Bài giảng An toàn mạng máy tính - Bài 9: Bảo mật mạng ngoại vi - Tô Nguyễn Nhật Quang

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Tổng quan

2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters)

3. Cổng mạch (Circuit Gateways)

4. Cổng ứng dụng (Application Gateways)

5. Bastion Hosts

6. Cấu hình tường lửa

7. Chuyển dịch địa chỉ mạng (NAT)

8. TMG – Threat Management Gateway

9. Bài tập

pdf 75 trang yennguyen 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng An toàn mạng máy tính - Bài 9: Bảo mật mạng ngoại vi - Tô Nguyễn Nhật Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng An toàn mạng máy tính - Bài 9: Bảo mật mạng ngoại vi - Tô Nguyễn Nhật Quang

Bài giảng An toàn mạng máy tính - Bài 9: Bảo mật mạng ngoại vi - Tô Nguyễn Nhật Quang
AN TOÀN 
MẠNG MÁY TÍNH 
ThS. Tô Nguyễn Nhật Quang
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin
Khoa Mạng Máy Tính và Truyền Thông
ATMMT - TNNQ 2
NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Tổng quan về an ninh mạng
2. Các phần mềm gây hại
3. Các giải thuật mã hoá dữ liệu
4. Mã hoá khoá công khai và quản lý khoá
5. Chứng thực dữ liệu
6. Một số giao thức bảo mật mạng
7. Bảo mật mạng không dây
8. Bảo mật mạng ngoại vi
9. Tìm kiếm phát hiện xâm nhập
BẢO MẬT 
MẠNG NGOẠI VI
BÀI 8
ATMMT - TNNQ 4
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Tổng quan
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters)
3. Cổng mạch (Circuit Gateways)
4. Cổng ứng dụng (Application Gateways)
5. Bastion Hosts
6. Cấu hình tường lửa
7. Chuyển dịch địa chỉ mạng (NAT)
8. TMG – Threat Management Gateway
9. Bài tập
ATMMT - TNNQ 5
1. Tổng quan
Các thuật toán mã hoá không hiệu quả khi ngăn 
chận các gói tin độc hại đi vào mạng cục bộ.
Các giải thuật chứng thực có thể được sử dụng để 
xác định các gói tin đến từ các user tin cậy và giúp 
ngăn chận các gói tin độc hại đi vào mạng.
Tuy nhiên, các máy tính trong mạng đa số đều 
không có đủ tài nguyên, phương tiện để thực 
hiện các giải thuật chứng thực trong mọi tình 
huống.
 Kỹ thuật tường lửa (Firewall)
ATMMT - TNNQ 6
1. Tổng quan
Tường lửa được phát triển trong những năm 1980, 
là công cụ quan trọng của các tổ chức, công ty, cơ
quan nhà nước, cá nhân dùng để hạn chế việc
truy cập mạng nhằm bảo mật cho mạng nội bộ.
Tường lửa được sử dụng như một hàng rào ngăn
cách giữa vùng không đáng tin cậy là mạng
Internet (external network) và vùng có độ tin cậy
cao là mạng nội bộ (internal network), ngăn chận
hoặc cho phép các gói tin đi qua giữa hai mạng
này dựa trên nguyên tắc quyền tối thiểu.
ATMMT - TNNQ 7
1. Tổng quan
ATMMT - TNNQ 8
1. Tổng quan
Tường lửa có thể là một thiết bị phần cứng, một 
gói phần mềm hoặc là sự kết hợp của cả hai.
Tường lửa có thể được nhúng vào các thiết bị 
mạng phổ biến như router, switch, modem, 
wireless access point.
Tường lửa cứng (phần cứng) nhanh nhưng khó 
cập nhật.
Tường lửa mềm (phần mềm) linh hoạt hơn vì dễ 
dàng cập nhật.
