Ảnh hưởng của rủi ro trường thọ đối với Việt Nam
Tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một tăng cao do điều
kiện y tế được cải thiện, chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn và mức sống
cao hơn. Bên cạnh mặt tích cực, tuổi thọ trung bình tăng cao cũng
đặt ra vấn đề rủi ro trường thọ (longevity risk)- đó là sự không chắc
chắn xung quanh mức kỳ vọng/dự báo mà tuổi thọ trong tương lai sẽ
tăng. Điều này đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng về tài chính cho các
cá nhân, hệ thống hưu trí, các công ty bảo hiểm xã hội, chính phủ
khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực nhằm chăm sóc sức
khoẻ cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho phần tuổi thọ dân số tăng
ngoài kỳ vọng. Do đó, mỗi quốc gia cần nhận diện và đánh giá đầy
đủ những rủi ro này nhằm đưa ra những giải pháp đồng bộ, đảm bảo
an toàn cho hệ thống an sinh xã hội cũng như ổn định hệ thống tài
chính quốc gia, đặc biệt ở những nước mà các hệ thống này còn tồn
tại nhiều yếu kém.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của rủi ro trường thọ đối với Việt Nam
20 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 Ảnh hưởng của rủi ro trường thọ đối với Việt Nam CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Trần Thị Xuân Anh Trần Đức Lương Nguyễn Việt Hà Mai Thu Trang Ngày nhận: 09/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 18/07/2018 Ngày duyệt đăng: 24/07/2018 Tuổi thọ trung bình của con người đang ngày một tăng cao do điều kiện y tế được cải thiện, chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn và mức sống cao hơn. Bên cạnh mặt tích cực, tuổi thọ trung bình tăng cao cũng đặt ra vấn đề rủi ro trường thọ (longevity risk)- đó là sự không chắc chắn xung quanh mức kỳ vọng/dự báo mà tuổi thọ trong tương lai sẽ tăng. Điều này đặt ra mối đe doạ nghiêm trọng về tài chính cho các cá nhân, hệ thống hưu trí, các công ty bảo hiểm xã hội, chính phủ khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng các nguồn lực nhằm chăm sóc sức khoẻ cũng như đảm bảo an sinh xã hội cho phần tuổi thọ dân số tăng ngoài kỳ vọng. Do đó, mỗi quốc gia cần nhận diện và đánh giá đầy đủ những rủi ro này nhằm đưa ra những giải pháp đồng bộ, đảm bảo an toàn cho hệ thống an sinh xã hội cũng như ổn định hệ thống tài chính quốc gia, đặc biệt ở những nước mà các hệ thống này còn tồn tại nhiều yếu kém. Từ khoá: Rủi ro trường thọ, Tác động tài chính, Hệ thống an sinh xã hội, Ổn định tài chính quốc gia. 1. Rủi ro trường thọ và ảnh hưởng đối với mỗi quốc gia ủi ro trường thọ là rủi ro mà các cá nhân sống lâu hơn so với kỳ vọng, do đó chưa chuẩn bị đủ nguồn thu nhập để đảm bảo cho phần thời gian sống kéo dài hơn này. Rủi ro trường thọ gồm có rủi ro trường thọ cá biệt và rủi ro trường thọ hệ thống. Loại hình thứ nhất xảy ra trong trường hợp những người sẽ chết sau ngưỡng tuổi thọ trung bình. Loại hình thứ hai xảy ra do sự tiến bộ về y học hoặc môi trường sống, hoặc các yếu tố khác làm cải thiện đáng kể tuổi thọ trung bình của con người nhưng không thể dự đoán chắc chắn trong tương lai (Milevsky, 2006). Về cơ bản, khi nói đến rủi ro trường thọ, người ta thường hàm định theo loại thứ hai và độ lệch chuẩn (standard deviation) được dùng làm thước đo rủi ro trường thọ- đo CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 21Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 lường mức sai lệch giữa tuổi thọ thực tế (actual life span) và tuổi thọ kỳ vọng trong tương lai (expected life span). Trên thực tế, tuổi thọ kỳ vọng được dự báo bằng các phương pháp, kỹ thuật khác nhau nhưng thường sai lệch dự báo rất ít khi bằng không (IMF, 2012). Số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy tuổi thọ bình quân thực tế tăng lên trong giai đoạn 1970- 2010 tại Mỹ và Canada là 