Bài giảng Kỹ thuật các đường dùng thuốc
DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG
1. MỤC TIÊU
• Nêu được chỉ định và chống chỉ định dùng
thuốc qua đường uống.
• Trình bày được các bước cho BN dùng
thuốc qua đường uống.
• Nêu được các tai biến khi dùng thuốc và
cách xử trí, dự phòng.
DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG
2. CHỈ ĐỊNH
Cho tất cả BN có thể uống được và uống các
loại thuốc không bị dịch tiêu hóa phá hủy
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
BN hôn mê
BN nôn mửa liên tục
BN bị bệnh ở thực quản
BN bị tâm thần không chịu uống
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật các đường dùng thuốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật các đường dùng thuốc
17/12/2012 1 KỸ THUẬT CÁC ĐƯỜNG DÙNG THUỐC 1. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG 2. DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 3. DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 4. DÙNG THUỐC NHỎ TAI 5. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN 6. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG TIÊM 7. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG KHÍ DUNG DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG 1. MỤC TIÊU • Nêu được chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc qua đường uống. • Trình bày được các bước cho BN dùng thuốc qua đường uống. • Nêu được các tai biến khi dùng thuốc và cách xử trí, dự phòng. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG 2. CHỈ ĐỊNH Cho tất cả BN có thể uống được và uống các loại thuốc không bị dịch tiêu hóa phá hủy 3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH BN hôn mê BN nôn mửa liên tục BN bị bệnh ở thực quản BN bị tâm thần không chịu uống DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG 4. DỤNG CỤ Thuốc theo y lệnh: (kiểm tra lần I) thuốc viên, thuốc bột, thuốc nước, thuốc nhỏ giọt Ly, muỗng uống thuốc. Các dụng cụ đo lường: Cốc chia độ, thìa canh, thìa cà phê, ống đếm giọt. Dụng cụ để tán thuốc viên. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG 4. DỤNG CỤ Khăn. Khẩu trang. Tờ công khai thuốc. Dung dịch rửa tay nhanh. Thùng rác y tế, rác sinh hoạt. 17/12/2012 2 DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG 5.TIẾN HÀNH Báo, giải thích TNBN và BN. Mang khẩu trang, rửa tay. Kiểm tra thuốc theo y lệnh (lần 2): tên thuốc, hàm lượng, chất lượng, hạn sử dụng Cho thêm nước vừa đủ, dùng muỗng khuấy đều. Thực hiện 5 đúng: tên, thuốc, liều, đường, thời gian. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG Cho trẻ uống thuốc: Trẻ lớn: Cho trẻ ngồi tự uống Trẻ nhỏ, sơ sinh: cho trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao Lót khăn dưới cằm trẻ. Cho trẻ uống thuốc từ từ. Cho thuốc ở bên mép hoặc chính giữa miệng Khi cho trẻ uống thuốc phải quan sát phản ứng của trẻ. Cho trẻ uống nước chín sau khi uống thuốc. Lau miệng cho trẻ DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG UỐNG 5. TIẾN HÀNH Dặn dò TNBN, bế trẻ ở tư thế đầu cao thêm 5 phút. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay Ghi hồ sơ: + Ngày giờ thực hiện, tên thuốc, hàm lượng thuốc, liều lượng, cách cho uống. + Phản ứng của thuốc (nếu có) + Tên ĐD thực hiện. + Ký giao, nhận thuốc trong tờ công khai thuốc. TAI BIẾN 1. Phản ứng dị ứng: xảy ra ngay sau khi dùng thuốc (nhanh từ 5 - 10 phút, chậm có thể vài ngày) - Biểu hiện: nóng bừng, ngứa, nổi mề đay, phù quincke. Trường hợp nặng có thể khó thở, đau quặn bụng, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao... - Nguyên nhân: do cơ địa dị ứng XỬ TRÍ - Ngưng ngay loại thuốc đang xử dụng. - Báo bác sĩ ngay, xử trí kịp thời DỰ PHÒNG - Theo dõi 30’ sau dùng thuốc. - Hỏi tiền sử khi cho y lệnh. TAI BIẾN 2. Giảm hoặc tăng sự hấp thu của thuốc dẫn đến thất bại điều trị - Nguyên nhân: do uống thuốc không đúng giờ, đúng liều. Ăn thức ăn có tương tác với thuốc. DỰ PHÒNG - Phát thuốc từng cử, đúng giờ. - Hướng dẫn BN cách sử dụng kỹ từng loại thuốc khi cho BN uống 17/12/2012 3 TAI BIẾN 3. Nhầm BN, nhầm thuốc - Nguyên nhân: Không thực hiện 5 đúng XỬ TRÍ - Báo bác sĩ xử trí ngay. DỰ PHÒNG - Thực hiện 5 đúng TAI BIẾN 4. Nôn ói, ho, sặc - Nguyên nhân: do trẻ uống nhanh, chưa kịp nuốt, khi nuốt bị ho sặc. Không nằm đầu cao khi uống. XỬ TRÍ - Báo BS ngay - Nghiêng đầu bn qua 1 bên, vỗ lưng, hút đàm, td hô hấp. DỰ PHÒNG - Không cho BN uống lúc đang khóc, cười, co giật. DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 1. MỤC TIÊU • Nêu được chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt. • Trình bày được các bước cho BN dùng thuốc nhỏ mắt. • Nêu được các tai biến khi dùng thuốc và cách xử trí, dự phòng. DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 2. CHỈ ĐỊNH Khám mắt: đo nhãn áp, siêu âm mắt, chấn thương, có dị vật trong mắt, bỏng mắt. Trong điều trị: lấy dị vật kết mạc, giác mạc. PT mắt: chắp, lẹo, kết mạc (u, mộng thịt), giác mạc. DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Dùng thuốc để giảm đau hàng ngày cho BN. Dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol cho trẻ sơ sinh, người suy tủy. Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm cho BN bị viêm loét giác mạc do nấm, virus. DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 4. DỤNG CỤ Thuốc nhỏ mắt ( kiểm tra thuốc lần 1). Gòn viên. Găng sạch Khẩu trang. Dung dịch rửa tay nhanh. Thùng rác y tế, rác sinh hoạt. 17/12/2012 4 DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 5. TIẾN HÀNH Báo, giải thích TNBN và BN. Rửa sạch mặt và tay bé( vì sau nhỏ mắt bé dùng tay dụi mắt). Mang khẩu trang, rửa tay. Kiểm tra thuốc theo y lệnh lần 2: tên thuốc, hàm lượng, chất lượng, hạn sử dụng. Mang găng. Thực hiện 5 đúng. Dùng gòn lau nhẹ mắt của trẻ để làm sạch ghèn, nếu có. DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 5. TIẾN HÀNH Cho BN nằm ngửa đầu nhẹ ra sau. Mở nắp lọ thuốc, giữ khoảng cách xa mắt 1 cm, tay không thuận vạch mi mắt dưới lộ túi cùng Nhỏ thuốc nhẹ nhàng vào giữa vào giữa túi cùng. (tránh nhỏ vào niêm mạc nhãn cầu). Trẻ lớn hướng dẫn chớp mắt vài lần Dùng bông gòn lau thuốc thừa từ trong khóe mắt ra ngoài. Dặn dò TNBN. DÙNG THUỐC NHỎ MẮT 5. TIẾN HÀNH Tháo găng. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Ghi chú ĐD: + Ngày giờ thực hiện, tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, mắt được nhỏ thuốc. + Phản ứng BN nếu có. + Tên ĐD thực hiện +Ký giao, nhận thuốc trong tờ công khai thuốc. TAI BIẾN 1. Sau nhỏ mắt thấy xót, khó chịu, đau nhức - Nguyên nhân: Do thuốc không đạt độ đẳng trương với dịch nước mắt XỬ TRÍ - Phải ngưng dùng ngay và hỏi ý kiến BS chuyên khoa DỰ PHÒNG - Hỏi tiền sử xử dụng thuốc TAI BIẾN 2. Có thể gây thủng mắt, mù mắt, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp... - Nguyên nhân: Do dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm cho BN bị viêm loét giác mạc do nấm, virus. XỬ TRÍ - Báo ngay BS xử trí ngay DỰ PHÒNG - Thực hiện đúng y lệnh BS, không tự ý dùng thuốc DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 1. MỤC TIÊU • Nêu được chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi. • Trình bày được các bước cho BN dùng thuốc nhỏ mũi. • Nêu được các tai biến khi dùng thuốc và cách xử trí, dự phòng. 