Bài giảng Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ (Phần 2)

PHẦN IV

MỘT SỐ LUẬT ĐIỀU TIẾT THƢƠNG MẠI

Hoa Kỳ có khá nhiều luật và điều luật điều tiết thương mại.

Đáng chú ý là Luật chống bán phá giá, Luật chống trợ giá, Điều

201 Luật thương mại năm 1974 về các hành động tự vệ, Điều 337

Luật thuế quan năm 1930 về chống cạnh tranh không công bằng và

vi phạm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, Điều 301 Luật Thương mại

năm 1974 về tiếp cận thị trường và một số điều luật khác.

1. Mục đích của điều tiết thƣơng mại

Trên danh nghĩa, mục đích của tất cả các luật điều tiết thương

mại của Hoa Kỳ là nhằm chống lại sự cạnh tranh không công bằng

của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên

thực tế, tất cả những luật này được soạn thảo và thông qua dưới sức

ép của các doanh nghiệp trong nước vì lợi ích của họ, nhằm hạn

chế cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tại thị trường Hoa Kỳ để

bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

Điều tiết thương mại đã trở thành công cụ để các công ty Hoa

Kỳ sử dụng thường xuyên phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh

của mình. Ở nhiều nước khác, các công ty thường ít chú ý tới các

thủ tục pháp lý. Trái lại, ở Hoa Kỳ, các công ty thường coi các thủ

tục pháp lý là một công cụ cạnh tranh. Ở Hoa Kỳ, đứng đầu bộ

phận pháp lý (General Counsel) là một chức vụ quan trọng trong

công ty và người nắm giữ chức vụ này rất dễ được đề bạt lên làm

tổng giám đốc điều hành. Hầu hết các trường dạy về kinh doanh ở

Hoa Kỳ đều yêu cầu học sinh học thạc sĩ quản trị kinh doanh

(MBA) phải học một môn bắt buộc là quan hệ giữa chính phủ và

doanh nghiệp. Học sinh được dạy các tình huống cho thấy các thủ

tục pháp lý, kể cả các trường hợp điều tiết thương mại như là chống

bán phá giá, có thể được sử dụng làm vũ khí cạnh tranh như thế135

nào. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi các công ty Hoa Kỳ nằm

trong số những doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất các luật điều tiết

thương mại.

pdf 131 trang yennguyen 3940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ (Phần 2)