8,2 năm, khu vực Châu Âu là 8,6 năm, Nhật Bản và Úc, New-Zi-Lân là 10,8 năm. Song điều đáng nói là những con số này so với mức kỳ vọng trong cùng thời kỳ có độ lệch chuẩn (sai lệch) ở mức từ 0,13 đến 0,27. Bongaarts và Bulatao (2000) nghiên cứu cụ thể hơn về mức sai lệch dự báo tuổi thọ tại các quốc gia nêu trên trong vòng 20 năm từ 1990-2010, kết quả cho thấy các nước này dự báo tuổi thọ bình quân thấp hơn thực tế khoảng 3 năm. Những con số này là minh chứng thực nghiệm cho thấy việc dự báo tuổi thọ bình quân luôn có sai số nhất định, nói cách khác mỗi cá nhân hay Chính phủ đều không hoàn toàn chắc chắn về mức tuổi thọ trung bình sẽ đạt được trong tương lai. Ngoài ra, các dự báo về tuổi thọ tăng chỉ là các giá trị trung bình và mức tăng của từng quốc gia và vùng lãnh thổ lại cho thấy khác biệt đáng kể, thậm chí mức tăng tuổi thọ giữa nam và nữ cũng khác nhau. Cụ thể, tại Châu Á từ những năm 1950, tuổi thọ trung bình ở Indonesia và Trung Quốc được dự báo có mức tăng cao nhất, tuy nhiên, hiện tại Nhật Bản lại là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, tiếp đến là Hồng Kông và Singapore. Theo dự báo đến năm 2031, tỷ lệ trường thọ ở Hồng Kông và Singapore sẽ vượt xa Nhật Bản, ngược lại Phillipine được dự báo có tuổi thọ trung bình thấp hơn Nhật Bản 15 năm. Mặc dù vậy, tuổi thọ trung bình tăng không đồng đều giữa nam giới và nữ giới. Vào Bảng 1. Thống kê tuổi thọ bình quân thực tế và mức sai lệch so với tuổi thọ bình quân kỳ vọng giai đoạn 1970-2010 Quốc gia Tổng mức tăng tuổi thọ giai đoạn 1970-2010 Mức tăng tuổi thọ bình quân năm, 1970-2010 Mức sai lệch so với kỳ vọng (Độ lệch chuẩn) Mỹ và Canada 8,2 0,20 0,14 Khu vực Châu Âu 8,6 0,21 0,13 Úc và Newzeland 10,8 0,27 0,27 Nhật bản 10,8 0,27 0,23 Nguồn: Human Monthly Database ngày 13/12/2011, IMF (2011) Hình 1. Thay đổi chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ (năm) Nguồn: Cơ quan Dân số Liên hợp quốc, Cục thống kê quốc gia (Đài Loan) CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 22 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 Bảng 2. Mức tăng tuổi thọ giai đoạn 1970- 2050 tại một số nước (năm) Quốc gia Mức tăng tuổi thọ giai đoạn 1970-2010 Mức tăng tuổi thọ dự báo giai đoạn 2010 - 2050 Tính từ lúc sinh Tính từ độ tuổi 60 Tính từ lúc sinh Tính từ độ tuổi 60 Mỹ và Canada 8,2 4,9 4,3 3,1 Khu vực Châu Âu 8,6 5,7 4,7 3,7 Úc và Newzeland 10,8 7,2 4,9 3,7 Nhật bản 10,8 7,7 4,6 3,7 Nguồn: Human Monthly Database ngày 13/12/2011, Dự báo của IMF (2011) Hình 2. Cấu trúc tháp dân số thế giới theo độ tuổi, giới tính (Triệu người) CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 23Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 những năm 1950, chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ là dưới 1 tuổi, nhưng đến năm 2010 con số này đã tăng lên tới gần 4 tuổi và với Việt Nam là khoảng 10 tuổi (Manulife Asset Management, 2014). Những khác biệt này càng làm gia tăng thách thức trong việc dự báo tuổi thọ trung bình ở mỗi quốc gia. Do tính thiếu chính xác trong việc dự báo tuổi thọ bình quân, các quốc gia dễ rơi vào khả năng bị động trong việc chuẩn bị nguồn lực đảm bảo cuộc sống lâu hơn của con người. Đặc biệt, nghiên cứu của Manulife Asset Management (2014) cho thấy tuổi thọ trung bình trước đây tăng chủ yếu do tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc những người trẻ tuổi giảm xuống, nhưng hiện tại lại phụ thuộc vào hiện tượng kéo dài tuổi thọ- người cao tuổi ngày càng sống lâu hơn. Số liệu trong Bảng 2 so sánh mức tăng tuổi thọ trong giai đoạn 1970- 2010, tính từ lúc sinh và tính từ độ tuổi từ 60, hơn một nửa mức tuổi thọ tăng xảy ra ở nhóm tuổi về hưu. Các số liệu dự báo trong giai đoạn 2010- 2050 cũng cho kết quả tương tự. Nếu tuổi thọ cao hơn ở lứa tuổi trẻ rõ ràng không phải là một rủi