Ý kiến của sinh viên chuyên ngữ năm nhất về phiên âm tiếng Anh cải thiện phát âm

TÓM TẮT

Phát âm là một kỹ năng quan trọng giúp sinh viên có kỹ năng nghe và nói tốt. Để phát âm tốt,

phiên âm tiếng Anh là một phương pháp giúp người học nhận biết và phân biệt các âm. Bài báo

này nhằm nghiên cứu liệu phiên âm tiếng Anh có thể cải thiện phát âm của sinh viên và những khó

khăn của sinh viên khi viết phiên âm. Đối tượng nghiên cứu là 43 sinh viên của lớp 59nna3 luyện

viết các phiên âm, sau đó làm 3 video theo nhóm nhỏ của mình và gửi lên trang web edmodo.com

của giáo viên. Cuối cùng, phát âm của họ được kiểm tra ở kỳ thi cuối kỳ với cả giáo viên tiếng

Việt và giáo viên nước ngoài. 5 sinh viên bất kỳ được phỏng vấn cá nhân để tìm ra những khó

khăn khi viết phiên âm. Viết phiên âm đã cải thiện phát âm của sinh viên.

pdf 6 trang yennguyen 5740
Bạn đang xem tài liệu "Ý kiến của sinh viên chuyên ngữ năm nhất về phiên âm tiếng Anh cải thiện phát âm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý kiến của sinh viên chuyên ngữ năm nhất về phiên âm tiếng Anh cải thiện phát âm

