Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix) giai đoạn giống trong điều kiện thí nghiệm

TÓM TẮT: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix)ở giai đoạn giống. Thí nghiệm được tiến hành với 3 ngưỡng nhiệt độ khác nhau (150C, 270C và 350C), 3 lần lặp lại cho mỗi ngưỡng nhiệt độ. Kết quả cho thấy sau một tháng nuôi trong điều kiện thí nghiệm, ở ngưỡng nhiệt độ 270C, ngao dầu giống sinh trưởng nhanh nhất, tỷ lệ sống cao nhất (92%), ở các ngưỡng nhiệt độ thấp và cao hơn (150C, 350C) ngao sinh trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp với các giá trị tương ứng là 66% và 45,33%). Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng kỹ thuật nuôi và quản lý vùng nuôi phù hợp cho từng mùa vụ sản xuất, đặc biệt ở khu vực vùng nuôi miền Bắc nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh kéo dài trong mùa đông, nhiệt độ cao kéo dài trong mùa hè

pdf 7 trang yennguyen 8180
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix) giai đoạn giống trong điều kiện thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix) giai đoạn giống trong điều kiện thí nghiệm

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix) giai đoạn giống trong điều kiện thí nghiệm
 161 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 2; 2013: 161-167 
ISSN: 1859-3097 
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ 
LỆ SỐNG CỦA NGAO DẦU (MERETRIX MERETRIX) 
GIAI ĐOẠN GIỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM 
Nguyễn Xuân Thành 
Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam 
E-mail: thanhnx@imer.ac.vn 
Ngày nhận bài: 27-11-2012 
TÓM TẮT: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và tỷ 
lệ sống của ngao dầu (Meretrix meretrix)ở giai đoạn giống. Thí nghiệm được tiến hành với 3 ngưỡng nhiệt độ 
khác nhau (150C, 270C và 350C), 3 lần lặp lại cho mỗi ngưỡng nhiệt độ. Kết quả cho thấy sau một tháng nuôi 
trong điều kiện thí nghiệm, ở ngưỡng nhiệt độ 270C, ngao dầu giống sinh trưởng nhanh nhất, tỷ lệ sống cao 
nhất (92%), ở các ngưỡng nhiệt độ thấp và cao hơn (150C, 350C) ngao sinh trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp với 
các giá trị tương ứng là 66% và 45,33%). Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây 
dựng kỹ thuật nuôi và quản lý vùng nuôi phù hợp cho từng mùa vụ sản xuất, đặc biệt ở khu vực vùng nuôi miền 
Bắc nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh kéo dài trong mùa đông, nhiệt độ cao kéo dài trong mùa hè. 
Từ khóa: Nhiệt độ, sinh trưởng, ngao dầu, giống. 
GIỚI THIỆU 
Ngao dầu (Meretrix meretrix) là loài có vùng 
phân bố tự nhiên tương đối rộng, nhưng phân bố 
chủ yếu và cho sản lượng lớn là ở vùng triều ven 
biển miền Bắc, tập trung ở các tỉnh Thái Bình, Nam 
Định, Thanh Hóa, Nghệ An [4]. Ngao dầu là một 
trong những đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế 
cao, có khả năng nuôi và thu hoạch sản lượng lớn ở 
các vùng triều ven biển nước ta. Những năm 1990 
nghề nuôi ngao ở khu vực miền Bắc được hình 
thành và chủ yếu là nuôi ngao dầu (Meretrix 
meretrix) với hình thức nuôi bãi triều. Do việc nuôi 
ngao mang lại lợi nhuận cao, nên diện tích nuôi 
không ngừng được mở rộng mang tính tự phát, 
nguồn giống tự nhiên bị khai thác quá mức dẫn đến 
thiếu hụt làm cho nguồn lợi ngày một suy giảm. Để 
đáp ứng nhu cầu con giống cho việc nuôi động vật 
thân mềm ngày càng gia tăng, người dân đã di nhập 
loài ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) từ các tỉnh 
Nam Bộ để nuôi. Hiện nay loài ngao này đã thích 
nghi với môi trường vùng ven biển miền Bắc, diện 
tích nuôi không ngừng được mở rộng. Ngao Bến 
Tre đã nhanh chóng chiếm được ưu thế về số lượng 
so với đối tượng ngao tại địa phương và trở thành 
đối tượng nuôi chính của vùng này, chiếm đến 80 - 
90% tổng sản lượng theo Sở Nông nghiệp và PTNT 
Nam Định [5]. Sự phát triển về số lượng của ngao 
Bến Tre đã lấn át loài ngao dầu vốn là loài bản địa, 
làm thay đổi cấu trúc quần xã sinh vật vùng ven 
biển, giảm chỉ số đa dạng sinh học, cạnh tranh môi 
trường sống, làm cho nguồn lơi ngao dầu (Meretrix 
meretrix) có xu hướng ngày càng giảm đi nhanh 
chóng và trở nên hiếm dần [9]. 