ro. Cuộc sống khỏe mạnh và sống lâu hơn (trước khi nghỉ hưu) sẽ làm tăng thêm thu nhập, tiền tiết kiệm hưu trí cho cá nhân và doanh thu thuế cho chính phủ. Vấn đề chỉ thực sự trở nên rủi ro nếu tuổi thọ tăng lên ở giai đoạn nghỉ hưu nhưng cả người lao động và Chính phủ đều chưa chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực cho phần tuổi thọ gia tăng này. Chính vì vậy, hiện nay rủi ro trường thọ được hiểu là rủi ro khi người nghỉ hưu sống lâu hơn nguồn thu nhập họ có được và mức ảnh hưởng đến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng hơn theo các khía cạnh khác nhau. (1) Ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Ảnh hưởng của rủi ro trường thọ đối với nền kinh tế tương tự như ảnh hưởng của vấn đề già hoá dân số, song nó nghiêm trọng hơn do Chính phủ không lường hết được mức độ già hoá dân số. Tuổi thọ tăng cao đồng nghĩa với tình trạng già hoá dân số tăng, và cũng có nghĩa là lực lượng lao động bị thu hẹp lại và GDP tiềm năng giảm, khiến tiêu chuẩn sống xuống thấp hơn. Phân tích của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2017) về cấu trúc tháp dân số thế giới theo độ tuổi, giới tính cho thấy tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thay đổi theo hướng bất cân xứng với nhóm chưa đến tuổi lao động và ngoài tuổi lao động trong giai đoạn 1950- 2017 và cả trong giai đoạn dự báo 2050- 2100 (Hình 2). Thực tế nguồn cung ứng lao động của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa so với nhu cầu tính đến cuối 2015; chỉ trong 10 năm tới, tổng lực lượng lao động của Nhật Bản sẽ giảm đến 10% nếu nước này không có sự điều chỉnh phù hợp (OECD, 2015). Lực lượng lao động già hóa, đi đôi với thiếu hụt lao động trầm trọng, làm mất đi lợi thế của lao động trẻ, một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực trạng này mang đến những thách thức mới cho các chính phủ do triển vọng tăng trưởng giảm sẽ gây khó trong việc cắt giảm tỷ lệ nợ công và tư tại các nền kinh tế tiên tiến và tạo ra những thách thức lớn hơn trong việc tái xây dựng vùng đệm tài chính đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi (IMF, 2017). (2) Ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội: Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “An sinh xã hội là sự cung cấp phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế của nhà nước hoặc tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp”. Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh bảo hiểm xã hội và mở rộng tạo việc làm cho người lao động. Về cơ bản, bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp các khoản trợ cấp dưới dạng tiền mặt hoặc dưới dạng hiện vật cho người lao động theo một số hoặc các chế độ như: trợ cấp dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp gia đình người lao động (con cái), trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật, trợ cấp hưu trí, chế độ tử tuất (trợ cấp cho người còn sống- vợ/chồng, con cái, bố mẹ) trong đó, trợ cấp hưu trí từ Chính phủ được xem là nguồn thu nhập chính của người về hưu tại một số quốc gia (Hình 3). Do đó, rủi ro trường thọ là một thách thức lớn đối với quỹ lương hưu CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 24 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái như hiện nay. Số người về hưu và thời gian hưởng lương hưu tăng lên ngoài dự tính đòi hỏi phải hình thành một hệ thống lương hưu dài hạn, gia tăng gánh nặng cho ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của nền tài chính công. Đến năm 2050, quỹ lương hưu của Trung Quốc sẽ chiếm 10% GDP, so với mức 3,4% năm 2010. Tại một số quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Ý, con số này dao động từ 14%-16% GDP của mỗi nước năm 2050 (IMF, 2017). (3) Ảnh hưởng đến ổn định hệ thống tài chính quốc gia: Ổn định hệ thống