ATMMT - TNNQ 9
1. Tổng quan
ATMMT - TNNQ 10
1. Tổng quan
Một số tường lửa cứng (phần cứng) thông dụng:
1. Cisco Router
2. FortiNet
3. CheckPoint Safe@Office
4. Sonicwall PRO 
5. WatchGuard Firebox
ATMMT - TNNQ 11
1. Tổng quan
ATMMT - TNNQ 12
1. Tổng quan
Một số tường lửa mềm (phần mềm) thông dụng:
1. Comodo Firewall 
2. ESET Smart Security
3. ZoneAlarm
4. Outpost Firewall Pro 
5. F-Secure Internet 
Security 
ATMMT - TNNQ 13
1. Tổng quan
Duyệt các chức 
năng chính như 
Server name, 
Monitoring, 
Firewall Policy, 
Cache
Hiển thị các chi tiết thành 
phần chính để chọn lựa như 
System Policy, Access Rule
Task Pane: 
chứa các dịch 
vụ đặc biệt như 
Publishing 
Server, Enable 
VPN Server
Giao diện ISA Management Console
ATMMT - TNNQ 14
1. Tổng quan
Giao diện Microsoft Forefront TMG 2010
ATMMT - TNNQ 15
1. Tổng quan
Dựa trên các phương thức đặc trưng riêng, tường
lửa có thể được phân thành các loại:
– packet filter: kiểm tra cả IP header lẫn TCP 
header. 
– circuit gateway
– application gateway
– dynamic packet filter: là tường lửa lai, kết hợp
cả hai loại packet filter và circuit gateway vào
trong một hệ thống tường lửa.
ATMMT - TNNQ 16
1. Tổng quan
ATMMT - TNNQ 17
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filter)
Khái niệm chung
Là kỹ thuật tường lửa cơ bản.
Kiểm tra các gói tin từ bên ngoài đi vào mạng nội bộ 
và từ mạng nội bộ đi ra bên ngoài.
Chỉ kiểm tra IP header và TCP header, không kiểm 
tra phần payload sinh ra từ lớp ứng dụng.
Sử dụng một tập các quy tắc để quyết định xem gói 
tin nào được cho phép hoặc bị từ chối đi vào (ra).
Gồm hai loại:
– stateless filtering (bộ lọc phi trạng thái) 
– stateful filtering (bộ lọc có trạng thái)
ATMMT - TNNQ 18
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc phi trạng thái
Là kỹ thuật tường lửa đơn giản nhất và được sử 
dụng rộng rãi nhất.
Xử lý mỗi gói tin như một đối tượng độc lập.
Kiểm tra một gói tin khi nó đến, ra quyết định phù 
hợp và không lưu lại bất kỳ thông tin nào về gói tin 
này.
Cách xử lý của bộ lọc này tương tự như việc phân 
loại chuyển phát thư của ngành bưu điện. Người ta 
sắp xếp và kiểm tra mỗi bao thư để chắc chắn địa chỉ 
đích là hợp lệ.
ATMMT - TNNQ 19
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc phi trạng thái
Tổng quát, bộ lọc phi trạng thái thường kiểm tra 
– Địa chỉ IP nguồn và đích trong IP header theo một 
tập quy tắc đã được xác định trước.
– Port nguồn và port đích trong một TCP header 
hoặc UDP header.
– Tập quy tắc thường được gọi là một Access 
control list (ACL).
Vì lớp mạng có nhiệm vụ kiểm tra IP header để có 
thể phân phối các gói tin nên việc hiện thực bộ lọc 
gói tại lớp mạng không đòi hỏi phải tính toán nhiều.
ATMMT - TNNQ 20
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc phi trạng thái
ATMMT - TNNQ 21
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc phi trạng thái
Bộ lọc phi trạng thái thường chận những kiểu gói tin:
– Một gói đi vào có địa chỉ IP nội bộ giống như địa chỉ 
IP nguồn nhằm mục đích che giấu chính nó như là 
một gói tin hợp pháp trong mạng nội bộ.
– Một gói (vào hoặc ra) có quy định cụ thể bộ định 
tuyến sẽ được sử dụng nhằm mục đích bỏ qua các 
tường lửa xác định.