Bài giảng Giới thiệu thị trường Hoa Kỳ (Phần 2)
 134 
PHẦN IV 
MỘT SỐ LUẬT ĐIỀU TIẾT THƢƠNG MẠI 
Hoa Kỳ có khá nhiều luật và điều luật điều tiết thương mại. 
Đáng chú ý là Luật chống bán phá giá, Luật chống trợ giá, Điều 
201 Luật thương mại năm 1974 về các hành động tự vệ, Điều 337 
Luật thuế quan năm 1930 về chống cạnh tranh không công bằng và 
vi phạm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ, Điều 301 Luật Thương mại 
năm 1974 về tiếp cận thị trường và một số điều luật khác. 
1. Mục đích của điều tiết thƣơng mại 
Trên danh nghĩa, mục đích của tất cả các luật điều tiết thương 
mại của Hoa Kỳ là nhằm chống lại sự cạnh tranh không công bằng 
của hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên 
thực tế, tất cả những luật này được soạn thảo và thông qua dưới sức 
ép của các doanh nghiệp trong nước vì lợi ích của họ, nhằm hạn 
chế cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài tại thị trường Hoa Kỳ để 
bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. 
Điều tiết thương mại đã trở thành công cụ để các công ty Hoa 
Kỳ sử dụng thường xuyên phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh 
của mình. Ở nhiều nước khác, các công ty thường ít chú ý tới các 
thủ tục pháp lý. Trái lại, ở Hoa Kỳ, các công ty thường coi các thủ 
tục pháp lý là một công cụ cạnh tranh. Ở Hoa Kỳ, đứng đầu bộ 
phận pháp lý (General Counsel) là một chức vụ quan trọng trong 
công ty và người nắm giữ chức vụ này rất dễ được đề bạt lên làm 
tổng giám đốc điều hành. Hầu hết các trường dạy về kinh doanh ở 
Hoa Kỳ đều yêu cầu học sinh học thạc sĩ quản trị kinh doanh 
(MBA) phải học một môn bắt buộc là quan hệ giữa chính phủ và 
doanh nghiệp. Học sinh được dạy các tình huống cho thấy các thủ 
tục pháp lý, kể cả các trường hợp điều tiết thương mại như là chống 
bán phá giá, có thể được sử dụng làm vũ khí cạnh tranh như thế 
 135 
nào. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi các công ty Hoa Kỳ nằm 
trong số những doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất các luật điều tiết 
thương mại. 
2. Mức độ sử dụng các luật điều tiết thƣơng mại 
2.1. Luật Chống bán phá giá và Luật Chống trợ giá 
Trong số những luật và điều luật điều tiết thương mại kể trên, 
Luật Chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, tiếp theo là 
Luật Chống trợ giá. Lý do chính mà các công ty Hoa Kỳ sử dụng 
nhiều luật chống bán phá giá hơn luật chống trợ giá là các vụ điều 
tra theo luật chống bán phá giá thường dẫn đến mức thuế cao hơn. 
Theo thống kê của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ 
(USITC), trong giai đoạn từ 01 tháng 01 năm 1980 đến 31 tháng 12 
năm 2001, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra 910 vụ kiện bán phá giá 
vào nước này, trung bình 41 vụ/năm, trong đó đã áp thuế chống bán 
phá giá đối với 399 vụ. Cũng trong thời gian này, có 340 vụ được 
điều tra theo Luật chống trợ giá, trung bình 15 vụ/năm, trong đó 
153 vụ bị áp thuế chống trợ giá. Số lượng các vụ kiện bán phá giá 
hoặc trợ giá tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế của Hoa 
Kỳ. Khi kinh tế Hoa Kỳ mạnh, ngành công nghiệp trong nước 
thường khó chứng minh bị thiệt hại vật chất - một điều kiện để 
thắng kiện; do vậy, họ ít kiện hơn. Ngược lại, khi kinh tế yếu, số vụ 
kiện đòi điều tiết thương mại thường tăng lên. 
Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU và các nước 
OECD khác là mục tiêu thường xuyên của các vụ kiện đòi điều 
tiết thương mại, còn có rất nhiều vụ kiện chống bán phá giá và 
chống trợ giá chống lại các nước đang phát triển. Cũng theo thống 
kê của USITC, trong giai đoạn 1980 - 1999, có 58 nước và vùng 
lãnh thổ đang phát triển đã phải chịu hai loại thuế này, trong đó 
 136 
Braxin đứng đầu danh sách với 45 vụ chịu thuế chống phá giá và 
33 vụ chịu thuế chống trợ giá. Tiếp theo là Trung Quốc với 70 vụ 
chịu thuế chống bán phá giá và 4 vụ chịu thuế chống trợ giá. Đài 
Loan, Mexico, Ấn Độ, Venêzuêla, Achentina, Thái Lan, Nga, 
Nam Phi cũng là những nước và vùng lãnh thổ phải chịu nhiều vụ 
áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ giá. Việt Nam tuy 
mới có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ từ năm 2002, song đến 
nay đã có hai vụ phải chịu thuế chống bán phá giá gồm cá Tra và 
cá Basa, tôm đông lạnh và đóng hộp. 
Điều 201: Các hành động tự vệ ít được sử dụng hơn nhiều. 
Do đòi hỏi về các tiêu chuẩn pháp lý để có thể áp dụng các hành 
