Bài giảng Biên tập văn bản báo chí (Phần 2) - Vũ Tiến Thành

Khi chấp bút các thông cáo báo chí phải hiểu rõ: nếu trên bàn ban biên tập

lúc nào cũng tràn ngập những thông báo của một xí nghiệp, những thông báo mà

chẳng có ích lợi gì cho trang tạp chí thì chắc chắn nó sẽ tự dộng tìm đến vởi sọt

rác. Những gì trong một thông cáo báo chí nói chung cần chú ý được khái quát

dưới đây:

Ví dụ thực tế: Thông cáo báo chí

• Sắp xếp lại các thông tin

• Hãy viết đơn giản

• Hãy viết cho bạn đọc

• Cần tránh dùng các danh từ khó hiểu

• Hãy viết ngắn gọn

• Hãy viết sao cho có tính thời sự

• Hầy giữ vai trò khách quan và không bình luận

• Hãy viết cho sinh động

• Hãy xây dựng tên tuổi trên trang viết

• Hãy tìm những đề tài mới

• Hãy cung cấp những số liệu mới nhất

• Hãy dùng các số liệu có thể sử dụng được từ các tổ chức mà bạn là

thành viên

• Sử dụng các thành tích (ví dụ: thể thao) của đồng nghiệp của bạn.

CHƯƠNG III – BIÊN TẬP NGÔN NGỮ VĂN BẢN BÁO CHÍ

3.1. Yêu cầu về ngôn ngữ đối với văn bản báo chí

Nhà báo viết để tất cả các độc giả có thể đọc và hiểu được, chứ không phải

viết cho riêng một giứi độc giả am hiểu vấn đề. Ngay cả trong tạp chí chuyên

ngành, không phải các độc giả đều có chung một trình độ. Điều đó càng đúng đôi

PTIT43

với các tờ nhật báo đưa những thông tin nói chung, những tạp chí phát hành rộng

rãi, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải

tuân thủ một số nguyên tắc.

Nêu rõ ý, viết đúng ván phạm, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, đó là nhừng đòi hỏi

của một bài viết. Như vậy, người viết phải quan tâm trước hết đến sự rõ ràng: rõ

ràng về thông tin, rõ ràng về ngôn ngữ.

Bài báo là một thông tin: một tin tức, hoặc một dư luận. Cách tốt nhất để

truyền đạt thông tin này là phải viết cho bản thân mình hiếu được trước khi dựng

nó thành bài báo. Đó là điều mà mỗi người vẫn làm hằng ngày trong cuộc sống, khi

được yêu cầu thuật lại một cuộc họp hay một sự kiện mà ta chứng kiến.

Dù vấn đề phức tạp như thế nào chăng nữa, điều chủ yếu cần nói vẫn có thổ

trình bày trong hai câu. Đó là tin vắn khi ta chỉ được dành 10 dòng trên trang báo

hay 10 giây trên sóng phát thanh, truyền hình. Tự gò mình trong hai câu trước khi

viết bài báo là một phương pháp hay để xác định rõ điều ta muốn thông tin tới độc

giá, thính giả và khán giả truyền hình.

Để viết tin, chủ yếu ta phải chọn lựa, sắp xếp theo mức độ quan trọng của

các chi tiết, sự kiện cần thông tin và loại bỏ nhửng chi tiết, sự kiện không quan

trọng. Đó là một cách tuyệt hay để biết nên bắt đầu thông tin từ đâu khi ta còn do

dự hoặc “tắc tị”. Như vậy cũng là đã đi được một phần lớn con đường dẫn ta tới

chỗ đặt đầu đề và viốt phần mào đầu. Sau hết, đó là một sự dẫn dắt chắc chắn cho

dàn bài của một bài báo.

Một bài báo chứa đựng một thông tin chủ yếu và chỉ một mà thôi. Nếu như

ta không thể diễn đạt nó bằng một số ít từ thì chính là vì ta không biết rõ điều ta

muốn truyền đạt. Hãy loại ra trường hợp ta không có điều gì để nói và im lặng là

điều tốt hơn cả. Trường hợp thường gặp nhất là có quá nhiều điều để nói. Khi dó ta

PTIT44

phải chọn từ một góc độ ưu tiên, còn những góc độ khác chỉ cần xom xét sơ qua.

Đó là cách đơn giản nhất đề tránh sự bê tắc, và một bài viết lung tung theo nhiều

hướng. Nếu quả thực vấn đề chứa đựng nhiều thông tin chính thì tôt nhất là xử lý

riêng biệt từng thông tin, bằng nhiều bài báo.

pdf 43 trang yennguyen 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Biên tập văn bản báo chí (Phần 2) - Vũ Tiến Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Biên tập văn bản báo chí (Phần 2) - Vũ Tiến Thành