Việc tìm ra các yếu tố môi trường, trong đó có 
ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho ngao sinh trưởng, 
phát triển, cung cấp các cơ sở khoa học việc quy 
hoạch vùng nuôi, xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi 
phù hợp cho từng vùng đảm bảo cho ngao sinh 
trưởng phát triển tốt, nâng cao năng suất sản lượng, 
bảo tồn nguồn giống là rất cần thiết. Bài viết này sẽ 
Nguyễn Xuân Thành 
 162
cung cấp những thông tin về sinh trưởng và tỷ lệ 
sống của Ngao dầu (Meretrix meretrix) giai đoạn 
giống tại các ngưỡng nhiệt độ khác nhau. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Địa điểm và thời gian 
Các thí ngiệm được tiến hành ở Trạm biển Đồ 
Sơn thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường biển tại 
Đồ Sơn, Hải Phòng trong thời gian từ tháng 3 đến 
tháng 10 năm 2012. 
Vật liệu nghiên cứu 
450 cá thể ngao dầu (Meretrix meretrix Linnaeus, 
1758 ) đưa vào làm thí nghiệm có kích cỡ chiều dài 
28,3 ± 1,07mm; khối lượng 5,33 ± 0,37g. 
Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm 
Dụng cụ thí nghiệm: Thùng xốp kích thước 
60cm × 30cm × 30cm (54 lít), nhiệt kế, cân độ chính 
xác đến 0,01 gam, thước kẹp panmer, heater nâng 
nhiệt, nước đá, cát biển rửa sạch, dao, kéo mổ lấy 
phần thân mềm, túi nilong nuôi tảo... 
Thiết bị đo môi trường: Máy đo DO hiệu YSI 
55 của Mỹ, Máy đo pH cầm tay hiệu pH315i/set của 
Đức, khúc xạ kế hiệu ATAGO. 
Hệ thống sục khí: dây dẫn khí và đá sủi bọt. 
Nước biển sạch đã được lọc xử lý. 
Nguồn thức ăn cho ngao: 
Các loài tảo Nanochloropsis occulata, Chlorella 
sp, Cheatoceros sp được nuôi sinh khối trong các túi 
nilong và thùng xốp đạt đến mật độ 500.000 - 
1.000.000TB/ml thì tiến hành cấp cho ngao ăn, cho ăn 
ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, ngoài ra còn 
bổ sung vi tảo dị dưỡng (Schizochytrium), được quay li 
tâm thu sinh khối, do Viện Công nghệ sinh học cung 
cấp, để chủ động trong việc tiến hành thí nghiệm. 
Bố trí thí nghiệm 
Ngao được thu tại các bãi nuôi tại vây nuôi của 
hộ ông Hoàng Văn Chung xã Giao Xuân - Giao 
Thủy - Nam Định về địa điểm thí nghiệm và được 
nuôi thuần dưỡng trong khoảng 1 tuần với các điều 
kiện môi trường tương đương môi trường ngoài tự 
nhiên nơi ngao sống trước khi đưa về thí nghiệm. 
Lô 
1 
Lô 
2 
Lô 
3 
Lô 
1 
Lô 
2 
Lô 
3 
Lô 
1 
Lô 
2 
Lô 
3 
- Xác định sự biến động yếu tố môi trường (ToC, S ‰, pH, DO) trong các lô thí nghiệm. 
- Xác định tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ngao trong các lô thí nghiệm. 
