Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thị trường đang rộng mở

TÓM TẮT

Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở

nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam,

trong những năm gần đây, Chính phủ đã có

những động thái tích cực nhằm thúc đẩy hoạt

động thanh toán không dùng tiền mặt như ban

hành các quyết định phê duyệt Đề án nâng cao

khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền

kinh tế, phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán

qua ngân hàng đối với các dịch vụ công Về

phía các tổ chức tín dụng cũng đang đẩy mạnh

các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

với nhiều giải pháp khác nhau. Bài viết nhằm

đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán

không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong những

năm gần đây cũng như đưa ra một số nhận

định về khả năng phát triển thị trường thanh

toán không dùng tiền mặt

pdf 10 trang yennguyen 13120
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thị trường đang rộng mở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thị trường đang rộng mở

Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thị trường đang rộng mở
78
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆT NAM: 
THỊ TRƯỜNG ĐANG RỘNG MỞ
 Nguyễn Thị Diễm Hiền *, Trần Thanh Vũ **
TÓM TẮT
* ThS. GV., Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM
** TS. GVC., Khoa Tài chính Ngân hàng và Kế toán Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở 
nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, 
trong những năm gần đây, Chính phủ đã có 
những động thái tích cực nhằm thúc đẩy hoạt 
động thanh toán không dùng tiền mặt như ban 
hành các quyết định phê duyệt Đề án nâng cao 
khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền 
kinh tế, phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán 
qua ngân hàng đối với các dịch vụ công Về 
phía các tổ chức tín dụng cũng đang đẩy mạnh 
các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 
với nhiều giải pháp khác nhau. Bài viết nhằm 
đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán 
không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong những 
năm gần đây cũng như đưa ra một số nhận 
định về khả năng phát triển thị trường thanh 
toán không dùng tiền mặt.
Từ khóa: Thanh toán không dùng tiền mặt, 
hoạt động thanh toán, tổ chức tín dụng, tài 
khoản giao dịch
DEVELOPMENT OF NON-CASH PAYMENTS: A POTENTIAL MARKET 
IN VIETNAM
ABSTRACT
Non-cash payment is a popular method 
of payments in many countries. In recent 
years, many documents were approved as 
Decision No. 1726/QD-TTg dated September 
5, 2016, approving the scheme on increase 
of accessibility to banking services for the 
economy, Decision No. 241/QD-TTg dated 
Jannuary 23, 2018, approving the scheme 
for intensifying payment for public services 
Credit institutions are inproving non-cash 
payment activities with many solutions. This 
paper aims to review the situation of non-cash 
payment in Vietnam in recent years as well 
as to have some suggestion of developing the 
non-cash payment market.
Key words: Non-cash payment, settlement 
activities, credit institutions, transaction account
1. GIỚI THIỆU
Từ năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật 
Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11. Từ đó 
đến nay, thanh toán không dùng tiền mặt đang 
dần trở thành xu thế bởi sự tiện lợi mà nó 
mang lại cho người sử dụng nói riêng và nền 
kinh tế nói chung. Cùng với những động thái 
hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ, các tổ chức 
tài chính tín dụng cũng đã chủ động trong việc 
bắt kịp xu hướng công nghệ, triển khai các 
hình thức, dịch vụ thanh toán không dùng tiền 
mặt ứng dụng công nghệ mới, gia tăng tiện 
ích nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của 
khách hàng. Bài viết này nhằm nhìn lại quá 
