Bài giảng Chương trình dịch - Bài 6: Phân tích cú pháp - Trương Xuân Nam

Nội dung

1. Vai trò của bộ phân tích cú pháp (PTCP)

2. Nhiệm vụ của PTCP

3. Các mục tiêu của PTCP

4. Đầu vào và đầu ra của PTCP

5. Các bước xây dựng bộ PTCP

6. Bài tập và thảo luận

pdf 22 trang yennguyen 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chương trình dịch - Bài 6: Phân tích cú pháp - Trương Xuân Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chương trình dịch - Bài 6: Phân tích cú pháp - Trương Xuân Nam

Bài giảng Chương trình dịch - Bài 6: Phân tích cú pháp - Trương Xuân Nam
CHƯƠNG TRÌNH DỊCH
Bài 6: Phân tích cú pháp
Nội dung
1. Vai trò của bộ phân tích cú pháp (PTCP)
2. Nhiệm vụ của PTCP
3. Các mục tiêu của PTCP
4. Đầu vào và đầu ra của PTCP
5. Các bước xây dựng bộ PTCP
6. Bài tập và thảo luận
TRƯƠNG XUÂN NAM 2
Vai trò của bộ phân tích cú 
pháp (PTCP)
Phần 1
TRƯƠNG XUÂN NAM 3
Cấu trúc một chương trình dịch
Phân tích từ vựng
Phân tích cú pháp
Phân tích ngữ nghĩa
Sinh mã trung gian
Tối ưu mã trung gian
Sinh mã đích
Mã nguồn
Mã đích
Bộ quản lý 
kí hiệu
Phân tích
Tổng hợp
TRƯƠNG XUÂN NAM 4
Vai trò của bộ phân tích cú pháp
 Phân tích cú pháp là pha thứ hai của trình dịch
 Bộ PTCP nhận dữ liệu đầu vào là dãy các từ tố 
(cùng với các thông tin kèm theo), dựa theo các luật 
văn phạm của ngôn ngữ, xây dựng cây cú pháp 
(syntax tree) của chuỗi vào
 PTCP làm việc chặt chẽ với PTTV và thường có thể bắt 
đầu thực hiện công việc ngay khi PTTV mới có những 
kết quả ban đầu (không cần đợi PTTV kết thúc)
 Đối với một số ngôn ngữ đơn giản, thiết kế trình dịch 
còn đi xa hơn bằng cách ghép PTTV và PTCP thành một 
module duy nhất (dịch trực tiếp văn bản)
TRƯƠNG XUÂN NAM 5
Vai trò của bộ phân tích cú pháp
 PTCP cung cấp dữ liệu cho bộ phân tích ngữ nghĩa
 Làm việc độc lập với bộ PTNN
 Chỉ trả về kết quả cho phân tích ngữ nghĩa sau khi đã 
hoàn thành đầy đủ (hoặc tương đối đầy đủ) việc tạo cây 
cú pháp
 Ngoài ra PTCP cũng cung cấp dữ liệu về lỗi và gợi 
ý sửa lỗi cho bộ soạn thảo
TRƯƠNG XUÂN NAM 6
Vai trò của bộ phân tích cú pháp
 Trái với bộ PTTV, thường được “đính kèm” nhiều 
nhiệm vụ khác, thiết kế bộ PTCP thường chỉ nhắm 
tới nhiệm vụ duy nhất là dựng cây cú pháp
 Lý do chính là việc xây bộ PTCP hiệu quả khá phức tạp
 Tuy PTCP trả về kết quả cho PTNN, nhưng trong 
một số thiết kế, chính bộ PTCP sẽ quyết định khi 
nào thực hiện phân tích ngữ nghĩa dựa trên các điều 
kiện khởi động (trigger)
 Chẳng hạn: sau khi kết thúc khai báo một class (trong 
ngôn ngữ C++) thì có thể tiến hành luôn việc phân tích 
ngữ nghĩa của class đó
TRƯƠNG XUÂN NAM 7
Nhiệm vụ của phân tích cú 
pháp
Phần 2
TRƯƠNG XUÂN NAM 8
Nhiệm vụ của phân tích cú pháp
 PTCP đảm nhiệm nhiệm vụ phức tạp nhất của trình 
dịch, đó là kiểm tra lỗi cú pháp của chuỗi vào (vốn 
có thể làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa của input)
 Các nhiệm vụ chính (nhất thiết phải có để đảm bảo 
hoạt động của chương trình dịch):
 Xây dựng cây cú pháp cho chuỗi vào
 Thực hiện một số thao tác ngữ nghĩa phục vụ cho việc 
phân tích tiếp theo
 Phát hiện các lỗi về văn phạm và lựa chọn phương pháp 
xử lý phù hợp
• Xử lý lỗi để tiếp tục thực hiện việc phân tích
• Đưa ra các gợi ý sửa lỗi cho mã nguồn
TRƯƠNG XUÂN NAM 9
Các mục tiêu của phân tích cú 
pháp
Phần 3
TRƯƠNG XUÂN NAM 10
Các mục tiêu của PTCP
 Chính xác: đây là mục tiêu quan trọng nhất, kết 
quả phân tích cần trả về chính xác cây phân tích
 Tốc độ: khó xây dựng các bộ PTCP tuyến tính theo 
độ dài của chuỗi vào (ngoại trừ ngôn ngữ đầu vào 
có văn phạm quá đơn giản), nhưng bộ PTCP cần 
hoạt động đủ nhanh (nên cận tuyến tính)
 Chịu lỗi: bộ PTCP cần có khả năng chịu lỗi và có 
chiến lược khắc phục lỗi phù hợp
 Hiệu quả về bộ nhớ: bộ PTCP cần sử dụng bộ nhớ 