động tự vệ cao hơn so với trong các trường hợp chống bán phá giá, 
các ngành công nghiệp trong nước thường kiện bán phá giá nhiều 
hơn. Ngoài ra, kể cả trong trường hợp đáp ứng được các tiêu chuẩn 
pháp lý khắt khe, Tổng thống vẫn có quyền từ chối áp dụng các 
hành động tự vệ được khuyến nghị và trong hầu hết các trường hợp 
Tổng thống thường từ chối. Do vậy, trong khoảng thời gian từ năm 
1974 đến năm 2000, Hoa Kỳ chỉ điều tra khoảng 70 vụ theo Điều 
luật 201. Trong số này, có khoảng một nửa số vụ USITC không tìm 
ra thiệt hại vật chất và khoảng một nửa trong số những trường hợp 
kết luận bị thiệt hại vật chất bị Tổng thống từ chối áp dụng các biện 
pháp tự vệ do USITC khuyến nghị. Do vậy, chỉ khoảng 20% tổng 
số vụ điều tra theo điều luật này dẫn đến hạn chế nhập khẩu. 
Điều 337: Điều này được sử dụng thường xuyên hơn Điều 
201. Theo thống kê của USITC, tính đến 01 tháng 8 năm 2001 đã 
có 460 vụ điều tra theo Điều 337. Các vụ điều tra theo điều luật này 
thường dẫn đến kết quả buộc các công ty vi phạm phải ký hợp đồng 
lixăng đối với tài sản trí tuệ liên quan; do vậy, ít phải sử dụng đến 
biện pháp hạn chế nhập khẩu. 
 137 
14
35
46
38
69
83
16
42
24
35
66
84
37
51
14
21
15
36
46
45
77
0 20 40 60 80 100
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số vụ kiện chống phá giá 
giai đoạn 1980-2001
4
5
13
20
12
26
53
12
24
14
19
16
42
16
24
9
7
9
19
20
30
0 20 40 60
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Số vụ áp thuế chống phá 
giá giai đoạn 1980-2001
 138 
11
60
19
37
37
28
8
17
7
7
11
22
5
7
2
1
6
11
10
7
18
0 20 40 60 80
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Khởi kiện chống trợ cấp 
giai đoạn 1980-2001
3
11
15
12
18
13
14
7
6
2
2
4
16
1
2
2
0
1
6
6
6
0 5 10 15 20
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Lệnh áp dụng thuế chống 
trợ cấp giai đoạn 1980-2001
 139 
Điều 301: Điều này cũng thường được sử dụng, với hơn 120 
vụ điều tra trong thời gian kể từ khi điều luật này được ban hành 
đến cuối năm 2001. Ít vụ điều tra này dẫn đến trừng phạt hạn chế 
nhập khẩu thực sự. Trước quyết định của WTO năm 2000, tuyên bố 
các biện pháp trừng phạt theo Điều 301 không phù hợp với những 
qui định của WTO, Hoa Kỳ thực sự đã đe dọa hoặc đã áp đặt các 
biện pháp trừng phạt trong một số trường hợp. Có một vụ điều tra 
gây xôn xao dư luận liên quan đến ô tô hạng sang nhập khẩu từ 
Nhật Bản, trong đó Hoa Kỳ đã đe dọa áp thuế 100%. Tuy nhiên, vụ 
này đã được hai bên dàn xếp trước khi Luật thuế có hiệu lực. Một 
vụ khác liên quan đến bán dẫn của Nhật Bản dẫn đến áp thuế 100% 
đối với máy tính nhập từ Nhật Bản trong mấy năm. Mặc dù những 
vụ điều tra theo điều luật này chủ yếu nhằm vào các nước EU, Nhật 
Bản và các nước phát triển khác, nhưng cũng có trên 45 vụ liên 
quan đến nhiều nước đang phát triển. 
Duới đây, chúng tôi xin giới thiệu chi tiết hơn về Luật chống 
phá giá và Luật chống trợ giá là hai luật được sử dụng nhiều nhất 
để điều tiết thương mại tại Hoa Kỳ. 
 Sơ lược về Luật thuế chống trợ giá (CVD) 
Mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh 
không bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài được chính phủ 
nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Do vậy, mức thuế chống 
trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá. Luật của Hoa Kỳ cũng 
như qui định của WTO cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ 
áp dụng luật chống trợ giá như một số trợ cấp nghiên cứu và phát 
triển, một số trợ cấp cho những vùng khó khăn, một số trợ cấp bảo 
vệ môi trường... WTO gọi những loại trợ cấp được phép này là “trợ 
cấp đèn xanh”. 
Thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) 
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định sản phẩm nước 
 140 
ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳ được trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp 
cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ 
xuất xứ. Trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất các yếu tố 
đầu vào của sản phẩm cũng là đối tượng điều tra theo luật này 
(thường gọi là trợ giá ngược chiều) và (2) USITC phải xác định 
hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa 
gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp 
tương tự tại Hoa Kỳ. “Thiệt hại vật chất” được định nghĩa trong 
luật không phải là những thiệt hại vụn vặt, vô hình, hoặc không 
quan trọng. 
Việc điều tra theo luật chống trợ giá thường được tiến hành 
khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình 
