Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép - Chương 1: Tải trọng tác dụng lên công trình

Tải trọng là các loại ngoại lực tác dụng lên công trình.

Đó là trọng lượng bản thân các bộ phận công trình và các

tác động lâu dài và tạm thời khác trong thời gian sử dụng

công trình.

Tải trọng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nội lực,

chuyển vị và khe nứt trong kết cấu công trình. Người thiết kế

cần xác định đúng và đầy đủ các loại tải trọng để trên cơ sở

đó xác định nội lực, kiểm tra độ bền, độ cứng và độ ổn định,

nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo tuổi thọ của công trình,

đồng thời đảm bảo tính kinh tế.

pdf 14 trang yennguyen 9420
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép - Chương 1: Tải trọng tác dụng lên công trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép - Chương 1: Tải trọng tác dụng lên công trình

Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép - Chương 1: Tải trọng tác dụng lên công trình
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 1
Chương 1 
TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH
Tải trọng là các loại ngoại lực tác dụng lên công trình. 
Đó là trọng lượng bản thân các bộ phận công trình và các
tác động lâu dài và tạm thời khác trong thời gian sử dụng
công trình.
Tải trọng là nguyên nhân chủ yếu gây ra nội lực, 
chuyển vị và khe nứt trong kết cấu công trình. Người thiết kế
cần xác định đúng và đầy đủ các loại tải trọng để trên cơ sở
đó xác định nội lực, kiểm tra độ bền, độ cứng và độ ổn định, 
nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo tuổi thọ của công trình, 
đồng thời đảm bảo tính kinh tế. 
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 2
1.1. Phân loại tải trọng
Tải trọng được phân loại theo tính chất tác dụng và theo thời
hạn tác dụng.
Theo tính chất tác dụng, tải trọng được chia ra ba loại:
Tải trọng thường xuyên, còn gọi là tĩnh tải, là những tải trọng
có trị số, vị trí và phương, chiều không thay đổi trong suốt
quá trình tác dụng lên công trình, như trọng lượng bản thân
các cấu kiện hoặc trọng lượng các thiết bị cố định.
Tải trọng tạm thời, còn gọi là hoạt tải, là những tải trọng có
thể thay đổi trị số, phương, chiều và điểm đặt, như tải trọng
trên sàn nhà, tải trọng do hoạt động của cầu trục trong nhà
công nghiệp, tải trọng do ôtô chạy trên đường, tải trọng gió
tác dụng trên bề mặt công trình.
Tải trọng đặc biệt là những tải trọng hiếm khi xảy ra như lực
động đất, chấn động do cháy, nổ v.v. . . 
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 3
Theo thời hạn tác dụng, tải trọng được chia ra hai loại: 
Tải trọng tác dụng dài hạn, như trọng lượng các vách
ngăn tạm, trọng lượng các thiết bị cố định, áp lực chất
khí, chất lỏng, vật liệu rời trong bể chứa hoặc đường ống, 
trọng lượng vật liệu chứa và bệ thiết bị trong phòng, kho
chứa 
Tải trọng tác dụng ngắn hạn, như trọng lượng người, vật
liệu, phụ kiện, dụng cụ sửa chữa, tải trọng sinh ra khi
chế tạo, vận chuyển và lắp ráp kết cấu xây dựng; tải
trọng sinh ra do thiết bị nâng chuyển di động(cầu trục, 
câu treo, máy bốc xếp), tải trọng gió 
Tải trọng thường xuyên thuộc loại tải trọng tác dụng dài
hạn. Nhưng tải trọng tạm thời có thể tác dụng dài hạn
hay ngắn hạn. 
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 4
