Bài giảng Kết cấu động cơ đốt trong - Chương II: Cơ cấu phát lực

Các chi tiết của hệ

thống phát lực (cơ cấu trục

khuỷu – thanh truyền)

được chia làm hai nhóm:

Nhóm các chi tiết

không chuyển động (cố

định): thân máy (khối xy

lanh), nắp máy, ống lót xy

lanh, đệm nắp máy và cạc

te dầu.

Nhóm các chi tiết

chuyển động: piston, séc

măng, chốt piston, thanh

truyền, trục khuỷu và bánh

đà.

 

pdf 32 trang yennguyen 16340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kết cấu động cơ đốt trong - Chương II: Cơ cấu phát lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kết cấu động cơ đốt trong - Chương II: Cơ cấu phát lực

Bài giảng Kết cấu động cơ đốt trong - Chương II: Cơ cấu phát lực
1CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
Cấu tạo chung của trục khuỷu_thanh truyền
Các chi tiết của hệ
thống phát lực (cơ cấu trục
khuỷu – thanh truyền)
được chia làm hai nhóm:
Nhóm các chi tiết
không chuyển động (cố
định): thân máy (khối xy
lanh), nắp máy, ống lót xy
lanh, đệm nắp máy và cạc
te dầu.
Nhóm các chi tiết
chuyển động: piston, séc
măng, chốt piston, thanh
truyền, trục khuỷu và bánh
đà.
2CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.1 NHÓM CÁC CHI TIẾT CỐ ĐỊNH :
2.1.1 Thân máy:
2.1.1.1 Nhiệm vụ:
- Thân máy cùng với nắp 
xy lanh là bệ đỡ rắn chắc cho tất 
cả các chi tiết của một động cơ, 
là nơi lắp đặt và bố trí hầu hết các 
cụm, các chi tiết của động cơ. Cụ 
thể trên thân máy bố trí xylanh , 
hệ trục khuỷu và các bộ phận 
truyền động để dẫn động các cơ 
cấu và hệ thống khác của động 
cơ như trục cam, bơm nhiên liệu, 
bơm dầu, bơm nước, quạt gió 
3CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.1.1.3 Kết cấu
- Thân máy có thể bằng gang 
đúc, hợp kim nhôm hoặc 
đuyara. Động cơ cỡ lớn có thể 
có thân máy bằng thép tấm 
dùng kết cấu hàn.
2.1.1.2 Vật liệu 
Thân 
máy 
kiểu 
thân 
xylanh 
– hộp 
trục 
khuỷu
6
Thân 
máy 
đúc 
liền 
khối
- Hầu hết các loại động cơ có
công suất vừa và nhỏ, đặc biệt là
các động cơ ô tô, máy kéo hiện
nay đều có thân máy đúc liền
khối là loại thân máy có xylanh
đúc liền với hộp trục khuỷu và
được gọi là thân xylanh – hộp
trục khuỷu .
4CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
Xylanh và nắp quy lát động cơ làm mát bằng gió
- Đối với động cơ làm mát bằng
nước hay bằng dung dịch (chất) làm mát,
xung quanh nòng xylanh có các áo nước
(bọng nước) là khoảng trống giữa vách
ngoài nòng xylanh với vỏ thân máy, ở đó
có dung dịch làm mát tuần hoàn để giải
nhiệt cho động cơ.
- Khi thân xylanh làm rời với hộp trục
khuỷu và lắp với nhau bằng bulong hay
gugiong thì thân máy là loại thân máy rời
. Kết cấu trên hình a rất phổ biến ở động
cơ ô tô, máy kéo . Một số động cơ tàu
thủy chỉ dùng một loại gugiong suốt từ
nắp xylanh cho đến bề mặt cacte dầu,
5CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
Thân máy đ.cơ làm mát bằng gió
- Thân máy của động cơ làm mát
bằng gió thưòng là thân máy rời. Về mặt
nguyên tắc có thể dùng gugiong riêng rẽ
hay một gugiong để ghép nắp và thân
xylanh với hộp trục khuỷu. Xylanh có thể
làm liền với thân hoặc làm rời ở dạng
ống lót rồi lắp vào thân .