lên DOC và USITC. Tuy nhiên, DOC có thể tự khởi xướng và 
tiến hành điều tra theo luật chống trợ giá, không cần phải có đơn 
kiện của ngành công nghiệp trong nước nếu DOC thấy có lý do 
chính đáng. 
Sơ lược về Luật thuế chống phá giá (AD) 
Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn Luật thuế 
chống trợ giá. Thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập 
khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” 
vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị 
thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất 
khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ 
hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp. 
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) 
DOC phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá hoặc 
có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ và (2) USITC phải 
xác định hàng nhập khẩu được bán phá giá đang gây thiệt hại vật 
chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình thành 
ngành công nghiệp týõng tự tại Hoa Kỳ. 
 141 
Cũng giống như trường hợp luật thuế chống trợ giá, các thủ 
tục điều tra về bán phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện 
của một ngành công nghiệp hoặc do DOC tự khởi xướng. 
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh 
lệch giữa “giá trị thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. 
DOC sẽ xác định giá trị thông thường của hàng nhập khẩu bằng 
một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là: 
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa, 
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba, 
(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản 
xuất cộng với các khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng và các 
chi phí hành chính khác như đóng gói. 
“Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính 
biên phá giá khi giá bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang 
nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất hoặc hàng hóa đang bị điều 
tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang nước 
thứ ba. 
Nếu từ hai nước trở lên bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật 
yêu cầu USITC đánh giá lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các 
hàng nhập khẩu tương tự từ các nước bị kiện nếu chúng cạnh tranh 
với nhau và với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ trên thị trường Hoa 
Kỳ. Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là 
không đáng kể (thường được xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị 
nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra), việc điều tra nước đó sẽ được 
dừng lại. Cũng có những quy định miễn trừ áp dụng những quy tắc 
lũy tích ví dụ như việc áp dụng đối với các nước được hưởng ưu 
đãi của Sáng kiến Lòng chảo Caribê (CBI) và đối với Ixaren. 
Luật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa 
Kỳ được khiếu nại về bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công 
 142 
nghiệp của Hoa Kỳ có thể đệ trình đơn khiếu nại lên USTR, trong 
đó phải giải thích tại sao việc bán phá giá ở nước thứ 3 lại gây thiệt 
hại cho các công ty của Hoa Kỳ và yêu cầu cơ quan này bảo vệ 
những quyền lợi của Hoa Kỳ theo quy định của WTO. Nếu USTR 
thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ trình yêu cầu lên các cơ quan có thẩm 
quyền ở nước thứ ba đòi nước này phải thay mặt Hoa Kỳ tiến hành 
các biện pháp chống bán phá giá. DOC và USITC có trách nhiệm 
hỗ trợ USTR chuẩn bị nội dung yêu cầu. 
Tương tự, theo Hiệp định Chống Phá giá trong khuôn khổ 
Vòng đàm phán Uruguay, chính phủ một nước thành viên WTO có 
thể đệ trình đơn kiến nghị với USTR yêu cầu mở một cuộc điều tra 
chống bán phá giá đối với một sản phẩm nhập khẩu vào thị trường 
Hoa Kỳ từ một nước thứ ba. 
+ Đối với các nền kinh tế phi thị trƣờng (NME) 
DOC quan niệm sự can thiệp của chính phủ ở những nước có 
nền kinh tế phi thị trường đã làm các số liệu về chi phí sản xuất và 
giá cả không phản ánh đúng giá trị thông thường của sản phẩm. Do 
vậy, đối với những vụ kiện bán phá giá liên quan đến các công ty ở 
những nước này, DOC không sử dụng phương pháp so sánh giá-
với-giá hoặc giá trị tính toán để xác định giá trị thông thường của 
sản phẩm. Thay vào đó, DOC sử dụng một phương pháp hoàn toàn 
khác gọi là phương pháp “Các yếu tố sản xuất” để “xây dựng” giá 
trị thông thường của sản phẩm. 
Tiêu chí xác định qui chế kinh tế 