trình mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 
79
tại Việt Nam trong những năm vừa qua, đồng 
thời đánh giá những cơ hội, khó khăn mà các 
tổ chức tài chính tín dụng đang gặp phải để có 
thể phát triển tương xứng với khả năng của 
chính các tổ chức này cũng như đáp ứng kịp 
thời nhu cầu thị trường.
2. SỰ HỖ TRỢ TỪ CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI 
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG 
DÙNG TIỀN MẶT
Thanh toán không dùng tiền mặt đem lại 
những lợi ích thiết thực cho cả xã hội, tổ chức 
tài chính tín dụng và người sử dụng.
Đối với tổng thể nền kinh tế, thanh toán 
không dùng tiền mặt giúp tiết kiệm khối 
lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt 
những chi phí liên quan đến việc phát hành và 
lưu thông tiền như chi phí in ấn, kiểm đếm, 
chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách, 
trong đó vấn đề chuyên chở và bảo quản tiền 
mặt đang là nỗi lo lắng của nhiều người hiện 
nay. Bên cạnh đó, thanh toán không dùng tiền 
mặt cũng giúp cho việc kiểm soát lạm phát và 
minh bạch các giao dịch tài chính. Khi giảm 
bớt được lượng tiền mặt trong lưu thông, chính 
sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước thông 
qua sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc dễ 
kiểm soát được việc thực hiện kế hoạch đề ra 
hơn. Về phía các tổ chức tài chính tín dụng, 
đặc biệt là ngân hàng, thanh toán không dùng 
tiền mặt giúp giảm chi phí giao dịch, cất trữ, 
bảo quản tiền. Với người sử dụng thì thanh 
toán không dùng tiền mặt giúp tiện lợi và an 
toàn hơn cho tài sản. Chính vì vậy, trong thời 
gian vừa qua, cùng với sự phát triển của công 
nghệ, Chính phủ đã không ngừng có những 
động thái tích cực nhằm đẩy mạnh hoạt động 
thanh toán không dùng tiền mặt như chuẩn hóa 
các tiêu chuẩn giao dịch, xây dựng hành lang 
pháp lý cho hoạt động thanh toán trực tuyến, 
phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, tạo điều kiện 
cho các công ty Fintech, thí điểm hoạt động 
thanh toán không dùng tiền mặt ở một số lĩnh 
vực, địa bàn
Bảng 1. Một số mốc thời gian đáng chú ý trong quá trình mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt
Thời gian Văn bản Cơ quan ban hành
2005 Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH2011 Quốc hội
2007
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong 
hoạt động ngân hàng
Chính phủ
2012
Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng 
tiền mặt
Chính phủ 
2014
Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng chống 
tội phạm và vi phạm khác có sử dụng công nghệ cao 
trong hoạt động thanh toán điện tử
Chính phủ 
2016
Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 
số 101/2012/NĐ-CP
Chính phủ 
2017
Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển 
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 
2016 - 2020
Thủ tướng Chính phủ 
2016
Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao 
khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế
Thủ tướng Chính phủ
2018
Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh 
thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công
Thủ tướng Chính phủ
Nguồn: Tác giả tổng hợp
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam...
80
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Chính phủ cũng hỗ trợ từ việc phát triển 
một số phương tiện và hình thức thanh toán 
mới, ban hành các quy định về việc phòng, 
chống tội phạm trong hoạt động thanh toán điện 
tử. Từ đó, các tổ chức tài chính ngân hàng 
đã mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, thiết bị 
thanh toán điện tử, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động 
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH 
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI 
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
Trong thời gian vừa qua, nắm bắt được sự 
phát triển của thương mại điện tử và nhu cầu 
ngày càng gia tăng về thanh toán trực tuyến 
