Bài giảng Marketing du lịch - Trần Phi Hoàng

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH

1.1.1.Khái niệm về du lịch

Theo tổ chức du lịch thế giới:

“Du lịch là một hoạt động du hành

đến một nơi khác với địa điểm

thường trú thường xuyên của mình

nhằm mục đích thỏa mãn những thú

vui của họ, không vì mục đích làm

ăn”.4

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm về du lịch

Theo Mcintosh và Goeldner (người Mỹ):

“Du lịch là một ngành tổng hợp của các

lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển

và các yếu tố cấu thành khác, kể cả việc

xúc tiến, quảng bá nhằm phục vụ các

nhu cầu và những mong muốn đặc biệt

của du khách ”.

 

pdf 246 trang yennguyen 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Marketing du lịch - Trần Phi Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Marketing du lịch - Trần Phi Hoàng

Bài giảng Marketing du lịch - Trần Phi Hoàng
1 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH 
 KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 
BÀI GIẢNG 
MARKETING 
DU LỊCH 
T.S: TRẦN PHI HOÀNG 
2 
THÔNG BÁO 
„ Lên lớp: 45 tiết (Lý thuyết + thực hành) 
„ Dự lớp trên: 75 % 
„ Bài tập: trên lớp và ở nhà 
„ Kiểm tra + thi cử gồm: 
01 bài kiểm tra giữa học phần (không báo trước) 
01 bài thuyết trình (mỗi sviên thuyết trình 3 phút) 
01 bài thi kết thúc học phần (thi tự luận) 
„ Điểm khuyến khích: 
Thảo luận nhóm 
Phát biểu ý kiến 
3 
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH 
 1.1.1.Khái niệm về du lịch 
 Theo tổ chức du lịch thế giới: 
 “Du lịch là một hoạt động du hành 
đến một nơi khác với địa điểm 
thường trú thường xuyên của mình 
nhằm mục đích thỏa mãn những thú 
vui của họ, không vì mục đích làm 
ăn”. 
4 
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH 
 1.1.1. Khái niệm về du lịch 
 Theo Mcintosh và Goeldner (người Mỹ): 
 “Du lịch là một ngành tổng hợp của các 
lĩnh vực: lữ hành, khách sạn, vận chuyển 
và các yếu tố cấu thành khác, kể cả việc 
xúc tiến, quảng bá nhằm phục vụ các 
nhu cầu và những mong muốn đặc biệt 
của du khách ”. 
5 
ĐẶC TÍNH CỦA DU LỊCH 
Du lịch là sự di chuyển đến một nơi mang tính tạm 
thời và trở về sau thời gian một vài này, vài tuần 
hoặc lâu hơn. 
Du lịch là hành trình tới điểm đến, lưu trú lại đó và 
bao gồm các hoạt động ở điểm đến. Hoạt động ở 
các điểm đến của người đi du lịch làm phát sinh các 
hoạt động, khác với những hoạt động của người dân 
địa phương. 
Chuyến đi có thể có nhiều mục đích nhưng không vì 
mục đích định cư và tiềm kiếm việc làm tại điểm 
đến. 
6 
KHÁI NIỆM KHÁCH DU LỊCH 
 Nhà kinh tế học người Anh (Ogilvie) cho rằng: 
 “Khách du lịch là tất cả những người thỏa 
mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường 
xuyên trong khoảng thời gian dưới một 
năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà 
không kiếm tiền ở đó”. 
7 
KHÁI NIỆM KHÁCH DU LỊCH 
 Theo nhà xã hội học Cohen: 
 “Khách du lịch là một người tự nguyện 
rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong 
khoảng thời gian nhất định, với mong 
muốn được giải trí, khám phá những 
điều mới lạ từ những chuyến đi tương 
đối xa và không thường xuyên”. 
8 
KHÁI NIỆM KHÁCH DU LỊCH 
 Khách du lịch quốc tế: 
 Là người lưu trú ít nhất một đêm 
nhưng không quá một năm tại một 
quốc gia khác với quốc gia thường 
trú với nhiều mục đích khác nhau 
ngoài hoạt động để trả lương ở nơi 
đến. 
9 
KHÁI NIỆM KHÁCH DU LỊCH 
 Pháp lệnh du lịch Việt Nam còn quy 
định: 
 Khách du lịch quốc tế là người nước 
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước 
ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân 
Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại 
