Phân tích sự cân bằng tài chính tại doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt Nam

TÓM TẮT

Phân tích sự cân bằng tài chính là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh

nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết (DNXMNY) tại Việt Nam. Qua sự

phân tích này, các doanh nghiệp sẽ đánh giá được sự phù hợp giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc

nguồn vốn của mình. Trong giai đoạn hậu suy thoái kinh tế hiện nay, duy trì được sự cân bằng tài

chính sẽ giúp cho doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt Nam giảm thiểu rủi ro tài chính,

nâng cao hiệu quả kinh doanh, vượt qua khủng hoảng.

pdf 5 trang yennguyen 3340
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích sự cân bằng tài chính tại doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích sự cân bằng tài chính tại doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt Nam

Phân tích sự cân bằng tài chính tại doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt Nam
Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141 
137 
PHÂN TÍCH SỰ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP 
NGÀNH XI MĂNG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 
Nguyễn Việt Dũng*, Dương Thanh Tình 
 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Phân tích sự cân bằng tài chính là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh 
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết (DNXMNY) tại Việt Nam. Qua sự 
phân tích này, các doanh nghiệp sẽ đánh giá được sự phù hợp giữa cấu trúc tài sản và cấu trúc 
nguồn vốn của mình. Trong giai đoạn hậu suy thoái kinh tế hiện nay, duy trì được sự cân bằng tài 
chính sẽ giúp cho doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt Nam giảm thiểu rủi ro tài chính, 
nâng cao hiệu quả kinh doanh, vượt qua khủng hoảng. 
Từ khóa: Tài chính doanh nghiệp, cân bằng tài chính 
SỰ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH TRONG 
DOANH NGHIỆP* 
Cân bằng tài chính được định nghĩa bởi sự 
cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự 
phù hợp giữa thời gian chuyển đổi tài sản 
thành tiền và thời gian đáo hạn của các khoản 
nợ tới hạn. Căn cứ theo thời hạn chuyển đổi 
thành tiền, tài sản của doanh nghiệp được chia 
thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài 
sản ngắn hạn là loại tài sản có thời gian 
chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm. Tài sản dài 
hạn là loại tài sản có thời gian hoàn vốn lớn 
hơn 1 năm. Để hình thành nên hai loại tài sản 
này, có hai nguồn vốn là nguồn vốn dài hạn 
và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn dài hạn 
bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản 
nợ dài hạn có thời gian đáo hạn trên 1 năm. 
Ngược lại, các khoản nợ ngắn hạn có thời 
gian đáo hạn dưới 1 năm được gọi là nguồn 
vốn ngắn hạn. Nguyên lý chung, nguồn vốn 
dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành 
tài sản dài hạn, phần còn lại của nguồn vốn 
dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư 
để hình thành tài sản ngắn hạn. Khi đó, phần 
chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản 
dài hạn được gọi là nguồn vốn lưu động 
thường xuyên. Đây là chỉ tiêu phản ánh cách 
thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, 
đánh giá mức độ an toàn và rủi ro tài chính 
trong hoạt động của doanh nghiệp. 
* Tel: 
Nguồn vốn lưu động thường xuyên (còn gọi 
là vốn lưu động thuần – NWC) được xác định 
như sau: 
NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn 
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cách thức tài 
trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, đánh giá 
mức độ rủi ro tài chính trong hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp. 
Qua công thức trên, ta có thể đánh giá tình 
hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. 
Nếu NWC > 0: Hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp sẽ có sự ổn định vì có một bộ 
phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài 
trợ cho tài sản lưu động. 
Nếu NWC < 0: Hoạt động kinh doanh sẽ gặp 