cũng như sự tiện lợi trong thanh toán không 
dùng tiền mặt, nhiều ngân hàng tại Việt Nam 
đang tích cực triển khai các dịch vụ thanh toán 
không dùng tiền mặt. Hầu hết các ngân hàng 
thương mại đã thiết lập và nâng cấp hệ thống 
core banking, đồng thời phát triển hệ thống 
thanh toán nội bộ, tích hợp đa kênh thanh toán 
hiện đại trên di động, trên Internet, dịch vụ tin 
nhắn chủ động... đáp ứng được nhu cầu ngày 
càng đa dạng của khách hàng.
Hình 1. Tỷ lệ tiền mặt lưu thông/Tổng phương tiện thanh toán qua các năm (%)
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
Số liệu từ NHNN cho thấy tỷ lệ tiền mặt 
lưu thông/ tổng phương tiện thanh toán từ 
năm 2012 đến nay vẫn ở mức khoảng 12%/
năm, tuy nhiên tỷ lệ này bắt đầu có xu hướng 
giảm, điều này thể hiện nhận thức và thói 
quen về sử dụng tiền mặt trong thanh toán 
đã có chuyển biến tích cực theo hướng ngày 
càng nhiều người chọn hình thức thanh toán 
không dùng tiền mặt thay cho thanh toán 
bằng tiền mặt. 
Hình 2. Số lượng giao dịch của Hệ thống thanh toán quốc gia qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
81
Số lượng giao dịch của Hệ thống thanh 
toán quốc gia qua từ năm 2013 đến nay 
có sự gia tăng rất mạnh. Năm 2013 chỉ có 
10.543.273 giao dịch với giá trị 8.186.247 tỷ 
đồng thì năm 2017 đã đạt đến 31.966.843 giao 
dịch với giá trị 16.810.801 tỷ đồng1. Cùng 
với sự phát triển của thương mại điện tử và 
sự tham gia của các công ty Fintech, số lượng 
giao dịch của Hệ thống thanh toán quốc gia 
tăng đều từ năm 2012 đến năm 2016 và đột 
ngột tăng nhanh ở cuối năm 2017. Riêng giá 
trị giao dịch của Hệ thống thanh toán quốc 
gia năm 2017 so với năm 2016 tăng 34% cho 
thấy thị trường thanh toán không dùng tiền 
mặt đang ngày càng có xu hướng phát triển 
mạnh.
1 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của NHNN Việt Nam
Bảng 2. Giá trị giao dịch của Hệ thống thanh toán quốc gia qua các năm 
Đơn vị: tỷ đồng
Thời điểm Q4/2013 Q4/2014 Q4/2015 Q4/2016 Q4/2017
Tiểu hệ thống giá trị cao (HV) 7.794.388 9.970.187 11.228.089 11.825.830 15.936.763 
Tiểu hệ thống giá trị thấp (LV) 391.859 493.007 570.925 692.363 874.038 
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
Để thực hiện thanh toán không dùng tiền 
mặt, điều bắt buộc là các tổ chức, cá nhân 
phải có sử dụng tài khoản thanh toán qua 
ngân hàng. Về phía các tổ chức, việc thanh 
toán qua ngân hàng đã trở nên phổ biến, tuy 
nhiên với các cá nhân thì chưa có một văn 
bản pháp lý nào quy định về việc buộc sử 
dụng thanh toán qua ngân hàng mà chủ yếu 
dựa vào nhận thức của mỗi người. Trong 
những năm vừa qua, khi các doanh nghiệp, 
các tổ chức bắt đầu thực hiện chi trả thu nhập 
qua tài khoản tiền gửi, bên cạnh đó các ngân 
hàng triển khai mạnh các tiện ích phục vụ 
khách hàng cũng như các hoạt động hỗ trợ 
tích cực thì số lượng tài khoản giao dịch của 
cá nhân cũng như số dư trên tài khoản thanh 
toán cá nhân bắt đầu chuyển biến theo hướng 
tích cực.
Bảng 3. Tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân từ năm 2012 đến năm 2017
Thời điểm Q4/2012 Q4/2013 Q4/2014 Q4/2015 Q4/2016 Q4/2017
Số lượng (Nghìn 
tài khoản)
 42.115,91 46.763,00 54.449,60 60.207,27 68.698,00 69.188,00 
Số dư (Tỷ đồng) 85.370,00 115.050,00 156.318,00 202.886,00 252.177,00 325.516,00 
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
Sự gia tăng về tài khoản tiền gửi thanh 
toán của cá nhân đóng góp một phần không 
nhỏ trong việc sử dụng dịch vụ thanh toán 
không dùng tiền mặt. Tính đến cuối năm 2017, 
số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân 
tại các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt đến con 
số 69.188 triệu tài khoản với số dư 325.516 tỷ 
đồng. Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán 
và số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán liên 
tục gia tăng trong các năm cho thấy cá nhân 
bắt đầu có sự quan tâm nhất định đến việc thay 