Bài giảng Biên tập văn bản báo chí (Phần 2) - Vũ Tiến Thành
42 
Khi chấp bút các thông cáo báo chí phải hiểu rõ: nếu trên bàn ban biên tập 
lúc nào cũng tràn ngập những thông báo của một xí nghiệp, những thông báo mà 
chẳng có ích lợi gì cho trang tạp chí thì chắc chắn nó sẽ tự dộng tìm đến vởi sọt 
rác. Những gì trong một thông cáo báo chí nói chung cần chú ý được khái quát 
dưới đây: 
Ví dụ thực tế: Thông cáo báo chí 
• Sắp xếp lại các thông tin 
• Hãy viết đơn giản 
• Hãy viết cho bạn đọc 
• Cần tránh dùng các danh từ khó hiểu 
• Hãy viết ngắn gọn 
• Hãy viết sao cho có tính thời sự 
• Hầy giữ vai trò khách quan và không bình luận 
• Hãy viết cho sinh động 
• Hãy xây dựng tên tuổi trên trang viết 
• Hãy tìm những đề tài mới 
• Hãy cung cấp những số liệu mới nhất 
• Hãy dùng các số liệu có thể sử dụng được từ các tổ chức mà bạn là 
thành viên 
• Sử dụng các thành tích (ví dụ: thể thao) của đồng nghiệp của bạn. 
CHƯƠNG III – BIÊN TẬP NGÔN NGỮ VĂN BẢN BÁO CHÍ 
3.1. Yêu cầu về ngôn ngữ đối với văn bản báo chí 
Nhà báo viết để tất cả các độc giả có thể đọc và hiểu được, chứ không phải 
viết cho riêng một giứi độc giả am hiểu vấn đề. Ngay cả trong tạp chí chuyên 
ngành, không phải các độc giả đều có chung một trình độ. Điều đó càng đúng đôi 
PT
IT
43 
với các tờ nhật báo đưa những thông tin nói chung, những tạp chí phát hành rộng 
rãi, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải 
tuân thủ một số nguyên tắc. 
Nêu rõ ý, viết đúng ván phạm, sử dụng từ ngữ dễ hiểu, đó là nhừng đòi hỏi 
của một bài viết. Như vậy, người viết phải quan tâm trước hết đến sự rõ ràng: rõ 
ràng về thông tin, rõ ràng về ngôn ngữ. 
Bài báo là một thông tin: một tin tức, hoặc một dư luận. Cách tốt nhất để 
truyền đạt thông tin này là phải viết cho bản thân mình hiếu được trước khi dựng 
nó thành bài báo. Đó là điều mà mỗi người vẫn làm hằng ngày trong cuộc sống, khi 
được yêu cầu thuật lại một cuộc họp hay một sự kiện mà ta chứng kiến. 
Dù vấn đề phức tạp như thế nào chăng nữa, điều chủ yếu cần nói vẫn có thổ 
trình bày trong hai câu. Đó là tin vắn khi ta chỉ được dành 10 dòng trên trang báo 
hay 10 giây trên sóng phát thanh, truyền hình. Tự gò mình trong hai câu trước khi 
viết bài báo là một phương pháp hay để xác định rõ điều ta muốn thông tin tới độc 
giá, thính giả và khán giả truyền hình. 
Để viết tin, chủ yếu ta phải chọn lựa, sắp xếp theo mức độ quan trọng của 
các chi tiết, sự kiện cần thông tin và loại bỏ nhửng chi tiết, sự kiện không quan 
trọng. Đó là một cách tuyệt hay để biết nên bắt đầu thông tin từ đâu khi ta còn do 
dự hoặc “tắc tị”. Như vậy cũng là đã đi được một phần lớn con đường dẫn ta tới 
chỗ đặt đầu đề và viốt phần mào đầu. Sau hết, đó là một sự dẫn dắt chắc chắn cho 
dàn bài của một bài báo. 
Một bài báo chứa đựng một thông tin chủ yếu và chỉ một mà thôi. Nếu như 
ta không thể diễn đạt nó bằng một số ít từ thì chính là vì ta không biết rõ điều ta 
muốn truyền đạt. Hãy loại ra trường hợp ta không có điều gì để nói và im lặng là 
điều tốt hơn cả. Trường hợp thường gặp nhất là có quá nhiều điều để nói. Khi dó ta 
PT
IT
44 
phải chọn từ một góc độ ưu tiên, còn những góc độ khác chỉ cần xom xét sơ qua. 
Đó là cách đơn giản nhất đề tránh sự bê tắc, và một bài viết lung tung theo nhiều 
hướng. Nếu quả thực vấn đề chứa đựng nhiều thông tin chính thì tôt nhất là xử lý 
riêng biệt từng thông tin, bằng nhiều bài báo. 
Rõ ràng về ngôn ngữ:Có nhiều nhà báo mới vào nghề bị ám ảnh bởi một vấn 
đề giả tạo, đó là văn phong. Báo chí không phải là văn học. Nhà báo trước hết là 
một chuyên gia vồ thông tin, viết những điều xảy ra trong nước và tròn thê giới 
khiến độc giả, thính giả hay khán giả truyền hình quan tâm. 
Hơn nữa, nếu anh ta có năng khiếu diễn đạt thì càng tôi - tài năng đó sẽ 
nhanh chóng dược thừa nhận. Nhưng điều người ta đòi hỏi trước hết ở một nhà báo 
là, cùng với sự nhạy bén tin tức, anh ta phải có khả năng truyền đạt tin tức đó một 
cách ngắn gọn và dễ hiểu đôi với tất cả mọi người. Vì vậy, hãy tìm cách diễn đạt 
một cách đơn giản và rõ ràng nhất thông tin chính của bạn. Mỗi bài báo chứa đựng 
một thông điệp, mỗi dòng chứa đựng một thông tin. 
Viết đúng chính tả. Chính tả là một thứ luật nghiêm ngặt và lôgíc như... Luật 
giao thông vậy. Bản thân các từ ngữ vốh có diện mạo riêng và đã được độc giả 
thừa nhận từ lâu. Lỗi chính tả làm sai lệch ý nghĩa của câu chuyện. Mắc nhiều lỗi 