Ý kiến của sinh viên chuyên ngữ năm nhất về phiên âm tiếng Anh cải thiện phát âm
Bùi Thị Ngọc Oanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 193 - 197 
193 
Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ NĂM NHẤT 
VỀ PHIÊN ÂM TIẾNG ANH CẢI THIỆN PHÁT ÂM 
Bùi Thị Ngọc Oanh* 
Trường Đại học Nha Trang 
TÓM TẮT 
Phát âm là một kỹ năng quan trọng giúp sinh viên có kỹ năng nghe và nói tốt. Để phát âm tốt, 
phiên âm tiếng Anh là một phương pháp giúp người học nhận biết và phân biệt các âm. Bài báo 
này nhằm nghiên cứu liệu phiên âm tiếng Anh có thể cải thiện phát âm của sinh viên và những khó 
khăn của sinh viên khi viết phiên âm. Đối tượng nghiên cứu là 43 sinh viên của lớp 59nna3 luyện 
viết các phiên âm, sau đó làm 3 video theo nhóm nhỏ của mình và gửi lên trang web edmodo.com 
của giáo viên. Cuối cùng, phát âm của họ được kiểm tra ở kỳ thi cuối kỳ với cả giáo viên tiếng 
Việt và giáo viên nước ngoài. 5 sinh viên bất kỳ được phỏng vấn cá nhân để tìm ra những khó 
khăn khi viết phiên âm. Viết phiên âm đã cải thiện phát âm của sinh viên. 
Từ khóa: Ngữ âm, phiên âm, sinh viên chuyên ngữ, kỹ năng nói, làm videos. 
GIỚI THIỆU* 
Phát âm rõ ràng cũng rất quan trọng cho kỹ 
năng nói tiếng Anh. Người học muốn người 
nghe hiểu được thì bản thân họ phải có phát 
âm tốt. Fraser (1999) [1] cho rằng phát âm là 
kỹ năng quan trọng nhất, vì với phát âm tốt, 
người nghe có thể hiểu được dù có những lỗi 
khác, tuy nhiên với phát âm không tốt, người 
nghe có thể không hiểu được dù người nói có 
lưu loát. Người học có phát âm tốt thì có kỹ 
năng nghe và nói tốt. Để phát âm tốt, phiên 
âm là một phương pháp giúp người học nhận 
ra và phân biệt các âm trong tiếng Anh. Phiên 
âm là cách dùng những ký tự ngữ âm. Theo 
IPA Handbook of the International Phonetic 
Association (1999) [2], phiên âm là “phân 
biệt âm vị này với âm vị khác”. Phiên âm 
tiếng Anh rất cần thiết cho giáo viên tiếng 
Anh để giúp người học phân biệt các âm tiếng 
anh. Harmer (2001) [3] và Hewings (2004) 
[4] cho rằng dạy phát âm là rất quan trọng vì 
không chỉ giúp sinh viên nhận ra các âm khác 
nhau mà còn cải thiện kỹ năng nói của họ một 
cách đáng kể. 
Lintunen (2004) [5] đã dạy cả ngữ âm và kỹ 
năng phiên âm để tìm ra cách cải thiện cả hai 
kỹ năng trên. Kết quả các bài kiểm tra ngữ âm 
và kỹ năng phiên âm có mối quan hệ về chất 
*
 Tel: 0903 544668, Email: oanhbtn@ntu.edu.vn 
lượng và số lượng. Những sinh viên có kỹ 
năng phiên âm tốt hơn sẽ có cải thiện đáng kể 
trong phát âm của họ và những ai thiếu kỹ 
năng phiên âm không cải thiện hay cải thiện 
rất ít trong phát âm. Trong kết quả khảo sát 
của Lintunen (2004) [5], có 82% tin rằng 
phiên âm đã cải thiện kỹ năng của họ, 28% tin 
rằng học phiên âm đã nâng cao đáng kể kỹ 
năng phát âm và chỉ một sinh viên cảm thấy 
phát âm của mình không được cải thiện. 
Sinh viên ngày nay có nhiều phương tiện để 
học ngoại ngữ thông qua Tivi, CDs và 
Internet, tuy nhiên điều này không đảm bảo 
cho họ có phát âm chính xác, do đó phiên âm 
các âm có một vai trò quan trọng. Chính vì 
thế bài nghiên cứu này trả lời hai câu hỏi: 
1. Học phiên âm có cải thiện phát âm của 
sinh viên chuyên ngữ? 
2. Sinh viên có những khó khăn gì khi phiên 
âm tiếng Anh? 
PHƯƠNG PHÁP PHIÊN ÂM 
Thế nào là phiên âm? 
Khi phiên âm một từ hay một câu là định rõ 
trực tiếp cách phát âm. Đầu tiên người học 
học cách phát âm các nguyên âm, và phụ âm 
với các vị trí của các bộ phận răng, lưỡi, và 
môi. Sau đó, người học ghi nhớ cách phiên 
âm các âm và họ có thể phiên âm các từ và 
câu liên quan đến âm đã học. Học phiên âm là 
Bùi Thị Ngọc Oanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 193 - 197 
194 
để hình thành thói quen nói tốt. Giáo viên 
dùng bảng phiên âm chữ cái quốc tế 