Trục khuỷu treo Trục khuỷu đặt
- Tùy theo phương pháp lắp đặt trục khuỷu trong hộp trục khuỷu mà thân máy
có kết cấu khác nhau . Những phương pháp thường gặp trong thực tế là :
6CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
+ Trục khuỷu treo. Hộp trục khuỷu chia làm hai nửa, nửa dưới là cacte dầu
. Thân máy hay toàn bộ động cơ được lắp đặt trên các gối đỡ . Đây là kiểu phổ
biến cho động cơ ô tô, máy kéo .
+ Trục khuỷu đặt. Hộp trục khuỷu cũng chia làm hai nửa, nửa dưới đồng
thời là bệ máy . Trục khuỷu và toàn bộ thân máy cùng các chi tiết lắp ráp được đặt
trên bệ máy .
+ Trục khuỷu luồn. Hộp trục khuỷu nguyên khối, do đó khi lắp ráp trục
khuỷu vào động cơ phải băng cách luồn.
- Theo tình trạng chịu lực khí thể, người ta còn phân biệt thân máy theo các
dạng sau :
+ Thân xylanh hay xylanh chịu lực,(xylanh liền với thân máy ). Lực khí thể
tác dụng lên nắp xylanh, qua gugiong nắp máy truyền xuống thân xylanh.
+ Vỏ thân chịu lực, (xylanh làm rời ở dạng ống lót rồi lắp vào thân máy).
Lực khí thể truyền qua gugiong xuống vỏ thân, xy lanh hoàn toàn không chịu lực khí
thể.
+ Gugiong chịu lực, (thân xy lanh và hộp trục khuỷu rời ). Lực khí thể hoàn
toàn do gugiong chịu.
7CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
+ Xy lanh liền với thân máy. Thân máy có độ cứng vững cao, được làm mát
tốt do tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát hay không khí . Tuy nhiên, đối với động
cơ làm mát bằng nước, do kết cấu hộp kín nên khó đúc. Ngoài ra toàn bộ thân máy
đều dùng vật liệu tốt như vật liệu xy lanh nên lãng phí. loại thân máy này được
dùng chủ yếu trong động cơ cỡ nhỏ có áp suất và nhiệt độ không cao.
- Thân máy là chi tiết rất phức tạp, trên đó bố trí các chi tiết của cơ cấu trục
khuỷu thanh truyền, cơ cấu phối khí, hệ thống làm mát .. nhưng quan trọng
nhất là xylanh của động cơ. Có thể chia ra một số loại xy lanh như sau :
8CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
+ Lót xy lanh khô. Lót xy lanh bằng
vật liệu chất lượng cao được ép vào lỗ
xylanh. Sau khi ép có gờ nhô lên để khi lắp
với đệm nắp máy sẽ kín khít hơn. Phương
pháp này không lãng phí vật liệu, thân máy
có độ cứng vững cao, nhưng truyền nhiệt ra
môi chất làm mát khó khăn hơn. Để tiết
kiệm vật liệu hơn nữa, một số động cơ chỉ
có lót xylanh ở phần trên (buồng cháy).
+ Lót xylanh ướt. Xylanh đươc chế tạo
rời rồi lắp vào thân máy. Gờ vai xylanh cũng
được lắp nhô lên như loại trên để đảm bảo
kín khít. Nước làm mát bao quanh xylanh
nên hiệu quả làm mát tốt. Do có dạng hộp
rỗng nên thân máy dễ đúc. Tuy nhiên cũng
chính vì rỗng hở nên độ cứng vững của thân
máy không cao. Ngoài ra phải giải quyết
bao kín xylanh để tránh lọt nước làm mát
xuống cacte dầu.
9CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.1.2 Nắp xylanh (Nắp máy)
- Nắp xylanh đậy kín
một đầu xy lanh, cùng với
piston, sécmăng và xylanh tạo
thành buồng cháy. Nhiều bộ
phận của động cơ được lắp trên
nắp xylanh như bugi, vòi phun,
cụm xupap, cơ cấu giảm áp hỗ
trợ khởi động  Ngoài ra, trên
xylanh còn bố trí các đường
nạp, đường thải, đường nước
làm mát, đường dầu bôi trơn 