chính tả sẽ khiên người đọc nghi ngờ học lực của tác giả cũng như chất lượng của 
thông tin. 
Chú ý về cú pháp. Trong tiếng Pháp, câu trúc thông thường (chủ ngữ - động 
từ - bổ ngữ) là cấu trúc dỗ hiểu nhất và đễ “hấp thụ” nhất. Đôi khi thay đổi cấu trúc 
cũng gây được sự thích thú cần thiết. Nhưng lạm dụng nhưng cấu trúc bất ngờ so 
gây khó khăn cho việc tiévp nhận thông tin. 
Hãy viết những câu ngắn. Kinh nghiệm đọc và nhớ cho thấy với một câu 
trung bình (từ 20 đến 30 từ), độc gia tiếp nhận phần nửa sau kém hơn phần trước. 
PT
IT
45 
Quá 40 từ người đọc sẽ quên mất phần lớn câu viết. Như vậy là đủ để phê phán 
những câu dài tới 50, 60 từ hoặc hơn thế trong báo viết. Người ta đọc báo không 
giống như đọc một tác phẩm của Proust. Nếu mỗi câu, độc giả cứ phải đọc đi đọc 
lại mới hiểu thì phan xạ thông thường của người ta là bỏ dở. Nhưng không phải vì 
thế mà người đọc chấp nhận lôi viết cụt lủn, mỗi câu chưa đến 10 từ mà một số nhà 
báo ưa dùng vì nó cũng khiến họ mệt mỏi. Nén có sự kết hợp giữa những câu rất 
ngắn đi với những câu dài hơn. Nhưng 40 từ là một giới hạn. 
Dùng từ dễ hiểu:Mỗi từ không thòng dụng là một trở ngại đốì với độc giả, 
thính giả cũng như khán giả truyền hình. Nếu những trơ ngại này xuất hiện thường 
xuyên ở mỗi câu, họ sẽ bỏ đi hoặc quay lưng lại với bài báo. Tìm cách giải thích 
mọi từ ngữ có thổ khiến người đọc hiểu sai; sử dụng những từ thông dụng hằng 
ngày thay vì những từ cao siêu; giải thích những từ viết tắt chữ đầu; so sánh một 
con sô với một độ lớn đã biết là những phản xạ sơ đẳng và không thể thiếu của nhà 
báo. 
Sử dụng một từ đơn giản không có nghĩa là mất đi sự chính xác. Một từ kỹ 
thuật, một khi đã được giải thích, sẽ tránh cho ta khói phải dùng những từ vòng vo, 
na ná. Hãy cảnh giác với những từ ngữ thời thượng. Chắc chắn bạn sẽ được giới trẻ 
coi là “sành điệu”, nhưng bạn cũng sẽ có nguy cơ mất đi một bộ phận độc giả.Một 
nguyên tắc vàng trong mọi trường hợp đó là không bao giờ sử dụng một từ mà 
chính người sử dụng không thật hiểu. 
Những nguyên tắc chấm câu 
Dấu phảy được dùng ở trong một câu, để dừng lại một chút giữa những 
thành phần không gắn liền với nhau bằng các từ nối hoặc các liên từ. Dấu pháy 
cũng dùng để tách những từ trong câu có cùng vai trò ngữ pháp và đặc biột trong 
những trường hợp liệt kê. 
PT
IT
46 
Dấu chấm phảy để dừng lâu hơn giữa hai thành phần của câu cùng loại và 
tương đôi dài. Dấu này khiên câu bị kéo dài, khó đọc. Do đó các nhà báo thường 
có xu hướng thay dấu chấm phảy bằng dấu chấm. Tác dụng chính của dấu chấm 
phảy là tách biệt những phần liệt kê khác hẳn nhau. 
Dấu hai chấm được sử dụng để: Đưa xen vào những lời nói của một nhân 
vật, hoặc một trích dẫn;Trước một sự liệt kê;Đưa vào một giải thích, một ví dụ và 
một sự mô tả;Trình bày một cách súc tích những kết luận, suy diễn, hay tổng hợp 
vấn đề nêu trước đó. 
Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc các câu thể hiện một câu hỏi trực tiếp. Người 
ta không đặt dấu chấm hỏi sau một câu hỏi gián tiếp. 
Dấu chấm than kết thúc các câu biểu thị sự ngạc nhiên, thán phục, sự an ủi 
và sự phẫn nộ. Nó thường được dùng với những từ cảm thán.Tránh lạm dụng 
những dấu chấm than vì nó sẽ làm giảm đi ý nghĩa mà người ta muốn thể hiện và 
thường chứng tỏ một sự kém cỏi khống diễn đạt được ý nghĩ của mình bằng ngôn 
từ. 
Dấu chấm lửng kết thúc hoặc bỏ lửng một câu còn dở dang vì một lý do nào 
đó (ngập ngừng, do dự, đổi ý, xúc động, mỉa mai, ẩn ý, tiếp tục ý nghĩ một cách 
kín đáo...). Không bao giờ đánh quá ba dấu chấm (...), và thường người ta viết v.v., 
trong trường hợp này không đánh dấu chấm lửng nữa. 
Dấu ngoặc kép được sử dụng trong những trường hợp: Trích những lời dẫn 
và những lời nói được sửdụng nguyên văn trong bài báo; Những từ hoặc cụm từ 
mà tác giả không muốn chịu trách nhiệm, Những từ mới, những từ hoặc cụm từ mà 
người ta muôn chỉ rõ đây là những từ nói lóng, ít người biết đến, từ kỹ thuật hoặc 
những nghĩa ít dùng. 
PT
IT
47 
Dấu ngoặc đơn tách một từ hoặc một cáu không cần thiết lắm trong nghĩa 
chung của câu, nhưng nó cung cấp một ý nghĩa chính xác, một sự giải thích hay 
nhắc lại làm cho người ta hiểu hơn. 
Dấu ngoặc vuông là những dấu ngoặc đơn được tăng cương. Trong báo chí, 
người ta thường sử dụng nó để tách biệt những lời bình luận ngắn của tòa soạn sau 