rủi ro, là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân 
thanh toán chắc chắn mất cân bằng. Đặc biệt 
trong các lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. 
Nếu NWC = 0: Cách tài trợ này cho thấy, tài 
sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài 
hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng 
nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng 
không tạo ra sự ổn định trong hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với 
những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm. 
THỰC TRẠNG CÂN BẰNG TÀI CHÍNH 
TẠI DOANH NGHIỆP NGÀNH XI MĂNG 
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 
Trong những năm qua, ngành công nghiệp xi 
măng Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, 
Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141 
138 
quy mô và năng suất đều tăng, đáp ứng nhu 
cầu xi măng cho phát triển đất nước. Tuy 
nhiên, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam 
gặp rất nhiều khó khăn như tình trạng cung 
vượt quá nhu cầu xi măng, mức độ cạnh tranh 
gay gắt, giá các yếu tố đầu vào như điện, 
than, chi phí vận tải không ngừng gia tăng, lãi 
suất tăng cao. Theo Hiệp hội Xi măng Việt 
Nam cho biết, hiện nay chỉ khoảng 50% 
doanh nghiệp xi măng có thể trụ được, 30% 
doanh nghiệp khó khăn và 20% doanh nghiệp 
hết sức khó khăn và có nguy cơ phá sản. Việc 
phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc tài sản và 
cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp xi măng 
hiện nay giúp cho doanh nghiệp ngành xi 
măng giảm thiểu rủi ro tài chính, nâng cao 
hiệu quả kinh doanh, vượt qua khủng hoảng. 
Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản 
của doanh nghiệp như tỷ suất đầu tư tài sản 
ngắn hạn, tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn. Cấu 
trúc tài sản của các DNXMNY giai đoạn 2009 
- 2013 được thể hiện qua hình 1. 
Tài sản dài hạn có xu hướng tăng lên trong 
giai đoạn 2009 – 2013. Tỷ suất đầu tư tài sản 
dài hạn bình quân trong giai đoạn 2009 – 
2013 là 59,62%. Tài sản ngắn hạn có quy mô 
tăng lên trong 5 năm qua. Nhưng trong giai 
đoạn 2011 – 2013, quy mô tài sản ngắn hạn 
có xu hướng giảm xuống, tỷ suất đầu tư tài 
sản ngắn hạn có xu hướng giảm xuống. Tỷ 
suất đầu tư tài sản ngắn hạn bình quân trong 
giai đoạn 2009 – 2013 là 40,38%. Như vậy, 
cấu trúc tài sản của DNXMNY trong giai 
đoạn 2009 – 2013 xoay quanh cấu trúc 60% 
tài sản dài hạn và 40% tài sản ngắn hạn. Cấu 
trúc tài sản đã có sự thay đổi từ năm 2009, 
cấu trúc tài sản năm 2009 là 54% tài sản dài 
hạn và 46% tài sản ngắn hạn. Sang giai đoạn 
2010 – 2013, cấu trúc tài sản của DNXMNY 
xoay quanh cấu trúc 61% tài sản dài hạn và 
39% tài sản ngắn hạn. 
Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc nguồn 
vốn của doanh nghiệp như hệ số nợ, hệ số vốn 
chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. 
Cấu trúc nguồn vốn của các DNXMNY giai 
đoạn 2009 - 2013 được thể hiện qua Bảng 01. 
Qua bảng 01, nhận thấy hệ số nợ của các 
doanh nghiệp có xu hướng gia tăng liên tục 
trong giai đoạn 2009 – 2013. Trong cấu trúc 
nợ của các doanh nghiệp, chủ yếu là khoản nợ 
ngắn hạn và có xu hướng tăng liên tục. Trong 
giai đoạn 2009 -2010, các DNXMNY duy trì 
cấu trúc nợ là 54% nợ ngắn hạn và 46% nợ 
dài hạn. Sang giai đoạn 2011 – 2013, cấu trúc 
nợ của các DNXMNY đã có sự thay đổi theo 
hướng nợ ngắn hạn tăng lên, nợ dài hạn giảm 
xuống, cấu trúc nợ mới trong giai đoạn này là 
59% nợ ngắn hạn và 41% nợ dài hạn. Việc sử 
dụng nhiều nợ ngắn hạn sẽ gây áp lực lên khả 
năng thanh toán của doanh nghiệp. 
Nguồn: BCTC của 18 DNXM nghiên cứu và tính toán của tác giả 
Hình 01: Tỷ trọng đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp được khảo sát 
Tỷ suất đầu tư 
T
à
i 
sả
n
 D
N
Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141 
139 
Bảng 01: Cấu trúc nguồn vốn của Doanh nghiệp XM nghiên cứu 
ĐVT: % 
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 
1 Hệ số nợ 57,96 61,39 66,33 67,62 72,02 
1.1 Hệ số nợ NH 30,98 33,46 38,79 40,97 42,05 
1.2 Hệ số nợ DH 26,98 27,94 27,55 26,65 29,97 
2 Hệ số VCSH 42,00 38,52 33,56 32,28 27,87 