– Một gói có phần payload rất nhỏ với mục đích làm 
TCP header trong phần payload sẽ bị ngắt thành hai 
hay nhiều phần. Ví dụ như đóng gói port nguồn và 
port đích trong những gói IP khác nhau. Đây là cách 
tấn công TCP fragmentation attack.
ATMMT - TNNQ 22
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc phi trạng thái
Ngoài việc chận những gói tin độc hại đi vào, bộ lọc phi 
trạng thái còn chận những gói tin nội bộ đi ra mạng 
ngoài có đặc tính là những gói điều khiển dùng cho việc 
thực thi truyền thông trong mạng nội bộ: 
– Bootp (Bootstrap Protocol) 
– DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) 
– TFTP (Trial File Transfer Protocol)
– NetBIOS (Network Basic Input / Output System)
– LRP (Line Printer Remote Protocol)
– NFS (Network File System)
ATMMT - TNNQ 23
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc phi trạng thái
Ưu điểm: dễ thực hiện, vì chỉ kiểm tra các IP header
và TCP header. 
Nhược điểm: 
– Không ngăn chặn được các gói tin độc hại khai 
thác sơ hở của các phần mềm ở tầng ứng dụng. 
– Do mỗi gói tin phải được kiểm tra đối với toàn bộ 
ACL, có thể gây nên một nút cổ chai trên một 
mạng tốc độ cao, dẫn đến thất thoát gói tin và 
giảm tốc độ truyền ngoài ý muốn.
ATMMT - TNNQ 24
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc có trạng thái
Bộ lọc có trạng thái còn được gọi là bộ lọc trạng 
thái kết nối (connection-state filtering), giữ lại 
thông tin về kết nối giữa một host nội bộ và một 
host bên ngoài.
Một trạng thái kết nối chỉ ra đó là kết nối TCP hay 
UDP và kết nối này có được thiết lập hay không.
Trạng thái kết nối được lưu trong một bảng trạng 
thái (state table).
ATMMT - TNNQ 25
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc có trạng thái
Khi một gói tin đến (vào hay ra), bộ lọc sẽ kiểm tra 
xem gói tin này đã có trong bảng trạng thái hay 
chưa. 
– Nếu có, tường lửa sẽ cho gói tin đi qua và lưu 
lại thông tin (TCP sequence number) cho lần 
sau.
– Nếu gói tin này là gói SYN, tường lửa sẽ tạo 
một entry mới trong bảng trạng thái.
– Nếu gói tin không thuộc về một kết nối đã có và 
nó không phải là một gói SYN, tường lửa sẽ 
huỷ nó.
ATMMT - TNNQ 26
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc có trạng thái
Số port là một số dương dùng để nhận diện một
chương trình riêng biệt. Bất kỳ một port nào được
mở bởi một host nội bộ ngầm định sẽ có số port nhỏ
hơn 1024.
Số port nhỏ hơn 1024 là port chuẩn.
Ngầm định, host bên ngoài sẽ sử dụng số port giữa
1024 và 65535 để thực thi một kết nối với host nội
bộ.
ATMMT - TNNQ 27
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc có trạng thái
ATMMT - TNNQ 28
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc có trạng thái
Bộ lọc có trạng thái và bộ lọc phi trạng thái 
thường được sử dụng kết hợp với nhau. Khi gặp 
khó khăn trong việc xác định chận một gói dựa 
trên trạng thái kết nối, ACL sẽ được sử dụng để 
giúp ra quyết định chính xác.
Việc giữ lại các trạng thái kết nối cần đến các cấu 
trúc dữ liệu phức tạp và các giải thuật tìm kiếm. 
Thực hiện những công việc này đòi hỏi không 
gian lưu trữ lớn, hoạt động nhiều hơn của CPU, 
giảm lưu lượng mạng.
ATMMT - TNNQ 29
2. Bộ lọc gói tin (Packet Filters) 
Bộ lọc có trạng thái
Attacker có thể đưa một số lượng lớn các gói tin 
vào tường lửa mục tiêu sử dụng bộ lọc có trạng 
thái, có thể làm ngắt các kết nối giữa mạng nội bộ 
và bên ngoài.