một thông tin hoặc thư bạn đọc... 
Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc vuông cũng được sử dụng để khoanh lại những 
dấu chấm lửng, trong một trích dẫn, thay cho một đoạn mà ta thấy không nên nhắc 
lại. 
Dấu gạch nối, trái với những dấu ngoặc đơn (thu nhỏ vấn đề) được dùng để 
tôn thêm giá trị của từ hoặc của đoạn vân đặt trong các dấu này. Khi dấu gạch nối 
thứ hai rơi vào cuối câu, người ta bỏ nó đi và đánh dấu chấm. 
Dấu gạch nối đặt ở đầu dòng được sử dụng để lưu ý sự thay đổi người nói 
trong một đối thoại, và đế đánh dấu những phần nêu trong một bảng liệt kê. 
Xuống dòng đánh dấu một điểm dừng láu hơn dấu chấm, sau khi đã phát 
triển một nhóm những ý tương hoặc thông tin. “Xuốhg dòng” là một phương tiện 
hiệu quả giúp cho độc giả lấy lại hơi và lưu ý tới những kết nối của sự phát triển 
bài báo. 
Hoa thị (*) hoặc ghi chú (1) dùng để giải thích làm rõ nghĩa hơn, thường in 
với khổ chữ nhỏ hơn ở dưới cột hoặc cuôl bài báo. Nội dung ghi chú nhằm giúp 
độc giả hiểu tỉ mỉ hơn về một chi tiết trong câu, nêu rõ nguồn gốc của một trích 
dẫn hoặc chuyển tới những nguồn trích dẫn khác... Nên sử dụng hoa thị (*) hoặc 
ghi chú (1) một cách hạn chế. 
3.2. Những hiện tượng sai về ngôn ngữ phổ biến trên báo chí hiện nay 
PT
IT
48 
Việc tổ chức thông tin đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả thông tin của 
tác phẩm báo chí. Trong đó tính chính xác đóng vai trò quan trọng. 
 “Sự chính xác đối với một tờ báo cũng giống như tiết hạnh đối với một 
người phụ nữ” (Joseph Pulitzer). Trong báo chí hiện đại, việc cạnh tranh và tôn 
trọng giờ giấc rất quan trọng. Nhưng nếu chỉ vì vậy mà dẫn đến chỗ cho ra sản 
phẩm chưa hoàn chỉnh thì ganh đua, bảo đảm giờ giấc cũng không để làm gì. 
 Thật ra so với hàng chục nghìn chữ được in ra mỗi ngày, tỷ lệ sai haocwj sót 
trên các trang báo của một tờ báo không cao cho lắm. Và quả khó có cây bút nào 
đạt tới trình độ viết lạch tuyệt đối không lỗi. Ngay cả đối với các sự kiện lịch sử 
lớn, nhiều năm sau đó, thậm chí nhiều thể kỷ sau đó, các sử gia vẫn còn phải đi tìm 
các thông bị thiếu. 
 Để đảm bảo được tính chính xác trong thông tin, người biên tập cần: 
 Đọc đi đọc lại: về mặt kỹ thuật, để sửa cho bài được chính xác, bạn nên đọc 
bài hơn một lần để hiểu ý nghĩa của bài và tìm ra các sai sót lớn, một lần nữa rất 
cẩn thận, từng chữ một. Để kiểm tra xem có lỗi về thông tin, bút pháp hoặc ngữ 
pháp hay không. Và lần thứ ba, thường sau một thời gian ngừng đọc, để xem mình 
có quên gì không. Khoảng thời gian ngừng đọc là cần thiết. Sai sót giống như ổ gà, 
thường ít được nhận ra sau khi mình đã quen đường. 
 Đọc ngược bài báo: Cách thức này trông có vẻ lạ nhưng lại có thể giupas 
bạn tách bạch các câu rak hỏi mạch văn và làm cho một số sai sót nổi rõ lên. Đọc 
câu cuối bài trước rồi tới câu trước đó và cứ thể cho đến đầu bài. 
 Bên cạnh đó, trên báo chí thường xuất hiện các sai sót thông tin về tên 
người, tên công ty, chức danh, nhiệm vụ của người, sai thông lệ ngôn ngữ, kiến 
thức văn hóa, địa lý, lịch sử, kinh tế và các con số, sai khi so sánh, sai khi thông tin 
và tin sai. 
PT
IT
49 
 Thường Biên tập viên không thể nhìn ra các sai sót trên. Thạm chí, có lúc 
còn gây ra lỗi. Điều này xảy ra bên cạnh do trí nhớ kém còn do lười biếng mà ra. 
Biên tập viên đã không hỏi lại người viết hoặc không tra cứu tư liệu. Muốn làm 
nghề biên tập, phải siêng siêng hơn phóng viên vài bậc. 
 Một loại lỗi hay gặp nữa là viết đầu bài khác, giữa bài khác, cuối bài khác. 
Có một tờ báo được tiếng kỹ lưỡng trong biên tạp đã để cho phóng viên viết tên 
của một người bằng ba cách khác nhau: ở trang bìa viết “Michel P. Dallemague – 
Dallemagne và Dallemange”. Trong khi tên đúng của người này là “Michel P. 
Dallemagne”. 
 Mặt khác, việc tổ chức nội dung sẽ đảm bảo cho thông tin trở nên dễ hiểu. 
Chất lượng mặt hàng làm nên uy tín cho thương hiệu của một tờ báo là bài viết. 
Một trong những yếu tố đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ, nâng cao 
chất lượng các bài báo là sự rõ ràng trong thông tin. Về nguyên tắc, văn báo cần dễ 
hiểu, tức ai cũng hiểu được, từ người học lớp sau cho đến sinh viên đại học hoặc 
cao hơn. 
 Trước đây, bạn đọc khá vị tha. Họ sẵn sàng bỏ qua những thông tin, từ ngữ 
được sử dụng theo kiểu đánh đố và mua báo của mình. Ngày nay tình hình đã khác. 
Cuộc cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông để giành gaiatj thời gian, sự 