Việt Nam ra nước ngoài du lịch. 
10 
KHÁI NIỆM KHÁCH DU LỊCH 
 Khách du lịch nội địa: là người đang 
sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch 
nào, đi đến một nơi khác không phải là nơi cư 
trú thường xuyên trong quốc gia đó, ở một 
thời gian ít nhất 24 giờ và không quá một 
năm, với các mục đích: giải trí, công vụ, hội 
họp, thăm thânngoài những hoạt động để 
lãnh lương ở nơi đến”. 
11 
KHÁI NIỆM KHÁCH DU LỊCH 
 Pháp Lệnh du lịch Việt Nam còn quy 
định: 
 Khách du lịch nội địa là công dân 
Việt Nam và người nước ngoài cư 
trú tại Việt Nam đi du lịch trong 
phạm vị lãnh thổ Việt Nam. 
12 
1.1.1.2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 
 Theo Edgar Robger: 
 “Doanh nghiệp lữ hành là doanh 
nghiệp sản xuất, gián tiếp hay trực 
tiếp bán các loại dịch vụ, đáp ứng các 
loại thông tin, làm tư vấn cho du 
khách khi lựa chọn các loại dịch vụ 
ấy”. 
13 
1.1.1.2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 
 A-Popliman cho rằng: 
 “Doanh nghiệp lữ hành là một người hoặc một 
tổ chức có đủ tư cách pháp nhân, được quản 
lý và tổ chức hoạt động với mục đích sinh lợi 
nhuận thương mại thông qua việc tổ chức tiêu 
thụ trực tiếp hoặc gián tiếp các loại dịch vụ, 
hàng hóa du lịch hoặc bán các hành trình du 
lịch hưởng hoa hồng cũng như bán các loại 
dịch vụ khác có liên quan đến hành trình du 
lịch đó”. 
14 
1.1.1.2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 
 F. Gunter W. Ericl đưa ra định nghĩa sau: 
 “Doanh nghiệp lữ hành là một doanh nghiệp 
cung ứng cho du khách các loại dịch vụ có liên 
quan đến việc tổ chức, chuẩn bị một hành trình 
du lịch, cung cấp những hiểu biết cần thiết về 
mặt nghề nghiệp (thông qua hình thức thông tin 
tư vấn) hoặc làm môi giới tiêu thụ dịch vụ của 
các khách sạn, doanh nghiệp vận chuyển hoặc 
các doanh nghiệp khác trong mối quan hệ thực 
hiện một hành trình du lịch”. 
15 
1.1.1.2. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH 
 Acen Georgiev nói: 
 “Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh tế, tổ 
chức và bán cho những dân cư địa phương hoặc 
không phải là dân cư địa phương (nơi doanh nghiệp 
đăng ký) những chuyến đi du lịch tập thể hoặc cá 
nhân có kèm theo những dịch vụ lưu trú cũng như 
các loại dịch vụ bổ sung khác có liên quan đến 
chuyến đi du lịch; Làm môi giới bán các hành trình 
du lịch hoặc các dịch vụ, hàng hóa được sản xuất 
bởi các doanh nghiệp khác ”. 
16 
1.1.1.3. DU LỊCH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA 
CÁC ĐỐI TƯỢNG SAU 
 Khách du lịch: 
 Tùy từng đối tượng du khách mà nhu cầu 
thỏa mãn về vật chất và tinh thần có khác 
nhau. 
 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: 
 Xem du lịch là cơ hội cung cấp nhiều hàng 
hóa và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của 
khách du lịch, thu nhiều lợi nhuận về cho 
mình. 
17 
1.1.1.3. DU LỊCH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA 
CÁC ĐỐI TƯỢNG SAU 
 Cư dân địa phương: 
 Du lịch là dịp tạo ra nhiều cơ hội về việc 
làm và sự giao lưu văn hóa. Dĩ nhiên, quá 
trình giao lưu văn hóa quốc tế cũng có mặt 
được và mặt hạn chế. Phát triển du lịch 
cũng là dịp nâng cao nhận thức về văn 
hóa, về môi trường  trong dân cư địa 
phương. 
18 
1.1.1.3. DU LỊCH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA 
CÁC ĐỐI TƯỢNG SAU 
 Chính quyền địa phương: 
 Phát triển du lịch là điều kiện tốt để thực 
hiện xuất khẩu tại chỗ, thu nhiều nguồn ngoại 
tệ về cho địa phương, giải quyết nạn thất 
nghiệp có xu hướng gia tăng, khai thác các 
nguồn lao động nhàn rỗi trong dân, thúc đẩy 
cho các ngành kinh tế khác phát triển. 
19 
1.1.2. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH 
