Vữa đất sét được biến tính chống phân rã nước

1. Đặt vấn đề Đất sét được sử dụng làm công trình nhà từ xa xưa ở nước ta: làm trần, vách, làm vữa xây gạch đá, cho đến nay vẫn còn được dùng ở nông thôn, miền núi làm các công trình tạm, đặc biệt nhiều công trình di tích có đất sét cấu thành. Chúng thường có chung một dạng hư hỏng là đất bị nước (mưa) xói trôi, nhất là các phần công trình phơi lộ ngoài không khí. Trước đây để tăng tính bền nước thường thêm vào đất sét vôi, xi măng, với hàm lượng thường trên 30 %. Nhưng trong bảo tồn di tích điều này không hoàn toàn phù hợp. Gần đây Phân Viện KHCN Xây dựng Miền Trung đã biến tính bằng hóa chất CCK để tăng cường khả năng chống phân rã vữa trong nước /1/. Vữa sét cần đảm bảo các chỉ tiêu quan trọng sau: độ dẻo hỗn hợp, cường độ nộn, cường độ kéo uốn và một số tính chất cơ lý khác. Dưới đây là một số kết quả kiểm tra cường độ, độ dẻo của vữa đất sét có dùng chất cố kết (CCK)

pdf 8 trang yennguyen 7120
Bạn đang xem tài liệu "Vữa đất sét được biến tính chống phân rã nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vữa đất sét được biến tính chống phân rã nước

Vữa đất sét được biến tính chống phân rã nước
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
VỮA ĐẤT SÉT ĐƯỢC BIẾN TÍNH CHỐNG PHÂN RÃ NƯỚC 
KS. PHAN CÔNG PHƯƠNG, TS. TRẦN MINH ĐỨC 
Viện KHCN Xây dựng 
Tóm tắt: CCK là phụ gia dùng biến tính vữa đất sét, giảm tính phân rã của vữa trong nước. Vấn đề quan 
trọng cần làm rõ CCK ảnh hưởng tới các tính chất cơ lý của vữa như thế nào. Vấn đề đã được giải quyết và 
trình bày trong bài báo. 
1. Đặt vấn đề 
Đất sét được sử dụng làm công trình nhà từ xa xưa ở nước ta: làm trần, vách, làm vữa xây gạch đá, cho 
đến nay vẫn còn được dùng ở nông thôn, miền núi làm các công trình tạm, đặc biệt nhiều công trình di tích có đất 
sét cấu thành. Chúng thường có chung một dạng hư hỏng là đất bị nước (mưa) xói trôi, nhất là các phần công 
trình phơi lộ ngoài không khí. Trước đây để tĕng tính bền nước thường thêm vào đất sét vôi, xi mĕng, với hàm 
lượng thường trên 30 %. Nhưng trong bảo tồn di tích điều này không hoàn toàn phù hợp. Gần đây Phân Viện 
KHCN Xây dựng Miền Trung đã biến tính bằng hóa chất CCK để tĕng cường khả nĕng chống phân rã vữa trong 
nước /1/. 
Vữa sét cần đảm bảo các chỉ tiêu quan trọng sau: độ dẻo hỗn hợp, cường độ nộn, cường độ kéo uốn và 
một số tính chất cơ lý khác. Dưới đây là một số kết quả kiểm tra cường độ, độ dẻo của vữa đất sét có dùng 
chất cố kết (CCK). 
2. Vật liệu, phương pháp nghiên cứu 
2.1 Vật liệu 
* CCK: là một loại keo vô cơ, được dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp khác. Trong thí nghiệm 
CCK là dung dịch có các tính chất cho trong bảng 1; 
* Chất chống thấm: sử dụng các chất chống thấm không màu CT 02 (hóng KOVA), Fosta 08 (hãng 
FOSTA), Simon Waterseal (hãng VINKEMS) bán sẵn trên thị trường. Các tính chất chính cũng cho trong bảng 
1.