một cách hiệu quả (do việc phải lưu trữ toàn bộ cây 
phân tích cho mã nguồn)
TRƯƠNG XUÂN NAM 11
Đầu vào và đầu ra của phân 
tích cú pháp
Phần 4
TRƯƠNG XUÂN NAM 12
Ví dụ về phân tích cú pháp
if (b == 0) a = b;
Scanner
if ( b == 0 ) a = b ;
Parser
if
== =
b 0 a b
Cây phân tích rút ngọn
TRƯƠNG XUÂN NAM 13
Ví dụ về phân tích cú pháp
PTCP có thể áp dụng với ngôn ngữ tự nhiên, nhưng:
 Ngôn ngữ tự nhiên có luật ngữ pháp phức tạp
 Ngôn ngữ tự nhiên có yếu tố ngữ cảnh
 Ngôn ngữ tự nhiên có nhiều lỗi (trong thực tế sử dụng)
sentence
subject verb indirect obj object
I gave him
noun phrase
article noun
bookthe
“I gave him the book”
TRƯƠNG XUÂN NAM 14
Đầu vào của bộ PTCP
 Đầu vào của bộ PTCP là dãy các từ vựng đã được 
xác định chi tiết về từ loại
 Bộ PTCP thường cần quan sát nhiều hơn 1 kí hiệu 
đầu vào để ra quyết định dựng cây phân tích
Input (dãy từ vựng)
Bộ PTCP
Output (cây phân tích)
Quy tắc ngữ
pháp (bảng 
phương án)
TRƯƠNG XUÂN NAM 15
Đầu ra của bộ PTCP
 Đầu ra của bộ PTCP là đầu vào của bộ PTNN, 
thường thì chỉ có thể hiểu đúng ngữ nghĩa khi đã 
xác định đầy đủ cấu trúc của câu, vì thế bộ PTCP 
thường trả về cây phân tích đầy đủ cho bộ PTNN
 Cây phân tích thường có các thành phần sau:
 Cấu trúc cây (có nhiều lựa chọn kiểu cấu trúc dữ liệu)
 Cấu trúc một nút cây:
• Kí hiệu ở nút hiện tại
• Từ vựng liên quan (nếu là nút lá)
• Danh sách các nút con
• Thông tin bổ sung, phục vụ cho việc phân tích tiếp theo
TRƯƠNG XUÂN NAM 16
Các bước xây dựng bộ phân 
tích cú pháp
Phần 5
TRƯƠNG XUÂN NAM 17
Các bước xây dựng bộ PTCP
 Mô tả các luật văn phạm của ngôn ngữ nguồn
 Các mô tả này ban đầu có thể ở dạng ngôn ngữ tự nhiên
 Đặc tả ý nghĩa các kí hiệu không kết thúc (non-terminal)
 Chuyển thành các luật văn phạm ở dạng chặt chẽ
 Phân tích bộ văn phạm để lựa chọn phương pháp 
phân tích cú pháp phù hợp nhất
 Văn phạm có nhập nhằng hay không?
 Văn phạm có đệ quy trái hay không?
 Văn phạm có sự mơ hồ hay không?
 Văn phạm có độ phức tạp ở mức độ nào?
TRƯƠNG XUÂN NAM 18
Các bước xây dựng bộ PTCP
 Lựa chọn phương pháp phân tích cú pháp phù hợp
 Xây dựng bộ PTCP trực tiếp (dành cho các ngôn ngữ có 
độ phức tạp đơn giản)
 Xây dựng bộ PTCP 2 bước
• Dựa trên văn phạm đầu vào, xây dựng automat đoán nhận
• Sử dụng automat để xử lý dãy từ tố từ PTTV
 Xây dựng bộ PTCP vạn năng: trường hợp văn phạm quá 
phức tạp, có thể sử dụng các phương pháp phân tích vạn 
năng để xây dựng bộ PTCP
 Lựa chọn cách xử lý trong tình huống lỗi cú pháp, 
sinh các gợi ý sửa lỗi và các tình huống cần phải tổ 
hợp ngữ nghĩa
TRƯƠNG XUÂN NAM 19
Bài tập và thảo luận
Phần 6
TRƯƠNG XUÂN NAM 20
Thảo luận
1. Có thể sử dụng biểu thức chính quy và automat hữu 
hạn để thực hiện việc mô tả ngôn ngữ và dựng cây 
phân tích được hay không?
 Chỉ ra một vấn đề đơn giản nhất thường gặp trong các ngôn 
ngữ lập trình và không thể giải quyết bằng automat hữu hạn
2. Lựa chọn cấu trúc dữ liệu phù hợp cho:
 Kết quả trả về của bộ PTCP (cây phân tích)
 Lưu trữ các luật văn phạm
 Cấu trúc của nút lá
3. Thiết kế prototype cho máy PTCP
 Viết mã minh họa hoạt động của prototype trên
TRƯƠNG XUÂN NAM 21
Bài tập
1. Cho biểu thức số học gồm các số nguyên, phép toán và 
các cặp ngoặc. Ngôn ngữ L được xây dựng bằng cách 
xóa các thành phần của biểu thức chỉ giữ lại các ngoặc 
(đóng ngoặc và mở ngoặc)
 Hãy xây dựng văn phạm mô tả ngôn ngữ L
 Ngôn ngữ L có những đặc điểm gì?
 *Có bao nhiều chuỗi w có độ dài 20 thuộc L?
2. Viết bộ luật văn phạm câu tiếng Việt mô tả đồ vật
 Vẽ cây cú pháp của câu “quyển vở đó màu xanh nhạt”
 Vẽ cây cú pháp của câu “quyển sách to đó màu xanh”
TRƯƠNG XUÂN NAM 22

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_chuong_trinh_dich_bai_6_phan_tich_cu_phap_truong_x.pdf