17/12/2012 5 DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 2. CHỈ ĐỊNH Ngạt mũi, chảy mũi, viêm mũi xuất tiết. Sau các thủ thuật ở mũi, sau nạo VA, sau cầm máu mũi... DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không dùng thuốc co mạch cho trẻ nhỏ < 2 tuổi Không dùng thuốc chống ngạt cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, trong các trường hợp PT cắt bỏ tuyến yên, phản ứng giao cảm quá mức, mất ngủ, chóng mặt. DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 4. DỤNG CỤ Thuốc nhỏ mũi ( kiểm tra lần 1). Gạc mềm. Tăm gòn. Găng tay. Khẩu trang. Dung dịch rửa tay nhanh. Thùng rác y tế, rác sinh hoạt. DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 5. TIẾN HÀNH Báo, giải thích cho TNBN và BN. Mang khẩu trang, rửa tay. Kiểm tra thuốc theo y lệnh lần 2: tên thuốc, hàm lượng, chất lượng, hạn sử dụng. Mang găng. Thực hiện 5 đúng. DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 5. TIẾN HÀNH Dùng tăm gòn vệ sinh mũi hoặc hướng dẫn BN lớn hỉ sạch mũi. Cho BN đầu ngửa ra sau. Hướng dẫn BN thở miệng. Mở nắp lọ thuốc, giữ khoảng cách xa mũi 1 cm nhỏ 2 bên mũi. Hướng dẫn BN lớn hít nhẹ thuốc vào mũi. Dùng gạc mềm lau mũi. DÙNG THUỐC NHỎ MŨI 5. THỰC HIỆN Dặn dò TNBN. Giữ yên tư thế này trong 2-3 phút. Tháo găng. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Ghi hồ sơ: + Ngày giờ thực hiện, tên thuốc, làm lượng, liều dùng. + Phản ứng BN, nếu có. + Tên ĐD thực hiện + Ký giao, nhận thuốc trong tờ công khai thuốc. 17/12/2012 6 TAI BIẾN Tím tái, vã mồ hôi, bứt rứt, run rẩy, lơ mơ. Nếu nặng, trẻ có thể hôn mê, co giật và ức chế hô hấp nguy hiểm đến tính mạng. - Nguyên nhân: do nhỏ mũi thuốc có t/dụng gây co mạch cho trẻ < 2 tuổi (Naphazolin biệt dược Nasoline, Rhinex 0,05% ) XỬ TRÍ - Đưa BN nhập viện cấp cứu ngay DỰ PHÒNG - Hỏi tiền sử bệnh - Tuân thủ theo y lệnh DÙNG THUỐC NHỎ TAI 1. MỤC TIÊU • Nêu được chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc nhỏ tai. • Trình bày được các bước cho BN dùng thuốc nhỏ tai. • Nêu được các tai biến khi dùng thuốc và cách xử trí, dự phòng. DÙNG THUỐC NHỎ TAI 2. CHỈ ĐỊNH Điều trị bệnh lý về tai không thủng màng nhĩ: viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai. Điều trị bệnh lý về tai thủng màng nhĩ: viêm nhiễm mạn tính của tai giữa. DÙNG THUỐC NHỎ TAI 3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Không dùng thuốc điều trị bệnh về tai không thủng màng nhĩ cho bệnh bị thủng màng nhĩ. Khi tai chảy mủ, tuyệt đối không được dùng các dạng thuốc viên nghiền ra để thổi vào trong tai biến chứng ngược vào trong như viêm xương chũm, viêm màng não, viêm mê nhĩ. DÙNG THUỐC NHỎ TAI 4. DỤNG CỤ Thuốc nhỏ tai (kiểm tra thuốc lần 1). Gòn viên, que gòn. Găng tay. Khẩu trang. Dung dịch Natri Clorua 0,9%. Dung dịch rửa tay nhanh. Thùng rác y tế, rác sinh hoạt. DÙNG THUỐC NHỎ TAI 5. TIẾN HÀNH Báo, giải thích TNBN và BN. H.dẫn quấn bé trong chiếc khăn để giữ chân tay bé không cựa quậy. Mang khẩu trang, rửa tay. Kiểm tra thuốc theo y lệnh lần 2: tên thuốc, chất lượng, hạn sử dụng. Nhỏ otifa 2 giọt mỗi bên. Mang găng. Thực hiện 5 đúng. 17/12/2012 7 DÙNG THUỐC NHỎ TAI 5. TIẾN HÀNH Cho BN nằm nghiêng tai cần nhỏ thuốc hướng lên trên. Làm thẳng ông tai bằng cách: - Kéo nhẹ trái tai xuống và ra sau ở trẻ < 3 tuổi. - Kéo nhẹ vành tai lên và ra sau nếu trẻ > 3 tuổi. Trước khi nhỏ, phải lau sạch mủ trong ống tai bằng que bông nhỏ, nhẵn và tròn tẩm dd NaCl 0.9%. Đưa vào