Do đó, khi sử dụng bộ lọc có trạng thái, cần phải 
chắc chắn rằng có thể quản lý được sự phức tạp 
giữa thời gian và không gian. Ví dụ, thay vì giữ lại 
toàn bộ thông tin lịch sử của một kết nối, chỉ cần 
giữ lại thông tin của kết nối này trong một khoảng 
thời gian nào đó.
ATMMT - TNNQ 30
3. Cổng mạch (Circuit Gateways)
Khái niệm chung
Cổng mạch (Circuit gateways, còn gọi là
Circuit-level gateways), thực thi tại tầng vận
chuyển (đôi khi có ngoại lệ).
Thường kết hợp các bộ lọc gói tin và cổng
mạch để tạo ra một bộ lọc gói tin động
(Dynamic Packet Filter – DFD).
ATMMT - TNNQ 31
3. Cổng mạch (Circuit Gateways)
Cấu trúc cơ bản
Đối tượng của cổng mạch là chuyển tiếp một kết nối TCP giữa một 
host nội bộ và một host bên ngoài. Do đó, cổng mạch cũng được 
xem như là một Transparent Proxy Firewall. 
– Trước tiên, cổng mạch sẽ xác nhận một phiên TCP (hoặc UDP). 
– Kế đó cổng mạch thực thi riêng biệt một kết nối với host nội bộ 
và một kết nối với host bên ngoài.
– Duy trì một bảng các kết nối hợp lệ và duy trì việc kiểm tra các 
gói tin đi vào với các thông tin chứa trong bảng.
– Cho phép gói tin đi qua nếu thuộc về một kết nối đã có duy trì 
trong bảng, ngược lại sẽ bị chận.
– Khi phiên kết thúc, entry tương ứng sẽ bị huỷ khỏi bảng và mạch 
được đóng lại.
ATMMT - TNNQ 32
3. Cổng mạch (Circuit Gateways)
Cấu trúc cơ bản
Trong thực tế, một tổ chức thường phân tách mạng 
nội bộ của mình với mạng ngoại vi bằng một cổng 
mạch có một địa chỉ IP public có thể kết nối với ngoại 
vi, và các host trong mạng nội bộ sử dụng địa chỉ IP 
private không thể vươn tới được từ Internet.
Sau khi thực thi một kết nối mạng với host ngoại vi 
và một kết nối mạng với host nội bộ, cổng mạch sẽ 
đóng vai trò như là một node chuyển tiếp mà không 
cần kiểm tra các gói tin đi qua nó. Do đó, một user 
nội bộ có thể mở một port trên một host nội bộ và chỉ 
thị cho gateway thực thi kết nối giữa host ngoại vi và 
host nội bộ.
ATMMT - TNNQ 33
3. Cổng mạch (Circuit Gateways)
Cấu trúc cơ bản
Do đó, các gói tin độc hại có thể vào mạng nội bộ 
qua một kênh đã thiết lập sẵn. Vì vậy, cổng mạch 
nên được sử dụng cùng với các bộ lọc gói tin.
Cổng mạch nên sử dụng một tập tin log để ghi 
nhận lại thông tin của các gói tin (vào, ra) đã xác 
nhận, bao gồm địa chỉ IP nguồn, port nguồn, địa chỉ 
IP đích, port đích, và chiều dài của mỗi gói tin. File 
log này có thể giúp cho việc nhận định các vấn đề 
phát sinh về sau.
ATMMT - TNNQ 34
3. Cổng mạch (Circuit Gateways)
Cấu trúc cơ bản
ATMMT - TNNQ 35
4. Cổng ứng dụng (Application Gateways)
Khái niệm chung
Còn được gọi là Application-level gateways (ALG) 
hay Proxy Servers, là các gói phần mềm được cài 
đặt trên một máy tính được chỉ định.