 1.1.2.1. Khái niệm sản phẩm du lịch 
 Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các 
thành phần không đồng nhất hữu hình và vô 
hình. 
 Theo Michael M.Coltman: 
 “Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ 
thể như thức ăn hoặc một món hàng không cụ 
thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí nơi 
nghỉ mát”. 
20 
CÁC YẾU TỐ ĐỂ TẠO NÊN 
SẢN PHẨM DU LỊCH 
1) Những di sản về thiên nhiên 
2) Những di sản văn hóa vật thể 
3) Những di sản văn hóa phi vật thể 
4) Những di sản mang tính xã hội 
5) Những yếu tố về hành chính 
6) Cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch 
7) Các loại hình dịch vụ công cộng tổng hợp liên 
quan 
8) Tình hình tài chính-kinh tế–văn hóa–chính trị 
của quốc gia v.v. 
21 
1.1.2.3. MÔ HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH 
 Mô hình 3H: 
Heritage (di sản), 
Hospitality (lòng hiếu khách, khách sạn 
nhà hàng) 
Honesty (Uy tín trong kinh doanh). 
 Mô hình 4S: 
 Sea; Sun; Shop (mua sắm, cửa hàng lưu 
niệm); Sand hoặc Sex (những bãi cát tắm 
nắng đẹp, hấp dẫn, khêu gợi giới tính) v.v. 
22 
1.1.2.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM, DỊCH VỤ DU LỊCH 
 Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt, nó 
có những nét đặc trưng riêng mà hàng 
hóa hiện hữu không có. 
 Dịch vụ du lịch về cơ bản cũng có 04 đặc 
điểm nổi bật: 
1. Dịch vụ có tính không hiện hữu (vô hình) 
2. Dịch vụ có tính không đồng nhất 
3. Dịch vụ có tính không tách rời 
4. Dịch vụ có tính không lưu trữ 
23 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch văn hóa: 
 Là loại hình du lịch hấp dẫn những du khách 
thích tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị nhân 
văn, những phong tục tập quán, các giá trị về 
văn hóa nghệ thuật  của một dân tộc hay 
một bộ tộc nào đó ở những điểm đến. 
24 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch thiên nhiên: thu hút những du 
khách thích tìm về với thiên nhiên, say mê 
phong cảnh đẹp và khám phá thế giới động 
vật hoang dã. 
 Du lịch xã hội: là loại hình du lịch mà mục 
đích chính là được tiếp xúc, giao lưu và hòa 
nhập với những người khác, những cư dân bản 
xứ, những bộ tộc nơi họ đến. 
25 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch dân tộc học: là loại hình du lịch 
thu hút những du khách khao khát tìm 
về cội nguồn, trở về quê hương, tìm 
hiểu, tìm kiếm hay khôi phục các giá trị 
văn hóa truyền thống bản địa của quê 
cha đất tổ. 
26 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch tôn giáo: là loại hình du lịch 
nhằm thỏa mãn nhu cầu tính ngưỡng 
đặc biệt của các tín đồ, kể cả những 
người theo các tôn giáo khác đối với một 
đấng tối cao nào đó. 
27 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch giải trí: là loại hình du lịch phục 
vụ cho du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, 
thư giãn, giải trí  để phục hồi thểå chất 
và tinh thần hay tái sản xuất sức lao 
động. 
 Du lịch thể thao: hấp dẫn những du 
khách say mê các hoạt động thể thao 
nhằm nâng cao sức khỏe và thể chất. 
28 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch thu 
hút những du khách thích tìm về với thiên 
nhiên, thích khám phá, say mê phong 
cảnh đẹp và tìm hiểu về thế giới động vật 
hoang dã. 
 Du lịch chuyên đề: Dành cho một nhóm 
nhỏ hay một tập thể nào đó đi du lịch với 
cùng mục đích hay những mối quan tâm. 
29 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch cộng đồng: Là loại hình du lịch dựa 
trên sự đa dạng về điều kiện sinh thái tự nhiên, 
sự phong phú của các làng nghề truyền thống và 
nét văn hóa đặc sắc của các cư dân bản địa tại 
những điểm đến. 
 Tham gia loại hình du lịch này du khách được 
