Bài giảng Kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc - Trần Văn Thành

PHÂN LOẠI

Theo cấu trúc hóa lý của dung dịch

Dung dịch thật: chất tan hòa tan hoàn toàn trong

dung môi dưới dạng các phân tử hay ion.

Dung dịch keo: là những chế phẩm được điều chế

bằng cách phân tán một chất keo vào nước như

dung dịch argyrol, dung dịch protargon, dung

dịch ichthyol

Dung dịch cao phân tử: chất tan là các hợp chất cao

phân tử như gelatin, methylcellulose Tùy

theo nồng độ và nhiệt độ mà các dung dịch cao

phân tử ở thể lỏng hoặc thể gel.

pdf 37 trang yennguyen 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc - Trần Văn Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc - Trần Văn Thành

Bài giảng Kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc - Trần Văn Thành
KỸ THUẬT BÀO CHẾ DUNG 
DỊCH THUỐC 
TS. Trần Văn Thành 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
   1. Phân tích được ưu nhược điểm của dạng 
dung dịch. 
   2. Nêu được các dung môi dùng pha chế dung dịch 
thuốc. 
   3. Trình bày phương pháp bào chế dung dịch 
thuốc. 
ĐỊNH NGHĨA 
Dung dịch thuốc là các chế phẩm được điều chế bằng 
cách hòa tan một hay nhiều dược chất trong một dung 
môi hoặc hỗn hợp dung môi. 
PHÂN LOẠI 
Theo đường dùng thuốc 
Theo bản chất dung môi pha dung dịch thuốc 
Dung dịch nước, Dung dịch dầu, Dung dịch cồn, 
Dung dịch glycerin 
PHÂN LOẠI 
Theo cấu trúc hóa lý của dung dịch 
Dung dịch thật: chất tan hòa tan hoàn toàn trong 
dung môi dưới dạng các phân tử hay ion. 
Dung dịch keo: là những chế phẩm được điều chế 
bằng cách phân tán một chất keo vào nước như 
dung dịch argyrol, dung dịch protargon, dung 
dịch ichthyol 
Dung dịch cao phân tử: chất tan là các hợp chất cao 
phân tử như gelatin, methylcellulose Tùy 
theo nồng độ và nhiệt độ mà các dung dịch cao 
phân tử ở thể lỏng hoặc thể gel. 
PHÂN LOẠI – THEO TÊN GỌI QUY ƯỚC 
Potio 
Là dạng thuốc nước có vị ngọt chứa một hay nhiều dược 
chất, dùng uống từng thìa. 
Dung môi hay chất dẫn của potio có thể là nước, nước 
thơm, nước hãm hay nước sắc dược liệu. 
 Potio thường chứa 20% siro. Do chứa một lượng đường 
nhỏ, chỉ nên điều chế để dùng trong 1 – 2 ngày, thể 
tích đóng chai 60 – 250 ml. 
Hiện nay, nhờ sử dụng các chất bảo quản khác nhau, 
những dung dịch thuốc uống có hàm lượng đường 
thấp cũng được sản xuất và lưu thông với hạn dùng 
24 tháng hoặc lâu hơn. 
PHÂN LOẠI – THEO TÊN GỌI QUY ƯỚC 
Elixir 
Là những chế chế phẩm cồn thuốc ngọt, chứa một hay 
nhiều dược chất và có hàm lượng cao các alcol như 
ethanol, propylen glycol và glycerin. 
Khác với potio, do trong thành phần elixir có tỷ lệ alcol 
có tác dụng bảo quản nên các chế phẩm elixir khá ổn 
định, khó bị nhiễm vi sinh vật. 
PHÂN LOẠI – THEO TÊN GỌI QUY ƯỚC 
Thuốc nước chanh 
Là những dung dịch có vị chua – ngọt, được làm thơm 
và đôi khi có CO2, uống để giải khát hoặc để chữa 
bệnh. 
Thuốc nước chanh rất dễ bị nhiễm vi sinh vật và mất 
CO2 rất nhanh. 
Vì thế thuốc nước chanh đã được thay thế bằng các 
chế phẩm thuốc sủi bọt (bột, cốm hay viên sủi 
bọt), khi dùng mới pha trong nước thành dung dịch 
uống. 
PHÂN LOẠI – THEO TÊN GỌI QUY ƯỚC 
Siro thuốc 
Là dung dịch đậm đặc của đường trong nước (hàm lượng 