Do đó kết cấu của nắp xylanh
rất phức tạp.
2.1.2.1 Vai trò 
10
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
- Nắp xylanh động cơ diesel làm
mát bằng nước đều đúc bằng gang hợp
kim, dùng khuôn cát. Còn nắp xylanh của
động cơ làm mát bằng gió thường chế tạo
bằng hợp kim nhôm dùng phương pháp đúc
hoặc phương pháp rèn đập (ví dụ: nắp
xylanh động cơ máy bay).
- Nắp xylanh động cơ xăng thường
dùng hợp kim nhôm, có ưu điểm là nhẹ, tản
nhiệt tốt, giảm được khả năng kích nổ. Tuy
nhiên sức bền cơ và nhiệt thấp hơn so với
nắp xylanh bằng gang.
2.3.2.2 Điều kiện làm việc 
- Điều kiện làm việc của nắp xylanh rất khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao,
áp suất khí thể rất lớn và bị ăn mòn hoá học bởi các chất ăn mòn trong sản phẩm
cháy.
2.3.2.3 Vật liệu 
11
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.3.2.4 Kết cấu 
* Nắp xylanh động cơ xăng có kết cấu tùy
thuộc vào kiểu buồng cháy, số xupap, cách bố
trí xupap và bugi, kiểu làm mát (bằng nước hay
bằng gió) cũng như kiểu bố trí đường nạp và
đường thải.
- Động cơ dùng cơ cấu phối khí kiểu xupap treo có
xupap nạp hơi lớn so với xupap thải. Bugi đặt bên hông
buồng cháy, khoảng cách từ bugi đến điểm xa nhất của
buồng cháy gần bằng đường kính xylanh. Vách buồng
cháy được làm mát tốt bằng các khoang nước để tránh
kích nổ. Ngoài ra, trên nắp xylanh còn có khoang để
luồn đũa đẩy dẫn động xupap và các lỗ nhỏ để dẫn
nước làm mát ừ thân máy lên cũng như một số lỗ có
đường kính lớn hơn để lắp gugiong nắp máy. Đỉnh piston
có thể lồi lên trong buồng cháy có tác dụng tạo xoáy lốc
nhẹ trong quá trình nén taọ điều kiện thuận lợi cho quá
trình sau này.
12
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
- Động cơ dùng cơ cấu phối khí xupap
đặt. Toàn bộ chi tiết của cơ cấu phối khí
bố trí ở thân máy nên nắp máy có cấu
tạo rất đơn giản. Theo lý thuyết về kích
nổ, thời gian lan tràn màng lửa từ bugi
đến những vùng xa bugi nhất là dài nhất
nên tại những vùng này dễ phát sinh kích
nổ. Do đó những điểm xa nhất của buồng
cháy được bố trí cách đều tâm bugi (với
bán kính R) cũng có tác dụng giảm xác
suất xảy ra. Mặt khác, nói chung trong
buồng cháy động cơ, xupap thải là nơi
nóng nhất nên dễ là nguyên nhân gây
kích nổ, bugi bố trí gần xupap thải nên
thời gian lan tràn màng lửa từ bugi đến
xupap thải ngắn hơn thời gian cháy trễ
của hỗn hợp cục bộ tại đây, do đó có tác
dụng chống kích nổ. Tuy nhiên, nhiệt độ
của bugi rất cao.
13
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
* Nắp xylanh động cơ diesel so với
nắp xylanh của động cơ xăng nói chung 
phức tạp hơn. Trên nắp xylanh phải bố 
trí các đường nạp, thải, cụm xupap của 
cơ cấu phối khí xupap treo, ngoài ra còn 
rất nhiều chi tiết như vòi phun, buồng 
cháy phụ, van khí nén, van giảm áp, bugi 
sấy 
- Nói chung, kết cấu nắp xylanh tùy 
thuộc vào từng loại động cơ cụ thể, trước 
hết phụ thuộc vào kiểu hình thành khí hỗn 
hợp của động cơ hay kiểu buồng cháy 
của động cơ.
- Điều kiện làm việc của nắp xylanh 
động cơ diesel rất nặng nề, cụ thể là 
nhiệt độ cao, áp suất lớn. Vì vậy, đối với 
động cơ nhiều xylanh, nắp xylanh có thể 