tài chính quốc gia là một trạng thái trong đó hệ thống tài chính gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính có khả năng chống đỡ được các cú sốc và những rủi ro do sự mất cân đối tài chính gây ra, từ đó làm giảm bớt khả năng sụp đổ của các trung gian tài chính vốn có tác động tiêu cực đối với việc phân bổ tiết kiệm và đầu tư (Ngân hàng Trung ương Châu Âu- ECB). Rủi ro trường thọ đang được xem là mối đe dọa làm suy yếu sự bền vững hệ thống tài chính trong những năm và thập kỉ sắp tới, làm phức tạp các nỗ lực củng cố để đáp ứng với những khó khăn tài chính gần đây (IMF, 2017). Điều này là vì nguy cơ kéo dài tuổi thọ ảnh hưởng đến cách vận hành, gia tăng mức rủi ro cũng như là giảm hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính tham gia cung ứng các dịch vụ tài chính hưu trí. Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ hay các quỹ hưu trí, rủi ro trường thọ xảy ra đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chi trả các khoản lương hưu nhiều Ghi chú: * Số liệu thống kê tại năm 2012 hoặc năm công bố số liệu gần nhất, tuỳ theo quốc gia 1.Public transfers: Các khoản trợ cấp từ nhà nước, gồm trợ cấp hưu trí từ chương trình hưu trí nhà nước (dựa trên thu nhập người lao động) và các trợ cấp khác. 2.Occupational transfers: Trợ cấp hưu trí nghề nghiệp. 3.Work: Nguồn thu nhập từ lao động trong đơn vị sử dụng lao động hoặc tự kinh doanh. 4. Capital: Thu nhập từ các chương trình hưu trí tư nhân cũng như thu nhập đầu tư từ các khoản tiết kiệm phi hưu trí. Nguồn: OECD (2015) Hình 3. Nguồn thu nhập chính của người về hưu tại các quốc gia OECD CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 25Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 hơn so với dự tính ban đầu. Thực tế này xuất phát từ cơ chế hoạt động đặc thù của loại hình công ty nêu trên. Cụ thể, Quỹ hưu trí (Pension fund) là một dạng quỹ mà chủ lao động (đơn vị tài trợ) đóng tiền thay mặt cho người lao động với mục đích đầu tư nhằm đảm bảo quyền lợi hưu trí cho người lao động khi về hưu. Khoản tiền thanh toán cho người về hưu có thể thanh toán nhiều lần hoặc thanh toán một lần. Quỹ hưu trí chia thành hai loại: Quyền lợi xác định và đóng tiền xác định. Quỹ hưu trí có quyền lợi xác định (Defined Benefit- DB) là một dạng quỹ hưu trí mà doanh nghiệp cam kết sẽ thanh toán những khoản tiền nhất định cho người lao động bắt đầu vào giai đoạn nghỉ hưu nếu người lao động làm việc tại doanh nghiệp và có tham gia vào quỹ. Người lao động được xác định mức lương hưu dựa vào các nhân tố như bậc lương, số năm công tác, tuổi về hưu và một số nhân tố khác. Thông thường, người về hưu sẽ được lĩnh một khoản lương hưu cố định đến khi qua đời. Do đó, chủ lao động phải gánh chịu các rủi ro đầu tư. Quỹ hưu trí đóng tiền xác định (Defined Contribution- DC) là mô hình quỹ hưu trí trong đó chủ lao động đóng một số tiền nhất định theo tỷ lệ phần trăm (%) lương cơ bản của người lao động theo tháng. Chủ lao động không cam kết số tiền sau này người lao động nhận được khi về hưu và do đó không chịu rủi ro đầu tư. Như vậy, nếu tuổi thọ con người kéo dài hơn dự kiến, các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm sẽ phải chịu rủi ro khi tiếp tục việc thanh toán dài hạn theo đúng cam kết ban đầu cho người lao động cho đến khi người đó qua đời. Với việc sụt giảm của thị trường chứng khoán trong thời gian vừa qua, quỹ hưu trí đóng tiền xác định không thu được hiệu quả đầu tư như kỳ vọng. Cùng với rủi ro tuổi thọ kéo dài, rõ ràng việc đảm bảo thanh toán lương hưu như kỳ vọng của người lao động là điều rất khó khăn. Chính vì vậy có thể nói nguy cơ kéo dài tuổi thọ có thể dẫn đến sự nghèo đói của người hưởng lương hưu, cũng như khiến các định chế tài chính hưu trí, bảo hiểm phải xem xét lại cách thức vận hành chi trả hưu trí, chiến