chú ý của bạn đọc đã trở nên khốc liệt. Muốn có người đọc, bài viết phải rõ ràng 
(để có thể được hiểu ngay, không cần phải suy nghĩ nhiều). Nếu phóng viên không 
làm được điều đó, người Biên tập viên phải làm. 
 Rõ ràng không đồng nghĩa với đơn giả. Bạn đọc cũng không chờ được nahf 
báo nhai lại những điều phức tạp rồi mới mớm cho họ. Họ muốn đọc báo mà 
không cần có những kiến thức gì đặc biệt. 
PT
IT
50 
 Thường phóng viên cho rằng người có chuyên môn sẽ hiểu những điều họ 
viết. Nếu vậy, họ đã hạn chế số lượng bạn đọc của mình. Có thể các nhà báo cho 
rằng bạn đọc đương nhiên thuộc về mình rồi, không cần phải quan tâm tới cảm thụ 
của họ nữa. Chuyện này không có gì mới, nhưng đang có xu hướng gia tăng làm 
cho những người chuyên biên tập lo lắng. Gia tăng vì đã xuất hiện những lĩnh vực 
mới như công nghệ thông tin, mà tiếng Việt không đủ từ để diễn ra, định danh, 
trong khi người viết lại không buồn giải thích và nhiều Biên tập viên luôn sẵn sàng 
cho qua. 
 Để hạn chế những điều này cần: 
 Gạch bỏ từ trừu tượng hoặc biến chúng thành từ cụ thể: từ trừu tượng diễn tả 
ý tưởng chứ không diễn tả thực thể chắc chắn. Nếu không có từ trừu tượng, chúng 
ta không thể diễn tả được những sự việc phức tạp mà chỉ có thể giao tiếp bằng từ 
ngữ về sự vật chúng ta nhìn thấy. 
 Cẩn thận với những từ khoa học kỹ thuật. Ưu điểm của chúng ta là sự chính 
xác, nhưng thường chỉ những chuyên gia trong ngành đó mới hiểu hết. Vậy đừng 
quên giải thích khi phải sử dụng loại từ này. 
 Gạch bỏ hoặc diễn dịch tiếng lóng. Mỗi ngành nghề, tổ chức ngành học, môi 
giới và cả mỗi địa phương đều có tiếng lóng mà chỉ người liên quan mới hiểu. 
Tổng vốn từ tiếng lóng thường chỉ vài chục từ cho đến trăm từ, ít khi vượt qua hai 
trăm từ. Phần lớn bạn đọc không quen thuộc với loại từ này. Ngay cả từ điển cũng 
không giải thích hết vì chỉ đưa vào những từ của tiếng lóng đã trở nên phổ thông. 
 Hạn chế từ viết tắt: chỉ để lại các từ viết tắt khi thấy cần thiết. Một số lãnh 
đạo báo chí đã cho phép phóng viên và Biên tập viên tùy tiện viết tắt  ... trên mạng, 
PT
IT
73 
Thông tin trên mạng không còn ranh giới giữa các bài báo hoặc các tiết mục 
phát thanh, truyền hình. Chính vì vậy, nhà báo trực tuyến không được phép chạy 
theo những mục tiêu gói gọn thông tin trong những bài báo, mà phải suy nghĩ làm 
thế nào mình có thể liên kết thông tin này vdi các thông tin khác, ở chỗ nào có thể 
thiết lập mối liên hệ. Các sự kiện riêng lê phải được tổng hợp trong một cấu trúc 
chung của một vấn đề. Điều này cũng phải áp dụng cho cả phạm trù thời gian. Các 
thông tin mới phải liên kết với các thông tin của ngày hôm trước. 
Cấu trúc trong báo chí trực tuyến 
Cấu trúc nào là quan trọng trong báo chí trên mạng? Trong các bài báo in ấn 
có một loạt các yếu tố giúp bạn đọc định hướng và nắm được cấu trúc nội dung, ví 
dụ việc sắp xếp vị trí bài báo, độ ngắn dài của bài, là những yếu tố phản ánh giá trị 
thông tin khác nhau, hoặc trong một bài báo thứ tự bô" trí các phần nội dung, trong 
đó phần vào đầu (đề dẫn) của bài báo bao giờ cũng đưa ra những thông tin cơ bản 
nhất, và sau đấy mới đưa tới những thông tin chi tiết. Trong báo chí trực tuyến các 
bài báo không khép kín, người sử dụng không gặp ngay trên trang nhất của website 
những thông tin quan trọng nhất. Các thông tin được phân bố trên các phạm vi 
khác nhau dưới dạng các “file” thông tin. 
Vì vậy nhà báo, phải giúp cho người truy cập trên ba phương diện trong cấu 
trúc và định hướng thông tin: thứ nhất, nhà báo phải làm rõ các phạm vi thông tin: 
Những thông tin nào là thông tin chung về một vấn đề, sự kiện? Nó liên quan đến 
những vụ việc nào? Những thông tin nào là thông tin chi tiết? Các thông tin được 
sắp xếp trong mối liên hệ như thế nào? Thứ hai, nhà báo phải làm rõ tầm quan 
trọng của nội dung: Những thông tin nào là quan trọng, những thông tin nào không 
quan trọng và chỉ nhằm thông tin phụ trợ? Thứ ba, nhà báo phải làm rõ chức năng 
của từng phần nội dung: Cái gì là nguyên nhân hoặc hậu quả của một sự kiện? Cái 
PT
IT
74 
gì chỉ đơn thuần là tin tức về sự kiện? Những phẫn nào mang tính chất bình luận 
của nhà báo? 
Trong việc xây dựng cấu trúc có 3 vấn đề đặt ra: 
• Một tài liệu thông tin trên mạng nên sấp xếp và thiết kế như thế nào? 
• Phần thông tin nên được thiết kế và bố cục tới mức nào? 