đến với các cộng đồng dân cư địa phương, thực 
hiện những cuộc đối thoại, tìm hiểu những nét 
đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong 
cuộc sống của người dân. 
30 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích 
các cộng đồng cư dân tại nơi khách đến tham 
gia vào các hoạt động du lịch và tạo thêm thu 
nhập, giảm nhẹ một phần những khó khăn 
trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ 
đang phải chịu đựng, rút ngắn khoảng cách 
giữa nông thôn và thành thị. 
31 
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 
 Du lịch hoạt động: là loại hình du 
lịch thu hút du khách bằng những 
hoạt động đã được chuẩn bị trước và 
thách thức phải hoàn thành trong 
suốt kỳ nghỉ của họ. 
32 
1.1.4. PHÂN LOẠI DU LỊCH 
 1.1.4.1. THEO PHẠM VI LÃNH THỔ 
 Phạm vi quốc tế: 
 Theo Mcintosh & Goeldner, loại hình du lịch 
có thể chia như sau: 
 Du lịch quốc tế (International Tourism) 
 Du lịch quốc tế đến (Inbound Tourism) 
 Du lịch ra nước ngoài (Outbound 
Tourism) 
33 
1.1.4. PHÂN LOẠI DU LỊCH 
 Du lịch quốc tế (International Tourism): là 
loại hình du lịch vượt ra ngoài phạm vi lãnh 
thổ quốc gia của khách du lịch (chính vì điều 
này nên khách thường gặp khó khăn: do bất 
đồng ngôn ngữ, thủ tục đi lại & tiền tệ). Cùng 
với dòng di chuyển của du khách, hình thức 
du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các 
quốc gia và gây ảnh hưởng cán cân thanh 
toán của quốc gia. 
34 
1.1.4. PHÂN LOẠI DU LỊCH 
 1.1.4.1. THEO PHẠM VI LÃNH THỔ 
 Du lịch quốc tế đến (Inbound 
Tourism): là những chuyến tham quan 
viếng thăm của du khách đến từ nhiều 
nước khác nhau. 
 Du lịch ra nước ngoài (Outbound 
Tourism): là những chuyến tham quan 
của cư dân trong nước ra nước ngoài. 
35 
1.1.4. PHÂN LOẠI DU LỊCH 
 1.1.4.1. THEO PHẠM VI LÃNH THỔ 
 Phạm vi trong nước 
 Du lịch trong nước: là chuyến đi của các cư 
dân chỉ trong phạm vi lãnh thổ của một quốc 
gia. 
 Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước 
và du lịch ra nước ngoài. 
 Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và 
du lịch ra nước ngoài. 
36 
1.1.4. PHÂN LOẠI DU LỊCH 
 1.1.4.2. THEO SỰ TƯƠNG TÁC CỦA KHÁCH DL 
 Du lịch của giới thám hiểm (Explorer’s 
Tourism): là đối tượng quan tâm của nhiều nhà 
thám hiểm, các nhà nghiên cứu, học giả đi theo 
những nhóm nhỏ và sẵn sàng chấp nhận các điều 
kiện của địa phương. Những du khách này 
thường ít sử dụng những dịch vụ tại điểm đến và 
đem theo những đồ dùng gọn nhẹ cá nhân, 
thường có ý thức cao về môi trường nên ảnh 
hưởng không đáng kể đến môi trường – kinh tế 
– văn hóa – xã hội ở điểm đến 
37 
1.1.4.2. THEO SỰ TƯƠNG TÁC CỦA KHÁCH DL 
 Du lịch của giới thượng lưu (E Lite 
Tourism): Là những chuyến du lịch tập hợp 
các tầng lớp quý tộc, giới thượng lưu có 
nhu cầu tìm kiếm sự mới lạ, độc đáo ở nơi 
đến và sử dụng những dịch vụ cao cấp. Đối 
với họ, chuyến đi còn là cơ hội để nảy sinh 
ý định kinh doanh & hợp tác đầu tư. Vì thế, 
du khách này thường mang nhiều lợi ích 
cho quốc gia nơi họ đến. 
38 
1.1.4.2. THEO SỰ TƯƠNG TÁC CỦA KHÁCH DL 
 Du lịch khác thường (Unusual Tourism): là 
những chuyến du lịch của những du khách giàu 
có như giới thượng lưu. Họ thích đến những nơi 
xa xôi, hoang dã, tìm hiểu những giá trị văn hóa 
còn sơ khai  nhằm bổ sung vào hành trình du 
lịch của mình, mà những tour du lịch thuần túy 
không có. Những khách du lịch của loại hình này 
thích nghi tốt và chấp nhận những hạn chế về 
chất lượng sản phẩm và dịch vụ do địa phương 
cung cấp. 
39 
1.1.4.2. THEO SỰ TƯƠNG TÁC CỦA KHÁCH DL 
 Du lịch đại chúng tiền khởi nghĩa 
(Incipient Mass Tourism): Là loại hình du 
lịch của những du khách đi theo nhóm nhỏ 
hoặc cá nhân đến những nơi phổ biến mà 
