Xác định đỉnh tương quan của hai phương thức truyền dẫn số băng gốc sử dụng sóng mang kiểu điều chế pha xung và kiểu sóng con gói
Trong bài viết này, đầu tiên tác giả khảo sát sự biến thiên của hàm tự tương quan theo thời
gian của các sóng mang bằng phương pháp giải tích để khẳng định tại thời điểm lấy mẫu đã
đạt được độ tương quan cực đại. Tiếp theo, bằng phương pháp đại số tuyến tính, tác giả xác
định độ tương quan chéo giữa tất cả các sóng mang để chứng minh độ tương quan cực đại
đó chính là một trong các đỉnh tương quan. Cuối cùng, nhằm làm rõ ý nghĩa quyết định của
các đỉnh tương quan, tác giả xây dựng các chương trình mô phỏng xác định đặc tính xác
suất lỗi theo tỷ số tín trên tạp (SNR) để đánh giá hiệu quả của các hệ thống truyền dẫn số
băng gốc tương ứng với hai phương thức sử dụng sóng mang kiểu điều chế pha xung và
kiểu sóng con gói.
Bạn đang xem tài liệu "Xác định đỉnh tương quan của hai phương thức truyền dẫn số băng gốc sử dụng sóng mang kiểu điều chế pha xung và kiểu sóng con gói", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định đỉnh tương quan của hai phương thức truyền dẫn số băng gốc sử dụng sóng mang kiểu điều chế pha xung và kiểu sóng con gói
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 58 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 XÁC ĐỊNH ĐỈNH TƯƠNG QUAN CỦA HAI PHƯƠNG THỨC TRUYỀN DẪN SỐ BĂNG GỐC SỬ DỤNG SÓNG MANG KIỂU ĐIỀU CHẾ PHA XUNG VÀ KIỂU SÓNG CON GÓI DETERMINATION OF CORRELATIVE PEAK OF TWO BASEBAND DIGITAL TRANSMISSION METHODS USING THE PULSE PHASE MODULATION TYPE AND WAVELETS PACKET TYPE LÊ QUỐC VƯỢNG Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Email liên hệ: vuonglq.ddt@vimaru.edu.vn Tóm tắt Trong bài viết này, đầu tiên tác giả khảo sát sự biến thiên của hàm tự tương quan theo thời gian của các sóng mang bằng phương pháp giải tích để khẳng định tại thời điểm lấy mẫu đã đạt được độ tương quan cực đại. Tiếp theo, bằng phương pháp đại số tuyến tính, tác giả xác định độ tương quan chéo giữa tất cả các sóng mang để chứng minh độ tương quan cực đại đó chính là một trong các đỉnh tương quan. Cuối cùng, nhằm làm rõ ý nghĩa quyết định của các đỉnh tương quan, tác giả xây dựng các chương trình mô phỏng xác định đặc tính xác suất lỗi theo tỷ số tín trên tạp (SNR) để đánh giá hiệu quả của các hệ thống truyền dẫn số băng gốc tương ứng với hai phương thức sử dụng sóng mang kiểu điều chế pha xung và kiểu sóng con gói. Từ khóa: Hàm tự tương quan, độ tương quan cực đại, tương quan chéo, đỉnh tương quan. Abstract At this article, firstly the author examines the variation of the autocorrelation function over time of carrier waves by analytical method to confirm the maximum correlation at the time of sampling. Next, by linear algebra method, the author determines the cross corelation between all carrier waves to prove that the maximum correlation is one of the correlative peaks. Finally, in order to clarify the decisive sense of the correlative peaks, the author built simulation