Một ALG hoạt động như một proxy cho một host nội 
bộ, xử lý các dịch vụ được yêu cầu bởi các clients 
ngoại vi.
Một ALG thực thi các kiểm tra chi tiết trên mỗi gói IP 
(vào, ra), bao gồm việc kiểm tra những định dạng 
chương trình ứng dụng (ví dụ như định dạng MIME, 
định dạng SQL) chứa trong gói và xem xét payload 
của nó có được cho phép hay không.
ATMMT - TNNQ 36
4. Cổng ứng dụng (Application Gateways)
Cache Gateways
Giả sử một tổ chức muốn cài đặt một Web server và 
cho phép các user hợp pháp trên Internet có thể truy 
cập đến các trang Web này trên Web server.
Để bảo vệ Web server khỏi bị tổn hại, một phương án 
phổ biến là cài đặt một cổng ứng dụng như là một 
proxy cho Web server này, gọi là Web proxy server.
Web proxy server nhận các yêu cầu tại cổng 80 từ các 
client ngoại vi và thực hiện kiểm tra chi tiết phần 
payload của gói tin.
Chỉ sau khi phần payload này thoả yêu cầu kiểm tra, 
Web proxy server sẽ chuyển gói này đến Web server.
ATMMT - TNNQ 37
4. Cổng ứng dụng (Application Gateways)
Cache Gateways
Web proxy server cũng kiểm tra các trang Web do 
Web server gởi đến các client ngoại vi và lưu chúng 
trong cache của nó.
Nếu các client khác cũng yêu cầu những trang Web 
này, Web proxy server sẽ chuyển trực tiếp các trang 
này từ cache đến client mày không cần truy cập đến 
Web server. 
Loại Web proxy server này còn được gọi là cổng ứng 
dụng (Cache Gateways).
Một cổng ứng dụng thường sử dụng với một router có 
khả năng lọc gói tin. Router này được đặt phía sau 
gateway để bảo vệ các kết nối giữa gateway và các 
host nội bộ.
ATMMT - TNNQ 38
4. Cổng ứng dụng (Application Gateways)
Cache Gateways
ATMMT - TNNQ 39
5. Bastion Hosts
Một cổng ứng dụng là một máy tính đặt giữa mạng 
nội bộ và mạng ngoại vi nên dễ bị tấn công bởi 
attackers từ Internet. Do đó, các máy tính này cần 
sự bảo vệ nghiêm ngặt để trở thành bastion hosts.
Bastion hosts là các máy tính với cơ chế phòng thủ 
mạnh. Chúng thường được dùng làm cổng ứng 
dụng, cổng mạch, hoặc các kiểu tường lửa khác.
Một bastion host được cài đặt với một hệ điều 
hành tin cậy và không chứa những chương trình 
hoặc chức năng không cần thiết nhằm giảm đi 
những lỗi không đáng có và dễ dàng kiểm tra tính 
bảo mật.
ATMMT - TNNQ 40
5. Bastion Hosts
Gateways hoạt động trên bastion hosts cần phải 
thoả những điều kiện:
1. Phần mềm Gateway chỉ nên viết theo những 
module nhỏ để dễ dàng cho việc kiểm tra.
2. Một bastion host cần chứng thực các user tại 
tầng mạng bằng cách xác nhận địa chỉ IP 
nguồn và đích chứa trong gói IP. Gateways 
chạy trên bastion host nên chứng thực user 
độc lập tại một tầng cao hơn.
3. Một bastion host chỉ nên kết nối đến một số 
lượng nhỏ những host nội bộ.
ATMMT - TNNQ 41
5. Bastion Hosts
4. Bastion hosts nên giữ lại các file log, lưu trạng thái của 
mỗi phiên TCP để giúp admin xác định được các vấn đề 
phát sinh.
5. Nếu nhiều gateways đang chạy trên một bastion host 
đơn, những gateways này cần phải được xử lý một cách 
độc lập. Nếu một gateway bị lỗi, admin có thể shutdown 
nó mà không ảnh hưởng đến các gateways khác.