khách du lịch thường đến, điều kiện về an 
ninh tốt Họ thích hưởng những dịch vụ 
tiện nghi và đạt chuẩn của địa phương. 
Hình thức du lịch này là cơ sở để sau này 
xây dựng hình  ...  phục vụ du lịch như 
nhà hàng, khách sạn, resort, khu vui chơi giải 
trí, làng nghề nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, 
nghỉ ngơi, tham quan nhìn chung khá và 
thường tập trung ở Hội An, Huế, Đà Nẵng. 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khu vực cơ sở vật 
chất còn kém. 
220 
8.1.5. Các loại hình du lịch đặc trưng & các địa 
phương hoạt động du lịch chủ yếu 
 8.1.5.1. Các loại hình du lịch 
Tham quan (cảnh quan, biển, hồ, đầm, phá, núi, 
hang động,vườn quốc gia ) 
Du lịch sinh thái ( Tham quan vườn quốc gia) 
Du lịch về nguồn (tham quan nghiên cứu các di tích 
thời chống Mỹ) 
Nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nước khoáng 
Thể thao biển 
Tắm biển – nghỉ dưỡng 
Nghiên cứu khoa học 
Du lịch lễ hội 
Du lịch hội nghị, hội thảo 
221 
8.1.5.2. Các tài nguyên du lịch chủ yếu của địa phương 
Các di sản văn hóa truyền thống như: 
Các di sản văn hóa thời Nhà Nguyễn (tập trung tại 
Huế và vùng lân cận) : 
Hoàng Thành 
Khu Lăng Tẩm 
Các khu nhà vườn 
Các di tích dọc sông Hương 
Các di sản văn hóa Văn hóa Chăm: 
Thánh địa Mỹ Sơn 
Kinh đô Trà kiệu 
Bảo tàng Chăm 
Đô thị cổ Hội An 
222 
8.1.5.2. Các tài nguyên du lịch chủ yếu của địa phương 
 Các di tích lịch sử: 
 Thành cổ Quảng Trị 
 Cầu Hiền Lương 
 Địa đạo Vĩnh Mốc 
 Các di tích tôn giáo: 
 Thánh địa LaVang 
 Cụm đền chùa Ngũ Hành Sơn 
 Các khu cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí: 
 Cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: 
 Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) 
 Cửa Đại, cù Lao Chàm (Hội An) 
 Non Nước, Thanh Bình, Mỹ Khê, Sơn Trà (Đà Nẵng) 
 Mỹ Khê (Quảng Ngãi) 
 Cửa tùng (Quảng Trị) 
 Cửa Lò (Nghệ An) 
 Đèo Ngang, Lý Hòa, bãi Đá Nhảy (Quảng Bình) 
223 
8.1.5.2. Các tài nguyên du lịch chủ yếu của địa phương 
Cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí vùng đầm phá: 
Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, Sông Hương, hồ 
Thủy Tiên (Huế) 
Hồ Phú Ninh, Vịnh Nam Ô (Quảng Nam – Đà Nẵng) 
Sông Hàn (Đà Nẵng) 
Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi: Bạch Mã, Bà 
Nà, bán đảo Sơn Trà ... 
Cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi đá hang động: 
Phong Nha – Kẻ Bàng 
224 
8.2. Các tuyến điểm du lịch chính 
trong vùng và liên vùng 
 1) Tuyến Huế – Hội An – Đà Nẵng – Quảng Bình 
2) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Quảng Bình 
3) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng 
Bình 
4) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng 
Bình – Quảng Trị 
5) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng 
Bình – Quảng Trị 
6) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng 
Bình – Nghệ An 
7) Tuyến Huế – Hội An – Mỹ Sơn – Đà Nẵng – Bà Nà – Quảng 
Bình – Nghệ An – Hà Nội – Các tỉnh phía Bắc 
8) Tuyến Huế – Quảng Bình – Quảng Trị – đường Hồ Chí Minh 
9) Tuyến Huế– Quảng Trị – Quảng Bình – đường Trường Sơn – 
Tp.HCM - ĐBSCL 
225 
8.2. Các tuyến điểm du lịch chính 
trong vùng và liên vùng 
10) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Đắc Lắc – Pleiku – Kontum – Đà 
Lạt – Tp.HCM 
11) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Đắc Lắc – Đà Lạt – Tp.HCM - 
ĐBSCL 
12) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan 
Thiết – Tp.HCM 
13) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan 
Thiết – Tp.HCM - ĐBSCL 
14) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan 
Thiết – Tp.HCM – Vũng Tàu (Long Hải – Phước Hải – 
Bình Châu) 