lược đầu tư, quản trị rủi ro nhằm đảm bảo cam kết chi trả cho người lao động theo đúng cam kết. 2. Ảnh hưởng rủi ro trường thọ đối với Việt Nam Số liệu thống kê dân số của Hình 4. Tuổi thọ bình quân tại Việt Nam theo khu vực địa lý Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ GSO (2017) CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 Việt Nam (GSO, 2017) cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam từ 2005 đến 2016 đạt khoảng 72,2 năm, đứng thứ 5 trong khu vực về nước có tuổi thọ trung bình cao nhất. Tuy nhiên, mức tăng tuổi thọ bình quân có sự khác nhau giữa các khu vực địa lý, trong đó khu vực Đồng bằng sông Hồng ... ng đó tỷ lệ lao động làm công hưởng lương trên tổng số người có việc làm chiếm 42,16%. Như vậy, nếu xét ở thời điểm hiện tại, số người lao động đóng BHXH chiếm tỷ trọng tương đối cao, quỹ BHXH để chi trả lương hưu vẫn duy trì được khi mức tăng tuổi thọ trung bình không diễn biến quá nhanh mặc dù tỷ lệ người già tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu xét trong dài hạn, khi lực lượng lao động đông đảo hiện tại về hưu và tuổi thọ tăng lên sẽ làm gia tăng số lượng người hưởng trợ cấp hưu trí trong tương lai, cùng với việc giảm tỷ lệ sinh ở hiện tại sẽ dẫn tới sự sụt giảm số lượng người đóng quỹ hưu trí. Điều này cho thấy rủi ro tiềm ẩn về số tiền chi trả bảo hiểm sẽ bị kéo dài, khoản thu sẽ không đủ bù chi trả trợ cấp hưu trí cho người lao động khi đến tuổi về hưu, và sau cùng sẽ là nguy cơ vỡ quỹ hưu trí, quỹ không đủ khả năng chi trả cho những đối tượng lao động đã về hưu tiếp sau đó. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc, đến khoảng năm 2035, quỹ hưu trí của Việt Nam sẽ bắt đầu cạn kiệt. Nếu chính phủ không thay đổi cách đóng/hưởng, thì đến năm 2035, chính phủ sẽ phải bù đắp tiền để tránh vỡ quỹ. Tiền bù đắp này có thể chiếm từ 30 đến 50% GDP (Báo Nhân dân, 2017). Như vậy, đất nước sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách vô cùng lớn. 3. Khuyến nghị chính sách Một là, trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào thời kỳ “già hoá dân số” thì “thâm hụt” trong tương lai của toàn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng lên và phần lớn chịu tác động ngày càng tăng của “thâm hụt” từ nhóm người cao tuổi. Do đó, nhà nước cần có các chính sách phù hợp để tận dụng lao động lớn tuổi vẫn có khả năng lao động để góp phần tạo thêm thu nhập cho nhóm dân số này cũng như làm giảm thiểu “thâm hụt” có thể có. Đồng thời, nhà nước cũng cần xây dựng một hệ thống y tế phù hợp để đáp ứng với mô hình chăm sóc sức khoẻ cho nhóm dân số cao tuổi ngày càng tăng ở Việt Nam. Ngoài ra, cần thúc đẩy tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho nhóm tuổi lao động với những công việc theo nhu cầu và phù hợp với khả năng là định hướng quan trọng nhất nhằm phát huy hoạt động tích cực của biến đổi cơ cấu dân số tới tăng trưởng kinh tế, đảm bảo “dư lợi dân số” sẽ kéo dài hơn, đặc biệt trong bối cảnh dân số đang đi vào giai đoạn cuối của “quá độ dân số” với biểu hiện của một dân số già ngày càng rõ nét. Nếu có những chiến lược sử dụng lao động tốt, có thể phát huy và hiện thực hoá sự đóng góp của nhóm lao động trẻ khi dân số trong tuổi lao động của Việt Nam ít nhất trong vòng 15- 20 năm nữa. Cụ thể, đào tạo nghề và hướng nghiệp cho lực lượng này vào những ngành, nghề có tính cạnh tranh sẽ tạo việc làm bền vững ngay cả khi hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng sâu rộng. “Học tập suốt đời” cần được coi là một chủ trương quan trọng và hiện thực hoá bằng nhiều chương trình đa dạng để các nhóm dân số, đặc biệt những người có ít cơ hội học tập ngay từ nhỏ, có thể tham gia và được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công việc. Hai là, phát triển hệ thống quỹ hưu trí tự nguyện, giúp người lao động có cơ hội đa dạng hoá hình thức tài trợ hưu trí nhằm chủ động đảm bảo nguồn thu nhập cho phần tuổi thọ kéo dài. Nếu theo chế độ chi trả trợ cấp hưu trí và quy định về đóng BHXH bắt buộc hiện nay, người lao động đang chịu khá nhiều áp lực khi đủ tuổi nghỉ hưu, đặc biệt là áp lực về thu nhập sau giai đoạn nghỉ hưu để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất. Bởi vậy, việc tham gia thêm các loại hình hưu trí tự nguyện là một cách CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 194- Tháng 7. 