Theo trị số, mỗi loại tải trọng đều có:
- Trị số tiêu chuẩn gn (còn gọi là tải trọng tiêu chuẩn) do 
trọng lượng của các kết cấu được xác định theo số liệu của
tiêu chuẩn và catalo hoặc theo các kích thước thiết kế và
khối lượng thể tích vật liệu;
- Trị số tính toán g (còn gọi là tải trọng tính toán) được xác
định bằng cách lấy trị số tiêu chuẩn gn nhân với hệ số tin cậy
về tải trọng (n) là hệ số xét đến khả năng thay đổi trị số tải
trọng:
. 
Hệ số tin cậy của tải trọng (n) do trọng lượng của các kết cấu
xây dựng, nền móng nhà và công trình, lấy theo chỉ dẫn ở
mục 2.2 của [1] hoặc tham khảo bảng 2.4 [2]. 
n
ngg =
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 5
Theo cách thức tác dụng, tải trọng được chia ra:
- Tải trọng tập trung là những tải trọng tác dụng trên một
vùng rất nhỏ, có thể xem như một điểm.
- Tải trọng phân bố là những tác dụng cơ học trên một miền:
+ nếu miền tác dụng có dạng đường (đường thẳng hoặc
đường cong), thì gọi là tải trọng phân bố chiều dài; khi đó
tải trọng có thứ nguyên là [lực/chiều dài];
+ nếu miền tác dụng có dạng mặt (mặt phẳng hoặc mặt
cong), thì gọi là tải trọng phân bố diện tích; khi đó tải
trọng có thứ nguyên là [lực/diện tích];
+ nếu miền tác dụng có dạng khối, thì gọi là tải trọng
phân bố thể tích; khi đó tải trọng có thứ nguyên là [lực/thể
tích].
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 6
1.2 Tổ hợp tải trọng
Các tải trọng không tác dụng đơn lẻ mà thường có nhiều tải
trọng cùng lúc tác dụng lên công trình. Những tải trọng có
khả năng tác dụng đồng thời thì tạo thành một tổ hợp tải
trọng.
Khi thiết kế công trình, đòi hỏi phải xác định nội lực bất lợi
trong kết cấu, nên cần phải tổ hợp tải trọng một cách hợp lý.
Có nhiều tổ hợp tải trọng, nhưng tại một tiết diện nào đó của
cấu kiện thì chỉ có một tổ hợp gây ra nội lực bất lợi nhất. 
Mặt khác, một tổ hợp nào đó là bất lợi nhất đối với tiết diện
này nhưng lại không phải là bất lợi nhất đối với tiết diện khác. 
Những vấn đề đó là khá phức tạp, sẽ được xét đến trong
từng trường hợp tính toán cụ thể. 
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 7
Trị số tiêu chuẩn của các loại tải trọng (tải trọng tiêu chuẩn) 
cũng như các loại tổ hợp tải trọng được lấy theo tiêu chuẩn
thiết kế. Đối với công trình dân dụng và công nghiệp, tiêu
chuẩn tải trọng và tác động hiện dùng là TCVN 2737-1995 
[1]. Đối với các công trình chuyên ngành như giao thông, 
thủy lợi, cảng, dùng tiêu chuẩn ngành tương ứng. Chẳng hạn
tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi hiện dùng là TCVN 
4116-85.
TCVN 2737-1995 quy định hai loại tổ hợp tải trọng:
Tổ hợp cơ bản gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng
tạm thời dài hạn và tải trọng tạm thời ngắn hạn có thể đồng
thời tác dụng.
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 8
Tổ hợp đặc biệt gồm các tải trọng thường xuyên, tải trọng
tạm thời dài hạn và tải trọng tạm thời ngắn hạn và một trong
số các tải trọng đặc biệt có thể đồng thời tác dụng.
Tổ hợp đặc biệt do tác động nổ hoặc do va chạm của các
phương tiện giao thông với các bộ phận công trình cho phép
không tính đến các tải trọng tạm thời ngắn hạn nêu trên đây.
Tổ hợp đặc biệt do tác dụng của động đất không tính đến tải
trọng gió.
Tổ hợp tải trọng dùng để tính khả năng chống cháy của kết
cấu là tổ hợp đặc biệt.
Hệ số tổ hợp (ψ):