đổi thói quen nắm giữ tiền mặt, từ đó có thể 
thay đổi hành vi chuyển từ thanh toán bằng 
tiền mặt sang thanh toán qua tài khoản.
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam...
82
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Hình 3. Số lượng tài khoản và số dư tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân từ năm 2012-2017
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
Không chỉ thanh toán điện tử qua các hệ 
thống thanh toán thông qua internetbanking, 
mobilebanking, việc phối hợp với các đơn vị 
thanh toán cũng phát triển mạnh. Theo đó, các 
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã đẩy 
mạnh việc phát hành thẻ. Tình hình phát hành 
thẻ qua các năm thể hiện ở hình 4.
Hình 4. Tổng số lượng thẻ phát hành lũy kế từ năm 2012 đến 2017
Đơn vị: triệu thẻ
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
Đối với các ngân hàng thương mại, ngoài 
việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các 
phương thức thanh toán truyền thống như 
lệnh chi, nhờ thu thì các ngân hàng đã 
và đang chủ động triển khai giải pháp ngân 
hàng di động và ngân hàng số, qua đó cung 
cấp dịch vụ tài chính, chuyển tiền, thanh toán 
hóa đơn đến khách hàng. Có được điều này 
là do nhờ có hạ tầng viễn thông tốt, với tốc 
độ truy cập cao đã tạo tiền đề cho việc phát 
triển thanh toán, đem lại tiện lợi cho người sử 
dụng. Trong việc thanh toán không dùng tiền 
mặt, mặc dù lệnh chi vẫn chiếm tỷ trọng lớn 
trong tổng số món giao dịch nhưng thẻ ngân 
hàng đã có sự bứt phá lớn về số món giao dịch 
trong những năm vừa qua, riêng năm 2017 
83
là 183.839.512 món, tăng 141% so với năm 
2016 (80.287.856 món)1. Trong năm 2016, 
số lượng giao dịch thanh toán qua internet 
đạt gần 125 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 
7.200 nghìn tỷ đồng, số lượng giao dịch qua 
điện thoại di động đạt trên 97 triệu giao dịch 
với giá trị đạt trên 303 nghìn tỷ đồng. Chỉ tính 
riêng chín tháng đầu năm 2017, số lượng giao 
dịch qua điện thoại di động đạt 94,5 triệu giao 
dịch với giá trị đạt 457 nghìn tỷ đồng, tăng 
mạnh so với năm 2016. Với lĩnh vực thanh 
toán, số lượng giao dịch thẻ nội địa trong năm 
2017 tăng khoảng 50% so với năm 2016, trong 
khi giá trị giao dịch tăng khoảng 75%. 
1 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của NHNN Việt Nam
Bảng 4. Số lượng món giao dịch qua các phương tiện thanh toán từ năm 2012 đến năm 2017
Thời điểm Q4/2012 Q4/2013 Q4/2014 Q4/2015 Q4/2016 Q4/2017
Thẻ ngân hàng 6.560.581 7.427.228 10.014.933 17.060.551 23.800.682 55.835.958 
Séc 95.652 152.811 186.874 123.287 250.046 207.601 
Lệnh chi 49.270.960 58.687.645 57.272.609 51.333.834 64.872.278 180.184.089 
Nhờ thu 396.788 419.051 384.511 810.374 999.441 13.117.840 
Phương tiện 
thanh toán khác 
 22.080.466 25.240.002 26.023.181 45.240.963 61.353.707 12.649.569 
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
Công nghệ cũng đã giúp phát triển, tiếp thị 
và cung cấp dịch vụ trực tiếp đến khách hàng 
nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả hơn. Đơn cử 
như trong thanh toán đã sử dụng công nghệ 
số hóa thẻ dùng thanh toán trên website và di 
động. Ngoài ra, nhiều thiết bị di động được 
trang bị công nghệ xác thực sinh trắc học tiên 
tiến như nhận dấu vân tay, mạch máu, mống 
mắt... đã tạo nên sự an tâm cho khách hàng 
khi sử dụng các dịch vụ. Tính đến cuối năm 
2017, đã có 46/76 ngân hàng thương mại và 
chi nhánh ngân hàng nước ngoài có triển khai 
dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động và 
khoảng 70 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh 
toán triển khai internetbanking.
Bảng 5: Giá trị giao dịch qua các phương tiện thanh toán từ năm 2012 đến năm 2017 
Đơn vị: Tỷ đồng 
Thời điểm Q4/2012 Q4/2013 Q4/2014 Q4/2015 Q4/2016 Q4/2017
Thẻ ngân hàng 28.429 32.217 45.174 73.224 127.580 156.179 
Séc 42.042 19.602 19.179 19.519 87.933 95.133 
Lệnh chi 9.402.792 10.452.306 12.341.100 11.256.509 12.001.815 22.381.691 