6. Bastion hosts nên hạn chế ghi dữ liệu lên đĩa cứng của 
chúng nhằm giảm cơ hội các mã độc hại xâm nhập vào 
hệ thống.
7. Gateways chạy trên một bastion host không nên được 
dùng quyền admin hệ thống.
ATMMT - TNNQ 42
6. Cấu hình tường lửa
Khái niệm chung
Gateways chạy trên một bastion host thường
được sử dụng với bộ lọc gói tin.
Các cấu hình tường lửa thông dụng:
– Single-Homed Bastion Host System (SHBH)
– Dual-Homed Bastion Host System (DHBH)
– Screened Subnets (SS)
– Demilitarized Zones (DMZ)
ATMMT - TNNQ 43
6. Cấu hình tường lửa
Single-Homed Bastion Host System
Bao gồm một packet-filtering router và một bastion 
host, trong đó router kết nối mạng nội bộ với mạng 
ngoại vi và bastion host nằm trong mạng nội bộ.
Router sẽ thông báo ra bên ngoài địa chỉ IP và số 
port của các server nội bộ.
Router sẽ không chuyển tiếp các gói tin đi vào trực 
tiếp đến các server mà sẽ kiểm tra các gói tin này, 
sau đó mới chuyển cho bastion host.
Bastion host tiếp tục kiểm tra gói tin đi vào, nếu 
thoả, sẽ xác định server nội bộ nào gói tin muốn 
được chuyển tới.
ATMMT - TNNQ 44
6. Cấu hình tường lửa
Single-Homed Bastion Host System
Các gói tin từ mạng nội bộ đi ra bên ngoài cũng 
phải qua bastion host. Bộ lọc gói tin của tường lửa 
kiểm tra mỗi gói tin đi ra ngoài và ngăn lại nếu địa 
chỉ nguồn của nó không phải là địa chỉ IP của 
bastion host hoặc không thoả các quy tắc lọc.
Trong một hệ thống SHBH, nếu attacker thoả hiệp 
được với packet-filtering router thì có thể sửa được 
các luật trong ACL để bỏ qua bastion host và 
truyền thông trực tiếp với các host nội bộ. Vấn đề 
này có thể giải quyết bằng cách sử dụng Dual-
Home Bastion Host (DHBH).
ATMMT - TNNQ 45
6. Cấu hình tường lửa
Single-Homed Bastion Host System
ATMMT - TNNQ 46
6. Cấu hình tường lửa
Dual-Homed Bastion Host System
Một DHBH chia mạng nội bộ vào hai zones: inner 
zone (private zone) và outer zone. 
Địa chỉ IP của các host trong inner zone không thể 
vươn tới được từ các mạng ngoại vi.
Địa chỉ IP của các host trong outer zone có thể 
vươn tới được trực tiếp từ các mạng ngoại vi.
Router được đặt giữa mạng ngoại vi và outer zone, 
giữa mạng ngoại vi và bastion host.
Inner zone trong DHBH chỉ được kết nối đến 
bastion host nên được bảo vệ bởi cả bastion host 
và packet-filtering router.
ATMMT - TNNQ 47
6. Cấu hình tường lửa
Dual-Homed Bastion Host System
Các server trong outer zone được bảo vệ bởi packet-filtering 
router.
Tương tự như trong hệ thống SHBH, một DHBH cho phép các 
máy tính server trong outer zone có thể được truyền thông trực 
tiếp đến Internet mà không cần phải đi qua bastion host.
ACL trong router cho phép các gói từ ngoài vào đi qua nó nếu 
địa chỉ nguồn được cho phép, và địa chỉ IP đích cùng số port 
thoả với địa chỉ IP của máy server cũng như một port đang mở 
của server này.
Trong hệ thống DHBH, attacker nếu thoả hiệp với packet-
filtering router cũng vẫn không thể vượt qua được bastion host.
ATMMT - TNNQ 48
6. Cấu hình tường lửa
Dual-Homed Bastion Host System
ATMMT - TNNQ 49
6. Cấu hình tường lửa
Screened Subnets
Là cấu hình tường lửa bảo mật nhất.