làm rời cho từng xylanh hoặc chung cho 
một vài xylanh để tăng độ cứng vững. 
14
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
* Nắp xylanh động cơ làm 
mát bằng gió: chịu ứng suất 
nhiệt lớn nhất. Cũng giống như 
xylanh, nắp xylanh đều được 
làm rời và lắp với hộp trục 
khuỷu bằng các gugiong. Trên 
nắp xylanh có các gân tản 
nhiệt với chiều cao khoảng 14 
- 20mm. Nắp xylanh được chế 
tạo bằng hợp kim nhôm.`
15
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.2 NHÓM CÁC CHI TIẾT CHUYỂN ĐỘNG
2.2.1.1 Vai trò
- Vai trò chủ yếu của piston
là cùng với các chi tiết khác như
xylanh, nắp xylanh bao kín tạo
thành buồng cháy, đồng thời
truyền lực của khí thể cho thanh
truyền cũng như nhận lực từ
thanh truyền để nén khí. Ngoài
ra ở một số động cơ 2 kỳ, piston
còn có nhiệm vụ đóng mở các
cửa nạp và thải của cơ cấu phối
khí.
2.2.1 Piston
16
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.2.1.1 Điều kiện làm việc 
Điều kiện làm việc của piston rất khắc 
nghiệt, cụ thể là :
* Tải trọng cơ học lớn và có chu kỳ :
* Aùp suất lớn, có thể đến 120 kg/cm
2
* Tải trọng nhiệt cao :
- Do tiếp xúc trực tiếp với khí cháy có
nhiệt độ 2200 – 28000 K nên nhiệt độ đỉnh
piston có thể đến 500 – 8000 K. Do nhiệt độ
cao piston bị giảm sức bền, bó kẹt, nứt, làm
giảm hệ số nạp, gây kích nổ
* Ma sát lớn và ăn mòn hóa học :
Do có lực ngang N nên giữa piston và
xylanh có ma sát lớn. Điều kiện bôimtrơn tại
đây rất khó khăn, thông thường chi 3 bằng
vung té nên khó bảo đảm bôi trơn hoàn
hảo. Mặt khác do thường xuyên tiếp xúc
trực tiếp với sản vật cháy có các chất ăn
món như các hơi axít nên piston còn chịu ăn
mòn hóa học.
17
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.4.1.3 Vật liệu chế tạo
- Để thuận lợi phân tích kết cấu, có 
thể chia những piston thành những 
phần như đỉnh, đầu, thân và chân 
piston, mỗi phần đều có nhiệm vụ 
riêng và những đặc điểm kết cấu riêng. 
+ Đỉnh piston. Đỉnh piston có 
nhiệm vụ cùng với xylanh, nắp xylanh 
tạo thành buồng cháy. Về mặt kết cấu 
có các loại đỉnh piston sau:
+ Gang
+ Thép
+ Hợp kim nhôm
2.4.1.4 Kết cấu
18
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
19
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
* Đỉnh bằng (hình a), diên tích chịu nhiệt nhỏ, kết cấu đơn 
giản. Kết cấu này được sử dụng trong động cơ diesel buồng cháy 
dự bị và buồng cháy xoáy lốc .
* Đỉnh lồi (hình b) có sức bền lớn. Đỉnh mỏng nhẹ nhưng diện 
tích chịu nhiệt lớn. Loại dỉnh này thường được dùng trong động cơ 
xăng 4 kỳvà 2 kỳ xupap treo, buồng cháy chỏm cầu. Còn trên (hình 
d) thể hiện kết cấu đỉnh piston động cơ 2 kỳ quét vòng qua cửa 
thải. Phía dốc đứng được lắp về phía cửa quét để hướng dòng khí 
quét lên sát nắp xylanh rồi vòng xuống ra cửa thải, nhằm mục đích 
quét sạch buồng cháy.
* Đỉnh lõm : (hình c) có thể tạo xoáy lốc nhẹ, tạo thuận lợi 
cho quá trình hình thành khí hỗn hợp và cháy. Tuy nhiên sức bền 
kém và diện tích chịu nhiệt lớn hơn so với đỉnh bằng. Loại đỉnh này 
được dùng trong cả động cơ diesel và động cơ xăng.
* Đỉnh chứa buồng cháy : Thường gặp trong động cơ diesel. 