Bảng 1. Một số tính chất của các hóa chất dùng trong thí nghiệm 
Tính chất 
STT Tên hóa chất Hàm lượng 
chất khô (%) 
Tỉ trọng 
(g/cm3) 
Độ Bome Độ pH 
1 Dung dịch CCK 55,0 1,408 42 11,9 
2 CT 02 0,4 1,007 1 
3 Fosta 08 0,5 1,031 4 
4 Simon Waterseal 0,7 1,035 5 
CT-02 (CT): chất lỏng không màu, được ion hoá từ các Polysiloxan và phụ gia, tạo bề mặt kỵ nước cho vật 
liệu vô cơ; 
FOSTA 08 (FST): chất chống thấm thẩm thấu vào đá, cho phép đá “thở” tự nhiên. Dùng cho các loại đá, 
gạch: Đá hoa cương, đá cacbonat, gạch nung, ngói, gạch hoa, gốm sứ, đất nung,... 
WATERSEAL (WS): chất đẩy nước gốc Silicone, dùng để chống thấm, chống rêu mốc; bảo vệ các công 
trình chịu sự thay đổi nhiệt độ lớn, kết tủa, sương gió mưa axít, 
* Đất sét: dùng ở dạng bột, được xử lý trước: phơi khô gió hoặc được sấy khô theo 14 TCN 132 – 2005. 
Đất xây dựng công trình thủy lợi – phương pháp xác định các đặc trưng tan rã của đất trong Phòng thí nghiệm; 
sau đó được nghiền mịn và sàng qua sàng 0,314 mm. Bột sét sau khi sàng có khối lượng thể tích xốp 
1,137g/cm3. Thành phần hoá học, khoáng cho ở bảng 2 và 3; theo đó đất sét thuộc loại caolinit. 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
Bảng 2. Thành phần hoá học đất sét 
STT Thành phần hoá học Đơn vị Kết quả 
1 MKN (LOI) % 6,44 
2 SiO2 % 65,52 
3 Fe2O3 % 4,95 
4 Al2O3 % 17,05 
5 CaO % 0,21 
6 MgO % 1,14 
7 SO3 % 0,22 
8 K2O % 3,06 
9 Na2O % 0,19 
10 TiO2 % 0,84 
Ghi chú: Mẫu được phân tích theo TCVN 7131:2002 
Bảng 3. Thành phần khoáng đất sét 
STT Tên khoáng Đơn vị Kết quả 
1 Quaztz: SiO2 % 38  42 
2 Muscovite: KAl3Si3O10(OH)2 % 10  16 
3 Kaolinite: Al2(Si2O5)(OH)4 % 30  35 
4 Microcline: KAlSi3O8 % 3  6 
5 Albite: Na(AlSi3O8) % 4  7 
Ghi chú: Mẫu được phân tích bằng nhiễu xạ tia X (XRD). 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
* Tạo mẫu: Trộn đều bột sét với CCK và các hoá chất theo cấp phối ở bảng 4. Trình tự trộn vữa như sau: 
- Đổ phần nước vào hoá chất chống thấm và khuấy đều: (A); 
- Trút từ từ (A) vào CCK đồng thời khuấy đều: (B); 
- Đổ 2/3 dung dịch (B) vào khối bột sét và trộn đều bằng tay, rồi đổ tiếp phần còn lại và tiếp tục trộn đến khi 
hỗn hợp vữa có độ dẻo đồng đều và đồng nhất: (C). Mẫu sau khi tháo khuôn được lưu ở phòng thí nghiệm 
chuẩn. 
Tạo mẫu nén theo TCVN 6016:1995 nhưng dằn 4 lớp, mỗi lớp 60 cái (thay vì 2 lớp). 
* Kiểm tra độ dẻo hỗn hợp vữa 
Áp dụng TCVN 3121:2003 (Bằng bàn dằn). 
Theo TCVN 4314:2003, yêu cầu độ lưu động của vữa nhẹ ( 1500 
V
 kg/m3) dùng để xây là (14,5 – 17,5) 
cm. Trong thí nghiệm hỗn hợp được khống chế đạt độ dẻo (13,0 – 15,0) cm. 