đường khoảng 56 – 64%) có chứa các dược chất hoặc 
các dịch chiết từ dược liệu và các chất thơm dùng để 
uống. 
PHÂN LOẠI – THEO TÊN GỌI QUY ƯỚC 
Siro thuốc 
Hòa tan đường vào dung dịch dược chất: quy mô nhỏ, có 
thể thu được siro với nồng độ đường tối đa (64%). 
Trộn siro đơn đạt tiêu chuẩn Dược điển với dung dịch 
thuốc: công nghiệp lẫn quy mô nhỏ nhưng siro thuốc 
có nồng độ đường thấp hơn. Phương pháp này đặc 
biệt phù hợp để điều chế siro thuốc với dược liệu bằng 
cách dùng dịch chiết đậm đặc hoặc cao cô đặc dược liệu 
phối hợp với siro đơn. 
Vị ngọt của đường trong siro thuốc có thể át được vị khó 
chịu của một số dược chất và do hàm lượng đường cao 
nên hạn chế được sự phát triển của các vi sinh vật 
trong quá trình bảo quản. 
ƯU – NHƯỢC ĐIỂM 
Ưu điểm 
  Cấu trúc dung dịch bền vững 
  Phuơng pháp bào chế đơn giản. 
  Dung dịch thuốc đồng nhất nên chia liều chính xác. 
  Uống dung dịch thuốc có tác dụng nhanh 
  Được dùng nhiều trong điều trị, thích hợp với trẻ em 
và người cao tuổi do uống dung dịch thuốc dễ nuốt 
hơn khi uống viên nén hay viên nang. 
ƯU – NHƯỢC ĐIỂM 
Nhược điểm 
  Dược chất thường kém ổn định. 
  Dung dịch thuốc dễ bị nhiễm khuẩn, gây hỏng thuốc 
và không đảm bảo an toàn khi sử dụng. 
  Khó che giấu mùi vị khó chịu của dược chất. 
  Khi sử dụng dung dịch thuốc, cần phải có thêm dụng 
cụ để chia liều (thìa cafe, thìa canh, cốc đong) 
  Việc chia liều kém chính xác hơn so với các dạng 
thuốc đã phân liều. 
  Thể tích cồng kềnh, dễ vỡ nên bảo quản và vận 
chuyển khó khăn hơn so với thuốc rắn. 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
Các dung dịch thuốc thường kém bền vững, dễ bị biến 
chất do những biến đổi nội tại trong dung dịch và do những 
tác động bất lợi từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, 
không khí, vi sinh vậtđến thuốc trong quá trình bảo 
quản. 
Các dung dịch thuốc bị biến chất do những thay đổi vật lý 
(hóa muối, đông vón, hấp phụ), hóa học (thủy phân, oxy 
hóa, quang hóa, tạo phức) hay sinh học (biến chất do 
thuốc bị nhiễm các vi sinh vật). 
DƯỢC CHẤT + TÁ DƯỢC + BAO BÌ 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DƯỢC CHẤT 
Tiêu chuẩn Dược Điển / Nhà sản xuất 
Độ tan 
Tính chất 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 NƯỚC 
Nước đun sôi để nguội 
Nước cất 
Nước khử khoáng 
Nước cất pha tiêm 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 NƯỚC THƠM 
Cất dược liệu 
Hòa tinh dầu vào nước 
Thực tế : hòa tan các chất thơm trực tiếp vào dung dịch thuốc 
bằng cách dùng các dung môi trung gian (ethanol, propylen 
glycol) và chất diện hoạt thích hợp. 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 ETHANOL 
Hòa tan tốt + Bền vững 
Bay hơi + Dễ cháy nổ 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 ETHANOL 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 ETHANOL 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 PROPYLEN GLYCOL 
Hòa tan dược chất ít tan (vd paracetamol) 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 GLYCERIN 
Hòa tan được acid hữu cơ, alkaloid, muối, tanin 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
SIRO ĐƠN 
Điều chế nóng Điều chế nguội 
Đường 165g 180g 
Nước cất 100ml 100ml 