Công thức thí nghiệm 
nhiệt độ 150C 
Công thức thí nghiệm 
nhiệt độ 270C 
Công thức thí nghiệm 
nhiệt độ 350C 
Ngao thu ngoài bãi, đưa về nuôi thuần dưỡng 1 tuần, chọn những con 
khỏe mạnh đồng đều kích cỡ đưa vào làm thí nghiệm 
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng  
 163 
Lấy mẫu ngẫu nhiên cân trọng lượng toàn thân, 
trọng lượng thân mềm. Đo kích thước chiều dài, 
chiều rộng, chiều cao của 30 cá thể của đàn ngao 
trước khi đưa vào làm thí nghiệm. 
Lựa chọn 50 cá thể khỏe mạnh làm thí nghiệm 
cho một lô thí nghiệm với mỗi công thức thí nghiệm 
trong một lần lặp. 
Điều chỉnh nhiệt độ bằng heater nâng nhiệt và 
đá lạnh (làm đá trong chai nhựa 0,5 - 1 lít). 
Thay nước có cùng nhiệt độ và độ muối. 
Xử lí số liệu 
Các số liệu được thể hiện bằng TB ± SD (độ 
lệch chuẩn) và phân tích thống kê được tính toán 
bằng cách sử dụng phần mềm Microsoft Office 
EXCEL.Các thông số được tính toán như sau. 
Tính toán sinh trưởng: Sự tăng trưởng của ngao, 
được thể hiện bằng chiều dài trung bình của vỏ 
(mm) và khối lượng trung bình toàn thân và khối 
lượng thịt (g), được cân đo trước và sau khi kết thúc 
thí nghiệm một lần bằng cách lấy ngẫu nhiên 20 - 30 
con ngao. Sự chênh lệch chiều dài và khối lượng 
giữa hai lần kiểm tra là sinh trưởng của ngao. 
Tỷ lệ tăng trưởng tương đối (%/ngày) - Specific 
Growth Rate (SGR) được tính toán dựa theo công 
thức của G. Winberg (1971). 
SGR(%.ngày - 1) = 100*(LnWf - LnWi)/t 
SGR(%.ngày - 1) = 100*(LnLf - LnLi)/t 
Tốc độ tăng trưởng của ngao theo ngày 
(mm/ngày, g/ngày) tính toán theo Cao Fujun [10]: 
Wf - Wi /t; Lf - Li/t 
Trong đó: Wi and Wf theo thứ tự là khối lượng 
ban đầu và khối lượng cuối cùng; Li and Lf theo thứ 
tự là chiều dài ban đầu và chiều dài cuối cùng, t là 
số ngày thí nghiệm. 
Tỉ lệ sống của ngao (%) = 100 × (Số ngao còn 
sống/số ngao thả ban đầu). 
Khối lượng thân mềm của ngao được tính bằng 
cách tách riêng ngẫu nhiên khối lượng thịt của 
ngao. Sử dụng giấy thấm để loại bỏ nước. 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Biến động các yếu tố môi trường trong các lô thí 
nghiệm 
Khi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của yếu tố 
nhiệt độ, các lô thí nghiệm được điều chỉnh nhiệt độ 
ở các ngưỡng thí nghiệm, các yếu tố môi trường 
khác như độ muối, pH, hàm lượng ô xy hòa tan 
(DO) ở các lô được theo dõi điều chỉnh tương tự 
nhau ở các lô, giao động nằm trong giới hạn cho 
phép. Kết quả theo dõi biến động các yếu tố môi 
trường trong các lô thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt 
độ đến sinh trưởng của ngao dầu được thể hiện ở 
bảng 1. 
Bảng 1. Biến động các yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm ảnh hưởng 
của nhiệt độ đến sinh trưởng của ngao dầu. 
Chỉ tiêu Đơn vị đo 
Công thức thí nghiệm 
150C 270C 350C 
pH 1-14 8,37 ± 0,06 8,42 ± 0,03 8,36 ± 0,04 
Độ muối ‰ 20,33 ± 0,32 20,37 ± 0,15 20,56 ± 0,27 
DO mgO2/l 6,63 ± 0,34 6,45 ± 0,27 6,39 ± 0,32 
Kết quả bảng 1 cho thấy giá trị các yếu tố môi 
trường tương đối ổn định, giá trị pH dao động trong 
khoảng từ 8,31 - 8,45, độ muối 20 - 20,8‰, DO 
luôn lớn hơn 6mgO2/lít. Theo các công bố của 
Nguyễn Thế Ánh và Ngô Trọng Lư [1], Narasim-
ham và nnk [18] nghiên cứu trên ngao dầu, các giá 
trị môi trường này là phù hợp cho ngao dầu sinh 
trưởng và phát triển bình thường. 