Khi xem xét để quyết định kinh tế của nước bị kiện là kinh tế 
thị trường hay phi thị trường, DOC căn cứ vào 6 tiêu chí sau đây: 
(1) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền; 
(2) Mức độ lương dựa trên cơ sơ thị trường; 
 143 
(3) Mức độ cho phép đầu tư nước ngoài ở nước bị kiện; 
(4) Mức độ chính phủ sử hữu và khống chế tư liệu sản xuất; 
(5) Mức độ chính phủ quản lý về giá và phân bổ các nguồn 
lực; và 
(6) Các yếu tố thích hợp khác. 
Hiện nay, Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị 
trường. Lý do Hoa Kỳ đưa ra để giải thích cho quyết định này là 
mặc dù Việt Nam đã có những bước mở cửa thị trường đáng kể và 
cho phép có giới hạn qui luật cung cầu tác động tới sự phát triển 
kinh tế, song mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vẫn 
còn ở mức làm cho giá cả và chi phí sản xuất không phải là thước 
đo thực sự đối với giá trị. Qui chế kinh tế này sẽ tiếp tục tồn tại và 
sẽ được áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá mới và các đợt 
xem xét lại hàng năm cho đến khi có quyết định thay đổi của DOC. 
Ngoài Việt Nam, một số nước khác cũng còn bị Hoa Kỳ coi 
là có nền kinh tế phi thị trường, trong đó có Trung Quốc. Theo thỏa 
thuận song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về việc Trung 
Quốc gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục bị coi là phi 
thị trường trong các vụ kiện bán phá giá và chống trợ giá hàng nhập 
khẩu từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ cho tới năm 2016. 
Giá trị thông thường trong trường hợp NME 
Đối với trường hợp kinh tế phi thị trường, các nhà sản xuất 
hàng hóa bị điều tra phải cung cấp các thông tin và số liệu về loại 
và số lượng/khối lượng của các yếu tố đầu vào của sản xuất 
(nguyên liệu, lao động, nhiên liệu, các chi phí vốn và các chi phí 
cần thiết khác) thông qua trả lời các câu hỏi phần D. DOC “xây 
dựng” chi phí sản xuất trực tiếp của một đơn vị sản phẩm bằng 
cách nhân số/khối lượng của các yếu tố đầu vào do bị đơn cung cấp 
 144 
với giá của các yếu tố đầu vào này ở nước thay ... ợc phép giới hạn trách nhiệm đối với chủ công ty, giám 
đốc và cán bộ quản lý; 
 Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở lãi tịnh với thuế 
suất thường thấp hơn thuế thu nhập cá nhân; 
 Quyết toán tài chính theo năm tài chính; Lỗ của công ty có 
thể được chuyển sang các năm sau để tính thuế; 
 Có thể giữ lại một phần thu nhập để tái đầu tư phát triển; 
 Được phép tính chi phí thuế an sinh xã hội và các phúc lợi 
khác cho chủ và nhân viên vào chi phí kinh doanh của công ty. 
Những đặc điểm chủ yếu của công ty cổ phần nhỏ: 
 Bị hạn chế số lượng cổ đông và cổ đông phải là công dân 
Hoa Kỳ; 
 Cổ đông và giám đốc phải là các cá nhân chứ không thể là 
pháp nhân; 
 Được giới hạn trách nhiệm như công ty cổ phần bình thường; 
 Công ty không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ 
của công ty chia cho chủ công ty được tính vào thu nhập của những 
người này để nộp thuế thu nhập cá nhân (chủ doanh nghiệp tránh bị 
đánh thuế hai lần gồm thuế lãi cổ phần và thuế thu nhập cá nhân); 
 Quyết toán tài chính theo năm lịch; 
Công ty cổ phần nhỏ có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn đối 
với các trường hợp: (1) Công ty có một chủ sở hữu là cá nhân; 
(2) Công ty dự kiến lỗ trong những năm đầu hoạt động và chủ 
công ty có thu nhập thường xuyên có thể trừ lỗ của công ty vào 
đó; (3) Công ty không có ý định dùng lãi kinh doanh để tái đầu 
tư phát triển. 
 255 
Tên của doanh nghiệp thuộc loại hình công ty cổ phần phải 
có chữ cuối cùng là: Corporation, Company, Incorporated, Limited, 
Syndicate, Union, Society, Club, Foundation, Fund, Institute, 
Asociation; hoặc sử dụng một trong những từ viết tắt là: Co., Corp., 
Inc., hoặc Ltd.. 
Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company) 
Công ty trách nhiệm hữu hạn là sự kết hợp giữa loại hình 
doanh nghiệp công ty cổ phần và doanh nghiệp hợp danh. Công ty 
trách nhiệm hữu hạn đã trở thành loại hình doanh nghiệp hết sức 
phổ biến trong những năm gần đây ở Hoa Kỳ. Giống như công ty 
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn tồn tại độc lập với chủ sở 
hữu về mặt pháp lý; Chủ sở hữu và cán bộ quản lý không phải chịu 
trách nhiệm cá nhân về nợ và các nghĩa vụ của công ty. Cũng giống 
như doanh nghiệp hợp danh hoặc công ty cổ phần nhỏ, công ty 
trách nhiệm hữu hạn không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà lãi 