* Kiểm tra cường độ 
Theo TCVN 3121:2003 
- Mẫu (4 x 4 x 16) cm để kiểm tra cường độ uốn và cường độ nén ở tuổi 14 và 28 ngày; 
- Mẫu (2 x 2 x 2) cm để kiểm tra cường độ nén ở tuổi 7 ngày (mẫu nhỏ để vữa khô nhanh). 
Cường độ được kiểm tra trên cùng 01 máy có các bảng lực 500 dN và 5000 dN. Kết quả được lấy trung 
bình từ 3 mẫu thử. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1 Cấp phối mẫu 
Các cấp phối trong bảng 4 được tính chuyển thành cấp phối của 1 mẻ trộn (bảng 5). Tại bảng 4 lượng 
nước là nước đưa vào để trộn, chưa tính đến nước trong các dung dịch hóa chất (kể cả trong CCK). 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
Bảng 4. Cấp phối theo tỉ lệ khối lượng 
Hoá chất chống ẩm 
STT 
Kí hiệu mẫu Đất sét 
khô (%) 
Nước 
(%) 
CCK 
(%) CT 02 
(%) 
FST 08 
(%) 
WS 
(%) 
Đất sét+Hóa chất 
1 S 100 40 0 0 0 0 S - mẫu chuẩn 
2 SCT 100 35 0 5 0 0 S + CT 02 
3 SF 100 35 0 0 5 0 S + FST 08 
4 K
hô
ng
 c
ó
 C
C
K
SW 100 35 0 0 0 5 S + WS 
5 DC-10 100 35 10 0 0 0 S + CCK 
6 DCT-10 100 30 10 5 0 0 S + CCK+CT 02 
7 DCF-10 100 30 10 0 5 0 S + CCK+FST08 
8 C
ó 
1
0
%
C
C
K
DCW-10 100 30 10 0 0 5 S + CCK+WS 
9 DC-15 100 31 15 0 0 0 S + CCK 
10 DCT-15 100 26 15 5 0 0 S + CCK+CT 02 
11 DCF-15 100 26 15 0 5 0 S + CCK+FST08 
12 C
ó 
1
5
%
C
C
K
DCW-15 100 26 15 0 0 5 S + CCK+WS 
13 DC-20 100 28 20 0 0 0 S + CCK 
14 DCT-20 100 23 20 5 0 0 S + CCK+CT 02 
15 DCF-20 100 23 20 0 5 0 S + CCK+FST08 
16 C
ó 
2
0%
C
C
K
DCW-20 100 23 20 0 0 5 S + CCK+WS 
17 DC-25 100 25 25 0 0 0 S + CCK 
18 DCT-25 100 20 25 5 0 0 S + CCK+CT 02 
19 DCF-25 100 20 25 0 5 0 S + CCK+FST08 
20 C
ó 
25
%
C
C
K
DCW-25 100 20 25 0 0 5 S + CCK+WS 
Ghi chú: Các cấp phối đều đạt độ dẻo yêu cầu, tức là (13 - 15) cm 
Tại bảng 5, cấp phối được tính cho 1 mẻ trộn đã thêm cột ghi nhận khối lượng chất lỏng (tổng dung dịch) và 
khối lượng nước thực tế (nước trong hóa chất lỏng + nước trộn lấy từ ngoài). Từ đây dễ nhận thấy: cho 1 thể 
tích vữa cùng độ dẻo các cấp phối cần 1 lượng nước gần như nhau (giống như quy luật của vữa bê tông thông 
thường). 