Nhờ thu 216.960 218.571 321.940 774.711 845.493 1.426.314 
Phương tiện 
thanh toán khác 
 2.672.146 2.878.840 1.669.210 3.701.129 4.302.075 1.667.783 
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam...
84
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty 
Fintech cũng góp phần thu hút được nguồn 
nhân lực chất lượng cao với nhiều sản phẩm 
dịch vụ mới làm phong phú thị trường thanh 
toán điện tử với các dịch vụ thanh toán trực 
tuyến như Momo, Onepay, 123payđã giúp 
tạo ra một môi trường năng động, thuận tiện, 
từ đó ngày càng có nhiều người dùng dịch vụ, 
tin tưởng hơn với việc sử dụng các hình thức 
thanh toán không dùng tiền mặt.
4. NHU CẦU SỬ DỤNG THANH TOÁN 
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT HIỆN NAY
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt 
Nam, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện 
tử năm 2017 đã vượt 25% so với năm 2016, 
riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến thì tỷ lệ 
tăng doanh thu năm 2017 đạt 35% so với năm 
2016 cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh 
toán trực tuyến sẽ còn gia tăng trong thời gian 
sắp đến. Chỉ riêng thành phố Hà Nội, tính đến 
cuối năm 2017, thành phố đã tiếp nhận và chấp 
thuận gần bảy nghìn website thương mại điện 
tử của tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động trên 
địa bàn. Hầu hết các cửa hàng, quán ăn, quán 
cà-phê đều đặt thêm một máy thanh toán chấp 
nhận thẻ (POS) để phục vụ khách hàng. 
Sự phát triển mạnh của các dòng điện 
thoại thông minh cũng đang tạo ra nhiều thuận 
lợi cho việc tiếp cận dịch vụ thanh toán không 
dùng tiền mặt. Theo một nghiên cứu gần đây*, 
tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh tại 
Việt Nam đã tăng 2,8 lần từ năm 2012 đến năm 
2017. Thêm vào đó, việc triển khai dịch vụ tài 
chính trên nền tảng internet và di động của các 
tổ chức cung ứng dịch vụ đã giúp người dân 
chủ động hơn về thời gian và lựa chọn hình 
thức thanh toán từ nhiều dịch vụ khác nhau 
như internetbanking, mobilebanking, mPOS, 
QR Pay, ví điện tử Hơn nữa, chi phí dịch vụ 
trong thanh toán điện tử thấp hơn khá nhiều 
(một số ngân hàng Techcombank, VP Bank 
hiện không phu phí thanh toán online) có thể 
giúp người dân tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ 
điện tử thay vì dịch vụ truyền thống, từ đó tạo 
cơ sở để gia tăng thanh toán không dùng tiền 
mặt nhờ vào thanh toán điện tử.
* Nguồn: Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen
Hình 5. Giao dịch qua ATM qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
85
Giao dịch qua ATM liên tục tăng qua các 
năm gần đây. Với 17.558 máy ATM trên toàn 
quốc vào cuối năm 2017, số lượng giao dịch 
qua ATM năm 2017 đạt 783.066.134 giao dịch 
với giá trị giao dịch 2.147.699 tỷ đồng (giá 
trị giao dịch qua ATM tăng 22% so với năm 
2016), thị trường thanh toán thẻ nói chung và 
ATM đang mở ra những cơ hội lớn về dịch 
vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho các tổ 
chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam.
Hình 6. Giao dịch qua POS/EFTPOS/EDC qua các năm
Nguồn: Tổng hợp từ NHNN
Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 
năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua 
ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, 
điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các 
chương trình an sinh xã hội cũng xác định 
mục tiêu chung là “Đẩy mạnh thanh toán 
dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua 
ngân hàng, góp phần xây dựng Chính phủ 
điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ 
ngân hàng của nền kinh tế và phát triển thanh 
toán không dùng tiền mặt”, theo đó phấn đấu 
đến năm 2020 có:
 – 80% giao dịch nộp thuế tại các thành 
phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc 
tỉnh thực hiện qua ngân hàng; 100% Kho bạc 
Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung 