hoặc lỗ của công ty chia cho chủ sở hữu được tính vào thu nhập của 
những người này để nộp thuế thu nhập cá nhân. 
Tên của công ty trách nhiệm hữu hạn phải có chữ cuối cùng 
là: LLC., L.L.C., hoặc Limited Liability Company. 
Loại hình doanh nghiệp phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam 
tại Hoa Kỳ 
Từ những đặc điểm và qui định của pháp luật Hoa Kỳ đối với 
các loại hình doanh nghiệp như đã nêu ở trên, ta có thể thấy doanh 
nghiệp cổ phần bình thường là loại hình phù hợp nhất đối với các 
doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập công ty chi nhánh ở Hoa 
Kỳ. Hơn nữa, pháp luật Hoa Kỳ qui định doanh nghiệp cổ phần 
bình thường nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hoa Kỳ; do vậy, 
các cơ quan đăng ký kinh doanh ở Hoa Kỳ cũng khuyến khích các 
doanh nghiệp nước ngoài thành lập loại hình doanh nghiệp này tại 
Hoa Kỳ. 
 256 
Thành lập doanh nghiệp và triển khai hoạt động 
Thủ tục và giấy tờ thành lập doanh nghiệp ở mỗi bang khác 
nhau, song nói chung đều đơn giản và nhanh chóng. Cơ quan chịu 
trách nhiệm đăng ký kinh doanh ở các bang cũng khác nhau, có thể 
là sở thương mại hoặc văn phòng phát triển doanh nghiệp..., hoặc 
thậm chí được phân cấp cho quận. Trang web của cơ quan đăng ký 
kinh doanh các bang hoặc quận cung cấp đầy đủ các thông tin và 
hướng dẫn tỉ mỉ các thủ tục đăng ký kinh doanh. 
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành lập doanh nghiệp tại 
Hoa Kỳ có thể nộp đơn trực tiếp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. 
Việc đăng ký này cũng có thể tiến hành trên mạng Internet. Phí 
đăng ký thành lập công ty không đáng kể (tùy theo từng bang và 
loại hình công ty, nhưng thông thường không quá 300USD). Sau 
khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan 
thuế, mở tài khoản tại ngân hàng và xin giấy phép kinh doanh đối 
với những ngành nghề cần giấy phép kinh doanh do cơ quan quản 
lý chuyên ngành cấp. 
Tuy nhiên, do chưa hiểu thủ tục và chưa có kinh nghiệm nên 
khó hoàn chỉnh hồ sơ; vì vậy, để tránh tốn phí thời gian, bạn nên 
thuê công ty làm dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại bang 
mà bạn muốn thành lập công ty hướng dẫn thủ tục lập và nộp hồ 
sơ. Bạn cũng có thể dùng địa chỉ của công ty dịch vụ này làm địa 
chỉ liên lạc tạm thời với chính quyền trong khi công ty mới thành 
lập của bạn chưa triển khai hoạt động và/hoặc chưa có địa chỉ 
riêng. Luật pháp nhiều bang yêu cầu công ty nước ngoài phải có 
người/công ty của bang đó đứng ra làm đại diện liên lạc khi cần 
thiết. Chi phí thuê dịch vụ đăng ký thành lập công ty cũng không 
lớn, thông thường không quá 500 - 700USD. 
Nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh tại bang, hầu hết chính 
quyền các bang đều có bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
Doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể tìm đến tổ chức này để được 
 257 
giúp đỡ trong đó có việc hướng dẫn thủ tục và giúp đỡ đăng ký 
doanh nghiệp. Những dịch vụ do tổ chức này cung cấp thường là 
miễn phí hoặc với giá cả phải chăng. 
Dịch vụ thành lập công ty tại Bang Delaware 
Công ty Delaware Company chuyên làm dịch vụ đăng ký 
thành lập công ty ở bang Delaware đã quảng cáo trên trang web 
là khách hàng thuê dịch vụ của họ có thể nhận được giấy đăng 
ký thành lập doanh nghiệp trong vòng một ngày làm việc. Giá 
trọn gói cho dịch vụ này chỉ là 299USD bao gồm cả phí đăng ký 
trả cho chính quyền bang, phí đại lý đăng ký hàng năm của năm 
đầu tiên và một số tài liệu và dịch vụ khác. 
Nhiều thành phố lớn ở Hoa Kỳ có trung tâm thương mại quốc 
tế (international bussiness center) hoặc tổ chức tương tự để hỗ trợ 
các doanh nghiệp nước ngoài thành lập doanh nghiệp và triển khai 
hoạt động nhanh chóng. Những trung tâm này có thể cung cấp 
nhiều dịch vụ từ cho thuê trụ sở “chìa khóa trao tay” (có đầy đủ 
phương tiện làm việc) với giá phải chăng và thời hạn thuê linh hoạt 
(kể cả thuê ngắn hạn) đến tư vấn có giảm giá về thị trường, luật 
pháp, thuế, thiết lập quan hệ bạn hàng, tiếp cận vốn, thuê nhân 
viên, quảng cáo, tiếp thị; và đến giúp đỡ các nhân viên mới chuyển 
đến sớm ổn định cuộc sống... 
13. Một số hội chợ lớn và có uy tín 
Hội chợ quốc tế hàng may mặc tại Las Vegas (Magic Show) 
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về quần áo và phụ kiện may 
mặc. Hội chợ này được tổ chức mỗi năm 2 lần vào khoảng tháng 02 
và tháng 8. Hội chợ gồm 4 khu chuyên ngành: Magic (quần áo nam), 
