Bài giảng Hình họa & Vẽ kỹ thuật

1.1. VҰT LIӊU VӀ

1.1.1. Giҩy vӁ

Giấy dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật gọi là giấy vẽ (giấy crôki). Một số loại giấy dày,

có mặt phải nhẵn và mặt trái ráp. Khi vẽ bằng chì hay bằng mực đều dùng mặt phải của

giấy vẽ.

Giấy dùng để lập bản vẽ phác thường là giấy kẻ ô li.

1.1.2. Bút chì

Bút chì dùng để vẽ các bản vẽ kỹ thuật là bút chì đen. Bút chì đen có loại cứng, ký

hiệu là H và loại bút chì mềm ký hiệu là B. Kèm theo mỗi chữ đó có chữ số đứng ở trước

làm hệ số để chỉ độ cứng hoặc độ mềm khác nhau. Hệ số càng lớn thì bút chì có độ cứng

và độ mềm càng lớn. Ví dụ một số loại bút chì như sau:

- Loại cứng: (kí hiệu chữ H) như: H, 2H, 3H, .

- Loại mềm: (kí hiệu chữ B ) như: B, 2B, 3B, .

- Loại vừa: (kí hiệu chữ HB).

Trong bản vẽ kỹ thuật, thường dùng loại bút chì H, 2H để vẽ nét mãnh và loại bút chì

HB, B, 2B để vẽ nét đậm hoặc viết chữ.

Hiện nay khi vẽ người ta thường sử dụng loại bút chì kim 0.3mm, 0.5mm và 0.7mm

để áp dụng trong bản vẽ kỹ thuật (hình 1.1).

Hình 1.1. Bút chì kim3

1.1.3. Tẩy

Tẩy dùng để tẩy nét chì khi vẽ sơ phác, muốn tẩy nét mực có thể dùng dao cạo hoặc

bút tẩy phủ mực trắng.

1.1.4. Các loại vұt liӋu khác

Ngoài giấy vẽ, bút chì và tẩy ra thì cần một số vật liệu khác như đinh mũ, băng keo

dùng để cố định bản vẽ trên giấy vẽ.

1.2. DỤNG CỤ VӀ VÀ CÁCH SỬ DỤNG

1.2.1. Ván vӁ

Ván vẽ làm bằng gỗ mềm, mặt ván phẳng và nhẵn (hình 1.2). Cạnh trái dùng trượt

thước T nên được bào thật nhẳn. Tùy vào khổ bản vẽ mà dùng các ván vẽ có kích thước

khác nhau.

Hình 1.2. Ván vẽ

1.2.2. Thước thẳng dẹp

Thước dẹp dài (300-500)mm, dùng để kẻ những đoạn thẳng (hình 1.3).

Hình 1.3. Thước thẳng

1.2.3. Thước T

Thước chữ T gồm có thân ngang và đầu thước (hình 1.4) chủ yếu dùng để vẽ các

đường nằm ngang.

Khi vẽ cần đầu thước áp sát mép trái ván vẽ để trượt thước dọc theo mép trái ván vẽ

đến vị trí nhất định.

pdf 160 trang yennguyen 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hình họa & Vẽ kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hình họa & Vẽ kỹ thuật