ương; Kho bạc Nhà nước quận, thành phố, thị 
xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 
có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng phục vụ 
việc thu ngân sách nhà nước
 – 70% công ty điện lực chấp nhận thanh 
toán hóa đơn tiền điện qua ngân hàng; tại địa 
bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành 
phố trực thuộc trung ương phấn đấu 70% số 
tiền điện được thanh toán qua ngân hàng
 – 70% công ty nước chấp nhận thanh toán 
hóa đơn tiền nước qua ngân hàng; 50% cá 
nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn thực 
hiện thanh toán tiền nước qua ngân hàng
 – 100% trường đại học, cao đẳng chấp 
nhận thanh toán học phí qua ngân hàng và 
80% số sinh viên tại các trường đại học, cao 
đẳng nộp học phí qua ngân hang
 – 50% bệnh viện tại các thành phố lớn 
chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng
 – 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được 
thực hiện qua ngân hàng 
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Ủy 
ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành 
kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 23 tháng 
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam...
86
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
02 năm 2018 triển khai thực hiện Đề án phát 
triển thanh toán không dùng tiền mặt trên 
địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018-2020 nhằm 
thực hiện các mục tiêu đến cuối năm 2020 
100% các siêu thị, nhà hàng, trung tâm mua 
sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị 
chấp nhận thẻ hoặc các hệ thống thanh toán 
không dùng tiền mặt khác, cho phép người 
tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi 
mua hàng, 85% các đơn vị cung cấp dịch vụ 
điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp 
nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ 
gia đình qua các hình thức thanh toán không 
dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, mục tiêu cũng 
nhằm đạt đến con số 60% cá nhân, hộ gia 
đình sử dụng phương tiện thanh toán không 
dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng vào 
cuối năm 2020. Ngoài ra, TP Hà Nội còn tập 
trung phát triển một số phương tiện và hình 
thức thanh toán mới, hiện đại phù hợp với 
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa qua đó 
khuyến khích cũng như thúc đẩy người dân 
tham gia các dịch vụ thanh toán; tăng mạnh 
số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh 
toán; nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên 
có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 
70% vào cuối năm 2020.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã 
trở thành nhu cầu nhằm mang lại hiệu quả 
quản lý và hiệu quả kinh tế thiết thực không 
chỉ về phía xã hội mà còn cho mỗi doanh 
nghiệp, cá nhân. Cùng với sự phát triển của 
khoa học công nghệ, nhu cầu của người sử 
dụng dịch vụ, Chính phủ đã có những văn 
bản chỉ đạo, phê duyệt các đề án để đẩy mạnh 
thanh toán không dùng tiền mặt. Vấn đề còn 
lại là việc nghiên cứu đề hoàn thiện thêm hành 
lang pháp lý, cải tiến công nghệ để tạo sự an 
toàn và niềm tin cho khách hàng khi tham gia 
thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là 
các giao dịch điện tử.
5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN THỰC HIỆN 
NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THANH 
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MĂT TẠI 
VIỆT NAM HIỆN NAY
Rào cản lớn nhất hiện nay vẫn là thói quen 
sử dụng tiền mặt và nhận thức của người dân. 
Trong khi đó, hành lang pháp lý trong lĩnh 
vực thanh toán được coi là vẫn chưa đầy đủ 
và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan 
đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử 
chưa tạo được sự an tâm cho người sử dụng. 
Để có thể đẩy mạnh hoạt động thanh toán 
không dùng tiền mặt, nhà nước, tổ chức cung 
ứng dịch vụ và người sử dụng cần giải quyết 