2018 để người lao động tự bảo vệ mình khi đến tuổi nghỉ hưu. Để hiện thực hoá điều này, cần tăng cường vai trò của các trung gian tài chính trong việc xây dựng, phát triển và cung ứng các dịch vụ tài chính hưu trí. Hệ thống trung gian tài chính không chỉ giới hạn đối với hệ thống các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, mà còn bao gồm cả các ngân hàng đầu tư/công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và định chế tài chính khác được phép cung ứng dịch vụ uỷ thác đầu tư. Mặc dù hành lang pháp lý đã được xây dựng đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng việc phát triển các trung gian này cần thêm một số điều kiện từ phía người sử dụng dịch vụ hưu trí. Cụ thể, UBCKNN và Bộ Tài Chính cần ban hành thông tư hướng dẫn thỏa ước giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì. Vì với việc ban hành thông tư này, khuôn khổ pháp lý cho tổ chức, hoạt động và huy động vốn cho quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện (HTBSTN) sẽ được hoàn thiện. Với tiến trình thành lập quỹ HTBSTN hiện tại, việc ban hành thông tư trên sẽ góp phần quan trọng cho việc hình thành hệ thống hưu trí tự nguyện trên thị trường. Ba là, tăng cường nhận thức của người lao động về các kế hoạch hưu trí. Hiện tại, đối với người lao động, lượng thông tin liên quan tới chế độ hưu trí bắt buộc, tự nguyện hay các lợi ích của hưu trí tự nguyện còn rất hạn chế. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ người lao động tham gia vào các quỹ hưu trí tại Việt Nam chưa cao, thậm chí, đối với chế độ hưu trí bắt buộc theo quy định của BHXH, họ cũng chưa nhận thức được hết những lợi ích mang lại cho mình. Thêm vào đó, số lượng người lao động tự do còn chiếm tỷ lệ cao, đây lại chính là đối tượng lao động không tham gia hưu trí bắt buộc hoặc hưu trí tự nguyện. Bởi vậy, nếu người lao động nhận thức được lợi ích mà các chương trình hưu trí tự nguyện hay tự nguyện bổ sung mang lại, hoạt động hưu trí nói chung và các quỹ hưu bổng sẽ thu hút được một lượng lớn người tham gia. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động hưu trí, thực hiện tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, doanh nghiệp cũng cần thực hiện việc phổ biến kiến thức về các chương trình hưu trí trong doanh nghiệp mình. Cụ thể, việc tham gia các kế hoạch hưu trí sẽ giúp người lao động an tâm và tập trung hơn vào công việc, thực hiện việc tiết kiệm chi tiêu lúc trẻ, để dành cho kế hoạch nghỉ hưu khi hết tuổi lao động, đồng thời tạo sự độc lập về tài chính, không phải phụ thuộc người thân. Tham gia quỹ hưu trí vừa đáp ứng được nhu cầu Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2015), Báo cáo nghiên cứu Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các đề xuất chính sách. 2. Bongaarts, John, and Rodolfo A. Bulatao, eds., 2000, Beyond Six Billion: Forecasting the Worlds’ population, Panel on Population Projections, Committee on Population, Commission on Behavioral and Social Sciences and Education (Washington: National Academy Press), tại www.nap.edu /catalog.php?record_id=9828. 3. Báo Nhân dân, Những thách thức tiềm ẩn, html 4. ECD (2005), “Private Pensions: OECD Classification and Glossary”. 