Bài giảng Hình họa & Vẽ kỹ thuật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĔN ĐỒNG 
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ 
***** 
LÊ VĔN LANH 
BÀI GIẢNG 
HÌNH HỌA - VẼ KỸ THUẬT 
(Dùng cho sinh viên cao đẳng) 
Quảng Ngãi-12/2017 
i 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU1 
Chương 1. VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ VẼ .................................................................... 2 
1.1. VẬT LIỆU VẼ .......................................................................................................... 2 
1.1.1. Giấy vẽ .................................................................................................................. 2 
1.1.2. Bút chì................................................................................................................... 2 
1.1.3. Tẩy ......................................................................................................................... 3 
1.1.4. Các loại vật liệu khác ............................................................................................. 3 
1.2. DỤNG CỤ VẼ VÀ CÁCH SỬ DỤNG ...................................................................... 3 
1.2.1. Ván vẽ ................................................................................................................... 3 
1.2.2. Thước thẳng dẹp .................................................................................................... 3 
1.2.3. Thước T ................................................................................................................ 3 
1.2.4. Ê ke ....................................................................................................................... 4 
1.2.5. Thước rập tròn ....................................................................................................... 4 
1.2.6. Thước cong ........................................................................................................... 4 
1.2.7. Bộ compa.. 5 
1.3. PHẦN MỀM HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT......6 
Chương 2. BẢN VẼ KỸ THUẬT .................................................................................. 7 
2.1. KHỔ GIẤY ............................................................................................................... 7 
2.2. KHUNG BẢN VẼ VÀ KHUNG TÊN ...................................................................... 8 
2.2.1. Khung bản vẽ ......................................................................................................... 8 
2.2.2. Khung tên............................................................................................................... 8 
2.3. TỶ LỆ ....................................................................................................................... 9 
2.4. CHỮ VÀ CHỮ SỐ.................................................................................................. 10 
2.4.1 Khổ chữ (h) ........................................................................................................... 10 
2.4.2. Kiểu chữ - số ........................................................................................................ 10 
2.5. CÁC NÉT VẼ ......................................................................................................... 12 
2.5.1. Các nét vẽ ............................................................................................................ 12 
2.5.2. Quy tắc vẽ. ........................................................................................................... 14 
2.6. GHI KÍCH THƯỚC ................................................................................................ 14 
2.6.1. Quy định chung .................................................................................................... 14 
2.6.2. Các quy tắc ghi kích thước ................................................................................... 18 
2.7. TRÌNH TỰ HOÀN THÀNH BẢN VẼ......21 
Chương 3. VẼ HÌNH HỌC.....23 
3.1. CHIA ĐỀU ĐOẠN THẲNG......23 
3.1.1. Dựng đường trung trực ...23 
3.1.2. Vẽ đường thẳng song song .................................................................................. 23 
3.1.3. Vẽ đường thẳng vuông góc .................................................................................. 24 
3.1.4. Chia đoạn thẳng thành n phần bằng nhau ............................................................. 25 