đồng thời các vấn đề sau:
 – Về phía nhà nước: Chính phủ và cơ quan 
quản lý nhà nước cần tiếp tục định hướng nền 
kinh tế hướng tới việc thanh toán không dùng 
tiền mặt mạnh mẽ hơn nữa. Ngoài ra, cần tiếp 
tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế 
chính sách về thanh toán qua ngân hàng, nhất 
là khuôn khổ pháp lý liên quan đến vấn đề 
ứng dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán. 
Hơn thế nữa, xây dựng một cơ sở hạ tầng tiện 
lợi, an toàn, nhanh chóng cho người dùng là 
hết sức cần thiết. Hiện nay, ở Việt Nam, việc 
phát triển phương tiện thanh toán vẫn chủ yếu 
tập trung ở thành phố, còn ở các vùng nông 
thôn thì việc thanh toán bằng thẻ hoặc ngân 
hàng điện tử còn rất hạn chế do điều kiện cơ 
sở hạ tầng.
 – Về phía các tổ chức cung ứng dịch vụ 
thanh toán: Cần hoàn thiện, tăng cường kết 
nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ 
thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của 
các đơn vị, phòng ngừa rủi ro trong thanh toán 
trực tuyến. Bên cạnh đó, cần tập trung phát 
triển cả số lượng và chất lượng của hệ thống 
chấp nhận thẻ (POS), hệ thống máy giao dịch 
tự động ATM, tích hợp thêm tính năng vào 
thẻ ATM để thuận tiện hơn cho khách hàng 
87
sử dụng. Các tổ chức cũng nên khuyến khích 
người dân thực hiện thanh toán không dùng 
tiền mặt thông qua các hình thức hỗ trợ ban 
đầu, tuyên truyền đến người dân việc sử dụng 
các ứng dụng thanh toán điện tử như MoMo, 
eMonkey, Payoo, VTC Pay, BankPlus qua 
thanh toán trực tuyến để tạo thói quen thanh 
toán điện tử.
 – Về phía người sử dụng dịch vụ: đối với 
các doanh nghiệp, tổ chức an sinh xã hội cần 
tuân thủ các quy định của nhà nước trong việc 
đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. 
Đối với cá nhân, cần nâng cao nhận thức trong 
việc nắm bắt các lợi ích từ thanh toán không 
dùng tiền mặt cũng như việc bảo vệ tài khoản 
tiền gửi thanh toán. Hiện nay ở Việt Nam đã 
xuất hiện tình trạng các nhóm tội phạm sử 
dụng công nghệ cao để ăn cắp tiền từ các tài 
khoản cá nhân, nhất là với các cá nhân còn 
thiếu hiểu biết trong việc tự bảo vệ các thông 
tin tài khoản và các hiểu biết về giao dịch an 
toàn nên việc nâng cao nhận thức cá nhân là 
hết sức quan trọng.
6. KẾT LUẬN
Có thể thấy với mục tiêu phát triển hoạt 
động thanh toán không dùng tiền mặt của 
Chính phủ cùng với những biện pháp phát 
triển thanh toán điện tử, thời gian tới là cơ hội 
cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán 
và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực có 
liên quan đến thương mại điện tử. Cùng với sự 
phát triển của công nghệ, tư duy kinh doanh 
và sự thay đổi trong thói quen thanh toán, Việt 
Nam sẽ là một thị trường tiềm năng cho các 
hoạt động liên quan đến thanh toán không 
dùng tiền mặt trong thời gian đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hải Vân (2018), Thẻ ngân hàng đang phải 
cõng hàng chục loại phí, 
[2]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, số liệu thống 
kê hoạt động thanh toán từ 2012-2017
[3]. Nguyên Trang (2018), Đẩy mạnh việc thanh 
toán không dùng tiền mặt, 
nhandan.com.vn
[4]. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định 
số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao 
khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho 
nền kinh tế
[5]. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định 
241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh 
thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch 
vụ công
[6]. UBND TP Hà Nội (2018), Kế hoạch số: 51/
KH-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2018 về 
việc triển khai thực hiện Đề án phát triển 
thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn 
Hà Nội giai đoạn 2018-2020
[7]. 
voi-moi-khach-hang-20180530152629326.chn
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam...

File đính kèm:

  • pdfthanh_toan_khong_dung_tien_mat_tai_viet_nam_thi_truong_dang.pdf