5. GSO (2017), Dân số và lao động Việt Nam, 6. Hữu Hoè (2014), “Đề xuất triển khai quỹ hưu trí bổ sung từ 2014”, truy cập: https://webbaohiem.net/de-xuat-trien-khai-quy- huu-tri-bo-sung-tu-2014.html 7. IMF (2012), The financial impact of longevity risk, Global financial stability report 8. IMF (2017), Cảnh báo dân số già nhanh ở Châu Á làm chậm tăng trưởng kinh tế, https://www.rfa.org/vietnamese/news/ internationalnews/ageing-populations-will-drag-on-growth-in-asia-imf-chief-09072017095026.html 9. Luật số 58/2014/QH13, Luật Bảo hiểm xã hội 10. Lương Xuân Trường (2013), “Bảo hiểm hưu trí tự nguyện trong hoạch định kế hoạch tài chính hưu trí”, truy cập: http:// www.baoviet.com.vn/Uploads/Library/Document/Tap%20chi%20BV/tapchi%20TC-BHso3%202013.pdf 11. Lưu Hải Vân (2013), “Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và thách thức”, truy cập: xem tiếp trang 54 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 Library/Document/Tap%20chi%20BV/tapchi%20TC-BHso3%202013.pdf 12. Manulife Asset Management (2014), Sống lâu và thịnh vượng? Hưu trí và rủi ro trường thọ, population-vietnam/ 13. Milevsky, Moshe A., 2006, The Calculus of Retirement Income: Financial Models for Pension Annuities and Life Insurance (New York: Cambridge University Press). 14. Nghị định 88/2016/NĐ-CP về Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện. 15. Nguyễn Viết Tiến (2014), Thách thức dân số già, https://baomoi.com/thach-thuc-dan-so-gia/c/15026029.epi 16. OECD (2015), “Pensions at a Glance 2015: OECD and G20 indicators”, OECD Publishing, Paris. Retrieved from: http:// dx.doi.org/10.1787/pension_glance-2015-en 17. Quyết định số 595/QĐ-BHXH về Ban hành quy trình thu Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, ban hành năm 2017. 18. Quyết định số 959/QĐ-BHXH về Ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, ban hành năm 2015. 19. Thông tư 115/2013/TT-BTC Hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện. 20. Thông tư 130/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện. 21. Thông tư 86/2017/TT-BTC Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện 22. UNESCAP (2017), Báo cáo điều tra xã hội học khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc, vn/vi/spotlight-articles-press-centre-submenu-253/news-highlights-press-centre-submenu-254/4014-launch-of-un-economic-and- social-survey-of-asia-and-the-pacific-2016.html 23. UNFPA (2017), “Già hoá dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách”, truy cập: Thông tin tác giả Trần Thị Xuân Anh, Tiến sĩ Khoa tài chính, Học viện Ngân hàng Email: anhttx@hvnh.edu.vn Trần Đức Lương, Lớp CLC K18, Học viện Ngân hàng Email: luong21hp@gmail.com Nguyễn Việt Hà, Lớp CLC K18, Học viện Ngân hàng Email: ngvietha96@gmail.com Mai Thu Trang, Lớp CLC K18, Học viện Ngân hàng Email: mtrang.1605@gmail.com Summary The efect of longevity risk in vietnam Populations age is on the rise because of better medical conditions, more adequate nutrition and higher living standards. It is clearly beneficial for individuals and society as a whole, but also leading to a longevity risk that refers to consistently underestimated how long people live. Unexpected longevity is recognised as a financial risk for government and private pensions providers, who will have to pay out more in social security benefits and pensions than expected. It may also be a financial risk to individuals, who could run out of retirement resources themselves. These risks build slowly overtime, but if not addresed soon could have large negative effects on already weakened private and public sector balance sheets, making them more vulnerable to other shocks and potentially affecting financial stability. Keywords: Longevity risk, financial impact, social security system, financial stability. Anh Thi Xuan Tran, PhD. Faculty of Finance, Banking Academy Luong Duc Tran Ha Viet Nguyen Trang Thu Mai Organization of all: Student of K18-TC, Advanced Program, Banking Academy QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 194- Tháng 7. 