3.1.5. Dựng các góc ...................................................................................................... 25 
ii 
3.2. CHIA ĐỀU ĐƯỜNG TRÒN ....26 
3.2.1. Chia đường tròn thành ba phần bằng nhau. 26 
3.2.2. Chia đường tròn thành sáu phần bằng nhau.... 27 
3.2.3. Chia đường tròn thành bốn phần bằng nhau... 27 
3.2.4. Chia đường tròn thành nĕm phần bằng nhau . 27 
3.2.5. Chia đường tròn thành (2n+1) phần bằng nhau. ................................................... 27 
3.3. VẼ ĐỘ DỐC VÀ ĐỘ CÔN28 
3.3.1. Vẽ độ dốc ............................................................................................................ 28 
3.3.2. Vẽ độ côn ............................................................................................................ 28 
3.4. VẼ NỐI TIẾP..29 
3.4.1. Vẽ tiếp tuyến với đường tròn ............................................................................... 29 
3.4.2. Vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn (O ; R1) và (O ; R2). .............................. 30 
3.4.3. Nối một điểm với đường tròn bằng một cung tròn cho trước. .............................. 31 
3.4.4. Nối một điểm với đường bằng cung tròn có bán kính cho trước. ......................... 31 
3.4.5. Nối hai đường thẳng bằng cung tròn có bán kính cho trước ................................. 32 
3.4.6. Nối đường thẳng với đường tròn bằng cung tròn có bán kính cho trước. .............. 33 
3.4.7. Nối hai đường tròn bằng cung tròn có bán kính cho trước ................................... 34 
3.5. DỰNG MỘT SỐ ĐƯỜNG CONG THÔNG DỤNG.35 
3.5.1. Hình Oval ............................................................................................................ 35 
3.5.2. Vẽ ELip ............................................................................................................... 35 
3.5.3. Đường thân khai .................................................................................................. 36 
3.5.4. Vẽ đường sin (đường xoắn ốc trụ) .37 
Chương 4. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC..39 
4.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÉP CHIẾU.39 
4.1.1. Phép chiếu ............................................................................................. ..39 
4.1.2. Phân loại phép chiếu............................................................................................ 39 
4.2. HÌNH CHIẾU CỦA ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG.42 
4.2.1. Biểu diễn điểm .................................................................................................... 42 
4.2.2. Biểu diễn đường thẳng ........................................................................................ 44 
4.2.3. Biễu diễn mặt phẳng ............................................................................................ 47 
4.3. HÌNH CHIẾU CỦA CÁC KHỐI HÌNH HỌC...50 
4.3.1. Biểu diễn khối tháp.............................................................................................. 50 
4.3.2. Biễu diễn khối lĕng trụ ........................................................................................ 51 
4.3.3. Biểu diễn khối tròn xoay..................................................................52 
Chương 5. GIAO TUYẾN ......57 
5.1. GIAO TUYẾN CỦA MẶT PHẲNG VỚI KHỐI HÌNH HỌC..57 
5.1.1. Giao tuyến mặt phẳng với khối đa diện ................................................................ 57 
5.1.2. Giao tuyến mặt phẳng chiếu với khối trụ đứng ..................................................... 58 
5.1.3. Giao tuyến mặt phẳng chiếu với khối nón xoay. ................................................... 59 
5.1.4. Giao tuyến của mặt phẳng chiếu với khối cầu ....................................................... 61 
5.2. GIAO TUYẾN CÁC KHỐI HÌNH HỌC ..62 
iii 
5.2.1. Giao tuyến của khối đa diện ................................................................................. 62 
5.2.2. Giao tuyến của khối tròn xoay .............................................................................. 63 
5.2.3. Giao tuyến của khối đa diện với khối tròn xoay ...64 
Chương 6. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO ......................................................................... 65 
6.1. KHÁI NIỆM CHUNG ............................................................................................ 65 