15) Tuyến Huế– Quy Nhơn – Nha Trang – Ninh Thuận - Phan 
Thiết – Tp.HCM – Vũng Tàu (Long Hải – Phước Hải – 
Bình Châu) 
226 
8.3. Các điểm du lịch chính ở Huế 
 8.3.1. Thành Huế: 
1. Kinh thành 
2. Hoàng thành: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Thế 
Miếu, Cửu Đỉnh, Hiển Lân Các, Cung Diên Thọ, 
Điện Thọ Ninh, Tạ Trường Du, lầu Tịnh Minh... 
3. Tử cấm thành 
8.3.2. Lăng tẩm Huế: 
1. Lăng Gia Long 
2. Lăng Minh Mạng 
3. Lăng Tự Đức 
4. Lăng Khải Định 
227 
8.3. Các điểm du lịch chính ở Huế 
 8.3.3. Một số di tích lịch sử văn hóa ở Huế: 
1) Hổ quyền 
2) Văn Miếu Huế 
3) Chùa ở Huế: Thiên Mụ, Từ Hiếu, Báo Quốc, Từ Đàm... 
4) Nhà thờ ở Huế: nhà thờ Phổ Cam (1680)... 
 8.3.4. Một số thắng cảnh đẹp ở Huế: 
1. Làng Dương Nỗ: nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sống thời 
niên thiếu 
2. Cầu tràng Tiền 
3. Sông Hương 
4. Núi Ngự Bình 
228 
8.3. Các điểm du lịch chính ở Huế 
 8.3.5. Một số loại hình văn hóa nghệ thuật ở Huế: 
 Nhã nhạc cung đình 
 Ca Huế 
 8.3.6. Nghệ thuật ẩm thực Huế: 
 Dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn xứ Huế là cả 
một phong cách nghệ thuật ẩm thực. Những giá trị này 
không chỉ dừng lại ở trong những giá trị ẩm thực đơn 
thuần mà nó đã vươn tới đỉnh cao của nếp sống văn hóa 
cổ truyền, đầy ắp triết lý nhân sinh sâu sắc. 
 Cơm Hến 
 Cơm muối Huế 
 Tôm chua Huế 
 Bún Bò Huế 
229 
Chương 9: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG 
 NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 
 9.1. Khái quát về vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung 
Bộ 
 Vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ là một vùng 
rộng lớn của đất nước. 
 Vùng có 30 tỉnh thành: 6 tỉnh duyên hải Miền Trung, 5 
tỉnh Tây Nguyên, 6 tỉnh Miền Đông Nam Bộ, 13 tỉnh 
Đồng Bằng Sông Cửu Long. 
 Vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ là một vùng có 
điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội phong phú đa 
dạng, là nơi cư trú của nhiều tộc người, với nhiều bản 
sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng nên thuận lợi cho 
việc phát triển du lịch. 
 Tuy nhiên, vùng du lịch này vũng còn rất nhiều địa 
phương trình độ phát triển kinh tế xã hội và du lịch chưa 
cao. 
230 
Chương 9: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG 
 NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 
 9.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 
Là khu vực duyên hải nên vùng có nhiều bãi biển đẹp và 
nổi tiếng: 
Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết, Ninh Chữ, Phú 
Quốc, Cam Ranh, Long Hải, Phước Hải, Vũng Tàu, Côn 
Đảo... 
Nhiều cảng lớn: Vũng Tàu, Nha Trang, Cam Ranh 
Nhiều hòn đảo đẹp: các đảo từ Mũi Né chạy dài đến 
Vịnh Cam Ranh, Phú Quốc, Côn Đảo. 
231 
9.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 
  Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ 
trung bình 26 0C 
 Mùa mưa cao điểm từ tháng 5 – 11. Lương mưa trung 
bình năm: 1500-2000mm 
 Khí hậu của vùng nhìn chung rất thuận lợi để phát 
triển du lịch. 
 Đặc biệt có các cao nguyên, khí hậu mát mẻ quanh 
năm : không quá 300C nhưng cũng hiếm khi thấp hơn 
140C. 
 Cùng có nhiều nguồn nước khoáng ở Tây Nguyên và 
Nam Bộ. 
 Vùng có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, 
nơi còn lưu giữ nhiều khu rừng nguyên sinh, khu bảo 
tồn thiên nhiên, vườn quốc gia không chỉ là tài sản của 
Việt Nam mà còn của thế giới. 
232 
9.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 
  Vườn quốc gia: Nam Cát Tiên, Phú Quốc, Côn Đảo, 
Yook Đôn, U Minh Thượng, Đất Mũi, Tràm Chim 
(Đồng Tháp)... 
 Qũy dự trữ sinh quyển: Hệ sinh thái rừng ngập mặn 
Cần Giờ (TP.HCM), Nam Cát Tiên (Đồng Nai) 