programs to determine the error probability characteristics following signal to noise ratio (SNR) to evaluate the effectiveness of the baseband digital transmission systems according to two methods of using carrier waves as the pulse phase modulation type and the wavelets packet type. Keywords: Autocorrelation function, maximum correlation, cross correlation, correlative peak. 1. Đặt vấn đề Vấn đề xác định chính xác thời điểm lấy mẫu trong máy thu tối ưu tính tương quan của một hệ thống truyền dẫn số băng gốc có ý nghĩa quyết định đối với quá trình tách tín hiệu có lỗi hay không nói riêng và đối với chất lượng, hiệu quả của cả hệ thống đó nói chung. Thời điểm lấy mẫu tín hiệu tương quan thường được chọn để thỏa mãn một số điều kiện mà quan trọng nhất trong đó là: 1) Phải đảm bảo độ tự tương quan là cực đại; 2) Sự chênh lệch độ tự tương quan cực đại so với độ tương quan chéo cực đại cũng phải là lớn nhất, gọi là đỉnh tương quan. Như vậy, xác định thời điểm lấy mẫu sao cho đúng đỉnh tương quan bằng cách khảo sát sự biến thiên của hàm tự tương quan đồng thời với việc đánh giá độ tương quan chéo giữa tất cả các sóng mang là công việc khá phức tạp. Ngoài việc khảo sát xác định đỉnh tương quan của hệ thống truyền dẫn số băng gốc sử dụng tập các sóng mang kiểu điều chế pha xung (Pulse Phase Modulation - PPM), trong bài viết cũng thực hiện tương tự đối với tập các sóng mang kiểu sóng con gói (Wavelets Packet - WP). Trong [1, 2] đề xuất sử dụng và đưa ra thuật toán tạo tập các sóng mang kiểu WP trong hệ thống truyền dẫn số băng gốc. Chưa có tài liệu nào thực hiện các phân tích, đánh giá chi tiết hơn quá trình truyền dẫn với kiểu sóng mang này. Việc đồng thời khảo sát xác định đỉnh tương quan của 2 hệ thống truyền dẫn số băng gốc sử dụng các sóng mang kiểu PPM và kiểu WP có ý nghĩa so sánh giữa 2 giải pháp truyền dẫn. Trong một số tài liệu nghiên cứu về truyền dẫn số băng gốc, ví dụ [3, 4, 5], còn có một số hạn chế: Không thấy sự khác biệt giữa 2 giải pháp truyền dẫn sử dụng các sóng mang kiểu PPM và kiểu WP; Chương trình mô phỏng không thể hiện quá trình mã hóa dạng sóng; Tác động của nhiễu lên các sóng mang trên kênh truyền dẫn không được rõ ràng. Trong phạm vi bài viết này sẽ trình bày 2 chương trình mô phỏng khắc phục những hạn chế nêu trên về 2 hệ thống truyền dẫn số băng gốc sử dụng các sóng mang kiểu PPM và kiểu WP cho tín hiệu số dạng symbol 2 bit. Bằng cách tương CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 59 tự áp dụng thuật toán mô phỏng, độc giả quan tâm có thể phát triển chương trình truyền dẫn đối với các tín hiệu số dạng symbol nhiều bit hơn. 2. Khảo sát hàm tự tương quan Xét tập sóng mang cho các symbol k bit gồm M = 2k sóng mang, trong đó 1 sóng mang bất kỳ thứ n (Với n = 0÷(M-1)) ký hiệu là sn(t). Theo [4] hàm tương quan của 2 sóng mang sn(t), sm(t) (Với n,m = 0÷(M-1)) được định nghĩa: 0 0 . t t nm n m nmy t s s d p d (1) Trong đó: pnm(t) = sn(t).sm(t) – Hàm tích chéo (Cross Product) là tín hiệu đầu ra bộ nhân. Và hàm tự tương quan của sóng mang sn(t) ký hiệu yn(t) được tính bằng: 2 0 0 0 . t t t n nn n n n ny t y t s s d s d p d (2) Trong đó: pn(t) = sn2(t) - Gọi là hàm bình phương. a) Sóng mang kiểu điều chế pha xung (PPM) Sóng mang sn(t) kiểu điều chế pha xung (PPM) còn gọi là kiểu trực giao đồng năng lượng (Hình 1a). Trên hình: A - Biên độ xung, T - Thời gian symbol = k.Tb (Với Tb - Thời gian 1 bit), i - Khoảng xung nhịp i. Khi đó hàm bình phương pn(t) có dạng hình 1b. T M A t sn(t) 2T M 1M T M iT M 1i T M T a) 0 T M A2 t pn(t) 2T M 1M T M iT M 1i T M T b) 0 Hình 1. Sóng mang sn(t) kiểu PPM (a) và hàm bình phương pn(t) tương ứng (b) Khảo sát tích phân (2) trên 3 khoảng thời gian và đi đến kết quả là: + Khoảng 1: 0 ≤ t ≤ iT/M: yn(t) 0; + Khoảng 2: iT/M ≤ t ≤ (i+1)T/M: yn(t) = A2(t - iT/M); + Khoảng 3: (i+1)T/M ≤ t ≤ T: yn(t) A2T/M = E/M; Trong đó ta có: 2 A T E y Tn M M (3) Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của hàm tự tương quan yn(t) như Hình 2. 2A T E M M T M t yn(t) 2T M 1M T M iT M 1i T M T 0 Hình 2. Đồ thị hàm tự tương quan yn(t) tương ứng sóng mang sn(t) kiểu PPM b) Sóng mang kiểu sóng con gói (WP) Sóng mang sn(t) kiểu sóng con gói (WP) là trường hợp đặc biệt của kiểu điều chế tần số xung (PFM - Pulse Frequency Modulation) [1, 2, 6, 7]. WP khác biệt hẳn so với PFM là nó chỉ cần tần số nhịp cao nhất là M/T (Bằng với giải pháp PPM trên) còn PFM yêu cầu lên đến 2(M-1)/T. Trên Hình 3a là ví dụ 1 sóng mang bất kỳ sn(t) của tập sóng mang kiểu WP và Hình 3b là hàm bình phương pn(t) A2 tương ứng của nó. CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 60 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 T M A t sn(t) 2T M 1M T M iT M 1i T M T a) 0 T M A2 t pn(t) 2T M 1M T M iT M 1i T M T b) 0 -A Hình 3. Sóng mang sn(t) của tập sóng mang kiểu WP (a) và hàm bình phương pn(t) tương ứng (b) Từ Hình 3b, hàm tự tương quan yn(t) của các sóng mang kiểu WP theo (2) có dạng: 2 2 2 0 0 0 t t n iy t p d A d A t A t Và 2ny T A T E (4) Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của hàm tự tương quan yn(t) như Hình 4. T M t yn(t) 2T M 1M T M T A2T=E 0 Hình 4. Đồ thị hàm tự tương quan yn(t) tương ứng sóng mang sn(t) kiểu WP c) Nhận xét Từ (3), (4) và các Hình 2, 4 ta có một số nhận xét: 1) Thống nhất việc thực hiện lấy mẫu tại thời điểm t=T sẽ nhận được giá trị cực đại của hàm tự tương quan đối với tất cả các trường hợp PPM hoặc WP; 2) Đỉnh tương quan kiểu PPM phụ thuộc và tỷ lệ nghịch với số lượng sóng mang M; 3) Đỉnh tương quan kiểu PPM nhỏ hơn M lần so với kiểu WP. 3. Xác định tương quan chéo và đỉnh tương quan Xác định giá trị tương quan chéo là tính toán M2/2 giá trị tích phân (1) với t=T (Thời điểm thống nhất lấy mẫu trên) mà không mất tính tổng quát có thể giả thiết T=1 - là tích phân xác định, cho ra ynm(T) = ynm. Để thực hiện được đơn giản, ta có thể xây dựng một số khái niệm đại số như sau. Biểu diễn mỗi sóng mang sn(t) dưới dạng một vecto sn = A.