6.1.1. Khái niệm về hình chiếu trục đo. ......................................................................... 65 
6.1.2. Phân loại hình chiếu trục đo ................................................................................ 66 
6.2. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO VUÔNG GÓC ĐỀU. ...................................................... 67 
6.3. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO XIÊN GÓC CÂN ........................................................... 69 
6.4. CÁCH DỰNG HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO ................................................................ 70 
6.4.1. Chọn loại hình chiếu trục đo. ................................................................................ 70 
6.4.2. Dựng hình chiếu trục đo..70 
Chương 7. BIỂU DIỄN VẬT THỂ ............................................................................ 76 
7.1. HÌNH CHIẾU .......................................................................................................... 76 
7.1.1. Khái niệm............................................................................................................. 76 
7.1.2. Các loại hình chiếu .77 
7.2. HÌNH CẮT VÀ MẶT CẮT ..................................................................................... 80 
7.2.1. Khái niệm hình cắt và mặt cắt ............................................................................. 80 
7.2.2. Hình cắt. .............................................................................................................. 82 
7.2.3. Mặt cắt ................................................................................................................ 89 
7.3. HÌNH TRÍCH .......................................................................................................... 90 
7.3.1. Khái niệm. ........................................................................................................... 90 
7.3.2. Phương pháp biểu diễn ........................................................................................ 91 
7.3.3.Quy định về hình trích..91 
Chương 8. VẼ QUY ƯỚC CÁC MỐI GHÉP ............................................................. 92 
8.1. MỐI GHÉP REN ................................................................................................... 92 
8.1.1. Ren ...................................................................................................................... 92 
8.1.2. Cách vẽ quy ước ren ............................................................................................ 96 
8.1.3. Cách ghi ký hiệu các loại ren. .............................................................................. 99 
8.1.4. Mối ghép bu lông, đai ốc và vòng đệm ................................................................ 99 
8.1.5. Mối ghép vít cấy................................................................................................ 102 
8.1.6. Mối ghép vít ...................................................................................................... 103 
8.2. MỐI GHÉP THEN – THEN HOA - CHỐT ......................................................... 104 
8.2.1. Ghép bằng then ................................................................................................. 104 
8.2.2. Ghép bằng then hoa ........................................................................................... 107 
8.2.3. Ghép bằng chốt ................................................................................................. 108 
8.3. MỐI GHÉP HÀN ................................................................................................ 109 
8.3.1. Các loại mối hàn ................................................................................................ 109 
8.3.2. Biểu diễn quy ước mối hàn ................................................................................ 109 
8.3.3.Cách ghi ký hiệu.....110 
Chương 9. VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĂNG, LÒ XO................................................... 113 
iv 
9.1. VẼ QUY ƯỚC BÁNH RĔNG .............................................................................. 113 
9.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 113 
9.1.2. Phân loại bánh rĕng ........................................................................................... 113 
9.1.3. Bánh rĕng trụ ..................................................................................................... 114 
9.1.4. Bánh rĕng côn ................................................................................................... 119 
9.2. VẼ QUY ƯỚC LÒ XO.121 
9.2.1. Khái niệm chung ............................................................................................... 121 
9.2.2. Vẽ quy ước lò xo ............................................................................................... 122 
Chương 10. BẢN VẼ CHI TIẾT ................................................................................ 124 
10.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG VỀ BẢN VẼ CHI TIẾT ....................................... 124 
10.2. HÌNH BIỂU DIỄN CÁC CHI TIẾT .................................................................... 124 
10.2.1. Hình biểu diễn các chi tiết ............................................................................... 124 
10.2.2. Các quy ước đơn giản hóa bản vẽ chi tiết (TCVN 8-34:2002) ......................... 125 
10.3. KÍCH THƯỚC BẢN VẼ CHI TIẾT .................................................................... 127 
10.3.1. Chuẩn kích thước..................................................................................... 127 
10.3.2. Quy tắc ghi kích thước .................................................................................... 128 
10.4. DUNG SAI - NHÁM BỀ MẶT ........................................................................... 129 
10.4.1. Dung sai. .......................................................................................................... 129 
10.4.2. Nhám bề mặt. ................................................................................................... 135 
10.5. BẢN VẼ PHÁC CHI TIẾT ................................................................................. 137 
10.6. ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT .................................................................................... 140 
10.6.1.Các yêu cầu ....................................................................................................... 140 
10.6.2.Trình tự đọc bản vẽ chi tiết...140 
Chương 11. BẢN VẼ LẮP ............................................ ...  kích thước đường kính lấy đường trục làm chuẩn và kích thước chiều dài lấy 
mặt mút bên phải làm chuẩn. Các lỗ được định vị bằng kích thước ghi dến tâm lỗ. 
- Rãnh then là kết cấu tiêu chuẩn hóa, đáy then được xác định bằng kích thước 50,5 
đo đến mặt trụ. 
- Ba lỗ lắp vít M8-6H (Ren hệ mét bước lớn, đường kính d = 8, cấp chính xác 6, kiểu 
lắp hệ lỗ H). 
c. Đọc các kích thước: 
- Kích thước khuôn khổ: 260 × Ø55 ± 0,01 
- Kích thước định vị: 20 là kích thước xác định khoảng cách từ mặt đầu của ống lót 
đến lỗ Ø5; 54 là kích thước xác định chiều dài của rãnh b2h1; 42 là kích thước xác định 
vị trí của rãnh thoát dao giữa hai bề mặt lỗ Ø36 và Ø26; 90 là kích thước xác định độ dài 
của phần côn lắp mũi định tâm; 148 là kích thước xác định vị trí của lỗ suốt Ø8; 160 là 
kích thước xác định chiều dài của rãnh dưới, 45o là kích thước xác định vị trí lắp bảng 
khắc dấu milimet so với phương thẳng đứng. 
- Kích thước lắp ghép : 
+ Ø31,269 ; côn moóc số 4 
+ Ø55 ± 0,01 
- Kích thước định hình : 
145 
+ Đầu trái có dạng ống Ø55 ± 0,01; vát cạnh lỗ côn 0,5×45o, mặt ngoài vê tròn bán 
kính R1. 
+ Đầu phải vát cạnh 2×45o ở lỗ Ø36 và mặt trụ ngoài. 
d. Đọc yêu cầu kỹ thuật : 
- Đọc độ nhám bề mặt : 
+ Lỗ Ø36, mặt lắp ghép then ở mặt bên có độ nhám bề mặt là Ra6,3. 
+ Lỗ côn Ø31,269 và mặt ngoài của ống lót có độ nhám bề mặt là Ra1,6. 
+ Hai mặt đầu của ống lót và đáy then rãnh dưới có độ nhám bề mặt là Ra12,5. 
+ Các bề mặt còn lại có độ nhám Ra25. 
- Đọc dung sai hình dạng : 
Các sai lệch hình dáng và độ đảo ghi trong các khung dung sai hình học với mặt 
chuẩn A (bề mặt trụ ngoài Ø55 ± 0,01). 
+ Dung sai độ đảo hướng tâm của bề mặt lỗ Ø36 đối với bề mặt trụ ngoài Ø55 ± 
0,01 không lớn hơn 0,02mm. 
+ Dung sai độ đảo hướng tâm của bề mặt lỗ côn Ø31,269 đối với bề mặt trụ ngoài 
Ø55 ± 0,01 không lớn hơn 0,01mm. 
+ Dung sai độ tròn của mặt trụ ngoài Ø55 ± 0,01 không lớn hơn 0,01mm. 
+ Dung sai độ trụ của mặt trụ ngoài Ø55 ± 0,01 không lớn hơn 0,01mm. 
Ngoài các bề mặt có độ nhám ghi trên hình biểu diễn, các mặt còn lại có độ nhám 
như nhau được ghi chung ở góc trên bên phải bản vẽ là Ra25. 
- Các yêu cầu kỹ thuật ghi ở phần trên khung tên : 