 Khu dự trữ thiên nhiên: Suối Trại (Tây Sơn – Bình 
Định) 
 Trạm thuần dưỡng động vật: Ea Keo (Buôn Ma 
Thuột), đảo khỉ... 
 Các đảo Yến: Nha Trang - Khánh Hòa.... 
 Hệ sinh thái vùng ĐB Sông Cửu Long 
233 
Chương 9: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG 
 NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 
 9.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 
„ Vùng có nhiều điều kiện phát triển kinh tế xã hội 
và du lịch lớn nhất cả nước. 
„ Vùng có vựa lúa lớn nhất cả nước: ĐBS Cửu Long 
„ Vùng có vùng trồng cây ăn quả và xuất khẩu lớn 
nhất cả nước: ĐBS Cửu Long 
„ Vùng là nơi phát triển kinh tế cây công nghiệp lớn 
nhất cả nước: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ 
„ TP.HCM là trung tâm, là một trong 10 thành phố 
phát triển năng động nhất thế giới (1997). 
234 
Chương 9: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG 
 NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 
Vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ là nơi cư trú của 
nhiều tộc người, với nhiều bản sắc văn hóa, phong tục 
tập quán ... riêng nên thuận lợi cho việc phát triển du 
lịch. 
Dân tộc Chăm: Kiến trúc chăm, Lễ hội Ka Tê, các điệu 
múa, gốm ... 
Dân tộc Khơ me (Nam Bộ): Những ngôi chùa tháp, 
những lễ hội mừng lúa mới, lễ hội Ok-Om-Bok, lễ hội 
đua ghe Ngo, lễ hội đua bò ... 
Dân tộc Ê Đê, M’Nông, Lạch (Tây Nguyên): Những ngôi 
nhà dài, nhà sàn, lễ hội công chiêng, rượu cần... 
Dân tộc STiêng (Bình Phước, Đồng nai): Sóc Bombo ... 
Công đồng Hoa ở các nơi, đặc biệt Tp.HCM... 
Nhiều lễ hội thu hút du khách: Lễ hội săn voi, đâm trâu, 
bỏ mã, cầu mưa ... 
235 
Chương 9: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG 
 NAM TRUNG BỘ & NAM BỘ 
 Tuy nhiên, những giá trị tài nguyên nhân văn 
trên phân bố không đồng đều giữa các vùng: 
 Những nơi có mật độ di tích cao: TPHCM có 
400 di tích, mật độ 19,1 di tích / km2, với 17 di 
tích được xếp hạng cấp quốc gia, Vũng tàu: 
100 di tích, mật độ 5,1 di tích/ km2. 
236 
9.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 
phục vụ du lịch 
  Vùng có mạng lưới giao thông tương đối phát triển, với 
nhiều loại đường giao thông khác nhau so với các vùng 
khác, tạo cho vùng nhiều điều kiện phát triển kinh tế 
và du lịch với các vùng khác và quốc tế. 
 Vùng có tuyến đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt 
Bắc Nam đi qua, nối Tp.HCM với các tỉnh khác trong cả 
nước, tạo thuận lợi cho việc khai thác, phát triển tuyến 
điểm du lịch. 
 Vùng có mạng lưới giao thông đường sông dày đặc, vừa 
là phương tiện vừa là đối tượng tham quan du lịch như 
hệ thống sông Cửu Long, hạ lưu sông Đồng Nai, hệ 
thống kênh đào ... 
 Vùng có hệ thống đường biển với các hải cảng: Sài Gòn, 
Nha Trang, Hà Tiên, Rạch Giá... 
237 
9.1.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 
phục vụ du lịch 
Vùng có nhiều sân bay với nhiều tuyến bay 
trong nước và quốc tế. 
Vùng có nhiều nhà máy thủy điện (Đa Nhim, 
Trị An, Yaly, Thác Mơ...) cũng là những địa 
chỉ du lịch hấp dẫn du khách. 
Vùng có mật độ tập trung về cơ sở vật chất 
kỹ thuật du lịch cao như ở: Tp.HCM, Nha 
Trang, Đà Lạt, Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết 
... 
238 
9.1.4. Các loại hình du lịch đặc trưng & các địa 
phương hoạt động du lịch chủ yếu 
 Vùng Nam Trung Bộ: 
Du lịch tham quan nghỉ dưỡng (biển, núi) 
Du lịch văn hóa 
Vùng Nam Bộ: 
Du lịch tham quan nghỉ dưỡng 
Du lịch tham quan nghỉ dưỡng – chữa bệnh 
Du lịch sinh thái 
Du lịch sinh thái cộng đồng 
Du lịch hội nghị, hội thảo 
Du lịch sinh thái 
Du lịch mua sắm 
239 
CÁC ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỤ THỂ 
 Các cảnh quan nghỉ dưỡng, giải trí ven biển thuộc: 