(International Phonetic Alphabet) IPA miêu tả 
các âm trong tiếng Anh và các khía cạnh khác 
của phát âm như độ dài và ngữ điệu. Giáo 
viên giới thiệu bảng phiên âm quốc tế IPA 
ngay từ buổi đầu tiên của khóa học. 
Lợi ích của phiên âm tiếng Anh: 
- Sinh viên có thể sử dụng từ điển tiếng Anh 
một cách hiệu quả. Sinh viên có thể đọc được 
phiên âm các từ tiếng Anh và phát âm chính 
xác các từ. Họ có thể viết được phiên âm cho 
các từ họ nghe. Do đó, sinh viên trở thành 
người học độc lập. 
- Sinh viên có thể nhận biết được các từ khác 
nhau trong phiên âm, ví dụ như từ 'son' and sun' 
hay các từ 'ship', sheep', 'sip' and 'seep' 
- Phiên âm giúp sinh viên nhận thức được 
tầm quan trọng của nguyên âm dài và các âm 
phát âm thành tiếng như các âm /b/, /d/, /z/ 
Các phương pháp giảng dạy phiên âm 
tiếng Anh: 
- Sử dụng từ điển: giáo viên viết phiên âm 
các từ có trong từ điển và người học đọc các 
từ được viết ra trên bảng. Ngoài ra, giáo viên 
có thể tận dụng những từ phiên âm trong giáo 
trình Ship or Sheep để viết lên bảng cho 
người học đọc. 
- Luyện tập ghi phiên âm các từ đã học khi 
viết các đoạn hội thoại. Sinh viên sẽ chia 
thành nhóm từ 3 – 4 sinh viên để viết các 
đoạn hội thoại hay các bài phỏng vấn hay các 
vở kịch. Sau khi viết xong kịch bản, họ sẽ ghi 
phiên âm các từ họ đã học trên lớp. Những 
bài hội thoại này được các nhóm quay videos 
và gửi lên trang web 
https://www.edmodo.com/home#/group?id=2
5013049 
- Đọc phiên âm cả câu: Giáo viên ghi phiên 
âm cả câu với các từ đã học lên bảng và chia 
sinh viên thành các nhóm lớn. Nhóm nào đọc 
được phiên âm các câu trước và chính xác sẽ 
dành được điểm cho nhóm mình. Sau đó các 
nhóm có thể đố nhau bằng cách ghi phiên âm 
các câu mà họ thích cho các nhóm khác đọc. 
- Đọc các cặp âm (minimal pairs): sinh viên 
làm việc theo nhóm và đọc các cặp âm cho 
bạn mình nghe và chọn âm nào bạn mình đã 
đọc. Giáo viên cũng dùng cặp âm để phân biệt 
các âm khác nhau có cùng một vị trí. Kỹ thuật 
này dùng cả kỹ năng nghe và phát âm. 
- Giống nhau hay khác nhau: sinh viên 
làm việc theo cặp và đọc một từ giống nhau 
hai lần hay đọc 2 từ khác nhau. Bạn khác sẽ 
nghe và phân biệt là hai từ đó giống nhau 
hay khác nhau. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu là 43 sinh viên chuyên 
ngữ năm nhất lớp 9nna3 độ tuổi từ 18 – 20 
tuổi của trường Đại học Nha Trang. lớp học 
từ ngày 04/09/2017 đến 12/12/2017. Học 
phần ngữ âm 1 chỉ học về nguyên âm đơn, 
nguyên âm đôi, và các phụ âm. 
Giáo viên làm khảo sát đầu năm về những 
hiểu biết của sinh viên năm nhất về các âm 
tiếng Anh. Sinh viên làm kịch bản quay 3 
videos về các chủ đề phỏng vấn, vở kịch, tin 
tức hay kể chuyện tùy theo sở thích của 
sinh viên. Sau đó, sinh viên viết phiên âm các 
âm trong kịch bản của mình và gửi cho giáo 
viên duyệt trước. Sinh viên quay 3 videos và 
nộp vào các tuần thứ 5, tuần thứ 10 và tuần 14 
trên trang 
https://www.edmodo.com/home#/group?id=2
5013049. Cuối cùng là bài kiểm tra về phát 
âm cuối kỳ có sự chấm điểm của giáo viên 
Việt Nam và giáo viên nước ngoài cùng dạy. 
5 bạn sinh viên ngẫu nhiên được phỏng vấn 
cá nhân về những khó khăn khi viết phát âm 
tiếng Anh. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Để trả lời câu hỏi đầu tiên của nghiên cứu này 
là “Học phiên âm có cải thiện phát âm của 
sinh viên chuyên ngữ?”, giáo viên đã thực 
hiện t-test cho lớp sinh viên 9nna3 giữa bài 
kiểm tra đầu năm, bài kiểm tra giữa kỳ và bài 
kiểm tra phát âm cuối cùng. Kết quả t-test 
được thể hiện trong bảng như sau: 
Bùi Thị Ngọc Oanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 193 - 197 
195 
 Mean Standard Deviation P-value 
Pre-test 8 1.43 
0.01 While test 7 1.14 
Post test 7.1 0.93 
Với giá trị p=0.01, nhỏ hơn nhiều so với giá 
trị alpha 0.5, điều này có nghĩa có sự khác 