Đối với động cơ diesel có buồng cháy trên đỉnh piston, kết cấâu 
buồng cháy phải thỏa mãn ccác yêu cầu sau đây tuỳ từng trường 
hợp cụ thể
20
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
+ Đầu piston . Đường kính đầu piston thường nhỏ hơn đường 
kính thân vì thân là đường dẫn hướng của piston . Kết cấu đầu piston 
phải bảo đảm những yêu cầu sau :
* Bao kín tốt cho buồng cháy nhằm ngăn khí cháy lọt xuống 
cacte dầu và dầu bôi trơn từ cacte sục lên buồng cháy. Thông thường 
người ta dùng xecmăng để bao kín. Có hai loại xecmăng là xecmang 
khí để bao kín buồng cháy và xécmăng dầu để ngăn dầu sục lên 
buồng cháy. Số xecmăng tùy thuộc vào loại động cơ 
* Tản nhiệt tốt cho piston vì phần lớn nhiệt của piston truyền 
qua xecmăng cho xylanh đến môi chất làm mát. Để tản nhiệt tốt 
thường dùng các kết cấu đầu piston sau :
- Phần chuyển tiếp giữa đỉnh và đầu có bán kính R lớn.
- Dùng gân tản nhiệt ở dưới đỉnh piston.
- Dùng rãnh ngăn nhiệt để giảm lượng nhiệt truyền cho 
xecmăng thứ nhất.
- Làm mát đỉnh piston, trong những động cơ cỡ lớn, đỉnh piston 
rỗng được làm mát bằng dầu lưu thông
21
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
* Sức bền cao. Để tăng sức bền và độ cứng vững cho bệ 
chốt piston người ta thiết kế các gân trợ lực .
- Thân piston có nhiệâm vụ dẫn hướng cho piston chuyển động trong 
xylanh. 
* Chiều cao h của thân được quyết định bởi điều kiện áp suất 
tiếp xúc, do lực ngang N gây ra, phải nhỏ hơn áp suất tiếp xúc cho 
phép 
* Vị trí tâm chốt được bố trí sao cho piston và xylanh mòn 
đều, đồng thời giảm 
va đập và gõ khi piston đổi chiều. Một số động cơ có tâm chốt piston 
lệch với tâm xylanh một giá trị e về phía nào đó sao cho lực ngang 
Nmax giảm để hai bên chịu lực N của piston và xylanh mòn đều.
22
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
* Chống bó kẹt piston. Có nhiều nguyên nhân gây bó kẹt piston 
trong xylanh cụ thể do :
+ lực ngang N 
+ lực khí thể 
+ kim loại giãn nở
- Do những nguyên nhân trên piston thường bị bó kẹt theo phương 
tâm chốt piston. Đối với piston bằng hợp kim nhôm, hệ số giãn nở dài 
lớn nên càng dễ xảy ra bó kẹt. 
23
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
* Để khắc phục hiện tượng 
bó kẹt piston người ta sử dụng 
những biện pháp sau:
+ Chế tạo thân piston có 
dạng ôvan, trục ngắn trùng với 
tâm chốt .
+ Tiện vát hai mặt ở bệ 
chốt chỉ để lại một cung = 90 -
1000 để chịu lực mà không ảnh 
hưởng nhiều đến phân bố lực.
+ Xẻ rãnh giãn nở trên 
thân piston. Khi xẻ rãnh gười ta 
không xẻ hết để đảm bảo độ 
cứng vững cần thiết và thường 
xẻ chéo để tránh cho 
xylanh bị gờ xước
24
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
+ Chân piston. Hình vẽ bên là một kết cấu điển hình của
chân piston. Theo kết cấu này, chân có vành đai để tăng độ
cứng vững. Mặt trụ a cùng với mặt đầu chân piston là chuẩn
công nghệ khi gia công là nơi điều chỉnh trọng lượng của
piston sao cho đồng đều giữa các xylanh. Độ sai lệch về trọng
lượng đối với động cơ ô tô máy kéo không quá 0,2 – 0,6%
còn ở động cơ tĩnh tại và tàu thủy giới hạn này là 1 – 1,5%.
25
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