 Bình Định, Phú Yên (Vũng Rô), Khánh Hòa (Nha 
Trang, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hòn Miễu, đảo Yến, 
Vịnh Nha Phu, Vịnh Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc Lết, 
Ninh Thuận (Ninh Chữ), Bình Thuận (Phan Thiết, 
Hàm Thuận Nam, Mũi Né, Hòn Rơm, Cổ Thạch), 
Bà Rịa Vũng Tàu ( Long Hải, Phước Hải, Hồ Cốc, 
Xuyên Mộc, Côn Đảo), Kiên Giang (Hà Tiên, Hòn 
Chông, Phú Quốc)... 
240 
CÁC ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỤ THỂ 
 Các cảnh quan nghỉ dưỡng vùng núi thuộc: 
Cao nguyên Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc): Suối 
Vàng, Suối Bạc, Hồ Đankia, Hồ Xuân Hương, Hồ 
Đa Thiện, Tuyền Lâm 
Các cảnh quan hồ: Thị Nại (Qui Nhơn), hệ thống hồ 
ở Đà Lạt, Hồ Yaly (Kon Tum), Biển Hồ (Pleiku), Hồ 
Lak (Đắc Lắc), Trị An (Đồng Nai), Dầu Tiếng (Tây 
Ninh), Thác Mơ (Bình Phước)... 
Các cảnh quan vườn quốc gia: Nam Cát Tiên, Côn 
Đảo, Phú Quốc, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm 
Chim... 
241 
CÁC ĐỊA PHƯƠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỤ THỂ 
 Các di tích chống Mỹ cứu nước thuộc: 
 Bán đảo Phượng Hoàng (Qui Nhơn), Cam 
Ranh (Khánh Hòa), sân bay Thanh Sơn (Ninh 
Thuận), Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, Bến 
Dược (TP.HCM), Xuân Lộc, chiến Khu D 
(Đồng Nai), núi Bà Đen, TW Cục miền Nam 
(Tây Ninh), Bạch Dinh (Vũng Tàu), Đồng 
Khởi (Bến Tre), Ấp Bắc (Tiền Giang), Côn 
Đảo... 
242 
9.2. Các tuyến điểm du lịch chủ yếu của vùng 
1) Tuyến TP.HCM – Bà Rịa – Vũng Tàu (Long Hải, 
Phước Hải, Hồ Cốc, Xuyên Mộc, Côn Đảo) 
2) Tuyến TP.HCM – Côn Đảo 
3) Tuyến TP.HCM – Đồng Nai (Nam Cát Tiên, thác 
Giang Điền, Thác Mai, Cù Lao Phố) 
4) Tuyến TP.HCM – Lái Thiêu – Bình Dương 
5) Tuyến TP.HCM – Củ Chi – Tây Ninh 
6) Tuyến TP.HCM – Mũi Né – Hòn Rơm – Phan Thiết 
7) Tuyến TP.HCM – Ninh Chữ 
243 
9.2. Các tuyến điểm du lịch chủ yếu của vùng 
8) Tuyến TP.HCM – Ninh Chữ – Đà Lạt 
9) Tuyến TP.HCM – Đà Lạt 
10)Tuyến TP.HCM – Đà Lạt – Nha Trang 
11)Tuyến TP.HCM – Nha Trang 
12)Tuyến TP.HCM – Nha Trang – Qui Nhơn 
13)Tuyến TP.HCM – Vĩnh Long – Châu Đốc – Cần 
Thơ 
14)Tuyến TP.HCM – Hà Tiên – Phú Quốc 
15)Tuyến TP.HCM – Phú Quốc 
16)Tuyến TP.HCM – ĐBS Cửu Long 
244 
PHỤ LỤC 01 
GHI CHÚ: 
 Giáo trình này được dùng để dạy cho các lớp: 
 45 – 60 tiết 
1. Các tài liệu cho sinh viên, học viên tham 
khảo 
2. Các tài liệu trợ giảng đính kèm tham khảo 
245 
PHỤ LỤC 02 
CÁC TÀI LIỆU CHO SINH VIÊN, HỌC VIÊN THAM KHẢO: 
 Các biểu mẫu: 
1)Các chương trình du lịch dịch vụ mẫu (Anh & Việt) 
2)Chiết tính giá tour du lịch 
3)Các giá cả dịch vụ tham khảo 
4)Các mẫu hợp đồng, thanh lý du lịch (Việt & Anh) 
5)Các thủ tục hành chính tại doanh nghiệp lữ hành 
 Các tư liệu: 
1)Các trang Web tìm hiểu về ngành, về các hoạt động của các 
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. 
2)Các bài tập tình huống thường xảy ra đối với các doanh 
nghiệp lữ hành. 
3)Luật du lịch và các thông tư, văn bản của ngành. 
246 
PHỤ LỤC 03 
Các tài liệu trợ giảng đính kèm tham khảo: 
1) Các bài tập tình huống thường xảy ra đối với các doanh 
nghiệp lữ hành. 
2) Số liệu thống kê cập nhật mới (kết quả kinh doanh của 
các doanh nghiệp cụ thể). 
3) Các địa chỉ trang Web tìm hiểu về hoạt động ngành du 
lịch. 
4) Các biểu mẫu minh họa. 
5) Các hình ảnh minh họa về du lịch trong và ngoài nước. 
6) Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở các doanh nghiệp lữ hành. 
7) Những điều sinh viên, học viên cần lưu ý khi tham gia 
phỏng vấn tại doanh nghiệp lữ hành. 
8) Cập nhật kiến thức mới: Chiến lược 07P trong marketing 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_marketing_du_lich_tran_phi_hoang.pdf