Bảng 5. Cấp phối theo khối lượng cho 1 mẻ trộn thí nghiệm 
Hoá chất chống ẩm 
STT Kí hiệu mẫu Đất sét 
khô (%) 
Nước 
(%) 
CCK 
(%) CT 02 
(%) 
CT 02 
(%) 
CT 02 
(%) 
Tổng chất lỏng/ 
lượng nước 
thực (g) 
1 S 1400 560 0 0 0 0 560 
2 SCT 1400 490 0 70 0 0 560 
3 SF 1400 490 0 0 70 0 560 
4 SW 1400 490 0 0 0 70 560 
5 DC-10 1400 490 140/63 0 0 0 630/553 
6 DCT-10 1400 420 140/63 70 0 0 630/553 
7 DCF-10 1400 420 140/63 0 0 0 630/553 
8 DCW_10 1400 420 140/63 0 70 70 630/553 
9 DC-15 1400 434 210/94,5 0 0 0 644/528,5 
10 DCT-15 1400 364 210/94,5 70 0 0 644/528,5 
11 DCF-15 1400 364 210/94,5 0 0 0 644/528,5 
12 DCW-15 1400 364 210/94,5 0 0 70 644/528,5 
13 DC-20 1400 392 280/126 0 0 0 672/518 
14 DCT-20 1400 322 280/126 70 0 0 672/518 
15 DCF-20 1400 322 280/126 0 70 0 672/518 
16 DCW-20 1400 322 280/126 0 0 70 672/518 
17 DC-25 1400 336 350/157,5 0 0 0 686/493,5 
18 DCT-25 1400 266 350/157,5 70 0 0 686/493,5 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
 Ghi chú: Trước dấu / là tổng lượng dung dịch (kể cả chất hoà tan). Sau dấu / là tổng lượng nước (kể cả nước trong 
dung dịch). 
Khi tháo khuôn thấy: 
- Bề mặt các mẫu trong khuôn (2 x 2 x 2) cm đã cứng, còn các mẫu trong khuôn (4 x 4 x 16) cm chỉ cứng ở 
lớp bề mặt hở còn lại các mặt tiếp xúc với thành khuôn thì vẫn còn mềm. CCK làm mẫu rắn nhanh dễ tháo 
khuôn hơn; 
- Các mẫu đều bị co ở các mặt mẫu, co mạnh nhất theo chiều dài mẫu từ (14-10) mm, còn chiều rộng và 
chiều cao từ (5 - 2) mm. 
3.2. Kết quả đo độ dẻo các mẫu, thời gian tháo khuôn 
Bảng 6. Ảnh hưởng CCK đến thời gian tháo khuôn và độ dẻo 
Thời gian tháo khuôn 
(ngày) theo cỡ khuôn STT Kí hiệu mẫu Độ dẻo 
(cm) 
(2x2x2) cm (4x4x16) cm 
Lượng nước 
thực 
(g) 
1 S 14,0 4 10 560,0 
2 SCT 14,0 4 10 560,0 
3 SF 13,9 4 10 560,0 
4 K
h
ô
ng
 c
ó 
C
C
K
SW 14,0 4 10 560,0 
5 DC-10 13,9 3 5 553,0 
6 DCT-10 13,9 3 5 553,0 
7 DCF-10 14,0 3 5 553,0 
8 C
ó 
1
0%
 C
C
K
DCW-10 14,0 3 5 553,0 
9 DC-15 13,9 3 5 528,5 
10 DCT-15 14,0 3 5 528,5 
11 DCF-15 14,0 3 5 528,5 
12 C
ó 
1
5%
 C
C
K
DCW-15 14,0 3 5 528,5 
13 DC-20 14,0 3 5 518,0 
14 DCT-20 13,9 3 5 518,0 
15 DCF-20 14,0 3 5 518,0 
16 C
ó 
2
0%
 C
C
K
DCW-20 14,0 3 5 518,0 
17 DC-25 14,1 3 5 493,5 
18 DCT-25 14,2 3 5 493,5 
19 DCF-25 14,1 3 5 493,5 
20 C
ó 
25
%
 C
C
K
DCW-25 14,1 3 5 493,5 
Nhận xét bảng 6: 
- Các mẫu có CCK rắn nhanh hơn nên tháo khuôn được sớm hơn; 
- Theo chiều tĕng hàm lượng CCK tổng lượng chất lỏng cũng tĕng trong khi lượng nước thực lại giảm xuống. Điều này 
chứng tỏ không chỉ hàm lượng nước quyết định đến độ dẻo của hỗn hợp vữa, hàm lượng keo CCK cũng góp phần hóa dẻo. 