Siro đơn phải có tỷ trọng là 1,26 g/ml khi đo ở nhiệt độ 
105°C (nhiệt độ sôi của siro) và tỷ trọng là 1,32 g/ml khi đo 
ở nhiệt độ 20°C, tương ứng với nồng độ đường là 64%. 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
SIRO ĐƠN 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
SIRO ĐƠN 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
SIRO ĐƠN 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
SIRO ĐƠN 
 CÂN 
1000 ml siro đơn có nồng độ 64% nặng 1260 g ở 105°C và 
1314 g ở 20°C. 
 NHIỆT ĐỘ 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 DẦU THỰC VẬT 
Dầu thực vật hòa tan được một số dược chất hữu cơ như 
salol, long não, menthol, tinh dầu, các alkaloid base, một 
số vitamin như A, D, E, K, dầu gấc 
Trong bào chế thường dùng dầu lạc, dầu hướng dương, dầu 
oliu, dầu thầu dầu, dầu vừng, dầu hạnh nhân 
Khi pha chế dung dịch, dược chất phải khô để tránh làm 
đục dung dịch và tránh làm biến chất dầu khi bảo quản chế 
phẩm. 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 DẦU PARAFIN 
Dầu parafin là một dung môi không phân cực, có khả năng 
hòa tan các chất không phân cực như các tinh dầu, chất 
béo 
Dầu parafin hay được dùng để pha các dầu xoa. 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
DUNG MÔI 
 DẦU PARAFIN 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
CHẤT LÀM TĂNG ĐỘ TAN 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
CHẤT LÀM TĂNG ĐỘ TAN 
BỨU CỔ 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
CHẤT ĐIỀU CHỈNH pH 
NaOH – HCl 
CHẤT CHỐNG ÔXY HÓA 
Acid ascorbic, natri methabisulfit, natri bisulfit, natri 
sulfit và các chất có tác dụng khóa các ion kim loại nặng 
như dinatri edetat, acid citric. 
Dung dịch dầu :α-tocoferol (vitamin E), butyl 
hydroxyanisol (BHA), butyl hydroxytoluen (BHT) 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
CHẤT BẢO QUẢN 
Nước cloroform, nipasol phối hợp với nipagin, acid benzoic, 
acid salicylic, ethanol nồng độ trên 15%... 
CHẤT LÀM NGỌT 
Đường glucose, saccarose, sorbitol hay đường hóa học 
(saccarin, aspartam) 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
CHẤT MÀU - CHẤT THƠM 
THÀNH PHẦN CỦA DUNG DỊCH THUỐC 
BAO BÌ 
Nhựa – Thủy tinh 
Trong suốt – Có màu 
Túi nhỏ phân liều: chất dẻo – nhôm – chất dẻo 
BÀO CHẾ DUNG DỊCH THUỐC 
CHUẨN BỊ CƠ SỞ CHUẨN BỊ NGUYÊN PHỤ LIỆU CHUẨN BỊ BAO BÌ 
CÂN ĐONG 
ĐIỀU CHỈNH pH, 
THỂ TÍCH 
LỌC 
ĐÓNG CHAI LỌ 
DÁN NHÃN 
ĐÓNG GÓI 
YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG 
DUNG DỊCH THUỐC 
 Về cảm quan: lỏng trong suốt, màu, mùi, vị đặc trưng riêng. 
 Sai số về thể tích thuốc: phải đạt giới hạn cho phép. 
 pH: áp dụng đối với các dung dịch nước. 
 Tỷ trọng: siro thuốc. 
 Định tính. 
 Hàm lượng dược chất 
 Giới hạn tạp chất: đối với các dung dịch thuốc có dược chất 
dễ bị phân hủy và sản phẩm phân hủy có độc tính cao thì 
trong tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm người ta còn quy 
định thử giới hạn tạp chất. 
 Độ nhiễm khuẩn: nuôi cấy mẫu thuốc trong môi trường 
nuôi cấy thích hợp để phát hiện xem có vi khuẩn hay nấm 
men, nấm mốc phát triển hay không. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_bao_che_dung_dich_thuoc_tran_van_thanh.pdf