[ani], trong đó phần tử ani là biên độ xung có thể có 1 trong các giá trị 1, 0, -1 tại khoảng xung nhịp i. Khi đó: 1) Tập M = 2k sóng mang được biểu diễn bằng ma trận S: S = [s0; s1; ; sn; ; s(M-1)]; 2) Tích phân xác định dạng (1) được thay bằng tích vecto: ynm = sn*smT (T - Ký hiệu chuyển vị) và tương tự (2) trở thành: yn= ynn = sn*snT; 3) Ma trận tương quan Y =[ynm] được xác định: Y = S.ST/M chứa tất cả các giá trị tự tương quan (cực đại) là các phần tử nằm trên đường chéo chính và tương quan chéo (tại t = T) là các phần tử còn lại. a) Sóng mang kiểu PPM Tập M sóng mang kiểu PPM biểu diễn bằng ma trận SPPM như sau: 1 0 ... 0 0 1 ... 0 . . ... ... ... ... 0 0 ... 1 PPM M M S A A I Trong đó, I là ma trận đơn vị. Khi đó ma trận tương quan YPPM có kết quả là: 2. . .. . . TT PPM PPM PPM A I A IS S A E Y I I M M M M (5) CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 61 Nghĩa là, tất cả các tương quan chéo ynm (n ≠ m) tại t = T đều bằng 0 còn cực đại tự tương quan yn bằng E/M nên nó chính là các đỉnh tương quan đối với sóng mang kiểu PPM. b) Sóng mang kiểu WP Tập 4 vecto sóng mang kiểu WP (Truyền dẫn symbol 2 bit): s0 = [1 1 1 1]; s1 = [1 1 -1 -1]; s2 = [1 -1 1 -1]; s3 = [1 -1 -1 1] hợp thành ma trận S4-WP. Tập 8 vecto sóng mang kiểu WP (Truyền dẫn symbol 3 bit): s0 = [1 1 1 1 1 1 1 1]; s1 = [1 1 1 1 -1 -1 -1 -1]; s2 = [1 1 -1 -1 1 1 -1 -1]; s3 = [1 1 -1 -1 -1 -1 1 1]; s4 = [1 -1 1 -1 1 -1 1 -1]; s5 = [1 -1 1 -1 -1 1 -1 1]; s6 = [1 -1 -1 1 1 -1 -1 1]; s7 = [1 -1 -1 1 -1 1 1 -1]; Hợp thành ma trận S8-WP. Tổng quát hóa, tập M sóng mang kiểu WP (Truyền dẫn symbol k bit) biểu diễn bằng ma trận SM-WP được trình bày trong [2]. Nếu để ý là, ngoài dòng đầu tiên tương ứng s0, các dòng còn lại đều có số lượng phần tử 1 và số lượng phần tử -1 đều bằng nhau và bằng M/2 thì ma trận tương quan YWP có kết quả là: 2 2. . . . . T M WP M WP WP S S A Y M I A I E I M M (6) Nghĩa là, tất cả các tương quan chéo ynm (n ≠ m) tại t = T đều bằng 0 còn cực đại tự tương quan yn bằng E nên nó chính là các đỉnh tương quan đối với sóng mang kiểu WP. 4. Mô phỏng đánh giá hệ thống truyền dẫn số băng gốc kiểu PPM và kiểu WP Mô hình Monte-Carlo hệ thống truyền dẫn số băng gốc trình bày trên Hình 5 với số lượng symbol mô phỏng trong chương trình là N = 104 và kênh truyền dẫn là nhiễu Gaussian trắng cộng. Kết quả đặc tính xác suất lỗi theo SNR cho cả 2 hệ thống truyền dẫn symbol 2 bit kiểu PPM và kiểu WP được trình bày chung trên Hình 6. Tạo symbol ngẫu nhiên Mã hóa dạng sóng truyền dẫn Tạo nhiễu Điều chỉnh SNR KÊNH TRUYỀN DẪN Tính tương quan Tách tín hiệu So sánh & đếm lỗi Lấy mẫu tại t = T Giải mã dạng sóng = Máy thu TTQ Hình 5. Mô hình hệ thống truyền dẫn số băng gốc Hình 6. Đặc tính xác suất lỗi bit theo tỷ số tín trên tạp Đặc tính BER lý thuyết của hệ thống truyền dẫn kiểu PPM symbol 2 bit được nội suy ra là: dB 2 0.3 10 8.9 SNR P Q 0 2 4 6 8 10 12 14 16 10 -5 10 -4 10 -3 10 -2 10 -1 10 0 Ty so Tin hieu / Tap am (SNR) X a c s u a t lo i b it ( B E R ) Dac tinh BER(SNR) cua HT truyen dan symbol 2 bit PPM - Ly