biệt lớn giữa bài khảo sát đầu tiên và bài kiểm 
tra giữa kỳ và bài kiểm tra cuối kỳ. Sự khác 
biệt này cho thấy kết quả không thể xảy ra 
một cách ngẫu nhiên mà là kết quả của phiên 
âm giúp cải thiện phát âm tiếng Anh. Qua các 
số liệu này cho thấy kết quả kiểm tra ban đầu 
những bạn có phiên âm tốt thì kết quả kiểm 
tra phát âm cuối cũng sẽ tốt hơn những bạn có 
kỹ năng phiên âm yếu hơn. Có 52.5% sinh 
viên có kỹ năng phiên âm tốt ở bài kiểm tra 
đầu năm đạt kết quả kiểm tra ngữ âm cuối kỳ 
là trên 7 điểm. Điều này trùng khớp với 
nghiên cứu của Lintunen (2004)[5]. 
Để trả lời câu hỏi thứ 2 là “Sinh viên có 
những khó khăn gì khi phiên âm tiếng Anh?”, 
giáo viên đã làm khảo sát trên mạng ở trang 
web 
https://www.surveymonkey.com/r/RL7PDRG
. Có 32 / 43 sinh viên làm khảo sát trên mạng. 
Bảng khảo sát gồm 8 câu hỏi. Câu hỏi đầu 
tiên là thông tin cá nhân của sinh viên. Bảng 
hỏi được viết bằng tiếng Việt để đảm bảo sinh 
viên có thể hiểu được nội dung câu hỏi một 
cách chính xác. 
Câu hỏi 2 yêu cầu của giáo viên khi bắt đầu 
khóa học, tiêu chí chấm điểm có rõ ràng, cụ 
thể không? Thì 59,38% cho rằng tiêu chí 
chấm điểm của giáo viên là cụ thể, rất cụ thể 
là 34,38%, còn có 2 sinh viên cho rằng chưa 
cụ thể chiếm 6,25%. 
Câu hỏi 3: Khi đọc phiên âm các từ, các câu 
và phân biệt các âm, sinh viên có những khó 
khăn gì? 
- Lúc đầu khá khó để đọc đúng. 
- Khó phân biệt giữa nguyên âm ngắn và 
nguyên âm dài. 
- Lúc đầu sinh viên gặp khó khăn về các 
nguyên âm. Sinh viên cảm thấy khó nhớ cách 
phát âm các từ. 
- Khẩu hình miệng khá khó ví dụ như âm 
- Khó khăn khi phát âm những cặp âm 
tương tự như nhau. 
- Sinh viên gặp khó khăn khi phân biệt các âm 
gần giống nhau khi người nghe đọc nhanh. 
- Sinh viên gặp khó khăn khi đọc trôi chảy 
các câu. 
Câu hỏi 4: Khi làm hội thoại và viết phiên âm 
các từ trong hội thoại, sinh viên có những khó 
khăn gì? 
- Sinh viên khó đọc đúng và nhanh. Sinh 
viên thấy khó khăn trong việc đọc rõ ràng và 
tự nhiên. 
- Sinh viên chưa nắm vững cách viết phiên 
âm và không nhớ hết phiên âm của các từ. 
- Sinh viên không nhớ phiên âm và chưa tạo 
được sự hấp dẫn cho người nghe. 
- Sinh viên không biết chính xác âm vì có 
nhiều từ điển điện tử phiên âm sai. 
- Sinh viên gặp khó khăn về ý tưởng của bài 
hội thoại. Sinh viên muốn sáng tạo những hội 
thoại có tính thực tế, không sử dụng các từ 
quá đơn giản hay các câu ngắn. 
- Sinh viên còn nhầm lẫn giữa các âm với nhau. 
- Một số từ khó sinh viên không biết phiên âm. 
Câu hỏi 5: Phiên âm các từ, các câu trong 
tiếng Anh có giúp cải thiện phát âm tiếng Anh 
của bản thân? 
Cải thiện rất nhiều Cải thiện nhiều Có cải thiện Cải thiện ít 
31,25% 34,38% 31,25% 3,13%. 
Câu hỏi 6: Phát âm của bạn được cải thiện như thế nào? 
Bùi Thị Ngọc Oanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 193 - 197 
196 
Cải thiện nguyên âm, phụ âm và các 
nguyên âm đôi 
Đọc các đoạn hội thoại Ngữ điệu trong câu 
64,52% 22,58% 12,90%. 
Câu hỏi 7: Bạn có tự tin khi kiểm tra và thi 
ngữ âm? 
65,63% cảm thấy tự tin, trong khi có 34,38% 
không cảm thấy tự tin. 5 bạn sinh viên được 
phỏng vấn cá nhân đã cho biết họ chưa tự tin 
vì họ biết mình phát âm chưa chuẩn. Các 
âm /ʃ/, /ʒ/, /tʃ/ và /dʒ/ hơi tương tự nhau nên 
sinh viên gặp khó khăn trong việc phát âm. 
Sinh viên còn gặp khó khăn khi vừa mở khẩu 
hình đúng với âm vừa đọc để tạo sự tự nhiên 
và nhận ra sự khác nhau giữa giáo viên người 
Việt và giáo viên nước ngoài đến từ Nam Phi. 
Câu hỏi 8: Phát âm tiếng Anh của bạn được 
cải thiện bao nhiêu phần trăm? 
Cải thiện từ 40-50% 34,38% 
Cải thiện 30-40% 25% 
Cải thiện được 21-30% 21,88% 
Cải thiện trên 60% 12,50% 
Cải thiện từ 50-60% 6,25% 
Kết quả này trùng khớp với kết quả kiểm tra 
giữa kỳ và kết quả thi cuối kỳ của sinh viên. 