3.3 Kết quả đo cường độ các mẫu 
19 DCF-25 1400 266 350/157,5 0 0 0 686/493,5 
20 DCW-25 1400 266 350/157,5 0 70 70 686/493,5 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
Bảng 7. Ảnh hưởng hàm lượng CCK đến cường độ các mẫu 
Cường độ R (N/mm2) / % so với Rchuẩn ở tuổi 
 7 ngày 14 ngày 28 ngày 
Đạ
t m
ac
Kí hiệu mẫu 
Rn7 Ru14 Rn14 Ru28 Rn28 
S 1,58 
71,8 
0,51 
100 
1,84 
83,6 
0,51 
100 
2,20 
100 
SCT 1,52 
69,1 
0,51 
100 
1,62 
73,6 
0,51 
100 
2,00 
90,9 
SF 1,50 
68,2 
0,52 
102 
1,78 
80,9 
0,51 
100 
2,15 
97,7 Đạ
t m
ac
 2
0 
C
C
K
 =
 0
%
SW 1,51 
68,6 
0,51 
100 
1,75 
79,5 
0,50 
98,0 
2,13 
96,8 
DC_10 2,01 
91,4 
0,69 
135,3 
2,25 
102,3 
0,86 
168,6 
2,67 
121,4 
DCT_10 1,80 
81,8 
0,60 
117,6 
2,18 
99,1 
0,76 
149,0 
2,13 
96,8 
DCF_10 1,78 
80,9 
0,65 
127,5 
2,20 
100 
0,80 
156,9 
2,44 
110,9 
Đạ
t m
ac
 2
0 -
 2
5
C
C
K
 =
 1
0%
DCW_10 1,82 
82,7 
0,66 
129,4 
2,20 
100 
0,81 
158,8 
2,50 
113,6 
DC_15 2,56 
116,4 
0,85 
166,7 
2,81 
127,7 
1,08 
211,8 
3,52 
160,0 
DCT_15 2,22 
100,9 
0,8 
156,9 
2,64 
120,0 
0,91 
178,4 
3,05 
138,6 
DCF_15 2,01 
91,4 
0,82 
160,8 
2,62 
119,1 
0,97 
190,0 
3,34 
151,8 
Đạ
t m
ac
 30
 - 3
5 
C
C
K
 =
 1
5%
DCW_15 2,28 
103,8 
0,81 
158,8 
2,70 
122,7 
0,96 
188,2 
3,30 
150,0 
DC-20 3,23 
146,8 
0,97 
190,2 
3,46 
157,3 
1,44 
282,4 
5,00 
227,3 
DCT-20 2,70 
122,7 
0,90 
176,5 
3,02 
137,3 
1,02 
200 
4,03 
183,2 
DCF-20 2,73 
124,1 
0,92 
180,4 
3,09 
140,5 
1,14 
223,5 
4,82 
219,1 
Đạ
t m
ac
 4
0 -
 5
0
C
C
K
 =
 2
0%
DCW-20 2,95 
134,1 
0,92 
180,4 
3,15 
143,2 
1,17 
229,4 
4,74 
215,5 
DC_25 3,32 
150,9 
1,05 
205,9 
3,65 
165,9 
2,12 
415,7 
6,01 
273,2 
DCT_25 2,91 
132,3 
1,00 
196,1 
3,28 
149,1 
1,85 
362,7 
5,04 
229,1 
DCF_25 2,90 
131,8 
1,04 
203,9 
3,34 
151,8 
1,96 
384,3 
5,68 
258,2 
Đạ
t m
ac
 5
0 -
 6
0 
C
C
K
 =
 2
5%
DCW_25 3,03 
137,7 
1,04 
203,9 
3,30 
150,0 
1,98 
388,2 
5,62 
255,5 
Ghi chú: - Cường độ chuẩn là cường độ 28 ngày của vữa đất sét thuần: RNC = 2,2 N/mm2 và RUC = 0,51 
N/mm
2 là cường độ nén và cường độ uốn của mẫu chuẩn; 
 - Tử số - giá trị cường độ (N/mm2), mẫu số - cường độ đạt được so với cường độ chuẩn %). 