sâu trong ống tai không quá 0,5 cm DÙNG THUỐC NHỎ TAI 5. TIẾN HÀNH Nên làm ấm lọ thuốc trước khi nhỏ tai, , đặc biệt là khi sử dụng về mùa rét, vì nếu nhỏ một dung dịch lạnh vào tai sẽ dễ gây nên phản ứng của cơ quan tiền đình tai trong, làm xuất hiện các cơn chóng mặt đột ngột. Cách làm ấm và kiểm tra nhiệt độ: ngâm lọ thuốc vào một cốc nhỏ nước nóng trong khoảng 1 phút. Mở nắp lọ thuốc, giữ khoảng cách xa tai 1 cm nhỏ vào tai. DÙNG THUỐC NHỎ TAI 5. TIẾN HÀNH Dặn dò TNBN. Giữ tai vị trí này trong 10 -15 phút Đặt gòn viên thấm khô thuốc thừa ống tai ngoài . Tháo găng. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Ghi hồ sơ: + Ngày giờ nhỏ thuốc, tên thuốc, số giọt, tai được nhỏ thuốc. + Tên ĐD thực hiện. + Phản ứng, tai biến BN nếu có. + Ký giao, nhận thuốc trong tờ công khai thuốc. TAI BIẾN 1. Nặng nề lên ốc tai và tiền đình điếc, rối loạn thăng bằng... - Nguyên nhân: do nhỏ nhầm thuốc bệnh lý ống tai ngoài cho bệnh bị thủng màng nhĩ. XỬ TRÍ - Báo BS để xử trí kịp thời DỰ PHÒNG - Thực hiện 5 đúng. TAI BIẾN 2. Chóng mặt, đau đầu, rát bỏng trong tai, mẩn ngứa dị ứng biểu hiện ngoài da ống tai, vành tai như mẩn đỏ, ngứa, chảy nước... - Nguyên nhân: Do dị ứng thuốc XỬ TRÍ - Ngưng ngay và báo BS DỰ PHÒNG - Hỏi tiền sử dùng thuốc DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN 1. MỤC TIÊU • Nêu được chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc qua đường hậu môn. • Trình bày được các bước cho BN dùng thuốc qua đường hậu môn. • Nêu được các tai biến khi dùng thuốc và cách xử trí, dự phòng. 17/12/2012 8 DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN 2. CHỈ ĐỊNH BN sốt cao, lừ đừ hoặc co giật nôn ói nhiều không uống được (cần hạ sốt). BN bị tổn thương ở đường tiêu hóa, hôn mê, bất tỉnh không thể uống thuốc được. 3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần. Trực tràng mới bị tổn thương (v. hậu môn, v. trực tràng, chảy máu trực tràng). DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN 4. DỤNG CỤ ﻐ Thuốc theo y lệnh ( Kiểm tra lần I). ﻐ Găng sạch. ﻐ Tã lót. ﻐ Khẩu trang. ﻐ Dung dịch rửa tay nhanh. ﻐ Thùng rác sinh hoạt, rác y tế. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN 5. TIẾN HÀNH Báo, giải thích TNBN và BN. Mang khẩu trang, rửa tay. Kiểm tra thuốc lần 2: tên thuốc, hàm lượng, chất lượng, hạn sử dụng. Thực hiện 5 đúng. Cho trẻ nằm nghiêng 1 bên, mặt quay về phía ĐD, đầu gối gập lại, lót tã phía dưới. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN 5. TIẾN HÀNH Mang găng. Bộc lộ hậu môn. Đặt thuốc nhẹ nhàng vào hậu môn, đầu nhọn vào trước, theo hướng rốn qua khỏi cơ vòng hậu môn khoảng 1cm. Dặn dò TNBN. Ép mông BN lại ít nhất 2-3 phút để tránh thuốc đi ngược trở ra. DÙNG THUỐC QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN 5. TIẾN HÀNH Tháo găng. Dọn dẹp dụng cụ, rửa tay. Ghi hồ sơ: + Ngày giờ thực hiện, tên thuốc, hàm lượng thuốc, đường dùng thuốc. + Tên ĐD thực hiện. + phản ứng BN nếu có. + Ký giao, nhận thuốc trong tờ công khai thuốc. TAI BIẾN 1. Nhầm BN, thuốc - Nguyên nhân: Không thực hiện 5 đúng XỬ TRÍ - Báo BS xử trí DỰ PHÒNG - Thực hiện 5 đúng 17/12/2012 9 TAI BIẾN 2.Tổn thương niêm mạc hậu môn - Nguyên nhân: Đưa thuốc vào hậu môn không nhẹ nhàng XỬ TRÍ - Rửa vết thương, bôi thuốc DỰ PHÒNG - Thao tác cẩn thận nhẹ nhàng TAI BIẾN 3. Bé đi tiêu ngay sau khi đặt thuốc - Nguyên nhân: do không khép mông trẻ sau khi đặt thuốc Trẻ bị tiêu chảy XỬ TRÍ - Báo BS cho y lệnh DỰ PHÒNG - Chú ý chống chỉ định
File đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_cac_duong_dung_thuoc.pdf