2.2.2 Chốt piston 
- Chốt piston là chi tiết nối piston và thanh truyền. Tuy
có kết cấu đơn giản nhưng chốt piston có vai trò rất quan
trọng để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của
động cơ.
2.2.2.1 Vai trò
2.2.2.2 Điều kiện làm việc
- Chốt piston chịu lực va 
đập, tuần hoàn, nhiệt độ cao 
và điều kiện bôi trơn khó 
khăn.
26
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
- Chốt piston thường được chế tạo từ thép ít cacbon và 
thép hợp kim có các thành phần hợp kim như crom, 
mănggan với thành phần cacbon thấp. Để tăng độ cứng 
cho bề mặt – tăng sức bền mỏi – chốt được thấm than, 
xianua hóa, hoặc tôi cao tần và được mài bóng.
2.2.2.3 Vật liệu chế tạo 
2.2.2.4 Kết cấu và các kiểu lắp ghép
- Đa số các chốt piston có kết cấu đơn giản như dạng trụ 
rỗng. Các mối ghép giữa chốt piston và piston, thanh 
truyền theo hệ trực để đảm bảo lắp ghép dễ dàng. Trong 
thực tế có ba kiểu lắp ghép sau :
27
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
- Cố định chốt piston trên bệ chốt. Khi đó chốt phải được 
lắp tự do trên thanh truyền. Cũng giống như phương pháp 
trên, do không phải bôi trơn cho bệ chốt nên có thể rút 
ngắn chiều dài của bệ để tăng chiều rộng đầu nhỏ thanh 
truyền , giảm được áp suất tiếp xúc của mối ghép này. Tuy 
nhiên, mặt phảng chịu lưc của chốt piston không thay đổi 
nên tính chịu mỏi của chốt kém.
28
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
- Cố định chốt trên đầu nhỏ thanh truyền . Khi đó 
chốt piston phải được lắp tự do trên bệ chốt. Do không phải 
giải quyết vấn đề bôi trơn của mối ghép với thanh truyền 
nên có thể thu hẹp bề rộng đầu thanh truyền và như vậy 
tăng được chiều dài của bệ chốt, giảm được áp suất tiếp 
xúc - mòn tại đây. Tuy nhiên mặt phẳng chịu lực của chốt 
ít thay đổi nên tính chịu mỏi kém.
29
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
30
CHƯƠNG II : CƠ CẤU PHÁT LỰC
- Lắp tự do ở cả hai mối ghép. Tại hai mối ghép đều 
không có kết cấu hãm. Khi lắp ráp, mối ghép giữa chốt và 
bạc đầu nhỏ thanh truyền là mối ghép lỏng, còn mối ghép 
với bệ chốt là mối ghép trung gian, có độ dôi (0,01 
0,02mm đối với động cơ ô tô máy kéo). Trong quá trình 
làm việc, do nhiệt độ cao, piston bằng hợp kim nhôm giãn 
ra nhiều hơn chốt piston bằng thép, tạo ra khe hở ở mối 
ghép này nên chốt piston có thể tự xoay.Khi đó mặt phẳng 
chịu lực thay đổi nên chốt piston mòn đều hơn và chịu mỏi 
tốt hơn. Vì vậy, phương pháp này được dùng rất phổ biến 
hiện nay. Tuy nhiên phải giải quyết vấn đề bôi trơn ở cả 
hai mối ghép và phải có kết cấu hạn chế di chuyển dọc 
trục của chốt, thông thường dùng vòng hãm hoặc nút kim 
loại kềm có mặt cầu. Trước khi lắp chốt vào bệ chốt nên 
ngâm piston trong dầu hoặc trong nước nóng để lắp ráp dễ 
dàng.
31
CỦNG CỐ
CÂU 1 CÂU 2 Đúng 
 3. Động cơ Diesel thường được chế tạo theo phương pháp nào sau đây
XÓAKQCÂU 3
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÔTÔ
32
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ÔTÔ

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ket_cau_dong_co_dot_trong_chuong_ii_co_cau_phat_lu.pdf