• Với phương tiện và yếu tố nào người ta có thể thiết kế các thông tin 
trên mạng? 
Việc thiết kế cấu trúc của một sản phẩm trong mạng cũng được gọi là “thiết 
kế giao diện”. Có bốn cách bố trí cãn bản, tôi ưu nhất có thể thực hiện, Sự lựa chọn 
mẫu cấu trúc nào phụ thuộc vào tính chất của dịch vụ thông tin và vào chủ đề. 
Cấu trúc tuyến tính theo thứ tự trang 
Ớ đây, người sử dụng thao tác trên một trục tới và lùi. Ưu điểm của nguyên 
lý đơn giản này là người sử dụng tiếp thu nhanh cấu trúc. Lợi ích của sự bố trí này 
chỉ dành cho những nội dung được thiết kế theo thời gian hoặc theo vần bảng chữ 
cái Latinh. Nhược điểm là không tận dụng được khả năng liên kết của Internet. 
Cấu trúc toạ độ 
Cấu trúc toạ độ -có thể thông qua tính chất hai chiều để thiết lập ngay hai 
môi quan hệ cấu trúc đồng thời. Qua cách dọc theo chiều thẳng đứng có thể trình 
bày từng sự kiện theo thứ tự thời gian, trong khi theo trật tự chiều ngang có thể 
giới thiệu các sự việc chính trị, kinh tế và xã hội thuộc một trong những sự kiện đã 
trình bày ở trục đứng. Mẫu cấu trúc này thích hợp để thiết kế nội dung có tính hệ 
thông. Tuy nhiên, người tiêu dùng phải được giải thích rõ về cấu trúc, dể họ có thể 
truy cập các thông tin có hiệu quả. 
PT
IT
75 
Cấu trúc dạng mạng 
Cấu trúc dạng mạng với sự hoà mạng theo tất cả các chiều đem lại cho người 
sử dụng sự tự do tối đa trong truy cập các trang Web. Yếu tô' “siêu liên kết" tiêu 
biểu cho Internet được khai thác tôi đa ở cấu trúc này. Tuy nhiên, sự hoà mạng 
rộng rãi và chung cho nhiều lĩnh vực cũng chính là nhược điểm của cấu trúc này. 
Sự thiếu sắp xếp các thông tin đã hạn chế việc tìm tin nhanh và vì vậy hạn chế việc 
hiểu đúng các thông tin. 
Cấu trúc theo trật tự nội dung 
Cấu trúc theo trật tự nội dung di theo hướng ưu tiên về nội dung thông tin, 
người sử dụng khái quát được nhanh về nội dung thông tin. Cấu trúc này có nhiều 
ưu điểm: người sử dụng đã quen với cấu trúc này từ báo chí in ấn. Trong một bài 
đăng trên báo người ta nhận thức nội dung từ đề mục bài qua phần dề dẫn tóm tắt 
cho tới các thông tin chi tiết, những thông tin quan trọng được lên đầu, các thông 
tin không quan trọng ở đoạn cuối. Dưới các tiêu đề lớn người ta có thể bô" trí các 
chương mục báo hoặc từng phần giới thiệu các đề tài. Cấu trúc theo trật tự nội 
dung, do thông dụng nên rất được người sử dụng ưa chuộng. 
Trong thực tiễn người ta ít khi sử dụng chỉ một trong các cấu trúc đã nêu. Đa 
sô" sử dụng hình thức hỗn hợp từ hai hay ba cấu trúc. Việc nên phân loại và hoà 
mạng các thông tin tới mức nào không có một đáp án chung được. Điều quyết định 
ở đây là người ta phân chia thông tin thành bao nhiêu lĩnh vực và có bao nhiêu khả 
năng chọn lựa trong một sản phẩm lên mạng. Theo kinh nghiệm nên tiến hành như 
sau: người sử dụng chỉ nên nhấc chuột tôi đa ba đến năm lần đã có thể tìm thấy 
thông tin mong muôn và người truy cập tốt nhất là có năm đến bảy khả năng chọn 
lựa trong tay cho một sản phẩm lên mạng. Người truy cập có càng ít kinh nghiệm 
PT
IT
76 
với Internet hoặc với một chủ đề thông tin thì người ta càng phải có trách nhiệm 
nhiều hơn đôi với họ và nên giảm khả năng chọn lựa xuống. 
Việc trình bày các thông tin trực tuyến cần phân biệt giữa nội dung thông tin 
và cấu trúc thông tin. Các yếu tố thông tin trong các tài liệu trực tuyến, về nguyên 
tắc nên ngấn hơn trên báo chí, vì việc đọc trang web trên màn hình căng thẳng hơn 
và kém tiện lợi hơn các trang báo in. 
Về thông tin cấu trúc cần quan niệm là những thông tin đem lại cho người sử 
dụng những tin tức lúc này họ đang ở đâu và làm thế nào để đến với các thông tin 
khác. Các yếu tô" điều hành cũng thuộc vào thông tin cấu trúc. Thông tin cấu trúc 
có tầm quan trọng quyết định đối với chất lượng của một tài liệu thông tin trực 
tuyến, sự rõ ràng trong cấu trúc là một trong những mục tiêu cơ bản. Nếu một 
người sử dụng lần đầu tiên “lạc đường” trong một sản phẩm trên mạng, anh ta sẽ 
tốt nhất là bất lực đầu hàng còn hơn là khăng khăng truy cập chừng nào tìm được 
thông tin mong muốn. 
Về nguyên tắc, các thông tin phân loại càng mạnh thành các “file” thông tin 
và càng hoà mạng rộng rãi, thì đốì với người sử dụng việc cần có hiểu biết toàn 
diện về những thông tin cấu trúc càng quan trọng hơn. 
Điều quan trọng là người sử dụng lúc nào cũng biết cái gì là thông tin cấu 