+ Ống lót được tôi cứng đạt độ cứng HRC 22 
+ Mặt côn moóc tôi đạt độ cứng HRC 40. 
C. CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bày ý nghĩa của bản vẽ kỹ thuật đối với thiết kế và chế tạo sản phẩm. 
2. Thế nào là bản vẽ chi tiết? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? 
3. Trình bày một số qui tắc về hình biểu diễn thường dùng ttrên bản vẽ chi tiết. 
4. Thế nào là chuẩn kích thước? Các yếu tố hình học nào thường được chọn làm chuẩn 
kích thước? 
5. Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết. 
146 
Chương 11. BẢN VẼ LẮP 
A. MỤC TIÊU 
- Nắm vững ý nghĩa, chức nĕng bản vẽ lắp. 
- Có kiến thức cơ bản về kết cấu lắp hợp lý. 
- Có khả nĕng đọc, hiểu nội dung của bản vẽ lắp. 
B. NỘI DUNG 
11.1. KHÁI NIỆM 
Bản vẽ lắp là bản vẽ mô tả hình dạng, kết cấu và nguyên lý làm việc của một sản 
phẩm thể hiện quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết của một bộ phận lắp, hay một sản phẩm 
và những số liệu cần thiết để lắp ráp và kiểm tra. 
11.2. NỘI DUNG BẢN VẼ LẮP 
Bản vẽ lắp bao gồm các nội dung: Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, bảng 
kê và khung tên. 
11.2.1. Hình biểu diễn 
Các hình biểu diễn của bản vẽ lắp thể hiện đầy đủ hình dạng và kết cấu của bộ phận 
lắp, vị trí tương đối và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong bộ phận lắp bao gồm tất cả 
các hình biểu diễn (hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, hình trích). Số lượng hình biểu diễn 
phải ít nhất nhưng đủ để tổ chức sản xuất hợp lý sản phẩm. 
Ví dụ : 
- Hình 11.1 là hình biểu diễn của một khớp nối trục. Khớp nối trục gồm hai đĩa ghép 
với nhau bằng bốn mối ghép bulông, hai đĩa đều là hình tròn xoay. Hình biểu diễn gồm 
có hình cắt đứng và hình chiếu cạnh. Hình cắt đứng thể hiện cấu tạo bên trong của đĩa và 
mối ghép bằng bulông (đầu bulông và đai ốc được vẽ đơn giản hóa). Hình chiếu cạnh thể 
hiện vị trí của các mối ghép bằng bulông. 
 Hình 11.1. Khớp nối trục 
147 
- Hình 11.2 là hình biểu diễn của gá khoan. Hình cắt đứng thể hiện mối ghép bằng 
vít và quan hệ lắp ráp giữa ống lót 6 và trục ren 5 với thân trên 4. Hình chiếu bằng thể 
hiện hình dạng của thân, vị trí của các vít 1 và hai chốt 3. Hình cắt B – B thể hiện mối 
ghép bằng chốt. Hình chiếu C thể hiện hình dạng của lỗ ở đáy thân 2. 
Hình 11.2. Gá khoan 
- Hình 11.3 là sơ đồ ổ trượt. Hình 11.4 là hình chiếu trục đo triển khai của ổ trượt. 
Hình 11.5 là bản vẽ lắp của ổ trượt, gồm ba hình biểu diễn. 
+ Hình cắt đứng (hình cắt bán phần) là hình biểu diễn chính của bản vẽ lắp, nó diễn 
tả hình dạng bên ngoài và kết cấu bên trong của ổ trượt theo hướng nhìn từ phía trước. 
+ Hình chiếu bằng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ổ đỡ theo hướng nhìn từ trên 
xuống. Nửa bên phải của hình chiếu bằng biểu diễn phần máng lót 7 và thân ổ trượt 8 ở 
dưới (máng lót 5, nắp ổ trượt 6 và các chi tiết ở trên được lấy đi). 
+ Hình chiếu cạnh là hình cắt bán phần biểu diễn hình dạng bên ngoài và kết cấu bên 
trong của ổ trượt theo hướng nhìn từ trái sang (không vẽ bầu dầu 1). 
148 
Hình 11.3. Sơ đồ ổ trượt 
Hình 11.4. Ổ trượt 
149 
 Hình 11.5. Bản vẽ lắp của ổ trượt 
Lưu ý: Bảng kê và khung tên bản vẽ trên (hình 11.5) được dùng trong sản xuất. 
11.2.2. Kích thước 
Các kích thước trên bản vẽ, là kích thước cần thiết cho việc lắp ráp và kiểm tra bao 
gồm: 
Kích thước quy cách: thể hiện tính nĕng của máy, ví dụ kích thước Ø50H8 là đường 
kính trong của máng lót đồng thời là đường kính của trục lắp với ổ trượt (hình 11.5). 
150 
Những kích thước này thường được xác định trước khi thiết kế, chúng là những thông số 
dùng để xác định các kích thước khác. 
Kích thước lắp ráp: là kích thước thể hiện quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết trong bộ 
phận lắp, bao gồm các kích thước của bề mặt tiếp xúc, các kích thước xác định vị trí 
tương đối giữa các chi tiết, kích thước lắp ráp thường kèm theo ký hiệu dung sai. 
+ Ví dụ: Kích thước 90H9/e9 của nắp và thân ổ trượt, 65H9/f9 của máng lót và nắp 
v. v... (hình 11.5). 
Kích thước lắp đặt: là kích thước thể hiện quan hệ giữa các bộ phận lắp này với bộ 
phận khác, thường là kích thước của các mặt bích, bệ máy, ví dụ : kích thước mặt đế 
của thân 240, 50, lỗ của bulông Ø17, vị trí tương đối của các lỗ bu lông 180 (hình 11.5). 
Những kích thước này có liên quan đến kích thước của các bộ phận khác sẽ lắp với đơn 
vị lắp của bản vẽ này. 
Kích thước khuôn khổ (Kích thước choán chỗ): thể hiện độ lớn chung của bộ phận 
