hai mép, có lỗ ở giữa trong đó 
có ren trong để lắp với đầu đinh bulông. Đai ốc cũng giống như đầu bulông, chỉ khác lạ 
chiều cao của đai ốc là 0,8d. Cách vẽ cũng giống như đầu bulông, tức là tất cả đều tính 
theo d của bulông (hình 5.18).
85
3. Vít dùng cho kim loại cấu tạo .giống như bulông, dùng để lắp trực tiếp vào các 
tấm kim loại mà không cần đai ốc. Vít có đầu sáu cạnh, lỗ sáu cạnh ở đầu, đầu trụ có xẻ 
rãnh v.v. Hình 5.19 là hai loại vít thông dụng.
4. Vít cấy. là một hình trụ hai đầu đều có ren, một đầu lắp chặt vào thân máy, một 
đầu dùng để ghép nắp máy chẳng hạn với thân máy bằng đai ốc.
Khi thân máy quá dày và phải tháo lắp mối ren luôn thì người ta dùng vít cấy. Nếu 
ren của đầu nổi của vít cấy bị hỏng thì người ta chỉ việc thay vít cấy mới mà không ảnh 
hưởng đến lỗ ren các thân máy. Hình 5.20 là hai chiếc vít cấy và hình 5.21 là mối ghép 
bằng vít cấy.
,
L
m s Ii A
L Í-,
r * ........ .. “ 1
KiỀU B
Hình 5.20 Hình 5.21
5. Vòng đệm khi lắp ghép bằng ren, dưới đai ốc thường có một vòng đệm để tăng độ 
bền của bulông. Đó là một phiến thép mỏng hình trụ có lỗ ở giữa (hình 5.22, 5.23, 5.21 chi 
tiết 3). E)ể tránh mối ghép ren tự tuột ra người ta dùng vòng đệm lò xo (vênh), do đó tăng được 
độ ma sát cho mối ghép. Khi ghép rồi thì vòng đệm bị ép lại giống như vòng đệm thường.
86
Hình 5.23 trình bày mối 
ghép hai tấm thép có chiều dày 
là b, và bằng bulông, đai ốc 
và vòng đệm. Chiểu dày s của 
vòng đệm thường lấy là 0,15d 
và đường kính d„ của lỗ trên hai 
tấm thép thường lấy là l,ld .
Đường kính vòng đệm là 2,2d.
6 . Ông nối. Đây là một 
ống hình trụ rỗng, mặt trong có
ren (ren ống), dùng để ghép nối hai đầu của hai ống khác nhau lại thành một. Tùy theo vị 
trí và độ lớn tương quan mà người ta dùng các loại ống nối khác nhau: ống nối thẳng, ống 
nối gẫy góc, ống nối chữ T, ống nối chữ thập. Ren trong của ống nối được ghép với ren 
ngoài của ống. Hình 5.24 là thí dụ một ống nối thẳng ghép hai ống có cùng đường kính.
Hình 5.22
'2ZZZU22^
'm m r :
A - A
Hinh 5.23 Hình 5.24
§2. GHÉP NỐI BẰNG THEN
Then dùng để ghép chạt trục với puli, với bánh răng khi chúng truyển chuyển động 
quay cho nhau. Nếu không có then khi mômen xoắn lớn quá có thể có hiện tượng xoay 
trượt giữa trục và puli hoặc bánh răng. Phổ biến nhất là then bằng và then vát. íTmh 5.25 
là mối ghép bằng then bằng giữa đầu trục và moayơ của một puli. Phía dưới là ba hình 
chiếu của một then bằng.
87
Chiếc vít xẻ rănh ờ đầu dùng để tránh không cho puli trượt theo trục. Hình 5.26 là 
mối ghép bằng then vát. Đầu then vát có vấu để dễ tháo. Chú ý mặt làm việc của then 
bằng là hai bên, còn niặt làm việc của then vát là ở trên và ở dưới nên các nơi đó không 
có kẽ hở.
A .A
Hình 5.25
( C
Hình 5.26
88
Khi mômen x-oắn cần truyền lớn quá thì người ta dùng then hoa thí dụ ở đầu trục 
của bánh xe ôtô, máy kéo v.v. Trên đầu irục người ta gia công các rãnh, và phần lồi lên 
đóng vai trò các then. Trong lỗ của puli người ta cũng gia công các rãnh tương ứng như 
vậy. Khi lắp ghép, phần lồi của chi tiết này khớp với phần lõm của chi tiết kia nên rất 
chặt. Hình 5.27 biểu diễn đơn giản một mối ghép bằng then hoa. Chú ý đáy rãnh then 
hoa được thể hiện bằng nét liền mảnh.
Hình 5.27
§3. MỐI GHÉP BẰNG ĐINH TÁN
Đinh tán dùng cho các mối ghép cố định. Đinh tán là một đoạn thép hình trụ, một 
đầu đã dập sẵn thành các hình dạng như: chỏm cầu, nón cụt, vừa chỏm cầu vừa nón cụt 
v.v. Đầu còn lại sẽ được đốt nóng rồi đưa qua hai lỗ đã khoan sẵn trên hai chi tiết cần ghép 
chặt, sau đó được tán thành các hình như trên tùy theo yêu cầu của mối ghép (hình 5.28).
V
Hình 5.28 Hình 5.29
89
Hình 5.29 là một mối ghép bằng đinh tán có hai tấm đệm ở hai bên. Ngoài ra 
tiêu chuẩn Nhà nước còn qui định các dấu hiệu qui ước thể hiện các cách tán đầu 
đinh khác nhau.
§4. MỐI GHÉP BẰNG HÀN
Hàn là mối ghép cô' định, khổng tháo được. Người ta dùng nhiệt độ cao làm nóng 
chảy hai phần cần ghép để chúng hòa đồng làm một, hoặc dùng vật liệu trung gian là 
que hàn để gắn kết chúng lại với nhau. Người ta thường dùng hồ quang diện, acêtylen \'à 
oxy v.v. để tạo nhiệt độ cao. Tùy theo vị trí tương quan giữa hai tiết máy được hàn, 
người ta ciiia ra là đối đầu, hàn góc, hàn chữ T, hàn chồng v.v. (hình 5.30).
Hãn chiĩ T
H ã n góc
Hình 5.30
Ngoài ra tùy theo cách vát mép các tấm kim loại tại mối hàn, người ta còn dùng 
các ký hiệu như: V là vát mép hai bèn, về một phía; V vát vách mép một bên về một 
phía; X vát mép hai bên về hai phía v.v. Hình 5.31 là một thí dụ ký hiệu mối hàn. Đường 
tròn là ký hiệu mối hàn thực hiện xung quanh chi tiết; tam giác là tiết diện mối hàn. sau 
đó là các thông số khác của mối hàn. Hình 5.32 biểu diễn một mối hàn ba phía và ký 
hiệu tương ứng.
90
Hình 5.32
91

File đính kèm:

  • pdfve_ky_thuat_co_huong_dan_ung_dung_autocad_phan_2.pdf