Sinh trưởng của ngao ở các ngưỡng nhiệt độ 
Sinh trưởng theo chiều dài: 
Tiến hành thí nghiệm nuôi và theo dõi sinh 
trưởng của ngao dầu ở các ngưỡng nhiệt độ 150C, 
270C và 350C kết quả sinh trưởng theo chiều dài 
được thể hiện ở bảng 2. 
Sự tăng trưởng về chiều dài của ngao dầu 
nhanh nhất ở nghiệm thức thí nghiệm 270C 
(bảng 2) tại nghiệm thức này ngao đạt tỷ lệ tăng 
trưởng về chiều dài 0,616%/ngày tương đương 
18,5%/tháng và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 
0,19mm/ngày. Ở các nghiệm thức 150C và 350C 
ngao sinh trưởng về chiều dài chậm hơn so với 
Nguyễn Xuân Thành 
 164
nghiệm thức 270C ở cùng điều kiện thí nghiệm, đạt 
trung bình tương ứng là 0,199%/ngày và 
0,172%/ngày, tương đương 0,058mm/ngày và 
0,05mm/ngày. Ngao sống ở điều kiện 150C sinh 
trưởng nhanh hơn ngao sống ở điều kiện 350C, sự 
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 
Bảng 2. Sự tăng trưởng theo chiều dài của ngao dầu 
Chỉ tiêu sinh trưởng 
Công thức thí nghiệm 
150C 270C 350C 
Tỷ lệ tăng trưởng - SGR (%/ngày) 0,199 ± 0,021a 0,616 ± 0,011b 0,172 ± 0,027a 
Tốc độ tăng trưởng ngày (mm/ngày) 0,058 ± 0,006a 0,189 ± 0,004b 0,050 ± 0,008a 
Số liệu có chữ cái khác nhau trong cùng một 
hàng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
(P<0,05). Số liệu có chữ cái giống nhau trong cùng 
một hàng cho thấy không khác biệt có ý nghĩa thống 
kê (P>0,05). 
Sự sinh trưởng về khối lượng: 
Kết quả sinh trưởng về khối lượng của ngao 
dầu ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau thể hiện ở 
bảng 3. 
Bảng 3. Sự tăng trưởng theo khối lượng của ngao dầu 
Chỉ tiêu sinh 
trưởng 
Công thức thí nghiệm 
150C 270C 350C 
BW TW BW TW BW TW 
Tỷ lệ tăng trưởng 
SGR (%/ngày) 0,865±0,142
a 1,403±0,109A 2,139±0,058b 2,768±0,234B 0,717±0,016a 1,071±0,141A 
Tốc độ tăng 
trưởng ngày 
(g/ngày) 
0,052±0,009 a 0,011±0,001A 0,151±0,005b 0,026±0,003B 0,042±0,001a 0,008±0,001A 
Ghi chú: BW -Khối lượng toàn thân; TW -Khối lượng thân mềm 
Số liệu có các chữ cái in hoa, in thường khác 
nhau trong cùng một hàng cho thấy sự khác biệt có 
ý nghĩa thống kê (P<0,05). Số liệu có chữ cái in 
hoa, in thường giống trong cùng một hàng cho thấy 
không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) 
Cũng như sinh trưởng về chiều dài, tỷ lệ tăng 
trưởng ngao dầu về khối lượng toàn thân và khối 
lượng thân mềm ở công thức thí nghiệm 270C đạt 
giá trị cao nhất tương ứng là 2,1%/ngày và 
2,8%/ngày, tương đương 0,151g/ngày và 
0,026g/ngày. Ở công thức thí nghiệm 150C các giá 
trị đạt tương ứng là 0,87%/ngày và 1,4%/ngày 
tương đương 0,052g/ngày và 0,011g/ngày, cao hơn 
ở công thức thí nghiệm 350C đạt giá trị tương ứng là 
0,72%/ngày và 1%/ngày, tương đương 0,042g/ngày 
và 0,008g/ngày (bảng 3). 
Tổng hợp các kết quả ở bảng 2 và bảng 3 được 
thể hiện dưới dạng đồ thị ở hình 1 và hình 2. 