Nhận xét bảng 7 
- Mẫu không có CCK: cường độ uốn sau 14 ngày đến 28 ngày tĕng rất chậm. Mẫu có CCK: cường độ tĕng 
liên tục ít nhất đến 28 ngày và đạt giá trị chuẩn từ tuổi sớm; 
- Cấp phối không có CCK đạt cường độ nén tương đương mac 20, Các cấp phối có CCK đều đạt cường độ 
nén cao hơn; 25 % CCK cho đạt cường độ tương đương mac 50; 
- Cường độ uốn đạt và vượt chuẩn ngay từ những tuổi rất sớm (trước 14 ngày), càng tĕng lượng CCK thì 
vữa càng nhanh đóng rắn; 
- Tất cả các mẫu có sự tĕng cường độ so với mẫu chuẩn ngay từ tuổi sớm, đến tuổi 28 ngày đều vượt 
chuẩn: 10 % CCK vượt từ 0 – 21,4 %; 15 % CCK vượt từ 36,8 – 60,0 %; 20 % CCK vượt từ 183,2 - 227,3 %; 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
25 % CCK vượt từ 129,1 – 173,2 % giá trị cao nhất khi không có chất chống thấm. Dự kiến các mẫu có chất 
chống thấm có thể chờ đợi tĕng cường độ cao ở tuổi muộn. 
- Ở tuổi 7-14 ngày: 
+ Các mẫu không có CCK là SCT, SF, SW có cường độ nén tương đương nhau và thấp hơn so với mẫu 
chuẩn S. Có thể xem như các hoá chất chống ẩm không ảnh hưởng nhiều đến cường độ với mẫu cấp phối 
không có CCK. Chất chống ẩm ngĕn cản tốc độ khô sét, làm cường độ phát triển chậm; 
+ Các mẫu có CCK và hóa chất kỵ nước: (DCT, DCW) có cường độ nén tương đương nhau, thấp hơn 
(không nhiều) so với mẫu chỉ có CCK. Chứng tỏ 3 loại hoá chất chống ẩm đều làm giảm cường độ mẫu so với 
mẫu chỉ có CCK. Nguyên nhân như trên đã nêu: chất kỵ nước ngĕn cản quá trình đóng rắn CCK; 
+ Các mẫu không có CCK có cường độ uốn và cường độ nén tương đương nhau; có cường độ uốn và 
cường độ nén thấp hơn nhiều so với các mẫu có CCK. Nói cách khác CCK làm tĕng cường độ ở tuổi 7 ngày. 
Nguyên nhân CCK cho cường độ vữa cao là vì bản thân CCK có khả nĕng đóng rắn riêng, sản phẩm có cường 
độ khá cao. 
- Ở tuổi 28 ngày: 
+ Cường độ nén tất cả các mẫu tĕng so với ở tuổi 14 ngày. Các mẫu không có CCK cường độ nén tương 
đương nhau; 
+ Hoá chất chống ẩm làm giảm cường độ, trong đó CT 02 làm giảm đáng kể (19,6 %), còn Waterseal và 
Fosta 08 làm cường độ của mẫu giảm ít hơn (5,2 và 3,6 %). Có thể giải thích rằng chất chống ẩm một phần 
ngĕn cản tốc độ khô sét, một phần ngĕn cản tác nhân đóng rắn thâm nhập vào bên trong mẫu để đóng rắn 
CCK. 
- Quan hệ giữa cường độ và tỉ lệ CCK, được thể hiện ở bảng 8 và đồ thị Hình 1. Theo đó ta thấy: khác với 
bê tông và vữa xây dựng thông thường, càng tĕng CCK thì mac vữa càng cao nhưng tốc độ tĕng trưởng 
cường độ ở tuổi sớm giảm (mac càng cao tĕng trưởng %R28 càng nhỏ). Điều đó chứng tỏ sức tĕng trưởng 
cường độ tốt hơn ở các tuổi sau 28 ngày. Điều đó có thể liên quan đến sự tĕng cường độ của CCK và độ khô 
của vữa sét. 