lắp, dùng làm cĕn cứ cho việc xác định thể tích, đóng bao, vận chuyển, thiết kế xưởng. Ví 
dụ kích thước dài 240, rộng 80, cao 160 của ổ trượt (hình 11.5). 
Kích thước giới hạn: là kích thước thể hiện phạm vi hoạt động của bộ phận lắp. 
Ngoài những kích thước trên, bản vẽ lắp còn ghi một số kích thước quan trọng của 
các chi tiết được xác định trong quá trình thiết kế . 
11.2.3. Yêu cầu kỹ thuật 
Yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ lắp bao gồm những chỉ dẫn về đặc tính lắp ghép, 
phương pháp lắp ghép, những thông số cơ bản thể hiện cấu tạo và cách làm việc của bộ 
phận lắp, điều kiện nghiệm thu và quy tắc sử dụng v.v 
Số vị trí: Trên bản vẽ lắp, tất cả các chi tiết được đánh số tương ứng số vị trí của 
chúng trên bảng kê. Số vị trí được ghi trên giá ngang của đường dẫn và được ghi ở hình 
biểu diễn nào thể hiện rõ nhất hình dạng của chi tiết đó (hình 11.1). 
Bảng kê: là tài liệu kỹ thuật quan trọng của bộ phận lắp kèm theo bản vẽ lắp để bổ 
sung cho các hình biểu diễn. Bảng kê bao gồm ký hiệu và tên gọi các chi tiết, số lượng và 
vật liệu của chi tiết, những chỉ dẫn khác của chi tiết như module, số rĕng của bánh rĕng, 
số hiệu tiêu chuẩn và các kích thước cơ bản của các chi tiết tiêu chuẩn. 
Khung tên: Bao gồm tên gọi của bộ phận lắp, ký hiệu bản vẽ, tỉ lệ, họ tên và chức 
trách của những người có trách nhiệm đối với bản vẽ. 
Bảng kê và khung tên dùng trong trường học (hình 11.6). 
Ngoài bảng kê và khung tên được dùng trong trường học thì trong sản xuất bảng kê 
và khung tên được thiết kế và bố trí sao cho phù hợp với nhà sản xuất. 
151 
 Hình 11.6. Bảng kê và khung tên áp dụng cho trường học 
11.3. Cách đọc bản vẽ lắp 
11.3.1. Yêu cầu đọc bản vẽ lắp 
Đọc bản vẽ lắp cần đạt được các yêu cầu sau đây: 
- Hiểu được hình dạng và cấu tạo, nguyên lý làm việc và công dụng của bộ phận lắp 
mà bản vẽ được thể hiện. 
- Hiểu rõ hình dạng từng chi tiết và quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết đó. 
- Hiểu rõ cách tháo lắp, phương pháp tháo lắp, phương pháp lắp ghép, các yêu cầu kỹ 
thuật của bộ phận lắp. 
11.3.2. Trình tự đọc bản vẽ lắp 
1. Tìm hiểu chung. 
Trước hết đọc nội dung khung tên, các yêu cầu kỹ thuật, phần thuyết minh để bước 
đầu có khái niệm sơ bộ về nguyên lí làm việc và công dụng của bộ phận lắp. 
2. Phân tích hình biểu diễn. 
Đọc các hình biểu diễn của bản vẽ, hiểu rõ phương pháp biểu diễn. Hiểu rõ tên gọi 
của từng hình biểu diễn, vị trí các mặt phẳng cắt của các hình cắt và mặt cắt, phương 
chiếu của các hình chiếu cục bộ, hình chiếu riêng phần và sự liên hệ giữa các hình biểu 
diễn. Sau khi đọc các hình biểu diễn ta có thể hình dung được hình dạng của bộ phận lắp. 
3. Phân tích các chi tiết. 
Cĕn cứ theo số vị trí trong bảng kê để đối chiếu với số vị trí ở trên hình biểu diễn và 
dựa vào các vật liệu giống nhau trên mặt cắt để xác định phạm vi của từng chi tiết ở trên 
các hình biểu diễn 
Khi đọc, cần dùng cách phân tích hình dạng để hình dung các chi tiết. Phải hiểu rõ 
tác dụng của từng kết cấu của mỗi chi tiết, phương pháp lắp nối và quan hệ lắp ghép giữa 
các chi tiết. 
i
10 25 45 10 25 25
140 10
7
7
10
8
8
16
32
10
7
152 
4. Tổng hợp. 
Sau khi đã phân tích các hình biểu diễn, phân tích từng chi tiết, cần tổng hợp lại để 
hiểu một cách đầy đủ toàn bộ bản lắp. 
Khi tổng hợp, cần trả lời được một số vấn đề như sau: 
Bộ phận lắp có công dụng gì ? Nguyên lý hoạt động của nó như thế nào ? 
Mỗi hình biểu diễn thể hiện những phần nào của bộ phận lắp ? 
Các chi tiết ghép với nhau như thế nào ? Dùng loại mối ghép gì ? 
Cách tháo và lắp bộ phận lắp như thế nào ? 
Ví dụ: Đọc bản vẽ lắp êtô (hình 11.7) 
a. Tìm hiểu chung 
Đọc khung tên và bảng kê ta biết, tên gọi của bộ phận lắp là êtô, dùng trên các máy 
công cụ, êtô gồm 11 chi tiết khác nhau. 
b. Phân tích hình biểu diễn 
Bản vẽ gồm 3 hình chiếu cơ bản, một hình chiếu riêng phần, một mặt cắt rời và một 
hình trích của ren. 
Hình cắt đứng là hình biểu diễn chính, trên hình cắt này trục vít và ốc vít quy định 
không bị cắt. 
Hình cắt đứng thể hiện hình dạng bên trong và kết cấu của êtô, vị trí tương đối và 
quan hệ lắp ghép của các chi tiết trên êtô, nghiên cứu hình biểu diễn này, ta có thể biết 
được nguyên lý hoạt động của êtô. 
Hai đầu trục 8 lắp với 2 lỗ trên thân êtô 1, phần ren của trục 8 ĕn khớp với đai ốc dẫn 
9, khi trục 8 quay, ốc 9 chuyển động tịnh tiến làm cho má động 4 chuyển động theo, ốc 