Hình 1. Tỷ lệ tăng trưởng của ngao dầu (%/ngày) 
Trong điều kiện thí nghiệm, nghiệm thức 270C 
ngao dầu sinh trưởng về chiều dài, khối lượng toàn 
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng  
 165 
thân, khối lượng thân mềm nhanh hơn ngao sống ở 
điều kiện 150C và 350C, như vậy ngao dầu có thể 
sinh trưởng trong điều kiện 150C đến 350C, nhưng 
thích hợp trong khoảng nhiệt độ 250C - 290C. Kết 
quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên 
cứu trên đối tượng ngao dầu. Ở kích cỡ 3 - 4mm 
ngao dầu có thể sống sót trong khoảng nhiệt độ từ 
40C - 36,10C, sinh trưởng khoảng nhiệt độ 70C - 
35,40C, sinh trưởng tốt hơn ở điều kiện 170C - 330C, 
khoảng nhiệt độ 240C - 270C là tối ưu cho ngao dầu 
sinh trưởng [10]. Ấu trùng ngao dầu thích hợp trong 
khoảng nhiệt độ từ 200C - 320C, Ngoài ngưỡng nhiệt 
độ này đều ảnh hưởng đến khả năng sống sót, sinh 
trưởng của ấu trùng ngao dầu [16]. Ngưỡng nhiệt độ 
28 0C là tối ưu cho việc trao đổi chất và đạt mức 
41,5 - 51,2% năng lượng tiêu hóa, 31 - 42,3% bài 
tiết qua phân, khoảng 12,1 - 15,5% năng lượng cho 
sinh trưởng và sản phẩm urine chiếm 2,1 - 5,6% 
[21]. Nhiệt độ thích hợp cho ngao dầu phát triển là 
từ 250C - 310C, ngao không thể thành thục sinh dục 
và sinh sản khi nhiệt độ ngoài ngưỡng này [18]. 
Ngao dầu sinh trưởng nhanh và thành thục sinh dục 
từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm khi điều kiện nhiệt 
độ từ 21,80C đến 310C và đạt đỉnh từ tháng 6 tháng 
7 khi điều kiện nhiệt độ 250C -300C [17]. 
Hình 2. Tốc độ tăng trưởng của ngao dầu 
(mm/ngày,g/ngày) 
Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy ở điều 
kiện nhiệt độ thích hơp (270C) ngao dầu sinh trưởng 
nhanh nhất. Với điều kiện nhiệt độ ngoài ngưỡng 
thích hợp, ở nhiệt độ thấp (150C) ngao sinh trưởng 
nhanh hơn ở điều kiện nhiệt độ cao (350C). 
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ sống của ngao dầu 
Tỷ lệ sống của ngao dầu ở các ngưỡng nhiệt độ 
khác nhau thể hiện tại hình 3. 
Hình 3. Tỷ lệ sống của ngao dầu ở các ngưỡng 
nhiệt độ khác nhau 
Sau một tháng nuôi ngao trong điều kiện thí 
nghiệm với các yếu tố thức ăn, độ muối, pH, DO, kết 
quả cho thấy tỷ lệ sống của ngao ở ngưỡng nhiệt độ 
270C đạt giá trị cao nhất (92%) sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (P<0,05) so với các ngưỡng nhiệt độ 150C và 
350C với các giá trị tương ứng là 66% và 45,33%. Kết 
quả cho thấy ở nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ 
sống của, kết quả này có sự sai khác so với kết quả của 
[4] khi nghiên cứu trên ngao kích cỡ 3 - 4mm ở 
khoảng nhiệt độ 40C - 350C ngao sống 100% ở nhiệt 
độ 370C ngao chỉ sống 4%, ở nhiệt độ 390C và 410C 
ngao chết 100%, sau 21 ngày thí nghiệm. 
Như vậy, ở điều kiện nhiệt độ thích hợp tỷ lệ 
sống của ngao, sinh trưởng của ngao cao hơn sẽ dẫn 
đến năng suất sản lượng sẽ cao hơn, điều này cho 
thấy cần thiết phải quy hoạch nuôi ngao ở những 
vùng nuôi có nhiệt độ nước thích hợp, để phát triển 
nghề nuôi và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên. 