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 9
Sự xuất hiện cùng một lúc nhiều tải trọng mà mỗi tải trọng
đều đạt trị số lớn nhất của nó là ít có khả năng xảy ra hơn so 
với khi chỉ có ít tải trọng. Để xét đến thực tế đó, người ta
dùng hệ số tổ hợp tải trọng trong công thức xác định nội lực
tính toán. 
Tổ hợp tải trọng cơ bản có một tải trọng tạm thời thì giá trị
của tải trọng tạm thời được lấy toàn bộ (ψ = 1).
Tổ hợp tải trọng cơ bản có từ 2 tải trọng tạm thời trở lên thì
giá trị của tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng tạm thời
ngắn hạn phải được nhân với hệ số ψ = 0,9.
Tổ hợp tải trọng đặc biệt có một tải trọng tạm thời thì giá trị
của tải trọng tạm thời được lấy toàn bộ (ψ = 1).
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 10
Tổ hợp tải trọng đặc biệt có 2 tải trọng tạm thời trở lên, giá trị
của tải trọng đặc biệt được lấy toàn bộ, còn giá trị của tải
trọng tạm thời được nhân với hệ số tổ hợp như sau: 
tải trọng tạm thời dài hạn nhân với hệ số ψ1 = 0,95;
tải trọng tạm thời ngắn hạn nhân với hệ số ψ2 = 0,8;
trừ những trường hợp riêng, được ghi trong tiêu chuẩn thiết
kế công trình trong vùng động đất hoặc tiêu chuẩn thiết kế
kết cấu và nền mómg khác.
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 11
1.3 Xác định tải trọng bằng tính toán
Ví dụ 1.1. Tính trọng lượng bản thân của một dầm bêtông
cốt thép có tiết diện chữ nhật, kích thước b×h = 250×600 
(tính bằng mm) – h.1.1,a và một dầm bêtông cốt thép khác
có tiết diện chữ T, kích thước phần sườn b×h = 200×600 
(mm), phần cánh bf×hf = 500×100 (mm) – h.1.1,b. (Tính giá
trị tiêu chuẩn).
Giải: Kết cấu dạng thanh nên trọng lượng bản thân là tải
trọng phân bố theo chiều dài, tính bằng tích số của trọng
lượng đơn vị vật liệu và diện tích tiết diện. Đối với vật liệu
bêtông cốt thép, trị số tiêu chuẩn của trọng lượng đơn vị có
thể tra từ bảng 2-1 [2]: γb = 2500 daN/m3.
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 12
Dầm tiết diện chữ nhật, kích thước b×h = 250×600:
gn = γbA = γbbh = 2500×0,25×0,6 = 375 daN/m.
Dầm tiết diện chữ T, b×h = 200×600 (mm), bf×hf = 500×100 
(mm):
- diện tích tiết diện: A = bh + (bf – b)hf = 0,2×0,6 + (0,5 –
0,2)×0,1 = 0,138 m2;
- trọng lượng bản thân: gn = γbA = 2500×0,138 = 345 daN/m.
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 13
Vật liệu Chiều dày Trọng lượng đơn vị Hệ số tin cậy
mm daN/m3 n
Lớp gạch lát nền δ1 = 7 γ1= 1800 1,2 
Lớp vữa lót δ2 = 15 γ1= 1500 1,2
Tấm bêtông cốt thép δ3 = 120 γ3= 2500 1,1
Lớp vữa tô δ4 = 15 γ4= 1500 1,2
Ví dụ 1.2. Tính trọng lượng bản thân (trị số tính toán) của
một bản sàn bêtông cốt thép có các lớp cấu tạo như sau:
MS: 803001 – TẢI TRỌNG7/30/2012 12:34 PM 14
Giải: Trị số tính toán tổng cộng của trọng lượng bản thân bản
sàn (lực phân bố diện tích):
= 1800×0,007×1,2 + 1500×0,015×1,2 + 2500×0,12×1,1 + 
1500×0,015×1,2 = 429,1 daN/m2.
1.4. Xác định tải trọng theo tiêu chuẩn thiết kế
Tải trọng do thiết bị, người và vật liệu, vật tư chất trong kho
xác định theo mục 4 [1].
Tải trọng do cầu trục và cẩu treo xác định theo mục 5 [1].
Tải trọng gió xác định theo mục 6 [1].
Bảng 2-1 [2] cho trị số tiêu chuẩn của trọng lượng đợn vị của
một số loại vật liệu xây dựng thông dụng.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ket_cau_be_tong_cot_thep_chuong_1_tai_trong_tac_du.pdf