Nguồn: BCTC của 18 DNXM nghiên cứu và tính toán của tác giả 
Bảng 02: NWC của doanh nghiệp xi măng được khảo sát 
ĐVT: % 
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 
1 Tỷ suất đầu tư TSDH 54,15 61,06 61,91 59,62 61,39 
2 Nguồn vốn dài hạn 68,97 66,46 61,10 58,92 57,84 
2.1 Nợ dài hạn 26,98 27,94 27,55 26,65 29,97 
2.1 Vốn chủ sở hữu 42,00 38,52 33,56 32,28 27,87 
3 NWC 14,83 5,40 -0,80 -0,70 -3,55 
Nguồn: BCTC của 18 DNXM nghiên cứu và tính toán của tác giả 
Hệ số vốn chủ sở hữu giảm liên tục trong giai 
đoạn 2009 – 2013, từ 42% năm 2009 xuống 
còn 27,87% năm 2013. Vốn chủ sở hữu được 
hình thành từ ba nguồn cơ bản là số tiền vốn 
góp của các nhà đầu tư, số tiền tạo ra từ kết 
quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận chưa 
phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản. 
Như vậy, nguồn vốn của doanh nghiệp xi 
măng chủ yếu được tài trợ bằng nợ phải trả. 
Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 
trong cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. 
Để thấy được sự cân bằng về mặt tài chính của 
doanh nghiệp xi măng niêm yết, ta thực hiện 
phân tích chỉ tiêu NWC thông qua bảng 02. 
Thông qua bảng 02, ta thấy trong giai đoạn 
2009 – 2013, các doanh nghiệp sản xuất xi 
măng không quan tâm đến sự cân bằng tài 
chính trong vấn đề tài trợ vốn. Điều này thể 
hiện thông qua chỉ tiêu nguồn vốn lưu động 
thường xuyên (NWC) có xu hướng giảm liên 
tục từ mức 14,83% năm 2009 xuống còn – 
3,55% năm 2013. Tỷ trọng tài sản dài hạn 
trên tổng tài sản không có sự biến động lớn 
trong 5 năm qua, tuy nhiên tỷ trọng nguồn 
vốn dài hạn trên tổng nguồn vốn có xu hướng 
giảm dần, từ mức 68,97% năm 2009 xuống 
còn 57,84% năm 2013, làm cho sự cân bằng 
tài chính giảm xuống. 
Trong giai đoạn 2009 – 2010, chỉ tiêu nguồn 
vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, chứng 
tỏ nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản 
dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn, doanh 
nghiệp sẽ có sự ổn định trong hoạt động kinh 
doanh, nguyên tắc tài trợ được đảm bảo 
nhưng chưa ổn định theo thời gian và có xu 
hướng giảm xuống. Trong giai đoạn 2011 – 
2013, chỉ tiêu nguồn vốn lưu động thường 
xuyên có giá trị âm, lần lượt qua các năm là 
0,8%, 0,7% và 3,55%. Chứng tỏ nguồn vốn 
dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn 
và một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng 
nguồn vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu việc sử 
dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã 
mất thăng bằng. Điều này càng đáng lo ngại 
hơn đối với doanh nghiệp hoạt động trong 
lĩnh vực xây dựng như ngành xi măng. 
Trong cấu trúc tài sản dài hạn của doanh 
nghiệp sản xuất xi măng được khảo sát, tài 
sản cố định là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất. 
Trong giai đoạn 2009 – 2012, nguồn vốn dài 
hạn của doanh nghiệp sản xuất xi măng được 
khảo sát đều lớn hơn giá trị tài sản cố định, 
tức là tài sản cố định đã được tài trợ hoàn toàn 
bằng nguồn vốn dài hạn. Phần nhỏ còn lại của 
tài sản dài hạn sẽ được tài trợ bằng phần còn 
lại của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn 
hạn. Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành sản 
xuất xi măng có tốc độ quay vòng vốn kinh 
Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141 
140 
doanh chậm, đặt trong điều kiện thị trường 
bất động sản gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng 
kinh tế chậm thì cách thức tài trợ này sẽ chứa 
đựng rủi ro trong công tác huy động vốn và 
sử dụng vốn. Riêng năm 2013, nguồn vốn dài 
hạn không đủ tài trợ cho tài sản cố định. Phần 
còn lại của tài sản cố định nói riêng và tài sản 
dài hạn nói chung sẽ được tài trợ bằng nguồn 
vốn ngắn hạn. Đây là vấn đề mạo hiểm trong 
công tác tổ chức huy động vốn. 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN 
SỰ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH 
NGHIỆP XI MĂNG NIÊM YẾT 
Đối với doanh nghiệp xi măng 
Thứ nhất, do đặc điểm của ngành xi măng là 
quy mô vốn đầu tư lớn, tỷ trọng tài sản cố 