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ 
Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sinh 
trưởng và tỷ lệ sống của ngao dầu. Trong 3 ngưỡng 
nhiệt độ thí nghiệm, ở ngưỡng 270C sinh trưởng về 
chiều dài, khối lượng toàn thân, khối lượng thân 
mềm, và tỷ lệ sống của ngao cao hơn so với ngao 
nuôi ở ngưỡng150C và 350C với cùng điều kiện nuôi. 
Nguyễn Xuân Thành 
 166
 Như vậy, nhiệt độ là một trong những yếu tố 
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng của 
ngao nuôi. Ngưỡng nhiệt độ phù hợp cho sinh 
trưởng phát triển và tỷ lệ sống cao của ngao trong 
khoảng 27± 30C. 
Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi cho rằng 
cần phải tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của nhiều 
dải nhiệt độ khác nhau, cũng như các yếu tố môi 
trường khác như độ muối, mật độ, chất đáy ảnh 
hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ngao để có 
cơ sở khoa học xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi và 
quy hoạch cho từng vùng. 
Lời cảm ơn: Bài báo này là kết quả nghiên cứu của 
đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt 
độ và độ muối đến sinh trưởng của hai loài ngao 
(Meretrix meretrix Linnaeus, 1758 và Meretrix 
lyrata Sowerby, 1851)”. Tác giả xin cảm ơn Ban 
chủ nhiệm đề tài đã cung cấp số liệu để hoàn thành 
bài báo này. Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Đỗ Công 
Thung đã đọc, sửa chữa và có những góp ý bổ ích 
cho bài báo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thế Ánh và Ngô Trọng Lư, 2000. Kỹ 
thuật nuôi ngao, nghêu, sò huyết. Nxb. Nông 
nghiệp, 96tr. 
2. Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật thân 
mềm (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt 
Nam. Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 96tr. 
3. Đỗ Văn Hiệp, 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh 
học sinh sản ngao M. meretrix (Lineus, 1758) 
vùng biển Cát Hải - Hải Phòng. Luận văn Cao 
học. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. 
4. Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn và Nguyễn Huy 
Yết, 2001. Phân bố và nguồn lợi động vật thân 
mềm kinh tế thuộc lớp chân bụng (Gastropoda) 
và lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) ở ven biển Việt 
Nam, Tuyển tập báo cáo khoa học Hội thảo 
động vật thân mềm toàn quốc lần thứ nhất, Nxb. 
Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. Tr. 27-60. 
5. Nguyễn Xuân Thành, Phạm Thược, Trần Công 
Khôi, 2013. Hiện trạng và định hướng phát triển 
nuôi ngao tại Nam Định.Tạp chí Khoa học và 
Công nghệ biển; Tập 13, số 1, 2013. Tr. 88-94 
6. Nguyễn Thị Xuân Thu, 2005. Tổng quan về tình 
hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi động 
vật thân mềm ở Việt Nam - Định hướng phát 
triển. Hội thảo toàn quốc về nghiên cứu và ứng 
dụng khoa học công nghệ trong Nuôi trồng thuỷ 
sản, Nxb. Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. 
Tr. 63-72. 
7. Đỗ Công Thung và nnk, 2007. Nghiên cứu đánh 
giá nguồn lợi và nguyên nhân làm suy giảm 
động vật thân mềm ở vùng biển ven bờ Việt 
Nam và đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý. 
Báo cáo tổng kết đề tài cấp Viện Khoa học và 
Công nghệ Việt Nam. Viện Tài nguyên và Môi 
trường biển. 
8. Vụ nghề cá, 1997. Kỹ thuật nuôi trồng đặc sản 
biển. Nxb. Nông nghiệp, Hà nội, 136tr. 
9. Nguyễn Huy Yết và nnk, 2008. Nghiên cứu hiện 
trạng và giải pháp bảo vệ và phát triển vùng 
ngao giống ven biển Nam Định. Báo cáo tổng 
kết đề tài cấp tỉnh Nam Định.Viện Tài nguyên 
và Môi trường biển. 
10. Cao Fujun, Liu Zhigang, Luo Zheng Jie, 2009. 
Effects of sea water temperature and salinity on 
the growth and survival of juvenile Meretrix 
meretrix Linnaeus. Chinese Journal of Applied 
Ecology, 2009, 20 (10): 2545-2550 (Abstract by 
English, full paper by Chinese). 
11. Hung-Yee Chen and Yun-Dar Ho, 2003. Effects 
of different temperature on growth and survival 
of hardclams (Meretrixlusoria). 2003/12/31 No. 