trúc và yếu tô" điều hành, và cái gì là nội dung thông tin đích thực. Vì vậy, những 
loại thông tin này cần tách bạch rõ ràng với nhau. Điều đó có thể thực hiện bằng 
cách định vị trên màn hình, nhưng cũng có thể bằng ký tự, bằng thiết kế đồ hoạ 
hoặc các gam màu. Ví dụ, có thể sử dụng cho thông tin cấu trúc các yếu tố ảnh 
hoặc các ký hiệu làm mã thông tin ngược với các nội dung được viết thành chữ. 
Có những khả năng nào để thể hiện thông tin cấu trúc? Tốt nhất là trên từng 
trang của sản phẩm trực tuyến có thể hiện cấu trúc đầy đủ và có thông tin người 
PT
IT
77 
truy cập đang ở vị trí nào trong cấu trúc. Trong cấu trúc theo thứ tự nội dung có thể 
là dùng sơ đồ nội dung để hướng dẫn. Nhược điểm ỗ đây là phải dùng phần lớn 
màn hình cho việc thông tin cấu trúc, nên phần diện tích màn hình để cho nội dung 
thông tin giảm đi. Giải pháp dung hoà là chỉ thề hiện những phần nội dung có kết 
nối trực tiếp với nhau. Điều quan trọng là trong bất cứ trường hợp nào trên trang 
đầu của sản phẩm trực tuyến đều phải có một sơ đồ tổng quan về toàn bộ sản phẩm 
với mọi hình thức kết nôi của nó, chứ không chỉ liệt kê các chương mục. 
Như trên báo in các thông tin trong tài liệu đưa lên mạng cũng cần được 
phân loại, dù nó là thông tin cơ bản hay thông tin chi tiết phụ hoạ. Những thông tin 
cơ bản chung, tương đương phần đề dẫn (lead) của một bài báo in, được sắp xếp 
trong từng phần chính của sản phẩm. Những thông tin này có thể là sự tóm tắt nội 
dung giúp cho người truy cập có cái nhìn khái quát về các sự kiện thông tin. Người 
truy cập có thể tuỳ theo nguyện vọng kích chuột để đọc tiếp một thông tin. Các 
thông tin chi tiết có thể được phân chia vào các phần nội dung chính khác tuỳ theo 
mục đích, theo trật tự sau: phần bình luận các sự kiện, phần mô tả nguồn gốc, xuất 
xứ, quá trình của sự kiện, v.v... Điều quan trọng là đặt tên cho phù hợp các yếu tố 
cấu thành sản phẩm hoặc các thông tin khác nhau. 
5.2. Các bước trong quy trình biên tập văn bản báo trực tuyến 
Công việc trong một ban biên tập trực tuyến rõ ràng có tính chất toàn diện 
hơn trong lĩnh vực báo ngày hoặc tạp chí. Mỗi thành viên đều hoạt động và có 
trách nhiệm đôi với toàn bộ sản phẩm. 
Với việc thực hiện dịch vụ trực tuyến trong các nhà xuất bản và trong người 
tiêu dùng, các ban biên tập sẽ lớn hơn và công tác chuyên môn hoá sẽ rất cần thiết. 
Vì công việc biên tập trực tuyến cần được thực hiện quạ khả năng thông tin 
thời sự liên tục nên nó chịu nhiều sức ép về thời gian. Nó đòi hỏi ngoài những kiến 
PT
IT
78 
thức sâu rộng và vững vàng của nhà báo là tinh thần trách nhiệm tập thể, sự linh 
hoạt và khả năng đồng đội. 
Một yêu cầu mới đốì với các nhà báo là việc ứng xử đúng đắn với người sử 
dụng. Bằng những khả năng phản hồi tiện lợi, ví dụ qua thư diện tử người sử dụng 
dễ dàng chuyển tới các Biên tập viên những cảm xúc của mình, những nguyện 
vọng hoặc những lời than phiền. Như tất cả các khách hàng xác nhận, phần lứn đều 
sử dụng khả năng này. Các nhà báo nhận được những phản hồi trực tiếp đối với 
công việc của họ nhiều hơn là đôi với các phương tiện thông dụng, trong đó ban 
biên tập thư bạn đọc thường chịu trách nhiệm trả lời bạn dọc, còn các Biên tập viên 
liên quan chỉ phải dôi thoại trong những trường hợp thật đặc biệt. Thông thường họ 
chỉ nhận dược những sự khích lệ về nội dung hoặc sự chỉ dẫn thêm về các đề tài đã 
biên tập. 
Quy trình biên tập báo trực tuyến cũng vẫn tuân thủ theo các bước cơ bản 
của các loại hình báo chí khác. Tuy nhiên, nó có những đặc thù riêng như: 
 Ví dụ Tuổi Trẻ Online: 
 Tại báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online là một bộ phận của cơ quan và người 
chịu trách nhiệm chung là ông Tảng Hữu Phong, phó tổng biên tập. Trong vai trò 
này, ông Phong chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của Tuổi Trẻ 
Online. Dưới ông Phong là một Phó tổng thư ký tòa soạn (TKTS) chịu trách nhiệm 
tổ chức nội dung cho báo trực tuyến. Trước đây, vị trí này do ông Hàng Phước 
Long, phó tổng TKTS phụ trách, nay ông Long đã chuyển sang xây dựng Tuổi Trẻ 
Mobile. 
Ngoài ra, nhân sự của Tuổi Trẻ Online gồm có: 
PT
IT
79 
2 Thư ký tòa soạn: Phụ trách các nội dung đưa lên web “4 nhân viên nhập 
liệu”. 
Tuổi Trẻ Online, không có phóng viên độc lập trực thuộc tòa báo trực tuyến, 
lai cả tin tức được thực hiện bởi các phóng viên thuộc tòa sọan báo in. Hầu hết tin 