2018 Thông tin tác giả Nguyễn Quốc Nghi, Tiến sĩ Đại học Cần Thơ Email: quocnghi@ctu.edu.vn Summary The effects of stress on the work performance of the employees in the banking sector In this study, Structural Equation Modeling (SEM) was used in the study aiming to test the effects of stress on the work performance of bank employees. The research data were collected by direct interview of 253 employees working in the banking system. Research results indicated that work pressures, higher pressures, income pressures, time pressures, relationships and working conditions are factors that contribute to job stress. Research has shown that job stress negatively impacts job performance. A number of recommendations have been proposed to help manage stress and improve work performance for bank employees. Keywords: stress on the work, performance, employees, bank. Nghi Quoc Nguyen, PhD. Cantho University nhân tố tác động đến thời gian kiểm toán có thể sẽ đóng góp vào lý luận về kiểm toán BCTC tại Việt Nam, vì hiện nay chưa có công trình nào trong nước đề cập đến vấn đề này. Bên cạnh đó, tác giả kỳ vọng từ tổng quan nghiên cứu được tổng hợp từ bài viết này sẽ giúp tác giả có những định hướng rõ ràng hơn để đi sâu vào tìm hiểu và giúp các chuyên gia trong lĩnh vực tại Việt Nam có những gợi ý nhằm thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả, sử dụng nguồn lực kiểm toán hợp lý mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán ở mức độ cao. ■ tiếp theo trang 46 HOSE. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí của S&P, hệ thống pháp luật Việt Nam về CBTT và điều kiện của TTCK Việt Nam, chỉ số CBTT đã được xây dựng để đo lường mức độ CBTT của các công ty niêm yết trên HOSE. Sử dụng số liệu của 207 công ty trong năm 2015, kết quả cứu cho thấy mức độ CBTT bình quân của các công ty là 73,1 điểm. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra rằng quy mô HĐQT và tỷ lệ nữ trong HĐQT có mối tương quan thuận với mức độ CBTT của các công ty. Ngược lại, việc kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc/giám đốc làm giảm mức độ CBTT của các công ty. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng quy mô công ty và tỷ suất lợi nhuận có mối tương quan thuận với mức độ CBTT của tiếp theo trang 38 các công ty. Cuối cùng, nghiên cứu còn chỉ ra rằng các công ty được kiểm toán bởi một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất (Big 4) có mức tài chính khi về hưu, vừa đáp ứng được nhu cầu đầu tư tăng trưởng. Trên cơ sở tài khoản hưu trí được ủy thác và quản lý bởi các tổ chức quản lý quỹ, sinh lời của khoản tiền hưu trí sẽ được theo dõi và báo cáo thường xuyên. Người lao động sẽ chủ động được khoản thu nhập mình sẽ nhận trong tương lai thông qua các quỹ hưu trí. Thêm vào đó, tham gia quỹ hưu trí, khoản tiền tiết kiệm trên tài khoản hưu trí của người lao động sẽ được miễn thuế. Bốn là, tăng cường chính sách miễn giảm thuế. Cần thiết có chính sách ưu đãi thuế đối với người lao động và doanh nghiệp tham gia vào quỹ hưu trí. Đây là yếu tố cốt lõi để thu hút các đối tượng tham gia vào quỹ hưu trí trong thời gian đầu mới thành lập loại hình quỹ này. Hiện nay với Nghị định 88/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về Chương trình Hưu trí bổ sung tự nguyện, chính sách ưu đãi thuế của chính phủ chưa thực sự hấp dẫn các đối tượng tham gia. Cụ thể, mức miễn thuế tối đa cho phép hiện nay chỉ là 1 triệu đồng/tháng, được áp dụng cho cả người lao động và người sử dụng lao động khi tham gia vào quỹ hưu trí tự nguyện. ■ tiếp theo trang 29
File đính kèm:
- anh_huong_cua_rui_ro_truong_tho_doi_voi_viet_nam.pdf