thuyet PPM - Mo phong WP - Ly thuyet WP - Mo phong CHÀO MỪNG KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 62 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 60 - 11/2019 Trong đó [3]: 21 exp 22 a x Q a dx Từ các đặc tính xác suất lỗi lý thuyết và mô phỏng đối với 2 hệ thống truyền dẫn symbol 2 bít kiểu PPM và WP trên Hình 6 cho thấy: Do đỉnh tương quan của kiểu WP bằng E trong khi đỉnh tương quan của kiểu PPM bằng E/M = E/4 - giảm đi 4 lần, nên với cùng mức SNR, xác suất lỗi bit của hệ thống truyền dẫn kiểu PPM lớn hơn kiểu WP. Điều này được thể hiện là các đặc tính lỗi mô phỏng và lý thuyết của cách truyền dẫn kiểu PPM nằm phía trên đối với cách truyền dẫn kiểu WP. 5. Kết luận Tổng quát hóa, đối với hệ thống truyền dẫn kiểu PPM khi số lượng bit trong symbol k tăng lên (> 2), M = 2k tăng theo, dẫn tới giá trị của đỉnh tương quan bằng E/M giảm và kết quả là đặc tính xác suất lỗi dần nâng cao lên trên. Ngược lại, đối với hệ thống truyền dẫn kiểu WP khi k tăng (> 2), M tăng, giá trị đỉnh tương quan không thay đổi nhưng số lượng xung nhịp tăng lên kéo theo độ tin cậy truyền thông tăng [4, 5] và xác suất lỗi giảm làm cho các đặc tính xác suất dần hạ thấp xuống dưới. Như vậy, với cùng giá trị SNR: Hệ thống truyền dẫn băng gốc kiểu PPM có xác suất lỗi bit nhỏ nhất khi k = 2 (Còn xác suất lỗi càng tăng lên khi k tăng > 2), nhưng xác suất lỗi bit này vẫn lớn hơn so đối với hệ thống truyền dẫn băng gốc kiểu WP cũng khi k = 2 và đặc biệt hơn là khi k càng tăng > 2 thì xác suất lỗi bit càng giảm nhỏ đi hơn nữa. Trên thực tế, người ta thực hiện truyền dẫn theo symbol là để có xác suất lỗi bit càng nhỏ khi k tăng lên. Vậy hệ thống truyền dẫn băng gốc kiểu WP là thỏa mãn điều kiện này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Quốc Vượng, “Using Wavelets in Baseband Digital Transmission”, Báo cáo và bài đăng trong Kỷ yếu hội nghị ATC-09 (2009 International Conference on Advanced Technologies for Communications) tại Hải Phòng ngày 12-14 tháng 10 năm 2009, tr. 54-57, 2009. [2] Lê Quốc Vượng, “Sóng con gói - Một dạng sóng mang nhiều chiều sử dụng trong truyền dẫn số băng gốc có hiệu quả cao”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, số 21 - 1/2010, tr. 13-17, 2010. [3] J. G. Proakis, M. Salehi, Contemporary Communication System using MATLAB, Brooks/Cole Publisshing Company, Northeastern University, Canada, 2000. [4] J. G. Proakis, M. Salehi, Communication Systems Engineering, Upper Saddle River, Prentice Hall, Inc., USA, 1994. [5] J. G. Proakis, Digital Communication (3rd ed), MCGraw-Hill, New York, USA, 1995. [6] Gilbert Strang, Truong Nguyen, Wavelets and Filter Banks, Wellesley - Cambridge Press, Wellesley MA, USA, 1996. [7] Martin Vetterli, Jelena Kovacevic, Wavelets and Subband Coding, Prentice Hall PTR, Englewood Cliffs, New Jersey, USA, 1995. Ngày nhận bài: 30/9/2019 Ngày nhận bản sửa: 30/10/2019 Ngày duyệt đăng: 14/11/2019
File đính kèm:
- xac_dinh_dinh_tuong_quan_cua_hai_phuong_thuc_truyen_dan_so_b.pdf