Bảng 8. Tốc độ gia tĕng cường độ nén các mẫu theo sự tĕng dần tỷ lệ CCK 
Ký hiệu mẫu S DC-10 DC-15 DC-20 DC-25 
Hàm lượng CCK, % 0 10 15 20 25 
 7 ngày 
1,58 
71,8 
2,01 
75,3 
2,56 
72,7 
3,23 
64,6 
3,32 
55,2 
14 ngày 
1,84 
83,6 
2,25 
84,3 
2,81 
79,5 
3,46 
69,2 
3,65 
60,7 
Cường độ nén, 
 ( N/mm2 ) 
 (% Rn28) 
28 ngày 
2,20 
100 
2,67 
100 
3,52 
100 
5,00 
100 
6,01 
100 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng CCK đến cường độ vữa 
- Các chất chống ẩm ảnh hưởng đến cường độ được thể hiện ở bảng 9 và hình 2: 
 CƯỜNG ĐỘ
0
20
40
60
80
100
120
CT 02 FST WS
Chất chống ẩm
Cư
ờn
g đ
ộ
Giảm cường
độCường độ đạt
được
Hình 2. Ảnh hưởng loại chất chống ẩm đến cường độ 
Bảng 9. Độ giảm cường độ bởi tác động của các hóa chất chống ẩm 
Ký hiệu mẫu DC-20 DCT-20 DCF-20 DCW-20 
Cường độ nén, N/mm2 5,00 4,03 4,82 4,74 
Cường độ nén, % 100 80,6 96,4 94,8 
Cường độ bị giảm, % 0 19,4 3,6 5,2 
4. Kết luận 
0
1
2
3
4
5
6
7
0 5 10 15 20 25 30
CCK, % 
Cường độ,N/mm2 
R7
R14
R28
Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng số 1/2012 
- Độ dẻo của hỗn hợp vữa phụ thuộc cả vào hàm lượng nước lẫn hàm lượng CCK, cụ thể là độ dẻo tỉ lệ với 
hàm lượng (nước + CCK), nói cách khác CCK có tác dụng hóa dẻo; 
- CCK làm tĕng tốc độ đóng rắn và cường độ của vữa đất sét. Cường độ vữa tĕng theo hàm lượng CCK. 
Nguyên nhân là CCK có cường độ lớn khi đóng rắn, giảm nước trộn nên mẫu chóng khô, có tính kết dính các 
hạt rời; 
- Các chất kỵ nước kể trên tuy làm giảm cường độ (ít nhất là đến tuổi 28 ngày) song làm tĕng hiệu quả 
chống phân rã sét trong nước /1/. Trong đó CT - 02 làm giảm cường độ đáng kể (đến gần 20 %); còn Fosta 08 
và Simon Waterseal làm giảm ít hơn; 
- Vữa có độ co mạnh (kể cả mẫu chuẩn), nhưng nếu xây đá ong mạch xây mỏng thì không ảnh hưởng 
nhiều. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. PHAN CÔNG PHƯƠNG. Thĕm dò khả nĕng biến tính vữa đất sét xây đá ong. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học 
cán bộ trẻ lần thứ XI. Viện KHCN Xây dựng, Hà Nội, tháng 12 nĕm 2010. 
2. ĐẶNG VĔN PHÚ. Nghiên cứu sơn silicat trang trí công trình xây dựng và sơn silicat chịu nhiệt. Tuyển tập các công trình 
khoa học kỹ thuật 1963 – 1983. Viện KHKT Xây dựng, Hà Nội, 1983. 
3. ЧЕХОВ А.Р.,СЕРГЕЙЕВ А.М., Дибров Г.Д. Справочник по бетонам и растворам. Киев. “Будивелъник”, 1979. 
4. 14 TCN 132 – 2005. Đất xây dựng công trình thủy lợi – phương pháp xác định các đặc trưng tan rã của đất trong phòng 
thí nghiệm. 

File đính kèm:

  • pdfvua_dat_set_duoc_bien_tinh_chong_phan_ra_nuoc.pdf