60% sinh viên có kết quả từ 7 điểm trở lên ở 
kỳ thi cuối kỳ trong khi chỉ có 40% sinh viên 
được 7 điểm trở lên trong cuộc khảo sát đầu 
năm khi các em ghi âm. 
Kiến nghị của giáo viên: 
- Giáo viên cần đưa ra cách đánh giá và giới 
thiệu thời gian làm video ngay từ đầu học kỳ 
cho người học chia nhóm, lên kế hoạch và 
làm các videos. 
- Giáo viên dành nhiều thời gian giải thích 
sự khác nhau giữa các âm và dành nhiều thời 
gian chỉnh sửa các âm cho sinh viên. 
- Giáo viên dành rất nhiều thời gian để 
chấm videos cho các em. 
- Giáo viên phải hướng dẫn nhiều lần cách 
đăng video trên mạng cho sinh viên và việc 
chia sẻ videos qua Google drive mất rất nhiều 
thời gian của giáo viên vì sinh viên không biết 
cách chia sẻ trên Google drive, dẫn đến giáo 
viên phải gửi yêu cầu quyền truy cập và phải 
đợi đến lần sau để có thể xem được video của 
sinh viên. 
- Cách tốt nhất để đăng videos là đăng lên 
youtube.com và gửi đường link trên Edmodo. 
- Giáo viên cần nghĩ ra các hoạt động đa dạng 
và phong phú để người học đọc được phiên âm 
các từ và câu vì lúc đầu người học gặp khó khăn 
với việc đọc phiên âm các từ và câu. 
KẾT LUẬN 
Rõ ràng phiên âm các từ trong tiếng Anh giúp 
sinh viên phát âm chính xác hơn. Tuy nhiên 
giáo viên cần dành nhiều thời gian giúp sinh 
viên phát triển kỹ năng phiên âm và kỹ năng 
phát âm qua việc làm các videos. Ngoài ra, 
trong lớp giáo viên cần kết hợp phiên âm với 
các phương pháp giao tiếp khác khi dạy ngữ 
âm. Ngày nay người học có thể kết hợp các 
phương pháp học ngữ âm từ các phương tiện 
khác nhau như Tivi, CDs, Internet, sách 
báođể làm cho việc học phát âm càng trở 
nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Fraser, H. (1999). ESL Pronunciation 
Teaching: Could It Be More Effective? Australian 
Language Matters, 7 (4). 
2. Handbook of the International Phonetic 
Association: A guide to the use if the International 
Phonetic Alphabet. (1999). Cambridge, U.K.: 
Cambridge University Press. 
3. Harmer, J. (2001). The Practice of English 
Language Teaching. Longman. 
4. Hewings, M. (2004). Pronunciation Practice 
Activities. Cambridge: Cambridge University 
Press. 
5. Lintunen, P. (2004). Pronunciation and 
phonemic transcription: A study of advanced 
Finnish learners of English. Turku: University of 
Turku.
Bùi Thị Ngọc Oanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 193 - 197 
197 
ABSTRACT 
FRESHMEN’S OPIONS ON PHONETIC TRANSCRIPTION 
TO IMPROVE THEIR PRONUNCIATION 
Bui Thi Ngoc Oanh
*
Nha Trang University 
Pronunciation is extremely important to have good listening and speaking skills. In order to 
pronounce the words well, phonetic transcription is a method which assists learners to recognize 
and distinguish English sounds. The paper aims to find out if phonetic transcription could improve 
students’ Pronunciation and what difficulties the students had with phonetic transcription. The 
objects of this research were 43 students of class 59nna3 who learned and practised phonetic 
transcription in class, and then they made 3 videos in their small groups and sent their videos to the 
teacher’s Edmodo.com. Finally, they had an end-of-course test with both Vietnamese and 
international teachers. 5 students were chosen randomly and interviewed individually about their 
difficulties in doing phonetic transcription. Phonetic transcription improved the objects’ 
pronunciation. 
Key words: Pronunciation, phonetic transcription, English-major students, speaking skills, 
making videos. 
Ngày nhận bài: 05/12/2018; Ngày hoàn thiện: 27/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 
*
 Tel: 0903 544668, Email: oanhbtn@ntu.edu.vn 
198 

File đính kèm:

  • pdfy_kien_cua_sinh_vien_chuyen_ngu_nam_nhat_ve_phien_am_tieng_a.pdf