2, page: 2-17. 
h/reader/view_abstract.aspx?file_no=stxb20100
1220144&flag=1. (Abstract by English). 
12. Feng Jian-bin, Wang Mei-zhen, Chen Han-
chun, Chen Xian-long, Sun Jian-miao, Li Jia-le. 
Effects of temperature and body size on oxygen 
consumption rate of Meretrix meretrix. 
SDB200402006.htm. (Abstract by English). 
13. Karen K. Y. Lui, Kenneth M. Y. Leung, 2004. 
Sand elimination by the Asiatic hard clam 
Meretrix meretrix: influences of temperature, 
salinity and season. Journal of Shell ish Research 
Vol. 23, No. 2, August 2004, pp. 421-429. 
14. Kerry Weber, Leslie Sturmer, Elise Hoover, and 
Shirley Baker, 2010. The Role of Water 
Temperature in Hard Clam Aquaculture. 
University of Florida. 
15. Li Zhimin, Liu Zhigang, Yao Ru, Luo Chengjin, 
Yan Junfei, 2010. Effect of temperature and 
salinity on the survival and growth of Meretrix 
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng  
 167 
lyrata juveniles. Acta Ecologica Sinica -Volume: 
30, Issue: 13, Pages: 3406-3413(Abstract by 
English, full paper by Chinese). 
16. Lin Junzhuo, 1997. The Effects of Temperature 
and Salinity on the Development of Meretrix 
meretrix Larvae. Journal Fujian Fishseries 1997 
-01. cnki:ISSN:1006-5601.0.1997-01-005 (Abs-
tract by English). 
17. Lin Zhi-hua, Chai Xue-liang, Ying Xue-ping, 
Shan Le-zhou, Yang Xing-xing, Zhang Yong-pu, 
Fang Jun, Wang Ru-cai, 2003. Study on the 
gonad development and reproductive cycle of 
Meretrix meretrix Linnaeus cnki.com.cn/Ar-
ticle_en/CJFDTOTALSSDB200402006.htm 
(Abstract by English) 
18. Narasimham. K. A, Muthiah. P., Sundararajan. 
D.,Vaithinathan. N, 1988. Biology of the great 
clam (Meretrix meretrix) in the Korampallam 
Creek, Tuticorin. Indian J. Fish 35 (4), p. 288-293. 
19. Numaguchi K, Tanaka. Y, 1987. Effects of 
Temperature and Salinity on Growth of Early 
Young Hard Clam Meretrix-Lusoria .Bulletin of 
National Research Institute of Aquaculture 
(1987) Volume: 11, Pages: 35-40, ISSN: 
03895858. 
20. Winberg, G.G. (1971). Method for Estmation of 
Production of aquatic animals. Acdemic Press 
in London and New York, 175 p. 
21. Zhuang Shuhong, Liu Xuemei, 2006. The 
influence of fresh weight and water temperature 
on metabolic rates and the energy budget of 
Meretrix meretrix Linnaeus. Mar Biol (2006) 
150: 245-252. 
22. www. en.cnki.com.cn. 
23. www.sciencedirect.com/science/article. 
24. www.springerlink.com/content.
EFFECTS OF TEMPERATURE ON THE GROWTH AND 
SURVIVAL OF MERETRIX MERETRIX JUVENILES IN 
LABORATORY 
Nguyen Xuan Thanh 
Institute of Marine environment and resources-VAST 
ABSTRACT: This study was conducted to evaluate the effect of temperature on the growth and survival of 
Meretrix meretrix juveniles. The experiment was conducted with three treatments (150C, 270C and 350C) and 
three replications was run per each treatment. The results showed that, Meretrix meretrix juveniles grow was 
the fastest and the highest survival rate (92%) at sea water temperatures were 270C, at lower and upper 
temperature (150C and 350C) clams grow slowly and survival rate was lower (66% and 45.33% respectively) 
after one month of culture in laboratory conditions. Our findings contribute information for the appropriate 
culture techniques and farming management of clams for each production season. Especially, in the farming 
areas of the Northern is subjected to lasting low temperatures in winter owing to strong cold weather, as well 
as the effect of persistent high temperature in summer. 
Keywords: Temperature, Growth, Meretrix meretrix, Juveniles 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nhiet_do_den_sinh_truong_va_ty_le_song_cua_nga.pdf