dẫn 9 được cố định với má động bằng ốc vít 3. Như vậy 2 má của êtô, kẹp chặt hoặc 
không kẹp chặt chi tiết gia công, tuỳ theo chuyển động quay tròn thuận hay ngược của 
trục 8. 
Hình chiếu từ trái là hình chiếu kết hợp với hình cắt, Vị trí mặt cắt A-A, ghi trên hình 
chiếu đứng mặt phẳng này cắt qua trục của ốc vít 3, hình cắt BB cho ta thấy quan hệ lắp 
ghép giữa má động 4, má tĩnh 1, ốc 3, và ốc dẫn 9. Hình chiếu từ trên thể hiện hình dạng 
ngoài của êtô, hình dạng của má động, má tĩnh, trên hình chiếu này có hình cắt riêng 
phần, thể hện mối ghép đinh vít. 
Hình chiếu riêng phần theo hướng nhìn B là hình chiếu cạnh của tấm kẹp 2, bên cạnh 
hình chiếu đứng có mặt cắt rời thể hiện hình dạng của đầu trục, hình trích I tỷ lệ 3/1 thể 
hiện hình dạng kích thước ren vuông của trục. 
153 
Hình 11.7. Bản vẽ lắp ê tô 
154 
c. Phân tích từng chi tiết 
Ta có thể phân tích bằng cách tháo dần chi tiết, tháo chốt 6 đi ta thấy lỗ chốt trên đầu 
trục 8, lấy trục 8 đi còn lại vòng chặn 7, ta thấy rõ lỗ chốt và lỗ lắp đầu trục trên vòng 
chặn 7. Má tĩnh 1 là chi tiết chủ yếu của êtô, dựa vào các đường gạch gạch trên mặt cắt, 
ta xác định phạm vi của từng chi tiết, trên hình biểu diễn, hai đầu má tĩnh đều có lỗ để lắp 
với trục 8, phần giữa là khoang rỗng, ốc dẫn 9 chuyển động trong khoang rỗng đó, hình 
dạng ngoài thể hiện ở hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh. 
d. Tổng hợp 
Nếu ta quay trục 8, thì trục 8 quay tròn trong má tĩnh 1 do đó ốc dẫn 9 ĕn khớp với 
phần ren của trục 8 sẽ di chuyển dọc theo má tĩnh, ốc dẫn 9, được cố định với má động, 
khi ốc 9 chuyển động thì má động chuyển động theo, ren của trục 8 và ốc dẫn 9 là ren 
phải, do đó trục 8 quay theo chiều kim đồng hồ thì má động kẹp chặt chi tiết và ngược 
lại. 
Khoảng cách 0 - 70 thể hiện kích thước có thể kẹp chặt được trên êtô, thể hiện đặc 
tính của êtô. 
11.4. Vẽ tách chi tiết từ bản vẽ lắp 
Vẽ tách chi tiết được tiến hành sau khi đã hiểu đầy đủ bản vẽ lắp. Khi vẽ tách chi tiết, 
cần chú ý những điểm sau: 
- Không nên sao chép lại hình biểu diễn trong bản vẽ lắp mà phải cĕn cứ theo đặc 
điểm cấu tạo và hình dạng chi tiết để chọn phương án biểu diễn tốt nhất. 
- Bản vẽ chi tiết phải thể hiện đầy đủ các kết cấu của chi tiết mà trong bản vẽ lắp 
không thể hiện rõ như: Mép vát, rãnh thoát dao, góc lượn v.v 
- Kích thước được đo trực tiếp trên bản vẽ lắp. 
- Cĕn cứ theo tác dụng của chi tiết và yêu cầu của thiết kế để xác định độ nhẵn bề mặt 
chi tiết và các yêu cầu kỹ thuật khác. 
C. CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Bản vẽ lắp gồm những nội dung nào? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? 
2. Trên bản vẽ lắp cần ghi những kích thước gì? 
3. Trên sơ đồ các phân tử được đánh số như thế nào và ghi những nội dung gì? 
4. Trình bày ý nghĩa các ký hiệu vật liệu như gang, thép, đồng. 
5. Nêu yêu cầu cần đạt được khi đọc bản vẽ lắp. Đọc bản vẽ lắp thường theo trình tự như 
thế nào? 
 155 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ThS. Nguyễn Quốc Bảo, ThS. Đỗ Minh Tiến, Bài giảng Hình họa – Vẽ kỹ thuật 
(dùng cho SV bậc Cao đẳng), tài liệu lưu hành nội bộ (Trường ĐH Phạm Vĕn Đồng). 
[2] ThS. Hồ Ngọc Bốn, ThS. Nguyễn Vĕn Đoàn, Giáo trình Hình họa vẽ kỹ thuật, 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh-2014. 
[3] Phạm Thị Hoa, Lê Nguyên Ninh, Giáo trình vẽ kỹ thuật, nĕm 2006 (tái bản). 
[4] Trần Hữu Quế, Sách học vẽ kỹ thuật (dành cho trường đào tạo Công nhân Kỹ 
thuật), Nhà xuất bản Giáo dục-2007. 
[5] Trần Hữu Quế, Giáo trình vẽ kỹ thuật (dành cho trường đào tạo hệ trung cấp 
chuyên nghiệp), Nhà xuất bản Giáo dục-2007. 
[6] Trần Hữu Quế, Vẽ kỹ thuật cơ khí (tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục-(tái bản lần 
thứ mười). 
[7] Trần Hữu Quế, Đặng vĕn Cứ, Nguyễn vĕn Tuấn, Vẽ kỹ thuật cơ khí (tập 2), 
Nhà xuất bản Giáo dục-(tái bản lần thứ bảy). 
[8] Đinh Công Sắt, Vẽ kỹ thuật, NXB ĐH QG TpHCM, 2004. 
[9] Trương Minh Trí, Giáo trình Hình họa vẽ kỹ thuật (Giáo trình dành riêng cho 
sinh viên các ngành đào tạo: Cơ khí chế tạo máy-Cơ khí ô tô-Kỹ thuật), Nhà xuất bản Đại 
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh-2014. 
[10] Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội 
[11] Bài giảng Vẽ kỹ thuật (tập 1, 2), Trường Cao đẳng nghề Yên Bái. 
[12] Bộ môn Hình họa-Vẽ kỹ thuât, Vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản Giao thông 
vận tải 2007. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_hinh_hoa_ve_ky_thuat.pdf