Bao gồm một bastion host và hai packet-filtering router (là 
một mạng SHBH với packet-filtering router thứ hai (inner 
router) chen vào giữa bastion host và mạng nội bộ.
Nói cách khác, trong một Screened Subnet, một router 
đặt giữa Internet và bastion host, một router khác đặt 
giữa bastion host và mạng nội bộ. 
Hai tường lửa lọc gói sẽ tạo ra một screened subnetwork 
cô lập ở giữa. Các máy tính server và thiết bị nào không 
cần bảo mật mạnh thường được đặt trong screened 
subnetwork này.
ATMMT - TNNQ 50
6. Cấu hình tường lửa
Screened Subnets
Router ngoài (outer router) sẽ thông báo cho mạng ngoại 
vi địa chỉ IP và số port của các máy tính server và thiết bị 
kết nối đến screened subnetwork. 
Router trong (inner router) sẽ thông báo cho mạng nội bộ 
địa chỉ IP và số port của các máy tính server và thiết bị 
kết nối đến screened subnetwork. 
Cấu trúc của mạng nội bộ là ẩn với thế giới bên ngoài. 
Có thể di chuyển một số server (database server) từ 
screened subnetwork đến mạng nội bộ để cung cấp một 
sự bảo vệ mạnh hơn.
ATMMT - TNNQ 51
6. Cấu hình tường lửa
Screened Subnets
Có thể đặt các proxy server tương ứng (chẳng hạn 
database server) trong screened subnetwork.
Cấu hình này làm tăng tính bảo mật của hệ thống 
nhưng cũng làm giảm tốc độ xử lý nên trong mỗi 
ứng dụng cụ thể, cần tìm kiếm những cấu hình tối 
ưu phù hợp.
ATMMT - TNNQ 52
6. Cấu hình tường lửa
Screened Subnets
ATMMT - TNNQ 53
6. Cấu hình tường lửa
Demilitarized Zones (DMZ)
Một subnetwork giữa hai tường lửa trong mạng nội
bộ thường được xem như một Demilitarize zone 
(DMZ).
Tường lửa bên ngoài bảo vệ vùng DMZ với mạng
ngoại vi và tường lửa bên trong bảo vệ mạng nội bộ
với vùng DMZ.
Một DMZ có thể có hoặc không có bastion host.
Các server không yêu cầu bảo mật mạnh được đặt
trong vùng DMZ.
Các máy tính cần phải được bảo mật cao nhất được
đặt trong subnet kết nối đến tường lửa bên trong.
ATMMT - TNNQ 54
6. Cấu hình tường lửa
Demilitarized Zones (DMZ)
ATMMT - TNNQ 55
6. Cấu hình tường lửa
Network Security Topology
Tường lửa có thể sử dụng để chia mạng thành 
ba vùng phân biệt:
– Vùng không tin cậy: là mạng ngoại vi bên 
ngoài của tường lửa ngoài.
– Vùng kém tin cậy: là vùng DMZ nằm giữa 
tường lửa ngoài và tường lửa trong.
– Vùng tin cậy: là mạng nội bộ nằm đằng sau 
tường lửa trong.
ATMMT - TNNQ 56
6. Cấu hình tường lửa
Network Security Topology
ATMMT - TNNQ 57
7. Chuyển dịch địa chỉ mạng
NAT (Network Address Translation 
Protocol) chia địa chỉ IP vào hai nhóm.
– Nhóm 1 bao gồm các địa chỉ IP công cộng, có 
thể vươn tới được từ mạng ngoại vi.
– Nhóm 2 bao gồm các địa chỉ IP riêng và 
không thể vươn tới được một cách trực tiếp từ 
mạng ngoại vi.
Xem lại NAT tĩnh, NAT động, PAT, VLAN 
trong môn Thiết bị mạng.
ATMMT - TNNQ 58
8. TMG – Threat Management Gateway
Forefront Threat Management Gateway 2010 là phiên
bản của Microsoft thay thế cho ISA 2006.