định cao. Vì vậy, nguồn tài trợ từ vay nợ phải 
mang tính chất dài hạn. Về phía doanh nghiệp 
xi măng, cần tích cực nâng cao hiệu quả quản 
lý và hiệu quả kinh doanh, tạo niềm tin cho 
các đối tác và ngân hàng thương mại 
(NHTM) khi vay vốn. Về phía ngân hàng 
thương mại, do khó khăn của ngành xi măng 
hiện nay, NHTM cần thực hiện tái cơ cấu 
khoản nợ vay qua việc (a) Kéo giãn thời gian 
trả nợ thêm đủ để Công ty mới có thể thực 
hiện việc tái cấu trúc và trả nợ vay (b) Giảm áp 
lực trả nợ bằng cách xóa nợ đối với các khoản 
lãi vay quá hạn cũ (lãi phạt, bằng 150% lãi vay 
thông thường) và (c) Xem xét bổ sung hạn mức 
vay vốn lưu động cho doanh nghiệp mới thành 
lập sau khi M&A. 
Thứ hai, đối với nguồn vốn chủ sở hữu: 
Trong chính sách huy động và sử dụng vốn, 
cần ưu tiên sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu 
tư. Đây là nguồn vốn rất quan trọng để nâng 
cao khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Tiếp 
cận thị trường vốn một cách linh hoạt, thực 
hiện phát hành cổ phiếu để huy động vốn trên 
thị trường chứng khoán. 
Thứ ba, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn 
bằng cách tăng cường công tác tiêu thụ sản 
phẩm. Tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao 
hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành 
sản phẩm. 
Đối với Chính phủ 
Thứ nhất: Cần rà soát lại quy hoạch phát triển 
công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 
2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 
cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - 
xã hội, hạn chế tình trạng dư thừa xi măng 
dựa trên Quyết định 1488/QĐ-TTg ký ngày 
29/8/2011. Cụ thể, Bộ Xây dựng cơ quan chủ 
quản Ngành xi măng cần thực hiện các yêu 
cầu sau: 
- Dự báo sát nhu cầu thị trường, để từ đó đưa 
ra lộ trình phát triển sản xuất phù hợp. 
- Trước tình hình khó khăn của Ngành xi 
măng, Bộ Xây dựng đã làm việc với các chủ 
đầu tư để tạm dừng đầu tư các dự án mới. 
Trong điều kiện những doanh nghiệp chưa 
đăng ký hợp đồng, chưa mở L/C thì phải 
hoãn, giãn tiến độ. 
Thứ hai: Thực hiện kích cầu nội địa. Đây là 
giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng 
dư thừa xi măng hiện tại và tương lai bằng 
cách bê tông xi măng hóa các dự án đường 
quốc lộ, đường cao tốc, các công trình thủy 
lợi, đường giao thông nông thôn. 
Thứ ba: Chính phủ phải có những tháo gỡ cụ 
thể giúp các doanh nghiệp xi măng giải quyết 
những khó khăn về tài chính như: Giãn nợ các 
khoản vay nước ngoài, cơ cấu lại danh mục 
nợ; Khoanh nợ, lùi thời hạn trả nợ các khoản 
vay trong nước đã đến hạn; Hạ lãi suất cho 
vay về mức hợp lý 10-12%/năm. Giảm thuế 
VAT và thuế thu nhập cho các doanh nghiệp 
xi măng, đồng thời cũng giảm thuế xuất khẩu 
xi măng để tạo điều kiện cạnh tranh về giá để 
xuất khẩu xi măng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (2013), 
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính. 
2. Báo cáo tài chính của các công ty được lấy từ 
các website: 
Nguyễn Việt Dũng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 137 - 141 
141 
SUMMARY 
ANALYSIS OF FINANCIAL BALANCE 
IN LISTED CEMENT INDUSTRY IN VIETNAM 
Nguyen Viet Dung*, Duong Thanh Tinh 
College of Economics and Business Administration - TNU 
Analysis of the financial balance is an important content in the management of companies’ 
finance, especially companies in listed cement industry in Vietnam. Through this analysis, the 
enterprises will be able to assess the suitability between their assets structure and capital structure. 
In the post economic downturn today, maintaining financial balance will help companies in listed 
cement industry in Vietnam minimize financial risks, improve business performance to overcome 
the crisis. 
Key words: Companies finance, financial balance 
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:29/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014 
Phản biện khoa học: PGS.TS Hoàng Thị Thu – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN
* Tel: 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_su_can_bang_tai_chinh_tai_doanh_nghiep_nganh_xi_ma.pdf