Wwdmagic (quần áo nữ), Magic Kids (quần áo trẻ em), The Edge 
(quần áo thời trang trẻ). Thường xuyên có khoảng 3.000 công ty Hoa 
Kỳ và các nước trưng bày trên 5.000 nhãn hiệu quần áo. Thông tin 
đầy đủ về hội chợ này có tại trang web: www.magiconline.com. 
 258 
Hội chợ quốc tế về giày dép tại Las Vegas (WSA Show) 
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về giày dép, túi, cặp, đồ đựng 
hành lý... do Hiệp hội Giày Thế giới (World Shoe Association) tổ 
chức mỗi năm 2 lần vào khoảng tháng 02 và tháng 8. Khoảng 1.000 
công ty trưng bày hầu hết các nhãn hiệu giày, dép nổi tiếng trên thế 
giới và có khoảng 26.000 khách thăm hội chợ. Thông tin đầy đủ về 
hội chợ này có trên trang web: www.wsashow.com. 
Hội chợ giày thời trang New York 
(FFANY New York Shoe expo) 
Hội chợ này do Hiệp hội giày dép thời trang New York 
(Fashion Footwear Association of New York) tổ chức mỗi năm 4 
lần vào đầu tháng 02, tháng 6, tháng 8 và tháng 12. Hội chợ này 
quy mô nhỏ hơn hội chợ WSA Show Las Vegas và có khoảng 800 
nhãn hiệu giày dép thời trang nam, nữ, trẻ em được trưng bày. 
Thông tin đầy đủ về hội chợ này có trên trang web: 
www.ffany.org/nyse.html. 
Hội chợ quà tặng tại New York 
(New York International Gift Fair) 
Hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về mặt hàng quà tặng, thủ công mỹ 
nghệ, hàng trang trí trong nhà. Được tổ chức 2 lần vào tháng 02 và 
tháng 8 mỗi năm tại Jacob K. Javits Convention Center. Diện tích 
trưng bày 611405 sqf (khoảng 5,7 hecta), có khoảng 2.900 công ty 
trưng bày hàng với gần 45.000 người tham dự. Thông tin về hội 
chợ có tại địa chỉ:  
Hội chợ quà tặng tại San Francisco 
(San Francisco International Gift Fair) 
Hội chợ này được tổ chức hàng năm 2 lần vào tháng 2 và tháng 
7 hoặc tháng 8 tại San Francisco. Với 3100 gian hàng, thường có 
 259 
khoảng 1900 công ty từ các nước trưng bày tại hội chợ. Trung bình 
khoảng 25.000 người mua hàng từ 12.000 cửa hàng bán lẻ ở khắp các 
bang của Hoa Kỳ đến thăm quan hội chợ và mua hàng. Thông tin đầy 
đủ của hội chợ có tại trang web:  
Hội chợ quốc tế về thuỷ sản tại Boston 
(International Boston Seafood Show) 
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về thuỷ sản đông lạnh và chế 
biến và thiết bị ngành thuỷ sản. Hội chợ này được tổ chức hàng 
năm vào tháng 3. Khoảng 750 công ty chế biến, xuất nhập khẩu, 
phân phối và các siêu thị ở Hoa Kỳ và các nước trưng bày. Thông 
tin về hội chợ này có trên trang web: www.bostonseafood.com. 
Hội chợ quốc tế về thuỷ sản tại Bờ Tây 
 (The International West Coast Seafood) 
Hội chợ này được tổ chức tại Long Beach, Los Angeles hàng 
năm vào tháng 11. Hàng trưng bày gồm thuỷ sản đông lạnh và chế 
biến và thiết bi ngành thuỷ sản. Khoảng 300 công ty chế biến, xuất 
nhập khẩu, phân phối và các siêu thị ở Hoa Kỳ và các nước tham 
gia trưng bày. Trang web:  có 
đầy đủ thông tin về hội chợ này. 
Hội chợ quốc tế về đồ gia dụng trong nhà 
(The International Home Furnishings Market) 
Hội chợ này được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 4 và 
tháng 10 tại thành phố High Point, bang Bắc Carolina. Đây là hội 
chợ lớn nhất về đồ nội thất trên thế giới. Với diện tích 11,5 triệu fít 
vuông (tương đương với 106,8 hecta) gồm 188 toà nhà, hàng năm 
có khoảng 3.000 công ty trưng bày hàng tại hội chợ và thu hút 
khoảng 70.000-80.000 nguời thăm. Thông tin đầy đủ về hội chợ 
này có tại các trang web: 
 260 
Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và đồ đạc ngoài trời 
(The International Casual Furniture & Accessories Market) 
Hội chợ này được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại thành 
phố Chicago. Hàng năm có khoảng 350 công ty tham gia trưng bày 
tại hội chợ này. Khách đến thăm hội chợ chủ yếu là các cửa hàng 
bán lẻ đồ gỗ ngoài trời của Hoa Kỳ. Thông tin đầy đủ về hội chợ 
này có tại trang web: 
Hội chợ đồ nội thất và trang trí trong nhà tại Las Vegas 
Với diện tích trưng bày là 7,5 triệu fít vuông (tương đương 
với khonảg 70 hecta), hội chợ đồ nội thất trong nhà lần đầu tiên 
được tổ chức ở Las Vegas vào tháng 7/2005 và sẽ được tổ chức 
định kỳ hàng năm. Hội chợ này sẽ là hội chợ về đồ nội thất lớn nhất 
ở Bờ Tây Hoa Kỳ. 
Hội chợ này hiện chỉ dành cho các công ty có đăng ký kinh 
doanh ở Hoa Kỳ tham gia trưng bày. Do vậy, doanh nghiệp Việt 
Nam muốn tham gia trưng bày tại hội chợ này có thể nhờ Trung 
tâm trưng bày sản phẩm Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ (Trung 