ATMMT - TNNQ 59
8. TMG – Threat Management Gateway
1. Yêu cầu cài đặt
ATMMT - TNNQ 60
8. TMG – Threat Management Gateway
2. Tính năng chính của TMG
ATMMT - TNNQ 61
8. TMG – Threat Management Gateway
3. Các điểm mới của TMG so với ISA
ATMMT - TNNQ 62
8. TMG – Threat Management Gateway
4. Các mô hình mạng trong TMG
– Edge Firewall
– 3-Leg Perimeter
– Front Firewall
– Back Firewall
– Single Network Adaptor
ATMMT - TNNQ 63
8. TMG – Threat Management Gateway
ATMMT - TNNQ 64
8. TMG – Threat Management Gateway
ATMMT - TNNQ 65
8. TMG – Threat Management Gateway
ATMMT - TNNQ 66
8. TMG – Threat Management Gateway
ATMMT - TNNQ 67
8. TMG – Threat Management Gateway
ATMMT - TNNQ 68
8. TMG – Threat Management Gateway
5. Cơ chế hoạt động
ATMMT - TNNQ 69
9. Bài tập
1. Giả sử một ACL chứa những luật sau để xử lý các gói 
tin đi vào mạng:
Luật này có hợp lý và có bảo mật?
2. Giả sử trong sơ đồ của screened subnet mô tả trong 
hình dưới, chúng ta muốn nâng cao tính bảo mật của 
server SMTP. Hãy mô tả một hoặc nhiều phương pháp 
để giải quyết vấn đề này.
Int addr Int port ext addr ext port Action Comments
* 25 * * allow Allow ingress 
SMTP packets
ATMMT - TNNQ 70
9. Bài tập
ATMMT - TNNQ 71
9. Bài tập
3. Sử dụng sơ đồ mạng trong bài 2 để làm bài này:
Vùng DMZ chứa 3 server. Địa chỉ IP của router 
ngoài, router trong và các server như trong hình. 
Xây dựng các luật ACL sao cho các host ngoại vi 
có thể trực tiếp truyền thông với các server trong 
vùng DMZ, nhưng không thể thực hiện truyền 
thông trực tiếp với bất kỳ host nào trong vùng 
mạng nội bộ.
ATMMT - TNNQ 72
9. Bài tập
4. Bảng dưới liệt kê các giao thức truyền thông chính 
sử dụng để thực thi các dịch vụ mạng cục bộ. Xây 
dựng các luật ACL để chận các gói của những giao 
thức này đi ra mạng ngoại vi.
ATMMT - TNNQ 73
9. Bài tập
5. Nếu trong một gói tin từ mạng ngoại vi đi vào mạng 
nội bộ, địa chỉ nguồn của nó là một địa chỉ IP nội 
bộ hoặc là một địa chỉ IP riêng (private), gói này sẽ 
được cho phép hay sẽ bị chặn? Tại sao?
6. Nếu một gói đi vào có số port đích là 25 hoặc 80, 
gói này sẽ bị chặn hay không? Tại sao?
7. Nếu một gói đi vào có địa chỉ IP nguồn hoặc địa chỉ 
IP đích của nó là 0.0.0.0 thì bộ lọc có chặn gói này 
không? Tại sao? (Lưu ý: 0.0.0.0 là địa chỉ dành cho 
thông điệp broadcasting).
ATMMT - TNNQ 74
9. Bài tập
8. Luồng SMTP đi ra ngoài có bị lọc chặn không? Tại 
sao?
9. Một host nội bộ có được cho phép kết nối đến một 
server POP3/IMAP bên ngoài không? Tại sao?
10. Microsoft Windows sử dụng port từ 135 – 139 và 
445 dành cho NetBIOS và chia sẻ file. Nếu một gói 
đi vào có 22 là số port của nó thì gói tin này có bị 
chặn không? Tại sao?

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_an_toan_mang_may_tinh_bai_9_bao_mat_mang_ngoai_vi.pdf