bài trên báo in của ngày hôm sau đều được đưa lên Tuổi Trẻ Online trong tối hôm 
truớc, ngoại trừ một số bài mà họ cho là thuộc nguồn tin riêng của báo Tuổi Trẻ 
không có báo nào khác có được. 
Toàn bộ tin bài số in vào ngày hôm sau của báo Tuổi Trẻ được lưu trữ vào 
một folder quy ước. Những Biên tập viên sẽ vào đó sau 21h00 để upload tất cả 
thông tin lên Tuổi Trẻ Online. 
Tin bài trong ngày ngoài tin đưa lại trên báo in, trên Tuổi Trẻ Online còn có 
dung lượng tuơng đương báo in được làm dành riêng với phần ghi (TTO) trước 
mỗi tin. Những tin bài độc đáo do nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ sẽ được “đề dành" 
cho báo in đăng trước. Còn lại đều được xuất bản ngay trên Tuổi Trẻ Online để 
cạnh tranh với các báo trực tuyến khác. Các phóng viên phát hiện thông tin cần 
triển khai, sẽ trao đổi với Thư ký tòa soạn cả ở bộ phận báo in và báo trực tuyến. 
Những thông tin ban đầu sẽ được đưa ngay lên Tuổi Trẻ Online để thu hút sự chú ý 
của độc giả. Các phân tích, trả lời phỏng vấn, các thông tin liên quan... sẽ được 
Thư ký tòa soạn phân công tiếp cho phóng viên, Biên tập viên thực hiện để cập 
nhật liên tục lên tin đã đưa trên Tuổi Trẻ Online. Ngoài trang Tuổi Trẻ Online phổ 
biến. Tuổi Trẻ còn có Tuổi Trẻ Mobile và Truyền hình Tuổi Trẻ do tòa sọan báo 
Tuổi Trẻ quản lý, không trực thuộc Tuổi Trẻ Online. 
PT
I
80 
 Tại VnExpress, Tổng biên tập là người nắm quyền cao nhất là ông Thang 
Đức Thắng. Phía dưới là 3 Phó tổng biên tập: Phạm Hiếu, Thu Hương, Bích Liên. 
Dưới nữa là 6 thư ký tòa soạn: đây là những biên tập viên cao cấp điều hành và 
phân phối nội dung của cả tòa soạn. 
 Hiện nay, VnExpress có 120 phóng viên chính thức. Với khoảng 2/3 phóng 
viên tốt nghiệp bằng báo chí. Đội ngũ phóng viên VnExpress được phân bố khắp 
cả nước. PT
IT
81 
Mô hình hội tụ của VnExpress 
Lượng tin bài do phóng viên của VnExpress sản xuất chiếm 90% số lượng 
tin bài của báo trực tuyến này. Cùng với đó là đội ngũ cộng tác viên đông đảo ở 
khắp các vùng miền trên cả nước tham gia gửi tin bài về tòa soạn bằng email. 
Chiếm khoảng 5% tin bài. Tuy nhiên, lượng tin bài này có chất lượng chưa cao và 
cần phải biên tập rất nhiều mới có thể đẩy lên được. 
 Tin bài trong tuần được phóng viên trực tiếp đề xuất trong các buổi họp ban 
đầu tuần hoặc do ban thứ ký hoặc trưởng ban đề xuất và giao xuống. Hay các tin 
tức thời sự mới hoặc phản ánh của độc giả cũng là nguồn đề tài cho phóng viên. 
 Trong quá trình sản xuất tin bài, phóng viên tiếp cận thông tin, thực hiện tác 
nghiệp sau đó viết bài hoàn chỉnh trên hệ thống của tòa soạn. Bài được đẩy lên 
nằm ở chế độ chờ. Cho đến khi lên trang cần phải trải qua ba cấp: ban biên tập – 
ban thư ký – tổng biên tập. Tuy nhiên, đối với những tin bài không mang tính chất 
nhạy cảm và quan trọng như tin văn hóa, giải trí thì chỉ cần ban biên tập hoặc ban 
thư ký duyệt là có thể lên trang. Tít bài hoàn toàn do phóng viên đặt. 
PT
IT
82 
PT
IT
83 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tập bài giảng môn “Biên tập văn bản báo chí” của giảng viên (Phòng Tư 
liệu Khoa Báo chí). 
2. Hoàng Anh, Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí, Nxb Lao động, 
Hà Nội, 2003. (Phòng đọc tự chọn, Thư viện Quốc gia Hà Nội, số 6 Tràng 
Thi, HN). 
3. Claudia Mast, Truyền thông đại chúng - Công tác biên tập, Nxb Thông tấn, 
Hà Nội, 2003. (Phòng đọc tự chọn, Thư viện Quốc gia Hà Nội, số 6 Tràng 
Thi, HN). 
4. Michel Voirol, Hướng dẫn cách biên tập, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2002. 
(Phòng đọc tự chọn, Thư viện Quốc gia Hà Nội, số 6 Tràng Thi, HN). 
5. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004. (Phòng Tư 
liệu Khoa Báo chí). 
6. Ngọc Trân, Khám phá nghề biên tập, Nxb Trẻ, 2013. 
7. Dương Xuân Sơn, Trịnh Đình Thắng, Phương pháp biên tập sách báo, Nxb 
Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995. (Phòng Tư liệu Khoa Báo chí). 
8. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang, Câu sai và câu mơ hồ, Nxb Giáo 
dục, Hà Nội, 1992. (Do giảng viên cung cấp). 
9. Lô – íc – éc – vu – ê, Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 
1999. (Phòng Tư liệu Khoa Báo chí). 
PT
I
84 
10. www.nghebao.com (truy cập mạng Internet). 
11. www.hocbao.com (truy cập mạng Internet). 
PT
IT

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bien_tap_van_ban_bao_chi_phan_2_vu_tien_thanh.pdf