tâm này thuộc Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Việt 
Nam) đăng ký tham gia trưng bày dưới tên của Trung tâm hoặc liên 
kết với bạn hàng có đăng ký kinh doanh ở Hoa Kỳ để đăng ký tham 
gia. Trang web  cung cấp thông tin 
đầy đủ về hội chợ này. 
Hội chợ đồ nội thất tại San Francisco 
Đây là hội chợ đồ gỗ truyền thống ở khu vực Bờ Tây được tổ 
chức mỗi năm 2 lần vào tháng 01 và tháng 7, có diện tích trưng bày 
là 1 triệu fít vuông (khoảng 9,3 hecta), với 300 phòng trưng bày 
hơn 1.000 loại sản phẩm đồ nội thất. Thông tin đầy đủ về hội chợ 
này có tại trang web:  
 261 
Hội chợ máy chế biến gỗ và cung cấp đồ gia dụng (The 
International Woodworking Machinery & Furniture Supply 
Fair USA) 
Hội chợ này được tổ chức tại thành phố Atlanta là một trong 
những hội chợ lớn nhất thế giới về chế biến gỗ, các loại nguyên 
liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, các sản phẩm ván sàn, công 
nghiệp bọc, nhồi ghế, đệm... Với diện tích trưng bày 834.000 fít 
vuông (khoảng 7,8 hecta), hàng năm có khoảng 1.330 công ty trưng 
bày, 25.000 khách mua hàng trong tổng số 43.000 người thăm quan 
hội chợ. Thông tin về hội chợ có thể truy cập tại địa chỉ: 
Hội chợ thực phẩm siêu thị tại Chicago 
(The FMI Chicago Show) 
Đây là hội chợ lớn nhất Hoa Kỳ về hàng thực phẩm siêu thị, 
được tổ chức mỗi năm 1 lần vào tháng 5 tại thành phố Chicago. 
Khoảng 1.000 công ty trưng bày hàng thực phẩm đông lạnh và chế 
biến, rau quả các loại, các công ty cung cấp thiết bị chế biến thực 
phẩm và thiết bị bán hàng trong siêu thị. Thông tin về hội chợ này 
có tại trang web: www.fmi.org. 
Các hội chợ khác 
Các doanh nghiệp cũng có thể tự tìm hiểu về các hội chợ 
khác tại Hoa Kỳ bằng cách tra cứu các trang web dưới đây: 
ERYSET=0 liệt kê và cung cấp khá đầy đủ thông tin về các hội chợ 
trên thế giới. Ví dụ, về chuyên ngành quà tặng, (gift) tại Hoa Kỳ, 
có thể có đến 238 hội chợ với quy mô to nhỏ khác nhau. 
 262 
Trang web  của Trade Show News 
Network cung cấp thông tin về các hội chợ, các nhà triển lãm, các 
nhà cung cấp và các công ty tổ chức hội chợ trên khắp thế giới. Để 
có thông tin chi tiết khách hàng phải trả phí truy cập. 
 của Công 
ty George Little Management, LLC. Công ty này được thành lập 
năm 1924, chuyên tổ chức khá nhiều hội chợ về hàng thủ công mỹ 
nghệ và quà tặng ở nhiều nơi ở Hoa Kỳ và Canada. 
www.merchandisegroup.com của VNU. VNU là một công ty 
triển lãm và xuất bản lớn được thành lập cách đây 40 năm. Công ty 
này tổ chức khá nhiều hội chợ về các loại hàng hóa khác nhau tại 
Hoa Kỳ. 
 của Văn 
phòng Dệt May (OTEXA) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ có cung 
cấp địa chỉ các trang web có đăng tin về các hội chợ về dệt may. 
 (mục upcoming events) của Bộ 
Nông nghiệp Hoa Kỳ cung cấp thông tin về các hội chợ về hàng 
nông sản, thực phẩm. 
 của Hiệp hội Dệt may và 
Giày dép Hoa Kỳ (mục Trade show) cung cấp các thông tin về các 
hội chợ dệt may và giày dép tại Hoa Kỳ và các nước khác. 
 của Tổ chức xúc tiến 
thương mại Nhật Bản (JETRO). Trang web này cung cấp thông tin 
về các hội chợ được tổ chức hàng năm trên thế giới. 
Trợ giúp của thƣơng vụ 
Các doanh nghiệp Việt Nam cần giúp đỡ trong việc tham gia 
các hội chợ tại Hoa Kỳ có thể liên hệ trực tiếp với Thương vụ Việt 
 263 
Nam tại Hoa Kỳ hoặc Trung tâm xúc tiến thương mại tại New York 
thuộc Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương theo các địa chỉ 
email dưới đây: 
 Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ: 
vinatrade@vietnam-ustrade.org 
 Chi nhánh Thương vụ tại San Francisco: 
vinatrade-sf@vietnam-ustrade.org 
 Trung tâm trưng bày sản phẩm Việt Nam tại New York: 
vietrade-newyork@vietrade.gov.vn 
 264 
GIỚI THIỆU THỊ TRƢỜNG HOA KỲ 
Chịu trách nhiệm xuất bản: 
Phó Giám đốc phụ trách 
Nguyễn Minh Huệ 
 Biên tập: Tôn Nữ Thanh Bình 
Chế bản: Nguyễn Chí Sinh 
 Trình bày bìa: Minh Vương 
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƢƠNG 
Trụ sở: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
Điện Thoại: (04) 3 826 0835 Fax: (04) 3 938 7164 
Email: nxbct@moit.gov.vn 
In 1.200 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm tại Công ty Cổ phần in Hà Nội. 
Số xác nhận đăng ký xuất bản: 2705 - 2014/CXB/01 - 51/CT. 
Số quyết định xuất bản: 111/QĐ-NXBCT cấp ngày 29/12/2014. 
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2014. 
Mã số ISBN: 978-604-931-064-5. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_gioi_thieu_thi_truong_hoa_ky_phan_2.pdf